Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN sử dụng công nghệ thông tin để dạy bài nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong cho học sinh khối 11 trường THCSTHPT quan hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.96 KB, 21 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay các trường ở miền núi nói chung cũng như trường THCS&THPT
Quan Hóa nói riêng chưa hề có một động cơ hay một số chi tiết của động cơ đốt
trong để cho học sinh thực hành, quan sát về cấu tạo và nguyên lý làm việc của
động cơ. Nhưng thay thế vào đó ở trường THCS&THPT Quan Hóa và các trường
ở miền núi đều được trang bị phòng máy chiếu có đầy đủ các thiết bị hiện đại như
máy chiếu đa năng, máy tính phục vụ cho việc sử dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy môn học này là rất phù hợp.
Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài: Sử dụng công nghệ thông tin để dạy bài
nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong.
2. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng hình ảnh để giảng dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống
trong động cơ đốt trong là cách làm phù hợp với thực tiễn của quá trình đổi mới
phương pháp dạy học môn công nghệ trong nhà trường phổ thông, phù hợp với sự
đổi mới chương trình, sách giáo khoa và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học môn công nghệ hiện nay. Cách làm này thực chất là biến những gì thuộc về lí
thuyết, trừu tượng thành cái cụ thể, quan sát được. Đồng thời nó cũng phát huy
được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, kích thích sự say mê, hứng
thú học tập của học sinh.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn này, với phần nguyên lý làm việc của động
cơ đốt trong còn có nhiều khó khăn cả về vấn đề giảng dạy của người thầy, sự tiếp
thu của học trò. Xuất phát từ tình hình thực tế trong những năm gần đây công
nghệ thông tin được coi là một trong những ngành khoa học có tốc độ phát triển
nhanh nhất, nó mang lại hiệu quả cao cho tất cả các ngành nghề khác nhau trong
xã hội. Xét trong giáo dục các phần mềm dạy học hoàn toàn có thể trợ giúp các
thầy cô trong quá trình giảng dạy. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong bài dạy
góp phần thay thế một số công việc giảng dạy của người giáo viên không phải in
những tranh ảnh phóng to, mà thay vào đó là trình chiếu những video, ảnh động,
1



bài giảng powerpoint về động cơ, cách dạy này thể hiện nhiều ưu điểm về mặt sư
phạm như khuyến khích sự làm việc độc lập của học sinh, giúp học sinh hiểu biết
được những phương tiện, máy móc phục vụ đời sống hàng ngày và làm việc thay
thế cho con người mà các em đã từng gặp và biết đến, làm việc như thế nào. Hiện
nay các trường ở miền núi nói chung cũng như trường THCS&THPT Quan Hóa
nói riêng chưa hề có một động cơ hay một số chi tiết của động cơ đốt trong để
cho học sinh thực hành, quan sát về cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ.
Nhưng thay thế vào đó ở trường THCS&THPT Quan Hóa và các trường ở miền
núi đều được trang bị phòng máy chiếu có đầy đủ các thiết bị hiện đại như máy
chiếu đa năng, máy tính phục vụ cho việc sử dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy môn học này là rất phù hợp.
Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài: Sử dụng công nghệ thông tin để dạy bài
nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện đối với học sinh khối 11 trường THCS&THPT Quan
Hóa trong năm học 2017 - 2018 Nghiên cứu bài dạy và xây dựng giáo án sử dụng
công nghệ thông tin vào dạy để tạo được hứng thú của học sinh khi được quan sát
hình ảnh và video tạo năng lực theo hướng tích cực trong học tập của học sinh
nâng cao hiểu biết và chất lượng học của học sinh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu về hoạt động của nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong trên
thực tế và trong video mô phỏng, hình ảnh từ đó lựa chọn những hình ảnh phù
hợp với kiến thức bài học để phát huy tính tích cực của học sinh.
Qua một thời gian giảng dạy tại trường tôi so sánh với kết quả những năm
trước khi chưa vận dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy vào bài giảng về
nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong tôi thấy sử dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy có sự chuyển biến rõ rệt trong tiếp thu kiến thức. Các em hiểu sâu
sắc về nội dung bài học hơn. Từ những kiến thức trong sách giáo khoa mà hỏi về
thực tế hầu như các em không hiểu, nhưng từ khi sử dụng công nghệ thông tin

2


vào giảng dạy tôi thấy các em dễ hiểu hơn và biết được quá trình làm việc của
động cơ, biết vận dụng kiến thức trong thực tế, trình chiếu những hình ảnh video
không còn mang tính trừu tượng mà gần với thực tế hơn, sử dụng phương pháp
này để giảng dạy có thể thay thế được một phần nào đó trong bài học mà các em
không được thực hành quan sát trực tiếp.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Để dạy tốt bài nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong thì việc sử dụng công
nghệ thông tin vào để dạy là một phần rất quan trọng vì bài này liên quan đến
động cơ trong thực tế học sinh gặp rất nhiều nhưng không thể thấy và biết được
quá trình làm việc của bên trong động cơ như thế nào. Vì vậy, bằng cách sử dụng
công nghệ thông tin để trình chiếu các hình ảnh, video về nguyên lí làm việc thì
học sinh mới hiểu được động cơ mà các em nhìn thấy hàng ngày và nhiên liệu
được đốt cháy trong xilanh. Nếu chỉ dùng các hình ảnh trong sách và nói về thực
tế thì học sinh không thể hiểu được nguyên lí làm việc của động cơ.
2. Thực trạng vấn đề
Qua nhiều năm giảng dạy trước đây chỉ sử dụng các hình ảnh trong sách giáo
khoa để học sinh quan sát và giáo viên giảng giải, như vậy kiến thức của bài học
rất trừu tượng học sinh khó hiểu không hình dung ra được nguyên lí làm việc vì ở
thực tế học sinh mới chỉ nhì thấy bên ngoài của động cơ và nghe tiếng nổ khi
động cơ làm việc nhưng chưa hiểu tại sao lại có tiếng nổ bên trong động cơ và
làm việc như thế nào, và nhiên liêu được đốt cháy như thế nào?
Với thực trạng học sinh trường THCS&THPT Quan Hóa đa số các em là
người dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn nên việc tiếp cận với khoa học kĩ
thuật, máy móc hiện đại còn hạn chế nên việc giảng dạy môn công nghệ đang còn
gặp nhiều khó khăn trong quá trình dạy đối với những lớp không sử dụng công
nghệ thông tin chỉ dùng kiến thức trong sách sau khi dạy xong tôi hỏi lại kiến

thức trong bài học thì đến 60% học sinh chưa hiểu được nguyên lí làm việc của
động cơ, còn với những lớp tôi sử dụng các hình ảnh, video mô phỏng về nguyên
3


lí làm việc của động cơ trình chiếu cho học sinh quan sát sau khi học xong hỏi lại
bài thì đến 70% học sinh đều hiểu được nguyên lí làm việc bên trong của động
cơ.
Từ thực trạng trên để học sinh hiểu biết được nguyên lí làm việc của động cơ
đốt trong và học tốt về bài 21:" Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong’’ tôi đã
tìm tòi và đưa ra đề tài Sử dụng công nghệ thông tin để dạy bài nguyên lý làm
việc của động cơ đốt trong.
3. Giải quyết vấn đề.
3.1 Một số khái niệm cơ bản.
Giáo viên giới thiệu chung về cấu tạo của pit tông, xilanh. Xilanh là một ống
tròn được làm liền vào thân máy hoặc tách rời với loại gang có chất lượng cao,
được bao bọc với áo nước cánh tản nhiệt của động cơ, trong lòng xilanh là pittông có khe hở với xilanh rất nhỏ (độ hở bằng độ dày một tờ giấy viết), ở đầu pittông có ba rãnh để lắp xéc măng khí và xéc măng dầu. Xéc măng khí là không
cho không khí lọt xuống cacte, xéc măng dầu ngăn không để dầu nhớt lên buồng
đốt.
Xu pap nạp
Không khí
Xilanh

Vòi phun

Xu pap thải

ĐCT
ĐCD


Pit tông
Thanh truyền
Trục khuỷu
Cácte
Hình ảnh cấu tạo chung của đông cơ điêzen 4 kì
3.2 Điểm chết của pit tông

4


Giáo viên trình chiếu các hình ảnh và đặt câu hỏi như thế nào được gọi là điểm
chết của pit-tông.
Điểm chết của pit-tông là vị trí mà tại thời điểm đó pit-tông đổi chiều chuyển
động để thực hiện hành trình tiếp theo trong xilanh động cơ.
Điểm chết của pit-tông gồm có hai loại điểm chết đó là ĐCT và ĐCD.
Điểm chết trên của pit-tông:
Cho học sinh quan sát các hình ảnh dưới đây và đặt câu hỏi:
Quan sát hình ảnh em hãy cho biết
điểm chết trên, điểm chết dưới nằm ở vị trí nào
trong xilanh?
Học sinh dựa vào hình anh để trả lời .

ĐCT

Điểm chết trên là điểm chết mà tại đó pit-tông
ở xa tâm trục khuỷu nhất, đây là thời điểm pittông đang ở điểm chết trên trong xi lanh
Điểm chết dưới của pit-tông:
Điểm chết dưới là điểm chết mà tại đó
pit-tông ở gần tâm trục khuỷu nhất, tại thời
điểm này pit-tông đang ở điểm chết dưới


ĐCT

trong xilanh.

s
ĐCD

3.3 Hành trình của pit-tông (s)
Hành trình của pit-tông là quãng đường mà pit-tông đi được giữa điểm chết
trên và điểm chết dưới, khi pit-tông chuyển động được một hành trình thì trục

5


khuỷu quay được một góc1800. Vì vậy nếu gọi R là bán kính quay của trục khuỷu
thì: S = 2R
3.4 Thể tích toàn phần (Vtp) (cm3 hoặc lít)
Thể tích toàn phần là thể tích bên trong xilanh, thể tích giới hạn bởi nắp máy,
xilanh, pit tông, khi pit-tông ở điểm chết dưới trong kì nạp nhiên liệu của động
cơ.
Giáo viên trình chiếu hình ảnh cho học sinh quan sát.
Đây là hình ảnh về thể tích toàn
phần trong xilanh động cơ.

ĐCT

Vtp
ĐCD


3.5 Thể tích buồng cháy (Vbc) (cm3 hoặc lít)
Giáo viên trình chiếu hình ảnh
thể tích buồng cháy cho học sinh
quan sát và trình bày nội dung thể

ĐCT

Vbc

tích buồng cháy.
ĐCD

Thể tích buồng cháy

6


Thể tích buồng cháy là thể tích xilanh khi pit-tông ở điểm chết trên, là không
gian giữa đỉnh pit-tông, xilanh và nắp máy tạo thành, đây chính là vị trí nhiên liệu
được đốt cháy.
3.6 Thể tích công tác (Vct) (cm3 hoặc lít)
Giáo viên trình chiếu hình ảnh cho học sinh quan sát và giải thích về thể tích
công tác trong xilanh.
Thể tích công tác là thể tích xilanh được giới hạn bởi hai điểm chết của pittông, là không gian làm việc của pit-tông từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới
là không gian làm việc của pit-tông từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới và
từ điểm chết dưới lên điểm chết trên trong xilanh.
Công thức tính thể tích công tác như sau:

ĐCT


Vct = Vtp - Vbc
ĐCD

s

Vct

3.7 Tỉ số nén (ε) Tỉ số nén là tỉ số giữ thể tích toàn phần và thể tích buồng cháy.

 

Vtp
Vbc

Đối với đông cơ điêzen có tỉ số nén cao hơn so với tỉ số nén của động cơ
xăng, vì động cơ điêzen là động cơ có công suất lớn hơn động cơ xăng, thông
thường tỉ số nén động cơ xăng là ε = 6 ÷ 10 còn động cơ điêzen có tỉ số nén là
ε = 15 ÷ 21.
3.8 Chu trình làm việc của động cơ
Giáo viên giới thiệu về chu trình làm việc của động cơ diễn ra như thế nào?
Khi động cơ làm việc, trong xilanh lần lượt diễn ra các quá trình lam việc như
sau: nạp, nén, cháy dãn nở và thải, tổng hợp của bốn quá trình đó được gọi là chu
trình làm việc của động cơ.
7


3.9 kì
Giao viên trình chiếu hình ảnh dưới đây trên máy chiếu, rồi trình bày các kì làm
việc của động cơ.


Kì là một phần của chu trình diễn ra trong một hành trình của pit-tông, là quá
trình chuyển động của pit-tông đi từ điểm chết trên xuống đến điểm chết dưới
được gọi là một kì.
Động cơ 4 kì là loại động cơ mà một chu trình làm việc được thực hiện trong
bốn hành trình của pit-tông.
Đối với động cơ 2 kì là loại động cơ mà một chu trình làm việc được thực hiện
trong hai hành trình làm việc của pit-tông.
4. Nguyên lý làm việc của động cơ 4 kì
4.1 Nguyên lý làm việc của động cơ điêzen 4 kì
Để giảng dạy phần này tôi đã chuẩn bi một số hình ảnh động và video để trình
chiếu cho học sinh quan sát nhìn thấy được quá trình làm việc của động cơ.
Quá trình động cơ đốt cháy nhiên liệu và sinh công được diễn ra như thế nào
bên trong động cơ, tôi sẽ giải thích nguyên lý làm việc từng kì của động cơ 4 kì
và động cơ 2 kì.
Kì 1: Nạp
Pit-tông đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, lúc này xu pap nạp mở ra
để nạp không khí sạch vào trong xilanh động cơ, còn xu pap thải vẫn đóng.
Pít-tông được trục khuỷu dẫn động đi xuống, áp suất trong xilanh giảm, không
khí bên ngoài được hút vào qua ống nạp đi vào trong xilanh, nhờ sự chênh áp suất
không khí bắt đầu được nạp vào trong xilanh.

8


Quá trình bắt đầu

ĐCT

nạp không khí
ĐCD


Không khí đã được
nạp đầy trong xilanh
ĐCT

Khi pít-tông xuống đến điểm chết dưới

ĐCD

lúc này trong xi lanh đã được nạp đầy
không khí, lúc này pit tông chuẩn bị đi
lên để thực hiện hành trình đi mới bước
sang kì làm việc thứ hai.
Giáo viên trình chiếu video nguyên lí
làm việc của động cơ điêzen cho học
sinh quan sát.

9


Pit-tông đang ở điểm chết dưới
Kì 2: Nén
Cuối kì 1 pít-tông đang ở điểm chết dưới,
đầu kì 2 pit-tông chuẩn bị đi từ điểm chết dưới
lên điểm chết trên.
Pít-tông đi từ điểm chết dưới lên điểm chết

ĐCT

trên lúc này hai xu pap đều đóng kín không

cho không khí trong xilanh lọt ra ngoài được.

ĐCD

Pit-tông được trục khuỷu dẫn động đi lên
nén không khí trong xi lanh làm thể tích trong
xilanh giảm nên áp suất và nhiệt độ của không
khí trong xilanh tăng lên.
Khi pit-tông lên đến điểm chết trên lúc này pit-tông đang ở cuối kì nén, vòi
phun sẽ phun một lượng nhiên liệu điêzen với áp suất cao vào buồng cháy, lúc
này nhiên liệu và không khí được hòa trộn với nhau trong buồng cháy và tự bốc
cháy ở kì tiếp theo.
Qúa trình cháy nhiên liệu
Kì 3: cháy dãn nở
Pit-tông đi từ điểm chết trên xuống điểm
chết dưới, hai xu pap đều đóng, ở cuối kì nén
nhiên liệu được vòi phun phun tơi vào buồng

ĐCT

ĐCD

cháy hòa trộn với khí nóng tạo thành hòa khí,
lúc này nhiệt độ và áp suất trong xilanh cao,
hòa khí tự bốc cháy sinh ra áp suất cao đẩy pittông đi xuống truyền lực đẩy qua thanh truyền
làm cho trục khuỷu quay và sinh công trục
khuỷu truyền lực đến hộp số hoặc một số máy móc hoạt động.

10



Quá trình dã nở
Kì cháy dãn nở pít-tông đi xuống
điểm chết dưới trong kì cháy dãn nở
nhiên liệu và không khí được đốt cháy
hết trong xilanh pit-tông chuyển động

ĐCT

ĐCD

hết hành trình cháy dãn nở rồi pit-tông
thực hiện một hành trình mới là đi lên
điểm chết trên tiếp tục làm việc kì thải.

Quá trình đốt cháy nhiên liệu và không khí chuẩn bị thải khí thải ra ngoài
Giáo viên trình chiếu video cho học sinh quan sát.
ĐCT

ĐCD

Kì 4: Thải
Cuối kì cháy dãn nở pit-tông đang ở điểm chết dưới, đến đầu kì thải pit-tông
đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, lúc này xu pap nạp đóng, xu pap thải
được mở ra để thải khí thải trong xilanh ra ngoài.
Pít-tông được trục khuỷu dẫn động đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên
đẩy khí thải trong xilanh theo cửa thải ra ngoài.

11



Quá trình đẩy khí thải ra ngoài xu pap thải mở

ĐCT
ĐCD

Khí thải được pit-tông đẩy
theo cửa thải ra ngoài
Khi pit-tông lên đến điểm chết trên
đẩy sạch khí thải trong xilanh ra ngoài
xu páp thải sẽ đóng lại, rồi pit-tông lại

ĐCT

đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới

ĐCD

đồng thời lúc này xu pap nap lại được
mở ra không khí tiếp tục được nạp vào
trong xilanh, động cơ tiếp tục làm việc
với một kì của một chu trình làm việc mới.
4.2 Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kì
Kì 1: Nạp

Bugi
Xu pap nạp
ĐCT

Xu pap thải

thải
Pit tông

ĐCD

Trục khuỷu

Hình ảnh xăng và không khí đang được nạp vào xilanh

12


Pit-tông đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, lúc này xu pap nạp mở
ra để nạp xăng và không khí vào trong xilanh động cơ, còn xu pap thải vẫn đóng.
Đây là hình ảnh xăng và không

Xăng và Không
khí

khí đang được nạp vào trong xilanh

Xu pap
nạp
ĐCT

động cơ, pit-tông đang hành trình đi
xuống xu pap nạp được mở ra để nạp
nhiên liệu và không khí vào trong xilanh.
Video quá trình nạp xăng.


Xu pap
thải
Pit tông

ĐCD

Trục khuỷu

Đây là hình ảnh xăng và không khí đã được nạp đầy vào trong xilanh, pit-tông
xuống đến điểm chết dưới lúc này hai xu pap đều đóng.

Xu pap
nạp

ĐCT

Xu pap
thải

ĐCD

Kì 2: Nén
Cuối kì 1 pit-tông đang ở điểm chết dưới, đầu kì 2 pit-tông chuẩn bị đi từ
điểm chết dưới lên điểm chết trên.
Pit-tông đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên lúc này hai xu pap đều đóng
kín không cho không khí trong xilanh lọt ra ngoài được.
Hình ảnh dưới đây pit-tông được trục khuỷu dẫn động trong hành trình đi lên
đang đẩy nén nhiên liệu và không khí lên điểm chết trên.
13



Xu pap
nạp
ĐCT

Xu pap
thải

ĐCD

Xu pap
nạp
ĐCT

Nhiên liệu và không khí được

Xu pap
thải

ĐCD

bugi đốt cháy ở cuối kì nén

Trên đây là hình ảnh mô phỏng về cuối kì nén của pit tông nén nhiên liệu và
không khí trong xilanh, khi pit-tông lên đến điểm chết trên bugi bật tia lửa điện để
châm cháy hòa khí, khi nhiên liệu và không khí được đốt cháy pit-tông lại đi
xuống điểm chết dưới.
Kì 3: Cháy dãn nở
Kì cháy dãn nở pit-tông đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, hai xu
páp đều đóng.

Nhiên liệu được đốt cháy và sinh công đẩy pit-tông đi xuống điểm chết dưới,
pit tông truyền lực qua thanh truyền làm trục khuỷu quay, giai đoạn này được gọi
là quá trình sinh công.

14


Pit-tông đang được đẩy xuống điểm chết dưới

Xu pap
nạp
ĐCT

Xu pap
nạp
Xu pap
thải

ĐCD

Xu pap
thải

ĐCT
ĐCD

Quá trình sinh công pit-tông được khí cháy đẩy xuống điểm chết dưới làm
quay trục khuỷu.
Kì 4: Thải
Pit-tông được trục khuỷu dẫn động đi từ

điểm chết dưới lên điểm chết trên, lúc này xu
pap nạp đóng va xu pap thải mở pit-tông đẩy
khí thải đi lên khí thải theo ống thải ra ngoài,

Xu pap
nạp
ĐCT

khi pit-tông lên đến điểm chết trên khí thải trong ĐCD

Khí
thải
Xu pap
thải

xi lanh được đẩy hết ra ngoài rồi xu pap thải
đóng lại, để tiếp tục một hành trình làm việc
mới lúc này pit-tông đi từ điểm chết trên
xuống điểm chết dưới, xu pap nạp mở ra xăng và không khí được nạp vào trong
xilanh động cơ tiếp tục làm việc với chu trình mới.
Trên đây là hình ảnh mô phỏng quá trình thải khí thải của động xăng 4 kì.
Giáo viên trình chiếu video nguyên lý làm việc của động cơ xăng cho học
sinh quan sát.
5. Nguyên lý làm việc của động cơ 2 kì
15


5.1 Đặc điểm cấu tạo của động cơ 2 kì
Giáo viên trình chiếu hình ảnh sơ đồ cấu tạo dưới đây rồi đặt câu hỏi đặc điểm
cấu tạo của động cơ 2 kì có những đặc điểm gì khác với đông cơ 4 kì.

1. Bugi
10. Xilanh

3. Cửa thải
4. Cửa nạp

9. Cửa quét
8. Đường thông
cacte với cửa quét

2. Pittông
5. Thanh truyền

6. Trục khuỷu

7. Cacte

Sơ đồ cấu tạo động cơ xăng 2 kì
Video nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì.
Học sinh quan sát hình ảnh rồi trình bày những đặc điểm khác về cấu tạo của
động cơ 2 kì và 4 kì.
Qua hình ảnh giáo viên trình bày về nội dung của động cơ 2 kì, ban đầu cửa
quét và cửa thải vẫn mở hòa khí có áp suất cao từ cacte qua đường thông 8 và cửa
quét 9 đi vào trong xilanh, đẩy khí thải trong xilanh qua cửa thải 3 ra ngoài. Giai
đoạn này cũng được gọi là giai đoạn quét - thải khí, quá trình quét thải khí kết
thúc khi pit-tông đóng kín cửa quét.
Từ khi đóng cửa quét cho đến khi đóng cửa thải một phần hòa khí trong
xilanh bị lọt qua cửa thải ra ngoài vì trong lúc cửa nạp mở thì cửa thải chưa được
đóng kín, nhiên liệu nạp vào trong xilanh sẽ mất đi một phần nhỏ ra ngoài theo
khí thải, giai đoạn này được gọi là giai đoạn lọt khí.

Từ khi đóng cửa thải cho đến điểm chết trên lúc này quá trình nén mới được
diễn ra, vào cuối kì 2 bugi bật tia lửa điện châm cháy hòa khí, quá trình cháy
được bắt đầu, ở giai đoạn này được gọi là giai đoạn nén và cháy.
16


Quá trình nạp nhiên liệu và không khí vào cacte được thực hiện như sau. Pittông từ điểm chết dưới lên, sau khi đầu pit-tông đóng kín cửa quét 9 đồng thời lúc
này cửa nạp 4 cũng đang được đóng kín, pit-tông đi lên làm áp suất trong cacte
giảm, khi pit-tông mở cử nạp 4, hòa khí trên đường ống nạp sẽ qua cử nạp đi vào
cacte nhờ sự chênh áp suất, đối với động cơ 2 kì dưới pit-tông và cacte có vai trò
như một máy nén khí, quá trình nạp của động cơ 2 kì là quá trình hòa khí qua cửa
quét 9 đi vào xilanh động cơ.
5.2 Nguyên lý làm việc của động cơ điêzen 2 kì
Nguyên lý làm việc của động cơ điêzen 2 kì cũng tương tự như động cơ xăng
2 kì chỉ khác nhau ở kì nạp và cuối kì nén.
Ở kì nạp khí nạp vào cacte của động cơ xăng là xăng và không khí gọi là hòa
khí, còn ở động cơ điêzen khí nạp vào động cơ là không khí sạch.
Cuối kì nén, ở động cơ xăng thì bugi bật tia lửa điện để châm cháy hòa khí,
còn ở động cơ điêzen thì phun nhiên liệu áp suất cao vào buồng cháy, nhiên liệu
được phun tơi vào buồng cháy hòa trộn với khí nóng tạo thành hòa khí, trong điều
kiện áp suất và nhiệt độ trong xilanh cao, hòa khí sẽ tự bốc cháy quá trình sinh
công được diễn ra.
III. Kết quả thực hiện
Qua một thời gian giảng dạy tại trường tôi so sánh với kết quả những năm
trước khi chưa vận dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy vào bài giảng về
nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong tôi thấy sử dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy có sự chuyển biến rõ rệt trong tiếp thu kiến thức. Các em hiểu sâu
sắc về nội dung bài học hơn, từ những kiến thức trong sách giáo khoa mà hỏi về
thực tế hầu như các em không hiểu, nhưng từ khi sử dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy tôi thấy các em dễ hiểu hơn và biết được quá trình làm việc của

động cơ, biết vận dụng kiến thức trong thực tế, trình chiếu những hình ảnh video
không còn mang tính trừu tượng mà gần với thực tế hơn, sử dụng phương pháp
này để giảng dạy có thể thay thế được một phần nào đó trong bài học mà các em

17


không được thực hành và quan sát trực tiếp những hình ảnh video này thay thế
cho việc quan sát trực tiếp về bên trong động cơ trong thực tế.
Cụ thể tôi tiến hành thực hiện trong năm học này với 2 lớp có khả năng
nhận thức tốt và trung bình nhất của khối 11 đó là 11A và 11C như sau:
Bài 21 Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong
Đối với lớp 11A dạy trên lớp không sử dụng máy chiếu mà chỉ sử dụng sách,
quá trình giảng dạy giáo viên phải giải thích trình bày nhiều lần về nguyên lý làm
việc của động cơ học sinh vấn thấy khó hiểu còn rất trừu tượng, học sinh tìm hiểu
nguyên lý làm việc của động cơ rất phức tạp học sinh khó tưởng tượng, đồng thời
phải giải thích nhiều học sinh mới hiểu được bài này.
Đối với lớp 11C dạy bằng máy chiếu mô phỏng bài dạy, nguyên lý làm việc của
động cơ đốt trong, giáo viên chỉ cần giới thiệu trình chiếu hình vẽ và các hoạt
động bên trong động cơ qua các video và ảnh động về nguyên lý làm việc của
động cơ, kết hợp với giải thích sau đó đặt câu hỏi yêu cầu học sinh nêu nguyên lý
làm việc của động cơ, học sinh trình bày được nguyên lý làm việc của động cơ
qua hình ảnh và video, ảnh động, mặc dù học sinh của lớp 11C có khả năng nhận
thức thấp hơn lớp 11A.
Sau khi dạy song bài này tôi tiến hành kiểm tra 15 phút đối với cả 2 lớp
trình bày nguyên lý làm việc của động cơ xăng được kết quả như sau :
Bảng kết quả thực hiện
Lớp

Sĩ số


Điểm 9-10

11A

29

11C

27

Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm 3-4

Điểm < 3

4 (13,79 %) 20 (68,96 %) 5 (17,25%)

0

0

7 (25,92 %) 17 (62,96%)

0

0


3 (11,11%)

Nhìn vào bảng kết quả ta thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bài
giảng này ở các lớp có học lực thấp đem lại kết quả cao hơn so với các lớp học tốt
mà không dùng công nghệ thông tin để giảng dạy, số lượng trung bình ít hơn so
với 11A mặc dù 11A khả năng học tập tốt hơn 11C.
IV. Kết luận

18


Qua hai năm công tác giảng dạy bộ môn công nghệ tại trường THCS&THPT
Quan Hóa với niềm say mê nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm với công việc
được giao, với học lực còn yếu đối với học sinh khả năng nhận thức về môn học
chưa cao chưa có hứng thú hoc tập môn công nghệ, việc tìm phương pháp giảng
dạy phù hợp là một vấn đề rất khó. Phương pháp dạy học hiện nay, tôi nhận thấy
cần phải cải tiến, tìm ra hướng tiếp cận kiến thức cho học sinh và dẫn dắt học sinh
tìm hiểu kiến thức phần động cơ đốt trong. Đặc biệt là bài nguyên lý làm việc của
động cơ đốt trong.
Sau một thời gian tìm tòi học hỏi và nghiên cứu tài liệu, tham khảo các tư liệu
trên mạng internet, tôi đã tích luỹ xây dựng và thiết kế được một số bài giảng,
phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn Công nghệ với hình thức sử dụng Công
nghệ thông tin vào giảng dạy.
Trên đây chỉ là những ý kiến của cá nhân tôi qua kinh nghiệm của bản thân
trên thực tế còn ít ỏi. Mong muốn có thể giúp học sinh tiếp cận được với các hệ
thống một cách chủ động với phương pháp nghiên cứu mới. Đặc biệt trong giải
pháp công nghệ này giúp các em say mê, hứng thú học môn công nghệ hơn.
V. Những kiến nghị đề xuất
1. Kiến nghị đối với lãnh đạo nhà trường

Dạy học môn Công nghệ là một việc rất khó khăn để giúp học sinh thấy được
bản chất của vấn đề. Để thực hiện được điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Trong đó có yếu tố quan trọng là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sát sao của chuyên
môn nhà trường. Tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn công nghệ ở trường
THCS&THPT Quan Hóa, từ những thực tế nêu ở trên xin kiến nghị với bộ phận
phụ trách chuyên môn một số vấn đề như sau:
Chuyên môn nhà trường cần mua sắm một số thiết bị để thực hành, như mô
hình động cơ, một số chi tiết quan trọng trong động cơ đốt trong.
Lãnh đạo nhà trường bổ sung các loại sách tài liệu tham khảo, để giúp giáo
viên thuận tiện trong việc phục vụ giảng dạy.

19


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15

tháng 4 năm

2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hà Văn Linh

20



DANH TỪ VIẾT TẮT

ĐCT
ĐCD
THCS&THPT

Điểm chết trên
Điểm chết dưới
Trung học cơ sở và trung học phô thông

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phương pháp dạy học KTCN tập I, tập II – tác giả Nguyễn Văn Bính, Trần Sinh
Thành, Nguyễn Văn Khôi – NXB giáo dục
- Các tư liệu, hình động và video, ảnh động trên mạng Internet
- Video cơ học cao thắng trên mạng Internet
Sách giáo khoa môn công nghệ 11

21



×