Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN sử dụng phương pháp giáo dục tích cực thông qua các tình huống pháp luật để nâng cap hiệu quả giờ dạy (áp dụng bài 1 lớp 12 môn GDCD bậc THPT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.17 KB, 12 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, công tác đổi mới ngành giáo dục nói chung, giáo dục phổ
thông nói riêng ở nước ta đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Song bên cạnh
đó vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập cần tiếp tục đổi mới, bổ sung cho phù hợp
với tình hình thực tiễn yêu cầu. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng
khóa VIII đã chỉ rõ con đường đổi mới giáo dục – đào tạo phải bằng “ Đổi mới
mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều ’’.
Điều đó đã đặt ra yêu cầu cho các nhà sư phạm trong công tác dạy học cần phải
tăng cường hơn nữa, đồng bộ hơn nưa việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả
ngành học, cấp học. Giáo viên cần phải nghiên cứu triển khai, áp dụng các phương
pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh phát huy được tính tích cực và
phát triển các năng lực: Như năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực giải
quyết vấn đề…
Giáo dục công dân là một môn học ở trường THPT nên việc đổi mới dạy học
theo hướng trên là một yêu cầu cấp thiết đối với các nhà giáo dục và các nhà giáo
dục và các nhà khoa học.
Cũng như các môn học khác, môn GDCD càng phải thực hiện tốt việc vận dụng
phương pháp dạy học hiện đại để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, sự hứng
thú và phát huy tính tích cực cho học sinh. Chính vì vậy mà tôi đã nghiên cứu và
chọn đề tài: Sử dụng phương pháp giáo dục tích cực thông qua các tình huống
pháp luật để nâng cao hiệu quả giờ dạy, được áp dụng bài 1 – lớp 12 môn
GDCD bậc THPT.
Thực tế từ trước tới nay vấn để phương pháp giáo dục tích cực và xây dựng bài
học tích cực với những tình huống có vấn đề đã có nhiều công trình nghiên cứu.
Những công trình nghiên cứu đó đã được các tác giả nhấn mạnh đến ý nghĩa, tầm
quan trọng của phương pháp dạy học tích cực đối với công tác dạy và học. Thế
nhưng vẫn đề lựa chọn cụ thể cho từng bài học thì chưa được nhà nghiên cứu quan
tâm đúng mức.
Dựa trên những kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy, trong đề tài này tôi chỉ
giới hạn áp dụng cho một số bài học cụ thể, ở một tiết học cụ thể. Nhằm góp phần


làm phong phú bài học và sự hứng thú, say mê học tập của học sinh, qua đó nâng
cao chất lượng dạy học đáp ứng mục tiêu của ngành đề ra.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Đối với giáo viên
Thực tế từ trước tới nay vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục tích cực và xây
dựng bài học tích cực nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh đã có
nhiều công trình nghiên cứu. Những công trình nghiên cứu đó đã được các tác giả


nhấn mạnh đến ý nghĩa, tầm quan trọng của phương pháp dạy học tích cực đối với
công tác dạy và học. Để nâng cao chất lượng giáo dục, sự hứng thú, say mê học tập
cho học sinh thì yêu cầu người giáo viên phải nắm vững nội dung bài giảng, phải
sử dụng các phương pháp cho phù hợp đối với đối tượng học sinh.
Nhằm góp phần làm phong phú bài học và sự hứng thú, say mê học tập của học
sinh, qua đó nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng mục tiêu của ngành đề ra, tôi đã
lựa chọn đề tài này
2.2. Đối với học sinh
Thông qua các tình huống pháp luật, học sinh sẽ tiếp thu bài học một cách hứng
thú, nhiệt tình, sôi nổi và đạt kết quả cao. Từ những bài học cụ thể đó, học sinh có
thể áp dụng vào giải quyết các vấn đề thực tế một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.
Chính vì vậy yêu cầu học sinh phải nghiên cứu trước bài học, chịu khó suy nghĩ,
tham gia hoạt động tích cực trong quá trình học để lĩnh hội kiến thức và áp dụng
trong cuộc sống.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trong những năm gần đây tình trạng đạo đức của học sinh có nhiều biểu hiện xa
sút, tình trạng bạo lực học đường có biểu hiện gia tăng, hành vi vi phạm phạm
pháp luật của học sinh còn nhiều. Tình trạng đó có nhiều nguyên nhân, song
nguyên nhân quan trọng là công tác dạy “ Người ’’ còn xem nhẹ, chính vì vậy việc
tăng cường giáo dục đạo đức, pháp luật và chủ nghĩa Mác – Lê Nin cần phải chú
trọng và đầu tư hơn nữa.

Do đó để nâng cao ý thức pháp luật, tuân thủ pháp luật, phẩm chất đạo đức cho
học sinh, tôi đã nghiên cứu việc giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh thông
qua các tình huống pháp luật được áp dụng 1 bài học cụ thể ở lớp 12 bậc Trung học
phổ thông. Chính vì vậy đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 12 bậc Trung học
phổ thông.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Thực tế trong giảng dạy, để thực hiện đề tài này, tôi ddã sử dụng phương pháp
nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. Qua đối tượng học sinh, tôi đã xây dựng kế
hoạch cụ thể cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để thực hiện tốt đề tài này,
tôi còn sử dung phương pháp điều tra khảo sát thực tế. Điều tra về tình hình học
sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức, cũng như pháp luật, điều tra về công tác
giảng dạy của giáo viên cũng như việc học của học sinh.
Công tác điều tra bằng nhiều nguồn thông tin, từ đó có biện pháp sử lý thông tin và
giáo dục học sinh cho phù hợp với từng đối tuợng cụ thể.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của đề tài.


Có thể khẳng định rằng môn GDCD nói chung và giáo dục đạo đức, pháp luật nói
riêng là bộ môn có tầm quan trọng trong trường THPT hiện nay. Thông qua bộ
môn, các nhà giáo dục, giáo dục ý thức, ý thức pháp luật để hình thành hoàn thiện
nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên hiện nay do xu hướng kinh tế thị trường, tình
trạng đạo đức của một bộ phận không ít học sinh xuống cấp trầm trọng, lý tưởng
sống méo mó và lệch lạc, hơn nữa quan điểm của xã hội là dạy chữ nhiều hơn dạy
người, kéo theo lối sống thực dụng, xem nhẹ giá trị đạo đức, lối sống, pháp luật.
Thật vậy, trong nhiều năm giảng dạy tôi luôn băn khoăn trăn trở và không ngừng
học hỏi, vận dụng phương pháp dạy học tích cực để làm sao truyền thụ dược nhiều
kiến thức, kỹ năng sống cho học sinh. Đó cũng chính là thực hiện mục tiêu của
ngành giáo dục đê ra là giáo dục toàn diện cho học sinh. Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII đã chỉ rõ con đường đổi mới giáo dục – đào tạo

phải bằng “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều.’’
2. Thực trạng của vấn đề
Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi luôn luôn học hỏi và vận dụng những
kinh nghiệm từ thực tiễn và trong bài dạy. Đồng thời tôi luôn luôn đổi mới phương
pháp, vận dụng những kỹ thuật dạy học để phù hợp với từng bài, từng lớp học,
khối học cụ thể để làm sao gây hứng thú tốt nhất cho học sinh và đạt hiệu quả bài
học cao nhất. Từ đó các em khắc sâu kiến thức, biết vận dụng kiến thức vào trong
cuộc sống và giải quyết các vấn đề mà xã hội đặt ra.
Song qua thực tế, mặc dù ngành giáo dục đã có nhiều biện pháp chủ trương về
việc áp dụng phương pháp dạy học hiện đại vào công tác giảng dạy, nhưng phương
pháp dạy học truyền thống : đọc chép, một chiều thụ động vẫn còn tồn tại, không
phát huy được tính tích cực và tư duy sáng tạo của học sinh.
Xuất phát từ thực tiễn dạy học như vậy, tôi nhận thấy ngày nay sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học và công nghệ thông tin, nhiệm vụ của ngành giáo dục – đào
tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đào rạo ra nhiều thế
hệ học sinh vừa hồng vừa chuyên, có lối sống lành mạnh, có lý tưởng sống trong
sáng, một công dân tốt đáp ứng sự nghiệp CNH_HĐH của đất nước. Để thực hiện
được điều đó, mỗi nhà giáo phải không ngừng học hỏi, đổi mới phương pháp giảng
dạy để phát huy tính tích cực cho học sinh.
Trong những năm qua, chất lượng của ngành giáo dục chưa cao. Đặc biệt tình
hình dạy và học môn GDCD bậc THPT còn nhiều yếu, kém. Chất lượng học sinh
còn thấp. Tình trạng học sinh không thiết tha, không hứng thú học, học để đối phó
còn nhiều. Tình trạng học sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, bạo lực
học đường có nhiều hướng gia tăng..


Nguyên nhân thực trạng dạy học môn GDCD ở trường THPT còn nhiều vấn đề
đáng bàn: Thứ nhất là một bộ phận giáo viên còn chưa chuyên tâm, đầu tư vào
công việc giảng dạy cho nên bài dạy khô khan, nghèo nàn, xa rời thực tế. Thứ 2 là

không liên quan gì đến các kỳ thi quốc gia hoặc có thi chỉ là môn điều kiện cho nên
học sinh chỉ lo để đối phó mà thôi.
Sau đây là bảng tổng hợp thăm dò thái đọ của HS đối với bộ môn GDCD
Lớp
12C4
12C5
12C6
12C7
12C9

Hứng thú
7%
11%
9%
10%
12%

Bình thường
48%
49%
55%
50%
50%

Không hứng thú
45%
40%
36%
40%
38%


Bảng tổng hợp kết quả học tập môn GDCD qua khảo sát.
Lớp

Loaị giỏi

Loại khá

Loại TB

Loại yếu, kém

12C4
12C5
12C6
12C7
12C9

4%
9%
8%
6%
3%

19%
23%
21%
18%
15%


55%
57%
59%
51%
55%

22%
11%
12%
25%
27%

Từ những thực trạng trên để biết chất lượng môn GDCD đạt kết quả tốt hơn, để
học sinh hứng thú và để phát huy tính năng động sáng tạo, tôi đã áp dụng một số
phương pháp dạy học theo hướng giáo dục tích cực.
3. Sử dụng phương pháp giáo dục tích cực thông qua các tình huống pháp
luật để dạy bài 1 – lớp 12 môn GDCD bậc THPT.
Bài 1 : Pháp luật với đời sống.
Tình huống 1
Một học sinh lớp 12 hỏi bạn:
- Theo cậu, để quản lý xã hội nhất thiết cần phải có pháp luật hay không ?
Bạn trả lời:
- Có thể không nhất thiết là như vậy? Vì không có pháp luật thì chủ trương, chính
sách của nhà nước cũng đủ để quản lí đất nước rồi. Mà quản lí bằng chủ trương,
chính sách lại có vẻ linh hoạt và có tiện lợi hơn pháp luật.
Câu hỏi:
1. Theo em , để quản lí xã hội nhất thiết cần phải có pháp luật không?


2. Nếu chỉ có chủ trương, chính sách mà không có pháp luật thì nhà nước có thể

quản lí xã hội được hay không?
Sau khi học sinh thảo luận, giáo viên kết luận vai trò của pháp luật trong cuộc
sống.
Tình huống 2
Trong giờ thảo luận nhóm ở lớp 12A, một số bạn có ý kiến cho rằng, Nhà nước
quản lí xã hội bằng pháp luật có nghĩa là Nhà nước ban hành pháp luật và như vậy,
pháp luật sẽ đương nhiên được thực hiện trong xã hội mà không cần phải có hoạt
động nào khác nữa.
Câu hỏi :
1. Em suy nghĩ thế nào về ý kiến trên đây
2. Để quản lí xã hội ngoài việc ban hành pháp luật, Nhà nước còn phải làm gì?
Tình huống 3
Tân nghe nói, pháp luật rất cần thiết đối với mọi công dân, vì đây là phương tiện
để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tân rất băn
khoăn: Mình có thấy pháp luật cần thiết cho mình đâu? Mình cần gì pháp luật nhỉ?
Không có pháp luật thì mình còn thấy thoải mái, có pháp luật thì mình lại vướng
thêm, gò bó thêm, mất tự do hơn nữa.
Câu hỏi:
1. Em có đồng cảm với điều băn khoăn của Tân không?
2. Trong cuộc sống pháp luật có cần thiết cho mỗi công dân và cho em không?
Tình huống 4
Tiến và Tài nói chuyện với nhau về bản chất giai cấp của pháp luật.
- Tiến: Pháp luật nước nào cũng mang bản chất giai cấo vì pháp luật do Nhà nước
ban hành và bảo đảm thực hiện.
- Tài: Quan niệm như thế là xưa rồi. Pháp luật ngày nay không còn thể hiện bản
chất giai cáp nữa đâu. Pháp luật là của xã hội rồi mà
Câu hỏi:
Em có nhận xét thế nào về ý kiến của Tiến và Tài?
Tình huống 5
Hòa nghe bạn Quỳnh nói, có rất nhiều quy định của pháp luật rất gần gũi với cuộc

sống đời thường, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, giao thông đường bộ,
bảo vệ môi trường. ảnh hưởng cho sức khỏe, cuộc sống của con người và toàn xã
hội.
Vậy mà, có nhiều người lại nói, pháp luật chỉ mang bản chất giai cấp, chỉ bảo vệ
lợi ích của nhà nước mà thôi. Hòa cứ suy nghĩ mãi mà vẫn chưa giải đáp.
Câu hỏi:


1.Theo em, quy định của pháp luật trong tình huống này trả lời cho câu hỏi nào về
bản chất của pháp luật?
2. Pháp luật do nhà nước ban hành có vì sự phát triển của xã hội hay không?
Tình huống 6
Chị Hiền và anh Thiện yêu nhau đã được 2 năm và hai người bàn chuyện kết hôn
với nhau. Thế nhưng, bố chị Hiền lại muốn chị kết hôn với anh Thanh anh là người
cùng xóm nên đã kiên quyết phản đối chuyện này. Không những thế, bố còn tuyên
bố sẽ cản trở đến cùng nếu chị Hiền cứ nhất định xin kết hôn với anh Thiện.
Trình bày mãi với bố không được, cực chẳng đã, chị Hiền đã nói: Nếu bố cứ cản
trở con là bố đã vi phạm pháp luật!
Giật mình, bố chị Hiền: Tao vi phạm thế nào? Tao là bố thì tao có quyền quyết định
việc kết hôn của chúng mày chứ!
Khi ấy, chị Hiền trả lời: Bố ơi! Khoản 3 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 quy định: Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được
ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở. Thế bố cản trở con
thì bố có vi phạm pháp luật không nhỉ?
Câu hỏi:
1. Hành vi cản trở của bố chị Hiền có đúng pháp luật không?
2. Tại sao chị Hiền phải nêu ra Luật Hôn nhân và gia đình để thuyết phục bố?
3. Trong trường hợp này, pháp luật có cần thiết đối với công dân không?
Tình huống 7
Anh X là nhân viên của công ty H. Tháng trước, anh xin nghỉ phép vào miền nam

để thăm người em ruột đang bị ốm. Do trục trặc về vé tàu nên anh không thể trở ra
miền Bắc và đến cơ quan làm việc ngay sau khi hết phép được. Anh X đã gọi điện
thoại đến công ty và nêu rõ lý do và xin nghỉ phép thêm 3 ngày. Sau đó, Giám đốc
công ty H đã ra quyết định sa thải anh X với lý do: Tự ý nghĩ làm việc ở Công ty.
Anh X đã khiếu nại Quyết đinh của Giám đốc vì cho rằng, căn cứ vào Điều 85 Bộ
luật Lao động ( sửa đổi, bổ sung năm 2006 ), Quyết định sa thải anh là không đúng
pháp luật.
Câu hỏi:
1..Qua tình huống trên, theo em, pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?
2..Tại sao anh X lại căn cứ vào Điều 85 Bộ luật Lao động để khiếu nại Quyết định
của Giám đốc Công ty H?
3. Nếu không dựa vào quyết định Điều 85 Bộ luật Lao động, anh X có thể bảo vệ
được lợi ích hợp pháp của mình không?
Tình huống 8


Giôn Lốc, nhà tư tưởng người Anh ở thế kỉ XVII đã từng khẳng định: ở đâu
không có pháp luật, ở đó không có tự do. Vậy mà em nghe một số người khác lại
nói rằng: ở đâu không có pháp luật, ở đó không có tự do.
Vậy, ai đúng, ai sai đây? Lan nghĩ mãi mà không hiểu.
Câu hỏi:
Em đồng ý với lời khẳng định của Giôn Lốc hay không? Vì sao?
Tình huống 9
Bình hỏi Thanh:
- Có phải pháp luật mang tính quy phạm phổ biến vì pháp luật sau khi được ban
hành phải được phổ biến cho tất cả mọi người không?
Thanh:
- Đúng đấy! Các vi phạm pháp luật do Nhà nước ban hành được phổ biến cho tất
cả mọi người, vì thế mà pháp luật có tính vi phạm phổ biến.
Câu hỏi:

1. Em có nhận xét gì về cách hiểu của Bình và Thanh?
2. Em hiểu thế nào về tính quy phạm phổ biến của pháp luật?
Tình huống 10
Pháp luật giao thông đường bộ quy định: Cấm xe ô tô, xe máy, xe đạp đi ngược
chiều của đường 1 chiều. Quy định này của pháp luật là quy tắc xử sự chung, phổ
biến, ai tham gia giao thông cũng đều phải biết.
Câu hỏi:
1. Em hiểu thế nào là tính quy phạm phổ biến của pháp luật trong quy định trên?
2. Người tham gia giao thông ( điều khiển ô tô, xe máy, xe đạp,…) có thể không
cần biết quy định này không?
Tình huống 11
Pháp luật giao thông đường bộ quy định: Người đi xe máy phải đội mũ bảo
hiểm ( kể cả người điều khiển và người ngồi trên xe ). Đây là một quy định chung,
do Nhà nước ban hành, bắt buộc đối với tất cả mọi người. Vậy mà bạn Khánh ở
lớp 12B lại nói: Bắt buộc chung là bắt buộc chung đấy thôi, còn nói riêng thì vẫn
có ngoại lệ.
Câu hỏi:
1. Em hiểu thế nào về dặc trưng này của pháp luật?
2. Bạn Khánh nói như vậy có đung không? Tại sao?
Tình huống 12
Hôm trước, cô giáo giảng về mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, trong đó cô
kết luận: Pháp luật và kinh tế có mối quan hệ gắn bó với nhau. Vậy mà, một số bạn
vẫn băn khoăn vì: Pháp luật và kinh tế là 2 lĩnh vực khác nhau, chẳng có gì liên


quan đến nhau cả, pháp luật do nhà nước ban hành còn việc phát triển kinh tế lại
do các tổ chức, cá nhân thực hiện. Vậy nên hiểu như thế nào cho đúng!
Câu hỏi:
Em hiểu thế nào về mối quan hệ giữa pháp luật? Vì sao?
Tình huống 13

Cô giáo yêu cầu mỗi nhóm trong lớp phải tìm từ 1-2 điều luật trong đó có thể
hiện quy tắc đạo đức. Bạn Hương nêu ra Điều 35 Luật hôn nhân và gia đình nă
2000:
Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe
những lời khuyên bảo đúng đắn với cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp
của gia đình. Huyền chợt nghĩ: Đây rõ ràng là quy định của pháp luật mà sao bạn
Hương lại nói là có gắn với quy tắc đạo đức nhỉ?
Câu hỏi:
1. Theo em, quy định tại Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình có thể hiện quy tắc
đạo đức không? Vì sao?
2. Em hãy chứng minh, pháp luật có mối quan hệ với đạo đức.
Tình huống 14
Thảo và Vân trao đổi với nhau về hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam.
- Thảo: Các văn bản pháp luật ở nước ta thống nhất với nhau theo thứ bậc cao thấp.
Điều 65 Hiến pháp nước ta quy định “ Trẻ em và gia đình, Nhà nước và xã hội bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục”. Điều 27 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy
định “ Nhà nước có chính sách phát triển sự nghiệp y tế, đa dạng hóa các loại hình
dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; có chính sách miễn, giảm phí khám bệnh, chữa
bệnh và phục hồi chức năng cho trẻ em; bảo đảm kinh phí khám bệnh, chữa bệnh
cho trẻ em dưới 6 tuổi”.
- Vân: Tớ thấy điều 65 Hiến pháp và Điều 27 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em là hai Điều luật trong hai văn bản khác nhau, có liên quan gì tới nhau đâu?
Câu hỏi:
1. Em cho biết nhận xét của mình về ý kiến của Thảo và Vân.
2. Theo em, quy định của Điều 65 Hiến pháp và Điều 27 Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em có mối lên hệ gì với nhau không? Mối liên hệ này nói lên điều gì?
Tình huống 15
Chúng ta cùng nhau nghe cuộc trao đổi giữa Bình và Thanh về vai trò của pháp
luật.
- Thanh hỏi Bình: Giả sử cậu phát hiện thấy một số người tiêm chích ma túy, cậu

sẽ làm gì?
- Bình: Mình sẽ tố cáo họ với các chú công an.
- Thanh: Như vậy là cậu dựa vào pháp luật để thực hiện quyền tố cáo rồi đó.


- Bình: Không có pháp luật thì mình cũng tố cáo được chứ, cần gì phải có pháp
luật.
Câu hỏi:
1. Em suy nghĩ thế nào về cuộc trao đổi của Bình và Thanh.
2. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với mỗi công dân và đối với toàn xã hội?
Sau khi học sinh thảo luận, giáo viên căn cứ vào nội dung của bài để kết luận.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Thực tế sau khi sử dụng một số tình huống pháp luật để giảng dạy, thì giờ dạy của
tôi hấp dẫn hơn, sinh động hơn. Qua các tình huống này, học sinh hiểu và nắm
vững kiến thức của bài học, qua đó các em biết vận dụng để giải quyết các vấn đề
trong cuộc sống cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, cũng như pháp
luật của Nhà nước.
Sau đây là bảng tổng hợp thăm dò thái độ của HS đối với bộ môn
Lớp
12C4
12C5
12C6
12C7
12C9

Hứng thú
31%
42%
39%
37%

33%

Bình thường
59%
52%
53%
55%
57%

Không hứng thú
10%
6%
8%
8%
10%

Bảng tổng hợp kết quả học tập môn GDCD qua khảo sát.
Lớp
12C4
12C5
12C6
12C7
12C9

Loaị giỏi
14%
32%
29%
26%
25%


Loại khá
31%
58%
48%
50%
50%

Loại TB
48%
10%
23%
19%
20%

Loại yếu, kém
7%
0%
0%
5%
5%

III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận.
Việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học môn GDCD hiện nay là
cần thiết. Bởi lẽ, thực tế dạy học trong những năm qua do những lý do chủ quan và
khách quan nên ciệc dạy học chủ yếu là Thầy truyền đạt, trò tiếp thu, ghi nhớ một
cách thụ động. Cách dạy như vậy không đáp ứng được yêu cầu đổi mới của công
tác giáo dục hiện nay. Vì vậy, một kết luận có ý nghĩa thực tiễnl à: Nếu phương
pháp dạy học không được nghiên cứu nghiêm túc, giáo viên không được đào tạo

chính qui thì có hàng ngàn lâý học sinh làm trung tâm thì bài dạy cũng không bao


giờ đạt kết quả.Vậy xây dựng : Một số phương pháp dạy học môn GDCD theo
hướng giáo dục tích cực là một giải pháp đúng và phù hợp với thực tiễn.
Tóm lại: Việc dạy học môn GDCD theo phương pháp giáo dục tích cực sẽ đem lại
kết quả rất khả quan. Về phía học sinh các em ngày càng thích thú, đam mê học
tập. Giờ học sôi nổi và nhẹ nhàng, các em tiếp thu bài tốt hơn. Từ đó nâng cao chất
lượng giáo dục đáp ứng với mục tiêu của ngành giáo dục đề ra.
2. Đề xuất
Thực tế qua nhiều năm làm công tác giảng dạy môn GDCD ở trương THPT, bản
thân gặp nhiều khó khăn:
- Về sách giáo khoa lớp 10 phần triết học nhiều câu trừu tượng, khó hiểu.
- Về tài liệu tham khảo của bộ môn còn quá ít.
- Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều. Quan điểm của xã hội về bộ
môn còn lệch lạc.
Qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin phép được đề xuất một số vấn đề như sau:
Một là: Về sách giáo khoa cần bổ sung thêm những phần học sinh tự nghiên cứu,
một số câu từ ngắn gọn dễ hiểu.
Hai là: Về tài liệu, các cấp, ngành phải có biện pháp bổ sung cho ngày càng đa
dạng, phong phú, phù hợp với thực tiễn.
Ba là: Về đội ngũ giáo viên phải thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng để nắm
bắt thông tin kịp thời và chính xác.
Bốn là: Nhà nước nên có chế độ ưu đãi đối với đội ngũ giáo viên dạy bộ môn này.
Trên đây là đề tài nghiên cứu của tôi, rất mong các đồng chí, đồng nghiệp quan
tâm, xem xét và góp ý cho tôi để ngày càng tôi công tác được tốt hơn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn.
Hoằng Hóa, ngày 28 tháng 4 năm
2017
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Người viết đề tài
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác .

Lê Ngọc Phong


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC
THÔNG QUA CÁC TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT ĐỂ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY
(ÁP DỤNG Ở BÀI 1 LỚP 12 MÔN GDCD BẬC THPT)

Người thực hiện: Lê Ngọc Phong
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: GDCD

THANH HÓA NĂM 2017


MỤC LỤC SKKN:
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC THÔNG QUA CÁC
TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY
( ÁP DỤNG BÀI 1 LỚP 12 MÔN GDCD BẬC THPT)


Trang 1

I. Mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài; 2. Mục đích nghiên cứu.

Trang 2

3. Đối tượng nghiên cứu; 4. Phương pháp nghiên cứu.

Trang 3

II. Nội dung của SKKN: 1. Cơ sở lý luận của đề tài; 2.Thực
trạng của vấn đề.

Trang 4 - 8

3. Sử dụng phương pháp giáo dục tích cực thông qua các tình
huống pháp luật.

Trang 9

4. Hiệu quả của SKKN.

Trang 10

III. Kết luận và kiến nghị.




×