Tải bản đầy đủ (.docx) (190 trang)

Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 190 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN GIA VIỄN

ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH
NIÊN PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH SÓC TRĂNG

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 9 38 01 04

LUẬN ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hồ Trọng Ngũ

HÀ NỘI - 2019


Lời cam đoan
Tôi cam đoan Luận án này là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu đề
cập trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc trích
dẫn rõ ràng.
Tác giả Luận án

Nguyễn Gia Viễn


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................................. 7
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước............................................................................... 7
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước............................................................................. 11
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
........................................................................................................................................... 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................................. 24
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI.................................................................. 26
2.1. Pháp luật về áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.................................... 26
2.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung của áp dụng hình phạt đối với người chưa thành
niên phạm tội...................................................................................................................... 34
2.3. Các yếu tố tác động đến áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội..60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................................. 71
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH
PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TẠI TỈNH SÓC
TRĂNG............................................................................................................................. 72
3.1. Thực trạng pháp luật về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.. 72
3.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng . 103

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...............................................................................................122
Chương 4: NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG VIỆC ÁP DỤNG HÌNH PHẠT
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC THI.....................................................................123
4.1. Những yêu cầu đặt ra trong việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng trong thời gian tới.................................................................123
4.2. Giải pháp bảo đảm áp dụng đúng đắn hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng...............................................................................128
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4...............................................................................................146
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 148

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................151


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Sóc Trăng là một trong các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm
ở cuối hạ lưu Sông Hậu, phía Đông Nam giáp Biển Đông, phía Tây Bắc giáp
tỉnh Hậu Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông Bắc giáp tỉnh Vĩnh
Long và Trà Vinh. Tỉnh Sóc Trăng có chiều dài 72 km bờ biển với 3 cửa sông lớn
là Trần Đề, Bassac và Định An, toàn tỉnh có khoảng 1.321.000 người (với 3 dân
tộc: Kinh, Hoa, Khơ me, dân tộc Khơ me chiếm 30% dân số toàn tỉnh). Trong
đó, có một số dân nhập cư ở các nơi về đây để hành nghề đánh bắt, khai thác
thủy, hải sản dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, tỉ lệ thất nghiệp tăng, tình hình tội
phạm diễn biến ngày càng phức tạp, một bộ phận không nhỏ người chưa thành
niên bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia vào hoạt động phạm tội.
Tình hình người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội có chiều
hướng tăng, tính chất nguy hiểm cho xã hội ngày càng phức tạp, đòi hỏi các cấp,
các ngành phải có những biện pháp xử lý thích hợp, không chỉ nhằm đảm bảo
tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội mà còn nhằm để bảo vệ sự phát triển
bền vững của cộng đồng trong tương lai. Đặc biệt là các quy định của pháp luật
hình sự và cơ chế đảm bảo áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội chưa thể hiện rõ được quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với họ.
Việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trên thực tế vẫn
còn nhiều bất cập do nhận thức và vận dụng không thống nhất lý luận và quy
định của pháp luật đặc biệt là tính hiệu quả của cơ chế bảo đảm cho việc thực
hiện đúng các quy định đó, đã và đang làm giảm hiệu quả của việc áp dụng hình
phạt do người chưa thành niên thực hiện trong thực tế. Việc áp dụng hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội trong thực tiễn xét xử vẫn còn
lúng túng, chưa thống nhất trong việc vận dụng các quy định của pháp luật. Mặc

dù đã khắc phục những điểm chưa được rõ ràng, chưa cụ thể, thiếu thống nhất
của Bộ luật hình sự năm 1999, song các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015
được sửa đổi, bổ sung năm 2017 vẫn chưa đáp ứng được nhân đạo hóa, phân hóa

1


và quốc tế hóa của luật hình sự nói chung và của việc áp dụng hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội nói riêng.
Số liệu thống kê công tác xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân tỉnh Sóc
Trăng (09 năm, từ khi Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 có hiệu lực đến hết năm
2018) cho thấy trung bình mỗi năm khoảng 494 vụ, trong đó, người chưa thành
niên bị đưa ra xét xử 36,7 vụ, chiếm tỉ lệ 7,44%, với 43,5 bị báo, chiếm 5,68%.
Thực tiễn tình hình xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc
Trăng còn cho thấy rất nhiều bất cập: (i) Các quy định của Bộ luật hình sự có
nhiều điểm mới chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải thích chính thức,
nhiều điểm chưa được tổng kết, hướng dẫn; (ii) Các loại hình phạt không được
áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, chưa có cơ chế đảm bảo thực
hiện; (iii) Chế tài áp dụng pháp luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm
tội còn nặng về phạt tù có thời hạn; (iv) Nhận thức của một bộ phận không nhỏ
Thẩm phán còn khác nhau về người chưa thành niên phạm tội; (v) Chưa có đội
ngũ cán bộ có chuyên môn cao chuyên về người chưa thành niên phạm tội để
tiến hành tố tụng, dẫn đến việc áp dụng hình phạt chưa phù hợp với các đặc điểm
tâm sinh lý của người chưa thành niên,…; Những hạn chế, bất cập nêu trên đã
ảnh hưởng nhiều đến việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm
tội tại Sóc Trăng trong thời gian qua, dẫn đến thực tiễn áp dụng hình phạt quá
nặng hoặc quá nhẹ, không hoặc rất ít trường hợp áp dụng miễn trách nhiệm hình
sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt theo đúng chính sách hình sự của Đảng và
Nhà nước ta nói chung, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta về người
chưa thành niên phạm tội nói riêng.

Để làm giảm những hạn chế, bất cập nêu trên, cần phải có công trình nghiên
cứu sâu về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội và thực tiễn
áp dụng trong thực tế nhằm góp phần đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng
đắn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội đáp ứng những yêu cầu đặt ra
trong thời gian tới. Chính vì lẽ đó, tác giả chọn đề tài “Áp dụng hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh
Sóc Trăng” để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ luật học của mình.

2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Từ việc làm rõ những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp
dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng, luận
án đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội nói chung và tại tỉnh Sóc Trăng nói riêng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:
-

Phân tích khái niệm, đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội; khái niệm,

đặc điểm của áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; nội dung và

ý nghĩa của áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; các yếu
tố tác động đến áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.
-

Phân tích thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng hình phạt


đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua,
qua đó tìm ra những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế
đó trong các quy định của pháp luật và trong áp dụng vào thực tiễn.
-

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất các giải

pháp bảo đảm áp dụng đúng đắn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm
tội trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp luật, thực tiễn và giải pháp
bảo đảm thực thi về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
tại tỉnh Sóc Trăng. Bởi vậy, luận án lấy các quan điểm khoa học, các quy định
của pháp luật và thực tiễn áp dụng đúng đắn hình phạt đối với người chưa thành
niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung nghiên
cứu của đề tài.

3


3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Đề tài của luận án được tác giả nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành luật

hình sự và luật tố tụng hình sự;
-


Về không gian, đề tài nghiên cứu thực tiễn áp dụng hình phạt đối với

người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng;
-

Về thời gian, các số liệu xét xử phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được

thu thập trong giai đoạn năm 2010 đến hết năm 2018.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận: Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, luận án
được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử; quan điểm Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tội phạm và hình phạt;
quán triệt đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà
nước pháp quyền Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu như: Phương pháp khảo sát thực tiễn, phân tích và tổng hợp, phương pháp
hệ thống, phương pháp luật học so sánh, phương pháp lịch sử cụ thể, phương
pháp thống kê; tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các nhà nghiên cứu, cũng như
phỏng vấn trực tiếp các đối tượng là người chưa thành niên phạm tội ở tỉnh Sóc
Trăng, cụ thể như sau:
+

Chương 1, Sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, hệ thống hóa các luận

điểm khoa học, tổng hợp và đánh giá để làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan
tới đề tài và là nền tảng cho các vấn đề đặt ra mà tác giả cần tiếp tục nghiên cứu.
+


Chương 2, Sử dụng phương pháp tiếp cận lịch sử, phương pháp phân tích

và tổng hợp, phương pháp tiếp cận hệ thống và tổng quan các công trình đã được
công bố trong và ngoài nước để tạo nền kiến thức chung và giải quyết triệt để cơ
sở lý luận về vấn đề áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.
Ngoài ra, tác giả còn dự kiến sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành
và liên ngành như xã hội học, tâm lý học tại chương này.
+

Chương 3, Sử dụng kết hợp các phương pháp hệ thống, tổng hợp và phân

tích để đánh giá các quy định về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành

4


niên phạm tội trong Bộ luật hình sự. Đồng thời, còn sử dụng phương pháp khảo
sát, thống kê và xã hội học pháp luật để đánh giá thực trạng phạm tội do người
chưa thành niên thực hiện tại tỉnh Sóc Trăng và thực trạng những vấn đề áp dụng
hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn này nhằm đánh
giá và phát hiện những thành công và những hạn chế cần khắc phục.
+

Chương 4, Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ

thống để đề ra phương hướng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc áp dụng hình
phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, hoàn thiện các hoạt động thực tiễn
áp dụng hình phạt đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm tội cho một địa bàn cấp tỉnh tại các tỉnh
Đồng Bằng Sông Cửu Long tương tự như tỉnh Sóc Trăng.


5. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về việc áp dụng hình
phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.
Thứ hai, luận án phân tích quy định pháp luật hình sự hiện hành về áp dụng
hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam.
Thứ ba, luận án làm rõ những vấn đề của thực tiễn áp dụng hình phạt đối
với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng, qua đó tìm ra những bất
cập, hạn chế và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế đó trong các quy định
của pháp luật khi áp dụng vào thực tiễn.
Thứ tư, luận án phân tích, so sánh, đánh giá xu hướng phát triển của pháp
luật hình sự về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội hiện
nay trên thế giới, qua đó đề xuất, kiến nghị góp phần thực hiện tốt hơn về áp
dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn tới.
Luận án là công trình nghiên cứu trực tiếp, tổng thể các vấn đề về áp dụng
hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam
hiện nay với mục đích đưa ra các luận cứ khoa học, những yêu cầu, giải pháp về
mặt lý luận cũng như thực tiễn góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về
áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, làm tiền đề cho một cơ

5


chế thực thi pháp luật nhằm bảo đảm áp dụng hình phạt đối với người chưa thành
niên phạm tội ở các địa bàn tương tự như tỉnh Sóc Trăng.
Luận án là công trình khoa học có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy, học tập về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
theo pháp luật hình sự Việt Nam.

6.


Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Là công trình nghiên cứu khoa học ở cấp luận án tiến sĩ nghiên cứu về áp
dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng. Luận
án góp phần bổ sung lý luận về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội; cách tiếp cận phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội và kiến nghị các giải pháp bảo đảm áp dụng
hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong thời gian tới.
Luận án là tài liệu tham khảo cho việc quy định và áp dụng các quy định
của pháp luật hình sự về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm
tội, cũng như cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy về luật hình sự.

7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận án có 4 chương sau đây:
-Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
-

Chương 2: Những vấn đề lý luận về áp dụng hình phạt đối với người

chưa thành niên phạm tội.
-

Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng hình phạt đối với

người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Sóc Trăng.
-

Chương 4: Những yêu cầu đặt ra trong việc áp dụng hình phạt đối với người


chưa thành niên phạm tội trong thời gian tới và giải pháp bảo đảm thực thi.

6


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Vấn đề người chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội và việc áp
dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ngày càng được các nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong số những công trình khoa học đã công bố
ở nước ngoài về các vấn đề nêu trên, có thể kể đến:
Công trình nghiên cứu “A Century of Juvenile Justice”, (Dịch: Công lý của
người chưa thành niên trong một thế kỷ) của Giáo sư Franklin E Zimring và Giáo sư
Margaret K. Rosenheim – Trường Đại học Chicago, Hoa Kỳ cùng Trợ lý David
S.Tanenhaus – Trường Đại học Nevada, Hoa Kỳ và Bemardine Dohm, Giám đốc
Trung tâm tư pháp lĩnh vực gia đình và trẻ em của Trường Đại học Northwestern,
Hoa Kỳ. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã nghiên cứu trong thời gian
20 năm về áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội, rồi đặt ra
nhiều vấn đề và so sánh các vấn đề đó với chính sách pháp luật áp dụng đối với
người chưa thành niên phạm tội, từ đó, chỉ ra những bất lợi trong thực hiện chính
sách người chưa thành niên phạm tội, đồng thời, đưa ra các chính sách mới nhằm áp
dụng đối với người chưa thành niên phạm tội tốt hơn. [130]

Cuốn sách “Protecting the world's children: Impact of the Convention of
the Rights of the Child in Diverse Legal Systems”, (Dịch: Bảo vệ trẻ em trên thế
giới: Tác động của công ước của các quyền trẻ em trong hệ thống pháp luật đa
dạng) của UNICEF (2007) đề cập nghiên cứu về vấn đề tư pháp người chưa
thành niên dưới góc độ so sánh các kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia và

thực tiễn áp dụng tại 191 nước với bốn hệ thống pháp luật điển hình: Hệ thống
pháp luật Civil Law, hệ thống pháp luật Common Law, hệ thống pháp luật Châu
Phi thuộc khu vực tiểu sa mạc Sahara và hệ thống pháp luật Muslim [147].
Trong công trình nghiên cứu “Justice for Children: Detention as a Last
Resort. Innovative Initiatives in the East Asia and Pacific Region”, (Dịch: Công

7


lý cho trẻ em: Phạt tù được xem như là biện pháp cuối cùng. Sáng kiến ở khu
vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương) của Unicef (2003), các tác giả tiếp cận
vấn đề tư pháp về người chưa thành niên phạm tội thông qua thực tiễn tại ba
nước thuộc khu vực Đông Nam Á gồm: Campuchia, Thái Lan và Philippines.
Các tác giả của công trình nghiên cứu này nghiên cứu tư pháp người chưa thành
niên không chỉ để hướng tới người chưa thành niên phạm tội mà còn giải quyết
các vấn đề liên quan đến người chưa thành niên là nạn nhân của tình trạng nghèo
đói, bóc lột sức lao động, người chưa thành niên là nạn nhân của việc buôn
người, của công nghiệp tình dục. Dưới góc nhìn những tiêu chuẩn của pháp luật
quốc tế, so sánh với những hoạt động lập pháp của các nước, thực tiễn áp dụng
pháp luật để bảo vệ người chưa thành niên tại các nước này thông qua các hệ
thống pháp luật hình sự được ban hành thì việc áp dụng hình phạt tù đối với
người chưa thành niên như là biện pháp cuối cùng [146].
Cuốn sách chuyên khảo của Franklin E.Jimring (2005) “American juvenle
Justice”, (Dịch: Công lý Hoa kỳ) xuất bản bởi Oxford University, tập trung
nghiên cứu bốn nội dung chính: (1) Người chưa thành niên phạm tội: Thực trạng
và quan điểm pháp luật; (2) Thành lập tư pháp người chưa thành niên Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ; (3) Bảo vệ người chưa thành niên phạm tội; (4) Các vấn đề chính
sách trong tư pháp người chưa thành niên hiện đại. Tác giả của cuốn sách chuyên
khảo này phân tích các lý do cần phải thành lập Tòa án dành cho người chưa
thành niên, biện pháp xử lý chuyển hướng thân thiện đối với tội phạm là người

chưa thành niên..., trên cơ sở đó, nghiên cứu vấn đề tư pháp người chưa thành
niên dưới góc độ dẫn chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó
tác giả đưa ra các vấn đề chính sách trong tư pháp người chưa thành niên hiện
đại nhằm bảo vệ người chưa thành niên phạm tội [129].
Trong công trình nghiên cứu “Juvenile Delinquency”, (Dịch: Người chưa
thành niên phạm tội) Giáo sư Donald J. Shoemaker, Trường đại học bang Virginia,
Hoa Kỳ đã phân tích, làm rõ thế nào là người chưa thành niên, người chưa thành
niên phạm tội, phân tích đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội, cách thức

8


xử lý người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự hiện hành, từ đó
đưa ra những quan điểm mới về hành vi phạm tội và việc áp dụng pháp luật đối
với người chưa thành niên phạm tội, với mục đích cuối cùng là bảo vệ quyền và
lợi ích của người chưa thành niên [139].
“National Report 1999” - Báo cáo quốc gia của Hoa Kỳ năm 1999, về tội
phạm người chưa thành niên và nạn nhân đã đưa ra thực trạng và đề xuất các giải
pháp trong hệ thống của Tòa án Hoa Kỳ đối với người chưa thành niên tham gia
vào tố tụng hình sự, đặc biệt là đối với các trường hợp người chưa thành niên
phạm tội cũng có một giá trị nghiên cứu rất to lớn. Báo cáo nhấn mạnh các hình
thức xử lý mà các Tòa án bang và Tòa án liên bang áp dụng đối với người chưa
thành niên phạm tội thông qua các án lệ, các nguyên tắc đối với tư pháp người
chưa thành niên nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành
niên khi tham gia tố tụng hình sự theo chuẩn mực của pháp luật quốc tế [153].
Công trình nghiên cứu của Barry C. Feld (1999) với cuốn sách “Bad kids:
race and the transformation of Juvenile Court”, (Dịch: Những đứa trẻ xấu xa:
chủng tộc và sự biến đổi của Tòa án người chưa thành niên) được xuất bản bởi
Oxford University, đề cập nghiên cứu quá trình hình thành và thay đổi của hệ
thống pháp luật của người chưa thành niên tại Hoa Kỳ. Tác giả công trình nghiên

cứu này đã làm rõ các yếu tố ảnh hưởng từ sự thay đổi trong xã hội về kinh tế,
văn hóa, xã hội, tình trạng di dân... đến sự thay đổi trong các gia đình hiện đại tại
Hoa Kỳ, từ đó, làm ảnh hưởng đến hành vi và nhận thức pháp luật của người
chưa thành niên. Cũng xuất phát từ những thay đổi đó trong xã hội, tác giả làm
rõ hơn về vai trò của Tòa án người chưa thành niên. Song, Barry C. Feld nêu vấn
đề khi người chưa thành niên phạm tội thì đó là lỗi lầm hay là tội phạm. Từ đó,
Barry C. Feld đã đưa ra quan điểm của ông về Tòa án người chưa thành niên
nghiêng về xem xét đến tâm, sinh lý để tìm ra biện pháp xử lý phù hợp đối với
người chưa thành niên phạm tội hơn là trừng trị [123].
Công trình nghiên cứu của Maharukh Adenwalla (2006) với nghiên cứu
“Protection and Juvenile Justice system for juvenile in conflict with law” (Dịch:

9


“Bảo vệ và chế độ pháp lý trẻ người chưa thành niên trong xung đột với pháp
luật”) đã làm rõ khái niệm người chưa thành niên, người chưa thành niên xung
đột với pháp luật, mức độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự của người chưa
thành niên; trách nhiệm của cảnh sát, của người giám sát người chưa thành niên
bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, trách nhiệm của nhân viên công tác
xã hội, của các tổ chức phi chính phủ, của luật sư, của các phương tiện thông tin
đại chúng đối với người chưa thành niên xung đột với pháp luật tại Ấn Độ.
Ngoài ra, M.Adenwalla đã nghiên cứu 13 trường hợp về người chưa thành niên
xung đột với pháp luật ở Ấn Độ để làm rõ hơn các quan điểm của mình [139].
Công trình nghiên cứu Juvenile Delinquency: An Integated Approach
(Người chưa thành niên phạm tội: Cách tiếp cận tổng quan) của James Burfeind
(Giáo sư xã hội học, Đại học Montana, Hoa Kỳ) và Dawn Jeglum Bartusch (Tiến
sĩ, trợ lý của Giáo sư James Burfeind) chỉ ra cách nhìn tổng quan nhất nhằm
phân tích về hiện tượng người chưa thành niên phạm tội cách tiếp cận của xã hội
học, tội phạm học, tâm lý học, sinh vật học... Đồng thời, đưa ra hướng tiếp xúc,

giúp đỡ cho người chưa thành niên phát triển tốt hơn [136].
Trong công trình nghiên cứu Juvenile Delinquena Diverse Society, (Dịch:
Người chưa thành niên phạm tội trong một xã hội đa dạng) Giáo sư, Tiến sĩ
Kristin A. Bastes - Trường đại học Washington và Giáo sư, Tiến sĩ Richelle s.
Swan - Trường Đại học Irvine bang Califonia, có cách nhìn hiện tượng người
chưa thành niên phạm tội trong bối cảnh xã hội với các vấn đề phức tạp, đa dạng,
nhiều sắc màu bởi quy định, chuẩn mực xã hội, các yếu tố xã hội, các chính sách
dân cư, quan niệm về người chưa thành niên phạm tội. [137]
Công trình nghiên cứu “Juvenile Delinqueny: The Core”, (Dịch: Bản chất
của hiện tượng người chưa thành niên phạm tội) của Giáo sư Larry J. Siegel và
Brandon c. Welsh (Hoa Kỳ) đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến người chưa thành
niên phạm tội, đồng thời nghiên cứu những yếu tố cốt lõi của nó thuộc về bản
chất của hiện tượng người chưa thành niên phạm tội.[138]
Qua nghiên cứu các công trình nêu trên cho thấy, một số công trình có

10


phạm vi nghiên cứu khá rộng, chủ yếu tập trung nghiên cứu làm rõ khái niệm
người chưa thành niên, người chưa thành niên xung đột với pháp luật, mức độ
tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên trong bối cảnh xã
hội với các vấn đề phức tạp, đa dạng, nhiều sắc màu bởi quy định, chuẩn mực xã
hội, các yếu tố xã hội, các chính sách dân cư, quan niệm về người chưa thành
niên phạm tội, một số công trình nghiên cứu tác giả nêu lên các nguyên nhân cần
phải thành lập Tòa án dành cho người chưa thành niên, biện pháp xử lý chuyển
hướng thân thiện đối với tội phạm người chưa thành niên, phân tích về hiện
tượng người chưa thành niên phạm tội cách tiếp cận của xã hội học, tội phạm
học, tâm lý học, sinh vật học... mà chưa giải quyết vấn đề của áp dụng hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm tội. Đa số các công trình nghiên cứu liên
quan đến người chưa thành niên phạm tội, nhưng chưa nghiên cứu sâu về áp

dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Một số công trình
nghiêu cứu cách đây quá lâu và cũng không còn phù hợp với tình trạng người
chưa thành niên phạm tội hiện nay. Chính vì lẽ đó, mà việc tiếp tục nghiên cứu
để đề xuất, kiến nghị nhằm đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng đắn hình
phạt đối với người chưa thành niên phạm tội là vấn đề rất cần thiết.

1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Vấn đề áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cũng
ngày càng đưa các nhà luật học Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Chính vì vậy,
trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan về người chưa
thành niên, người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội tại Việt Nam, trong số đó có thể kể đến:
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về trách nhiệm hình sự và hình phạt,
chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Để nghiên cứu vấn đề áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội cần phải dựa trên lý luận về hình phạt, áp dụng pháp luật hình sự và
quyết định hình phạt nói chung. Bên cạnh đó phải dựa vào chính sách, pháp luật
hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Bởi lẽ, áp dụng hình phạt đối

11


với người chưa thành niên là một dạng đặc thù của áp dụng hình phạt nói chung.
Không thể làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của áp dụng hình phạt
đối với người chưa thành niên nếu không nghiên cứu hình phạt với các phương
diện của nó như mục đích, bản chất, nội dung, nguyên tắc, phương pháp… áp
dụng hình phạt và chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.
Nhóm tài liệu thứ nhất: Về trách nhiệm hình sự, hình phạt, áp dụng pháp
luật hình sự và quyết định hình phạt.
Sách “Trách nhiệm hình sự và hình phạt” của Nguyễn Ngọc Hòa, Nxb

Công an nhân dân, Hà Nội năm 2001. Đây là công trình nghiên cứu lý luận toàn
diện và đầy đủ về trách nhiệm hình sự, hình phạt trong luật hình sự Việt Nam.
Các vấn đề cơ bản nhất của trách nhiệm hình sự đã được đặt ra và giải quyết
như: Khái niệm trách nhiệm hình sự và mối quan hệ giữa trách nhiệm hình sự
với miễn trách nhiệm hình sự, cơ sở của trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hình
sự trong một số trường hợp đặc biệt [31].
Vấn đề trách nhiệm hình sự cũng được đề cập trong công trình “Hoàn thiện
pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền:
Một số vấn đề cơ bản của phần chung” của GS. TSKH. Lê Cảm, Nxb Công an
nhân dân, 2004. Đây là công trình nghiên cứu chuyên khảo, đồng bộ và có hệ
thống của khoa học pháp lý nhà nước ta về hoàn thiện pháp luật hình sự trong
giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền. Trong đó, có đề cập đến vấn đề trách
nhiệm hình sự và hình phạt [9]. Bên cạnh đó, vấn đề trách nhiệm hình sự cũng
được nghiên cứu khá công phu trong công trình của nhóm tác giả Lê Cảm, Phạm
Mạnh Hùng, Trịnh Tiến Việt (2005) về Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm
hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội [11];
Luận án “Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát và Tòa án Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ của Chu Thị Trang Vân bảo
vệ tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009. Luận án đã trình bày cơ sở
lý luận về hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát và Tòa án. Trong đó, có đề cấp đến áp dụng pháp luật trong quyết định

12


hình phạt của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Luận án cũng đề cập
đến các trường hợp áp dụng pháp luật trong quyết định hình phạt với đối tượng
là người chưa thành niên. Ngoài ra, công trình này cũng đã phân tích, đánh giá
thực trạng hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát và Tòa án Việt Nam và đề ra các yêu cầu và giải pháp đảm bảo hiệu quả hoạt

động áp dụng pháp luật hình sự của các Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa
án trong giai đoạn hiện nay [101].
Luận án tiến sĩ Luật học “Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt
Nam” của Dương Tuyết Miên bảo vệ tại Đại học Luật Hà Nội năm 2003. Luận
án đã hệ thống hóa sự hình thành và phát triển các quy phạm pháp luật hình sự
Việt Nam về quyết định hình phạt; phân tích những nội dung cụ thể của chế định
này về lý luận cũng như thực tiễn áp dụng. Bên cạnh đó, luận án tiến hành phân
tích, đánh giá những quy định của Luật hình sự Việt Nam hiện hành về quyết
định hình phạt, thực tiễn áp dụng những quy định này cũng như tham khảo pháp
luật hình sự của một số quốc gia. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những kiến nghị
nhằm hoàn thiện những quy định về quyết định hình phạt, góp phần nâng cao
hiệu quả của hình phạt [35].
Ngoài ra, còn phải kể đến các công trình liên quan đến quyết định hình phạt
như: Tác giả Đinh Văn Quế (2005) về Một số vấn đề về quyết định hình phạt quy
định trong Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Tòa án nhân dân số 16/2005 [52];
Và Tiến sĩ Dương Tuyết Miên (2007) với công trình Định tội danh và quyết định
hình phạt, Nxb Lao động – Xã hội [36]. Các công trình nghiên cứu nêu trên hầu
hết phân tích về các vấn đề lý luận chung trong việc áp dụng hình phạt cụ thể
như: Các căn cứ pháp lý về áp dụng hình phạt, cách thức và điều kiện áp dụng
hình phạt trong một vài trường hợp cụ thể..., Đồng thời, tác giả còn nêu lên thực
tiễn áp dụng pháp luật hình sự về vấn đề quyết định hình phạt và đưa ra một số
đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng quy định pháp luật về
các vấn đề đó.

13


Các công trình nghiên cứu về chính sách hình sự đối với người chưa thành
niên phạm tội:
“Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội” thuộc Giáo

trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của GS.TS Võ Khánh Vinh, Nhà xuất bản
Công an nhân dân, Hà Nội năm 2005 đã đưa ra cơ sở khoa học cho việc thể hiện
thái độ của nhà nước đối với đối tượng đặc thù là người chưa thành niên phạm tội
trong Bộ luật hình sự với mức độ chênh lệch, giảm nhẹ đáng kể so với nguyên tắc
chung để làm chuẩn mực xử lý người chưa thành niên phạm tội [110].
Luận án tiến sĩ luật học“Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa
thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” (2013) của Trần Hưng Bình,
Học viện khoa học xã hội - Viện hàm lâm khoa học xã hội Việt Nam. Luận án đã tập
trung giải quyết về mặt lý luận quyền của người chưa thành niên nói chung và
quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự nói riêng;
đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của người chưa
thành niên trong tố tụng hình sự [4]; Công trình “Chính sách hình sự đối với người
chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Luật học của TS
Hoàng Minh Đức, Học viện Khoa học xã hội năm 2016. Trên cơ sở lý luận về chính
sách hình sự nói chung, tác giả đã làm rõ nội hàm khái niệm chính sách hình sự đối
với người chưa thành niên phạm tội; xác định vị trí, vai trò, đặc điểm, mục tiêu, các
nguyên tắc và ý nghĩa của chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm
tội trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; phân tích làm rõ yêu
cầu và các yếu tố bảo đảm xây dựng và thực hiện chính sách hình sự đối với người
chưa thành niên phạm tội; nội dung, các nhân tố tác động và các biện pháp thực
hiện chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội; sự thể hiện của
chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật hình sự
Việt Nam với các nội dung, mục tiêu, quan điểm, đường lối xử lý, nguyên tắc xử lý,
quy định về tội phạm, quy định về hình phạt đối với chính sách hình sự đối với
người chưa thành niên phạm tội [26].

14


“Một số ý kiến về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm

tội trong Bộ luật hình sự năm 1999” của tác giả Nguyễn Mai Bộ, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật số 4/2001, tác giả đã đề cập nội dung của chính sách hình sự
đối với người chưa thành niên phạm tội được thể hiện trong Bộ luật hình sự năm
1999 như: những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành
niên phạm tội, phân tích nguyên tắc việc truy cứu trách nhiệm hình sự người
chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ
trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào
đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm, vậy, trường
hợp nào là “cần thiết”, khi nào thì phải xét đến sự “cần thiết” của việc truy cứu
trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội [6].
Luận án Tiến sĩ của Đỗ Thị Phượng, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia
Hà Nội, (2007) nghiên cứu về “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục tố
tụng đối với người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”.
Tác giả đã nghiên cứu một cách khoa học về thủ tục tố tụng hình sự đối với
người chưa thành niên phạm tội và thực tiễn áp dụng thủ tục tố tụng này. Cụ thể,
tác giả phân tích, làm rõ những quy định chung về thủ tục tố tụng hình sự đối với
người chưa thành niên, đưa ra những bất cập, hạn chế, những đề xuất, kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật trong thực tế. Đồng thời, tác giả
còn đưa ra các khái niệm về người chưa thành niên, người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo là người chưa thành niên; xây dựng mô hình tổ chức của Tòa án người chưa
thành niên tại Việt Nam [46].
Tác giả Đặng Thanh Nga (2008) với nghiên cứu“Một số đặc điểm tâm lý của
người chưa thành niên phạm tội”, Tạp chí luật học, Số 1/2008. Nghiên cứu này
phân tích một số đặc điểm tâm lí của người chưa thành niên phạm tội với mục đích
làm sáng tỏ một phần nguyên nhân phạm tội ở lứa tuổi chưa thành niên [43].

Những quan điểm, quan niệm tiến bộ trong các công trình nghiên cứu nêu
trên đã được tích hợp trong “Đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành
niên Việt Nam” (2013) của Tòa án nhân dân tối cao [98].


15


1.2.2. Các công trình nghiên cứu về áp dụng hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội
Trần Hoàng Dũng (2018) với luận văn Thạc sĩ Luật học “Áp dụng hình
phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam”. Tác giả phân tích cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận về việc áp dụng hình
phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, tác giả làm rõ khái niệm, đặc điểm,
nguyên tắc xử lý của người dưới 18 tuổi phạm tội; các vấn đề chung, các quy
định pháp luật về việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Đồng thời, phân tích thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, để tìm ra nguyên nhân của
những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật khi áp dụng hình
phạt. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam [168].
Đinh Ngọc Thủy (2018) với luận văn Thạc sĩ Luật học “Áp dụng hình phạt
đối với người phạm tội dưới 18 tuổi theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn
tỉnh Phú Thọ”. Tác giả phân tích khái niệm, đặc điểm của người phạm tội dưới
18 tuổi; khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hình sự, hình phạt và áp dụng
hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi. Qua đó, tác giả đánh giá thực tiễn
áp dụng hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi, phân tích kết quả đạt
được, tìm ra những hạn chế, yếu kếm trong áp dụng hình phạt đối với người
phạm tội dưới 18 tuổi tại tỉnh Phú Thọ. Đồng thời, đề xuất kiến nghị những giải
pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội
dưới 18 tuổi tại tỉnh Phú Thọ [73].
Tác giả Quách Hữu Thái (2010) với bài viết “Những vướng mắc trong thực
tiễn xét xử người chưa thành niên phạm tội”, đang trên Tạp chí Tòa án nhân dân số
06/2010. Tác giả đề cặp đến thực tiễn xét xử các vụ án hình sự liên quan đến người
chưa thành niên phạm tội không có gì vướng mắc vì tính chất của nó không có gì

phức tạp, bởi đã có các quy định có liên quan được quy định tương đối rõ ràng hệ
thống pháp luật Việt Nam về việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên.

16


Tuy nhiên, cũng có những vướng mắc nhất định khi xét xử người chưa thành niên
phạm tội. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến một số vướng mắc trong thực tiễn
xét xử người chưa thành niên phạm tội như: (1) Về “đại diện gia đình” và sự có mặt
của đại diện gia đình của bị cáo; (2) Về vấn đề người bào chữa và cấp giấy chứng
nhận bào chữa; (3) Về việc Hội thẩm tham gia phiên tòa; (4) Về hiểu biết và đánh
giá tâm lý người chưa thành niên của Hội đồng xét xử; (5) Về việc áp dụng quy
định của pháp luật về miễn trách nhiệm hình sự và cho được hưởng án treo; (6) Về
việc bồi thường thiệt hại và xác định trách nhiệm bồi thường [68].

Tác giả Vũ Thị Thúy (2010) với nghiên cứu “Bàn về việc áp dụng hình
phạt trục xuất đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật Hình sự Việt
Nam”, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 21/2010. Tác giả đưa ra những
điểm bất hợp lý được quy định tại Điều 74 Bộ luật hình sự, không đồng tình với
việc quy định bốn loại hình phạt chính. Ví dụ như: Người chưa thành niên phạm
tội là người nước ngoài thì vẫn có thể áp dụng được loại hình phạt khác đó là
hình phạt trục xuất. Tác giả cũng đưa ra quan điểm về những trường hợp người
phạm tội có thể áp dụng loại hình phạt trục xuất nhằm bảo đảm cho quyền và lợi
ích hợp pháp của h khi họ là người nước ngoài [72].
Tác giả Nguyễn Mạnh Tiến (2010) với bài viết “Bàn về quyết định hình
phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội”, đăng trên
Tạp chí Tòa án nhân dân số 21/2010. Tác giả đã đưa ra những hạn chế, bất cập
trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về áp dụng hình phạt cải tạo
không giam giữ và hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm
tội. Tác giả chỉ ra những hạn chế, bất cập đó chính là những khó khăn, vướng

mắc của đội ngũ, cán bộ làm công tác xét xử khi áp dụng hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội, nên cần phải được hướng dẫn kịp thời để đảm bảo
thực thi [74].
Tác giả Quách Thành Vinh (2011) với chủ đề “Mấy vấn đề áp dụng pháp luật
đối với người chưa thành niên phạm tội bị xử phạt tù”, đăng trên Tạp chí Tòa án
nhân dân, Số 6 (03)/2011. Tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Tiến

17


(2010), trong nghiên cứu này tác giả chỉ ra những điểm vướng mắc, bất cập khi áp
dụng các quy định về quyết định hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt tù
đối với người chưa thành niên phạm tội trong quá trình áp dụng pháp luật [115].

Luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Lương Ngọc Trâm (2017) “Quyết định
hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt
Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả phân tích, làm rõ hơn những
vấn đề về lý luận về người chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội;
phân tích các quy định pháp luật hình sự về quyết định hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội và thực trạng quyết định hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ những
bất cập và nguyên nhân của bất cập trong việc quyết định hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội để đề xuất những kiến nghị hoàn thiện quy định
pháp luật hình sự về quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm
tội cũng như đưa những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm tội tại Thành phố Hồ Chí Minh [80].
Tác giả Dương Tuyết Miên (2009) với bài viết đăng trên Tạp chí Luật học
số 04/2009 “Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội”.
Trong bài viết này tác giả đã đề cập đến những nguyên tắc và nội dung khi quyết
định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Đồng thời, đề cập đến

những hạn chế, bất cập và vướng mắc trong Bộ luật hình sự có liên quan đến vấn
đề áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội [37].
Tác giả Nguyễn Khắc Quang (2012) với công trình nghiên cứu “Quyết định
hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên chuẩn bị phạm tội, phạm tội
chưa đạt”, đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 4 (288)/2012. Tác giả phân
tích sâu sắc những điểm xung đột pháp luật trong việc áp dụng cùng lúc cả hai quy
định về quyết định hình phạt trong trường hợp đặc biệt đối với người chưa thành
niên tại chương X, Bộ luật hình sự và trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội
chưa đạt quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự như: mức tối đa và mức tối thiểu của

18


hình phạt thì quy định nào được ưu tiên áp dụng trước. Đồng thời, tác giả đưa ra
một số đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện chế định này [47].
Tác giả Trần Thị Ngọc Thu (2017) với “Hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà
Nội” Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Viện hàn lâm khoa
học xã hội Việt Nam. Tác giả đã phân tích làm rõ một số vấn đề chung về người
chưa thành niên phạm tội, các hình phạt áp dụng với các đối tượng này; Phân
tích, so sánh những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 và năm 2015, liên hệ
điểm mới các quy định về hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
trong Bộ luật hình sự 2015 và thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội từ thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những
giải pháp nângcao hiệu quả áp dụng các hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội ở khía cạnh lập pháp và việc áp dụng trong thực tiễn [71].
Tác giả Trần Văn Dũng (2000) với bài viết “Quyết định hình phạt cho
người chưa thành niên phạm nhiều tội”, Tạp chí Luật học số 05/2000. Tác giả đã
phân tích, làm rõ những quy định chưa được rõ ràng, cụ thể trong trong việc
quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội được quy

định tại Điều 75 Bộ luật hình sự, cũng như cách xác định tội nặng nhất, mức hình
phạt cao nhất quy định tại Điều 74 Bộ luật hình sự và đưa ra một số quan điểm
của tác giả để giải thích những quy định chưa được rõ ràng đó đã nêu trong Điều
74, 75 Bộ luật hình sự năm 1999 [19].
Tiến sĩ Nguyễn Sơn (2002) với luận án Tiến sĩ Luật học “Các hình phạt
chính trong luật hình sự Việt Nam”. Tác giả nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận
chung về các hình phạt chính được quy định trong Bộ luật hình sự; Phân tích
khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò, ý nghĩa của các hình phạt chính đó; Đồng
thời, nêu lên hiệu quả của các hình phạt chính và đề xuất, kiến nghị các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của việc xử lý chuyển hướng [65].
Tác giả Nguyễn Hữu Thế Trạch (2011) với nghiên cứu “Cơ sở lý luận và
thực tiễn của việc thiết lập Toà án người chưa thành niên”, Tạp chí Khoa học

19


pháp lý (số 3), tr. 20-26. Tác giả chỉ ra một trong những vấn đề áp dụng hình
phạt đối với người chưa thành niên còn nhiều bất cập là xuất phát từ chưa có đội
ngũ cán bộ có chuyên môn cao, chưa hiểu về tâm, sinh lý của người chưa thành
niên phạm tội, dẫn đến việc quyết định hình phạt chưa phù hợp với các đặc điểm
tâm sinh lý của họ. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những cơ sở lý luận và thực
tiễn trong việc “Thành lập Tòa án người chưa thành niên” để giải quyết vấn đề
này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi áp dụng hình phạt [79].
“Đề án góp ý Dự thảo sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng
hình sự liên quan đến quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm
tội” ủa Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2015).
Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu khác như: Tư pháp với người
chưa thành niên và quyền trẻ em của Vũ Ngọc Bình, 1997 Nxb CTQG [5];
Quyết định hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội của Đinh Văn
Quế, Tạp chí Tòa án nhân dân số 05/2003 [50]; Chế tài hình sự đối với trường

hợp trẻ em và người chưa thành niên phạm tội của Hà Anh, 2006, Nxb Tư pháp,
Hà Nội [1]; Tổng hợp hình phạt trong trường hợp có án treo và người chưa
thành niên phạm tội của Phạm Văn Thiệu, Tạp chí Tòa án nhân dân số 05/2008
[70]; Về nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội,
phạm tội chưa đạt và đối với người chưa thành niên phạm tội của Nguyễn Minh
Hải, Tạp chí Tòa án nhân dân số 16/2009 [27]; Cần sửa đổi, bổ sung một số quy
định về người chưa thành niên phạm tội trong Luật hình sự năm 1999 của Đoàn
Tấn Minh,Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang, Tạp chí kiểm sát số 20/2009
[38]; Quyết định hình phạt thế nào khi người chưa thành niên chuẩn bị phạm tội
hoặc phạm tội chưa đạt, Nguyễn Đức Tuất, Tạp chí Tòa án nhân dân số 01/2010
[76]; Những khía cạnh pháp lý hình sự về các hình phạt và biện pháp tư pháp áp
dụng đối với người chưa thành niên phạm tội của Trịnh Tiến Việt, Tạp chí Tòa
án nhân dân số 13/2010, số 14/2010 [107].
Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội là một giai đoạn
quan trọng của quá trình áp dụng pháp luật hình sự, giai đoạn này rất quan trọng

20


trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự. Điều quan trọng, đặc biệt thể hiện
trước hết là: (i) Tòa án là cơ quan duy nhất được giao quyền áp dụng hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm tội; (ii) Áp dụng hình phạt với người chưa
thành niên phạm tội được quy định nhẹ hơn so với người đã thành niên phạm tội
có cùng tính chất, mức độ và hành vi phạm tội và các tình tiết khác, mức độ giảm
nhẹ hình phạt hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ tuổi của người phạm tội. Các
công trình nghiên cứu, các bài viết về áp dụng hình phạt với người chưa thành
niên phạm tội đã đề cập rõ nét và phân tích sâu sắc các khái niệm, đặc điểm của
người chưa thành niên và người chưa thành niên phạm tội, các quy định pháp
luật hình sự hiện hành về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm
tội, làm rõ các căn cứ quyết định hình phạt, miễn, giảm hình phạt,….

Các nguyên tắc áp dụng hình phạt... Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã nêu lên
những bất cập, hạn chế, vướng mắc của quy định pháp luật hiện hành khi áp
dụng trên thực tiễn, đồng thời cũng đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn
thiện những bất cập, hạn chế, vướng mắc đó.

1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu trong luận án
1.3.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu
Qua nghiên cứu các công trình về áp dụng hình phạt và liên quan về áp
dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ở trong và ngoài nước có
thể thấy, các công trình đã phân tích khá sâu các khái niệm, đặc điểm của người
chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội, các khái niệm, đặc điểm,
nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, các quy định pháp luật
hình sự hiện hành về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội,
làm rõ các căn cứ quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn, giảm hình
phạt, án treo, xóa án tích…. Bên cạnh đó, cũng đã nêu lên những bất cập, hạn
chế của quy định pháp luật hiện hành khi áp dụng hình phạt trên thực tiễn, đồng
thời cũng đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện những bất cập, hạn
chế đó. Một số công trình nghiên cứu phân tích những vấn đề lý luận chung về

21


người chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội, trách nhiệm hình sự,
miễn, giảm hình phạt, áp dụng biện pháp tư pháp khác đối với người chưa thành
niên phạm tội, nhưng vẫn còn một số vấn đề quan trọng liên quan đến người
chưa thành niên phạm tội mà các tác giả đang có sự tranh luận về: Đặc điểm, tâm
sinh lý về thể chất và tinh thần với khả năng chịu hoặc không phải chịu hình
phạt, nguyên tắc xử lý hướng thiện mà cần phải áp dụng biện pháp thay thế xử lý
hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội nhưng vẫn chưa được các tác giả

nghiên cứu, phân tích sâu sắc.
Nhiều công trình nghiên cứu nêu lên được những vướng mắc, bất cập trong
các quy định của pháp luật hình sự hiện hành, kể cả Bộ luật hình sự năm 2015
được sửa đổi bổ sung năm 2017 về vấn đề áp dụng hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội. Tuy nhiên, các công trình này phần lớn chỉ ra một hoặc một
vài bất cập của luật thực định nhưng chưa phân tích sâu và cụ thể hơn các bất cập
đó; chưa lý giải và đề xuất, kiến nghị hoàn thiện một cách cơ bản những giải
pháp cụ thể và toàn diện nhằm bảo đảm áp dụng đúng đắn hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội có tính khả thi trong thực tế. Phần lớn các công
trình khoa học pháp lý về vấn đề này được công bố dưới hình thức Luận văn, các
bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành luật hoặc tham luận
trong các Hội nghị, Hội thảo trong nước và quốc tế, nên vẫn chưa giải quyết
được một cách thỏa đáng các vấn đề lý luận, pháp luật liên quan đến áp dụng
hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy chưa có công trình nghiên cứu
nào liên quan đến việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
tại tỉnh Sóc Trăng. Đây là khu vực có đông đồng bào dân tộc Hoa, Khơme sinh
sống, nên có nhiều đặc điểm khác biệt về kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục,
phong tục tập quán,... Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn diễn biến rất phức
tạp, việc xử lý người chưa thành niên phạm tội cũng rất khó khăn, không tương
đồng so với các địa bàn khác, nên việc áp dụng hình phạt đối với họ phải dựa
trên chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, gắn với đặc

22


×