Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN tích hợp tuyên truyền giáo dục một số nội dung pháp luật cho học sinh lớp 12 qua các bài học địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.66 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
Trang

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do viết sáng kiến kinh nghiệm........................................................ ........02
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................02
2.1.Mục tiêu........................................................................................................03
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................03
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 03
3.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................03
3.2 Phạm vi nghiên cứu....................................................................................03
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................03
5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu........................................................... 03

PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của đề tài................................................................................. 04
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu...............................................................04
2.1 Thực trạng chung........................................................................................04
2.2 Khảo sát thực tế học sinh tại trường THPT Hà Văn Mao.....................05
3. Các giải pháp thực hiện................................................................................05
3.1 Nguyên tắc và hình thức thực hiện............................................................05
3.2 Áp dụng........................................................................................................06

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết quả của việc ứng dụng...........................................................................15
2. Kiến nghị đề xuất..........................................................................................17
Danh mục tài liệu tham khảo........ ...............................................................18

1



PHẦN I : MỞ ĐẦU
1. Lí do viết sáng kiến kinh nghiệm.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị
quyết số 29 –NQ/TW) với nội dung “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa -hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã đề ra mục tiêu:
- “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục đào
tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu
học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, phát
huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ
quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”.
- “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình
thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định
hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú
trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học,
năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”.
- “Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý
thức công dân”.
Mỗi môn học trong nhà trường phổ thông có đặc trưng riêng nhưng đều góp
phần vào đào tạo giáo dục thế hệ trẻ. Địa lí là môn học có mối quan hệ chặt chẽ
với các môn khoa học và môn học khác. Trong mỗi bài học của môn địa lí giáo
viên thường “tích hợp” kiến thức của các môn học như : Văn , lịch sử, GDCD,
Vật lí, Hóa học để nâng cao hiêụ quả của bài học.
Qua thực tế giảng dạy tại trường THPT Hà Văn Mao sau nhiều năm, tôi nhận
thấy ngoài việc ‘tích hợp” kiến thức các môn học đó, thì việc trang bị những
kiến thức về pháp luật cũng rất cần thiết với học sinh THPT- lứa tuổi chuẩn bị
trở thành công dân chính thức - vì có nắm được kiến thức pháp luật mới tạo điều
kiện để mỗi người tuân thủ, thực hiện đúng pháp luật - một trong những nghĩa
vụ cơ bản của công dân. Đặc biệt với đối tượng học sinh của trường Hà Văn
Mao đa số là các em con em dân tộc vùng núi thì kiến thức pháp luật hiểu biết

pháp luật là vấn đề rất cần thiết trong giáo dục kỹ năng cho các em.
Nhằm thiết thực đưa những định hướng, chủ trương của Đảng về GD- ĐT
vào cuộc sống, góp phần nhỏ bé của mình vào thực hiện nghị quyết TW8 khóa
XII, tôi đưa vào áp dụng đề tài SKKN “ Tích hợp tuyên truyền giáo dục pháp
luật cho học sinh lớp 12 qua các bài học Địa lí”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1.Mục tiêu
Việc thực hiện “Tích hợp tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh lớp
12 qua các bài học Địa lí ” nhằm:
- Góp phần đẩy mạnh hoạt động nhận thức của học sinh, giúp các em lĩnh hội
kiến thức bài học tốt hơn.
2


- Kích thích sự hứng thú tìm hiểu, học tập và phát triển năng lực thực hành, kĩ
năng ứng xử tích cực trong cuộc sống cho học sinh .
- Trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về pháp luật.
- Giáo dục ý thức, trách nhiệm và tình yêu quê hương đất nước cho học sinh.
- Góp phần nâng cao hiệu quả trong giảng dạy.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tìm hiểu lí luận, vai trò, tác dụng phương pháp tích hợp, tuyên truyền, giáo
dục.
- Nghiên cứu nội dung kiến thức pháp luật liên quan trong chương trình Địa lí
12
- Lựa chọn nội dung phù hợp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Một số bài dạy trong chương trình Địa lí lớp 12
- Khách thể: quá trình giảng dạy Địa lí 12-THPT
- Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 12 –THPT ở Trường Hà Văn Mao

3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- Bài 14: sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Bài 15: Bảo về môi trường và phòng chống thiên tai
- Bài 17: Lao động và việc làm.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Khảo sát tại đơn vị trường THPT Hà Văn Mao
với những lớp trực tiếp giảng dạy.
- Điều tra thực tế trong quá trình giảng dạy Địa lí 12- THPT
- Xử lí kết quả dạy học trong quá trình thực hiện.
- Đưa ra những kết luận - nhận xét.
5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
- Dạy học “tích hợp tuyên truyền pháp luật” phù hợp sẽ nâng cao nhận thức
và ý thức cho học sinh.
- Học sinh có những hiểu biết về pháp luật, về quyền hạn của mình thì những
vi phạm pháp luật trong cuộc sống thường ngày sẽ ít đi.
- Học sinh sẽ có trách nhiệm hơn, có suy nghĩ đúng đắn hơn trong học tập và
rèn luyện, đặc biệt là học sinh khu vực miền núi.

3


PHẦN II : NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của đề tài.
Giáo dục pháp luật trong nhà trường phổ thông có ý nghĩa chiến lược góp
phần hình thành một cách vững chắc nhân cách cho học sinh đáp ứng yêu cầu
cho xã hội hiện tại và tương lai. Tuy nhiên ngoài một dung lượng kiến thức của
môn giáo dục công dân về pháp luật thì các môn học trong hệ thống trường phổ
thông lại không có phân môn này, để đảm bảo yêu cầu về giáo dục pháp luật cần

thực hiện ở nhiều môn học bằng việc“Tích hợp’ để “Tuyên truyền”.
-“Tích hợp” là đưa những nội giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học
các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật, chủ
quyền quốc gia về biên giới, biển đảo..
- “ Pháp luật” là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được đảm bảo thực hiện
bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, là yếu tố đảm bảo sự ổn định và trật tự
của xã hội.
- “ Tuyên truyền pháp luật” là việc công bố, giới thiệu rộng rãi nội dung của
pháp luật để mọi người biết, động viên, thuyết phục mọi người tin tưởng và thực
hiện đúng pháp luật.
Từ những khái niệm trên ta thấy: giáo dục pháp luật trong nhà trường được
hiểu là hoạt động tuyên truyền pháp luật cho đối tượng cụ thể là học sinh thông
qua môn học, thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, tiết chào cờ, sinh hoạt,
ngoại khóa...Giáo dục pháp luật trong nhà trường nhằm tạo sự chuyển biến về
nhận thức pháp luật, hình thành, nuôi dưỡng, phát triển ý thức tôn trọng và chấp
hành pháp luật trong học sinh. Vì vậy tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học
sinh là rất cần thiết, vấn đề cần bàn ở đây là phải tuyên truyền giáo dục những gì
và giáo dục như thế nào để thiết thực, hấp dẫn và hiệu quả ? Mỗi môn học có thể
áp dụng phương pháp giáo dục khác nhau sao cho phù hợp với đối tượng học
sinh. Đối với môn Địa lí, thông qua một số nội dung có thể thực hiện tuyên
truyền giáo dục pháp luật và đó cũng là yêu cầu thiết yếu mà Bộ giáo dục đề ra
trong nhiệm vụ đổi mới .
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.1 Thực trạng chung.
- HS trung học phổ thông đã bước đầu được tiếp cận với kiến thức pháp luật
thông qua môn Giáo dục công dân, tuy nhiên qua tìm hiểu chương trình, SGK
môn GDCD tôi nhận thấy nội dung kiến thức pháp luật trong chương trình chính
khóa của môn GDCD không nhiều, kiến thức có phần mang nhiều yếu tố triết
học, hàn lâm chưa gần gũi với thực tế, chưa phù hợp với nhận thức của học sinh

ở lứa tuổi vị thành niên.
- Thực trạng số học sinh trung học phổ thông vi phạm pháp luật như đánh
nhau, vi phạm luật giao thông , cờ bạc, nghiện ngập... có xu hướng gia tăng
trong những năm gần đây. Điều này là biểu hiện của tình trạng xuống cấp về đạo
đức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên, là mối trăn trở lo ngại của toàn
xã hội, đặc biệt là các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo. Có những em đã bước
4


lên vành móng ngựa mà vẫn chưa nghĩ là mình phạm tội, hoặc phạm tội vì
những lý do rất giản đơn, không đáng có. Nếu như các em được giáo dục, tiếp
cận thông tin pháp luật, được nhắc nhở về ý thức pháp luật, nghĩa vụ, trách
nhiệm của công dân một cách thường xuyên, nghiêm túc và dễ hiểu thì thực
trạng đáng buồn trên có lẽ sẽ xảy ra ít hơn.
Có rất nhiều cách khác nhau để tuyên truyền giáo dục kiến thức pháp luật
cho học sinh. Với vai trò là một giáo viên bộ môn Địa lí, với đối tượng học sinh
số đông là các em, con em đồng bào các dân tộc vùng núi Bá Thước, tôi thông
qua mỗi tiết hoc chắt lọc thông tin để tích hợp tuyên truyền giáo dục pháp luật
cho học sinh những nội dung có liên quan hoặc thực hiện trực tiếp trong chương
trình ngoại khóa, giờ sinh hoạt.
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài này của tôi được thực hiện trong chương
trình giảng dạy một số bài Địa lí lớp 12-THPT.
2.2 Khảo sát thực tế học sinh tại trường THPT Hà Văn Mao.
Đầu năm học 2018-2019 tôi thực hiện một điều tra thực tế về việc tham gia
giao thông và chấp hành luật giao thông của học sinh các lớp và thu được kết
quả như sau:
Lớp H/S thực hiện tốt H/S thực hiện chưa tốt H/S chưa thực hiện
12A1

13%


47%

40%

12A3

10%

45%

45%

12A4

8%

50%

42%

Kết quả khảo sát trên cho thấy con số báo động về ý thức thái độ trong việc
chấp hành pháp luật. Nhiều học sinh chưa xác định được nhiệm vụ và trách
nhiệm của bản thân với gia đình, nhà trường và xã hội. Không chỉ thực hiện yêu
cầu khi tham gia giao thông chưa tốt mà còn nhiều học sinh bị lôi kéo vào thói
hư tật xấu như cờ bạc, rượu chè, cá độ, đánh nhau gây mất trật tự cho xã hội,
thiếu nghiêm túc trong học tập và rèn luyện.
3. Các giải pháp thực hiện.
3.1 Nguyên tắc và hình thức thực hiện
Việc nâng cao nhận thức pháp luật là cần thiết trong nhà trường đối với mỗi

môn học và là trách nhiệm của mỗi giáo viên. Để học sinh có ý thức chấp hành
pháp luật tốt thì việc thực hiện giáo dục được tiến hành bằng nhiều hoạt động
khác nhau. Tham gia thực hiện nhiệm vụ đó, tôi thực hiện thông qua một số nội
dung trong bài giảng Địa lí 12, để tuyên truyền, giáo dục pháp luật giúp các em
có những hiểu biết về pháp luật, về quyền lợi và nghĩa vụ , phát huy năng lực
cần thiết.
“Tích hợp tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh” trong chương
trình dạy học Địa lí 12 cần đảm bảo nguyên tắc và hình thức cơ bản sau:
*Nguyên tắc:
- Đảm bảo mục tiêu bài học, không làm quá tải nội dung
- Không phá vỡ nội dung môn học
5


- Lựa chọn nội dung và hình thức “tích hợp , tuyên truyền” phải phù hợp
- Không gò ép và chú ý đến liên hệ thực tiễn địa phương
* Hình thức:
- Tích hợp từng bộ phận: được thực hiện khi có một phần kiến thức bài học có
nội dung liên quan đến vấn đề cần tích hợp
- Liên hệ: từ nội dung đã tích hợp, yêu cầu học sinh liên hệ thực tiễn (ở địa
phương, ở trường -lớp và chính bản thân mình).
- Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh.
3.2 Áp dụng “ Tích hợp tuyên truyền giáo dục pháp luật” vào một số bài
học trong chương trình địa lí lớp 12
Trong mỗi bài học đều có những nội dung có thể tiến hành “tích hợp”. Khi
thực hiện “Tích hợp tuyên truyền giáo dục pháp luật ” trong giảng dạy Địa lí
12, tôi lựa chọn một số nội dung sau đây:
3.2.1 Tiết 2- Bài 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
- Nội dung thực hiện: Mục 2, phần b. Vùng biển
- Nội dung tích hợp, tuyên truyền: Hiến pháp và công ước quốc tế về luật

biển năm 1982.
Nội dung kiến thức cơ bản

Nội dung tích hợp, tuyên truyền

2. Phạm vi lãnh thổ
- Lãnh thổ Việt Nam là một
khối thống nhất và toàn vẹn,
bao gồm vùng đất, vùng biển
và vùng trời.
a.Vùng đất
...
b. Vùng biển
- Vùng biển của Việt Nam
tiếp giáp với vùng biển của
nhiều nước (tên các nước)
- Vùng biển nước ta bao gồm
5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải,
tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa.
- Vùng biển nước ta có diện
tích khoảng 1 triệu km2 ở
Biển Đông.
c. Vùng trời

- Khái niệm về phạm vi lãnh thổ được nêu
trong Điều 1 Hiến pháp nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam
- Công ước quốc tế về luật biển 1982 được ký
tại Jamaica ngày 10/12/1982 đã được Việt

Nam phê chuẩn với 150 nước tham gia, quy
định về cách tính diện tích lãnh hải, quyền lợi
của quốc gia ven biển

6


-GV nhấn mạnh: Lãnh thổ VN là thiêng liêng,
được Hiến pháp Việt Nam quy định, được thế
giới công nhận. Mỗi công dân Việt Nam đều
có trách nhiệm hiểu rõ, hiểu đúng về lãnh thổ,
đấu tranh với những quan điểm sai trái, bảo
vệ quyền lợi của quốc gia, tham gia vào các
chương trình đóng góp xây dựng biển đảo.
Sau nội dung này học sinh cần :
-Xác định được phạm vi vùng biển nước ta, các bộ phận hợp thành và khẳng
định chủ quyền biển nước ta theo công ước quốc tế.
- Nhận thấy có nhiệm tuyên truyền phổ biến cơ sở pháp luật , khẳng định chủ
quyền đối với các quần đảo trên biển Đông, hiểu đúng những văn bản pháp lí về
biển đảo Việt Nam đã kí với các nước láng giềng cho nhân dân bằng những việc
làm thiết thực góp phần bảo vệ, gìn giữ môi trường hòa bình, hợp tác và phát
triển với các quốc gia trong khu vực, tích cực tham gia đóng góp viết bài dự thi,
ủng hộ , vẽ tranh tuyên truyền..
3.2.2 Tiết 15 - Bài 14. SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN.
- Nội dung thực hiện: Mục 1 phần a,b; Mục 2 phần a.

7



- Nội dung tích hợp, tuyên truyền: Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật bảo
vệ đa dạng sinh học, Luật đất đai
Nội dung kiến thức cơ bản

Nội dung tích hợp, tuyên truyền

1. Sử dụng và bảo vệ tài
nguyên rừng
a. Tài nguyên rừng
- Sự suy giảm tài nguyên rừng
+ Năm 1943 cả nước có 70%
diện tích là rừng giàu, độ che
phủ 43%
+ Năm 1983 diện tích và độ
che phủ giảm mạnh.
+ Năm 2005 độ che phủ gần
40% nhưng chủ yếu là rừng
non, rừng nghèo, rừng mới
phục hồi.
- Nguyên nhân làm suy thoái
tài nguyên rừng
+ Chặt phá, khai thác rừng bừa
bãi
+ Phát triển cây công nghiệp tự
phát
+ Cháy rừng
+ Chiến tranh
- Giải pháp
+ Cần có sự quản lý của Nhà
nước về quy hoạch, bảo vệ và

phát triển rừng
+ Tuân thủ nghiêm túc nguyên
tắc quản lý, sử dụng và phát
triển đối với từng loại rừng
( phòng hộ, đặc dụng, sản xuất)

Điều 3: Khái niệm rừng
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể
thực vật rừng, động vật rừng….

Nội dung quản lý của Nhà nước về quy
hoạch, bảo vệ và phát triển rừng được thể
hiện trong Luật bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 9: Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi
cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Điều 12: Những hành vi bị nghiêm cấm (16
hành vi)
1. Chặt phá rừng, khai thác trái phép.
2. Săn bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động
vật rừng trái phép.
...
5. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa
cháy rừng.
...
GV nhấn mạnh: là một đất nước có ¾ diện
tích là đồi núi, thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió
mùa, thường xuyên chịu ảnh hưởng của
nhiều loại thiên tai, vai trò của rừng và bảo
vệ rừng ở nước ta là đặc biệt quan trọng. Tất
cả chúng ta đều có trách nhiệm bảo vệ rừng.

Trong các hoạt động tham quan, nghỉ
dưỡng, du lịch đến các khu vực có rừng
chúng ta phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định
về bảo vệ rừng, phòng cháy rừng, tuyên
truyền cho mọi người cùng thực hiện.
...............................................................
8


- Điều 3 khoản 5 Luật bảo vệ đa dạng sinh
học nêu khái niệm đa dạng sinh học.
- Điều 14: “Loài bị đe dọa tuyệt chủng”
- Điều 16: “Loài đặc hữu”
- Điều 4- khoản 1
Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của
Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân
- Điều 7: Những hành vi bị nghiêm cấm về
b. Đa dạng sinh học
đa dạng sinh học.
- Sự suy giảm
GV kết luận: mỗi người chúng ta đều có thể
+ Sinh vật tự nhiên nước ta có tham gia bảo vệ đa dạng sinh học như không
tính đa dạng cao (số liệu)
sử dụng các sản phảm từ động vật hoang dã,
+ Sinh vật tự nhiên nước ta bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường xung quanh,
tuyên truyền cho gia đình, người thân cùng
đang bị suy giảm (số liệu)
thực hiện.
- Nguyên nhân
+ Khai thác quá mức

+ Thu hẹp diện tích rừng tự
nhiên
+ Ô nhiễm môi trường nước
- Biện pháp bảo vệ
+ Xây dựng và mở rộng hệ
thống vườn quốc gia, khu bảo
tồn thiên nhiên.
+ Ban hành sách đỏ Việt Nam
để bảo vệ những loài quý hiếm
có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Ban hành quy định trong khai
thác.
Sau nội dung này, học sinh cần đạt được yêu cầu cơ bản:
- Nắm được qui định của pháp luật về khai thác sử dụng tài nguyên rừng và đa
dạng sinh học.
- Liên hệ với thực tiễn địa phương trong việc khai thác sử sụng tài nguyên rừng
và đa dạng sinh học.
- Thấy rõ được trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền, bảo vệ tài nguyên
rừng và đa dạng sinh học theo qui định của pháp luật . Tích cực tham gia trồng
và bảo vệ rừng, ngăn chặn hành vi sai trái trong khai thác sử dụng tài nguyên
rừng và đa dạng sinh học.
Nội dung kiến thức cơ bản

Nội dung tích hợp, tuyên truyền
9


2.Sử dụng và bảo vệ tài nguyên
đất
a. Sự suy giảm tài nguyên đất

- Tài nguyên đất nước ta không
nhiều (số liệu)
và đang bị suy giảm
+ Diện tích đất bị đe dọa hoang mạc
hóa lớn (số liệu)
+ Hiện tượng đất xói mòn, bạc màu,
ô nhiễm.
- Nguyên nhân
+ Mất rừng
+ Canh tác không hợp lý
+ Nước thải, chất thải xả ra môi
trường đất.
+ Biến đổi khí hậu
...
- Biện pháp bảo vệ.
+ Đối với đất đồi núi : các biện
pháp canh tác, thủy lợi, cải tạo đất,
bảo vệ rừng, định canh định cư.
+ Đối với đất đồng bằng: hạn chế
chuyển đổi mục đích sử dụng, thâm
canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất,
canh tác hợp lý, cải tạo đất, phòng
chống ô nhiễm đất.

- Điều 11: Nguyên tắc sử dụng đất
1. Đúng quy hoạch, đúng mục đích sử
dụng.
2. Tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi
trường và không làm tổn hại đến lợi
ích chính đáng của người sử dụng đất

xung quanh.
- Điều 15:
Nghiêm cấm hành vi lấn chiếm đất đai,
sử dụng đất không đúng mục đích,hủy
hoại đất.
- Điều 38: Thu hồi đất
GV tóm tắt một số nội dung gần gũi
với học sinh
+ Nếu người sử dụng sử dụng không
đúng mục đích, làm hủy hoại đất,
không thực hiện nghĩa vụ ( thuế) sẽ bị
thu hồi.
+ Đất thuộc sở hữu toàn dân do nhà
nước đại diện chủ sở hữu. Khi nhà
nước có quyết định thu hồi phục vụ các
dự án an ninh, quốc phòng, kinh tế -xã
hội... người sử dụng đất phải có trách
nhiệm khẩn trương giao đất đúng thời
hạn.
Gia đình chúng ta đều được Nhà nước
giao đất ở, đất sản xuất, phải sử dụng
đất đúng mục đích, chăm bón, bảo vệ
độ phì nhiêu cho đất và nghiêm chỉnh
chấp hành quyết định thu hồi đất khi
có yêu cầu.

Sau phần này, học sinh nhận thấy :
- Quyền hạn và trách nhiệm của công dân trong sử dụng đất đai và hình thành
thái độ đúng đắn cho học sinh khi tham gia lao động sản xuất.
- Tìm hiểu việc sử dụng đất tại địa phương, gia đình có chấp hành đúng pháp

luật
- Đưa ra những ý kiến đóng góp cho việc sử dụng đất tích cực, có hiệu quả.
3.2.3 Bài 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
-Nội dung thực hiện: Mục 2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng
chống
10


-Nội dung tích hợp, tuyên truyền: Luật phòng chống thiên tai.
Nội dung kiến thức cơ bản

Nội dung tích hợp, tuyên truyền

2. Một số thiên tai chủ yếu và biện
pháp phòng chống.
a. Bão
- Hoạt động
+ Thời gian
+ Tần suất
+ Hướng di chuyển
- Phân bố : Duyên hải miền Trung
chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất,
tiếp theo là Bắc Bộ, Nam Bộ ít chịu
ảnh hưởng.
- Hậu quả: Gió mạnh, mưa lớn, sóng
to, nước dâng, gây thiệt hại lớn cho
sản xuất và đời sống nhất là khu vực
ven biển.
- Biện pháp phòng chống
+ Phòng

+ Chống
+ Khắc phục hậu quả
b,c,d,đ. Các thiên tai khác.

- Điều 3- khoản 1: Khái niệm thiên tai
“ Là hiện tượng thiên nhiên bất
thường có thể gây thiệt hại về người,
tài sản, mội trường, điều kiện sống và
các hoạt động kinh tế xã hội ”

Ngập
lụt
Nơi
thường
sảy ra
Nguyên
nhân
Hậu quả


quét

Hạn
hán

- Điều 4: Nguyên tắc cơ bản trong
phòng chống thiên tai:
1. Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp
thời, khắc phục khẩn trương và hiệu
quả.

2. Phòng chống thiên tai là trách
nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá
nhân.
3. Phòng chống thiên tai được thực
hiện theo phương châm 4 tại chỗ: chỉ
huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương
tiện vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ.

GV kết luận:
Một quốc gia ven biển, đang chịu ảnh
Thiên
hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai
tai
sảy đến với nước ta có xu hướng
khác
nhiều lên, không theo quy luật, khó
phòng tránh. Vì vậy mỗi chúng ta cần
có kiến thức tự bảo vệ mình trong các
trường hợp gặp thiên tai, hỗ trợ lẫn
nhau trong hoạn nạn, tích cực quyên
góp giúp đỡ đồng bào ở vùng gặp
thiên tai nhanh chóng khắc phục hậu
quả, ổn định đời sống.

Biện pháp

Từ nội dung đó học sinh nhận thấy:

11



- Ở nước ta những thiên tai đang có chiều hướng gia tăng( hạn hán, xâm nhập
mặn) và gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và đời
sống.
- Liên hệ tại địa phương em những thiên tai đã diễn ra và gây hậu quả như thế
nào, biện pháp phòng chống ra sao?
- Để giảm nhẹ và khắc phục thiên tai mỗi chúng ta cần tích cực, chủ động ứng
phó, đoàn kết giúp đỡ chia sẻ với tinh thần tương thân tương ái với đồng bào
trong vùng thiên tai, tuyên truyền trồng rừng và bảo vệ môi trường đảm bảo cân
bằng môi trường sinh thái.
3.2.4 Tiết 19 - Bài 16 ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ
- Nội dung thực hiện: Mục 4. Chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử
dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta.
-Nội dung tích hợp , tuyên truyền: Pháp lệnh dân số
Nội dung kiến thức cơ bản

Nội dung tích hợp, tuyên truyền

4. Chiến lược phát triển dân số
hợp lý và sử dụng có hiệu quả
nguồn lao động của nước ta.
- Chính sách dân số kế hoạch hóa
gia đình.
+ Tiếp tục thực hiện các giải pháp
kiểm chế tốc độ tăng dân số, đẩy
mạnh tuyên truyền các chủ trương
chính sách pháp luật về dân số và kế
hoạch hóa gia đình.
- Chính sách phân bố lại dân cư và
lao động trên phạm vi cả nước.

+ Xây dưng chính sách chuyển cư
phù hợp.
+ Xây dựng quy hoạch đô thị, nông
thôn.

Điều 4 Pháp lệnh dân số
Nghĩa vụ của công dân về công tác dân
số.
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, xây
dựng quy mô gia đình ít con, no ấm,
bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền
vững.
GV kết luận: Thực hiện tốt những
nghĩa vụ của công dân về công tác dân
số không những mỗi chúng ta đã có
đóng góp hiệu quả vào mục tiêu ổn
định quy mô dân số, nâng cao chất
lượng dân số để phát triển kinh tế của
quốc gia, mà thiết thực hơn việc này
còn tạo điều kiện cho mỗi cá nhân
trong gia đình được quan tâm chăm
sóc, phát triển toàn diện hơn nhất là trẻ
em.

Yêu cầu đạt được sau nội dung này:
- Hiểu được qui định pháp luật của Nhà nước về chính sách dân số và phân bố
dân cư trên phạm vi cả nước.
- Tìm hiểu thực trạng dân số tại địa phương và ý thức của xã hội trong thực
hiện Pháp lệnh dân số.
- Có thái độ nghiêm chỉnh chấp hành đúng pháp luật về chính sách dân số và

tích cực tuyên truyền chiến lược quốc gia về kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe
sinh sản
12


3.2.5 Tiết 20 - Bài 17 LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
- Nội dung thực hiện: Mục 1 Nguồn lao động
-Nội dung tích hợp, tuyên truyền: Luật lao động
Nội dung kiến thức cơ bản

Nội dung tích hợp, tuyên truyền

1. Nguồn lao động
- Nguồn lao động nước ta dồi dào
Dân số vàng, nguồn lao động bổ sung
hàng năm lớn.(số liệu)
- Chất lượng nguồn lao động ngày
càng được nâng lên.(số liệu)
- Thế mạnh của nguồn lao động
Đông, chất lương tăng lên, cần cù,
sáng tạo, nhiều kinh nghiệm trong sản
xuất nông lâm ngư.
- Hạn chế của nguồn lao động.
+ Tỉ lệ lao động qua đào tạo có tăng
nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của
sự phát triển.
+ Mất cân đối trong đào tạo và sử
dụng.
+ Kỉ luật, năng suất lao động, thu nhập
của người lao động chưa cao.


- Điều 3.
Người lao động là người đủ 15 tuổi
trở lên, có khả năng lao động, làm
việc theo hợp đồng lao động, được
trả lương và chịu sự quản lý, điều
hành của người sử dụng lao động.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của
người lao động.
...
Người lao động phải có nghĩa vụ
chấp hành luật lao động.
GV kết luận: Các em đều đã đến tuổi
lao động, tuy nhiên chưa phải lao
động kiếm sống vì được gia đình tạo
điều kiện học tập do đó cần có thái
độ đúng đắn trong học tập và rèn
luyện.
Nguồn lao động nước ta còn nhiều
hạn chế, năng suất lao động của
người lao động nước ta thấp hơn
nhiều so với các nước trong khu vực,
điều này không chỉ làm thu nhập của
người lao động khó được cải thiện,
mà còn làm cho năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế quốc gia yếu.
Trước ngưỡng cửa chọn nghề
nghiệp, việc làm, hãy tìm hiểu kỹ về
nhu cầu thị trường lao động, hiểu
đúng năng lực của mình, chọn đúng

nghề phù hợp và làm việc thực sự
nghiêm túc, hiệu quả. Nghề nào cũng
cần cho xã hội và đáng trân trọng.

13


Sau nội dung bài này, đòi hỏi học sinh:
- Có suy nghĩ đúng đắn, nghiêm túc về vấn đề việc làm tránh xa những
hành động sai trái vi phạm pháp luật.
- Lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu thị trường để
phát huy năng lực làm việc.
- Tích cực tham gia học tập, lao động sản xuất góp phần xây dựng quê
hương đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
14


1. Kết quả của việc ứng dụng.
Trong tiết ôn tập cuối năm học 2018-2019, tôi tiến hành kiểm tra nhận thức
pháp luật từ môn học bằng phiếu học tập sau:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 12
( Lưu ý: HS dùng dấu X tích vào mức độ thực hiện)
Nội dung
Mức độ thực hiện
Tốt
Chưa
Chưa thực
tốt

hiện
1. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo
nước ta
2.Sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng
3.Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
4. Sử dụng hiệu quả tài nguyên đất
5. Tham gia bảo vệ và phòng chống ONMT
địa phương
6. Đấu tranh bài trừ tệ nạn học đường: Đánh
nhau, hút thuốc, cờ bạc…
7. Nghiêm chỉnh chấp hành giao thông
8.Thái độ trong lao động, sản xuất, tìm việc
làm
9. Hưởng ứng phong trào ủng hộ “góp đá
xây dựng trường xa”
10. Thực hiện nề nếp nội qui nhà trường

Tổng hợp phiếu đánh giá trên đã phần nào đánh giá được việc thực hiện và
chấp hành pháp luật tại ba lớp giảng dạy, tôi có bảng số liệu sau:
Lớp
Thực hiện tốt
Thực hiện chưa
Chưa thực hiện
tốt
(Sĩ số)
12a1(40HS)

26 HS (65 %)

10HS (25 %)


4 HS (10 %)

12a2(37HS)

24 HS(64,8 %)

8 HS( 22 %)

5 HS(13,8 %)

12a3(37HS)

23 HS(62,1 %)

11HS (29,7%)

3 HS(8,2%)

Tổng hợp

73 HS(64%)

29 HS (25,4%)

12 HS (10,6%)

15



Điều đó cho thấy “Tích hợp tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học
sinh lớp 12 qua các bài học Địa lí” đã thu được những kết quả nhất định, số học
sinh có ý thức chấp hành pháp luật tăng lên rõ rệt, số học sinh chưa thực hiện tốt
và chưa chấp hành giảm đi nhiều. Trong số học sinh còn thực hiện chưa tốt và
chưa thực hiện đều là những học sinh cá bieeth chậm tiến bộ. Để “Tích hợp
tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 12 qua các bài học Địa lí”
đat hiêu quả cần chú ý một số vấn đề sau:
Về phía giáo viên:
- Mỗi tiết học có nội dung tích hợp bản thân người dạy phải có sự tìm hiểu kỹ
về nội dung kiến thức cơ bản, nội dung kiến thức pháp luật dự định tích hợp;
chắt lọc, xắp xếp thông tin vào mục, ý cụ thể cho phù hợp và hiệu quả. Bản thân
người dạy phải có sự đầu tư nhiều hơn về nội dung, phương pháp xây dựng bài
học, phải tìm cách diễn đạt dễ hiểu để truyền tải những thông tin pháp luật vốn
khô khan, chính xác từng câu từ để làm sao cho người học hiểu và thực hiện.
- Khi giáo dục pháp luật cho học sinh - người dạy đang tuyên truyền giáo dục
về ý thức, trách nhiệm công dân, vì vậy trong quan niệm của thầy cô cũng cần
có sự thay đổi, cần tôn trọng các em hơn, coi các em đã lớn, tạo cơ hội cho các
em bày tỏ quan điểm, thái độ của mình trước một vấn đề cụ thể.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu của người thầy trước học sinh
về việc thực hiện pháp luật và các hoạt động khác.
- Phát động phong trào thi đua tìm hiểu kiến thức pháp luật qua nội dung
môn học Địa lí.
Về phía học sinh:
- Trong mỗi tiết học có nội dung tích hợp, các em tỏ ra rất hứng thú khi được
tìm hiểu về các luật, các khoản, mục có liên quan đến bài học, một số em đã có
sự chuẩn bị khá kỹ và chính xác nội dung các điều luật khi được giao nhiệm vụ
tìm hiểu trước thông tin trên báo, Internet, các em rất nghiêm túc khi phổ biến
các điều luật mình đã tìm hiểu cho các bạn nghe, phấn khởi vì được động viên
khen ngợi khi hoàn thành nhiệm vụ đạt được điểm số cao.
- Nhìn chung các em tỏ ra nghiêm túc trong học tập, ý thức, kết quả học tập

bộ môn được cải thiện rõ rệt.( Năm học 2015-2016 tỉ lệ HS đạt điểm khá, giỏi ở
lớp 12A1, 12A2, 12A3 chiếm tới hơn 70%.
- Qua các tiết học, qua các phần việc được giao, các em đã biết phân công,
phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ, tự tin hơn trong diễn đạt, giao tiếp.
- Hiệu quả của việc thực hiện pháp luật ở học sinh được áp dụng khá tốt qua
việc thực hiện nề nếp nội qui, số học sinh tiến bộ tăng và số học sinh vi phạm
pháp luật giảm rõ rệt.
- Các em tự giác và có ý thức kỉ luật đặc biệt qua các buổi sinh hoạt tập thể.

16


- Hầu hết các em đã tự tin hơn so với các môn học khác và có tới 90% học
sinh chọn môn Địa lí là môn thi xét tốt nghiệp trong kì thi THPT Quốc gia năm
2019.
Một số khó khăn trong quá trình thực hiện:
- Thời lượng các tiết học có hạn, một số tiết có nhiều nội dung tích hợp
không đủ thời gian ( Bài 14,15)
- Còn rất nhiều nội dung luật cần thiết phải tuyên truyền tới các em như một
số điều cơ bản của Hiến pháp, bộ luật hình sự, dân sự, giao thông đường bộ, ...
nhưng khó đưa vào môn Địa lí, phải lựa chọn hình thức khác để tuyên truyền
( tiết sinh hoạt, hoạt động ngoài giờ lên lớp, thi tìm hiểu...)
- Tại ngôi trường THPT nơi tôi đang giảng dạy còn rất nhiều khó khăn- là
trường nằm trên địa bàn khu vực miền núi- cơ sở vật chất của nhà trường thiếu
thốn, chất lượng đầu vào của học sinh thấp hơn nhiều so với các trường THPT
khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đặc biệt là các huyện miền xuôi, nên việc khai
thác vã lĩnh hội thông tin còn hạn chế.
2. Kiến nghị đề xuất
Nền giáo dục nước ta luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà
nước, của nhân dân, đồng thời nền giáo dục cũng phải chịu nhiều áp lực thay đổi

để thích nghi với tình hình trong nước và quốc tế mới.
Sự thay đổi bước đầu có thể mang đến nhiều khó khăn, nhưng để đạt được
những mục tiêu đã đề ra, để khắc phục những hạn chế của chính mình, sự thay
đổi là cần thiết.
Trong thời gian tới, nội dung, chương trình sách giáo khoa phổ thông được
thay đổi, tôi mong rằng sẽ có một nội dung hoàn chỉnh, thiết thực cho giáo dục
pháp luật, giáo dục đạo đức. Chúng tôi mong cấp trên tạo điều kiện trang bị tốt
hơn về cơ sở vật chất, tài liệu liên quan đến môn học( băng, đĩa hình ảnh trực
quan) để bài giảng được sinh động hơn.
Do thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài không nhiều, kiến thức và kinh
nghiệm chưa đầy đủ, đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi khó tránh khỏi thiếu
sót, kính mong các thầy cô trong Ban giám khảo, Hội đồng khoa học; các thầy
cô đồng nghiệp góp ý, bổ sung để đề tài được đầy đủ và toàn diện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

Thanh Hóa ngày 15 tháng 4 năm 20019.

ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Trần Nhật Cường

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
17



TT
1

2
3
4
5

tác giả
Tên tàiHÓA
liệu
SỞTên
GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH

Lê Thông,Nguyễn Viết Thịnh, Sách giáo khoa Địa Lý 12
THPT HÀ VĂN MAO
Nguyễn kimTRƯỜNG
Chương,Phạm
Xuân Hậu, Đặng Duy Lợi,
Phạm Thị Sen, Phi Công Việt.
Phạm Kim Dung- Dương
Sách giáo khoa GDCD 12
Thanh Mai- Nguyễn Thị Xuân
Mai.
Trần Văn Thắng ( Chủ biên),
Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn
Nguyễn Hải Châu- Nguyễn
kiến thức kỹ năng môn Địa Lý 12.
Đức Vũ.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Viện Ngôn ngữ học
Từ điển Tiếng Việt.
Văn kiện hội nghị Ban Chấp
Hành Trưng Ương Đảng.

Văn kiện Nghị quyết hội nghị lần thứ
8 BCH TW Đảng khóa XI.

6

Quốc Hội: Luật số
Luật bảo vệ rừng.
16/2017/QH14
TÍCH
HỢP TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC MỘT SỐ NỘI
7
Quốc Hội: Luật số
Luật phòng chống thiên tai
DUNG
PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH LỚP 12 QUA CÁC
33/2013/QH13

BÀI HỌC ĐỊA LÍ

Người thực hiện: Trần Nhật Cường
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Hà Văn Mao
SKKN thuộc lĩnh vực ( môn) : địa lí


18

THANH HÓA NĂM 2019


19



×