Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN một vài kinh nghiệm sử dụng hình ảnh trực quan để gây hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh qua bài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 13 trang )

1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Ngày nay trong bối cảnh thế giới đang hội nhập và phát triển như vũ bão,
quốc tế hóa đang là xu thế chủ đạo, việc giáo dục cho công dân nói chung và
học sinh nói riêng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, lập trường
vững vàng, có lòng yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu thiên nhiên, hòa nhập
không hòa tan là một trong những nhiệm vụ quan trọng của môn GDCD ở
trường THPT.
Môn GDCD có vai trò rất quan trọng, trực tiếp giáo dục cho học sinh ý
thức và hành vi người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người,
truyền tải cho người học những giá trị, chuẩn mực của xã hội để họ trở thành
những con người toàn diện, biết sống và biết tôn trọng người khác, thành công
dân có ích cho cộng đồng, xã hội.
Từ năm học 2016- 2017 việc dạy và học môn GDCD đang thu hút sự
quan tâm chú ý của cả nước. Ngày 28/9/2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo chính
thức công bố phương án thi, xét tuyển và tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm
2017 theo đó, môn Giáo dục công dân chính thức được dùng để thi dưới dạng tổ
hợp cùng với hai môn Lịch sử và Địa lí với hình thức thi trắc nghiệm khách
quan [1]. Quyết định đưa Giáo dục công dân vào thi trong kì thi quan trọng của
học sinh THPT đã đặt môn GDCD về đúng với vị trí của nó, được xã hội đồng
tình và ủng hộ. Đây là một trong những bước tạo đà vững chắc cho lộ trình cải
cách giáo dục, thay đổi sách giáo khoa được dự kiến vào những năm học tiếp
theo của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Trước quyết định mới của Bộ giáo dục và đào tạo, chúng tôi - những giáo
viên giảng dạy môn GDCD luôn trăn trở về việc giảng dạy để nâng cao chất
lượng dạy- học GDCD, làm sao để học sinh yêu thích môn học và học ngày
càng có hiệu quả hơn. Để lôi cuốn học sinh vào bài giảng, giáo viên cần phải
vận dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện dạy học nhằm kích thích tư
duy sáng tạo, khả năng chủ động tìm tòi phát hiện của học sinh. Một trong
những phương pháp thường được tôi sử dụng, giúp tôi trình bày một vấn đề trở
nên hấp dẫn, có tác dụng tạo sự chú ý và gây ấn tượng, cảm xúc cho học sinh, đa


số học sinh đều hiểu bài, hiệu quả hơn nhiều phương pháp dạy học truyền thống
đó là sử dụng hình ảnh trực quan sinh động.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một vài kinh nghiệm sử dụng
hình ảnh trực quan để gây hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng tư duy
cho học sinh qua bài: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loạiGDCD 10” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2017-2018. Với việc
nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên có một giờ dạy
học đạt hiệu quả cao, học sinh lĩnh hội kiến thức tự giác, chủ động và ngày càng
yêu thích môn học hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Muốn phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của bộ môn GDCD trong việc
giáo dục học sinh cần phải nâng cao hiệu quả bài học. Muốn nâng cao hiệu quả
bài học người thầy phải biết nêu ra một số vấn đề có tính hấp dẫn trong nội dung
1


dạy học và khêu gợi hứng thú học tập của học sinh, khiến học sinh khát khao
muốn biết, kích thích tính tích cực học tập của các em.
Thực tiễn hiện nay đã đặt ra vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm. Học sinh phải chủ động tham gia
vào quá trình lĩnh hội kiến thức mới. Kết quả dạy học sẽ cao hơn nữa nếu giáo
viên cho phép học sinh tiếp cận tài liệu, kiến thức dưới dạng sơ đồ, mô hình,
tranh ảnh. Ngược lại, việc học tập sẽ gặp khó khăn khi giáo viên chỉ đơn thuần
thuyết trình chứ không kết hợp giảng dạy với tài liệu, mô hình, biểu đồ hoặc
tranh ảnh.
Truyền đạt kiến thức bằng hình ảnh trực quan sinh động là hướng đổi mới
phương pháp giảng dạy và học tập phù hợp với nội dung, yêu cầu môn học và
đối tượng học sinh hiện nay.
Vì vậy, trong bài viết này tôi trình bày vấn đề: “ Một vài kinh nghiệm sử
dụng hình ảnh trực quan để gây hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng tư
duy cho học sinh qua bài: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân

loại- GDCD 10”
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Để thực hiện được bài dạy theo thiết kế của mình, tôi chọn các lớp 10, tại
Trường Trung học phổ thông Vĩnh Lộc, năm học 2017- 2018 mà tôi đang trực
tiếp giảng dạy để thực nghiệm, đó là lớp 10A2 và 10A3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, sơ đồ phục vụ bài giảng
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu, điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực,
là nội dung quan trọng được khẳng định trong các văn kiện Đại hội Đảng, đặc
biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI khẳng định,
đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất
nước tiến lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống.[6]
Các văn kiện của Đảng đã chỉ rõ chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo
còn thấp so với yêu cầu. Nguyên nhân của việc này là do các phương thức giáo
dục đào tạo còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành, phương pháp dạy học, thi cử,
kiểm tra, đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất và còn mắc bệnh thành
tích. Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những việc làm
cần thiết và cấp bách để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo ở nước
ta hiện nay. Sử dụng phương pháp dạy và học mới không chỉ làm cho người học
phát triển tư duy độc lập, sáng tạo mà còn giúp người thầy thêm tiến bộ, trưởng
thành hơn.
Việc dạy học GDCD cũng như các môn học khác ở nhà trường đều nhằm
cung cấp kiến thức môn học, hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo

2


đức, chính trị cho học sinh. Dạy GDCD tốt sẽ giúp các em say mê với môn học,
trở thành những công dân tốt và có ích, xứng đáng với truyền thống của dân tộc
Việt Nam qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Điều quan trọng nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học là thầy dạy
thế nào để học sinh động não, làm thay đổi chất lượng hoạt động trí tuệ của học
sinh, phát triển trí thông minh, sáng tạo của các em. Hiện nay trong quá trình
dạy học trên lớp, hoạt động trí tuệ chủ yếu của học sinh là ghi nhớ và tái hiện. Ở
nhà, học sinh tự học dưới dạng học bài và làm bài,... nhưng về căn bản đã được
hướng dẫn ở trên lớp nên hoạt động trí tuệ của học sinh vẫn nặng về rèn luyện
trí nhớ và khả năng tái hiện. Như vậy, rèn luyện năng lực tư duy, khả năng tưởng
tượng, sáng tạo phát triển trí tuệ, trí thông minh của học sinh nói chung được
xem là nhiệm vụ chủ yếu, quan trọng nhất của quá trình dạy học hiện đại.
Trong dạy học nói chung và dạy học GDCD nói riêng có nhiều phương
pháp, phương tiện dạy học và cách sử dụng khác nhau nhưng đều có tác dụng
nâng cao hiệu quả bài học. Sử dụng sơ đồ, hình ảnh trong giảng dạy môn GDCD
là một phương pháp dạy học trực quan nhằm cụ thể hóa nội dung bài học, giúp
cho học sinh ghi nhớ và hiểu bài nhanh chóng, lâu bền hơn, góp phần làm cho
bài giảng nhẹ nhàng và hiệu quả.
Sử dụng sơ đồ, hình ảnh trực quan trong dạy học không phải là một vấn
đề mới, từ trước đến nay phương pháp này vẫn được áp dụng nhiều và không ai
phủ nhận vai trò to lớn của nó trong nhà trường.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trên thực tế, khi tôi dạy bài 10: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của
nhân loại ở các lớp 10A7 và 10A9, vẫn còn áp dụng phương pháp truyền thống
là lấy thầy làm trung tâm, tức là dạy học theo hình thức truyền thụ một chiều,
giáo viên là chủ thể của hoạt động, người truyền đạt “mang” kiến thức, “đổ”
kiến thức cho người học, hình thức dạy chủ yếu là đọc- chép, người học lĩnh hội

kiến thức một cách thụ động. Điều đó dẫn đến thực trạng như sau:
- Học sinh học bài chủ yếu theo cách học thuộc lòng, học vẹt, học đổi
phó, học để thi...
- Khi giáo viên kiểm tra kiến thức cũ thì học sinh không nắm được.
- Làm bài kiểm tra còn chưa có tinh thần tự giác cao.
- Vẫn còn nhiều học sinh không thích học, không biết phân bảng số liệu,
tranh ảnh...
- Những câu hỏi phát vấn trong giờ học thường rất ít em phát biểu.
- Giáo viên giữ vai trò độc quyền trong đánh giá, do đó người học ít có cơ
hội phát triển, thể hiện năng lực sáng tạo của mình.
Từ thực trạng trên cho thấy, sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng tích cực là hết sức quan trọng, bởi qua đó giúp học sinh có thể
tự học, tự khai thác kiến thức môn GDCD một cách chủ động và sáng tạo nhất.
Do vậy, trong quá trình giảng dạy bộ môn GDCD, tôi đã áp dụng triệt để phương
pháp dạy học tích cực sử dụng hình ảnh trực quan để gây hứng thú học tập và
rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh qua bài: Công dân với một số vấn đề cấp
thiết của nhân loại- GDCD 10, để hướng dẫn học sinh nắm chắc các kiến thức
của bài học một cách đầy đủ và chính xác nhất.
3


2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
2.3.1. Giải pháp.
Quả thực, không thể phủ nhận được vai trò và tầm quan trọng của sử dụng
hình ảnh trực quan vào trong giảng dạy GDCD. Tuy vậy cũng không nên sử
dụng một cách thụ động dẫn tới sự không lô gíc giữa bài học và những hình ảnh
được sử dụng vào, gây mất thời gian và ảnh hưởng đến chất lượng bài dạy.
Để sử dụng tốt hình ảnh trực quan gây hứng thú học tập và rèn luyện kĩ
năng tư duy cho học sinh tôi đưa ra các giải pháp như sau:
2.3.1.1. Chuẩn bị tài liệu.

Cũng giống như những nhà kiến trúc khâu quan trọng nhất của người giáo
viên là " thiết kế". Muốn thành công được thì ngay từ đầu tôi nghiên cứu kĩ nội
dung bài học, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, sơ đồ và các phương pháp, phương
tiện liên quan đến bài học cho phù hợp nhất.
2.3.1.2. Soạn giáo án và đưa tư liệu vào bài giảng.
Sau khi chuẩn bị xong các phương pháp, phương tiện, hình ảnh trực quan
cần thiết cho bài học tôi tiến hành soạn giảng bằng việc sử dụng phần mềm
Microsoft power point để trình chiếu theo từng nội dung phù hợp với bài học.
2.3.1.3. Thực hiện bài giảng và hướng dẫn học sinh khai thác tài liệu, hình
ảnh.
Mỗi lần trình chiếu nội dung của bài học tôi hướng dẫn học sinh khai thác
các tranh ảnh sử dụng trong bài để nắm vững kiến thức của bài học. Khi truyền
đạt kiến thức của bài học cho học sinh không nên chỉ tập trung vào việc cho học
sinh quan sát hình ảnh được trình chiếu mà gây ảnh hưởng tới tiết học, phải biết
tổ chức lớp trật tự, nâng cao vai trò chủ động và tích cực của người học. Bên
cạnh đó tôi còn sử dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong quá trình
giảng dạy: gợi mở- vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế, thảo
luận nhóm, vận dụng tri thức liên môn …
2.3.1.4. Củng cố bài.
Cuối cùng tôi hướng dẫn học sinh về nhà tự học bài, thông qua kiến thức
đã học, trả lời thêm một số câu hỏi để khắc sâu thêm kiến thức của bài học.
Trên đây là các giải pháp tôi sử dụng trong đề tài: “ Một vài kinh nghiệm
sử dụng hình ảnh trực quan để gây hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng
tư duy cho học sinh qua bài: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân
loại- GDCD 10”.
2.3.2. Tổ chức thực hiện.
Bài này theo PPCT được chia thành 2 tiết. Tiết 1 từ mục 1 đến hết phần a
của mục 2 ; tiết 2 các phần còn lại. Toàn bộ bài học tôi đều sử dụng phương
pháp này, sau đây tôi xin trình bày kinh nghiệm của mình trong 1 vấn đề của bài
đó là: Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi

trường. [2], [3], [4], [5], [7].

TIẾT 30 - BÀI 15 : CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ
CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
4


1. Về kiến thức :
- Học sinh biết được vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường đang là
vấn đề cấp thiết của nhân loại ngày nay.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân nói chung và học sinh nói riêng
trong việc giải quyết vấn đề đó.
2. Về kĩ năng :
Tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân để góp phần
vào việc bảo vệ môi trường.
3. Về thái độ :
Tích cực ủng hộ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ;
ủng hộ những hoạt động góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do nhà
trường và địa phương tổ chức.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH.
- Năng lực tự học
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
III. KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
- Thảo luận nhóm.
- Xử lý tình huống.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- SGK, SGV môn DGCD lớp 11.
- giấy khổ rộng,bút dạ.

- Một số hình ảnh,tình huống trong sản xuất, kinh doanh...
V. TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Khởi động:
* Mục tiêu:
- Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về các vấn đề cấp thiết
của nhân loại.
- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- GV định hướng cho học sinh: Các em sẽ được xem một số hình ảnh và cho biết
những hình ảnh trên là nói đến vấn đề gì hiện nay?
- HS xem một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số và các dịch
bệnh hiểm nghèo ở các nước trên thế giới.

5


Slide 1

- GV hỏi: Em có nhận xét gì về những hình ảnh trên đây?
- 2 đến 3 học sinh trả lời.
GV hỏi:
Từ những hình ảnh vừa quan sát các em cho biết hiện nay trên thế giới
đang xuất hiện những vân đề gì? Hậu quả của những vấn đề đó?
+ 2 đến 3 HS trả lời:
+ Lớp nhận xét bổ sung ( nếu có)
GV chốt lại: Những hình ảnh trên đây là những vấn đề cấp thiết của nhân
loại hiện nay.
Ảnh 1: Là ô nhiễm môi trường
Ảnh 2: Là bùng nổ dân số .
Ảnh 3, 4: Là các dich bệnh hiểm nghèo.

Những vấn đề này đang là mối lo ngại của toàn thể nhân loại, liên quan
đến sự sống còn của con người trên trái đất. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình
trạng trên, hậu quả của những vấn đề trên và trách nhiệm của chúng ta để khắc
phục những vấn đề đó như thế nào? Đó chính là nội dung của bài học hôm nay.
Tôi trình chiếu cho học sinh quan sát sơ đồ tóm tắt nội dung bài học.

Slide 2
6


BÀI 15: CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ
CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI.

1.Ô nhiễm
môi trường và
trách nhiệm của
công dân trong
việc bảo vệ
môi trường.

2. Sự bùng nổ về
dân số và
trách nhiệm của
công dân trong việc
hạn chế sự bùng nổ
về dân số.

3. Những dịch bệnh
hiểm nghèo và trách
nhiệm của công dân

trong việc phòng
ngừa, đẩy lùi những
dịch bệnh hiểm
nghèo.

Quan sát sơ đồ trên, học sinh sẽ nắm được nội dung chính của bài học bao
gồm 3 vấn đề chính liên quan đến sự sống còn của toàn thể nhân loại và trách
nhiệm của bản thân trong việc khắc phục và làm hạn chế những vấn đề đó.
Sau đó tôi phát phiếu học tập cho từng tổ, nhóm để làm việc trong tiết
học. Trình chiếu Slide 3
Tên của vấn đề

Khái niệm

Hậu quả
( Thực trạng )

Trách nhiệm của
công dân

Phiếu học tập
( Giáo viên chuẩn bị và phát cho 4 nhóm)
Hoạt động của GV và HS

Những nội dung chính

7


2. Hoạt động hình thành

kiến thức.

1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của
công dân trong việc bảo vệ môi trường.

Hoạt động 1: Tìm hiểu Ô nhiễm a. Ô nhiễm môi trường.
môi trường là gì?
* Mục tiêu:
- HS nêu được ô nhiễm môi
trường và nguyên nhân gây ra ô
nhiễm môi trường.
- Rèn luyện năng lực tư duy phê
phán cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- GV: Trình chiếu cho các em
quan sát các hình ảnh, làm việc
với hình ảnh và tìm hiểu nội
dung bài học.
Một số hình ảnh ô nhiễm môi
trường và cạn kiệt tài nguyên
thiên nhiên.
Slide 4

Slide 5

- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và
8


3. Hoạt động luyện tập và vận dụng kiến thức:

1. Luyện tập:
* Mục tiêu:
- Luyện tập để học sinh củng cố lại những kiến thức đã biết về ô nhiễm môi
trường và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, phê phán, tư duy...
* Cách tiến hành
Cho học sinh tái hiện kiến thức vừa học bằng cách sau:
- Từ khái niệm, thực trạng và trách nhiệm vừa tìm hiểu tôi yêu cầu các nhóm
hoàn thành phiếu học tập đã phát từ đầu trong vòng 5 phút và lên dán kết quả
trên bảng.
Slide 12

phản hồi
thông
tin phiếu và
học tập
của các
em như của
sau: công
Ô- Tôi
nhiễm
môi
trường
trách
nhiệm
dân trong việc bảo vệ môi trường.

Khái niệm

- Môi

trường
.
- Bảo
vệ môi
trường

Môi
trườn

nhiễ
m.

Thực trạng

TNTN
cạn
kiệt

Thời
tiết,
khí
hậu
thay
đổi.

Tầng
ô-dôn
bị
thủng.


Trách nhiệm của
công dân

Thực
hiện
tốt
pháp
luật.

Giữ
Gìn
vệ
sinh,
trồng
cây.

Bảo
vệ và
sử
dụng
tiết
kiệm
TN
TN.

Phê
phán tố
cáo các
hành vi
vi

phạm
môi
trường.

.
- Nhìn vào sơ đồ trên học sinh có thể nhớ ngay bài học tại lớp có những nội
dung gì và liên hệ thực tế có tính giáo dục cao.
- Tôi nhận xét, cho điểm nhóm làm nhanh nhất và chính xác nhất.
Liên hệ với môn Âm nhạc cho học sinh hát ca khúc (2 phút).
9


Trình chiếu lời - Slide 13

2. Hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu:
- Tạo cho học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống
trong cuộc sống thực tiễn.
10


- Rèn luyện năng lục tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực
công dân, năng lực tự quản lí và phát triển bản thân.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu học sinh liên hệ thực tế :
+ Hằng ngày em đã có những hành động nào góp phần bảo vệ môi
trường?
+ Chúng ta cần phê phán những hành vi nào làm ảnh hưởng đến môi
trường?
- 2 đến 3 học sinh trả lời

- GV chốt lại kiến thức, cho điểm.
Trên đây, tôi trình bày kinh nghiệm của mình trong giảng dạy phần 1 của
bài 15- Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại- GDCD10. Trong bài
còn 2 nội dung và cũng được tôi sử dụng phương pháp này vào giảng dạy và đạt
hiệu quả cao.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Đối với hoạt động giáo dục:
Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài với học sinh các lớp 10A2,
10A3 và 10A7, 10A9 tại trường THPT Vĩnh Lộc, cách thức cụ thể sau:
+ Đối với các lớp: 10A2,10A3 áp dụng đề tài nghiên cứu vào giảng dạy.
+ Với lớp 10A7, 10A9 không áp dụng.
Qua các hình thức kiểm tra kiến thức của bài học, thu được kết quả so
sánh như sau:
Các mức độ học tập

Các lớp thực hiện
10A2,10A3
Hứng thú học tập bộ Tăng
môn.
Khả năng ghi nhớ khái - Nhanh
niệm, nội dung trách - Nhiều, hiểu rõ trách
nhiệm.
nhiệm.
Khả năng làm bài và Đa dạng, phân tích có
liên hệ thực tế.
chiều sâu.
Mục tiêu giáo dục tình Học sinh có tình cảm,
cảm.
thái độ đúng đắn đối với

nội dung bài học.

Lớp không thực hiện
10A7,10A9
Không tăng
- Mức độ chậm.
- Nhớ kiến thức chưa
nhiều.
Chủ yếu thuộc lòng, ghi
nhớ các trách nhiệm.
Học sinh có thái độ đúng
đắn đối với nội dung bài
học.

Cũng qua quá trình thực hiện, kết quả đáng mừng là số học sinh có hứng
thú học tập bộ môn tăng, chất lượng môn học cũng thay đổi rõ rệt. Nhiều em say
mê và tích cực học tập bộ môn.
- Đối với bản thân.
Với việc áp dụng đề tài vào giảng dạy, giờ học ở các lớp thực nghiệm bản
thân tôi thấy rất nhẹ nhàng và phấn khởi. Còn ở lớp không thực nghiệm thì giờ
dạy khô khan và có phần nặng nề đối với cô và trò, học sinh không có hứng thú
học..
11


- Đối với đồng nghiệp.
Khi đồng nghiệp dự giờ ở các lớp thực nghiệm đã đánh giá rất cao hiệu
quả của tiết học đã áp dụng cho các lớp và môn học mình giảng dạy.
- Đối với nhà trường.
Các tranh ảnh, sơ đồ hệ thống kiến thức đã được nhà trường đầu tư kinh

phí, thiết kế cẩn thận để bổ sung vào danh mục thiết bị dạy học bộ môn GDCD
của nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào
tạo những con người phát triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Mỗi môn học ở nhà trường phổ thông với đặc trưng của
mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, trong đó có môn
GDCD.
Bộ môn GDCD cung cấp cho học sinh tổng hợp những kiến thức về triết
học, đạo đức, kinh tế, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến
thức đã học vào cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập
GDCD đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo.
Trong những năm qua, mặc dù chương trình sách giáo khoa đã có thay đổi
và đã được giảm tải nhưng lượng kiến thức trong mỗi bài học vẫn rất nhiều. Đa
số học sinh không thể nhớ hết những nội dung của môn học nếu không hiểu bài.
Vì thế, để có thể giúp học sinh hiểu bài nhanh chóng, giáo viên có thể sử dụng
các hình ảnh trực quan sinh động và sơ đồ cụ thể hóa các nội dung, hình thành
khái niệm môn học cho học sinh.
Sơ đồ, hình ảnh là những biểu tượng trực quan phản ánh một cách cụ thể,
khái quát các khái niệm, phạm trù, quy luật. Vì vậy, đòi hỏi sơ đồ, hình ảnh phải
phản ánh trung thực với khối lượng kiến thức mà nó mô tả, phải có tính thẩm
mỹ, không rập khuôn, khuyến khích người học tự thiết kế sơ đồ trên cơ sở kiến
thức đã lĩnh hội.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
- Đối với các Sở Giáo dục và đào tạo: Tổ chức thường xuyên các lớp tập
huấn cho giáo viên, trong nội dung tập huấn cần hướng dẫn cụ thể các cách thức
lựa chọn nội dung và phương pháp sử dụng các loại tài liệu tham khảo trong dạy
học GDCD.

- Ban giám hiệu nhà trường: Cùng với việc xây dựng và sử dụng những
phương pháp, phương tiện, kỹ thuật hiện đại trong dạy học, cần chỉ đạo cho thư
viện nhà trường sưu tầm, tập hợp các loại sách, tài liệu tham khảo phục vụ nhu
cầu dạy và học các bộ môn cho giáo viên và học sinh, trong đó có môn GDCD.
Thư viện trường cần phải phong phú về mặt số lượng cũng như chất lượng các
đầu sách, tranh ảnh, sơ đồ dạy học.
Ngoài ra, lãnh đạo nhà trường cần phải tạo điều kiện cả về vật chất cũng
như tinh thần để giáo viên được tham gia các lớp tập huấn, học tập đổi mới
phương pháp dạy học. Trong điều kiện cụ thể, cần hỗ trợ và ủng hộ các tổ
chuyên môn làm tốt hoạt động ngoại khóa của các tổ bộ môn.
12


- Đối với giáo viên:
+ Phải thực sự có tinh thần trách nhiệm cao trong việc dạy học, luôn yêu
nghề và hết lòng với công việc được giao.
+ Phải đầu tư thời gian cho bài soạn để các hoạt động trong tiết dạy đạt
được mục tiêu của bài học.
+ Phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực trong
từng bào, từng phần để hướng dẫn học sinh tự học, tự khai thác kiến thức qua
bài giảng.
+ Bản thân luôn phải có ý thức học hỏi, không ngừng nâng cao trình độ
chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu dạy học trong thời đại mới.
Trên đây là những ý kiến chủ quan của cá nhân tôi từ thực tiễn giảng
dạy. Trong quá trình làm đề tài cũng không tránh khỏi những thiếu sót và khiếm
khuyết. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của Hội đồng khoa học
ngành Giáo dục Tỉnh, các thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp để cho đề tài của tôi
được đầy đủ và hoàn thiện hơn, cũng như có thể thực hiện tốt hơn các đề tài lần
sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ.

Vĩnh Lộc, ngày 25 tháng 5 năm 2018.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Hương

13



×