Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

báo cáo công tác xã hội cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.41 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VH, TT & DL THANH HÓA
----------

BÁO CÁO
THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Họ tên sinh viên: Lương Thị Ngọc
Lớp: công tác xã hội k3
Mã sinh viên:17CTXH03
Giảng viên hướng dẫn: ThS.Trần Minh Thanh Hà

Thanh Hóa 2019


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG

PHẦN 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.
Đặt vấn đề
2.
Mục tiêu
3.
Phương pháp và kỹ thuật thu thập dữ liệu
4.
Lý thuyết áp dụng
PHẦN 2: BÁO CÁO THỰC HÀNH
A. GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẾ
1. Lịch sử hình thành và phát triển của UBND xã Tam Lư
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã


3. Cơ cấu, tổ chức của UBND xã Tam Lư
B. TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
1. .Hoàn cảnh tiếp cận thân chủ
2. Sơ lược về thân chủ
3. Vấn đề thân chủ đang gặp phải
3.1.Thu thập và phân tích thông tin
3.2.Xác định vấn đề của thân chủ
4. Lập kế hoạch giúp đỡ
4.1.Phân tích nguyên nhân,xác định vấn đề ưu tiên
4.2. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
5. Triển khai kế hoạch
5.1.Mục tiêu 1: Giup Thanh xóa bỏ sự tự ti về hoàn cảnh bản
thân,chia sẻ nhiều hơn,cởi mở hơn với mọi người xung quanh
2


5.2. Mục tiêu 2: Giúp Thanh tham gia vào các hoạt động của của một
số Câu lạc bộ, Hội trong bản như Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, CLB
phòng chống Bạo lực gia đình, HIV/AIDS,…
5.3. Mục tiêu 3: giúp Thanh mở rộng quan hệ bạn bè
5.4. Mục tiêu 4:giúp Thanh gần gũi hơn với gia đình mình
5.5. Mục tiêu 5: Tăng cường kĩ năng sống cho Thanh
6. Đánh giá kết quả giúp đỡ và kiến nghị hỗ trợ
6.1. Đánh giá kết quả giúp đỡ
6.2. Kiến nghị hỗ trợ thân chủ với chính quyền địa phương và
người dân Bản Hậu
7. Đánh giá
7.1.Phân tích kỹ năng vận dụng thông qua phúc trình
7.2.Đánh giá mặt mạnh và mặt hạn chế của bản thân trong quá trình
trợ giúp thân chủ

a,Mặt mạnh
b,Hạn chế

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Khó khăn
2. Kiến nghị
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

3


LỜI NÓI ĐẦU
Công tác xã hội là một ngành, nghề mới tại Việt Nam. Do vậy, nhận thức của
mọi người về Công tác xã hội vẫn còn rất nhiều hạn chế. Thứ nhất, nhiều người
đồng nhất và nhầm lẫn công tác xã hội với làm từ thiện, ban ơn, ban phát hoặc
nhầm lẫn công tác xã hội với các hoạt động xã hội của các tổ chức, đoàn thể...
Thứ hai, vai trò, vị thế cũng như tính chất chuyên nghiệp của công tác xã hội ở
Việt Nam chưa được khẳng định. Do vậy, để phát triển công tác xã hội ở Việt
Nam cần có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, có sự liên kết giữa các cơ sở
đào tạo và cơ sở thực hành công tác xã hội chuyên nghiệp. Bởi vì, công tác xã
hội là một hệ thống liên kết các giá trị, lý thuyết và thực hành. Công tác xã hội là
trung tâm, tổng hợp, kết nối và trực tiếp tham gia vào đảm bảo an sinh xã hội.
Giá trị của công tác xã hội dựa trên cơ sở tôn trọng quyền lợi, sự bình đẳng,
giá trị của mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng. Giá trị được thể hiện trong các
nguyên tắc hoạt động cũng như các quy điều đạo đức của công tác xã hội.
Thực hành công tác xã hội nhằm đến các đối tượng yếu thế trong xã hội.
Nhân viên công tác xã hội sử dụng các kỹ năng, kỹ thuật và hoạt động đa dạng
phù hợp với từng đối tượng thân chủ cụ thể. Các mô hình can thiệp trong thực
hành bao gồm các tiến trình trợ giúp thân chủ đến việc tham gia vào chícnh sách,

hoạch định và phát triển xã hội nhằm đảm bảo hệ thống an sinh xã hội toàn diện.
Do vậy, thực hành công tác xã hội là một vấn đề quan trọng trong quá trình
4


đào tạo công tác xã hội. Thông qua quá trình thực hành công tác xã hội, sinh viên
được rèn luyện kỹ năng, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Ngoài
ra, giúp cho sinh viên thấy được vai trò, vị trí và trách nhiệm của công tác xã hội
đối với cá nhân, nhóm và cộng đồng.
Nhóm sinh viên thực tế chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với toàn
thể giảng viên khoa Văn Hóa Thông tin - Công tác xã hội, Trường Đại Học Văn
Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa, với sự giảng dạy, hướng dẫn và quan
tâm của các thầy cô cùng sự hợp tác của người dân và cán bộ Bản Hậu, Xã Tam
Lư, Huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh Hóa đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đợt thực
tế này.
Thanh Hóa, Tháng 6 năm 2019
Sinh viên: Lương Thị Ngọc

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
5


1. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam, mặc dù Luật pháp về các vấn đề hôn nhân và gia đình đã quy
định tuổi kết hôn ở phụ nữ là đủ tròn 18 tuổi và nam giới là trên 20 tuổi,năm
2014,11% phụ nữ tuổi từ 20 đến 24 đã kết hôn hoặc đã sống chung như vợ
chồng trước tuổi 18. Hiện nay, kết hôn sớm vẫn là một vấn đề nan giải đối
với Việt Nam. Cho tới nay,tỷ lệ kết hôn sớm chưa được giảm nhiều. Tỷ lệ kết
hôn sớm giữa các vùng miền không giống nhau, những bé gái đang ở độ tuổi
vị thành niên ở tất cả các khu vực và tầng lớp trong xã hội đều có nguy cơ trở

thành cô dâu nhỏ tuổi. Tại việt nam,kết hôn sớm tồn tại dưới nhiều hình thức
khác nhau và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo kết quả điều
tra lần thứ nhất về thực trạng kinh tế- xã hội của dân tộc thiểu số năm 2015,
do Ủy ban xã Tam Lư thực hiện, cho thấy tỷ lệ kết hôn sớm chung trong
nhóm các dân tộc thiểu số khá cao là 26%, thậm chí tỷ lệ này ở nhiều nơi rất
cao lên đến 50-70%. Bên cạnh đó, kết hôn sớm còn là hiện tượng phổ biến
hơn ở khu vực nông thôn (13,3%) so với khu vực thành thị. Tuy nhiên vẫn có
đến 6,7% phụ nữ khu vực thành thị (độ tuổi 20-49) kết hôn trước khi 18 tuổi.
Tình trạng phụ nữ kết hôn sớm là một vấn đề nhức nhối đối với chính quyền
địa phương và Nhà nước.
Phụ nữ là một trong những đối tượng yếu thế trong xã hội, họ luôn là người
phải chịu những tổn thương về thể chất và tinh thần, bên cạnh đấy họ cũng
không được tham gia các hoạt động văn hóa đoàn thể. Với các phụ nữ ở
những vùng xa xôi hẻo lánh những vùng có chất lượng dân trí thấp thì phụ
nữ lại không có quyền lợi gì cả, phụ nữ chỉ ngồi ở nhà nuôi con và làm các
việc lặt vặt trong nhà. Tình trạng phụ nữ kết hôn sớm cũng là một vấn đề
nhức nhối đối với chính quyền các cấp ở địa phương và nhà nước. Kết hôn
sớm nhưng họ lại không có đầy đủ kiếm thức về sinh sản, nuôi con, và không
6


lường trước được các hậu quả khi sinh sớm, nên tôi đã chọn đề tài này để
một mặt nào đó giúp thân chủ của mình hiểu được vấn đề mà mình đang gặp
phải, cách phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục, cách nuôi con, giáo
dục sức khỏe sinh sản cho thân chủ.
2 .Mục tiêu
Giúp mọi người hiểu thêm về những phụ nữ vùng cao, dân tộc thiểu số, hiểu
về hoàn cảnh, nổi khổ của người phụ nữ, giúp đối tượng của mình hiểu vấn đề
mình đang gặp phải có các phương pháp can thiệp trợ giúp thân chủ.
3. Phương pháp thu thập dữ liệu

- Phương pháp :
Phương pháp quan sát : được sử dụng để thu thập các thông tin về thân chủ
thông qua việc nhìn nhận đánh giá cách làm việc , sinh hoạt , biểu cảm , cảm xúc
cũng như biểu hiện của thân chủ với các mối quan hệ khác. Từ đó có thể kiểm
chứng các thông tin thân chủ cung cấp cũng như có thêm được các thông tin hữu
ích khác.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này nhằm xác định những nhu
cầu của thân chủ cũng như những vướng mắc về tâm lý mà thân chủ gặp phải từ
đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới việc đó.
- phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Kỹ năng tham vấn , tư vấn
+ Kỹ năng quan sát và thu thập thông tin
+ Kỹ năng kiểm tra đánh giá
4. Lý thuyết ứng dụng
- Lý thuyết nhu cầu:
Abraham Maslow nhìn nhận con người theo hướng nhân đạo vì vậy lý
thuyết của ông được xếp vào trường phái nhân văn hiện sinh. Ông cho rằng, con
người cần được đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển, đó là nhu

7


cầu thể chất, nhu cầu an toàn, nhu cầu tình cảm xã hội (tình yêu thương), nhu
cầu được tôn trọng và nhu cầu được hoàn thiện.
·

Nhu cầu về thể chất, sinh lý: nhu cầu về đồ ăn, nước uống, không khí,

nhu cầu về tình dục…Nhu cầu này được xem là nhu cầu cơ bản nhất trong 5
nhóm nhu cầu theo sự phân định của A.Maslow.

·

Nhu cầu an toàn: Con người cần có một môi trường sống an toàn, sức

khỏe để bảo đảm sự tồn tại của họ. Họ cần có nhà ở để tránh mưa, tránh nắng.
Họ cần được khám chữa bệnh, được chăm sóc sức khỏe. Họ cần được sống trong
môi trường được đảm bảo về an ninh để tính mạng của họ không bị đe dọa. Họ
cần có môi trường sinh hoạt, vận động để không gây thương tích…
·

Nhu cầu tình cảm xã hội: A.Maslow coi đó là nhu cầu thuộc về nhóm

xã hội của con người, sự mong muốn được quan tâm của các thành viên trong
nhóm xã hội (gia đình, người thân, bạn bè…). Sức mạnh của họ sẽ được nhân
lên, sự tự tin cũng được tăng cường khi họ là thành viên của các nhóm bởi điều
đó khẳng định vai trò, vị trí của họ trong xã hội.Sự đơn độc, không gia đình,
không có nhóm xã hội nào để cá nhân thuộc về đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với
sự phát triển tâm lý và quan hệ xã hội của cá nhân.
·

Nhu cầu được tôn trọng: Con người luôn cần được đối xử bình đẳng,

được lắng nghe và không bị coi thường. Dù đó là ai, trẻ em hay người lớn, người
lành lặn hay người bị khuyết tật, người giàu hay người nghèo tất cả họ đều có
nhu cầu được coi trọng, được ghi nhận về sự hiện diện cũng như chính kiến của
cá nhân. Con người có trở nên tự tin hay không, thể hiện được sức mạnh của
mình hay không đó là một phần do họ được đối xử bình đẳng hay không khi còn
nhỏ.
·


Nhu cầu được hoàn thiện và phát triển: Đó là nhu cầu được đến trường,

được nghiên cứu, lao động sáng tạo…để phát triển toàn diện. Nhu cầu này được
A.Maslow cho là nhu cầu quan trọng, song chúng được xếp ở bậc thang cuối
8


cùng bởi nó chỉ được đề cập tới khi những nhu cầu cơ bản ở các bậc thang nền
tảng đã được đáp ứng.
- Lý thuyết hệ thống:
Thuyết hệ thống ( trong mọi trường hợp + hệ thống sinh thái) là gì:
- Tâp trung xem mỗi cá nhân là một phần của của các hệ thống khác và cá nhân
tương tác với các hệ thống( gia đình, xã hội, ..)
- Các hệ thống cũng tương tác vói nhau một cách phức tạp
- Hệ thống là tập hợp các bộ phận liên kết với nhau tạo nên một tổ hợp có tổ
chức.
+ Những hệ thống có từ lúc mới sinh ra: Gia đình, bạn bè, công việc, đi học, khu
xóm,...
+ Hệ thống xã hội: bệnh viện, trường học,..
+Hệ thống cộng đồng: Nhà thờ , chùa,...
- Tiểu hệ thống: là thành phần nhỏ hơn có phụ thuộc lẫn nhau trong một hệ thống
- Ranh giới: là các kiểu hành vi xác định tương quan bên trong hệ thống và đem
lại cho hệ thống nét đặc thù.
- Đầu tư( tài nguyên): Năng lượng , thông tin, truyền thông, tài nguyên từ những
hệ thống khác đưa vào trong hệ thống.
- Đầu ra( sản phẩm) là những gì xảy ra với những thông tin hệ thống khi hệ
thống này được tiếp nhận.
- Sự chuyển biến: sự biến đổi của hệ thống sang tình trạng vô tổ chức hay hủy
diệt. Sự chuyển biến tiêu cực này cũng có thể tạo ra sự tăng trưởng hay phát
triển.

• Can thiệp theo thuyết hệ thống:
Thay đổi cấu trúc chức năng của gia đình theo tình huống tích cực
- Không tìm nguyên nhân vấn đề là lỗi do ai
- Chỉ chú ý đến hiện tại và tương lai
9


- Mỗi thành viên trong gia đình thay đổi sẽ kéo theo cả một hệ thống thay đổi
- Phát huy năng lực tự giải quyết vấn đề của gia đình
Vai trò của NVCTXH
1) Tôn trọng tạo sự tin tưởng
2) Tham gia nắm bắt các hệ thống gia đình
3) Tái hiện giao tiếp trong gia đình
4) Tạo các giả thuyết giải thích tại sao trong gia đình lại có những cách giao tiếp
như thế
5) Tạo điều kiện cho sự thay đổi

10


PHẦN 2 : BÁO CÁO THỰC HÀNH
A. GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẾ
1. Lịch sử hình thành và phát triển của UBND xã Tam Lư
Xã Tam Lư trước và trong thời phong kiến được gọi bằng Mường được phân
thành các nhóm thôn bản để thuận tiện cho việc cai trị các quan lại ở thời phong
kiến. Từ khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, đất nước ta giành độc lập
thì xã Tam Lư được thành lập, sau trên 70 năm hình thành và phát triển, cán bộ
và nhân dân xã Tam Lư có truyền thống yêu nước từ bao đời nay nhiều tấm
gương hy sinh của các liệt sỹ đã làm rạng rỡ truyền thống cách mạng, với đội
ngũ cán bộ, công chức hoạt động trong các lĩnh vực công chức nhà nước như

hiện nay của xã đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mọi mặt đời sống xã hội của
nhân dân xã Tam Lư.
Ủy ban nhân dân xã là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân có nhiệm
vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 1,2,4 điều 33 và điều 35 luật tổ chức
chính quyền địa phương năm 2015. Uỷ ban nhân dân xã phải chấp hành pháp
luật, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và các cơ quan Nhà
nước cấp trên. Quản lý mọi mặt công tác Nhà nước ở xã về chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo thỉnh
thị Uỷ ban nhân dân huyện, và chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cấp
trên về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã bao gồm:
- Trong lĩnh vực kinh tế:
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân
dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức thực
hiện kế hoạch đó.
Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách
địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều
chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân
sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ
ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.

11


Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước
cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo
cáo về ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật.
Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu
cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng,
đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy

định của pháp luật.
Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc
quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo
đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ
công nghiệp.
Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án
khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển
sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi
trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối
với cây trồng và vật nuôi.
Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo
vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt;
ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ
rừng tại địa phương.
Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư
nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây
dựng xử lý vi phạm pháp luật. Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn
nước trên địa bàn theo quy định; chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển
các ngành, nghề truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa
học, công nghệ để phát triển các ngành nghề mới.
- Trong lĩnh lực xây dựng, giao thông vận tải:
Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo
phân cấp; dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy
12


định; Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao
thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp

luật.
- Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội,văn hoá và thể dục thể thao.
Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với
trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp
bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi.
Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo,
trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản lý
trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn. Tổ chức thực hiện các
chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình, được giao; vận động nhân
dân giữ gìn vệ sinh; phòng,chống các dịch bệnh;
Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổ
chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn
hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật; Thực
hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những
người và gia đình có công với nước; Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo;
vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn
tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc
các đối tượng chính sách ở địa phương; Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ;
quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địa phương.
- Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp
luật ở địa phương
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng
làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương; Thực hiện công tác
nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký, quản lý quân nhân dự bị
động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng dân
quân tự vệ ở địa phương;
Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự,an toàn xã hội; xây dựng
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp
phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp
13



luật; Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người
nước ngoài ở địa phương.
- Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo.
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật
và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định; Tổ chức thực hiện hoặc phối
hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp
luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định
của pháp luật.

14


B. TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
1.Hoàn cảnh tiếp cận thân chủ
Mỗi khóa học ngành Công tác xã hội - trường Đại học Văn Hóa, Thể Thao
Và Du Lịch Thanh Hóa chúng tôi đều có một chuyến đi thực tế nhằm áp dụng
những kiến thức đã học được ở trên lớp vào thực tế công việc và trau dồi kinh
nghiệm cho bản thân. Ngay từ khi bắt đầu môn học chúng tôi cũng đã xác định
và chuẩn bị tinh thần cho những chuyến đi thực tế để có thể thực hành những kỹ
năng, những phương pháp của ngành học của mình. Chúng tôi được nhà trường
và thầy cô trong bộ môn công tác xã hội, khoa Văn Hóa Thông Tin , Trường Đại
Học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa chọn điểm thực tế của nhóm
sinh viên chúng tôi lần này tại Bản Hậu, Xã Tam Lư, Huyện Quan Sơn, Tỉnh
Thanh Hóa.Hôm đầu tiên đến Bản cũng là vào ngày 1/6 ngày Quốc tế thiếu nhi,
tối ngày hôm đó chúng tôi tham gia hoạt động cùng các anh chị ở trong ĐTN bản
Hậu tổ chức tết thiếu nhi và vui chơi giao lưu cùng các cháu. Vào ngày thứ 2
sống tại bản,trong khi đi thâm nhập cộng đồng, chúng tôi đã gặp một gia đình ở
bản và tôi đã rất ấn tượng với hình ảnh mà mình nhìn thấy, đó là bởi sự trẻ con,

non nớt của một bà mẹ trẻ đang cho con ăn.
Trong thời gian đầu ở bản, chúng tôi đã gặp gỡ các Ban, ngành, đoàn thể của
bản và xã và tôi đã được giới thiệu về trường hợp của em Thanh - bà mẹ mà mấy
hôm trước tôi đã gặp - một bà mẹ trẻ 17 tuổi gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc
sống.
Tôi đã nghĩ về em gái đó, người chỉ bằng tuổi em gái tôi ở nhà, tôi thật
không thể tưởng tưởng ra khi ở độ tuổi đấy thì em lo liệu thế nào cho cuộc sống
hôn nhân của mình ? Không biết ở độ tuổi đấy thì em sẽ nuôi con như thế nào ?
Tôi quyết định sẽ tiếp cận Thanh không chỉ vì em làm tôi thấy khó hiểu, lo lắng
mà còn bởi khi thấy Thanh, tôi cảm nhận được sự lặng lẽ, nét buồn sâu thẳm ở
em.
15


2. Sơ lược về thân chủ
Theo những nguồn thông tin tôi thu thập được từ cô Mến - hội trưởng hội
phụ nữ của bản, hàng xóm và một vài người thân của thân chủ thì: Thanh là chị
cả trong một gia đình có 3 người con. Mẹ Thanh mất khi em mới được 15 tuổi.
Do gia đình khó khăn, em đã ngừng học khi hết cấp 2 để ở nhà cùng phụ giúp
việc làm ruộng với bố. Bố Thanh là một người cha thương con nhưng rất gia
trưởng và cục cằn, vì cuộc sống khó khăn và có nhiều áp lực nên bố em cũng hay
uống rượu.
Năm 16 tuổi, em đã có thai với bạn trai. Vì sợ những tai tiếng với xóm làng
nên em đã phải kết hôn khi còn rất trẻ. Gia đình nhà chồng Thanh là một gia đình
rất khắt khe và nghiêm khắc. Họ có 3 người con trai và chồng Thanh là con trai
cả.
Vì còn rất trẻ mà sớm phải kết hôn, làm mẹ và lo toan cho gia đình, và cũng
không có được sự chỉ bảo, quan tâm từ một người mẹ nên cuộc sống của em gặp
rất nhiều khó khăn. Mối quan hệ vợ - chồng, nàng dâu - gia đình nhà chồng và cả
những trách nhiệm mới không hề đơn giản khiến em gặp phải rất nhiều căng

thẳng và khủng hoảng trong cuộc sống hàng ngày.
3. Vấn đề thân chủ đang gặp phải
3.1 Thu thập và phân tích thông tin
Phúc trình các buổi (dưới dạng nhật ký)
Đợt thực hành này ngoài môn thực hành công tác xã hội nhóm, nhóm còn
một môn rất quan trọng là thực hành công tác xã hội cá nhân. Theo kế hoạch ban
đầu, nhóm dự định sẽ tiến hành thành lập nhóm để sinh hoạt nhóm trước rồi mới
tìm trong nhóm đó những cá nhân mà mình quan tâm để làm công tác xã hội cá
nhân. Tuy nhiên, do việc thành lập nhóm chưa thể tiến hành ngay, nhóm chúng
tôi đã quyết định các thành viên sẽ tự tìm kiếm ca để thực hành công tác xã hội
cá nhân cho mình. Dù có ấn tượng với Thanh nhưng để tiếp cận và trò chuyện
với Thanh là một việc không hề đơn giản, vì vậy tôi đã quyết định thường xuyên
đến nhà Thanh thăm hỏi để có cơ hội tiếp xúc với em.
Buổi 1
Thời gian: 10h sáng thứ hai ngày 03/6/2019
Địa điểm: Sân nhà Thanh
Mục đích: Tiếp cận, làm quen với đối tượng
16


Sáng hôm đó là ngày tôi bắt đầu bắt tay vào tìm hiểu Bản. Sau khi xong công
việc chung của nhóm, tôi đến nhà em Thanh với mục đích làm quen và nói
chuyện với em. Vì đến vào tầm gần trưa nên tôi nghĩ em sẽ có nhà và tôi có
nhiều cơ hội làm quen với em hơn.
Đứng từ ngoài cổng nhìn vào tôi không thấy em, chỉ thấy một người phụ nữ,
mà tôi đoán có thể đó là mẹ chồng em, đang ngồi chơi với một đứa trẻ. Tôi gọi
cổng và em chạy ra, trông em ướt đẫm mồ hôi, tay cầm đũa (có vẻ như là em
đang nấu ăn). Tôi đi theo em vào nhà, chào mẹ em và chơi cùng bé Lan (con gái
Thanh). Có vẻ như bác gái không được vừa ý khi có người lạ ở nơi khác mới đến
tiếp cận nên có thái độ rất lạnh nhạt, thờ ơ. Bác đứng lên đi ra vườn sau nhà, còn

tôi thì bế bé Lan xuống bếp cùng Thanh. Dù cũng đã gặp nhau 2 lần rồi nhưng
đó chỉ là qua loa nên tôi giới thiệu lại một lần nữa về mình với em. Thanh hỏi
"Chị về đây là để làm gì ?". Câu hỏi lạnh lùng nhưng tôi hiểu đó là chuyện
đương nhiên khi có một người lạ ở nơi khác đến làm thân nên tôi cũng từ từ giải
thích, trò chuyện cùng em. tôi cùng nói chuyện về công việc của nhóm mình,
mục đích của nhóm, mong muốn của nhóm chúng tôi khi về tại địa phương này.
"Bọn chị về đây để thực tế môn công tác xã hội cá nhân và nhóm nghĩa là tìm
hiểu và nhìn nhận các vấn đề mà cá nhân trong cộng đồng gặp phải tìm cách và
khắc phục một phần nào đó vấn đề mà cá nhân và nhóm đang gặp phải . Cùng
người dân tìm ra những vấn đề xã hội của thôn, Bản và cùng giải quyết một vấn
đề trong khả năng của bọn chị." Tôi nói nhưng em vẫn chỉ nhìn vào chảo đỗ xào.
Khi em đã hiểu được một phần về công việc của mình, tôi bắt đầu hỏi về chuyện
của em. Vì mới quen nên tôi chỉ dám hỏi những chuyện nhỏ như "Bà nội có vẻ
quý cháu bé nhà em nhi ?", "Em làm gì vậy, đi làm mà được bà nội trông cháu
thì là nhất rồi đấy", "Chị thấy thôn mình có nhiều hoạt động xã hội như văn
nghệ, các câu lạc bộ hay thật đấy, em có hay tham gia không ?",... Nói chuyện
cùng nhau nhưng thực ra phần lớn đều là tôi nói, em chỉ ậm ừ trả lời một cách rất
17


e dè. Thanh bế bé Lan nhưng rất vụng về nên đã làm con khóc, có thể vì vừa nấu
ăn vừa trông con nên làm em lúng túng, nhưng nhìn ánh mắt trìu mến em nhìn
con, tôi biết em yêu con mình vô cùng, chỉ cần tình yêu đó tôi nghĩ em đủ khả
năng làm một người mẹ thực sự, khác với tuổi 17 trẻ con như những người bạn
đồng trang lứa. Dù vậy khi hỏi chuyện về gia đình, em có vẻ rất rụt rè, e ngại
nhưng tôi hiểu điều đó cũng là đương nhiên nên tôi sẽ cố gắng ở những lần sau.
Đang nói chuyện thì mẹ em về, và tôi nghĩ cũng đã muộn rồi nên tôi đã về. Tôi
chào mẹ và em, hẹn sẽ gặp lại lần sau. Em chào tôi nhưng không quay lại nhìn
ra, còn mẹ em thì vẫn giữ thái độ lãnh đạm ấy.
Thanh là một cô gái đã đủ trưởng thành, em ít nói và khá kín đáo. Tôi nghĩ

rằng nếu mình dùng sự chân thành để làm bạn với một ai đó thì nhất định sẽ
thành công ! Vì vậy, tôi đã tự hứa với bản thân là nhất định không được bỏ cuộc,
nhất định phải thân thiết hơn được với Thanh, phải giúp được gì đó cho em.
Buổi 2
Thời gian: 15h thứ 3 ngày 4 tháng 6 năm 2019
Địa điểm: Nhà Thanh
Mục địch: Tiếp cận, làm quen với thân chủ
Hôm nay tôi được phân công đi khảo sát cộng đồng, thu thập ý kiến của
người dân, nên tôi đã tới thăm Thanh. Lúc tôi đến thấy nhà cửa im ắng, có vẻ
như mọi người đều đi làm cả nên tôi chưa gọi ngay mà đứng đợi một lúc. Sau đó
khi tôi cứ thử gọi cửa, một lúc thì thấy em chạy ra mở cửa. Thì ra em vừa cho bé
Lan ngủ, đang nhặt đỗ ở sân sau nhà. Đỗ là một cây trồng phổ biến ở đây nên đã
số mọi gia đình có ruộng đều trồng đỗ. Chúng tôi vừa cùng nhặt đỗ vừa nói
chuyện. Dù không nhiều nhưng hôm nay em đã cởi mở với tôi hơn so với những
lần trước. Nhìn hình ảnh em một mình ngồi nhặt đỗ, cô đơn và thật nhỏ bé. Tôi
vẫn luôn tự hỏi em sẽ sống như thế nào với tư cách là một người vợ, người mẹ
18


và người con dâu trưởng trong một gia đình lớn khi mới 17 tuổi. Tôi biết việc có
thai trước hôn nhân ở làng quê là một việc rất xấu hổ và tế nhị nên khi tôi hỏi
"Gia đình toàn người lớn nên khi có thêm một đứa trẻ sẽ rất vui em nhỉ ?", em
chỉ im lặng mỉm cười, một nụ cười đó sao có cả sự chua xót và niềm hạnh phúc.
Em bảo "Vất vả lắm chị ạ. Em hối hận khi đã mắc sai lầm để phải kết hôn sớm,
nhưng em hạnh phúc khi có cháu Lan." Tôi cảm thấy rằng mình đã bắt đầu được
em tin tưởng. "Gia đình nhà chồng em thế nào ? Ông bà chắc cũng yêu cháu
Lan chứ em ?" Em vẫn nhìn xuống, tay nhặt đỗ và nói rất buồn "Vâng. Bố mẹ em
cũng quý cháu nhưng ông bà khắt khe quá, em khổ lắm". Thấy em rất buồn, tôi
sợ em sẽ khóc nên đã hỏi sang chuyện ông bà làm gì, việc học tập của 2 em
chồng Thanh, việc chăm sóc bé Lan,... Em không cười, ít nhất là từ lần đầu tiên

gặp đến giờ tôi chưa bao giờ được thấy em cười. Phải chăng cuộc sống đã làm
trái tim em khô cứng ? Chúng tôi nói chuyện thêm được một chút nữa thì em bảo
tôi về "Sắp đến giờ bố mẹ chồng và chồng em về rồi. Em phải đi chuẩn bị cơm,
chị về đi". Ngày hôm nay tôi chưa thu hoạch gì được nhiều nhưng ít nhất thì mối
quan hệ giữa tôi và Thanh đang tiến triển tốt. Tôi nghĩ cách mưa dầm thấm lâu,
mình cứ thật lòng quan tâm thì sẽ nhận được sự chia sẻ từ em. Tôi ra về với tâm
trạng đầy hy vọng.
Buổi 3
Thời gian: Sáng ngày 5/6/2019
Địa điểm: Chợ gần Nhà văn hóa bản Hậu
Mục đích: Củng cố mối quan hệ và tìm hiểu thông tin
Bản Hậu có một chợ cóc nhỏ gần nhà văn hóa, mọi người trong bản chủ yếu
đi chợ tại đây. Qua cô Hà hàng xóm của em Thanh, tôi biết được rằng em cũng
hay đi chợ này vào buổi sáng sớm nên hôm nay tôi đã dậy sớm và qua rủ em đi
chợ cùng. Khi tôi sang nhà rủ em, tôi đã gặp chồng em. Đó là một chàng trai
trông cũng còn rất trẻ con, dáng người gầy cao và khá đen. Anh ta nhìn thấy tôi
19


nhưng không nói gì mà quay vào lấy xe máy và đi ra ngoài. Tôi nghĩ có vẻ người
này cũng sẽ khó tiếp cận. Lúc tôi rủ Thanh cùng đi chợ, em có vẻ ngập ngừng e
ngại nhưng tôi lấy cớ rằng chưa quen người và cách mua bán ở đây nên nhờ em
đi cùng giúp đỡ. Em ngập ngừng đống ý và chúng tôi cùng đi ra chợ. Trên đường
đi tôi đã hỏi về chồng Thanh. Tôi hỏi "Người vừa nãy là chồng em phải không ?
Nhìn trẻ thật ! Chồng em làm gì vậy ?". Thanh bảo "Vâng. Đó là chồng em đấy.
Chồng em đi làm sửa chữa xe máy ở bản bên từ sáng đến tối mới về". Qua lời
Thanh tôi có thể thấy chồng em đi làm suốt cả ngày, thời gian có ở nhà có vẻ ít,
mọi công việc trong gia đình, việc chăm nuôi con Thanh đều không nhận được
sự giúp đỡ, chia sẻ từ chồng. "Chồng em đi làm cả ngày thế chắc về sẽ nhớ con
lắm Thanh nhỉ". Khi tôi hỏi vậy khiến em cúi mặt, im lặng và có vẻ rất buồn. Em

như muốn nói gì đó nhưng lại cứ ngập ngừng, tôi đã không biết mình có nên hỏi
tiếp hay không vì thực sự tôi hình như đã chạm vào nỗi đau của em. Chúng tôi
cứ thế im lặng đi. Khi đến chợ em đã giúp tôi mua đồ ăn, đồ ăn ở đây rẻ hơn ở
thành phố Thanh Hóa rất nhiều, để cho không khí được thoải mái, thân thiện, tôi
đã nói vui rằng “Cứ như thế này thì chắc chị ngày nào cũng sang đòi đi chợ theo
em mất!”. Tuy nhiên, dù vậy nhưng mọi người bán hàng ở chợ lại có thái độ gì
đó như không thân thiện, cởi mở với Thanh. Tôi không biết đó là do họ bận rộn
với công việc bán hàng hay còn vì lý do khác. Tôi đã nghĩ người cùng bản phần
lớn đều biết nhau hết nên sẽ có chào hỏi, hay hỏi thăm gì đó nhưng mọi người ở
đây lại khá lạnh nhạt. Điều này làm tôi tò mò một chút. Trên đuờng đi chợ về,
chúng tôi chỉ nói chuyện vu vơ về thời tiết, về nấu nướng, về mấy công việc
nhóm chúng tôi đang làm . Em rất hứng thú với việc nấu ăn, em đã có ý muốn
được học thêm về nấu ăn "Vì ở quê nên việc ăn uống gia đình em cũng không
cầu kì lắm nhưng em vẫn muốn cố gắng nấu ăn thật ngon, để lấy lòng mẹ chồng
mà chị !". "Mẹ chồng em chắc sẽ vui lắm khi có cô con dâu như thế này đấy."
Tôi có ý muốn gợi mở để em nói về gia đình nhà chồng nhưng thật khó, vì dù gì
20


đó cũng là chuyện riêng của mỗi gia đình, không ai lại thích vạch áo cho người
xem lưng. Thấy em không nói gì tôi mới đùa "Bà nội của chị lúc đầu rất ghê, mẹ
chị phải rất vất vả mới đối phó được đấy". Em mỉm cười, im lặng một lúc em
mới ngập ngừng, "Mẹ chồng em cũng khắt khe lắm, mẹ không vừa ý về em đâu.
Bà cũng không quá to tiếng nhưng lại xa cách lắm... Thực sự khó khăn lắm chị
ạ". Như được gợi mở, tôi bảo "Ừ đúng đấy, lấy lòng mẹ chồng luôn thế mà, nếu
em muốn hôm nào đó chị em mình cùng trao đổi, tìm hiểu về cách làm nàng dâu
được lòng gia đình nhà chồng nhé. Chị rồi cũng sẽ kết hôn mà !". Với gợi ý của
tôi, em đã gật đầu. Tôi thấy thật sự rất vui, cứ như mình vừa chiến thắng một
trận đấu vậy. Và vì hôm nay nhóm chúng tôi sẽ tham gia sửa đoạn đường hỏng
trước Nhà văn hóa cùng người dân nên tôi chỉ có thể gặp gỡ, nói chuyện với em

lúc đi chợ cùng thế này thôi. Chúng tôi chia tay nhau ở cổng nhà em, tôi chào em
"Chị về đây. Hôm nào sang chị em mình cùng nấu ăn và nói chuyện tiếp nhé !".
"Vâng, chị về nhé" - em đã chào lại tôi, tôi đã thực sự bất ngờ, dù nó không có gì
là to tát cả nhưng ít nhất, buổi hôm nay là bước đầu để mối quan hệ giữa chúng
tôi trở nên thân thiết hơn. Tôi mang đồ ăn về nhà với tâm trạng rất vui và đầy hy
vọng.
3.2 Xác định vấn đề của thân chủ
Sau khi đã có những thông tin ban đầu về thân chủ, kết hợp với kỹ năng quan
sát, lắng nghe, phân tích thông tin, tôi đã tìm ra được vấn đề mà em Thanh đang
gặp phải như sau:
Từ khi mẹ mất, Thanh gặp những cú sốc lớn về mặt tinh thần. Mẹ là người
em rất thân thiết, luôn chia sẻ mọi chuyện cùng em nên khi mẹ không còn, em
trở nên khép kín hơn, ít chia sẻ với mọi người. Kinh tế gia đình gặp khó khăn, là
con cả trong nhà, em đã phải nghỉ học ở nhà để phụ giúp bố làm ruộng sau khi
học hết cấp II và để hai em được đi học. Bố em vốn thương con nhưng lại là một
người đàn ông lầm lì, ít nói và khá gia trưởng, cộng thêm sự ra đi của mẹ Thanh,
21


bố em càng trở nên cục cằn và hay uống rượu hơn trước. Cứ mỗi lần bố say,
Thanh và hai đứa em lại phải chịu những trận đòn và sự chửi mắng. Không có
được sự chỉ bảo, chia sẻ của người mẹ, thêm vào đó là những trận đòn, những
lần chửi mắng của người bố, cô bé Thanh 16 tuổi khi ấy có những thay đổi về
tâm sinh lý mà không được chia sẻ, giải đáp, em đã sớm có bạn trai và mang thai
ngoài ý muốn.
Bà ngoại Thanh cũng rất thương em, nhưng bà cũng đã già yếu, không thể
bảo ban em được mọi chuyện. Khi biết mình có thai, bà là người đầu tiên em
chia sẻ. Chuyện mang thai đó đã là một cú sốc lớn đối với cả gia đình Thanh. Để
tránh những dị nghị, tai tiếng với xóm làng, Thanh đã phải kết hôn sớm, ở tuổi
16 với cái thai 5 tháng tuổi.

Gia đình nhà chồng Thanh là một gia đình nông thôn truyền thống, cũng khá
là khắt khe và nghiêm khắc. Chồng Thanh hơn em 2 tuổi, cũng nghỉ học sớm ở
nhà làm thợ sửa xe máy . Chồng đi làm cả ngày nên không chia sẻ được với em
những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày
Vì phải kết hôn khi còn rất trẻ và thiếu kinh nghiệm sống, làm mẹ và lo toan
cho cuộc sống gia đình nên em gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Mối quan hệ vợ chồng, nàng dâu - gia đình nhà chồng và cả những trách nhiệm mới không hề
đơn giản khiến em gặp phải rất nhiều căng thẳng và khủng hoảng trong cuộc
sống hàng ngày.
Khi đã nghỉ học ở nhà, em ít dần những giao lưu với bạn bè cũ. Đến bây giờ
đã làm mẹ, mặc cảm, tự ti với hoàn cảnh của mình nên em cũng vẫn khép kín, ít
bạn bè, và cũng không tham gia các hoạt động, hội hay câu lạc bộ trong bản.
Điều này ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của em. Những khó khăn, nỗi buồn em
đều chịu đựng, giữ lại cho mình, hoặc thỉnh thoảng chia sẻ với bà ngoại. Do vậy,
nếu Thanh cứ tiếp tục ngại ngùng, mặc cảm, tự ti sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cuộc
sống của em, không giải quyết được những xung đột trong các vai trò mà em
22


đang phải đảm nhận, sẽ khiến cuộc sống của em khó khăn và khủng hoảng hơn
nữa.
4. Lập kế hoạch giúp đỡ
4.1. Phân tích nguyên nhân, xác định vấn đề ưu tiên.
Cây vấn đề

23


Căng thẳng
trong cuộc
sống


Thiếu sự quan
tâm, tôn trọng từ
chồng và gia
đình nhà chồng

Mặc cảm, tự ti
về bản thân

Không
có được
sự chỉ
bảo, chia
sẻ của
mẹ

Về
hoàn
cảnh
của bản
thân

Thiếu
sự quan
tâm
chia sẻ
từ
chồng



thai
trước
hôn
nhân

Không

việc
làm

Thiếu kinh
nghiệm sống
và kiến thức để
làm vợ và làm
mẹ

Nghỉ
học
sớm

Còn
trẻ
tuổi

Thiếu
sự chỉ
bảo
của
người
lớn


Phân tích cây vấn đề:
Thanh là một cô gái rụt rè, khép kín nhưng lại rất có trách nhiệm. Việc mang
thai khi còn quá trẻ là một cú sốc lớn đối với cả em và gia đình em, nhưng em đã
chấp nhận đối mặt với nó, chấp nhận tự mình phải có trách nhiệm với cuộc sống
của bản thân và cả đứa trẻ. Việc kết hôn và có con sớm khiến cuộc sống của
Thanh gặp rất nhiều khó khăn.
Nhìn vào sơ đồ cây vấn đề ta có thể thấy Thanh sống mặc cảm, tự ti về hoàn
cảnh của mình. Khi vẫn đang ở độ tuổi dậy thì, việc thiếu vắng đi sự chỉ bảo của
người mẹ khiến sự phát triển tâm sinh lý ở mỗi người đều gặp nhiều khó khăn.
24


Thiếu đi bàn tay người mẹ cũng là một trong những lý do khiến em mắc phải
những sai lầm như thế này trong cuộc đời. Sớm từ bỏ việc học, sớm kết hôn và
sinh con trong khi bạn bè đồng trang lứa vẫn đang đi học cũng khiến em thấy
mình kém cỏi, xấu hổ và rất tự ti với bạn bè. Điều đó càng làm em sống khép kín
và ít tiếp xúc với mọi người hơn.
Bên cạnh đó, là một cô con dâu còn rất trẻ và còn nhiều thiếu sót, cộng thêm
việc gia đình nhà chồng rất nghiêm khắc và khó tính, Thanh đã chịu không ít
những áp lực. Gia đình nhà chồng, đặc biệt là mẹ chồng Thanh, thường không
vừa long với mọi điều Thanh làm. Với xã hội ở nông thôn, việc mang thai khi
còn trẻ khiến mọi người đều có cái nhìn thiếu thiện cảm về cô gái đó. Gia đình
chồng Thanh cũng không phải ngoại lệ, có thể do thành kiến và vẫn chưa hiểu
hết về Thanh (mới kết hôn được 10 tháng) nên gia đình còn có thái độ rất ghẻ
lạnh và coi thường em. Dù không có to tiếng nhưng chính cái sự im lặng, xa
cách mới làm em càng áp lực hơn rất nhiều. Ngoài ra, anh Sơn - chồng Thanh đi
làm cả ngày, và cũng còn trẻ khi mới 19 tuổi nên không chia sẻ được những khó
khăn, áp lực với em. Và việc gia đình nhà chồng Thanh cũng không phải là một
gia đình khá giả, nay có thêm 2 thành viên mới trong gia đình, Thanh vẫn chưa

có việc làm khiến thu nhập gia đình trở nên khó khăn hơn trước. Điều đó cũng
làm gia đình chồng không vừa ý với Thanh.
Còn thiếu kinh nghiệm trong việc làm mẹ, làm vợ, làm con dâu khiến cuộc
sống của Thanh cũng gặp không ít những khó khăn. Việc chăm sóc con, nuôi dạy
con, cách cư xử, ứng xử với chồng và gia đình nhà chồng,… Thanh còn thiếu
sót, chưa lấy được sự yêu thương, quan tâm từ phía gia đình chồng. Chồng, gia
đình chồng và Thanh cũng chưa tìm được điểm chung, tìm được cách để hiểu và
chia sẻ với nhau.
Từ tâm lý mặc cảm, tự ti và có phần e sợ gia đình nhà chồng, Thanh thường
không chia sẻ những khó khăn, áp lực của mình với ai. Em tự chịu đựng và tự
25


×