Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số phương pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 6 trường THCS nga thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.14 MB, 22 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngữ văn là môn học đặc biệt với 3 phân môn: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm
văn; môn học làm nền tảng, giúp con người hiểu biết được mọi phương diện
của các lĩnh vực từ trong cuộc sống đời thường cho đến các hiện tượng thế giới
tự nhiên khác. Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện
mục tiêu chung của trường THCS, góp phần hình thành những con người có ý
thức tự tu dưỡng, biết thương yêu, quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước,
yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng
nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác.
Thế nhưng trong thực tế xã hội hiện nay thì Ngữ văn là một trong những
môn học mà đa số học sinh không thích học vì nhiều lý do: kiến thức nhiều, viết
nhiều, đọc nhiều lại quá dài, thiếu thực tế... Đặc biệt trong phân môn Tập làm
văn, kiểu bài văn miêu tả ở lớp 6. Ở cấp tiểu học học sinh đã được làm quen với
bài văn miêu tả ở lớp 2 và được cơ bản hoàn thiện kỹ năng viết ở lớp 5, nhưng
hầu như các em mới chỉ quen với những bài văn mẫu được học thuộc lòng. Vì lẽ
thế, lên trung học cơ sở lượng kiến thức nhiều hơn, đòi hỏi yêu cầu cao hơn nên
học sinh còn lúng túng chưa có phương pháp học đúng, thực tế hiện nay có
nhiều học sinh khi tiến hành bài viết văn miêu tả còn thiếu các kỹ năng cơ bản,
chưa nắm rõ phương pháp, cách hiểu mơ màng, lối nói, lối viết tùy tiện nghĩ gì
viết đấy dẫn đến bài văn không có hồn, khô cứng, bức tranh miêu tả quá trần
trụi, thiếu sức hấp dẫn, thuyết phục. Chính vì thế là giáo viên đang trực tiếp dạy
Ngữ văn lớp 6, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở là làm thế nào để giúp các em có cách
cảm thụ văn tốt, viết đúng bài văn miêu tả, nên đã mạnh dạn đổi mới một số
thao tác nhỏ trong cách nghĩ, cách làm văn miêu tả của học sinh, giúp các em
yêu văn, yêu những cảnh vật xung quanh cuộc sống đời thường như: dòng sông,
cánh đồng, con đò, mái đình...bước đầu có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, có
năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, trước hết trong văn
học; có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như công cụ để tư
duy và giao tiếp, giúp các em sống tốt hơn, đẹp hơn.
Với lý do trên, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: Một số phương pháp rèn kỹ


năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 6 ở trương THCS Nga Thanh.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tôi tiến hành sáng kiến này với các mục đích cơ bản sau:
Thứ nhất: Giúp học sinh nhận thức đúng đắn về vị trí quan trọng của môn
Ngữ văn, yêu quí bộ môn, chăm chỉ tích cực học môn học. Cùng với những môn
học khác, môn Ngữ văn sẽ là hành trang giúp các em khám phá những chân trời
mới, nguồn tri thức mới, thế giới xung quanh.
Thứ hai: Giúp học sinh nắm được một số vấn đề chung về văn miêu tả.
Thứ ba: Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng bài văn miêu tả: quan sát, tưởng
tượng so sánh, nhận xét đánh giá, ngôn từ, tình cảm để học sinh viết tốt bài văn
miêu tả.

1


Thứ tư: Cung cấp cho các em vốn tri thức phong phú về các vấn đề liên
quan để các em nâng cao nhận thức và kĩ năng sống, sống tốt hơn, đẹp hơn, từng
bước hoàn thiện nhân cách của mình. Đặc biệt giúp các em thấy được vị trí, tầm
quan trọng, giá trị của văn miêu tả trong kể chuyện, trong thuyết minh, trong
biểu cảm và trong nghị luận mà các em sẽ tiếp tục học ở các lớp 7,8,9
Thứ năm: Hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng
nhận xét, đánh giá của con người. Và những trang miêu tả sẽ luôn làm cho tâm
hồn và trí tuệ của người học thêm phong phú, giúp cho học sinh có thể cảm nhận
văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng áp dụng sáng kiến là học sinh hai lớp 6A, 6B trường THCS Nga
Thanh
Thực hiện dạy lý thuyết vào những tiết học chính và tích cực thực hành vào
những buổi học bồi dưỡng.
4. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích và thực hiện những nhiệm vụ mà sáng kiến kinh
nghiệm đặt ra, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
Tổ chức dạy học thực tế ở lớp 6A, 6B.
Tổ chức, khảo sát để so sánh kết quả.
Đọc, nghiên cứu tài liệu tham khảo
Tổng hợp, phân tích để đúc rút thành kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Văn miêu tả đã được đưa vào chương trình tiểu hoc, các em đã bắt đầu
làm quen với văn miêu tả, phù hợp với đặc điểm tâm lí tuổi thơ (ưa quan sát,
thích nhận xét, sự nhận xét thiên về cảm tính ...), góp phần nuôi dưỡng mối quan
hệ, sự quan tâm của các em với thế giới xung quanh, trong đó quan trọng nhất là
với thiên nhiên, góp phần giáo dục tình cảm thẩm mĩ, lòng yêu cái đẹp, góp
phần phát triển ngôn ngữ ở trò. Chương trình Ngữ văn lớp 6, các em bắt đầu làm
văn miêu tả từ học kì II với số tiết Tập làm văn miêu tả 16 tiết. Mục tiêu là trang
bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm văn, góp phần cùng với các môn học khác
làm giàu vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình
thành nhân cách cho học sinh, như vậy so với chương trình Tiểu học mà các em
đã làm quen, văn miêu tả ở chương trình lớp 6 có nhiều những khái niệm trừu
tượng, đòi hỏi các em phải có cách viết già dặn hơn, sinh động hơn và đặc biệt
trong văn miêu tả phải có hình ảnh sống động, thuyết phục lòng người. Để viết
được bài văn miêu tả hay như vậy nhất thiết người viết phải có năng lực rất quan
trọng đó là năng lực quan sát, tưởng tượng so sánh, nhận xét đánh giá, ngôn từ,
tình cảm...để học sinh viết tốt bài văn miêu tả. Xu-khôm-lin-xki nhà giáo dục Xô
Viết cho rằng việc học sinh tiếp xúc với thiên nhiên, việc dạy các em miêu tả
cảnh vật nghe thấy, nhìn thấy... là con đường có hiệu quả nhất để giáo dục các
em và phát triển ngôn ngữ. Ông phê phán cách tổ chức học tập tách học sinh với
2



thế giới xung quanh. Ông biểu dương cách dạy để học sinh hòa mình vào thiên
nhiên, miêu tả thiên nhiên “... Hết tiết dạy này đến tiết dạy khác, tôi dắt trẻ đi
vào nguồn bất tận và vĩnh cửu của tri thức là thiên nhiên, vào vườn cây, vào
rừng, ra bờ sông và cánh đồng. Cùng đi với trẻ, tôi bắt đầu dạy các em dùng
ngôn ngữ để diễn đạt những sắc thái tinh tế của hiện tượng và sự vật”. Cũng có
nghĩa là nhà giáo dục Xô Viết đang cung cấp cho học sinh của mình kỹ năng
quan sát sự vật hiện tượng để từ đấy các em mới liên tưởng, so sánh thú vị. Đó
cũng là những cơ sở vô cùng quý giá để chúng ta thực hiện dạy học văn một
cách nhẹ nhàng, đi vào tâm hồn trẻ một cách tự nhiên, đạt hiệu quả cao.
“ Văn miêu tả là một trong những kiểu văn bản rất quen thuộc và phổ
biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương. Đây là loại văn bản
có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí
tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh gia của con người. Với
đặc trưng của mình, những trang miêu tả làm cho tâm hồn con người và trí tuệ
người đọc thêm phong phú, giúp cho ta có thể cảm nhận văn học và cuộc sống
một cách tinh tế, sâu sắc hơn” (Đỗ Ngọc Thống, Phạm Minh Diệu - Văn miêu tả
trong nhà trường phổ thông, nhà xuất bản Giáo dục, 2003). Cần hiểu rõ: Văn
miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc hình dung ra được những đặc điểm tính
chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh nhằm làm cho
những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc. Qua văn miêu tả, người đọc
không chỉ cảm nhận được vẻ bề ngoài, màu sắc, hình dáng, kích thước, trạng
thái...Còn hiểu rõ hơn bản chất bên trong của đối tượng. Như vậy để miêu tả và
viết tốt bài văn, đoạn văn miêu tả, người viết phải nắm được các kỹ năng cơ bản
cốt lõi của của văn miêu tả: quan sát, so sánh, tưởng tượng, nhận xét đánh giá.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Thực trạng.
Về học sinh:
Học sinh chưa nắm được bản chất của bài văn miêu tả, đặc biệt chưa
nắm rõ đặc điểm, kỹ năng nên quan sát còn đại khái, lướt qua nên không tìm
được ý, ý nghèo nàn, bài văn không có sáng tạo, không biết ghi chép những ý

mà mình quan sát được một cách rõ ràng.
Chưa biết sắp xếp ý theo một trình tự hợp lý. Từ đó hạn chế tới việc nói
và viết. Sự hướng dẫn của sách dành cho học sinh chưa thật cụ thể, dễ hiểu.
Học sinh thiếu sự liên tưởng tưởng tượng, ít cảm xúc về đối tượng miêu
tả. Không quan sát theo đúng yêu cầu. Vốn ngôn ngữ còn quá ít ỏi.
Bên cạnh đó các em đã quá quen với việc thực hành viết văn dạng văn
bản mẫu và tái tạo văn bản tương tự mẫu ở cấp Tiểu học. Cho nên việc sáng tạo
một văn bản nghệ thuật đối với các em học sinh lớp 6 là việc làm vô cùng khó
khăn và không có hứng thú. Hơn nữa sự say mê đọc tư liệu văn học của các em
học sinh hầu như là không có bởi những thông tin hiện đại: hoạt hình, truyện
tranh, đặc biệt là những dịch vụ In-tơ-nét tràn lan cuốn hút trẻ. Điều đó đương
nhiên làm nghèo nàn vốn ngôn từ nghệ thuật quý giá của văn học trong mỗi học
sinh. Bên cạnh đó, hiện nay việc học môn Ngữ văn ở trường phổ thông là một
3


vấn đề được coi là bức xúc. Vì do tác động của xã hội mang lại cho học sinh nên
học sinh chỉ lao vào học một số môn như: Toán, Lý, Hoá, Ngoại ngữ mà không
chú trọng học môn Ngữ văn, vì các em nghĩ rằng: “có học tốt môn Văn cũng
không phục vụ gì cho mình khi chọn nghề cho tương lai” nên hầu như tất cả học
sinh đều chưa tập trung vào học môn này mà có học chỉ là đối phó để thi tốt
nghiệp mà thôi. Chính vì thế mà việc học môn Ngữ văn trong trường THCS nói
riêng và các cấp học phổ thông nói chung đang gặp khó khăn về chất lượng.
Chưa nói rằng trong môn Ngữ văn thì phân môn Tập làm văn là khó nhất so với
phân môn Văn và Tiếng Việt. Chính vì vậy mà nhiều em ngại viết hoặc không có
khả năng viết. Vì thế để tạo lập văn bản, trong đó có văn bản miêu tả cần làm thế
nào để tạo hứng thú học tập cho học sinh khi quan sát, tìm ý cho bài văn miêu
tả?
Về giáo viên :
Hiểu được vấn đề đó, là một giáo viên dạy Văn, tôi luôn trăn trở làm sao

giúp học sinh chuyển hướng suy nghĩ của mình để có sự hứng thú trong học
Văn, để giúp các em hiểu được học Văn là hướng con người tới cái chân, thiện,
mĩ, hướng tới cái đẹp của cuộc sống.
Đa số giáo viên đều yêu nghề, có trách nhiệm với công việc, tận tụy với
công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh và trong quá trình giảng dạy
phân môn tập làm văn. Nhưng hiện nay giáo viên còn gặp không ít khó khăn
trong việc dạy học sinh làm văn hay, chủ yếu là chú trọng việc học sinh làm bài
như thế nào cho đúng, hoặc cung cấp bài văn mẫu cho học sinh. Chưa tập cho
học sinh thói quen quan sát, thói quen khai thác đối tượng, cách cung cấp vốn từ
câu còn rời rạc, chưa hệ thống được phương pháp cơ bản trong việc bồi dưỡng
cảm xúc, tâm hồn để các em thật sự thả hồn trong khi chinh phục sự vật xung
quanh ta.
Đặc biệt khi chấm bài cho học sinh lớp 6 phát hiện các em còn mắc lỗi khi
viết bài văn miêu tả, học sinh chưa xác định đúng bản chất, các kỹ năng cần có
để viết văn, chưa xác định được trọng tâm đề bài, có những em thường liệt kê,
kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về, lủng củng. Nhiều em chưa biết dừng lại để tả kĩ
một vài chi tiết cụ thể nổi bật. Thậm chí còn xảy ra tình trạng bịa đặt trong bài
làm khiến hình ảnh miêu tả thiếu chân thực và hết sức vô lí, chẳng hạn như: Tả
buổi trưa mùa hè trên quê hương em mà cánh đồng lúa đang thì con gái, hay
hoa cúc nở vàng ruộm báo hiệu hè sang hoặc đêm cuối tháng cả bầu trời vằng
vặc ánh trăng, chi chít muôn ngàn sao lấp lánh”(“Đêm cuối tháng” thì làm gì
có trăng?). Thực trạng học sinh còn nhiều suy nghĩ sai lạc như vậy, đã làm cho
tiết Tập làm văn trở thành một gánh nặng, một thách thức đối với giáo viên
THCS.
Sau đấy tôi đã tiến hành khảo sát qua một số tiết tự học tập làm văn và cụ
thể qua các tiết bài Tập làm văn, các bài kiểm tra khác nhau. Kết quả cho thấy
khả năng sử dụng các kỹ năng quan sát, so sánh, tưởng tượng, nhận xét của học
sinh còn yếu. Nhìn chung học sinh lớp 6 chưa nắm được đúng bản chất của các
kỹ năng: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét và từ chỗ còn hiểu lơ mơ
4



dẫn đến cách dùng từ ngữ, hình ảnh, đặt câu, dựng đoạn còn, đơn điệu, rập
khuôn, không có cảm xúc. Hơn thế nữa còn có một số ít học sinh ngại viết văn
và thậm chí là sợ học văn.
Về phía giáo viên dạy văn miêu tả thường có những biểu hiện phổ biến như
sau:
Chỉ có con đường duy nhất hình thành các hiểu biết về lý thuyết, các kĩ
năng làm bài là qua phân tích văn mẫu.
Giáo viên hầu hết chưa coi trọng kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh
nên chuẩn bị chưa chu đáo, hướng dẫn học sinh quan sát chưa đầy đủ về đối
tượng.
Để đối phó với việc học sinh làm bài kém, để đối phó với chất lượng khi
kiểm tra thi cử, nhiều giáo viên cho học sinh thuộc một bài văn mẫu để khi các
em gặp một bài tương tự thì cứ thế chép ra. Vì vậy dẫn đến cả thầy và trò nhiều
khi lệ thuộc quá nhiều vào những bài văn có sẵn.
Thực trạng trên đã ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giờ dạy, không gây
được hứng thú học tập cho học sinh. Trước khi tiến hành áp dụng sáng kiến này,
tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng bài Tập làm văn với học sinh lớp 6, kết quả
như sau:
2.2 Kết quả của thực trạng
Lớp

Tổng số bài

6A
6B
Tổng

40

40
80

Đạt yêu cầu
(Số bài điểm trên 5)
SL
%
10
25.0
15
37.5
25
31.25

Chưa đạt yêu cầu
(Số bài điểm dưới 5)
SL
%
30
75.0
25
62.5
55
68.75

Muốn học sinh học tích cực thì người thầy cũng phải dạy tích cực. Xuất
phát từ suy nghĩ đó và thực trạng vừa phân tích trên, bản thân tôi luôn trăn trở:
làm thế nào để một tiết dạy Ngữ văn (Tập làm văn) thật sự lôi cuốn, hấp dẫn, tạo
hứng thú khơi gợi sự tìm tòi, khám phá những điều mới lạ qua văn bản.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề .

3.1. Các bước rèn luyện kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu rõ bản chất của các kỹ năng: quan
sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.
Hướng dẫn học sinh cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh như thế nào cho có hiệu
quả trong đoạn văn miêu tả.
Tổ chức cho học sinh làm một số bài tập luyện kỹ năng: quan sát, tưởng
tượng, so sánh, nhận xét.
Tổ chức cho học sinh viết một số đoạn văn (bài văn miêu tả) hoàn chỉnh có
chủ đề.
3.2. Tiến trình thực hiện:

5


3.2.1. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu rõ bản chất của các kỹ
năng:
Kỹ năng quan sát:
Đối tượng của văn miêu tả là những sự việc, và sự vật, là thiên nhiên, là
con người và cuộc sống con người. Có thể coi đó là một thế giới hết sức mới lạ,
đa dạng, phức tạp và sống động đang diễn ra quanh ta, thay đổi từng ngày và
từng giờ. Tuy vậy không phải tự nhiên mà ta hiểu và nắm vững được đặc trưng
của từng sự vật, sự việc, từng con người để miêu tả đúng bản chất của nó. Vì lẽ
đó ta phải quan sát: “Quan sát chính là thao tác nhìn, nghe, ngửi, sờ, cầm...
bằng các giác quan: tai, mắt, mũi, da”. Từ đó, tôi giúp các em phải nhận biết
được quan sát một đối tượng nào đó bằng giác quan của chúng ta. Cần nhìn rõ
màu sắc, hình dáng, kích thước, khoảng cách sự vận động…nghe rõ âm thanh,
ngửi thấy các mùi vị và có thể nếm vị. Sau khi quan sát bên ngoài các em sẽ
nhìn thấy sự việc bằng suy tưởng phán đoán bên trong. Tôi còn chú ý hướng các
em vào trọng tâm của cảnh để giúp các em hiểu rõ thế nào là trọng điểm quan
sát, cần xác định rõ với từng cảnh nên quan sát như thế nào để tìm ra đặc trưng

của cảnh.
Tiếp xúc đối tượng - > định mục đích - > chọn vị trí -> huy động giác quan
và trí tuệ quan sát bao quát - > tập trung vào trọng điểm - > lựa chọn và ghi
nhớ tư liệu. Đó cũng là quy trình quan sát bắt buộc mà người miêu tả phải tuân
thủ theo để đạt hiệu quả cao.
Giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh hiểu: Kỹ năng quan sát là kỹ năng
quan trọng nhất. Bởi vì muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan
sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh... để làm nổi bật
lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
Cần lưu ý rằng: Người GV phải là người thật tinh tế trong quá trình quan
sát thì mới định hướng cho HS quan sát một cách tinh tế, tỉ mỉ của sự vật. Ta có
thể nói “Thế giới xung quanh ta luôn luôn mới mẻ, chỉ có điêù ta có nhìn thấy
cái mới đó hay không?”.
Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người để
giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy, tức là lấy câu văn
để biểu hiện các đặc tính, bản chất của sự vật, giúp người đọc như được chứng
kiến tận mắt sự vật miêu tả. Nên khi dạy văn miêu tả, tôi hướng dẫn học sinh
quan sát và miêu tả theo các trình tự hợp lý như sau:
*Tả theo trình tự không gian:
Quan sát toàn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận, tả từ xa đến gần, từ
ngoài vào trong, từ trái qua phải,… (hoặc ngược lại).
Ví dụ: Trong văn bản“ Sông nước Cà Mau”- Ngữ văn 6 tập II, nhà văn
Đoàn Giỏi miêu tả toàn cảnh Cà Mau theo trình tự từ xa đến gần:
“Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa
giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh dưới thì nước xanh, chung
quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những
khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan
6



ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối - thứ âm thanh đơn điệu triền
miên ấy ru ngủ thính giác, càng làm mòn mỏi và đuối dần đi tác dụng phân biệt
của thị giác con người trước cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn
điệu”.
*Tả theo trình tự thời gian
Ví dụ : “Biển đẹp”- Vũ Tú Nam
“Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu
vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi
chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ, đầy như mâm bánh đúc, loáng
thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Rồi một ngày
mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh
đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng xanh biếc… Có quãng thâm sì, nặng trịch.
Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, như
ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt”
* Tả theo trình tự tâm lí:
Khi quan sát cần thấy những đặc điểm riêng, nổi bật nhất, thu hút và gây
cảm xúc mạnh nhất đến bản thân thì quan sát trước, tả trước, các bộ phận khác tả
sau. Khi miêu tả đồ vật, loài vật, tả người nên vận dụng trình tự này nhưng chỉ
nên tả những điểm đặc trưng nhất, không cần phải tả đầy đủ chi tiết như nhau
của đối tượng.
Ví dụ : Nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả chợ Năm Căn theo mạch cảm xúc riêng
của mình, qua đó thể hiện niềm tự hào của tác giả về vùng đất trù phú, giàu có
nơi tận cùng phía Nam Tổ quốc:
“Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh”
đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ
quốc. Những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông; những lò than hầm gỗ
đước sản xuất loại than củi nổi tiếng nhất của miền Nam; những ngôi nhà bè
ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi,
và nơi đây người ta có thể cập thuyền lại, bước sang gọi một món xào, món nấu
Trung Quốc hoặc một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút

rượu, ngoài ra còn có thể mua từ cây kim cuộn chỉ, những vật dụng cần thiết,
một bộ quần áo may sẵn hay một món nữ trang đắt giá chẳng hạn, mà không
cần phải bước ra khỏi thuyền. Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi,
những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu,
với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một
màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau”
Ngoài các trình tự miêu tả trên, giáo viên cần hướng dẫn và rèn luyện cho
học sinh kĩ năng sử dụng các giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác,…)
để quan sát, cảm nhận sự vật, hiện tượng miêu tả.
Kỹ năng liên tưởng tưởng tượng:
Có thể khẳng định rằng, nếu không có kỹ năng tưởng tượng thì bài văn
miêu tả không thể hay được, dù là văn tả thực. Nếu chỉ quan sát và ghi chép vào
bài làm đúng y nguyên những điều mà quan sát thấy thì bức tranh được miêu tả
7


trong bài văn sẽ quá trần trụi, thiếu sức hấp dẫn. Vì vậy cần tưởng tượng và sáng
tạo thêm để bổ sung những hình ảnh phù hợp, làm cho bức tranh miêu tả trở nên
phong phú và sinh động hơn. Như vậy tưởng tượng chính là hình dung ra cái
thế giới chưa có (không có)” Trong văn miêu tả, nhờ có tưởng tượng mà tất cả
các hình ảnh, màu sắc âm thanh đều có thể tái hiện được trước mắt trong điều
kiện chúng không nhất thiết phải xuất hiện tất cả những chi tiết đặc trưng của sự
vật. Trong thực tế, không phải lúc nào cũng bộc lộ một cách tập trung, nhưng
nhờ có tưởng tượng mà sự vật mới được hiện nguyên hình với tất cả những nét
đặc trưng của nó.. cuối cùng nhờ có tưởng tượng mà con người có thể sáng tạo
nên những hình ảnh lung linh, rực rỡ của sự vật. Liên tưởng tượng tưởng tượng
sẽ giúp văn miêu tả khơi gợi được trí tưởng tượng, kích thích được óc sáng tạo
của người đọc, khiến người đọc không khỏi không ngẫm nghĩ, ngỡ ngàng trước
“ Cái hồn của sự vật” .
Ví dụ: Không có trí tưởng tượng, chắc chắn nhà văn Tô Hoài không thể

xây dựng được bức tranh phong phú về thế giới loài vật như trong tác phẩm “Dế
mèn phiêu lưu kí”.
Nguyễn Tuân với Cô Tô, thực sự ông phải có một sự liên tưởng tưởng
tượng thật độc đáo. Khi nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả vùng biển Cô Tô: đảo
phía đông bắc Tổ quốc Việt Nam vô cùng tươi đẹp, giàu có, hùng vĩ vào một
ngày đầu sau trận bão lớn. Thì kỳ thú đầu tiên mà nhà văn bắt gặp ở Cô Tô là
hình ảnh mặt trời lúc bình minh: "Mặt trời nhú lên dần dần, rồi cho kỳ hết. Tròn
trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn".
Vế thứ nhất của phép so sánh là hình ảnh mặt trời, còn vế kia là một danh
từ chỉ khái niệm vô hình trừu tượng. "Quả trứng thiên nhiên". Nếu quả trứng là
sự vật cụ thể thì "quả trứng thiên nhiên" lại là không có thật mà chỉ được định
hình qua trí tưởng tượng phong phú của nhà văn Nguyễn Tuân.
Kỹ năng so sánh:
So sánh là hệ quả của quá trình liên tưởng, tưởng tượng khi quan sát một
đối tượng nào đó, hình ảnh của đối tượng ấy (từ màu sắc đến hình dáng, từ kích
thước đến trạng thái) thường gợi cho người quan sát nghĩ tới những hình ảnh
khác có cùng một nét tương đồng và chính sự liên tưởng, so sánh này làm cho
trang văn miêu tả hay hơn và đối tượng miêu tả hiện rõ hơn, đẹp hơn, hấp dẫn
hơn. So sánh chính là dùng cái đã biết để làm rõ, nổi bật cái chưa biết. Vì vậy,
tôi đã hướng dẫn cho các em một số cách so sánh như sau:
Có thể so sánh người với người: “Với ngương mặt phúc hậu và mái tóc bạc
trắng, trông bà hệt như bà tiên trong truyện cổ tích”; “Nhìn nó chăm chỉ làm
việc giúp bà, ai cũng tấm tắc: hệt như cô Tấm trong chuyện cổ tích xưa”…
Có thể so sánh người với các con vật (hình dáng, tính cách): “Lão ta quá
ranh mãnh, xảo quyệt, y như một con cáo già”; “Trông anh ta như một con gấu”;
“cậu ấy nhanh như một con sóc”…
Có thể so sánh người với cây cối: “Cô bé cứ như một cây lúa non, lặng lẽ
lớn lên từ bùn đất”…

8



Có thể so sánh người với các hiện tượng thiên nhiên: “Giọng lão ta lúc nào
cũng gầm vang như sấm”, “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”…
Có thể so sánh vật với vật, cảnh với cảnh: “cây gạo như treo rung rinh hàng
ngàn nồi cơm gạo mới”( Vũ Tú Nam); “Vầng trăng non giữa bầu trời đầy sao
hệt như một cái liềm vàng ai bỏ quên giữa cánh đồng lúa chín” (Theo Vích – to
Huy gô); “ Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy
mà trỗi dậy” (Ngô Văn Phú)…
Có thể so sánh vật với con người: “Cây bàng già sừng sững, uy nghi như
một người lính gác canh giữ cho khu vườn được bình yên”
Tuy nhiên khi sử dụng kĩ năng so sánh, học sinh cần lưu ý là phải biết sáng
tạo, biết tìm điểm mới, điểm riêng. Không nên lặp đi lặp lại những hình ảnh so
sánh đã quá cũ, quá sáo mòn theo kiểu: “Miệng cười tươi như hoa”; “Những hạt
sương long lanh như những hạt ngọc đính trên cành hoa hồng”; “Cánh đồng lúa
chín trông như tấm thảm vàng trải rộng đến chân trời”; “Vầng trăng tròn vành
vạnh như chiếc đĩa bạc treo lơ lửng trên bầu trời đêm thăm thẳm lấp lánh muôn
vì sao”.
Kỹ năng nhận xét:
Viết văn miêu tả, bao giờ người viết cũng để lại dấu ấn chủ quan của mình,
dấu ấn chủ quan ấy chính là sự cảm nhận riêng của mỗi người, là cách biểu lộ
thái độ, tình cảm riêng của con người đối với đối tượng được miêu tả. Nhận xét
chính là :đánh giá, khen, chê. Vấn đề là phải vận dụng cách nhận xét như thế
nào để tăng sự hấp dẫn cho đoạn văn miêu tả. Ví dụ, có thể nhận xét bằng những
lời bình, những câu cảm thán, những hình ảnh so sánh, một thái độ: mỉa mai,
giễu cợt hay ngạc nhiên thích thú...
Ví dụ: Thái độ ngạc nhiên, thích thú của nhà văn Vũ Tú Nam khi so sánh
và miêu tả hình ảnh những trái mướp lớn nhanh như thổi: Rồi quả thi nhau chòi
ra, bằng ngón tay, bằng con chuột. Rồi bằng con cá chuối to...
Ví dụ : Trong văn bản “Cô Tô” SGK ngữ văn 6, nhà văn Nguyễn Tuân khi

miêu tả vẻ đẹp trong sáng, tràn đầy sức sống toàn cảnh Cô Tô một ngày sau bão,
đã thể hiện được cảm nhận riêng của mình về một vùng đất ông từng qua:
“Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có
vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu sự sống con người thì,
sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây
trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi
khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày
động bão thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. Chúng tôi leo dốc lên đồn
Cô Tô hỏi thăm sức khỏe anh em bộ binh và hải quân cùng đóng sát nhau trong
cái đồn khố xanh cũ ấy. Trèo lên nóc đồn, nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn
phương tám hướng ,quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh Cô Tô. Nhìn rõ cả
Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người
chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây”.

9


3.2.2. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong văn
miêu tả.
Ngoài nắm kỹ bản chất các kỹ năng trên, người viết cần phải lựa chọn từ
ngữ, hình ảnh thật chính xác, gợi hình ảnh cũng là yêu cầu quan trọng, đòi hỏi
phải đặt ra một cách nghiêm túc. Muốn thế, người viết văn miêu tả phải có một
vốn từ phong phú... tất nhiên có vốn từ phong phú chưa hẳn đã là thành công mà
điều quan trọng là người viết bài phải có sự lựa chọn tinh tường, sao cho trong
một hệ thống các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, có thể lấy ra được một vài từ phù
hợp nhất, chính xác nhất. Điều cần lưu ý là phải luôn có thói quen tìm từ gợi
hình biểu cảm với đối tượng với văn cảnh. Muốn làm nổi bật đối tượng hình ảnh
của đối tượng thì phải chú ý tới hệ thống từ tượng hình (Từ màu sắc, hình dáng,
trạng thái). Muốn làm nổi bật không khí của cảnh thì dùng hệ thống của từ
tượng thanh (mô phỏng tiếng động). Đoạn văn, bài văn miêu tả thiếu đi các yếu

tố tạo hình, gợi cảm thì chắc chắn sẽ không thể hay. Nhưng cũng cần ý thức
được rằng, nếu dùng từ ngữ, hình ảnh tuỳ tiện, hoặc khuôn sáo, bắt chước một
cách lộ liễu thì cách miêu tả cũng không có sức thuyết phục.
Ví dụ: Tả cảnh sóng biển có nhiều từ ngữ gợi hình, gợi thanh: cuồn cuộn,
nhấp nhô, lăn tăn, rì rào, lô nhô, rì rầm... Nhưng không phải là cứ miêu tả sóng
thì có thể dùng được tất cả các từ ấy. Tả sóng biển lúc trời dông thì phải dùng từ
“cuồn cuộn”, tả tiếng sóng biển vỗ vào bờ đá thì phải dùng từ ì oạp,...
Tả cây cối có nhiều từ ngữ chỉ màu xanh khác nhau: xanh non, xanh rì,
xanh lá mạ.... nhưng khi đi vào thực tế thì mỗi loại cây sẽ có một loại xanh
riêng: cây rau cải trong vườn hay cây lúa đang thì con gái thì phải là xanh mơn
mởn, xanh rờn; cây trong rừng rậm rạp thì phải là xanh rì, xanh tốt....
Tả âm thanh tiếng mưa rào: mưa trên mái tôn thì rào rào, mưa trên nứa thì
đồm độp, mưa trên lá chuối thì bùng bùng...
Hay tả dáng đi của con người cũng đa dạng: tập đi thì lẫm chẫm, cụ già thì
lom khom; cô gái thanh tú thì yểu điệu, thướt tha.
Bên cạnh việc lựa chọn từ ngữ, vấn đề tạo hình ảnh trong văn miêu tả cũng
không kém phần quan trọng. Có thể thấy rõ câu văn miêu tả giàu hình ảnh bao
nhiêu thì sức gợi cảm của nó sẽ lớn bấy nhiêu. Việc tạo hình ảnh cho câu văn
miêu tả có thể thực hiện bằng nhiều cách: hoặc là từ ngữ tượng hình, tượng
thanh, hoặc bằng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hoá.
Tuy nhiên khi sử dụng nghệ thuật bên trong bài văn miêu tả, học sinh cần
lưu ý những nghệ thuật ấy chỉ thực sự có tác dụng nếu được dùng đúng lúc,
đúng chỗ, hợp văn cảnh.
3.2.3. Bài tập luyện các kỹ năng : quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận
xét trong văn miêu tả.
Bài tập 1: Cho đoạn văn sau:
“ Buổi sáng, đất rừng thật là yên tĩnh(1). Trời không có gió, nhưng không
khí vẫn mát lạnh(2). Cái lành lạnh của hơi nước, sông ngòi, mương rạch, của
đất ẩm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh(3). Ánh sáng trong vắt, hơi


10


gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì
cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh”(4).
a. Đoạn văn trên tả cảnh gì? Dựa vào những dấu hiệu nào mà em khẳng
định như vậy?
b. Đoạn văn có bốn câu: Chỉ ra câu nào thể hiện rõ cách tưởng tượng, so
sánh khi tả cảnh? Câu nào bộc lộ rõ nhận xét của người viết?
c. Viết một đến hai câu nói rõ cảm xúc của em khi đọc đoạn văn này?
* Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ đoạn văn và ba câu hỏi yêu cầu sau đó
nêu rõ mục đích yêu cầu của bài tập.
+ Mục đích: Rèn khả năng phát hiện.
+ Yêu cầu:
- Phát hiện nội dung tả ( tả cảnh hay tả người). Câu chủ đề của đoạn.
- Nhận biết dấu hiệu của đoạn văn.
- Đọc kỹ và chỉ rõ các kỹ năng: tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong mỗi
câu văn.
- Viết câu văn hoàn chỉnh về cảm xúc của bản thân khi đọc đoạn văn.
* Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh làm bài tập đúng với yêu cầu.
Gợi ý:
a. - Đoạn văn tả cảnh rừng tràm. Câu chủ đề ( câu 1)
- Hình thức: Đoạn văn bắt đầu từ chỗ viết hoa, lùi vào một chữ, kết thúc
bằng dấu chấm câu.
- Nội dung: Diễn đạt một nội dung trọn vẹn : Cảnh rừng tràm vào buổi
sáng.
b. Câu 4: thể hiện rõ sự tưởng tượng, so sánh trong tả cảnh
- Tưởng tượng: ánh sáng trong vắt, hơi gợn chút óng ánh
- So sánh: nhìn cái gì cũng có cảm giác như là bao qua một lớp thủy tinh.
- Câu1,2,3 bộc lộ rõ nhận xét của người viết về cảnh.

c. Cảm xúc: Không gian thật yên tĩnh, không khí thật trong lành, mát mẻ;
thiên nhiên thật đáng yêu và gần gũi như sự sống...
Bài tập 2: Hãy chọn lựa các từ sau: ngang, khệnh khạng, vun vút, chậm
chạp, rung rinh, bệ vệ, đùa giỡn...và điền vào những chỗ trống trong đoạn văn.
Sau khi điền từ, đọc lại đoạn văn, cho biết: đoạn văn tả cảnh gì, ở đâu? Người
viết có những tưởng tượng, so sánh, nhận xét hay ở chỗ nào?
“ Một con sao biển đỏ thắm đang....(1).... bò. Những con tôm hùm mang bộ
râu dài......(2).... bước trên các hòn đá. Một con cua đang bò....(3)....Chỗ nào
cũng thấy bao nhiêu vật lạ. Đây là hoa loa kèn mở rộng cánh,..( 4)......dưới
nước.Đàn tôm con lao..( 5 ).....như ruồi. Bác rùa biển.....( 6 )......,có hai con cá
xanh như đôi bướm .....( 7 )......phía trên mai.”
* Mục đích:
- Phát hiện và sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong đoạn.
- Phát hiện đúng nội dung đoạn văn.
- Phát hiện kỹ năng tưởng tượng, so sánh, nhận xét độc đáo trong đoạn văn.
* GV tổ chức cho HS làm bài theo sự hướng dẫn.
11


Gợi ý;
- Điền các từ lần lượt: 1.chậm chạp; 2.bệ vệ; 3. ngang; 4.rung rinh; 5.vun
vút; 6. khệnh khạng; 7.đùa giỡn
- Đoạn văn tả hoạt động của các loài vật dưới đáy biển.
- Những tưởng tượng, so sánh, nhân xét rất độc đáo và thú vị:
+ Tôm hùm mang bộ râu dài bệ vệ bước trên các hòn đá.
+ Hoa loa kè rung rinh trong nước.
+ Đàn tôm con lao vun vút được so sánh với lũ ruồi ( cách so sánh của
người Nga).
+ Bác rùa khệnh khạng, hai con cá xanh như đôi bướm đùa giỡn (vừa nhân
hóa, vừa so sánh rát hợp lý, thú vị)

Bài tập 3. Em hãy quan sát và ghi lại những đặc điểm lớp học của em?
* Mục đích : Luyện kỹ năng quan sát, ghi chép.
* Yêu cầu: Học sinh quan sát lớp học và ghi lại những đặc điểm của lớp học
theo các gợi ý cơ bản sau:
- Diện tích...
- Màu sắc của tường...
- Các cửa, chất liệu của cửa: Cửa chính, cửa sổ
- Cách trang trí trong lớp học: bàn ghế, bảng, nội qui...
Bài tập 4. Cho đề văn: Hãy tả một ngày mưa rất to tại nơi em ở.
Để làm tốt đề văn này. Em sẽ liên tưởng, so sánh các hình ảnh, sự vật sau
với những gì? Hãy điền vào nội dung vào sau dấu( : )
- Mặt trời:
- Bầu trời:
- Những hàng cây:
- Những ngôi nhà:
- Đường làng ngõ xóm:
- Mọi hoạt động trên đường:
+ Xe máy, xe đạp:
+ Người đi đường:
+ Nước chảy:
- Không gian mưa rơi:
* Mục đích: Rèn kỹ năng liên tưởng, so sánh, lựa chọn từ ngữ hình ảnh.
* GV hướng dẫn cho HS hiểu rõ yêu cầu và tổ chức cho HS thảo luận theo
bàn, cử đại diện trình bày.
* GV theo dõi và sửa các lỗi cho HS, tổng kết ý kiến và đưa ra một số nội
dung để HS tham khảo vận dụng như sau:
- Mặt trời: đã trốn đi đâu, từ lúc nào
- Bầu trời: như đang khoác trên mình một chiếc áo đen khổng lồ.
- Những hàng cây: như được tắm rửa, nghiêng ngả đùa giỡn trong mưa.
- Những ngôi nhà: bừng tỉnh ,sáng sủa

- Đường làng ngõ xóm: như một dòng sông nhỏ...
- Mọi hoạt động trên đường:
12


+ Xe máy, xe đạp: không đi nhanh được,giống như từng đoàn xe lội nước.
+ Người đi đường: mặc áo mưa kín mít như ngững nhà tu hành, mọi người
ai cũng vội vã đi dưới các mái hiên trên vỉa hè...
Bài tập 5: Để tả về một đêm trăng nơi em ở. Em sẽ dự định chọn cái gì
để viết?
* Mục đích: Tiếp tục rèn kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét
lựa chọn từ ngữ hình ảnh.
* GV hướng dẫn cho HS hiểu rõ yêu cầu của bài tập .
* Tổ chức cho HS làm việc cá nhân trong thời gian 10 phút.
- HS lên bảng trình bày
- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.
* GV theo dõi và sửa các lỗi cho HS, tổng kết ý kiến và đưa ra một số
những gợi ý để HS tham khảo vận dụng như sau:
- Đó là một đêm trăng như thế nào?( nhận xét)
- Đêm trăng đó có gì đặc sắc, tiêu biểu: bầu trời, đêm, vầng trăng, cây cối,
nhà của, đường làng, ngõ xóm,...( quan sát)
- Để miêu tả một đêm trăng đẹp như thế, em sẽ liên tưởng, so sánh,những
hình trên như thế nào?( so sánh, tưởng tượng)
Bài tập 6. Dựa vào văn bản “ Bức tranh của em gái tôi”. Em hãy viết
đoạn văn ngắn miêu tả lại hình ảnh Kiều Phương theo tưởng tượng của em.
- Chỉ ra các chi tiết, hình ảnh của nhân vật (không viết thành văn)
+ GV nêu yêu cầu của bài tập.
+ HS làm việc cá nhân
+ HS lên bảng trình bày.
+ HS nhận xét, bổ sung.

+ GV nhận xét và đưa ra một số gợi ý sau:
- Kiều Phương (nhân vật trong truyện Bức tranh của em gái tôi) là một em
bé gái hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội họa hiếm thấy. Em có tình cảm trong
sáng với tấm lòng nhân hậu đáng quí (nhân vật)
- Miêu tả Kiều Phương (theo sự tưởng tượng)
+ Hình dáng: gầy, thanh mảnh, mặt lọ lem, mắt sáng, miệng rộng, tóc tết
thành hai bím ngộ nghĩnh, dễ thương.
+ Phương trong bộ quân áo giản dị, đang cầm cây bút vẽ say sưa (tưởng
tượng).
3.2.4 . Bài tập rèn kỹ năng viết đoạn văn hoàn chỉnh của học sinh.
Sau khi hướng dẫn HS nắm được các kỹ năng về văn miêu tả. HS đã hiểu
kỹ và thực hành luyện tập về bản chất các kỹ năng: quan sát, tưởng tượng, so
sánh, nhận xét. Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong viết văn miêu tả. GV hướng
dẫn HS luyện viết hoàn chỉnh các đoạn văn ở các bài tập 3,4,5,6 ở mục 2.3, sau
đó tiếp tục hướng dẫn học sinh viết một số đoạn văn có câu chủ đề. Mục đích,
yêu cầu ở phần này chủ yếu rèn luyện kỹ năng viết được một đoạn văn miêu tả.
Sau khi hướng dẫn học sinh thực hành tôi thấy về cơ bản các em đã viết được
một số đoạn văn tương đối đạt yêu cầu như sau:
13


14


15


16



4. Hiu qu ca sỏng kin kinh nghim .
Qua kt qu ca nhng bi kim tra, n ngy 15 thỏng 04 nm 2019 nm
hc 2018-2019 cho thy mụn Ng vn lp 6 cht lng ó cú chuyn bin tớch
cc.
t yờu cu
Cha t yờu cu
Lp
Tng s bi
(S bi im trờn 5)
(S bi im di 5)
SL
%
SL
%
6A
40
37
92.5
3
7.5
6B
40
39
97.5
1
2.5
Tng
80
76
95.0

4
5.0
Nhỡn vo bng so sỏnh trờn, tụi nhn thy cht lng bi vn miờu t ca
hc sinh lp 6 trng THCS Nga Thanh cú c ci thin rừ rt tớnh t thi
im tr bi vit s 5 n bi kim tra hc kỡ II, bi thi HSG huyn, ó cho thy
ó gim t l hc sinh cha t yờu cu t 68.75 % cũn 5.0 %. Rừ rng l khi
c hng dn t m, c cung cp ni dung cn thit, c rốn luyn k nng
nhun nhuyn, hc sinh ó cú kt qu lm bi tt hn hn. Kết quả cho thấy
khi vận dụng phơng pháp rèn kĩ năng làm văn đạt hiệu qua
cao, tạo nên niềm say mê học văn cho học sinh, bồi dỡng tâm
hồn cảm xúc với thế giới xung quanh. Điều đó giúp cho học sinh
học văn một cách thuận lợi, dễ dàng hơn. õy chớnh l minh chng
cho tớnh kh thi ca sỏng kin ny.
Qua vic ng dng SKKN ny vo thc t ging dy tụi thy:
Mi phng phỏp day hc u cú nhng u, hn ch nht nh. Trong
thc t ging dy mụn Ng vn thỡ khụng cú phng phỏp no l hon ho, ti
u. Vn l ch ngi dy phi tht s tõm huyt, yờu ngh, ham hc hi
tỡm tũi, nm bt c i tng hc sinh, kh nng tip thu ca trũ vn dng
phng phỏp dy hc cho phự hp, cú hiu qu t ú mi phỏt huy ht c tớnh
tớch cc ch ng hc tp trũ. Tụi cng cho rng, quỏ trỡnh dy hc l c mt
qỳa trỡnh tỡm tũi, sỏng to i mi, rỳt kinh nghim v t hon thin, vy nờn i
vi kiu bi vn miờu t cũn cn nhiu thi gian, nhiu hn na nhng kinh
nghim ging dy, nhng phng phỏp tớch cc thỡ bi vn miờu t mi t c
hiu qa bn vng.
Qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấý, rèn kĩ năng c bn
trong bi vn miờu t cho học sinh tức là tổ chức cho học sinh biết
cách nhìn nhận, khai thác sự vật một cách bài bản. Từ những
kiến thức nắm đơc, các em phát huy khả năng sáng tạo, khả
năng quan sát, chọn lọc tinh tế với đối tợng mà viết lên những
bài văn bằng tất cả cảm xúc, tình cảm của mình.

Khi dạy văn, ngời giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt,
sáng tạo các phơng pháp, hình thức tổ chức dạy học để khơi
nguồn tính sáng tạo cho học sinh.

17


Từ việc áp dụng phương pháp dạy học trên, học sinh đã biết quan sát, kết
hợp với liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, nhận xét khi miêu tả, biết vận dụng
linh hoạt các biện pháp tu từ làm cho bài văn miêu tả sinh động hấp dẫn, biết
nhạy cảm trước sự vật theo hướng yêu cái đẹp, trọng cái thực, quý cái thiện. Học
sinh cũng có thói quen quan sát để tích lũy vốn hiểu biết. Đặc biệt học sinh đã
có hứng thú, say mê trong học tập, yêu thích môn Ngữ văn hơn. Các em đã biết
liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động, có lối viết hồn nhiên
trong sáng, cảm xúc phù hợp với lứa tuổi, có thái độ sống tích cực có trách
nhiệm, biết ước mơ, khát vọng vươn tới những giá trị cao đẹp của cuộc sống.
Nhiều học sinh yêu thích môn học và đã vươn lên trở thành học sinh giỏi bộ
môn. Kết quả trong những kì thi HSG các cấp năm vừa qua, bộ môn Ngữ văn do
tôi trực tiếp giảng dạy luôn có HS đạt giải cụ thể là:
Năm học: 2013 - 2014 Có 02 HS đạt giải ba cấp huyện.
Năm học: 2014 - 2015 Có 01 HS đạt giải KK cấp huyện.
Năm học: 2015 - 2016 Có 02 HS đạt giải ( 01HS giải nhì và 01 HS giải KK)
Năm học: 2016 - 2017 Có 01 HS đạt giải nhì cấp huyện.
Năm học: 2017 - 2018 Có 02 HS đạt giải ba cấp huyện
Năm học: 2018 – 2019 Có 02 HS đạt giải KK cấp huyện.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Niềm vui của mỗi giáo viên Ngữ văn đứng lớp đâu chỉ là chất lượng tính
bằng con số của mỗi năm, mà chính là những ánh mắt long lanh vì đã hiểu bài,
những bàn tay tự viết ra được những lời văn óng ánh, những nụ cười thiện cảm

với môn Văn từ phía học sinh. Để đạt được những điều vô cùng quí giá đó,
người giáo viên đâu chỉ có say mê nhiệt tình với công tác giảng dạy mà còn
phải tìm tòi hướng đi hiệu quả nhất.
Kiến thức học được ở nhà trường cũng như tích lũy trong đời sống, giờ đây
có dịp được phát biểu ra theo cảm nhận và suy nghĩ riêng của học sinh. Bài văn
khi đó sẽ đích thực là một tác phẩm nhỏ, là tiếng nói riêng của từng em, không
ai giống ai, như một vườn hoa nhiều hương sắc, chứ không chỉ là một bông hoa
theo một khuôn mẫu cho sẵn. Bài viết của học sinh sẽ không bị lệ thuộc, bắt
chước hay ám ảnh bởi các bài văn mẫu đang tràn lan trên thị trường sách hiện
nay. Để có được những thành quả đó, theo tôi cần thiết phải làm tốt những việc
sau:
Đối với giáo viên:
Cần phải đầu tư nhiều thời gian cho việc nghiên cứu bài dạy, phải thật tinh
tế trong việc nhìn nhận sự việc, thường xuyên tìm tòi, trau dồi kiến thức để có
vốn từ ngữ phong phú, tham quan, học tập để có thêm hiểu biết về cảnh vật, con
người. Giáo viên đặc biệt phải thực sự kiên trì, mẫu mực trong cách dùng từ,
trong việc kiểm tra, đánh giá, sửa chỉnh các phần viết luyện kỹ năng của các em
và phải được tiến hành thường xuyên .
18


Giáo viên phải chấm chữa bài của học sinh cụ thể với tinh thần trách nhiệm
cao. Biết động viên khen thưởng kịp thời để các em có hứng thú học tập.
Đối với học sinh:
Học sinh phải nhiệt tình, tự giác trau dồi vốn từ, ngôn từ nghệ thuật bằng
cả trái tim. Phải quan sát tinh tế những cảnh vật thiên nhiên thường nhật, phải
tưởng tượng phong phú và cần phải nhập tâm vào cảnh vật để có được những
cảm xúc, luôn có thói quen quan sát, ghi chép những gì mình thấy, đọc được vào
cuốn sổ tay để làm tài liệu phục vụ cho học tập. Chịu khó đọc những bài văn,
đọan văn miêu tả mẫu (tuyệt đối không sao chép) để tích lũy vốn từ, để học tập

vận dụng vào bài viết của mình. Khi làm bài phải xác định rõ thời điểm miêu tả,
quan sát kĩ đối tượng sẽ tả để tìm ra những đặc điểm nổi bật của đối tượng tả.
Lựa chọn từ ngữ thích hợp, chú ý sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh,
các loại động từ, tính từ để tạo lập văn bản. Từ đó bộc lộ được tình cảm của
mình với đối tượng được tả.
Có thói quen xác định yêu cầu của đề bài, tìm ý, lập dàn ý rồi mới viết. Sau
khi viết xong phải soát lại bài.
2. Kiến nghị.
Bất cứ công việc gì muốn đạt hiệu quả cao cũng đều cần có những điều
kiện cần thiết. Dạy và học bộ môn Ngữ văn nói chung, đặc biệt phần văn miêu tả
nói riêng và cũng để bồi dưỡng tình yêu Văn cho học sinh, làm giàu vốn ngôn
ngữ miêu tả cho các em học sinh khối 6, tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài đề xuất
sau:
Các tổ nhóm chuyên môn trong nhà trường nên xây dựng kế hoạch rèn kĩ
năng làm văn miêu tả cho học sinh từ lớp 6, chú ý đến từng đối tượng học sinh
để các em có thể viết tốt bài văn miêu tả.
Nhà trường đầu tư thêm tư liệu, sách tham khảo cho giáo viên và học sinh,
tổ chức các buổi giao lưu, tham quan ngoại khóa để thầy và trò có cơ hội biết
thêm về phong cảnh của đất nước, con người
Trên đây là một vài đổi mới, biện pháp để rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả
cho học sinh lớp 6 ở trường tôi và cũng là ý kiến cá nhân của bản thân trong quá
trình Dạy học môn Ngữ văn phân môn tập làm văn - kiểu bài miêu tả ở trường
THCS Nga Thanh. Song do nhận thức về chuyên đề, về thời gian nên chắc chắn
rằng SKKN sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong được sự quan tâm
góp ý của cấp trên và các bạn đồng nghiệp để tôi rút kinh nghiệm và dạy tốt hơn
môn Ngữ văn ở trường THCS.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ


Nga Sơn, ngày 15 tháng 04 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

19


Đinh Thị Hoài
MỤC LỤC
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

20
21

Nội dung
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.1. Thực trạng.
2.2. Kết quả thực trạng
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề .
3.1. Các bước rèn luyện kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh.
3.2. Tiến trình thực hiện.
3.2.1. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu rõ bản chất của
các kỹ năng.
3.2.2. Hứơng dẫn học sinh cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong
văn miêu tả.
3.2.3. Bài tập luyện các kỹ năng: quan sát, tưởng tượng, so sánh,
nhận xét trong văn miêu tả.
3.2.4 Bài tập thực hành kỹ năng viết đoạn văn hoàn chỉnh của
học sinh
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm .
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
2. Kiến nghị.


Trang
1
1
1
2
2
2
2
3
3
5
5
5
6
6
10
10
13
17
18
18
19

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.
4.

Sách giáo khoa Ngữ văn 6 – Tập II - Nhà xuất bản GD, 2018
Sách giáo viên ngữ văn 6 – Tập II – Nhà xuất bản GD, 2002
Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông – Nhà xuất bản GD, 2003.
Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn – Lê Xuân Soan - Nhà xuất bản Đại học
quốc gia TP Hồ Chí Minh
5. Nguồn In-tơ-nét
6. Các bài viết thực hành của học sinh lớp 6A, 6B trường THCS Nga
Thanh.

21


DANH MỤC
SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP
LOẠI TỪ C TRỞ LÊN.
Họ và tên tác giả: Đinh Thị Hoài.
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THCS Nga Thanh, Nga Sơn, Thanh Hóa
STT
1
2
3
4
5
6
7


Tên SKKN
Lỗi chính tả cho học sinh THCS
nguyên nhân – cách chữa.
Thảo luận nhóm trong dạy học
Ngữ văn ở trường THCS Thị
Trấn
Lỗi và giải pháp khắc phục một
số lỗi về mặt nội dung đoạn văn
của học sinhTHCS.
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy
học Ngữ văn 7
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy
học Ngữ văn 9 ở trường THCS
Nga Hưng.
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy
học Ngữ văn 6 ở trường THCS
Nga Thanh.
Cách làm bài văn nghị luận theo
hướng mở ở trường THCS nga
Thanh.

Xếp loại

Cấp

Năm học

- Loại C

- Cấp tỉnh


2004 -2005

- Loại A

- Cấp huyện

2007-2008

- Loại C

- Cấp huyện

- Loại B

- Cấp huyện

2012 -2013

- Loại B

- Cấp huyện

2013 -2014

- Loại B

- Cấp huyện

2014 -2015


- Loại B

- cấp huyện

2015 -2016

2011 -2012

22



×