Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Bài tập lớn Thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.64 KB, 23 trang )

Thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh

GVHD: ThS. Ngô Thị Phi Quỳnh

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ....................................................................2
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ BÃI CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH.....................................3
1.1 Khái niệm bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh..........................................................3
1.2. Ưu nhược điểm của bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh...........................................3
1.3. Những ảnh hưởng của bãi chôn lấp chất thải đến môi trường.................................4
PHẦN 2. THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI HỢP...........................................6
2. Xác định tổng chất thải rắn phát sinh (năm 2013 đến năm 2037)..............................6
2.1. Chất thải sinh hoạt..................................................................................................6
2.2. Chất thải thương mại, du lịch..................................................................................7
2.3. Bảng tổng kết khối lượng rác thải đô thị được thu gom hàng năm..........................8
3. Tính toán và thiết kế bãi chôn lấp..............................................................................9
3.1. Quy mô, công suất và các hạng mục công trình trong bãi chôn lấp........................9
3.2. Chọn phương pháp chôn lấp...................................................................................9
3.3. Tính toán và thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.................................10
3.3.1. Tính toán diện tích đất cần thiết để chôn lấp......................................................10
3.3.2. Tính toán diện tích ô chôn lấp............................................................................11
3.4. Thiết kế tổng thể bãi chôn lấp...............................................................................13
3.4.1. Nguyên tắc chung khi thiết kế bãi chôn lấp.......................................................13
3.4.2. Bố trí mặt bằng các ô chôn lấp...........................................................................13
3.4.3 Quá trình vận hành và quan trắc.........................................................................13
3.4.4. Đê bao độ dốc các ô chôn lấp, mái dốc taluy đào các ô chôn lấp.......................15
3.4.5. Hệ thống chống thấm........................................................................................15
3.5. Các công trình khác..............................................................................................17
3.5.1 Hệ thống thu gom nước rác, xử lý nước rác và nước mưa..................................17
3.5.2. Hệ thống thu gom khí rác...................................................................................19
3.5.3. Hệ thống cấp nước.............................................................................................20


3.5.4. Hệ thống cấp điện cho toàn khu.........................................................................20
3.5.5. Hệ thống quan trắc môi trường ở bãi rác............................................................20
3.5.6. Thiết kế đê bao – trồng cây xanh.......................................................................21
3.5.7. Thiết kế đường giao thông ra vào bãi.................................................................21
3.5.8. Trạm rửa xe........................................................................................................21
3.5.9. Hệ thống cây xanh.............................................................................................21
3.5.10. Khu chứa đất và vật liệu phủ, đóng ô chôn lấp................................................21
3.5.11. Khu điều hành sản xuất....................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................23

1


Thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh

GVHD: ThS. Ngô Thị Phi Quỳnh

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
BẢNG.....................................................................................................................trang
Bảng 1 : Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và thu gom hàng năm...............6
Bảng 2: Khối lượng rác thải thương mại thu gom hàng năm.........................................7
Bảng 3: Bảng tổng kết khối lượng rác thải đô thị được thu gom hàng năm...................8
Bảng 4: Danh sách các hạng mục công trình trong bãi chôn lấp....................................9
Bảng 5: Độ dốc các ô chôn lấp và mái taluy đào.........................................................15

HÌNH...................................................................................................................... trang
Hình 1. Cấu tạo lớp chống thấm đáy bãi rác................................................................16
Hình 2. Cấu tạo lớp phủ trên cùng bãi rác....................................................................16
Hình3: Độ dốc thiết kế đáy ô chôn lấp.........................................................................17
Hình 4: Sơ đồ xử lý nước rác và nước mưa..................................................................19


2


Thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh

GVHD: ThS. Ngô Thị Phi Quỳnh

PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ BÃI CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH
1.1 Khái niệm bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân huỷ của chất thải
rắn khi chúng được chôn nén và phủ lớp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị
tan rữa nhờ quá trình phân hủy bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu
dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO 2, CH4.
Như vậy về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị vừa là phương pháp tiêu
huỷ sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong
quá trình phân huỷ chất thải khi chôn lấp.
Theo quy định của TCVN 6696-2000, bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh được
định nghĩa là: khu vực được quy hoạch thiết kế, xây dựng để chôn lấp các chất thải
phát sinh từ các khu dân cư, đô thị và các khu công nghiệp. Bãi chôn lấp chất thải rắn
bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm, các công trình phụ trợ khác như trạm xử
lý, trạm xử lý khí thải, trạm cung cấp điện nước, văn phòng làm việc...
1.2. Ưu nhược điểm của bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh
Từ kinh nghiệm sử dụng bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh người ta rút ra một
số ưu và nhược điểm sau:
* Ưu điểm
- Nơi nào có sẵn đất, thì phương pháp này kinh tế nhất.
- Đầu tư ban đầu ít so với các phương pháp khác.
- Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh là phương pháp hoàn chỉnh hay là cuối cùng so
với phương pháp thiêu đốt hay compositing. Hai phuơng pháp này đòi hỏi có phần xử

lý phụ thêm.
- Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh có thể nhận tất cả các loại rác và không cần
khâu tách hay phân loại rác…
- Vùng đất rìa bãi có thể sử dụng cho các mục đích khác nhau như: bãi đỗ xe, sân
chơi, sân gôn…
* Nhược điểm
- Ở khu vực đông dân cư, đất thích hợp cho bãi rác có thể không có sẵn theo yêu
cầu khoảng cách vận chuyển rác kinh tế nhất.
- Các tiêu chuẩn bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh phải được gắn với hoạt động
hàng ngày.
- Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh nằm trong hoặc gần khu vực dân cư có thể gây
sự phản đối của dư luận công chúng.
- Một bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh sẽ phải được thực hiện và đòi hỏi bảo
dưỡng, giám sát định kỳ
- Các thiết kế và kỹ thuật xây dựng đặc biệt cần phải được áp dụng để xây dựng
bãi chôn lấp vệ sinh hoàn chỉnh.

3


Thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh

GVHD: ThS. Ngô Thị Phi Quỳnh

- Một số khí, nước rác (như mêtan, khí nổ…) sinh ra từ quá trình phân huỷ rác có
thể gây nguy hiểm hay tạo ra sự khó chịu cho nguời và động vật.
1.3. Những ảnh hưởng của bãi chôn lấp chất thải đến môi trường
Có thể nói, chất thải là một phạm trù rất rộng. Đối với bãi chôn lấp chất thải
hợp vệ sinh được đề cập ở chương trình này chủ yếu tập trung ở phạm trù chất thải rắn,
nó là những vật chất ít được sử dụng hoặc không có ích được sản sinh ra từ các hoạt

động của con người và động vật. Các loại chất thải được sinh ra từ các hoạt động chủ
yếu sau:
- Các hoạt động sinh hoạt của con người
- Các hoạt động của các cơ sở sản suất công nghiệp
- Các hoạt động nông nghiệp chăn nuôi
- Các hoạt động của các cơ sở y tế
Mỗi một loại hình hoạt động sẽ sản sinh ra những loại rác đặc trưng. Nhưng ở
Việt Nam, do tập quán khu dân cư thường xen lẫn với khu công nghiệp, xen lẫn nhà ở
với khu chuồng trại chăn nuôi nên thường bãi rác chứa tất cả các loại rác. Vì vậy thành
phần và tính chất của nó rất đa dạng.
Qua nghiên cứu tham khảo thành phần rác đặc trưng của rác ta thấy hàm lượng
chất hữu cơ trong rác rất cao, thành phần giấy, bìa cacton lại rất nhỏ và độ ẩm của rác
lại rất cao.
Với những thành phần và tính chất như vậy, khi chôn lấp trong bãi rác, các chất
thải này sẽ bị tan rữa ra về mặt hóa học và sinh học, tạo ra chất ô nhiễm dạng rắn lỏng,
khí. Các chất tiêu biểu tạo ra trong quá trình phân hủy bao gồm nước, axit hữu cơ,
dioxit, cácbon, mêtan, nitơ, ammoniac, sulphite sắt, mangan, khí hydro và các loại vi
khuẩn yếm khí …
Sự lắng đọng và phân hủy chất thải trong bãi chôn lấp có thể gây ra một số
nguy hại cho môi trường xung quanh, cụ thể là:
1. Tạo ra một số sinh vật chủ trung gian gây bệnh như ruồi muỗi, các loại côn
trùng có cánh và loại gậm nhấm
2. Mang rác rưởi bẩn thỉu theo gió làm ô nhiễm không khí
3. Cháy
4. Gây ra mùi khó chịu và độc hại
5. Sự rò rỉ các chất thải lỏng tạo ra trong quá trình phân hủy làm ô nhiễm nước
mặt và nước ngầm, đất.
Ngoài ra còn có những ảnh hưởng khác đến môi trường trong quá trình khảo
sát, thi công, vận hành như hiệu ứng nhà kính, tiếng ồn, bụi tác động đến hệ sinh thái
động và thực vật trên cạn và dưới nước, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và các

tài nguyên thiên nhiên đang sử dụng tại khu vực chôn lấp cũng như để chữa trị một
người bệnh và nguyên nhân gây bệnh.

4


Thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh

GVHD: ThS. Ngô Thị Phi Quỳnh

Vì những nguyên nhân, tác động của bãi rác gây ra đối với môi trường như trên,
để có thể đưa được các chỉ tiêu môi trường nhằm hạn chế tới mức tối đa ảnh hưởng
xấu của bãi chôn lấp chất thải, cần xác định rõ những tác động và nguyên nhân gây tác
động tới môi trường trong từng giai đoạn.
Các tác động của bãi chôn lấp chất thải đến môi trường chủ yếu thông qua các
đối tượng sau :
- Khói bụi, độc, cháy
- Nước rác
- Bản thân các phân tử rác
- Các côn trùng và động vật
- Người nhặt rác
- Các thiết bị, máy móc
Vì vậy, các chỉ tiêu môi trường sẽ tập trung vào việc hạn chế sự thâm nhập của các
đối tượng trên vào môi trường xung quanh.

5


Thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh


GVHD: ThS. Ngô Thị Phi Quỳnh

PHẦN 2. THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI HỢP
VỆ SINH
2. Xác định tổng chất thải rắn phát sinh (năm 2013 đến năm 2037)
2.1. Chất thải sinh hoạt
Khối lượng rác thải sinh hoạt được tính toán dựa theo các thông số: quy mô dân
số, tiêu chuẩn thải rác, tỉ lệ thu gom
- Quy mô dân số: theo nhiệm vụ thiết kế dân số của khu vực năm 2013 là
90000 người, với tỉ lệ tăng dân số trung bình hàng năm là: 2%
Số dân năm n = (số dân năm n -1) x [ 1 + (tỷ lệ tăng dân số)]
- Tiêu chuẩn thải rác: 0.9 kg/người – ngđ
- Tỉ lệ thu gom: đây là khu vực đô thị loại IV. Có tỉ lệ thu gom là 90% theo bảng
6.2 của QCXDVN 01: 2008/BXD.
Ta tính đựơc lượng rác thải phát sinh và thu gom hàng năm như sau:
- Khối lượng rác thải phát sinh (tấn/ngày) = [tiêu chuẩn thải rác (kg/người –
ngđ) x dân số trong năm] /1000.
- Rác thu gom = rác thải phát sinh x tỷ lệ thu gom
Như vậy ta có bảng tính toán lượng rác thải sinh hoạt phát sinh và thu gom
được ở đô thị đó trong từng năm như bảng 1
Bảng 1 : Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và thu gom hàng năm

Năm
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019

2020
2021
2022
2023

Tỷ lệ
Tiêu chuẩn
Hệ số
Rác thu gom
tăng
Rác phát sinh
Rác thu gom
Số dân
thải rác
thu gom
Rtg
dân số
Rps (tấn/ngđ)
Rtg (tấn/ngđ)
(Kg/ng.ngđ)
%
(tấn/năm)
%
90000
0.9
81.00
90
72.90
26608.50
91800

2
0.9
82.62
90
74.36
27140.67
93636
2
0.9
84.27
90
75.85
27683.48
95509
2
0.9
85.96
90
77.36
28237.15
97419
2
0.9
87.68
90
78.91
28801.90
99367
2
0.9

89.43
90
80.49
29377.93
101355
2
0.9
91.22
90
82.10
29965.49
103382
2
0.9
93.04
90
83.74
30564.80
105449
2
0.9
94.90
90
85.41
31176.10
107558
2
0.9
96.80
90

87.12
31799.62
109709
2
0.9
98.74
90
88.86
32435.61

6


Thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh
2024
2025
2026
2027
2028
2029
2030
2031
2032
2033
2034
2035
2036
2037

111904

114142
116425
118753
121128
123551
126022
128542
131113
133735
136410
139138
141921
144759

2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2

GVHD: ThS. Ngô Thị Phi Quỳnh


0.9
0.9
0.9
0.9
0.9
0.9
0.9
0.9
0.9
0.9
0.9
0.9
0.9
0.9

100.71
102.73
104.78
106.88
109.02
111.20
113.42
115.69
118.00
120.36
122.77
125.22
127.73
130.28


90
90
90
90
90
90
90
90
90
90
90
90
90
90

90.64
92.45
94.30
96.19
98.11
100.08
102.08
104.12
106.20
108.33
110.49
112.70
114.96
117.26


33084.33
33746.01
34420.93
35109.35
35811.54
36527.77
37258.32
38003.49
38763.56
39538.83
40329.61
41136.20
41958.92
42798.10

2.2. Chất thải thương mại, du lịch
Thông thường lấy chất thải thương mại = 1- 5% chất thải sinh hoạt.
Ta tính lượng chất thải thương mại R tm = 5% chất thải rắn sinh hoạt. Theo bảng
1, năm 2013 chất thải rắn sinh hoạt thu gom được 72.90 tấn/ngày nên:
R tm = 5% .Rsh = 72.90 x 5% = 3.65 ( tấn/ngày )
Do đô thị có tỉ lệ tăng trưởng thương mại là 5% / năm, ta có bảng sau:
Bảng 2: Khối lượng rác thải thương mại thu gom hàng năm

Năm
2013
2014
2015
2016
2017

2018
2019
2020
2021
2022
2023
2024
2025

Tốc độ tăng trưởng
thương mại
0.05
0.05
0.05
0.05
0.05
0.05
0.05
0.05
0.05
0.05
0.05
0.05

Khối lượng rác
thải sinh hoạt
(tấn/ngày)
72.90
74.36
75.85

77.36
78.91
80.49
82.10
83.74
85.41
87.12
88.86
90.64
92.45

Khối lượng rác thải thương mại
(tấn/ngày)
3.65
3.72
3.79
3.87
3.95
4.02
4.10
4.19
4.27
4.36
4.44
4.53
4.62

(tấn/năm)
1330.43
1357.03

1384.17
1411.86
1440.09
1468.90
1498.27
1528.24
1558.80
1589.98
1621.78
1654.22
1687.30

7


Thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh
2026
2027
2028
2029
2030
2031
2032
2033
2034
2035
2036
2037

0.05

0.05
0.05
0.05
0.05
0.05
0.05
0.05
0.05
0.05
0.05
0.05

GVHD: ThS. Ngô Thị Phi Quỳnh
94.30
96.19
98.11
100.08
102.08
104.12
106.20
108.33
110.49
112.70
114.96
117.26

4.72
4.81
4.91
5.00

5.10
5.21
5.31
5.42
5.52
5.64
5.75
5.86

1721.05
1755.47
1790.58
1826.39
1862.92
1900.17
1938.18
1976.94
2016.48
2056.81
2097.95
2139.91

2.3. Bảng tổng kết khối lượng rác thải đô thị được thu gom hàng năm
Bảng 3: Bảng tổng kết khối lượng rác thải đô thị được thu gom hàng năm

Năm

Khối lượng rác
sinh hoạt
(tấn/ngày)


Khối lượng rác
thương mại
(tấn/ngày)

2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
2022
2023
2024
2025
2026
2027
2028
2029
2030
2031
2032
2033
2034

26608.50
27140.67

27683.48
28237.15
28801.90
29377.93
29965.49
30564.80
31176.10
31799.62
32435.61
33084.33
33746.01
34420.93
35109.35
35811.54
36527.77
37258.32
38003.49
38763.56
39538.83
40329.61

1330.43
1357.03
1384.17
1411.86
1440.09
1468.90
1498.27
1528.24
1558.80

1589.98
1621.78
1654.22
1687.30
1721.05
1755.47
1790.58
1826.39
1862.92
1900.17
1938.18
1976.94
2016.48

Khối lượng rác trong đô thị
(tấn/ngày)
76.55
78.08
79.64
81.23
82.85
84.51
86.20
87.93
89.68
91.48
93.31
95.17
97.08
99.02

101.00
103.02
105.08
107.18
109.33
111.51
113.74
116.02

(tấn/năm)
27938.93
28497.70
29067.65
29649.01
30241.99
30846.83
31463.76
32093.04
32734.90
33389.60
34057.39
34738.55
35433.31
36141.98
36864.82
37602.12
38354.16
39121.24
39903.66
40701.74

41515.77
42346.09

8


Thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh
2035
2036
2037

41136.20
41958.92
42798.10

GVHD: ThS. Ngô Thị Phi Quỳnh

2056.81
2097.95
2139.91
TỔNG

118.34
120.70
123.12

43193.01
44056.87
44938.01
894892.13


3. Tính toán và thiết kế bãi chôn lấp
3.1. Quy mô, công suất và các hạng mục công trình trong bãi chôn lấp
Chọn quy mô bãi chôn lấp là rất lớn (Bảng 1 TCXDVN 261:2001)
Diện tích bãi chôn lấp chiếm 75% tổng diện tích bãi, với chiều cao của bãi kể từ
đáy đến đỉnh là 10m. Công suất của bãi là 76.55 tấn/ngày (năm 2013) và công suất này
sẽ thay đổi tăng dần trong những năm sau.
Diện tích xây dựng các công trình phụ trợ: đường, đê kè, hệ thống thoát nước,
nhà kho, sân bãi, hệ thống xử lý nước… chiếm khoảng 25% tổng diện tích bãi.
Bãi chôn lấp bao gồm các khu vực sau:
- Khu chôn lấp
- Khu xử lý nước rác
- Khu phụ trợ
Với quy mô bãi chôn lấp rất lớn, theo TCXDVN 261:2001 ta có bảng danh sách
các công trình
Bảng 4: Danh sách các hạng mục công trình trong bãi chôn lấp
Khu chôn lấp

Khu xử lý nước rác

Khu phụ trợ

- Ô chôn lấp

- Trạm bơm nước rác

- Nhà điều hành

- Hệ thống thu gom nước rác


- Công trình xử lý
nước rác

- Nhà nghỉ cho nhân viên

- Ô chứa bùn

- Trạm cân

- Hệ thống thu gom và xử lý
khí rác
- Hệ thống thoát và ngăn
nước mặt
- Hệ thống quan trắc nước
ngầm
- Đường nội bộ

- Trạm phân tích
- Nhà để xe
- Trạm rửa xe
- Trạm sửa chữa, bảo
dưỡng điện, máy

- Hàng rào và cây xanh

- Kho dụng cụ và chứa phế
liệu

- Bãi hoặc kho chứa chất phủ


- Hệ thống hạ tầng kỹ
9


Thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh
bề mặt

GVHD: ThS. Ngô Thị Phi Quỳnh
thuật

- Bãi phân loại chất thải
3.2. Chọn phương pháp chôn lấp
Tùy thuộc vào đặc tính của từng loại chất thải được chôn lấp và đặc điểm địa
hình của từng khu vực để có thể lựa chọn mô hình bãi chôn lấp. Có nhiều loại bãi chôn
lấp như: bãi chôn lấp khô, bãi chôn lấp ướt, bãi chôn lấp hỗn hợp khô - ướt, bãi chôn
lấp nổi, bãi chôn lấp kết hợp chìm nổi và bãi chôn lấp ở khe núi…
Mô hình bãi chôn lấp được lựa chọn là phương pháp ô rãnh, kết hợp chôn nửa
chìm - nửa nổi. Chất thải được đổ xuống các hố đã được đào sẵn và dùng máy để san
ủi, đầm nén chất thải. Sau khi đã lấp hết độ sâu của hố, chất thải tiếp tục được đổ và
chôn lấp để tạo thành gò rác cao khoảng 5m. Phương pháp được chọn dựa trên các cơ
sở sau:
- Khối lượng rác đưa đến bãi chôn lấp hàng ngày không quá lớn
- Biện pháp vận hành bãi chôn lấp đơn giản, dễ kiểm soát
- Tạo ra sự ổn định vững chắc của bãi
- Tận dụng được nguồn đất đào từ hố lên.
3.3. Tính toán và thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh
3.3.1. Tính toán diện tích đất cần thiết để chôn lấp
Căn cứ vào lượng chất thải rắn sinh ra, tính tới năm 2037 như đã tính toán ở
phần trên (894892.13 tấn) ta có thể tính toán được diện tích cần thiết để chôn lấp rác,
như sau:

Với các giả thiết tính toán:
-

Bãi chôn lấp được xây dựng trên nguyên tắc nửa chìm nửa nổi

-

Trước khi chôn lấp đã được xử lý sơ bộ, nhằm giảm thể tích rác được ép với hệ
số đầm nén k = 0.9 tấn/m3

-

Chiều cao tổng thể của bãi rác sau khi đóng cửa là 15m, với độ sâu chìm dưới
đất là 7m và độ cao nổi là 8m

-

Các lớp rác dày tối đa là 1 m, sau khi đã được đầm nén kỹ

-

Các lớp đất phủ xen kẽ từng lớp rác có độ dày 0.25 m

10


Thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh

GVHD: ThS. Ngô Thị Phi Quỳnh


-

Tổng diện tích các lớp đất phủ chiếm 28% thể tích hố chôn

-

Hiệu suất sử dụng đất tại bãi chôn lấp là 75%, còn lại là 25% diện tích đất phục
vụ cho giao thông, bờ bao, công trình xử lý nước thải và trạm điều hành, đất
trồng cây xanh

Căn cứ vào các giả thiết này ta có thể tính toán được diện tích cần thiết để chôn lấp
rác như sau:
Thể tích chất thải rắn chiếm chỗ là:
Wct = Mtg / b

[1]

Trong đó:
Wct : thể tích cần thiết để chứa chất thải rắn ở bãi rác
Mtg : Lượng rác thu gom được
b : tỉ trọng chất thải rắn. Chọn b = 0,65 ( tấn/m3)
 Wtc = 894892.13 /0,65
= 1376757.123 (m3)
Thể tích chất thải rắn thực tế sau khi đầm nén:
Wtt = Wtc x k

[1]

Trong đó: k là hệ số đầm nén, k = 0.9
 Wtt = 1376757.123 x 0.9 = 1239081.41

Với độ cao tổng thể của bãi rác là (D = 15m), các lớp rác dày (d r = 1 m) và lớp đất
phủ xen kẽ (dd = 0.25 m)
Số lớp rác chôn lấp (L) cần cho 1 bãi rác được tính:
L = D/ (dr+ dd)
= 15/(1 + 0.25)
= 12 (lớp)
Độ cao hữu dụng để chứa rác:
d1 = dr x L
= 1 x 12
= 12 (m)
Chiều cao của các lớp đất phủ là:
d2 = dd x L
= 0,25 x 12
= 3 (m)
Diện tích cần thiết để chôn lấp hết lượng rác là:
Stc = Wtt/d1
= 1239081.41 / 12
11


Thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh

GVHD: ThS. Ngô Thị Phi Quỳnh
= 103256.78 ( m2)
= 10.4 (ha)

Nếu chọn diện tích đất sử dụng cho các công trình phụ trợ là 25% thì tổng diện tích
bãi chôn lấp sẽ là 13 ha
3.3.2. Tính toán diện tích ô chôn lấp
TCXDVN 261- 2001 quy định: khối lượng rác tiếp nhận từ 20.000 đến dưới

65.000 tấn/năm thì kích thước ô chôn lấp là từ 5000 đến dưới 10000 m 2 và thời gian
vận hành mỗi ô chôn lấp không vượt quá 3 năm.
Theo số liệu tính toán, khối lượng chất thải rắn từ năm 2013 – 2037 là
894892.13 tấn và thời gian sử dụng cho bãi chôn lấp là 25 năm. Diện tích sử dụng để
chôn lấp là 10.4 ha, sẽ xây dựng được 16 ô chôn với diện tích mỗi ô = 6500 m 2. Các ô
chôn sẽ được luân phiên sử dụng theo thứ tự từ 1 đến 16, hố này đầy sẽ đắp lại và sử
dụng ô tiếp theo.
Tổng lượng chất thải rắn đưa vào bãi chôn lấp từ năm 2013 – 2037 là:
894892.13 tấn
 Khối lượng CTR cho 1 ô chôn (đơn nguyên) là:
894892.13 / 16 = 55930.76 (tấn)
 Thể tích rác của mỗi đơn nguyên là
Vrác = 55930.76 / 0.65 x 0.9 = 77442.59 (m3/ 1 đơn nguyên)
Thể tích 1 đơn nguyên có thể được tính như sau:
Vđn = VI + VII
VI

(*)

= 1/3 h1{a1b1 + ab + (a1b1ab )1/2}

VII = 1/3 h2 {a2b2 + ab + (a2b2ab)1/2}
Trong đó:
VI

: Thể tích phần chìm của ô chôn lấp

VII : Thể tích phần nổi của ô chôn lấp
h1


: Chiều cao phần chìm của ô chôn lấp

h2

: Chiều cao phần nổi của ô chôn lấp

a,b : Cạnh đáy lớn của ô chôn
a1,b1 : Cạnh đáy dưới của ô chôn
a2,b2 : Cạnh đáy trên của ô chôn
a1 = a - 2h1 = a - 14
a2 = a - 2h2tg600 = a - 27.713
12


Thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh

GVHD: ThS. Ngô Thị Phi Quỳnh

b1 = b - 2h1 = b - 14
b2 = b - 2h2tg600 = b - 27.713
Vđn = Vrác + Vvật liệuphủ
Theo tính tóan Vvật liệuphủ = 28% Vrác
 Vđn = 128% Vrác
= 99126.52 (m3)
Chọn: a = 100 m
b = 65 m
 diện tích S = 6500 (m2)
a1 = 86 m
b1 = 51 m
a2 = 72.287 m

b2 = 37.713 m
Tính Vđn theo công thức (*) ta được:
Vđn = 37859.22 + 35828.47 = 73687.69 (m3)
Vậy:
- Chiều dài mặt ô

: 100 m

-

Chiều rộng mặt ô

: 65 m

-

Chiều dài đáy ô

: 86 m

-

Chiều rộng đáy ô

: 51 m

-

Chiều cao ô


: 15 m

3.4. Thiết kế tổng thể bãi chôn lấp
3.4.1. Nguyên tắc chung khi thiết kế bãi chôn lấp
Khi thiết kế bãi chôn lấp phải tuân thủ theo TCXDVN 261-2001 và theo một số
quy định cơ bản sau:
- Khu vực chôn lấp rác có khả năng tiêu thoát nước nhanh, ngăn ngừa nước ứ
đọng trong bãi rác
- Giảm thấp nhất sự ô nhiễm bề mặt do rác thải gây ra và ô nhiễm nguồn nước
ngầm
- Bãi chôn lấp đặt xa thành phố, xa khu dân cư ít nhất là 1000 m
- Bãi đặt cuối hướng gió và phải có hàng cây bảo vệ cách ly

13


Thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh

GVHD: ThS. Ngô Thị Phi Quỳnh

- Có đường giao thông thuận tiện cho hoạt động của xe và cự ly vận chuyển cho
phù hợp
- Bãi rác có hệ thống thu gom nước rỉ rác và xử lý nước rỉ rác đạt tiêu chuẩn
trước khi thải ra nguồn
- Bãi có hệ thống thống khí đảm bảo yêu cầu
3.4.2. Bố trí mặt bằng các ô chôn lấp
Bố trí như trong bản vẽ kèm theo
3.4.3 Quá trình vận hành và quan trắc
3.4.3.1. Vận hành
- Phương pháp vận hành bãi: Phương pháp hồ chứa

Rác thải trong ngày được tập kết vào bãi chôn lấp từ đầu đến cuối bãi theo kiểu
lấn dần. Sau đó xe ủi san và đầm nén thành từng lớp, mỗi lớp có chiều cao để đầm
nén không quá 50 cm, cho đến khi đạt độ dầy 1m. Việc đầm nén được thực hiện bởi
máy đầm chân cừu và xe ủi bánh xích. Cứ sau mỗi lớp rác thì phủ một lớp đất sét pha
dày 25 cm. Sau mỗi ngày chôn lấp cũng phải phủ một lớp đất dày tương tự lên rác và
được đầm nén. Trong quá trình chôn lấp phải thường xuyên phun thuốc diệt côn trùng
và dùng phế phẩm EM lên rác. Sau khi rác được đổ đầy mong, trên bề mặt của lớp rác
được phủ một lớp đất sét chống thấm dày 30cm, trên cùng phủ một lớp đất hữu cơ dày
50cm để trồng cây xanh trên bãi.
- Chất phủ nên chọn đất nhỏ mịn, độ ẩm vừa phải, thành phần sét chiếm trên
30%. Có thể sử dụng đất đào từ các ô chôn lấp làm chất phủ hàng ngày. Lượng đất
này được dự trữ trong bãi chứa chất phủ.
- Khi tiến hành phủ đất cần chú ý nếu đất ở trạng thái tảng cần nghiền nhỏ đạt độ
mịn yêu cầu (trên 20% số hạt kích thước < 0,08mm). Trường hợp đất phủ quá khô, cần
tưới nước đảm bảo yêu cầu độ ẩm, nâng cao hiệu quả đầm nén.
- Hướng dẫn phương pháp lấy mẫu và phân tích các loại mẫu
- Hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng trang thiết bị
- Hướng dẫn đề phòng và xử lý các sự cố có thể xảy ra trong bãi chôn lấp
- Hướng dẫn an toàn lao động trong bãi chôn lấp
- Hướng dẫn các phương pháp sơ cứu nạn nhân khi cần thiết
- Hướng dẫn ghi chép nhật ký công việc, các văn bản, các phiếu giao nhận chất
thải và các loại giấy tờ khác.
- Ngoài ra mỗi thành viên phải nắm được những nét tổng quát về cơ cấu chung,
cơ cấu tổ chức, phương thức quản lý trong bãi chôn lấp các phương pháp về phòng
ngừa và ứng cứu sự cố, về an toàn lao động, còn phải thực hiện thành thạo các công
việc theo chức trách của mình. Đồng thời phải có những nhận xét khách quan, góp ý
bổ xung, sửa đổi các quy định, hướng dẫn nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn tuyệt đối
cho môi trường, cho sức khỏe cộng đồng.
14



Thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh

GVHD: ThS. Ngô Thị Phi Quỳnh

3.4.3.2. Quan trắc môi trường
Quá trình vận hành bãi chôn lấp chất thải cần phải tiến hành quan trắc nhằm đảm
bảo an toàn. Nội dung quan trắc bao gồm:
- Quan trắc các biến động vật lý
- Quan trắc nước rò rỉ
- Quan trắc nước ngầm
- Quan trắc khí rác bốc hơi
- Giám sát chung
3.4.3.3. Kiểm tra chất lượng các hạng mục về mặt môi trường
Việc kiểm tra chất lượng các hạng mục về mặt môi trường nhằm đảm bảo việc
thi công, thực hiện các hạng mục xây dựng bãi chôn lấp chất thải đảm bảo đúng thiết
kế và đánh giá tác động môi trường bên ngoài.
Cần tiến hành công tác kiểm tra về mặt môi trường thường xuyên trong xây
dựng, vận hành, đóng bãi và hậu đóng bãi chôn lấp chất thải. Trong số các hạng mục
phải kiểm tra chất lượng về môi trường cần đặc biệt kiểm tra hệ thống chống thấm, hệ
thống thu gom và xử lý nước rò rỉ (nếu lắp đặt tại bãi); hệ thống thoát khí cũng như
toàn bộ mạng quan trắc môi trường. Công tác kiểm tra phải được tiến hành ở cả hiện
trường và trong phòng thí nghiệm, đúng hạng mục và phù hợp với từng thời điểm cần
thiết nhằm đảm bảo sao cho những vật liệu và thiết bị sử dụng trong khu họat động của
bãi chôn lấp chất thải đáp ứng đúng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
Hệ thống thu, thoát tán khí rác được lắp đặt đồng thời trong quá trình vận hành
bãi chôn lấp. Các ống thu thoát tán khí rác được lắp đặt từng đoạn, nối ghép, nâng dần
độ cao cùng với độ cao vận hành của bãi, cấu tạo và cách bố trí ống thu gom, thoát tán
khí rác.
3.4.4. Đê bao độ dốc các ô chôn lấp, mái dốc taluy đào các ô chôn lấp

Tận dụng độ dốc của địa hình để giảm bớt khối lượng đào đất ta chọn độ dốc
của các ô và mái dốc taluy đào của các ô theo bảng 5
Bảng 5: Độ dốc các ô chôn lấp và mái taluy đào
Ô số
Độ dốc dọc ô
Độ dốc ngang ô
Mái taluy đào
Ô số
Độ dốc dọc ô
Độ dốc ngang ô

1
5%
5%
m = 1:1
7
5%
5%

2
5%
5%
m = 1:1
8
5%
5%

3
5%
5%

m = 1:1
9
5%
5%

4
5%
5%
m = 1:1
10
5%
5%

5
5%
5%
m = 1:1
11
5%
5%

6
5%
5%
m = 1:1
12
5%
5%
15



Thit k BCL CTR hp v sinh
Mỏi taluy o

GVHD: ThS. Ngụ Th Phi Qunh

m = 1:1 m = 1:1 m = 1:1 m = 1:1 m = 1:1 m = 1:1

Ngn cỏch gia cỏc ụ l ờ bao bng t sột, cú kh nng chng thm cao v
phi c m cht. ờ c p cao 10m, mt ờ rng 1,5m rc mỏi ờ m = 1: 1,5
3.4.5. H thng chng thm
hn ch s gõy ụ nhim ca nc rỏc ti nc ngm, nc mt khu vc bói
rỏc, ton b bói chụn lp rỏc c chng thm thnh v ỏy bói, ng thi di ỏy
bói cú h thng thu gom nc rỏc.
3.4.5.1. H thng chng thm ỏy v thnh bói
H thng chng thm ỏy bói v thnh bói rỏc núi chung c cu to nh
hỡnh 1.
rác

l ớ p đấ t t ự n h i ê n d à y 60 c m
l ớ p mà n g địa c h ấ t
l ớ p sỏi h a y c á t t h oá t n ớ c r ò r ỉd à y 30 c m
ốn g t h u gom n ớ c r á c
l ớ p l ót pv c , pe, h d pe

l ớ p đấ t sét n ện d à y 60 c m

Hỡnh 1. Cu to lp chng thm ỏy bói rỏc
Tu thuc iu kin kinh t v a cht ca vựng m cú th thờm hoc bt cỏc
lp chng thm. Cn c vo cu to a cht ca khu vc bói chụn lp, thnh phn t

ch yu õy l sột, cn c vo cỏc iu kin kinh t ca a phng, ta chn cu to
lp chng thm ỏy v thnh bói chụn lp rỏc nh sau:
- Trờn cựng l lp ỏ dm 3 4 dy 0,3 m
- Gia l lp mng chng thm bng HDPE dy 1 mm, cú kh nng chu n
mũn, nhit v nộn tt.
- Tip theo l l lp t sột bng t nhiờn m cht dy 0,6 m
3.4.5.2. Lp ph trờn cựng
Lp ph trờn cựng ca cỏc ụ chụn lp c thit k gm mt lp t sột dy
30cm, trờn l lp t hu c trng cõy dy 50 cm. Tng cng ca lp ph trờn cựng l
16


Thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh

GVHD: ThS. Ngô Thị Phi Quỳnh

80 cm. Lớp phủ trên cùng được đắp với độ dốc 1,5%. Cấu tạo của lớp phủ trên cùng
xem hình 2.

®Ê t t r ån g c ©y x a n h d µ y 50 c m

®Ê t sÐt n Ön d µ y 30 c m

r ¸ c c h «n l Ê p

Hình 2. Cấu tạo lớp phủ trên cùng bãi rác
3.5. Các công trình khác
3.5.1 Hệ thống thu gom nước rác, xử lý nước rác và nước mưa
3.5.1.1. Hệ thống thu gom nước rác
Khi sử dụng lớp chống thấm, nước rác sẽ được giữ trong bãi chôn lấp và phải

được thu đi nếu không nó sẽ chảy tràn ra các cạnh của lớp chống thấm. Bãi chôn lấp
rác thải hợp vệ sinh cần phải có một hệ thống thu gom nước rác từ đáy ô chôn lấp và
được tập trung dẫn về nơi xử lý trước khi xả ra ngoài.
Hệ thống thu gom nước rác tuân thủ theo các nguyên tắc:
- Hạn chế khả năng tích tụ nước rác ở đáy ô chôn lấp.
- Vận chuyển được toàn bộ nước rác ra khỏi bãi.
- Có khả năng tự rửa trôi, không bị tích đọng.
Hệ thống thu gom này bao gồm: tầng thu gom nước rác và mạng lưới ống thu
gom.
- Tầng thu gom nước rác: được đặt ở trên đáy và thành ô chôn lấp và nằm trên
tầng chống thấm của đáy ô chôn lấp. Tầng thu gom nước rác phải có chiều dày tối
thiểu 50cm, gồm hai lớp và có các đặc tính:
+ Lớp dưới: đá dăm nước, độ dày 30 cm
+ Lớp trên: cát thô, độ dày 20 cm

17


Thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh

GVHD: ThS. Ngô Thị Phi Quỳnh

- Mạng lưới ống thu gom: được đặt trong tầng thu gom nước rác, có thành bên
trong nhẵn, đường kính tối thiểu 150 mm, độ dốc tối thiểu 1%, đường ống thu gom
nước rác phải có độ bền hoá học và cơ học trong suốt thời gian vận hành bãi chôn lấp.
Sơ đồ thường bố trí các đường ống thu gom nước rác dưới đáy ô chôn lấp được
thể hiện ở hình 3 (TCXDVN 261-2001)

TÇng thu nuí c r¸c


èng thu gom nuí c r¸c

1%

3%

3%

1%

L í p chèng thÊm
1000mm

1000mm

§ ¸y b· i

§ ¸y b· i

Hình 3: Độ dốc thiết kế đáy ô chôn lấp
3.5.1.2. Hệ thống thu gom nước mưa
Toàn bộ nước mưa từ xung quanh bãi chôn lấp được thu dẫn vào hệ thống rãnh
đỉnh. Trong thời gian xây dựng bãi, nước mưa trong bãi được dẫn qua đê bằng ống bê
tông cốt thép và đổ ra ngoài. Rãnh thoát nước được bố trí xung quanh bãi và được làm
có độ dốc tối đa 1/1,5 và tối thiểu 1% .
3.5.1.3. Tính toán công trình xử lý nước rác
Chọn các thông số sau:
- Khối lượng rác đưa vào bãi hàng ngày: 123.12 tấn/ ngày
- Độ ẩm của rác trước khi nén: 25%
- Độ ẩm của rác sau khi nén: 60%

- Lượng mưa ngày lớn nhất trong tháng: 10 mm/ngày
- Hệ số thoát nước bề mặt: 0.15
- Lượng nước bốc hơi: 5 mm/ngày
Lượng nước rò rỉ sinh ra từ bãi rác được tính theo công thức:
Q = M(W1 –W2) + [P(1 – R) – E] x A = 35%M + (0.85P – E)A

[2]

Trong đó:
Q: lưu lượng nước rò rỉ sinh ra trong bãi rác (m3/ngày) (cuối giai đoạn thiết kế)
M: khối lượng rác trung bình ngày (tấn/ngày)
W1: độ ẩm của rác trước khi nén (%)
W2: độ ẩm của rác sau khi nén (%)
P: lượng mưa ngày lớn nhất của tháng (m/ngày)
18


Thit k BCL CTR hp v sinh

GVHD: ThS. Ngụ Th Phi Qunh

R: h s thoỏt nc b mt
E: lng nc bc hi trong ngy (m/ngy)
A: din tớch cụng tỏc mi ngy ly cui giai on thit k, m2/ngy
Th tớch rỏc trung bỡnh mi ngy l:
123.12/0,65 = 189,42 (m3)
Din tớch chụn lp mi ngy vi chiu cao lp rỏc v lp t ph sau mi ngy
l 0.3 m.
A = 189,42 / 0.3 = 631.4 (m2)
=> Q = 123.12 x 35% + [(0.85 x 0.01) 0.005] x 631.4 = 45.3 m3/ngy ờm

Nc rỏc rũ r t cỏc ụ chụn lp, t h thng thu gom nc rỏc rũ r cn c
thu gom trit v a n trm x lý. Trm x lý cú th c xõy dng trong bói
chụn lp hoc ti mt ni khỏc thớch hp. Cht lng nc sau x lý ch c thi ra
mụi trng bờn ngoi khi t tiờu chun cho phộp hoc chng minh c ú l vụ hi.
Cỏc vt liu, trang thit b thu gom x lý nc rỏc phi m bo tớnh bn vng i vi
cỏc loi cht thi trong iu kin thi tit khỏc nhau. Trờn thc t m bo nc rỏc
sau x lý ớt nht phi t tiờu chun mi c x ra ngoi bói chụn lp thụng thng
ngi ta ỏp dng kt hp x lý bng c phng phỏp c hc v sinh hc hoc sinh hc
v hoỏ hc. õy ta dựng phng phỏp x lý nh sau:

Nứơ
c rác

K eo tụ

Nguồn tiế
p nhận

Hồ đ
iề
u hoà

Hồ hiế
u khí

Hồ kịkhí

Hồ tuỳ tiệ
n


Hỡnh 4: S x lý nc rỏc
Keo t: Cú chc nng to ra nhng bụng keo ln t nhng ht l lng cú trong

nc rỏc cng nh nc ma
H iu hũa: h iu hũa cú chc nng iu ho lng nc rỏc phỏt sinh trong

ụ chụn lp, l ni cho phộp ly mu v phõn tớch cht lng nc rỏc iu hnh
ton b h x lý. H c thit k vi thi gian lu nc l 1 ngy.
H k khớ: c thit k vi chiu sõu mc nc 3m. Thi gian lu nc ti
thiu l 5 ngy. Nc qua h s gim c khong 55 - 60% BOD5
H tựy tin: c thit k vi chiu sõu mc nc 2m, thi gian lu nc ti
thiu l 5 ngy: Nc qua h s gim c khong 75 - 80% BOD5

19


Thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh

GVHD: ThS. Ngô Thị Phi Quỳnh

 Hồ hiếu khí: được thiết kế với chiều sâu mực nước 2m, thời gian lưu nước tối

thiểu là 5 ngày: Nước qua hố sẽ giảm được khoảng 85 - 90% BOD5
3.5.2. Hệ thống thu gom khí rác
Để hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường và gây cháy nổ ở bãi rác, toàn bãi rác
bố trí các giếng thu khí gas và phát tán lên trên tự nhiên có kiểm soát. Để kiểm soát
khí gas trong bãi thải nhất thiết phải bố trí các đường ống thu gom khí gas ở giữa các
đường ống thu gom khí gas ở giữa các lớp rác trong quá trình vận hành bãi.
- Tính toán bán kính thu hồi của giếng thu:


R=

Q
 � �h �q

[2]

Trong đó:
R – bán kính thu hồi khí (m)
Q – sản lượng khí sinh ra (m3/h)
ρ – khối lượng riêng của rác thải (tấn/m3)
h – chiều sâu chôn lấp CTR (m)
q – tốc độ sinh khí
Các thông sô tính toán: ρ = 0.65 tấn/m3, h = 15m, q = 8.9 x 10-4,
Q = Q1 x 13
(Lượng khí gas sản sinh trung bình là 13m 3/1 tấn phế thải khô trong thời gian
20 năm sau khi bãi trở nên yếm khí)
Trong đó:

Q - lượng khí sinh ra
Q1 – Lượng rác được chôn trong hố chôn lấp trong 25 năm





Q = 894892.13 x 13 = 11633597.69 m3
11633597.69
Qh = 25 �365 �24 = 53.12 m3/h


Với lượng khí sinh ra tại bãi chôn lấp không lớn lắm (53.12m 3/h). Vì vậy không
thể thu hồi làm nguồn năng lượng, để đảm bảo an toàn cho môi trường chúng ta có thể
xử lý bằng cách đột bỏ lượng khí này.


R1 =

53.12

3.14 �0.65 �8.9 �104 �15 44 m

Vậy bán kính các giếng thu hồi khí gas trong các hố chôn lấp là 44m. tức là một
hố chôn lấp sẽ bố trí 2 giếng thu khí gas, với khoảng cách 50m.
Hệ thống thu gom khí được thiết kế theo kiểu bị động: giếng thu khí là giếng
đứng, đường kính giếng D = 600 mm, giếng được khoan sau khi rác được đổ đến cao

20


Thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh

GVHD: ThS. Ngô Thị Phi Quỳnh

trình mong muốn. Dùng ống thép D600 làm khuôn, đổ sỏi 2x4 xuống lấp đầy giếng,
sau đó rút ống thép lên. Ống nhựa dùng để thu khí gas là ống HDPE D150 đục lỗ (ống
này có đường kính tối thiểu 150 mm), đặt trong giếng. Khí thu được cho phát tán lên
trên.
3.5.3. Hệ thống cấp nước
Trong bãi chôn lấp cần thiết phải xây dựng hệ thống cấp nước phục vụ cho sinh
hoạt, rửa xe, tưới cây và các mục đích khác. Cần tách riêng biệt thành 2 hệ thống cấp

nước sinh hoạt và nước phục vụ cho mục đích khác. Hệ thống cấp nước sinh hoạt phải
được thiết kế sao cho tránh được mọi ảnh hưởng của chất thải dù bằng hình thức hay
con đường nào.
Hệ thống cấp nước sinh hoạt dùng tuyến ống cấp nước nối từ đường ống cấp
nước của thành phố dẫn về bãi.
Cấp nước phun cho rác và rửa xe dùng nước ở hồ sinh học của khu xử lý nước
rác.
3.5.4. Hệ thống cấp điện cho toàn khu
Xây dựng trạm biến áp và một tuyến đường dây dẫn về bãi để cấp điện cho các
nhu cầu: chiếu sáng dọc đường vào khu chôn lấp chất thải, chiếu sáng cho nhà điều
hành sản xuất, cấp điện động lực cho khu xử lý nước rác.
3.5.5. Hệ thống quan trắc môi trường ở bãi rác
Để kiểm soát môi trường ở bãi chôn lấp rác , một hệ thống quan trắc môi trường
sẽ được bố trí ở khu vực bãi rác.
Xung quanh bãi trồng cây có tán lớn, khoảng cách giữa các cây từ 8 - 10m.
Trong khoảng cách này trồng các loại cây mọc nhanh tạo thành hàng cây xanh để cải
thiện cảnh quan môi trường và ngăn rác nhẹ như túi nilon, giấy bị gió thải thổi bay.
3.5.6. Thiết kế đê bao – trồng cây xanh
Tường đê bao được bố trí xung quanh khu vực các ô chôn lấp rác, cao độ mặt
tường đê bao: +5,5 m, tường đi bao = 3,5m; taluy mái tường đắp 1/1. Đất đắp bao
ngoài tường sử dụng loại đất sét chống rò rỉ nước rác ra ngoài khu vực xây dựng công
trình, phần đất phía trong là đất mầu trồng cây, độ đầm chặt của đê bao K = 0,9.
Hàng cây bao quanh trồng trên bề mặt đê bao có tác dụng hạn chế sự ô nhiễm
môi trường (ngăn rác bụi, nilon, mùi xú uế)
3.5.7. Thiết kế đường giao thông ra vào bãi

21


Thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh


GVHD: ThS. Ngô Thị Phi Quỳnh

Hệ thống giao thông trong khu vực này phải được xây dựng đảm bảo cho các
loại xe trong bãi hoạt động thuận tiện, dễ dàng quay xe và tránh nhau… Cấp đường
phải tương thích với các loại xe vận chuyển hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu. Có
thể xem xét chọn phương án đổ bêtông hoặc kiên cố hóa các tuyến đường dự kiến sẽ
được sử dụng liên tục trong suốt thời gian vận hành của bãi chôn lấp. Cần có biển báo
hướng dẫn cho xe chạy đúng tuyến quy định.
Đường giao thông ra vào bãi thải được thiết kế với tiêu chuẩn đường ô tô. Bề
rộng đường = 15 m (thiết kế với 2 làn xe)
3.5.8. Trạm rửa xe
Tất cả các xe, trang thiết bị vừa làm việc tại những khu hoạt động của bãi chôn
lấp chất thải đều được tẩy rửa trước khi ra khỏi bãi, nước rửa xe được xử lý như chất
thải trước khi chứng minh được là chúng vô hại.
3.5.9. Hệ thống cây xanh
Trong phạm vi bãi chôn lấp chất thải nên bố trí một phần diện tích đất nhất định
để trồng cây xanh. Diện tích cây xanh nên tập trung ở khu vực hành chính và tại các
giải phân cách giữa các khu vực trong bãi. Các loại cây trong khu vực cần được lựa
chọn sao cho phù hợp với điều kiện hoạt động của bãi chôn lấp, điều kiện thời tiết,
đồng thời đảm bảo tăng phần mĩ quan cho bãi chôn lấp.
3.5.10. Khu chứa đất và vật liệu phủ, đóng ô chôn lấp
Tùy theo phương thức chôn lấp ở mỗi bãi mà nên bố trí các khu chứa đất và vật
liệu che phủ để phục vụ công tác đóng ô chôn lấp hàng ngày hay hàng tuần.
Đất và vật liệu che phủ phải luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng tại bãi và
phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn thiết kế đối với bãi chôn lấp chất thải
3.5.11. Khu điều hành sản xuất
Khu điều hành sản xuất được bố trí ở khu vực đầu bãi chôn lấp gồm các công
trình:
- Nhà làm việc (nhà điều hành, nhà hành chính ) và nhà nghỉ của cán bộ: 200m 2

- Nhà thường trực, trạm cân: 200m2
- Khu rành cho người nhặt rác: 2000m2
- Nhà để xe và rửa xe: 500m2

22


Thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh

GVHD: ThS. Ngô Thị Phi Quỳnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn, NXBXD 2001.
2. Nguyễn Văn Phước, Quản lý và xử lý chất thải rắn.

23



×