BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
ĐINH THỊ PHÚC
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƢỜNG TIỂU HỌC
CHIỀNG SINH - THÀNH PHỐ SƠN LA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Sơn La, năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
ĐINH THỊ PHÚC
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƢỜNG TIỂU HỌC
CHIỀNG SINH - THÀNH PHỐ SƠN LA
Chuyên ngành: Khoa học giáo dục
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Khổng Cát Sơn
Sơn La, năm 2015
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và nghiên cứu đề tài, em nhận đƣợc sự giúp đỡ
to lớn của Ban giám hiệu, Phòng Quản lí khoa học và Quan hệ Quốc tế, các thầy
cô giáo, Ban chủ nhiệm Khoa Tiểu học – Mầm non. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới thạc sĩ Khổng Cát Sơn, ngƣời đã hƣớng dẫn em trong suốt
thời gian thực hiện.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trƣờng tiểu học Chiềng Sinh –
thành phố Sơn La đã giúp đỡ và cố vấn cho em trong suốt quá trình thực hiện đề
tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên K52 Đại học Giáo dục Tiểu
học, bạn bè và ngƣời thân đã quan tâm, động viên giúp đỡ trong suốt quá trình
thực hiện đề tài này.
Em rất mong nhận đƣợc ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên
đóng góp cho đề tài để đề tài đƣợc hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng năm 2015
Tác giả
Đinh Thị Phúc
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 4
3.1. Đối với học sinh ............................................................................................. 4
3.2. Đối với giáo viên ............................................................................................ 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 5
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận..................................................................... 5
5.2. Phƣơng pháp điều tra ..................................................................................... 5
5.3. Phƣơng pháp phân tích, thống kê ................................................................... 5
5.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ............................................................... 6
6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 6
6.1. Đối tƣợng nghiên cứu..................................................................................... 6
6.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 6
7. Giả thuyết khoa học........................................................................................... 6
8. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................. 6
NỘI DUNG........................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: CỞ SỞ LÍ LUẬNVÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 7
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm văn miêu tả ................................................................................ 7
1.1.2. Văn miêu tả trong trƣờng Tiểu học ............................................................. 7
1.1.2.1. Vai trò văn miêu tả trong trƣờng Tiểu học .............................................. 7
1.1.2.2. Sự phân chia thành các kiểu bài miêu tả .................................................. 8
1.1.2.3. Bài tập miêu tả theo một đề bài cho trƣớc ............................................... 8
1.1.3. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 4 đối với viêc dạy học văn miêu tả ....... 9
1.1.3.1. Tri giác ..................................................................................................... 9
1.1.3.2. Chú ý ..................................................................................................... 10
1.1.3.3. Tƣ duy .................................................................................................... 11
1.1.3.4. Hồi tƣởng và tƣởng tƣợng ...................................................................... 11
1.1.3.5. Trí nhớ .................................................................................................... 13
1.1.3.6. Ngôn ngữ ................................................................................................ 13
1.1.3.7. Tình cảm ................................................................................................. 14
1.1.4. Cấu trúc chƣơng trình dạy học văn miêu tả lớp 4. .................................... 15
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................... 15
1.2.1. Thực trạng về việc viết văn miêu tả ở trƣờng Tiểu học ............................ 15
1.2.2. Nguyên nhân ............................................................................................. 18
1.2.3. Thực trạng dạy học Tập làm văn miêu tả của sinh lớp 4 trƣờng Tiểu học
Chiềng Sinh - Thành phố Sơn La ........................................................................ 19
1.2.3.1. Mục đích khảo sát .................................................................................. 19
1.2.3.2. Nội dung khảo sát ................................................................................... 19
1.2.3.3. Phƣơng pháp khảo sát ............................................................................ 19
1.2.3.4. Thời gian và địa bàn khảo sát................................................................. 20
1.2.3.5. Kết quả khảo sát ..................................................................................... 20
1.2.3.6. Kế t luâ ̣n .................................................................................................. 22
TIỂU KẾT ........................................................................................................... 26
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN
MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƢỜNG TIỂU HỌC CHIỀNG
SINH- THÀNH PHỐ SƠN LA......................................................................... 27
2.1. Giúp học sinh hiểu rõ đối tƣợng của văn miêu tả ........................................ 27
2.1.1. Đối tƣợng trong văn miêu tả đồ vật .......................................................... 28
2.1.2. Đối tƣợng miêu tả cây cối ......................................................................... 28
2.1.3. Đối tƣợng miêu tả loài vật......................................................................... 29
2.2. Rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh .................................................... 29
2.2.1. Khái niệm .................................................................................................. 30
2.2.2. Vai trò của quan sát trong văn miêu tả...................................................... 30
2.2.3. Hƣớng dẫn học sinh định hƣớng quan sát................................................. 31
2.2.4. Hƣớng dẫn học sinh quan sát chính xác.................................................... 34
2.3. Hƣớng dẫn học sinh tìm ý, lập dàn ý ........................................................... 35
2.3.1. Hƣớng dẫn học sinh tìm ý ......................................................................... 35
2.3.2. Hƣớng dẫn học sinh lập dàn ý ................................................................... 35
2.4. Hƣớng dẫn học sinh lựa chọn từ ngữ và làm giàu tƣởng tƣợng của các em
trong văn miêu tả ................................................................................................. 42
2.4.1 Tích lũy vốn từ ........................................................................................... 42
2.4.2. Làm giàu trí tƣởng tƣợng .......................................................................... 46
2.5. Rèn kĩ năng viết câu văn trong bài tập làm văn cho học sinh ...................... 46
2.5.1. Kĩ năng viết những câu văn sinh động, gợi tả, gợi cảm, giàu hình ảnh và
nhạc điệu.............................................................................................................. 47
2.5.2. Kỹ năng viết đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý ........................ 49
2.5.3. Rèn kĩ năng viết bài văn có bố cục chặt chẽ, có lời văn phù hợp với yêu
cầu nội dung, thể loại và kiểu bài ........................................................................ 51
2.5.4. Biết diễn đạt câu văn (nói, viết) trọn ý, sắp xếp các ý, các câu văn lôgic;
biết kiểm tra, rà soát lại bài viết về nội dung, cách diễn đạt ............................... 52
2.6. Hƣớng dẫn học sinh xây dựng bố cục của bài văn, xây dựng mở bài, thân
bài, kết bài trong văn miêu tả .............................................................................. 52
TIỂU KẾT ........................................................................................................... 55
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM.................................... 57
3.1. Mục đić h thể nghiê ̣m.................................................................................... 57
3.2. Đối tƣợng, điạ bàn, thời gian thể nghiê ̣m .................................................... 58
3.3. Phƣơng pháp thể nghiê ̣m.............................................................................. 58
3.4. Nô ̣i dung thể nghiê ̣m .................................................................................... 59
3.5. Kế t quả thể nghiê ̣m ...................................................................................... 59
TIỂU KẾT .......................................................................................................... 60
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bƣớc vào thế kỷ XXI- Thế kỷ của cách mạng khoa học công nghệ, mở ra
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Trên thế giới, những công trình khoa học, mạng
lƣới công nghiệp và nền giáo dục đƣợc coi là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự
phát triển của đất nƣớc. Với Việt Nam, bƣớc vào thời kỳ công nghiệp hoá- hiện
đại hoá là cơ hội nhƣng cũng chứa nhiều thử thách đối với đất nƣớc và con
ngƣời thời đại mới. Những sự thay đổi đó đã tác động vào giáo dục, đòi hỏi phải
có đổi mới trong tƣ duy giáo dục, phải tiến hành cải cách giáo dục, đƣa giáo dục
đi trƣớc một bƣớc, "đi tắt đón đầu" nhằm tạo ra những con ngƣời có trình độ,
năng động, sáng tạo đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc.
Ở nƣớc ta Đảng và Nhà nƣớc rất coi trọng nền giáo dục quốc dân coi
"giáo dục là quốc sách hàng đầu". Giáo dục là nhân tố quan trọng nhất, là động
lực, mục tiêu cho sự phát triển bền vững của xã hội. Theo điều 28, luật giáo dục
năm 2005: "Phƣơng pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo cho học sinh, phù hợp với đặc diểm của từng lớp, môn học, bồi
dƣỡng phƣơng pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú
cho học sinh". Do đó, đổi mới giáo dục là vấn đề cấp bách và cần thiết trong sự
nghiệp giảng dạy và học tập nhằm nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dƣỡng nhân tài cho đất nƣớc.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc tiểu học đóng vai trò là tiền đề,
nền tảng. Vì vậy, phải chú trọng chăm lo để hình thành cho các em có những
hiểu biết ban đầu chính xác, vững chắc làm cơ sở cho những bậc học cao hơn,
góp phần phát triển trí tuệ, đạo đức hình thành nhân cách con ngƣời mới.
Trong chƣơng trình ở tiểu học, môn tiếng Việt đƣợc coi là một trong
những môn học chính có vai trò rất quan trọng. Dạy môn tiếng Việt ở tiểu học
giúp cho học sinh sử dụng thành thạo các kỹ năng tiếng Việt đó là kĩ năng nghe,
nói, đọc, viết để phục vụ trong quá trình học tập và giao tiếp.
1
Môn tiếng Việt ở tiểu học bao gồm nhiều phân môn ( Học vần, Tập viết,
Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn). Mỗi phân môn
đều chứa đựng một đơn vị kiến thức chúng bổ trợ cho nhau, nó nhƣ là một sợi
chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình học tập môn tiếng Việt. Trong đó, phân môn
Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng, rèn cho học sinh kỹ năng sản sinh ra
ngôn bản, sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kĩ năng mà
các phân môn khác đã hình thành. Do vậy, phân môn Tập làm văn đã thực hiện
mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử
dụng tiếng Việt để giao tiếp, tƣ duy, học tập. Đối với học sinh tiểu học biết nói
đúng, viết đúng, diễn đạt mạch lạc đã khó. Để nói hay, viết hay có cảm xúc, giàu
hình ảnh lại còn khó hơn nhiều. Cái khó ấy chính là cái đích cần đạt tới của
ngƣời học trong phân môn Tập làm văn.
Chƣơng trình Tập làm văn ở tiểu học chủ yếu là dạy văn miêu tả. Ngay từ
những lớp đầu cấp cụ thể ở lớp 2,3 các em đã đƣợc làm quen với loại văn này
khi học sinh tập cách quan sát và trả lời các câu hỏi về những sự vật, hiện tƣợng
ở xung quanh. Sang đến lớp 4 các em đã biết thế nào là văn miêu tả, biết cách
quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn, cách liên kết các đoạn văn thành bài
văn. Tuy nhiên trong thực tế, quá trình thực hành kĩ năng viết văn miêu tả còn
yếu thậm chí còn chƣa đạt yêu cầu. Mà nhiệm vụ quan trọng đối với học sinh
lớp 4 đòi hỏi học sinh phải có kiến thức và kĩ năng viết văn miêu tả một cách
tổng hợp, hoàn thiện để làm cơ sở, nền tảng cho quá trình học tập ở những bậc
học cao hơn, đó là mục tiêu cần đạt trong phân môn Tập làm văn ở tiểu học.
Để hoàn thành bài văn miêu tả, đối với học sinh lớp 4 thƣờng rất khó khăn.
Do nhiều nguyên nhân nhƣ do học sinh tiểu học còn ham chơi, khả năng tập
trung chú ý quan sát chƣa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chƣa phát triển
tốt,....Ngoài ra, trƣờng tiểu học Chiềng Sinh- Sơn la là trƣờng có điều kiện dạy
học tốt, đội ngũ giáo viên giảng dạy nhiệt tình nhƣng do số lƣợng học sinh dân
tộc thiểu số tƣơng đối đông, vốn từ ngữ của các em còn hạn chế. Vì thế, khi viết
văn học sinh thiếu hiểu biết về đối tƣợng miêu tả hoặc không biết cách diễn đạt
điều muốn tả.
2
Mặt khác đối với giáo viên, đây cũng là loại văn khó dạy. Giáo viên còn
thiếu linh hoạt trong vận dụng phƣơng pháp và chƣa sáng tạo trong việc tổ chức
các hoạt động học tập của học sinh. Vì vậy, không phải dạy loại văn nào cũng
đạt hiệu quả cao và cũng không phải giáo viên nào cũng dạy tốt văn miêu tả.
Việc tìm ra các phƣơng pháp để hƣớng dẫn học sinh quan sát, tìm ý, lập dàn ý,
viết đoạn văn và cách liên kết các đoạn văn thành một bài văn,...của giáo viên
còn nhiều hạn chế.
Với những lý do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp rèn
kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 trƣờng tiểu học Chiềng Sinh- Thành
phố Sơn La"
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phân môn Tập làm văn có vai trò rất quan trọng trong chƣơng trình môn
Tiếng Việt cũng nhƣ trong sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.
Phân môn này đƣợc chia thành nhiều kiểu bài khác nhau, mỗi kiểu bài có vị trí
và vai trò nhất định trong việc cung cấp kiến thức cho các em. Đối với phân môn
Tập làm văn ở tiểu học, văn miêu tả có vị trí đặc biệt quan trọng. Trong thực tế,
hiện nay có rất nhiều nhà giáo dục đã tiến hành các công trình nghiên cứu rèn kĩ
năng làm văn trong đó có văn miêu tả, để nâng cao chất lƣợng dạy và học phân
môn Tập làm văn nói chung và viết văn miêu tả nói riêng.
Trong các tài liệu " Bồi dƣỡng giáo viên" (NXB GD- 2004, 2005, 2006), đã
đề cập đến một số yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần phải
nắm đƣợc trong phân môn Tập làm văn. Qua đó, đề xuất các biện pháp dạy học
Tập làm văn theo nội dung khá đa dạng và phong phú cho giáo viên tiểu học.
Cuốn "Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt" (giáo trình đào tạo giáo viên tiểu
học hệ cao đẳng sƣ phạm và sƣ phạm 12/2) của tác giả Đào Ngọc- Nguyễn
Quang Ninh đã đƣa ra cách cảm thụ văn học cho học sinh.
Cuốn "Phƣơng pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học" (tài liệu đào tạo giáo
viên- 2007 của Bộ GD và ĐT), dự án phát triển giáo viên tiểu học đã tổ chức
biên soạn các môđun đào tạo giáo dục trong đó có nêu ra các phƣơng pháp dạy
3
học cũng nhƣ quy trình dạy học phân môn Tập làm văn theo chƣơng trình sách
giáo khoa ở tiểu học.
Cuốn " Phƣơng pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp tiểu học"
(NXB GD- 2006 của Bộ GD và ĐT), dự án phát triển giáo viên tiểu học đề cập
đến các mục tiêu cơ bản của dạy Tập làm văn cho học sinh dân tộc thiểu số, chỉ
ra một số hạn chế trong việc thực hiện yêu cầu phân môn Tập làm văn ở vùng
dân tộc nhƣ thế nào.
Cuốn "Dạy văn cho học sinh tiểu học" (NXB GD- 1997), tác giả Hoàng
Bình đã có những đề xuất giúp giáo viên tiểu học hƣớng dẫn học sinh cảm nhận
đƣợc cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học.
Cuốn "Đổi mới dạy học ở tiểu học" (NXB GD- 2005 của Bộ GD và ĐT),
dự án phát triển giáo viên tiểu học. Cuốn này giúp bạn đọc nắm đƣợc những đổi
mới trong nội dung và phƣơng pháp dạy môn Tập làm văn theo chƣơg trình
SGK mới.
Nhìn chung, các tác giả đều đã đề cập tới những vấn đề chung nhất dạy
học môn tiếng Việt ở tiểu học theo chƣơng trình mới cũng nhƣ đƣa ra các biện
pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học của từng phân môn, trong đó có
phân môn Tập làm văn. Tuy nhiên, các tác giả chƣa đề cập nhiều đến vấn đề rèn
kỹ năng cho học sinh ở một trƣờng tiểu học cụ thể cũng nhƣ học sinh thiếu hụt
kiến thức viết văn miêu tả.
Vì vậy, những công trình nghiên cứu trên là những tiền đề lí luận quan
trọng để tôi lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho
học sinh lớp 4 trƣờng tiểu học Chiềng Sinh- Thành phố Sơn La" làm vấn đề
nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Đối với học sinh
- Hiểu rõ các loại văn miêu tả trong chƣơng trình Tập làm văn lớp 4.
- Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý.
- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lƣu loát,
mạch lạc.
4
- Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Bồi dƣỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết quý trọng, bảo vệ những gì
xung quanh các em.
- Giúp các em có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả ở những bậc học
tiếp theo.
3.2. Đối với giáo viên
- Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4 để vận
dụng phƣơng pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt.
- Tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc kết kinh nghiệm trong giảng dạy Tập
làm văn nói chung và trong dạy học sinh viết văn miêu tả nói riêng.
- Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ đề tài hƣớng tới là:
- Tìm hiểu mục tiêu, nội dung dạy- học văn miêu tả lớp 4.
- Thực trạng dạy- học văn miêu tả ở lớp 4.
- Một số biện pháp dạy học văn miêu tả lớp 4.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
- Đọc tài liệu liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu nội dung chƣơng trình Tập làm văn 4 mạch kiến thức: Dạy
viết văn miêu tả.
5.2. Phƣơng pháp điều tra
Đƣợc tiến hành dƣới các hình thức:
- Dùng phiếu điều tra.
- Trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh.
- Dự giờ tiết dạy Tập làm văn ở trƣờng tiểu học Chiềng Sinh- Thành phố
Sơn La để tìm hiểu thực trạng việc dạy và học, hình thức và phƣơng pháp giáo
dục của giáo viên.
5.3. Phƣơng pháp phân tích, thống kê
Tổng hợp các số liệu điều tra từ thực tế để phân tích làm cơ sở thực tiễn
cho việc đề xuất biện pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4.
5
5.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
Từ các phƣơng pháp đã nêu tiến hành áp dụng vào từng bài, giáo viên đƣa
ra các phƣơng pháp để rèn kỹ năng viết văn miêu tả. Tiến hành thực nghiệm
tại trƣờng tiểu học Chiềng Sinh- Thành phố Sơn La để rút ra đƣợc tính khả thi
của đề tài.
6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu một số biện pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả lớp 4.
- Thể loại văn miêu tả lớp 4.
6.2. Phạm vi nghiên cứu
- Các dạng văn miêu tả ở lớp 4: Miêu tả cây cối, miêu tả đồ vật, miêu tả
con vật.
- Thực trạng dạy- học viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 trƣờng tiểu học
Chiềng Sinh- Thành phố Sơn La.
7. Giả thuyết khoa học
Tìm hiểu biện pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 là một
vấn đề còn nhiều khó khăn đƣợc giáo viên tiểu học quan tâm. Nếu các biện pháp
tôi đề xuất chứng minh đƣợc tính khả thi, thì sẽ góp phần rèn luyện kỹ năng tập
làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 nói riêng và góp phần nâng cao hiệu quả dạy
học môn Tiếng Việt nói chung ở tiểu học. Mong muốn đề tài sẽ là tài liệu cho
sinh viên khoa Tiểu học- Mầm non trong quá trình học tập, nghiên cứu, rèn
luyện nghiệp vụ sƣ phạm.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, mẫu phiếu điều tra,
phần nội dung của đề tài gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chƣơng 2: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp
4 trƣờng tiểu học Chiềng Sinh- Thành phố Sơn La.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.
6
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CỞ SỞ LÍ LUẬNVÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm văn miêu tả
Theo Đào Duy Anh trong Hán Việt tự điển, miêu tả là "lấy nét vẽ hoặc câu văn
để biểu hiện cái chân tƣớng của sự vật ra". Trong văn miêu tả, ngƣời ta không
đƣa ra những lời nhận xét chung chung, những lời đánh giá trừu tƣợng về sự vật
nhƣ : Cái cặp này cũ, cái bàn này hỏng,... Văn miêu tả vẽ ra các sự vật, sự việc,
hiện tƣợng, con ngƣời... bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể.
Văn miêu tả giúp ngƣời đọc nhìn rõ chúng, tƣởng nhƣ mình đang xem tận
mắt, bắt tận tay. Tuy nhiên hình ảnh một cánh đồng, một dòng sông, một con
vật, một con ngƣời... do văn miêu tả tạo nên không phải là một bức tranh chụp
lại, sao chép lại một cách vụng về. Nó là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế,
những rung động sâu sắc ngƣời viết đã thu lƣợm đƣợc khi quan sát cuộc sống.
Sự miêu tả trong văn chƣơng có ƣu thế riêng so với sự miêu tả bằng màu
sắc, đƣờng nét của hội họa. Dùng ngôn ngữ, văn chƣơng có thể miêu tả sự vật
trong một quá trình vận động, có thể tả những thứ vô hình nhƣ âm thanh, tiếng
động, hƣơng vị... hay tƣ tƣởng, tình cảm thầm kín của con ngƣời.
1.1.2. Văn miêu tả trong trƣờng Tiểu học
1.1.2.1. Vai trò văn miêu tả trong trƣờng Tiểu học
Hiện nay văn miêu tả đƣợc đƣa vào chƣơng trình phổ thông ngay từ các
đầu bậc Tiểu học. Từ lớp 2, khi tập quan sát tranh để trả lời câu hỏi, các em đã
bắt đầu làm quen với văn miêu tả. Tại sao cần cho các em học sinh Tiểu học học
văn miêu tả ? Có thể nêu nhiều lí do: vì văn miêu tả phù hợp với đặc điểm tâm lí
tuổi thơ (ƣa quan sát, thích nhận xét, sự nhận xét bằng cảm tính...) ; góp phần
nuôi dƣỡng mối quan hệ và tạo nên sự quan tâm của các em với thế giới xung
quanh trong đó quan trọng nhất là với thiên nhiên ; góp phần giáo dục tình cảm
thẩm mĩ, lòng yêu cái đẹp ; góp phần phát triển ngôn ngữ ở trẻ...
7
Học văn miêu tả học sinh có thêm điều kiện để tạo nên sự thống nhất giữa
tƣ tƣởng và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con ngƣời với thiên nhiên, với xã
hội, để khơi ngợi ra những tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ cao thƣợng, đẹp đẽ...Xukhôm-xkin nhà giáo dục Xô Viết cho rằng "việc học sinh tiếp xúc với thiên
nhiên, việc dạy các em miêu tả cảnh vật nhìn thấy, nghe thấy... là con đƣờng có
hiệu quả nhất để giáo dục các em và phát triển ngôn ngữ ở trẻ".
1.1.2.2. Sự phân chia thành các kiểu bài miêu tả
Trong văn học, khi bàn đến vấn đề miêu tả, ngƣời ta có nói đến tả ngƣời,
tả cảnh, tả vật... nhƣng không nâng lên thành kiểu bài với những tiêu chuẩn quy
phạm. Việc sử dụng đan xen miêu tả với tƣờng thuật, miêu tả với kể chuyện...
làm cho các bài văn miêu tả trong tác phẩm văn học thƣờng không dài và giữ vai
trò điểm xuyết vào quá trình phát triển của các tình tiết. Những đoạn văn miêu tả
dài và hoàn chỉnh nhƣ một đơn vị độc lập ít thấy.
Đƣa vào nhà trƣờng, miêu tả đƣợc học thành một loại văn. Học sinh học
và làm những bài tập miêu tả hoàn chỉnh thành một văn bản. Căn cứ vào đối
tƣợng đƣợc miêu tả, ngƣời ta chia văn miêu tả thành nhiều kiểu. Hiện nay học
sinh Tiểu học đƣợc học các kiểu bài: tả đồ vật, tả loài vật, tả cây cối, miêu tả
cảnh, miêu tả ngƣời.
1.1.2.3. Bài tập miêu tả theo một đề bài cho trƣớc
Ở bậc Tiểu học, lần đầu tiên học sinh đƣợc học văn miêu tả. Các em gặp
nhiều khó khăn cả về tri thức và phƣơng pháp, hiểu biết và cảm xúc về đối
tƣợng miêu tả. Các em lấy đâu ra hiểu biết về cây đang ra hoa, ra quả, về anh
công nhân đang xây nhà... nếu không đƣợc quan sát? Hầu nhƣ các em sẽ không
gì hồi tƣởng về các đối tƣợng miêu tả nếu liền ngay trƣớc tiết làm bài văn các
em không đƣợc đến tận nơi xem xét, nhận xét. Ngoài ra, miêu tả theo đầu bài
cho sẵn liệu các em có cảm xúc để làm bài không? Những khó khăn về nội dung
càng đƣợc nâng lên do các em chƣa nắm đƣợc phƣơng pháp quan sát, bố cục bài
miêu tả, sử dụng ngôn ngữ miêu tả. Vì thế cần xem xét các bài miêu tả ở Tiểu
học là những bài tập ban đầu rèn kĩ năng miêu tả. Có nhƣ vậy việc đánh giá mới
phản ánh đúng yêu cầu của chƣơng trình và có tác dụng động viên học sinh.
8
1.1.3. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 4 đối với viêc dạy học văn
miêu tả
1.1.3.1. Tri giác
Bắt đầu đến trƣờng Tiểu học, trẻ tri giác không chủ định là chủ yếu, chƣa
có kĩ năng điều khiển tri giác của mình, bị quy định bởi những đặc điểm của
chính đối tƣợng, những gì tƣơng phản rõ rệt của đối tƣợng xunng quanh, chƣa
có khả năng xem xét đối tƣợng một cách tỉ mỉ và chi tiết.
Vào cuối lứa tuổi học sinh Tiểu học, quá trình tri giác có những biến đổi
quan trọng. Các em nắm đƣợc kĩ thuật tri giác, học đƣợc cách nhìn, cách nghe,
học đƣợc cách phân biệt những dấu hiệu chủ yếu, quan trọng, cách nhìn thấy
nhiều chi tiết trong một đối tƣợng. Vì vậy tri giác đã trở thành một quá trình
phân hóa và biến thành quá trình có đích hƣớng, đƣợc điều khiển, có ý thức, ở
trình độ này tri giác có tính chủ định đã phát triển, có liên quan đến sự phát triển
quan sát ở học sinh.
Khi quan sát đối tƣợng cụ thể, nếu chỉ dùng mắt thì các em sẽ nhận thức
đối tƣợng phiến diện, bài làm sẽ nghèo và tẻ nhạt. Muốn tri giác đối tƣợng một
cách trọn vẹn, học sinh phải biết phối hợp nhẹ nhàng linh hoạt các giác quan để
quan sát (biết dùng mắt để phân biệt hình khối, màu sắc, biết dùng tai để nhận
biết ra âm thanh nhịp điệu, dùng mũi để phân biệt các mùi khác nhau, nhờ có
cảm xúc mà biết đƣợc nóng lạnh, cứng mềm, nhờ lƣỡi mà biết đƣợc mặn nhạt,
chua cay...). Học sinh biết quan sát bằng nhiều giác quan sẽ nhìn ra đối tƣợng
một cách trọn vẹn, bài làm giàu ý, giàu lời, tƣ duy sinh động trong sáng.
Ví dụ: Khi quan sát con mèo mƣớp, nhờ mắt và tay, các em nhận ra: "Bộ
lông mèo mƣớp màu xám tro, mịn mƣợt nhƣ nhung". Quan sát nhằm tìm ra
những nét riêng biệt, tiêu biểu của từng con vật, đồ vật, cây cối. Nếu quan sát
kĩ học sinh sẽ thấy "Mắt mèo tròn xoe và sáng quắc khác với mắt hạt cƣờm bé
tí xíu của chú gà con , mắt mèo thì lanh lợi, mắt trâu thì lờ đờ, thấy chú gà
chắc khỏe, chú heo chậm chạp nặng nề...hay khi quan sát cây bút chì nhờ mắt
và mũi học sinh nhận ra: "Cây bút chì tròn trĩnh xinh xắn, còn thơm mùi gỗ
và nƣớc sơn".
9
Khi quan sát hàng loạt các chi tiết, ấn tƣợng đƣợc ngƣời quan sát thu
nhận, nhƣng không phải toàn bộ các chi tiết tài liệu đó đƣợc đƣa vào bài. Cần
phải chọn lọc. “Một bài miêu tả tốt nhất không phải là miêu tả với nhiều sự vật
nhất mà phải miêu tả dẫn đến cảm giác mãnh liệt nhất, không phải là vấn đề
đƣa vào nhiều chi tiết mà là diễn đạt các chi tiết có góc cạnh, sinh động. Cƣờng
độ cảm xúc (gây đƣợc cho ngƣời đọc) nằm trong chất lƣợng và trong sự chọn
lọc điều gì mình muốn nói ra. Vì vậy, ta phải chọn lọc các nét có tính chất tạo
hình, tạo thành hình ảnh và khung cảnh. Cái chi tiết này thu đƣợc do sự quan
sát nhạy bén, độc đáo. Chúng làm lộ ra những gì chân thực nhƣng ít đƣợc sự
chú ý, những gì (ngƣời đọc) nhìn rất rõ và rất có ấn tƣợng”.
Muốn tìm nét riêng biệt, ngƣời quan sát phải biết tập trung vào trọng tâm
nhất định nào đó. Nếu để sự quan sát dàn trải trên khắp đối tƣợng thì sẽ khó nhìn
ra nét tiêu biểu của sự vật, quan sát lan man còn dẫn đến kể lể dài dòng những
chi tiết không cần thiết. Quan sát trọng tâm còn tạo ra thuận lợi bỏ thô lấy tinh,
học sinh biết đƣa vào bài những nét tiêu biểu nhất, sinh động nhất của đối tƣợng.
Quan sát tốt còn phải đảm bảo quan sát theo thứ tự. Tùy theo đối tƣợng mà giáo
viên hƣớng dẫn học sinh chọn chi tiết nào, bộ phận nào nổi bật nhất quan sát
trƣớc và quan sát kĩ... sau đó quan sát tiếp các bộ phận khác.
Ví dụ: Khi miêu tả chiếc cặp sách em học sinh viết "Nhìn cái cặp sao mà
thích thế. Những đƣờng vân nổi lên trông nhƣ một thứ da tuyệt đẹp. Xoa tay vào
mặt cặp thấy nhẵn thín, mát rời rợi. Thú nhất cặp lại có quai cẩn thận. Khi nào
không muốn cắp nách thì em xách tay cũng đƣợc. Cặp lại có hai cái khóa mạ
kền sáng loáng. Em lần lƣợt kéo hai mẩu khóa đóng lại kêu tanh tách".
1.1.3.2. Chú ý
Trong lứa tuổi học sinh Tiểu học, chú ý không chủ định chiếm ƣu thế.
Những gì mang tính mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ, mới lạ, ít gặp khác thƣờng dễ dàng
lôi cuốn sự chú ý của các em, không có sự nỗ lực của ý chí. Sự tập trung chú ý
của học sinh thiếu bền vững do quá trình ức chế ở bộ não của các em còn yếu.
Do vậy, chú ý của các em còn bị phân tán.
10
Ví dụ: Cũng quan sát một con ngƣời, một cảnh, một hoạt động... có ngƣời
thấy đẹp, có ngƣờ thấy xấu, ngƣời thấy thích thú, ngƣời thấy thản nhiên. Một
ngƣời lớn chú ý đến đặc điểm này nhƣng một em bé lại say mê các đặc điểm
khác (ngƣời lớn có thể chẳng để ý gì đến một con dế, một con bọ ngựa, một con
ve sầu... nhƣng các em nhỏ lại say sƣa nhìn, chơi với nó).
Do sự chú ý của các em còn "chƣa có chủ định" các em thƣờng hay quên
mục đích quan sát nên thƣờng quan sát lan man. Thƣờng thì các em không chú ý
đến toàn bộ đối tƣợng mà chỉ chú ý đến bộ phận, đến màu sắc, âm thanh, hình
dạng lạ. Cái gì các em thích mắt thì nhìn lâu, cái gì không thích mắt thì nhìn
thoáng qua. Cuối cùng các em không nắm đƣợc đặc điểm chính. Vì vậy giáo
viên cần hƣớng dẫn học sinh nắm mục đích yêu cầu quan sát.
1.1.3.3. Tƣ duy
Tƣ duy là một quá trình tâm lý, nhƣng khác với quá trình nhận thức cảm
tính, quá trình tƣ duy phản ánh những dấu hiệu, bản chất, những mối liên hệ
chung của các sự vật, hiện tƣợng khách quan. Theo các nhà tâm lí học thì sự
phát triển tƣ duy của học sinh Tiểu học trải qua theo hai giai đoạn cơ bản. Đó là
giai đoạn từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng.
Đặc điểm của giai đoạn trực quan sinh động : là giai đoạn trực tiếp quan
sát thế giới xung quanh bằng các giác quan, chỉ hiểu biết đƣợc hiện tƣợng, hình
thức bên ngoài, biết đƣợc cái riêng lẻ của sự vật, biết đƣợc cái ngẫu nhiên.
Đặc điểm của giai đoạn tƣ duy trừu tƣợng: là giai đoạn gián tiếp quan sát
về sự vật bằng các thao tác tƣ duy (diễn ra trong đầu : phân tích, tổng hợp lại,
khái quát rút ra cái chung sự vật ) nhƣng ngƣời ta nắm đƣợc bản chất, nội dung
cái chung, cái tất nhiên. hiện tƣợng, hình thức bên ngoài, biết đƣợc cái riêng lẻ
của sự vật, biết đƣợc cái ngẫu nhiên.
1.1.3.4. Hồi tƣởng và tƣởng tƣợng
Hồi tƣởng và tƣởng tƣợng là một đặc điểm cần thiết cho học sinh trong
việc viết văn miêu tả, muốn viết một bài văn miêu tả sinh động các em phải
biết hồi tƣởng và tƣởng tƣợng. Làm văn miêu tả không phải lúc nào cũng có
đối tƣợng trƣớc mắt để rồi thực hiện cách thức "bút chì cầm tay, ghi chép tại
hiện trƣờng".
11
Ngay đối với học sinh Tiểu học cũng thế. Tả cái cặp của em, có thể quan
sát cái cặp ngay tại lớp và tả. Nhƣng tả cây bàng mùa thu đang thay lá, tả con
trâu, con lợn, tả cảnh nhà ga lúc tàu đến hay đi... thì không thể mang thứ đó đến
lớp. Lúc đó phải sử dụng hồi tƣợng. Phải huy động những hiểu biết, các nhận
xét, các cảm xúc... đã có trong quá khứ về đối tƣợng miêu tả để làm bài.
Hồi tƣởng là cách nhìn gián tiếp sự vật, là phục hồi sự nhìn trực tiếp bằng
cách gợi nhớ, là cách "thì thầm". Bài miêu tả sẽ tốt nếu hình ảnh sự vật đƣợc gợi
lên trong tâm trí các em đã hoàn chỉnh, nghĩa là sau khi các em đã hình dung
đầy đủ sự vật. Lúc ấy dù dùng hồi tƣởng, các em vẫn có thể có đầy đủ tƣ liệu
chính xác về sự vật cần miêu tả. Những chi tiết ghi nhận đƣợc tại chỗ sẽ trở lại
với các em, rõ nét và gây ấn tƣợng.
Nhờ biết sử dụng hồi tƣởng một học sinh Tiểu học đã viết đƣợc những
dòng tả cây phƣợng vĩ có sức tạo hình trong một bài thi : “Dƣới vòm lá, chim
kéo về hót ríu rít. Cành phƣợng tràn đầy tiếng hót và đỏ rực màu đằm thắm. Chỉ
cần một làn gió nhẹ thổi hay một chú chim đến đậu là có ngay mấy bông hoa
rụng. Chúng em đua nhau hò hét, đuổi theo những đóa hoa lìa cành chênh
chếch bay nghiêng. Nhặt đƣợc hoa, em bỏ vào cái lãng nhỏ xinh xinh, ngoắc
trên tay rồi chơi bán hàng, bày chúng lên những “bát miến” bằng lá cây thái
nhỏ đơm trên lá đa”.
Khi quan sát và hồi tƣởng học sinh thƣờng từ những chi tiết mình quan sát
đƣợc nhớ tới hình ảnh này, hình ảnh khác tƣơng tự. Đó là quá trình tƣởng tƣợng
và liên tƣởng. Nhờ tƣởng tƣợng, liên tƣởng phong phú, táo bạo, sinh động, tạo
nên sức hấp dẫn cho đoạn văn miêu tả, có tác động mạnh tới ngƣời đọc.
Ví dụ: Có em học sinh ngắm cây chuối (dùng mắt quan sát) nhận thấy:
"Chiếc lá chuối ở giữa vƣơn cao, mở to (đặc điểm thu nhận đƣợc) nhƣ một cánh
buồm no gió của chiếc thuyền đang lƣớt đi giữa con sông lớn" (liên tƣởng).
Trí tƣởng tƣợng của học sinh rất bay bổng, phóng khoáng và chƣa bị hạn
chế bởi hình ảnh hiện thực trực quan, mặc dù dựa trên những hình ảnh trực quan
hiện thực và vốn kinh nghiệm của bản thân. Các em có thể tƣởng tƣợng ra
những hình ảnh độc đáo. Vì vậy, giáo viên cần tổ chức dạy học cho học sinh
12
theo hƣớng tích cực nhƣ cho học sinh quan sát các sự vật, hiện tƣợng, mô hình
cụ thể cũng nhƣ cho học sinh làm bài tập mở giúp học sinh phát triển tốt hơn trí
tƣởng tƣợng của mình.
1.1.3.5. Trí nhớ
So với lứa tuổi mẫu giáo thì ở học sinh Tiểu học ghi nhớ không chủ định
giữ vai trò to lớn trong học tập (các em chƣa hiểu rõ phải ghi nhớ cái gì), cái em
ghi nhớ không cần nỗ lực đặc biệt khi hành động với tài liệu đó. Ở Tiểu học, các
em đã hình thành ghi nhớ có chủ định, ở đầu bậc Tiểu học các em ghi nhớ một
cách máy móc dễ ghi nhớ những gì không hiếu đến từng chữ. Do ngôn ngữ của
các em còn hạn chế, việc ghi nhớ từng câu, từng chữ trong bài dễ dàng hơn sử
dụng ngôn ngữ của mình. Từ lớp 3 - 4 các em đã biết ghi nhớ có ý nghĩa vì học
sinh đã có vốn từ nhất định để trình bày lại những thông tin đã ghi nhớ đƣợc
theo cách hiểu của mình. Do đó, giáo viên cần phải hình thành biện pháp ghi
nhớ có ý nghĩa theo điểm tựa cho học sinh.
Ví dụ: Giáo viên cho học sinh xem bức tranh vẽ con thỏ. Các em khen con
thỏ đẹp quá, nhƣng khi giáo viên cất bức tranh đi và yêu cầu học sinh miêu tả
lại, các em sẽ không nhớ rõ từng chi tiết và thƣờng hỏi lại: mắt thỏ thế nào có
màu gì? lông thỏ màu gì?.
1.1.3.6. Ngôn ngữ
Khi đi học, trẻ đã nắm đƣợc hình thức mới của hoạt động của ngôn ngữ,
đó là ngôn ngữ viết. Sự nắm ngôn ngữ viết và sự phát triển tiếp theo của ngôn
ngữ nói có tính chất lôgic, có sức truyền cảm, đảm bảo cho trẻ có khả năng để
nhận thức thực và để giao thiệp rộng rãi.
Ngôn ngữ của học sinh Tiểu học phát triển mạnh cả về ngữ âm, ngữ pháp
và từ ngữ. Các em đã nắm đƣợc một số quy tắc cơ bản khi nói và viết. Tuy
nhiên, giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh tích lũy vốn từ ngữ miêu tả qua các bài
tập đọc và lựa chọn vốn từ ngữ khi miêu tả. Các tiết học từ ngữ cũng là một dịp
để giáo viên giúp các em không chỉ hiểu rõ nghĩa của từ mà còn mở rộng chúng
khi tìm các từ ngữ gần nghĩa hoặc trái nghĩa.
13
Ví dụ: Từ ngữ gần nghĩa với từ "gầy" khi nói về hình dáng của một ngƣời
nhƣ: "khô đét, xƣơng xẩu, hom hem, lép kẹp..."
Bên cạnh tính từ “đẹp” còn hàng loạt các từ ngữ khác : “trông dễ mến,
xinh, xinh xắn, xinh xẻo, dễ coi…”
Vốn từ ngữ của học sinh lớp 4 ngày càng đƣợc tích lũy đa dạng và phong
phú. Các em đã biết cách diễn đạt để câu văn sinh động và giàu cảm xúc hơn.
Ví dụ: Một học sinh nêu : “Mái tóc đen nhánh ôm lấy gƣơng mặt hồng
hào của cô, thật dễ mến.”
Một học sinh khác sửa lại; “Mái tóc đen nhánh mƣợt mà nhƣ dòng suối
ôm lấy khuôn mặt trái xoan hồng hào của cô, thật dễ mến.”
1.1.3.7. Tình cảm
Tình cảm có vai trò quan trọng trong đới sống tâm lí nói chung và nhân
cách nói riêng. Đối với học sinh Tiểu học nó là một khâu quan trọng để gắn liền
nhận thức với hành động của học sinh. Tình cảm tích cực không chỉ kích thích
trẻ nhận thức mà còn thúc đẩy trẻ hoạt động. Trong giáo dục Tiểu học, nếu nhƣ
quá quan tâm sự phát triển của trí tuệ mà xem nhẹ giáo dục tình cảm thì sẽ làm
cho nhân cách của các em phát triển không toàn diện. Trí tuệ phát triển cao là cơ
sở tốt cho tình cảm, ý chí phát triển.
Học sinh Tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm xúc cảm của
mình. Tính dễ xúc cảm đƣợc thể hiện trƣớc hết ở các quá trình nhận thức, tri
giác, tƣởng tƣợng, tƣ duy. Học sinh dễ xúc cảm, đồng thời hay xúc động. Vì thế,
các em yêu mến một cách chân thực cây cối, con vật, đồ vật... và trong các bài
văn của mình các em thƣờng xuyên nhân cách hóa chúng. Khi các em nhận
đƣợc lời khen của thầy cô giáo thì niềm sung sƣớng thể hiện trên nét mặt, nụ
cƣời, hành vi cử chỉ. Khi bị điểm kém hơn các bạn, bị một lời chê trách của thầy
cô các em buồn và có thể bật khóc trƣớc bạn bè.
Học sinh Tiểu học còn chƣa biết kiềm chế những tình cảm của mình, chƣa
biết kiểm tra sự thể hiện tình cảm ra bên ngoài . Các em dễ bộc lộ tình cảm một
cách tự nhiên, chân thực. Vì vậy trong giờ học các em hay mất trật tự.
14
Từ những đặc điểm này, trong dạy học và giáo dục, chúng ta cần khơi gợi
những cảm xúc tự nhiên của các em, đồng thời khéo léo, tế nhị rèn luyện cho các
em khả năng tự mình làm chủ tình cảm của mình, không đƣợc đè nén hoặc có
những lời nói, việc làm gây xúc động mạnh hoặc hƣng phấn. Vì vậy trong việc
rèn kĩ năng viết văn miêu tả, giáo viên cần phải bồi dƣỡng tình cảm, xúc cảm cho
các em khi quan sát một đối tƣợng trong cuộc sống xung quanh có nhƣ vậy bài
văn của các em mới giàu tình cảm, cảm xúc gây hứng thú cho ngƣời đọc.
Để có đƣợc bài văn hay không thể thiếu đƣợc cảm xúc của ngƣời viết,
cảm xúc không chỉ bộc lộ ở phần kết luận mà còn đƣợc thể hiện trong từng câu,
từng đoạn của bài văn.
Ví dụ: Đề bài “Tả cụ già mà em kính yêu” có em nêu: “Bà gần gũi,
chăm sóc chu đáo nhƣ một bà tiên hiền hậu, muốn mình làm đƣợc điều gì cho
bà đỡ vất vả.”
Trong bài tả cảnh sinh hoạt có em nêu: “Bốn tiết học đã trôi qua, chúng
em ra về lòng nhẹ nhõm, vui vẻ.”
1.1.4. Cấu trúc chƣơng trình dạy học văn miêu tả lớp 4.
Trong chƣơng trình Tập làm văn lớp 4 mỗi tuần có hai tiết học Tập làm
văn. Cả năm học có tổng số là 30 tiết, trong đó trừ 4 tuần ôn tập giữa học kì 1,
cuối học kì 1, giữa học kì 2, cuối học kì 2 thì số tiết học văn miêu tả trong
chƣơng trình môn Tiếng Việt đƣợc phân phối nhƣ sau:
Lớp
Học kì 1
Học kì 2
cả năm
Lớp 4
7 tiết
23 tiết
30 tiết
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Thực trạng về việc viết văn miêu tả ở trƣờng Tiểu học
Các lỗi phổ biến khi viết văn của học sinh.
a. Bài văn của các em thƣờng ngắn, kể lể, ít hình ảnh, câu cụt...
Ví dụ:
- Cái cặp của em có nhiều màu. Mặt trƣớc có hình con gấu rất đẹp. Nó có
ba ngăn. Một ngăn em để vở, một ngăn em để sách, một ngăn em để bút.
15
- Cây bàng cao đến mái nhà. Thân nó to, xù xì. Cây bàng có nhiều cành,
lá màu vàng. Quả ăn có vị chát.
Đoạn văn nhƣ trên của các em có thể coi là tạm đƣợc, đúng ý, câu văn rõ
nghĩa. Nhƣng nếu chỉ miêu tả nhƣ vậy thì vài câu tả là xong một đồ vật, một cây
cối và những đặc điểm miêu tả đó cũng rất chung chung, không làm nổi bật
đƣợc nét riêng của từng loại đồ vật, từng cây cối.
b. Bài văn miêu tả của các em còn khô khan, nghèo cảm xúc, liệt kê lan
man dài dòng, lủng củng, lộn xộn, đôi khi còn bịa đặt, không lột tả đƣợc đối
tƣợng miêu tả.
- Đoạn văn khô khăn, rời rạc.
Ví dụ: Con mèo có đầu, mình, chân, đuôi. Đầu nó có hai tai nhỏ và vênh.
Mắt nó màu xanh con ngƣơi đen sì. Mũi nhỏ, chót mũi màu đỏ. Miệng nó có
nhiều răng nhọn. Hai mép có nhiều ria dài.
- Nhiều em muốn cho bài văn hay hơn đã sử dụng biện pháp so sánh
không chính xác.
Ví dụ: Vỏ chuối màu vàng có những chấm màu đen li ti nhƣ chiếc áo hoa
lộng lẫy.
- Chƣa có kĩ năng phân biệt đặc điểm của đối tƣợng.
Ví dụ: Chú gà nhà bà em nặng tới 6 ki- lô- gam. Sáng sớm chú nhảy tót
lên đống rơm nhà bà gáy hồi dài kéc...ke...ke.
- Hình thức câu lặp lại nhiều lần.
Ví dụ: Em của em năm nay khoảng 12 tháng tuổi. Em của em có đôi mắt
rất sáng. Em có cái miệng rất tƣơi. Hàm răng của em mới chỉ có mƣời cái.
- Chƣa xác định đƣợc sự đúng sai về nội dung của một câu với thực tế.
Ví dụ: Con mèo hôn con chuột.
- Câu văn rời rạc không có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong đoạn,
trong bài với nhau.
Ví dụ: Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân chà, nó có bộ
lông mới đẹp làm sao! Cuối đông hoa nở trắng cành.
- Chƣa biết sử dụng dấu câu nhằm tăng hiệu quả diễn đạt.
16
Ví dụ: Đôi giày mới đẹp làm sao. (!).
c. Bài văn miêu tả của học sinh hầu hết mắc những lỗi về: Lỗi chính tả, lỗi
dấu câu, lỗi diễn đạt, lỗi chủ đề.
- Lỗi chính tả: Học sinh chủ yếu vẫn thƣờng sai phụ âm đầu l/n (chủ yếu)
s/x, d/r/gi. Ở đây chúng tôi không đề cập đến vấn đề này.
- Lỗi dấu câu :
+ Không dùng dấu câu: Xảy ra nhiều với học sinh yếu kém. Các em
không sử dụng hoặc ít sử dụng dấu câu trong một câu hoặc trong một bài văn.
+ Sử dụng dấu câu sai.
Ví dụ: Ở sân trƣờng em có trồng nhiều, loại cây nhƣng em thích nhất là
cây phƣợng. Đƣợc trồng cạnh lớp em. Thân nó to chừng cái bắp, vế của em. Từ
xa cây phƣợng mảnh khảnh và gầy.
Câu đúng: Ở sân trƣờng em có trồng nhiều loại cây, nhƣng em thích nhất
là cây phƣợng trồng cạnh lớp em. Thân nó to chừng cái bắp vế của em. Từ xa,
cây phƣợng mảnh khảnh và gầy.
- Lỗi diễn đạt.
+ Lỗi dùng từ không phù hợp.
Ví dụ: Con mèo có bộ lông trắng tinh.
Câu đúng: Con mèo có bộ lông trắng.
+ Câu không đủ thành phần.
Ví dụ:Có nhiều cành, nhiều lá rậm rạp.
Câu đúng: Cây bàng có nhiều cành, nhiều lá rậm rạp.
+ Câu thừa thành phần.
Ví dụ: Em rất yêu quý con mèo nhà em có.
Câu đúng: Em rất yêu quý con mèo.
+ Câu có nội dung trùng lặp với câu khác trong đoạn văn.
Ví dụ: Con gà trống dậy rất sớm. Nó dậy sớm để báo thức mọi ngƣời.
Câu đúng: Con gà trống dậy rất sớm để báo thức mọi ngƣời.
+ Câu sai nghĩa.
Ví dụ: Chú gà nhà bà em nặng tới 3 yến.
17
Câu đúng: Chú gà nhà bà em nặng 3 ki- lô- gam .
+ Câu không rõ nghĩa.
Ví dụ: Con mèo lông trắng mắt nó em yêu chú lắm.
Câu đúng: Bộ lông mèo màu xám tro, mịn mƣợt nhƣ nhung.
+ Các câu trong bài mâu thuẫn nhau.
Ví dụ: Cây bàng to, mập mạp. Thân cây khẳng khiu.
Câu đúng: Cây bàng to, mập mạp. Vỏ nó xù xì, lá nó hung hung và dày
nhƣ cái bánh đa nƣớng.
- Lỗi lạc chủ đề.
Ví dụ: Tả chiếc cặp: Ngăn ngoài cặp em đựng bút. Chiếc bút màu đỏ rất đẹp.
Câu đúng: Nhìn cái cặp sao mà thích thế. Những đƣờng vân nổi lên trông
nhƣ một thứ da tuyệt đẹp. Xoa tay vào mặt cặp thấy nhẵn thín, mát rời rợi.
Nhƣ vậy, ta thấy bài văn miêu tả của học sinh mắc rất nhiều lỗi. Tùy theo
mức độ HS khá, giỏi mà có khả năng hạn chế hơn một số lối cơ bản.
Vấn đề ở đây đặt ra là tính cấp thiết việc rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho
HS sao cho mạch lạc, giàu hình ảnh có trọng tâm, tái hiện đƣợc cụ thể, sinh
động đối tƣợng miêu tả.
1.2.2. Nguyên nhân
- Giáo viên chƣa khơi gợi đƣợc sự ham học, say mê, yêu thích khi làm
văn miêu tả đồ vật, cây cối, loài vật, tả cảnh, tả ngƣời, tả cảnh sinh hoạt. Chƣa
tạo động cơ học tập văn miêu tả ở học sinh.
- Nhiều giáo viên, nhà trƣờng Tiểu học chƣa chú trọng đẩy mạnh các hoạt
động thực tiễn, hoạt động ngoại khóa hỗ trợ cho việc học của học sinh làm cho
các em bị bó hẹp trong bốn bức tƣờng của lớp học và gia đình.
- Giáo viên chƣa thực sự tâm huyết với nghề, chƣa có sự kiên trì để hƣớng
dẫn học sinh luyện tập và giúp các em sửa chữa các sai sót.
- Học sinh dân tộc vốn từ ngữ và sự hiểu biết về đời sống còn nghèo, còn
khó khăn.
- Các em chƣa hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả, chƣa phân biệt
đƣợc sự khác biệt giữa văn bản miêu tả với các kiểu bài văn khác.
18
- Khả năng quan sát và lựa chọn hình ảnh để quan sát và miêu tả chƣa tinh tế.
- Kĩ năng lựa chọn từ ngữ, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, kĩ năng diễn
đạt... còn hạn chế. Các em chƣa biết sắp xếp ý khi viết bài, bố cục thiếu rõ ràng
chƣa khoa học.
- Kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết bài của học sinh còn kém.
- Khả năng giao cảm với đối tƣợng miêu tả còn hạn chế, xúc cảm, tình
cảm không tự nhiên, có sự gƣợng ép.
- Không có thói quen sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa khi viết văn.
- Trong tiết trả bài học sinh chƣa đƣợc sửa lỗi và tự sửa lỗi kĩ càng, đầy
đủ, các em cảm thấy nằng nề, thất vọng về bài viết của mình.
- Các em chƣa thực sự cảm thấy yêu môn học.
1.2.3. Thực trạng dạy học Tập làm văn miêu tả của sinh lớp 4 trƣờng
Tiểu học Chiềng Sinh - Thành phố Sơn La
1.2.3.1. Mục đích khảo sát
Tôi tiến hành khảo sát về vấn đề rèn kĩ năng viết văn miêu tả lớp 4 theo
chƣơng trình mới. Từ đó, xác định những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi
dạy văn miêu tả và các biện pháp khắc phục.
Mặt khác, tôi tìm hiểu tâm lý của học sinh lớp 4 và khảo sát thực trạng học
tập để thấy đƣợc những hạn chế còn tồn tại. Trên cơ sở đó, tôi đƣa ra một số biện
pháp góp phần rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4.
1.2.3.2. Nội dung khảo sát
Đề tài tiến hành khảo sát trên những nội dung sau:
- Tìm hiểu sách giáo khoa, đồ dùng dạy học văn miêu tả.
- Hoạt động dạy và học văn miêu tả của học sinh lớp 4.
- Thái độ của học sinh khi học văn miêu tả.
1.2.3.3. Phƣơng pháp khảo sát
- Phƣơng pháp dự giờ trực tiếp.
- Phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp giáo viên và học sinh.
- Phƣơng pháp trắc nghiệm.
19