Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

SKKN sử DỤNG CHUYỀN đề GIÁO dục PHÒNG CHỐNG HIV AIDS vào dạy học TIẾT 33

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 31 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 3
---------0O0---------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“ SỬ DỤNG CHUYỀN ĐỀ GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG
HIV/AIDS VÀO DẠY - HỌC TIẾT 33: NGOẠI KHÓA
NHỮNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI Ở ĐỊA PHƯƠNG”, MÔN
GDCD LỚP 10.

Người thực hiện: Ngô Ngọc Tuyên
Chức vụ: Tổ trưởng
SKKN thuộc môn: Giáo dục công dân

THANH HÓA, NĂM 2019
Trang 1


PHỤ LỤC
Mục
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3


2.4

Nội dung
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

3

dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Trang
1
2
2
2
2
2
2
3
3
18

20

1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài

Trang 2


Nhiễm HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử văn minh của loài người. Những
ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào mùa xuân năm 1981, sau đó số ca mới tăng liên tục, xâm chiếm
tất cả các lục địa trên thế giới. Tính đến năm 2003, cả thế giới có khoảng 60 triệu người nhiễm HIV,
hơn một phần ba trong số này đã chết! Rủi ro thay, hiện nay đại dịch nhiễm HIV/AIDS vẫn chưa
hoàn toàn được kiểm soát và tiếp tục gây nhiều hậu quả trầm trọng cho hầu hết các nơi trên thế giới,
đặc biệt là ở châu Phi vùng phía dưới sa mạc Sahara, Nam á và Đông Nam á, Trung - Nam Mỹ,
Đông Âu.
Trong những năm vừa qua, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh
tế nhanh nhất thế giới. Với cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập với thế giới đã có những tác động tích
cực tới các mặt của đời sống xã hội, trong đó có Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó, mặt trái của cơ
chế thị trường cũng bộ lộ và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xã hội. Một trong những ảnh hưởng
tiêu cực của hội nhập và giao lưu thế giới là sự du nhập nhanh chóng các hiện tượng lạm dụng và sử
dụng chất gây nghiện, chất ma túy, lối sống buông thả, đề cao lối sống cá nhân, kích dục là những
nguyên nhân đưa tới căn bệnh HIV/AIDS – “căn bệnh thế kỷ”, một căn bệnh mà ngày nay con người
chưa có thuốc và phương pháp nào để chữa khỏi được.
Hiện nay, có thể khẳng định rằng HIV/AIDS đã có mặt ở tất cả các tỉnh thành tỉnh thành của
Viêt Nam. Tính đến ngày 30/9/2010, cả nước có 180.312 người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống
được báo cáo, trong đó có 42.339 bệnh nhân AIDS và tổng số người chết do AIDS đã được báo cáo
là 48.368 người.
Cho đến nay, có 100% tỉnh, trên 74% số xã, phường và 97,8% số quận/huyện trong toàn quốc đã
có báo cáo về người nhiễm HIV/AIDS. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có số người
nhiễm HIV/AIDS được báo cáo cao nhất, chiếm khoảng 23% số người nhiễm HIV/AIDS được báo

cáo của cả nước.
Thực tế cho thấy, có nhiều nguyên nhân đẫn đến HIV/AIDS , một trong số đó là do sự thiếu hiểu
biết về HIV/AIDS . ở Việt Nam hiện nay vẫn còn một bộ phận lớn người lao động và người sử dụng
lao động, học sinh có nguy cơ bị nhiễm HIV do nhận thức về HIV/AIDS chưa đúng, chưa đầy đủ
dẫn đến việc không thực hiện các biện pháp an toàn đối với HIV/AIDS. HIV/AIDS có nguy cơ lây
lan nhanh một phần do vấn đề tuyên truyền, phòng chống HIV/AIDS chưa được quan tâm đúng
mức, trong đó phải kể đến các trường THPT. Có thể khẳng định rằng, người lao động, người sử dụng
lao động đa phần đều trải qua cấp học phổ thông. Vì vậy, nếu trong việc tuyên truyền, giáo dục cho
học sinh – người chủ tương lai của đất nước có được những hiểu biết và nhận thức đúng đắn về
HIV/AIDS và tác hại của nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hạn chế đại dịch này
trong một tương lai gần.
Từ thực tế cho thấy trong những năm qua hiệu quả của việc giáo dục, phòng, chống HIV/AIDS
trong nhà trường đạt hiệu quả không cao. Trước thực trạng trên và qua thực tế dạy học môn giáo dục
công dân ở trường Trung học phổ thông theo Tôi ngoài việc đưa vấn đề giáo dục phòng, chống
HIV/AIDS vào tích hợp dạy học bộ môn thì giáo viên có thể giành một tiết ngoại khóa của môn giáo
dục công dân lớp 10 để giảng dạy cho học sinh tìm hiểu về vấn đề này. Để giúp giáo viên có những
kiến thức, thông tin về vấn đề vấn đề HIV/AIDS trong day học bộ môn Tôi mạnh dạn đưa ra sáng
kiến: “Sử dụng chuyên đề giáo dục, phòng, chống HIV/AIDS vào dạy – học tiết 33: “ngoại khóa
những vấn đề xã hội ở địa phương” môn giáo dục công dân lớp 10.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thực hiện đề tài “Sử dụng chuyên đề giáo dục, phòng, chống HIV/AIDS vào dạy – học tiết
16: ngoại khóa những vấn đề xã hội ở địa phương môn giáo dục công dân lớp 10” không ngoài mục
đích góp phần cùng với nhà trường đẩy mạnh công tác tuyền truyền phòng, chống HIV/AIDS trong
học đường, góp phần giáo dục đạo đức và nhân cách của học sinh trong việc tránh xa các tệ nạn xã
hội.

Trang 3


Qua đề tài này, còn giúp tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật

của nhà nước trong học sinh – người chủ tương lai của đất nước về giáo dục phòng chống
HIV/AIDS trong tình hình mới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này tập trung nghiên cứu, tổng kết về chủ đề HIV/AIDS, cụ thể: nghiên cứu tổng kết
về thực trạng dịch bệnh HIV/AIDS trên thế giới và ở Việt Nam, nguyên nhân lây nhiễm và những
con đường lây nhiễm HIV/AIDS thường gặp trong thực tế đời sống và các biện pháp phòng, chống
HIV/AIDS.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Đây là một tiết ngoại khóa về vấn đề xã hội ở địa phương vì vậy để đạt hiệu quả cao trong
dạy học giáo viên có thể sử dụng nhiều các đồ dùng kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học như:
Máy chiếu, tranh ảnh, bảng biểu, phiếu học tập, câu hỏi tình huống và phương pháp đàm thoại, đóng
vai, thảo luận, trò chơi…
Đề tài được viết dựa trên các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp thống kê toán học
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.

Trang 4


Như chúng ta đã biết, xã hội ngày càng phát triển cùng với đó kéo theo không ít hệ lụy do
mặt trái của cơ chế thị trường đưa lại như sự bùng nổ thông tin, sự hội nhập của nhiều nền văn hóa
của các nước phương tây, của lối sông thực dụng, ăn chơi đua đòi…Nhiều gia đình học sinh, cha mẹ
phải bươn chảy trong cuộc sống mưu sinh, bỏ quên con cái, sao nhãng trong quản lí quỹ thời gian
của học sinh - điểm tựa là gia đình đối với các em không còn nữa.
Đã có thời gian chúng ta chỉ coi trong việc dạy văn hóa cho học sinh học thật giỏi mà quên đi

điều quan trọng là dạy cho học sinh “học làm người”, quên đi việc rèn luyện các kỹ năng sống cho
các em, nhất là các kỹ năng phòng, chống các tệ nạn xã hội, trong đó đặc biệt là kỹ năng tuyền
truyền phòng, chống đại dịch thế kỷ HIV/AIDS.
Như chúng ta đã biết mục tiêu đào tạo của trường Trung học phổ thông là hình thành và phát
triển con người toàn diện cho các thế hệ trẻ, đây là những công dân tương lai có đầy đủ: đạo đức, trí
tuệ, thẩm mỹ, thể lực... Theo yêu cầu của sự nghiệp cách mạng XHCN hiện nay của Đảng để đạt
được mục tiêu trên, trường Trung học phổ thông phải có những chương trình giáo dục và giáo dưỡng
phải đảm bảo cho phù hợp với nhiệm vụ của đất nước, giữ được con người Việt Nam trong thời đại
mới. Từ năm 1990 – 1992 đến nay Đảng ta đã xác định môn giáo dục công dân là một môn khoa học
xã hội trong nhà trường Trung học phổ thông. Chính vì vậy, môn giáo dục công dân có vai trò hết
sức quan trọng, nó kết hợp với các môn khoa học khác trong nhà trường nhằm đào tạo con người
mới cho đất nước những con người Việt Nam có tri thức khoa học, có đạo đức, có năng lực hoạt
động thực tiễn; có phẩm chất chính trị; có ý thức trách nhiệm.
Hiện nay, việc dạy học bộ môn giáo dục công dân không đơn thuần là dạy học kiến thức trong
sách giáo khoa mà dưới chủ trưởng của Bộ giáo dục thì hiện nay việc dạy học tích hợp các vấn đề
trong xã hội như: Vấn đề ma túy học đường, vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề tham nhũng... được
xem là bắt buộc đối với quá trình dạy học bộ môn.
Đối với việc dạy học tích hợp nội dung phòng, chống HIV/AIDS trong trường học thì với chỉ thị
số 61/2008/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 11 năm 2008 của Bộ giáo dục và đào tạo về “Tăng cường
công tác phòng, chống HIV/AIDS trong ngành giáo dục” là cơ sở cho cán bộ giáo viên nói chung và
giáo viên giảng dạy bộ môn giáo dục công dân nói riêng triển khai nội dung dạy học tích hợp nội
dung giáo dục phòng, chống HIV/AIDS trong thực tế nhà trường.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Như chúng ta đã biết, HIV/AIDS là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể tấn công bất kỳ ai,
có thể lan truyền trong cộng đồng và xâm nhập vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Lan nhiễm
HIV/AIDS không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, địa vị xó hội... bất kỳ ai nếu không hiểu
biết đầy đủ về HIV/AIDS và không thực hiện các hành vi an toàn đều có nguy cơ bị nhiễm
HIV/AIDS. Vì vậy, việc tuyên truyền, phòng chống về HIV/AIDS có một ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong việc hạn chế đại dịch này.
Hiện nay, ở các trường THPT nói chung và trường THPT Hậu Lộc 3 nói riêng công tác giáo dục

phòng, chống HIV/AIDS luôn được các nhà trường quan tâm, chú trọng. Trước thực trạng tệ nạn ma
túy, mai dâm, HIV/AIDS ngày càng lan rộng, có nguy cơ xâm nhập học đường, vì vậy công tác
phòng, chống HIV/AIDS không còn là việc riêng của Đảng và Nhà nước mà còn là việc của các nhà
trường, của thầy, cô giáo. Thực tế trong những năm qua công tác phòng, chống HIV/AIDS trong
trường THPT Hậu Lộc 3 đã được triển khai trên nhiều lĩnh vực và đã thu được một số kết quả, góp
phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về HIV/AIDS cho học sinh. Tuy nhiên, với thực tế
trong các môn học ở trường Trung học phổ thông không có môn học nào, bài học nào đi sâu vào
chuyên đề về phòng, chống HIV/AIDS mà phần lớn vấn đề về HIV/AIDS chỉ được tích hợp vào một
số bài, một số kiến thức của một số môn đặc thù như: môn Giáo dục công dân, môn Địa lý, môn
Sinh, môn Văn học.... Mặt khác, các tài liệu, thông tin về HIV/AIDA rất là hạn chế, vì vậy rất khó để
giáo viên tích hợp vào môn học một cách có hiệu quả, có khai tích hợp cũng chỉ mang mang tính qua
loa, đại khái một khi giáo viên dạy học cũng không am hiểu về vấn đề này. Tất cả điều này đã làm

Trang 5


cho công tác tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn, học sinh cũng bị hạn chế rất
lớn khi muốn tìm hiểu về HIV/AIDS, học sinh không biết nhiều về những thông tin, nguyên nhân và
tác hại của HIV/AIDS.
Từ thực tế đó cho chúng ta thấy rằng hiệu quả của việc giáo dục, phòng, chống HIV/AIDS
trong nhà trường còn mang tính mùa vụ, đạt hiệu quả không cao. Điều này thể hiện ở năm học 2016
- 2017 khi chưa đưa chuyên đề giáo dục phòng, chống HIV/AIDS vào giảng dạy tiết ngoại khóa môn
giáo dục công dân lớp 10 Tôi thông qua phiếu điều tra xã hội học về các con đường lây nhiễm và
không lây nhiễm HIV/AIDS ở lớp: 10A1, 10A2, 10A3, 10A4, 10A5, 10A6, 10A7 có kết quả như
sau:
TT HIV/AIDS lây truyền qua con đường
ý kiến học sinh (%)
nào?
Nhận thức
Nhận thức

Nhận thức
đúng
không đúng
không rõ
1
Tiêm chính
60%
28%
12%
2
Tình dục
50%
30%
20%
3
Từ mẹ sang con
65%
25%
10%
4
Ăn chung, ngủ chung
50%
35%
15%
5
Cùng làm việc, học tập
59%
25%
16%
6

Bắt tay, nói chuyện
68%
27%
5%
7
Dùng chung nhà vệ sinh
49%
36%
15%
8
Muỗi đốt, côn trùng cắn
50%
45%
5%
9
Ho, hắc hơi, mồ hôi
67%
25%
8%
10
Mặc chung quần áo
75%
15%
10%
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
I. Cách thực hiện.
CHỦ ĐỀ: “TÌM HIỂU VỀ HIV/AIDS VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG”
1. Mục đích: Giúp học sinh nắm được:
a. Về kiến thức:
- Hiểuđược thế nào là HIV, thế nào là AIDS. Phân biệt được HIV và AIDS

- Hiểu được sự nguy hiểm, diễn biến và tác hại của HIV/AIDS
- Các con đường lây truyền HIV/AIDS và cách phòng chống
- Thông tin cơ bản về ma túy
b. Về kỹ năng :
Biết được tác hại của HIV/AIDS đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Biết giữ mình không bị
nhiễm HIV/AIDS. Rèn luyện kỹ năng phòng, chống đại dịch HIV/AIDS cho bản thân, gia đình và xã
hội
c. Về thái độ :
- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS
- Tham gia ủng hộ đấu tranh, tuyên truyền giáo dục, phòng, chống tệ nạn HIV/AIDS.
2. Phương pháp:
Kết hợp phương pháp đàm thoại với thảo luận nhóm, động não, thuyết trình
3. Tài liệu và phương tiện
- Máy chiếu hắt; máy Projector .
- Các đoạn video về cấu tạo HIV/AIDS
- Tranh, ảnh liên quan về HIV/AIDS

Trang 6


- Thông tin về HIV/AIDS....
II. CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Khởi động : Giáo viên tổ chức cho học sinh trò chơi “Đối mặt”
- Mục tiêu:
+ Kích thích học sinh tự tìm hiểu nhanh về một số dịch bệnh hiểm nghèo trên thế giới và nguyên
nhân lây nhiễm của các căn bệnh này như thế nào? Đâu mới là căn bệnh nguy hiểm nhất?
+ Rèn luận tư duy logic và phân tích của học sinh.
- Cách tiến hành: Giáo viên yêu cầu 6 học sinh đứng thành vòng tròn từ số 1 đến số 6, người quản
trò đứng giữa vòng tròn đó. Trong thời gian 5 giây lần lượt từ số 1 đến số 6 sẽ phải kể ra một loại
bệnh mà con người thường mắc phải. Người nào trả lời sai, không trả lời được hoặc trả lời trùng với

đáp án mà người trước đã trả lời thì người đó bị loại. Cuộc chơi cứ tiếp tục như vậy người cuối cùng
còn lại là người chiến thắng.
- Ý nghĩa: Qua trò chơi giáo viên nhấn mạnh cuộc sống của mỗi chúng ta luôn phải đối mặt với
những căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng và tài sản của cá nhân, gia đình và thậm chí là xã
hội. Nguyên nhân của những căn bệnh này có thể là do di truyền, do vô tình nhưng trong đó cũng
có những nguyên nhân bị bệnh do sự thiếu hiểu biết. Một trong những căn bệnh mà các em vừa kể
thì căn bệnh AIDS là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất. Vậy HIV là gì? AIDS là gì? Có tại
hai như thế nào? Con đường lây nhiễm và cách phong chống?
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
* Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu “Tình hình HIV/AIDS trên thế giới và ở việt nam”
- Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thực trạng của đại dịch HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam hiện
nay
- Cách tiến hành:
+ Bước 1: Giáo viên sử dụng máy chiếu Projector cho học sinh xem một số thông tin về số trường
hợp nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và ở Việt Nam
+ Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi chia cho học sinh thảo luận lớp:
- Em hãy cho biết tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và ở Việt Nam?
- Em hãy cho biết tình hình lây nhiễm HIV/AIDS ở địa phương em?
- Em có nhận xét gì về thực trạng HIV/AIDS ở trên thế giới và Việt Nam?
Trên cơ sở học sinh trả lời giáo viên kết hợp giảng diễn và kết luận:
A. TRÊN THẾ GIỚI.
Mặc dù chỉ mới xuất hiện cách đây 37 năm, nhưng nhiễm HIV/AIDS đã trở nên một dịch bệnh
có tính cách quốc tế. Ngày 5 tháng 6 năm 1981, ca đầu tiên về bệnh suy miễn dịch bất bình thường
có thể gây tử vong được phát hiện ở một người nam đồng tính luyến ái và người nghiện dùng chung
kim chích tại California, Hoa Kỳ. Theo số liệu được Tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố cho thấy,
trong năm 2017, trên toàn thế giới đã có hơn 41 triệu người tử vong vì HIV và 119 quốc gia đã báo
cáo kết quả có khoảng 95 triệu người đã xét nghiệm HIV. Bên cạnh đó, vẫn còn hơn 37 triệu người
đang sống cùng loại virus nguy hiểm này, đủ để thấy HIV/AIDS vẫn đang là một trong những vấn đề
y tế cộng đồng nghiêm trọng nhất trong lịch sử.
Hiện nay theo tổ chức Y tế thế giới WHO:

- Cứ 7 giây trôi qua thế giới có thêm 1 người bị nhiễm HIV/AIDS.
- Cứ 1 giờ trôi qua thế giới có thêm 500 người bị nhiễm HIV/AIDS.
- Cứ 1 ngày trôi qua thế giới có thêm 14.000 người bị nhiễm HIV/AIDS.
B. Ở VIỆT NAM.
1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS

Trang 7


Tính từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tại TP Hồ Chí Minh cho đến hết
ngày 19/1/2018 toàn quốc hiện có 209.450 người nhiễm HIV còn sống và đến nay đã có hơn 94.000
người tử vong vì AIDS. Đó là thông tin được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra tại Hội
nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm
2018 của Bộ Y tế ngày 19/1. Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, hiện số người nhiễm HIV của cả
nước hiện còn sống là 209.450 nghìn người. Trong đó 90.100 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn
AIDS; số người tử vong do HIV/AIDS của cả nước tính đến thời điểm trên là 94.620 người. Tiếp tục
khống chế được tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS dưới 0,3% và giảm số người nhiễm mới.
Tỷ lệ người hiện mắc HIV toàn quốc trên 100.00 dân theo số báo cáo là 248 người, tỉnh Điện
Biên vẫn là địa phương có tỷ lệ hiện mắc HIV trên 100.000 dân cao nhất cả nước (875), tiếp đến là
thành phố Hồ Chí Minh (690), thứ 3 là Thái Nguyên (636).
Trong 3 tháng đầu năm 2014, có 2012 trường hợp mới phát hiện nhiễm HIV được báo cáo, 928
người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS; 300 người nhiễm HIV/AIDS tử vong. 10 tỉnh có số
trường hợp xét nghiệm mới phát hiện dương tính lớn nhất trong 3 tháng đầu năm 2014, bao gồm TP.
Hồ Chí Minh 374 trường hợp, Sơn La 94 trường hợp, Điện Biên 79 trường hợp; Yên Bái 74 trường
hợp; Lai Châu 70 trường hợp; Đồng Tháp 70 trường hợp; Kiên Giang 70 trường hợp; Thái Nguyên
56 trường hợp; Đồng Nai 56 trường hợp; Nghệ An 56 trường hợp.
So sánh cùng kỳ 3 tháng đầu năm 2014 với năm 2013: số trường hợp mới phát hiện nhiễm HIV
giảm 35% (1105 trường hợp), số bệnh nhân AIDS giảm 47% (815 trường hợp), tử vong do AIDS
giảm 53% (337 trường hợp), 12 tỉnh có số người nhiễm HIV được mới phát hiện tăng hơn so với
cùng kỳ năm 2013 (chi tiết 10 tỉnh có số người nhiễm HIV tăng tại bảng 1) và 46 tỉnh có số người

nhiễm HIV phát hiện mới giảm (chi tiết 10 tỉnh có số người nhiễm HIV giảm tại bảng 2).
Bảng 1. 10 tỉnh có số người nhiễm HIV tăng cao nhất so với cùng kỳ năm 2013
HIV Phát hiện 2014 HIV phát hiện 2013 Số HIV tăng % tăng
Tỉnh

ST
T
1 Yên Bái
74
53
21
39%
2 Sóc Trăng
48
32
16
50%
3 Phú Thọ
55
43
12
28%
4 Tuyên Quang
19
8
11
137%
5 Cà Mau
55
48

7
15%
6 Bắc Giang
23
16
7
43%
7 Hà Tĩnh
17
10
7
70%
8 Kiên Giang
70
67
3
4.5%
9 Bình Định
6
4
2
50%
10 Đồng Tháp
70
69
1
1.5%
Các tỉnh có tỷ lệ nhiễm tăng cao như Tuyên Quang hoặc Hà Tĩnh, nhưng số người nhiễm HIV
tăng không cao, do đó thuộc những tỉnh có người nhiễm HIV được phát hiện thấp. Tuy nhiên quan
ngại về số người nhiễm HIV gia tăng ở Yên Bái, mức phát hiện người nhiễm HIV hằng năm vẫn ở

mức cao.
ST
T
1
2
3

Bảng 2. 10 tỉnh có số người nhiễm HIV giảm nhiều nhất so với cùng kỳ năm 2013.
HIV Phát hiện 2014 HIV phát hiện 2013 Số HIV giảm % giảm
Tỉnh
Hồ Chí Minh
Hà Nội
Thanh Hóa

374
25
21

576
149
100

202
124
79

35%
83%
79%


Trang 8


4
5
6
7
8
9
10

An Giang
7
74
67
90%
Nghệ An
56
110
54
49%
Thái Nguyên
56
101
45
45%
Đồng Nai
56
100
44

44%
Cần Thơ
53
96
43
45%
Hải Dương
4
44
40
91%
Quảng Ninh
50
87
37
43%
Bảng trên cho thấy các tỉnh trọng điểm về dịch HIV/AIDS đã giảm nhiều số ca phát hiện mới
nhiễm HIV và triển khai mạnh các giải pháp can thiệp trong thời gian qua như Hồ Chí Minh, Hà
Nội, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hải Dương, An Giang, CầnThơ.
Phần lớn các tỉnh có số người nhiễm HIV cao là các tỉnh, thành phố có dân số cao và kinh tế
phát triển, tuy nhiên một số tỉnh có người nhiễm HIV cao như Sơn La, Thái Nguyên có người nhiễm
HIV cao liên quan nhiều đến số người nghiện chích ma túy cao.
Phân tích xu hướng và hình thái dịch HIV trên toàn quốc:

Biểu 1: Số người phát hiện mới nhiễm HIV/AIDS
và tử vong qua các năm

Biểu 2: So sánh tỷ lệ nhiễm HIV trên
100.000 dân của cả nước và các khu vực


Xu hướng dịch HIV tiếp tục giảm qua các năm, tuy nhiên các vùng miền có mức độ dịch
HIV khác nhau, tỷ lệ hiện mắc HIV trên 100.000 dân cao ở các khu vực miền núi phía bắc, các

tỉnh miền đông nam bộ (bao gồm cả TP Hồ Chí Minh).

Trang 9


Biểu đồ 3. Phân bố người nhiễm HIV theo giới qua các năm
Phân bố người nhiễm HIV theo giới: phát hiện trong quý 1 năm 2014 ở nam giới chiếm
67,6%, nữ giới chiếm 32,4%, thay đổi nhỏ không đáng kể so với cùng kỳ năm 2013.
Biểu đồ 4: Phân bố người nhiễm HIV
Theo nhóm tuổi cùng kỳ năm 2013 và 2014

Biểu đồ 5: Phân bố người nhiễm HIV theo
nhóm tuổi qua các năm

Trong số người nhiễm HIV được phát hiện trong năm quý 1 năm 2014 cho thấy chủ yếu tập
trung ở nhóm tuổi từ 20-39 tuổi với chiếm từ 74,9% số người nhiễm HIV (biểu đồ 5a). Xu hướng tỷ
người nhiễm HIV được phát hiện thuộc nhóm tuổi 30-39 ngày càng chiếm tỷ lệ chính so với những
nhóm còn lại, tuổi bị mắc HIV có xu hướng tập trung vào nhóm tuổi 30-39.
Phân bố người nhiễm HIV theo các nhóm đối tượng:

Trang 10


Biểu đồ 6: Phân bố người nhiễm HIV
theo nhóm đối tượng quý 1 năm 2014

Biểu 7: Phân bố người nhiễm HIV theo nhóm đối

tượng qua các năm
Tỷ lệ người nhiễm HIV là người nghiện chích ma túy vẫn chiếm chủ yếu, đang có xu hướng
giảm dần từ 2008 đến 2012, tuy nhiên trong năm 2013, tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện báo
cáo là người nghiện chích ma tuý có tăng nhẹ, chiếm 39,2% và trong quý 1 năm 2014 tỷ lệ này giảm
chỉ còn chiếm 34,1%. Ngược lại, tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện là đối tượng tình dục khác
giới có xu hướng gia tăng, trong gia đoạn từ 2007 đến 2012. Tuy nhiên, trong quý 1 năm 2014 phân
bố người nhiễm HIV được phát hiện và báo cáo là đối tượng tình dục khác giới giảm còn 19,2%. Các
nhóm còn lại chiếm một tỷ lệ thấp.
Nhận xét chung, Phần lớn trường hợp nhiễm HIV ở Việt Nam nằm trong độ tuổi trẻ từ 20-39
tuổi chiếm 83,39%, trong đó số người nhiễm HIV từ 20-29 tuổi chiếm 52,20%; từ 30-39 chiếm
31,19%. Tỷ lệ nhiễm ở độ tuổi từ 40-49 tuổi chiếm 8,05% và trên 50 tuổi chiếm 1,75%. Nhiễm HIV
ở lứa tuổi vị thành niên từ 14 -19 tuổi chiếm 4,22%, các trường hợp nhiễm ở trẻ em dưới 13 tuổi
chiếm 1,78%. ở nước ta, HIV chủ yếu qua con đường tiêm chích ma tuý không an toàn. Đầu những
năm 90, có tới 80% người nhiễm HIV là do tiêm chính ma tuý, đến cuối những năm 90 tỷ lệ này tuy
có giảm xuống song vẫn còn khoảng 70%. Đến nay, số người nhiễm HIV do tiêm chính ma tuý giảm
xuống còn 44,35%. Phân tích hình thái nguy cơ lây nhiễm cho thấy, trong số những người mới được
phát hiện nhiễm HIV trong 9 tháng đầu năm có 49% bị nhiễm qua đường máu,38% qua đường tình
dục, 3% qua đường mẹ - con và 10% không rõ đường lây. Tỷ lệ người nhiễm HIV là nam chiếm
70,8% và nữ chiếm 29,2%. Phần lớn người nhiễm HIV được phát hiện trong 9 tháng qua là ở nhóm
tuổi từ 20-39 (chiếm 82%), trẻ em dưới 15 tuổi chiếm gần 3%.
2. Ở Thanh Hóa:
Tình hình lây nhiễm HIV còn đang phát triển, theo thông tin từ Sở Y tế Thanh Hóa cho biết,
tính đến ngày 30 tháng 11 năm 2018 lũy tích các trường hợp nhiễm HIV/AIDS được phát hiện trong
toàn tỉnh là 8.032 người, 2.785 trường hợp tử vong do AIDS. Số người nhiễm HIV mới phát hiện
trong 11 tháng năm 2017 là 444 người, tập trung chính ở nhóm người nghiện chích ma túy, lây qua
đường máu.
Số người nhiễm HIV/AIDS hiện đang được quản lý, chăm sóc, tư vấn và điều trị ARV mới
tăng so với cùng kỳ 2016; trong năm đã xét nghiệm HIV cho 77.813/76.494 khách hàng được tư vấn
xét nghiệm, có 1% khách hàng có kết quả HIV (+), 444/763 khách hàng được rà soát có tên tuổi


Trang 11


quản lý tại địa phương được nhập vào phần mềm quản lý, tỷ lệ chuyển tiếp thành công vào điều trị
chiếm 83,6%.

Các đối tượng nghiện ma túy đang điều trị uống thuốc Methadone

Về công tác điều trị Methadone, toàn tỉnh đang triển khai cung cấp dịch vụ tại 24 cơ sở điều
trị và 14 điểm cấp phát thuốc tại 21 huyện, đang điều trị cho 2.807 bệnh nhân, đạt 73,8% chỉ tiêu,
trong đó có trên 80% số bệnh nhân điều trị trên 2 tháng xét nghiệm (-) với các chất dạng thuốc
phiện, trên 90% bệnh nhân tăng cân, bệnh nhân tuân thủ pháp luật, hòa nhập xã hội, có sức khỏe, tìm
được việc làm phù hợp, ổn định cuộc sống...
* Hoạt động 2: Dùng phương pháp thảo luận lớp, vấn đáp để tìm hiểu “HIV là gì? AIDS là
gì”
- Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được thế nào là HIV/AIDS, HIV có phải là AIDS?
- Cách tiến hành:
+ Bước 1: Giáo viên sử dụng máy chiếu Projector cho học sinh xem một số tranh ảnh về người bị
nhiễm HIV/AIDS
+ Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi chia cho học sinh thảo luận lớp:
- Theo em thế nào là HIV? thế nào là AIDS?
- HIV có phải là AIDS?
- Em hiểu như thế nào về các từ khoa học: Hội chứng, suy giảm miễm dịch ?
Học sinh những câu trả lời của học sinh giáo viên giảng giải và kết luận:
* HIV: viết tắt của Tiếng Anh là:
H : Human – Người
I : Immunodeficiency – Suy giảm miễn dịch
V : Virus – Vi rút
=> Như vậy, HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
* AIDS: viết tắt của cụm từ Tiếng Anh là:

A – Acquired – Mắc phải, không phải do di truyền mà do bị tác động của các tác nhân gây
bệnh mà thành bệnh.
I – Immune – Hệ miễn dich

Trang 12


D – Deficiency-Suy giảm
S – Syndrome – Hội chứng tập hợp của nhiều triệu chứng, nhiều bệnh tật.
=> Như vậy, AIDS là hội chứng, suy giảm miễn dịch ở người do HIV gây ra. AIDS là giai đoạn
cuối của quá trình nhiễm vi rút HIV.

VI RÚT HIV
* Hội chứng, suy giảm, miễn dịch:
- Hội chứng: Tập hợp triệu chứng và dấu hiệu bênh.
- Suy giảm miễn dịch: Suy giảm chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các mầm
bệnh (vi trùng, virus, vi nấm ....)
* HIV có phải là AIDS không?
- HIV chưa phải là AIDS. Một người bị vi rút HIV xâm nhập vào cơ thể đó là người nhiễm
HIV hoặc HIV dương tính. Người đó vẫn khoẻ mạnh và vẫn có khả năng làm việc trong nhiều
năm.
- AIDS là giai đoạn cuối của nhiễm vi rút HIV. Cơ thể không có khả năng chống đỡ nhiều bệnh
tật tấn công cùng một lúc, người đó được gọi là bệnh nhân AIDS.
* Hoạt động 3: Dùng phương pháp thảo luận lớp, vấn đáp tìm hiểu :HIV nguy hiểm như thế
nào? Diễn biến của dịch bệnh?
- Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được sự nguy hiểm của HIV và các giai đoạn phát triển của bệnh.
- Cách tiến hành:
+ Bước 1: Giáo viên sử dụng máy chiếu Projector cho học sinh xem đoạn video về hình ảnh vi rút
HIV lên máy chiếu.
+ Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi chia cho học sinh thảo luận lớp:

- HIV xâm nhập vào cơ thể con người gây nguy hiểm gì ?
- HIV lây truyền trong điều kiện nào?
- Theo em sau khi nhiễm HIV người bệnh có những biểu hiện ra sao? Diễn biến bệnh như thế
nào ?
Trên cơ sở học sinh thảo luận trả lời giáo viên giảng giải và kết luận:

Trang 13


* HIV xâm nhập vào cơ thể con người gây chết người:
Hệ thống miễn dịch rất quan trọng với cơ thể con người. Nhờ có hệ thống này con người
được bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng của môi trường ngoài và
kể cả môi trường trong của cơ thể. Hệ thống miễn dịch bao gồm miễn dịch tế bào (các bạch cầu) và
miễn dịch dịch thể do các tế bào lymphô tiết ra
Khi bị nhiễm HIV hệ thống miễn dịch đặc biệt là các tế bào lymphô bị virus HIV tấn công và
xâm nhập vào bên trong tế bào, phát triển và nhân lên trong tế báo lymphô sau đó phá vỡ các tế bào
này gây tình trạng suy giảm miễn dịch ở người
Với tình trạng suy giảm miễn dịch cơ thể chúng ta bị suy yếu và dễ nhiễm các bệnh nhiễm
trùng khác như viêm phổi do nấm, tiêu chảy kéo dài, lao... đồng thời lâm vào tình trạng suy kiệt và
có thể dẫn đến chết
* HIV lây truyền trong điều kiện nào?
- Phải có mặt của vi rút HIV: Vi rút HIV không tự sinh ra. Với một người không có vi rút HIV thì
người đó có làm gì dính đến máu hay quan hệ tình dục không dùng bao cao su thì người đó cũng
không thể có trong mình vi rút HIV được. Nhưng cái khó là thường người ta không thể biết được là
người ta có bị nhiễm HIV hay không.
- Phải có lượng HIV đủ lớn: HIV tồn tại trong rất nhiều chất dịch của cơ thể con người nhưng có
những dịch không có chứa HIV hoặc là chứa rất ít không đủ để có thể làm lây nhiễm, chẳng hạn
như: dịch nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi... HIV có nhiều nhất ở trong máu và trong chất dịch
sinh dục (dịch âm đạo và tinh dịch), đây là thủ phạm làm lây nhiễm vi rút HIV lớn nhất. Ngoài ra,
sữa mẹ cũng có khả năng làm lây nhiễm HIV tuy nhiên, ít hơn nhiều so với máu và các dịch tiết của

cơ thể.
- Vi rút phải đi vào trong cơ thể: Lớp da bình thường bên ngoài cơ thể là một vỏ bọc chắc chắn, nếu
không bị sây sát gì thì HIV không đi qua được. Vi rút HIV đi được vào cơ thể theo kim tiêm đâm vào
đường máu hoặc qua vết xước da. Ngoài ra, nó còn đi qua được lớp niêm mạc (da mỏng) trong âm
đạo, trong lỗ dương vật, bên trong hậu môn để vào máu
* Diễn biến sau khi nhiễm HIV:
Sau khi bị nhiễm HIV, cơ thể sẽ trải qua 4 giai đoạn bệnh lý như sau:
Giai đoạn
1/ Giai đoạn sơ nhiễm:

Biểu hiện
Sốt mệt mỏi, nhức tay chân.... biểu hiện như cúm.

2/ Giai đoạn nhiễm trùng
không triệu chứng:

Cơ thể gần như bình thường, không có biểu hiện triệu chứng. Lúc
này bạch cầu chỉ bị tiêu diệt ít không đáng kể. Virus tiếp tục sinh
sôi nảy nở, nhìn bề ngoài không ai có thể biết được bệnh nhân đã
nhiễm HIV, ngay cả chính bản thân người bệnh (nếu chưa xét
nghiệm máu). Thời gian này kéo dài từ 5 đến 10 năm.

3/ Giai đoạn cận AIDS:

Sau vài tháng đến vài năm từ lúc bị nhiễm sẽ xuất hiện các triệu
chứng như sút cân, sốt dai dẳng, đổ mồ hôi ban đêm, nổi hạch, tiêu
chảy... các triệu chứng kéo dài hoặc tái đi tái lại báo hiệu tình trạng
hệ miễn dịch đã bắt đầu suy sụp.

4/ Giai đoạn bệnh AIDS:


Hệ miễn dịch bị tàn phá gần hết, người bệnh dễ dàng vì các nhiễm
trùng cơ hội như viêm màng não, viên phổi, viên ruột hoặc ung thư
mạch máu, ung thư hạch .... giai đoạn này thường kéo dài không quá
hai năm. Có một số thuốc được dùng trong giai đoạn này nhưng chỉ
giúp kéo dài sự sống, còn không điều trị dứt bệnh

(GV:Cho học sinh xem phụ lục 1 hình ảnh về tác hại của HIV/AIDS đối với con người)

Trang 14


* Hoạt động 4: Dùng phương pháp vấn đáp tìm hiểu: Con đường lây truyền HIV
- Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được các con đường lây nhiễm HIV
- Cách tiến hành:
+ Bước 1: Giáo viên sử dụng máy chiếu Projector đưa ra các hình ảnh gắn với những tình huống để
hợp để học sinh suy nghĩ lựa chọn.
+ Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi chia cho học sinh lựa chọn trả lời:
- Theo em bệnh AIDS lây truyền qua những đường nào trong số các đường sau?
- HIV không lây truyền qua đường nào?
Họs inh trả lời, GV giảng giải và kết luận:
* HIV có thể lây truyền theo ba con đường:

Quan hệ tình dục

Từ mẹ sang con

Đường máu

Con đường lây truyền HIV

- Đường tình dục:
Xác suất lây truyền qua quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV (không sử dụng biện pháp
bảo vệ) là 1/1.000 đến 1/100 (được tính trên quần thể). Nhưng với từng cá nhân có hành vi tình dục
không bảo vệ thì xác suất lây nhiễm HIV luôn là 1 hoặc 0. Do vậy, cách tự biện minh cho hành vi
nguy cơ của mình là 100 lần quan hệ mới có thể nhiễm virus là hoàn toàn sai lầm và nguy hại. Khả
năng lây nhiễm này sẽ tăng gấp nhiều lần, nếu một trong hai người bị mắc các bệnh lây truyền qua
đường tình dục như: Lậu, giang mai, sùi mào gà, nấm, Herpes...
HIV có thể lây truyền qua tất cả các cách giao hợp, nhất là các cách giao hợp gây xây xước
hoặc có thương tổn từ trước (qua đường hậu môn, giao hợp dương vật miệng có tổn thương dương
vật và chảy máu chân răng). Hướng lây nhiễm trong quan hệ tình dục đường miệng từ tinh dịch, dịch
tiết âm đạo đến môi miệng người dùng miệng nếu có tổn thương. Hướng ngược lại cũng có thể xảy
ra nhưng ít hơn.
Chúng ta không thể biết được một người nào đó có nhiễm HIV hay không bằng mắt thường vì
vậy nguy cơ lây nhiễm sẽ tăng lên đáng kể nếu quan hệ tình dục với nhiều người.
- Đường máu:

Trang 15


HIV có thể lây truyền qua truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu bị nhiễm HIV. Dùng chung các
dụng cụ xuyên chích qua da không được vô trùng hoặc không đảm bảo nguyên tắc khi khử trùng
hoặc vô trùng như: Bơm kim tiêm, kim châm cứu, kim xăm mình, xăm lỗ tai,… Những người sử
dụng chất gây nghiện đường tiêm chung bơm kim tiêm thì nguy cơ lây nhiễm sẽ rất cao.
- Từ mẹ sang con:
Người mẹ bị nhiễm HIV có khả năng truyền cho con trong thời kỳ mang thai, trong khi đẻ hoặc
cho con bú. Khoảng 30 – 40% trẻ em sinh ra từ người mẹ bị nhiễm HIV sẽ bị nhiễm virus này.
Trong thời kỳ mang thai, HIV có khả năng di chuyển từ máu người mẹ qua rau thai rồi vào cơ thể
bào thai. Trong khi đẻ là do sây sát niêm mạc và da, tạo đường xâm nhập của vi Virus từ người mẹ
sang trẻ. Và trong thời gian cho con bú, HIV có thể lây nhiễm cho con qua sữa mẹ hoặc do sây sát.
* HIV không lây truyền qua đường sau:


Dùng chung dụng cụ,
ăn cơm

Bắt tay

Dùng chung nhà vệ sinh

Muỗi đốt

Trang 16


Đi chung tàu xe

Tắm chung hồ bơi

Dùng chung điện thoại, làm việc chung, dùng chung dụng cụ làm việc.
Ho, hắt hơi, nước bọt, nước mắt, mồi hôi
* Hoạt động 5: Dùng phương pháp thảo luận nhóm tìm hiểu: Các biện pháp phòng, chống
lây truyền HIV.
- Mục tiêu: Giúp học sinh có được những phương án phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS cho bản
thân và gia đình.
- Cách tiến hành:
+ Bước 1: Giáo viên sử dụng máy chiếu Projector đưa ra câu hỏi để chia làm 4 nhóm cho học sinh
thảo luận về cách phòng, chống lây nhiễm HIV.
- Nhóm 1: Làm thế nào để phòng tránh bị nhiễm HIV qua đường tình dục?
- Nhóm 2+3: Làm thế nào để phòng tránh bị nhiễm HIV qua đường máu?
- Nhóm 4: Làm thế nào để phòng tránh bị nhiễm HIV từ mẹ sang con?
+ Bước 2: Sau 3 phút chuẩn bị giáo viên lần lượt cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả và cùng

tranh luận góp ý.
Trên cơ sở đó giáo viên giảng giải và kết luận:

Trang 17


- Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu:
+ Không dùng chung bơm, kim tiêm khi tiêm hay chích. Nên sử dụng bơm kim tiêm dùng 1 lần
rồi bỏ đi. Tốt nhất là không tiêm chích ma tuý.
+ Hạn chế truyền máu, sử dụng các loại thuốc tiêm chích. Truyền máu khi đã được sàng lọc HIV
+ Không dùng chung những vật xuyên qua da và niêm mạc như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu,
kim xăm mình, kim xuyên lỗ tai, …
+ Khi đi cắt tóc không nên sử dụng chung lưỡi dao cạo, đồ dùng ngoái tai vì những đồ dùng này
vẫn có thể gây tổn thương da và lây nhiễm HIV/AIDS
- Phòng nhiễm HIV qua đường tình dục:
+ Khi chưa có đủ điều kiện, không biết rõ về lịch sử của người tình không nên vội vàng có quan
hệ tình dục. Việc tránh có quan hệ tình dục là biện pháp phòng tránh HIV/AIDS và các nhiễm trùng
lây truyền qua đường tình dục hiệu quả nhất
+ Đã có bạn tình hoặc đã lập gia đình, việc sống chung thuỷ đối với cả hai người là cách phòng
tránh hữu hiệu nhất cho việc lây nhiễm HIV/AIDS và nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
+ Trong trường hợp có quan hệ với một người mà mình không biết rõ về lịch sử tình dục của họ
thì việc dùng bao cao su đúng cách là rất cần thiết. Cần phải dùng bao cao su khi có quan hệ tình dục
kể với tất cả các đường âm đạo, miệng và hậu môn.
+ Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu
nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ
là cửa vào lý tưởng cho HIV
- Phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con:
+ Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai, nếu đã có thai thì không nên sinh con.
+ Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV
cho con.

+ Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.
+ Làm xét nghiệm HIV trước khi có ý định mang thai
Tóm lại, HIV/AIDS là căn bệnh nguy hiểm cho cá nhân và xã hội. Hơn lúc nào hết chúng
ta cần phải có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng. Hãy tránh xa HIV/AIDS. AIDS rất
nguy hiểm nhưng không đáng sự nếu tất cả chúng ta đều hiểu biết, đều biết cách bảo vệ mình. Thế
giới không phân chia màu da, cộng không phân biệt người có HIV và người không có HIV. Vì vậy,
phải đối xử công bằng với người có HIV, đó là nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam.
3. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu:
+ Luyện tập để học sinh củng cố lại kiến thức, những gì đã biết về đại dịch HIV, AIDS thông qua
tình huống
+ Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tư duy.
- Cách tiến hành:
+ Cho học sinh tham gia trò chơi tham vấn: 1 học sinh đóng vai bác sỹ đóng vai trò tư vấn. Các học
sinh còn lại đưa ra những câu hỏi, những băn khăn, những vướng mắc về HIV/AIDS để bác sỹ tư
vấn và giải đáp những vướng mắc của học sinh. Trong trường hợp này giáo viên đóng vai trò là cố
vấn cho bác sỹ (học sinh đóng vai).
+ Giáo viên cho học sinh trả lời một số câu trắc nghiệm tìm hiểu về HIV/AIDS.
Qua trò chơi và hệ thống câu hỏi trắc nghiệm câu hỏi trắc nghiệm dưới sự cố vấn, hướng dẫn của
giáo viên: học sinh một lần nữa được khái quát lại kiến thức: thế nào là HIV? Thế nào là AIDS/ HIV
lây nhiễm và không lây nhiễm qua con đường nào? Em sẽ làm gì nếu biết mình có nguy cơ lây
nhiễm HIV…
Trắc nghiệm tìm hiểu về HIV/AIDS
Câu 1. Dải băng biểu hiện nhận thức về HIV/AIDS có màu gì?

Trang 18


A. Hồng
B. Đỏ

C. Đen
D. Xanh
Đáp án:B. Hàng triệu người trên thế giới đã đeo dải băng màu đỏ, biểu tượng quốc tế về nhận
thức HIV/AIDS, đặc biệt vào ngày Thế giới phòng chống AIDS.
Câu 2. Ca sĩ kiêm nhạc sĩ nổi tiếng nào trên thế giới đã chết vì AIDS năm 1991?
A. Lady Gaga
B. Freddie Mercury
C. Micheal Jacson
D. E. Jonh
Đáp án: B. Freddie Mercury là ca sĩ chính của ban nhạc Queen, và chết ngày 24/11/1991. Cái
chết của ông đã có tác động lớn đối với việc nhận thức về HIV-AIDS.
Câu 3. HIV là ________ bệnh AIDS
A. vi rút gây ra
B. phương pháp chữa C. thuốc điều trị D. vi khuẩn gây ra
Đáp án: A. HIV là virut gây bệnh AIDS. Vi rút này làm suy giảm hệ thống miễn dịch, và 1 người
nhiễm HIV sẽ bị AIDS khi họ mắc những bệnh liên quan với sự phát triển HIV trong cơ thể (nhiễm
trùng cơ hội)
Câu 4. Dùng chung ly, tách, thức ăn, dao nĩa (để ăn), khăn tắm, ngồi chung bồn cầu _________
lây nhiễm HIV
A. có thể làm
B. làm
C. không rõ có làm (lây nhiễm HIV) hay không
D. không làm
Đáp án: D. Dùng chung những thứ trên không làm lây nhiễm HIV. Ở Anh chỉ có 30% người lớn
có thể xác định chính xác đường lây và đường không lây truyền HIV
Câu 5. Thuốc nào sau đây được dùng cho người nhiễm HIV để ngăn ngừa sự diễn tiến đến
AIDS?
A. Kháng sinh (Antibiotics)
B. Kháng vi rút (Antiretrovirals)
C. Kháng đông (Anticoagulants)

D. Không có thuốc nào
Đáp án: B. Thuốc kháng vi rút (ARV) gồm những thuốc giúp ngăn ngừa diễn tiến từ nhiễm HIV
thành bệnh AIDS. Những thuốc này còn được dùng để phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
Câu 6. Người ta cho rằng HIV phát triển từ vi rút tương tự được tìm thấy ở loài nào?
A. Voi
B. Heo
C. Hắc tinh tinh
D. Hải cẩu
Đáp án: C. Người ta cho rằng SIV (giống với HIV) được tìm thấy ở loài hắc tinh tinh đã được
truyền sang cho người.
Câu 7. PLTMC là chữ viết tắt của “Phòng _________ từ mẹ _ con”
A. lây truyền
B. lo điều trị
C. làm xét nghiệm
D. tránh
Đáp án: A. Chương trình “Phòng lây truyền từ mẹ sang con” giúp bà mẹ dương tính với HIV có
thể sinh 1 đứa con âm tính
Câu 8. Ở tiểu bang nào của Mỹ có Luật quy định nước bọt của người nhiễm HIV được xem là
“vũ khí giết người”, mặc dù thực tế nước bọt không làm lây nhiễm HIV?
A. Georgia
B. Tennessee
C. Texas
D. Pholida
Đáp án: C. Tại Texas, nước bọt của người nhiễm HIV được xếp vào danh sách “vũ khí giết
người”, mặc dù thực tế nước bọt không làm lây nhiễm HIV
Câu 9. Việc sử dụng bao cao su bắt nguồn từ nền văn minh cổ đại nào?
A. Trung quốc
B. Ai Cập
C. Hy Lạp
D. La mã

Đáp án: D. Người ta tin rằng khoảng 1000 năm trước công nguyên, người Ai Cập cổ đại đã
dùng 1 vỏ bao bằng vải lanh để bảo vệ ( bao cao su còn được gọi là “sheath”)
Câu 10. Ở Thụy Sỹ, kim tiêm được _________ tù nhân để phòng lây truyền HIV

Trang 19


A. Tịch thu từ
B. Phát cho
C. Cấm (tù nhân) sử dụng
D. bán
Đáp án: B. Đó là 1 trong những nội dung của “Chương trình giảm tác hại” như trao đổi, cung
cấp kim tiêm sạch để giảm sự lây truyền HIV đối với những người tiêm chích ma túy.
Câu 11: Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS hàng năm là ngày
A. 1 tháng 12
B. 30 tháng 12
C. 9 tháng 11
D. 1 tháng 1.
Đáp án: A. Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS (World AIDS Day) là ngày lễ quốc tế được
cử hành vào ngày 1 tháng 12 hàng năm
4. Hoạt động vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng g kiến thức và kỹ năng có được vào thực tiễn cuộc sống. Phân
biệt và xác định được các con đường có thể lây nhiễm HIV và cách phòng chống.
-Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý và phát triển bản thân.
- Cách tiến hành: Giáo viên yêu cầu.
a) Tự liên hệ:
- Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em sẽ làm những gì để góp phần tuyên truyền phòng,
chống HIV/AIDS?
b) Nhận diện xung quanh:

- Em sẽ làm gì khi bạn em luôn có tư tưởng “sống hết mình là cái gì cũng phải thử, cũng phải biết”?
c) Giáo viên định hướng học sinh:
Học sinh hãy sống có trách nhiệm, gần gũi, quan tâm, giúp đỡ tới người bị nhiễm HIV, không
xa lánh hoặc kỳ thị người bị nhiễm HIV.
Giáo viên chốt lại vấn đề: Căn bệnh HIV/AIDS là căn bệnh vô cùng nguy hiểm gây chết
người, khi mắc phải không có thuốc chữa. Sống lành mạnh tránh xa các tệ nạn xã hội. Cảm thông,
chia sẽ với những người mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Tuyên truyền với những người xung
quanh về cách phòng tránh căn bênh này.

5. Hoạt động mở rộng.
Giáo viên sưu tầm cho học sinh tìm hiểu một số thông tin về luật phòng chống HIV tại Việt Nam.
(xem tại phụ lục 2)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp
và nhà trường.
Về phía giáo viên: giúp giáo viên chủ động hơn được về kiến thức trong dạy học, nhất là khi
liên hệ thực tế tình hình HIV/AIDS và tác hại cũng như cách phòng, chống HIV/AIDS cho học sinh.
Trang 20


Hỗ trợ và định hướng cho giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực gây hứng thú
cho học sinh trong tiết học ngọai khóa. Thông qua tiết học giáo viên thực hiện tốt nội dung tuyên
truyền phòng, chống ma túy, HIV/AIDS cho học sinh, những mần non của đất nước.
Về phía học sinh: chủ động chiếm lĩnh kiến thức dễ dàng hơn, các em hứng thú, chủ động
hơn trong học tập, cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Phát triển tư duy, óc sáng tạo, năng lực hợp
tác học tập và trong lao động. Rèn luyện các kỹ năng sống, như: kỹ năng phân biệt được đâu là
những con đường có thể đưa tới lây truyền HIV/AIDS và kỹ năng biết tự chủ bản thân, biết từ chối
những nguy cơ có thể đua tới HIV/AIDS. Qua đó còn giúp học sinh có nhận thức và thái độ đúng
đắn về đại dịch HIV/AIDS, từ đó có thức đấu tranh, tuyên truyền giáo dục, phòng, chống HIV/AIDS
trong xã hội nói chung và trong học đường nói riêng.
Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay khi thực trạng tệ nạn ma túy ngày càng lan rộng, có nguy

cơ xâm nhập học đường, vì vậy công tác phòng, chống HIV/AIDS không còn là việc riêng của Đảng
và Nhà nước mà còn là việc của các nhà trường, của thầy, cô giáo. Vì vậy, việc vận dụng chuyên đề
giáo dục, phòng, chống ma túy trong học đường vào dạy học tiết ngoại khóa ở môn giáo dục công
dân càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.
Kết quả đối chứng: Năm học 2017 – 2018, 2018 - 2019 Tôi mạnh dạn đưa nội dung giáo dục
phòng chống HIV/AIDS vào giảng dạy trong tiết học ngoại khóa kết quả cho thấy các em đã có nhận
thức và cách nhìn đúng đắn hơn về đại dịch HIV/AIDS, cụ thể khi điều tra xã hội học về các con
đường lây truyền HIV/AIDS của học sinh lớp 10B1, 10B2, 10B3, 10B4, 10B5, 10B6, 10B7 cho kết
quả như sau:
TT
HIV/AIDS lây truyền qua con
ý kiến học sinh (%)
đường nào?
Nhận thức đúng
Nhận thức không đúng
1
Tiêm chính
100%
0%
2
Tình dục
100%
0%
3
Từ mẹ sang con
100%
0%
4
Ăn chung, ngủ chung
99%

1%
5
Cùng làm việc, học tập
99,2%
0,8%
6
Bắt tay, nói chuyện
100%
0%
7
Dùng chung nhà vệ sinh
98%
2%
8
Muỗi đốt, côn trùng cắn
98%
2%
9
Ho, hắc hơi, mồ hôi
97%
3%
10
Mặc chung quần áo
100%
0%

Hoạt động tuyên truyền HIV/AIDS

Trang 21



Hoạt động tuyên truyền HIV/AIDS

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
Với việc vận dụng chuyên đề giáo dục phòng, chống HIV/AIDS trong học đường vào dạy
học tiết ngoại khóa ở môn giáo dục công dân lớp 10 một mặt đã đáp ứng yêu cầu đổi mới phương
pháp dạy và học theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong học tập; Mặt khác
qua đó tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong học sinh về HIV/AIDS, tác hại của HIV/AIDS và cách
phòng, Chống sự xâm nhập của HIV/AIDS trong học đường cũng như ngoài xã hội.
Để quá trình dạy học tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống HIV/AIDS đạt hiệu quả hơn
nữa Tôi có một số đề xuất, kiến nghị như sau:
- Đối với giáo viên:
Giáo dục, tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS là một vấn đang rất nóng bỏng vừa mang
tính thời sự, chính trị, cho nên để giảng dạy tốt đòi hỏi người giáo viên phải trang bị cho mình những
kiến thức sâu rộng về vấn đề HIV/AIDS. Vì vậy, trong dạy học giáo viên phải luôn nắm vững những
chủ trương và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề này. Đặc biệt, trong mọi tình huống
giáo dục giáo viên phải xây dựng và vun đắp được niềm tin tuyệt đối trong thanh niên - học sinh về
quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề đẩy lùi tệ nạn HIV/AIDS, luôn gơi dậy
truyền thống yêu nước, ý thức cùng chung tay tạo ra môi trường hòa bình, ổn định trong các em –
người chủ tương lai của đất nước, từ đó các em thấy được nhiệm vụ giáo dục phòng, chống
HIV/AIDS, đẩy lùi tệ nạn ma túy cũng là một phần trong việc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền của Tổ
quốc.
- Đối với sở giáo dục và đào tạo:
Để đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong giáo dục, tuyên truyền nội dung giáo dục phòng,
chống HIV/AIDS trong học đường qua dạy học bộ môn, đề nghị sở giáo dục và sở giáo dục đào tạo
cần quan tâm hơn nữa đến việc dạy và học của bộ môn giáo dục công dân, coi trọng đúng mức tầm
quan trọng của bộ môn. Cung cấp những tài liệu, sách tham khảo, thiết bị, đồ dùng dạy học đầy đủ
hơn cho bộ môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông, trong đó đặc biệt là những tài liệu
liên quan đến vấn đề về HIV/AIDS.
Thanh Hóa, ngày 28 tháng 5 năm 2019

Xác nhận của Hiệu Trưởng
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm
của Tôi viết, không được sao chép nội dung của
người khác

Ngô Ngọc Tuyên

Trang 22


* tµI LIÖU THAM KH¶O
1. Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống ma túy HIV/AIDS giai đoàn 2006 – 2017 của Sở giáo
dục và đào tạo Thanh Hóa.
2. Nguồn: UBQG phòng chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm, Hà Nội, 2017
3. Giáo dục dân số sức khỏe sinh sản vị thành niên, Hà Nội, 2010
4. Quyết định số 84 của thủ tướng chính phủ ngày 4 tháng 6 năm 2009 về kế hoạch hành động quốc
gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020
5. Quyết định số 66/ QĐ - AIDS ngày 10/04/2009 của Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS
6. Báo cáo Cục phòng chống HIV/AIDS ngày 30 tháng 9 năm 2010
7. Luật phong chống HIV/AIDS ngày 1 tháng 1 năm 2007
8. Website Cục Phòng, chống HIV/AIDS trân trọng giới thiệu 03 quyển tài liệu chuyên môn về
HIV/AIDS:
- Tài liệu về Điều trị và chăm sóc cơ bản cho trẻ nhiễm HIV/AIDS
- Tài liệu Hướng dẫn thực hiện dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
- Tài liệu Hướng dẫn theo dõi, giám sát các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Trang 23


PHẦN PHỤ LỤC

Phụ Lục 1: Một số hình ảnh về người nhiễm HIV/AIDS

Trang 24


Trang 25


×