Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo sử dụng thiết bị giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.21 KB, 12 trang )


Cộng hòa x hội chủ nghĩa việt namã
Độc lập -Tự do -Hạnh phúc
b&a
sáng kiến cảI tiến kỹ thuật
MộT Số BIệN PHáP CHỉ Đạo Sử DụNG THIếT Bị GIáO DụC NHằM N
ÂNG CAO CHấT lợng dạy học
Họ và tên: Đinh Đức Luận
Chức vụ: Phó hiệu trởng
Đơn vị công tác: Trờng tiểu học ng thủy nam
Ng Thủy Nam, tháng 5 năm 2013

1
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn sáng kiến:
- Ngày nay, vấn đề giáo dục tiểu học được nhiều quốc gia nghiên cứu. Ở Việt
Nam bậc tiểu học được coi là: “Bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân”.
Sự thành công của bậc học tiểu học có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển và
chất lượng của các bậc học tiếp theo. Với ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy, nên
chất lượng giáo dục của bậc học này cần được coi trọng. Từ đó, muốn nâng cao chất
lượng giáo dục tiểu học phải đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ: từ mục tiêu,
nội dung chương trình, phương pháp dạy học của giáo viên, phương pháp học tập
của học sinh, phương pháp quản lý của nhà trường.
- Xuất phát từ yêu cầu đó mà vấn đề sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ học
phục vụ đổi mới phương pháp dạy học được nhiều giáo viên quan tâm. Bởi học sinh
tiểu học, việc tiếp thu kiến thức của các em là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
- Vậy làm thế nào để việc sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả nhất trong các
giờ học phục vụ đổi mới phương pháp dạy học? Đó là câu hỏi đặt ra mà người làm
công tác quản lý chuyên môn luôn trăn trở và lưu tâm chú trọng.
- Thực tế cho thấy việc sử dụng thiết bị dạy học trong các tiết học là cần thiết


đối với sự tiếp thu kiến thức của học sinh. Sử dụng thiết bị dạy học như thế nào để
có hiệu quả phục vụ đổi mới phương pháp dạy học, đó là một giải pháp bước đầu,
nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về ý thức và chất lượng sử dụng thiết bị
dạy học trong các giờ dạy trên lớp của giáo viên trong trường tôi hiện nay. Vì vậy,
tôi đề xuất ý tưởng của mình đến các giáo viên về một số biện pháp chỉ đạo việc sử
dụng thiết bị dạy học ở trên lớp.
1.2. Điểm mới của sáng kiến:
- Nội dung sáng kiến được áp dụng tại trường Tiểu học Ngư Thủy Nam trong một
số năm qua. Trong suốt quá trình sử dụng sáng kiến, bản thân tôi và đội ngũ thầy cô
giáo trong nhà trường đã thấy được tác dụng của việc chỉ đạo sử dụng thiết bị dạy
học là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết để giúp cho giáo viên khi đứng
2
lớp thực hiện một cách bài bản, có khoa học và chất lượng, đồng thời giúp cho học
sinh nắm chắc kiến thức bài học một cách dễ dàng và có hiệu quả. Trong các tiết học
có sử dụng thiết bị dạy học, đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh, việc tiếp thu kiến thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng tự nhiên hơn, không
gò ép máy móc.
Qua một thời gian cho thấy chất lượng giờ học có sử dụng thiết bị dạy học đạt
hiệu quả cao hơn so với tiết học không sử dụng thiết bị dạy học.
Chất lượng giáo dục của học sinh được nâng lên rõ rệt qua từng năm học.
Thiết bị dạy học thực sự là phương tiện đắc lực giúp cho giáo viên và học sinh
thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, chất lượng sử dụng thiết bị dạy học cũng
như chất lượng giờ dạy sử dụng thiết bị dạy học được nâng lên rõ rệt. Số tiết dạy
được xếp loại tốt, khá khi sử dụng thiết bị dạy học cao.
Qua những kết quả đó thôi thúc bản thân tôi suy nghĩ, tìm ra những giải pháp
hữu hiệu để giúp cho đồng nghiệp thực hiện có hiệu quả trong việc sử dụng thiết bị
dạy học. Song bên cạnh đó, cũng gặp không ít khó khăn như: thiết bị dạy học còn
thiếu chưa đồng bộ, chất lượng thiết bị chưa cao, cơ sở vật chất phòng thiết bị còn
thiếu nhưng với sự nhiệt huyết, sự tìm tòi học hỏi, trao đổi cùng đồng nghiệp, với
sự hỗ trợ của một số trường bạn tôi đã thực hiện thành công sáng kiến của mình. Với

lý do trên, tôi viết lại sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp chỉ đạo sử dụng
thiết bị giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học”.
3
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng về công tác quản lý thiết bị và việc sử dụng thiết bị dạy học
của giáo viên nhà trường:
A. Tình hình nhà trường:
- Trường Tiểu học Ngư Thủy Nam đóng trên địa bàn xã Ngư Thủy Nam thuộc
xã bãi ngang ven biển của huyện Lệ Thủy, điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều
khó khăn, có nhiều con em học sinh hộ nghèo và cạnh nghèo, mặt bằng trình độ dân
trí chưa cao nên việc đầu tư cho con em đi học còn chưa thoả đáng. Sự đầu tư cho
giáo dục của chính quyền địa phương còn hạn chế, nhiều phụ huynh học sinh chưa
thể hiện sự quan tâm đến chất lượng học tập của con em và chất lượng giáo dục của
nhà trường.
- Toàn trường năm học 2012-2013 có 10 lớp với 223 học sinh.
- Về đội ngũ giáo viên, toàn trường có 22 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong
đó: cán bộ quản lý: 2, giáo viên đứng lớp:16, nhân viên: 4, đội ngũ giáo viên trẻ,
nhiệt tình trong công tác và được đào tạo chuẩn hoá 100%. Song bên cạnh đó đội
ngũ giáo viên mới ra trường nhiều, tuổi nghề còn trẻ, kinh nghiệm dạy học còn non
chưa đồng đều nhất là việc tiếp cận đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học.
B. Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học
trong đó chú trọng đến công tác sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn về trình
độ đào tạo.
- Thiết bị dạy học trang bị tương đối đầy đủ để phục vụ cho việc dạy học của
giáo viên và học sinh ở từng khối lớp.
- Giáo viên có tinh thần cao trong việc sưu tầm hoặc tự làm các thiết bị dạy học
phục vụ cho tiết dạy.

4
C. Khó khăn:
- Thiết bị dạy học của nhà trường còn thiếu chưa đồng đều ở các môn học.
- Cơ sở vật chất phòng thiết bị, các tủ, kệ, giá trưng bày thiết bị còn chưa đầy
đủ.
- Việc sử dụng thiết bị dạy học của một số giáo viên còn mang tính hình thức,
tổ chức các hoạt động dạy học còn thụ động chưa phát huy hết khả năng của học
sinh.
- Việc sử dụng thiết bị dạy học ở trên lớp đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị,
đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu bài, trong dạy học phải biết kết hợp nhiều yếu tố
và biết phân phối thời gian, nên nhiều giáo viên còn ngại sử dụng nhất là đối với
giáo viên dạy chuyên biệt, một số giáo viên còn ngại lên phòng thiết bị để mượn đồ
dùng dạy học, chỉ cần dạy theo sách giáo khoa là đủ.
2.2. Các biện pháp chỉ đạo thực hiện:
+ Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về
tầm quan trọng của thiết bị dạy học trong công tác chuyên môn của nhà
trường:
- Thống nhất kế hoạch, chỉ tiêu về công tác thiết bị nhà trường và việc sử dụng
thiết bị dạy học của giáo viên ở trên lớp, thông qua hội nghị cán bộ viên chức đầu
năm học.
- Phân công một thành viên Ban giám hiệu nhà trường phụ trách công tác thiết
bị nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch chuyên đề về công tác thiết bị nhà trường và việc sử dụng
thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Thu thập những thông tin lý luận của việc sử dụng thiết bị dạy học đến với
giáo viên.
- Đề cao tính chất quan trọng của việc sử dụng thiết bị dạy học trên lớp là khâu
then chốt trong việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học.
5
+ Chỉ đạo bộ phận thiết bị nhà trường làm tốt công tác chuyên môn nghiệp

vụ.
- Thực hiện sắp xếp các loại thiết bị theo từng nhóm chất liệu, môn học của
từng khối lớp để tiện cho việc giáo viên khi mượn và trả thiết bị cũng như công tác
quản lý thiết bị.
- Lập các loại hồ sơ quản lý thiết bị đúng qui định, lưu ý theo dõi giáo viên
mượn và trả thiết bị dạy học.
- Nghiên cứu chương trình, nội dung dạy học, các loại thiết bị để có hướng tư
vấn cho giáo viên cách sử dụng thiết bị dạy học trên lớp có hiệu quả nhất.
- Lập bảng danh mục các loại thiết bị có sẵn và tự làm của giáo viên hàng năm.
- Lập kế hoạch, thống kê những thiết bị đủ cho các lớp và được sử dụng thường
xuyên cho giáo viên mượn và đưa về các lớp để tiện sử dụng.
+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức trao đổi, hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ
năng vận dụng lý luận và thực tiễn giảng dạy của giáo viên:
- Thống nhất chỉ đạo cách trao đổi, rút kinh nghiệm đánh giá giờ dạy của giáo
viên, chú trọng đánh giá phương pháp, kỹ năng sử dụng khai thác hiệu quả thiết bị
dạy học.
- Tổ chức dạy mẫu, minh hoạ, so sánh, đối chiếu, phân tích, việc sử dụng thiết
bị dạy học trong tiết dạy của từng môn học theo từng khối lớp.
- Tổ chức triển khai thực hiện đại trà trong toàn trường.
- Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, kỹ năng
hướng dẫn học sinh khai thác tìm hiểu kiến thức qua việc sử dụng thiết bị dạy học
một cách tích cực và chủ động sáng tạo.
- Chỉ đạo cho giáo viên tự đánh giá kết quả sử dụng thiết bị dạy học của mình
thực hiện trên lớp và đánh giá sự tích cực của học sinh trong quá trình sử dụng thiết
bị dạy học một cách khách quan.
- Xây dựng qui chế làm việc của tổ, khối chuyên môn và giáo viên về hướng
dẫn, thảo luận kỹ năng thực hành sử dụng thiết bị dạy học một cách thường xuyên
theo từng tháng, tuần, từng bài học.
6
+ Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn phương pháp học tập tích cực của học sinh

thông qua sử dụng thiết bị dạy học.
- Hướng dẫn phương pháp học tập của học sinh thông qua sử dụng các thiết bị
dạy học có hiệu quả.
- Rèn luyện cho học sinh khả năng độc lập, tính say mê, khám phá, tìm tòi, tư
duy sáng tạo qua việc sử dụng các thiết bị dạy học.
- Giáo dục cho các em đức tính cẩn thận, khoa học khi sử dụng các thiết bị dạy
học.
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá sau khi triển khai kế hoạch.
- Kiểm tra hoạt động của thiết bị nhà trường trong việc tổ chức cho giáo viên,
học sinh sử dụng thiết bị giáo dục trong dạy học.
- Kiểm tra chất lượng sử dụng thiết bị dạy học và hiệu quả sử dụng qua dự giờ
thăm lớp.
- Kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên thông qua quan sát, theo
dõi.
- Kiểm tra thông qua kết quả học tập và sự phản hồi của học sinh.
- Theo dõi, xếp loại giáo viên hàng tháng qua việc sử dụng thiết bị dạy học và
hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học, được cụ thể hoá theo từng thang điểm trong bảng
lượng hoá thi đua hàng tháng của nhà trường.
- Kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học thông qua kiểm tra giáo án, lịch báo
giảng và kế hoạch sử dụng thiết bị của giáo viên.
+ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua một thời gian triển khai tổ chức chỉ đạo việc sử dụng thiết bị dạy học trong
nhà trường đã đạt được kết quả đáng khả quan:
+ Đối với thiết bị nhà trường:
- Tổ chức sắp xếp, hướng dẫn giáo viên sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả và
nề nếp.
7
- Cán bộ phụ trách thiết bị đã biết cách hướng dẫn, tư vấn cho giáo viên sử
dụng các thiết bị dạy học một cách khoa học.
- Hàng năm, được Phòng GD-ĐT kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động thiết

bị tốt.
+ Đối với giáo viên:
- Tỷ lệ giáo viên sử dụng thiết bị dạy học thường xuyên trong các giờ lên lớp
đạt 100%
- Kết quả xếp loại chất lượng tiết dạy của giáo viên về việc sử dụng thiết bị dạy
học và giờ dạy có sử dụng thiết bị trong việc đổi mới phương pháp dạy học được
nâng lên rõ rệt qua từng năm học, kết quả được so sánh cụ thể:
Thời điểm
khảo sát
Số
tiết
dạy
Xếp loại sử dụng TBDH Xếp loại giờ dạy
Tốt Khá TB Tốt Khá TB
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
2010-2011 35 8 22,8 8 22,8 19 54,4 8 22,8 9 25,6 18 51,6
2011-2012 35 12 34,2 13 37,1 10 28,7 13 37,1 14 40,1 8 22,8
2012-2013 35 16 45,6 15 42,7 4 11,7 16 45,6 16 45,6 3 8,8
Qua kết quả trên, cho thấy thiết bị dạy học thực sự là phương tiện đắc lực giúp
cho giáo viên và học sinh thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, chất lượng sử
dụng thiết bị dạy học cũng như chất lượng giờ dạy sử dụng thiết bị dạy học được
nâng lên rõ rệt. Số tiết dạy được xếp loại tốt, khá khi sử dụng thiết bị dạy học khá
cao, không có tiết dạy xếp loại chưa đạt.
Đã tạo ra được nề nếp, và ý thức sử dụng thiết bị dạy học của mỗi giáo viên khi
chuẩn bị cho mỗi tiết dạy.
+ Đối với học sinh:
- Trong các tiết học có sử dụng thiết bị dạy học, đã phát huy được tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh, việc tiếp thu kiến thức của học sinh trở nên nhẹ
nhàng tự nhiên hơn, không gò ép máy móc.
- Qua thống kê cho thấy chất lượng giờ học có sử dụng thiết bị dạy học đạt hiệu

quả cao hơn so với tiết học không sử dụng thiết bị dạy học.
8
- Chất lượng giáo dục của học sinh được nâng lên rõ rệt qua từng năm học, cụ
thể:
Năm học TS
HS
Xếp loại giáo dục Hạnh kiểm
Giỏi Khá TB Yếu Đ CĐ
SL % SL % SL % S
L
% SL % S
L
%
2011-2012 240 44 18,3 98 40,8 98 40,8 0 0 240 100 0 0
2012-2013 223 51 22,9 97 43,5 75 33,6 0 0 223 100 0 0
* Đánh giá chung:
- Nội dung sáng kiến trên đã triển khai góp phần tích cực vào việc đổi mới
phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Khi
áp dụng đã làm thay đổi nhận thức của cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của thiết
bị giáo dục phục vụ cho công tác dạy học.
- Sử dụng thiết bị dạy học có đạt hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào ý thức,
trách nhiệm của mỗi giáo viên đối với công việc của mình.
- Sự quan tâm sâu sát, sự chỉ đạo kịp thời, có khoa học của Ban giám hiệu nhà
trường và các bộ phận chuyên môn sẽ là nhân tố quyết định mọi thành công trong
mọi hoạt động chuyên môn của nhà trường.
3. PHẦN KẾT LUẬN:
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến:
- Công tác quản lý thiết bị trong nhà trường tiểu học và việc chỉ đạo hướng dẫn
cho giáo viên tăng cường công tác sử dụng thiết bị dạy học là hết sức cần thiết. Nó là
phương tiện và là động cơ trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng

cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
- Chất lượng giáo dục của nhà trường có đạt hiệu quả hay không, đều phụ thuộc
vào hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên. Chất lượng sử dụng thiết bị dạy
học có vai trị quyết định đến hiệu quả của hoạt động dạy học. Với trách nhiệm làm
công tác quản lý chuyên môn trong nhà trường tiểu học, phải luôn trăn trở nghiên
cứu thực tiễn kết hợp với lý luận khoa học và học hỏi kinh nghiệm về công tác quản
9
lý thiết bị dạy học để không ngừng tìm ra những giải pháp, biện pháp phù hợp nhất
nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà trường nói chung và công tác
quản lý thiết bị nói riêng.
- Với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của nhà trường, đòi hỏi phải đào tạo,
giáo dục những thế hệ học sinh có đạo đức, có đủ năng lực trình độ để tiếp tục học
các bậc cao hơn đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội. Thì các điều kiện phục vụ cho
công tác dạy học phải đầy đủ hơn, và thực tế công tác xây dựng và quản lý của nhà
trường vẫn còn chưa đáp ứng được kịp thời các nhu cầu dạy-học. Từ đó bản thân tôi
tự xác định cho mình phải luôn học hỏi kinh nghiệm của những đồng nghiệp, tích
cực tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý, trình
độ lý luận và thực hiện vận dụng sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế của nhà
trường và của địa phương nhằm góp phần mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác
quản lý chuyên môn và đặc biệt là công tác quản lý thiết bị dạy học và sử dụng thiết
bị dạy học trong nhà trường tiểu học.
3.2 Kiến nghị, đề xuất
A. Đối với Phòng Giáo dục &Đào tạo:
- Cấp bổ sung các thiết bị giáo dục còn thiếu, các thiết bị nhà trường không đủ
khả năng trang bị.
- Tập huấn các chuyên đề bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm
cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng thiết bị dạy học có hiệu
quả.
- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về thiết bị
cho cán bộ quản lý, cán bộ thiết bị trong các trường tiểu học.

B. Đối với địa phương:
- Đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo hướng kiên cố hoá,
đảm bảo điều kiện hoạt động cho các bộ phận chuyên môn phục vụ cho dạy học.
- Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự hổ trợ của các tổ chức
đoàn thể xã hội, các đơn vị kinh tế đầu tư cho giáo dục.
10
- Thực hiện chính sách quan tâm, hỗ trợ đến đối tượng học sinh nghèo, học sinh
có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật nhằm hạn chế học sinh bỏ học, nâng cao
hiệu quả giáo dục trong nhà trường.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi thực hiện một số biện pháp chỉ
đạo sử dụng thiết bị giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học”. Trong quá tŕnh
thực hiện sáng kiến sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý
của hội đồng khoa học và đồng nghiệp để nội dung sáng kiến được hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

11

12

×