Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

XỬ lý hóa đơn GTGT VIẾT SAI QUY ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.13 KB, 3 trang )

XỬ LÝ HÓA ĐƠN GTGT VIẾT SAI QUY ĐỊNH
Căn cứ:
-

Điều 20 Khoản 1, 2, 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 hướng dẫn 51/2010/NĐ-CP và
04/2014/NĐ-CP hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ;

-

Khoản 7 Điều 3 của Thông tư 26/2015/TT-BTC (Sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC) về thuế GTGT, quản lý
thuế và hóa đơn.

1. Trường hợp hóa đơn đã lập sai nhưng chưa xé khỏi cuống hay đã xé khỏi cuống giao cho KH phát
hiện sai sót mà hai bên chưa khai báo thuế
1.1. Chưa xé khỏi cuống và chưa giao cho người mua: người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn
lập sai và lập lại hóa đơn mới đúng theo quy định.
1.2. Đã xé hóa đơn và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
 Hai bên lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai;
 Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hòi hóa đơn;
 Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới đúng theo quy định.
Hóa đơn sai này bên bán khi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn vào mẫu BC26/AC thì kê vào mục Xóa bỏ [15].
2. Trường hợp hóa đơn đã lập sai và hai bên đã khai báo thuế.
Cụ thể các trường hợp sai sót và cách điều chỉnh như sau:
2.1. Chênh lệch so với trị giá quyết toán
Nếu trị giá hóa đơn đã lập có sự chênh lệch so với trị giá được duyệt theo quyết toán thì được phép lập hóa đơn
điều chỉnh.
Tuy nhiên, phải kèm theo biên bản điều chỉnh ghi rõ nội dung, nguyên nhân chênh lệch giữa giá trị quyết toán và
giá trị của hóa đơn đã xuất trước đó.
Đồng thời, trên hóa đơn điều chỉnh ghi rõ điều chỉnh tăng/giảm số lượng hàng hóa, dịch vụ, giá bán, thuế suất
GTGT..., tiền thuế GTGT cho hóa đơn số..., ký hiệu... Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Căn cứ hóa đơn điều chỉnh, các bên thực hiện kê khai điều chỉnh hồ sơ thuế theo quy định tại khoản 5 Điều 10


Thông tư 156/2013/TT-BTC.
(Công văn số 55648/CT-TTHT ngày 9/8/2018)
2.2. Sai thuế suất
Thuế suất thuộc chỉ tiêu bắt buộc phải thể hiện trên hóa đơn GTGT (trừ mẫu hóa đơn bán hàng áp dụng cho cơ
sở tính thuế trực tiếp)
Hiện không có quy định miễn lập hóa đơn điều chỉnh cho trường hợp ghi sai thuế suất, vì vậy nếu ghi sai thuế
suất GTGT thì bắt buộc phải xuất hóa đơn điều chỉnh.
(Công văn số 49275/CT-TTHT ngày 16/7/2018)


2.3. Sai thông tin hàng hóa
Sai thông tin hàng hóa không thuộc trường hợp miễn lập hóa đơn điều chỉnh theo quy định tại tiết b khoản 7
Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC.
Do đó, hóa đơn nếu lỡ ghi sai thông tin của hàng hóa thực tế mua bán thì các bên phải lập biên bản ghi rõ sai
sót, đồng thời bên bán xuất hóa đơn để điều chỉnh.
(Công văn số 41335/CT-TTHT ngày 18/6/2018)
2.4. Những tiêu chí bắt buộc điều chỉnh bằng hóa đơn
Quy định hiện hành (tiết b khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC) chỉ cho phép lập biên bản điều chỉnh thay
cho hóa đơn điều chỉnh trong trường hợp chỉ sai sót về tên và/hoặc địa chỉ bên mua. Các nội dung bắt buộc
khác nếu sai phải lập biên bản ghi nhận sai sót và phát hành hóa đơn điều chỉnh, bao gồm:
 Mã số thuế bên mua
 Tên hàng hóa, dịch vụ;
 Đơn vị tính
 Số lượng
 Đơn giá
 Thành tiền
 Số tiền bằng chữ
(Khoản 1 Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC)
(Công văn số 41335/CT-TTHT ngày 18/6/2018)
2.5. Sai thông tin người bán được miễn lập hóa đơn điều chỉnh

Thông tin người bán trên hóa đơn cũng là một trong các nội dung bắt buộc (điểm e Khỏa 1 Điều 4 Thông tư số
39/2014/TT-BTC).
Tuy nhiên, nếu các hóa đơn có sự sai sót về thông tin người bán nhưng không làm tăng/giảm số thuế GTGT thì
vẫn được Tổng cục Thuế chấp nhận. Hai bên chỉ cần Biên bản điều chỉnh nội dung ghi sai và không phải lập hóa
đơn điều chỉnh.
(Công văn số 5821/TCT-DNL ngày 20/12/2017)
2.6. Lỗi chính tả
Lỗi chính tả trên hóa đơn có thể dẫn đến sự nhầm lẫn.
Do đó, tên hàng hóa/dịch vụ nếu mắc lỗi chính tả sẽ phải lập hóa đơn điều chỉnh.
(Công văn số 78391/CT-TTHT ngày 4/12/2017)
2.7. Có thể lập chung hóa đơn điều chỉnh cho 01 khách hàng
Theo Cục thuế TP. HCM, về nguyên tắc, mỗi hóa đơn sai sót phải lập riêng 01 hóa đơn điều chỉnh.


Tuy nhiên, nếu các hóa đơn sai sót là của cùng 01 khách hàng và phát sinh trong cùng 01 kỳ khai thuế thì có thể
lập 01 hóa đơn để điều chỉnh chung cho tất cả các hóa đơn sai sót, nhưng phải đính kèm bảng kê các hóa đơn
cần điều chỉnh.
(Công văn số 2305/CT-TTHT ngày 17/3/2017)
2.8. Cách kê khai hóa đơn điều chỉnh
Về nguyên tắc, hóa đơn điều chỉnh doanh thu được kê khai tại kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn điều chỉnh đó.
Tuy nhiên, tùy thuộc bên kê khai hóa đơn điều chỉnh là bên bán hay bên mua sẽ có cách kê khai khác nhau:
 Nếu là bên bán, sẽ kê khai điều chỉnh doanh số bán và thuế GTGT đầu ra;
 Nếu là bên mua, sẽ kê khai điều chỉnh doanh số mua và thuế GTGT đầu vào.
(Mục 3 Công văn số 4943/TCT-KK ngày 23/11/2015)
2.9. Tiền chiết khấu
Đối với tiền chiết khấu thương mại, quy định tại khoản 2.5 Phụ lục 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC cho phép điều
chỉnh thẳng trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ
Nếu áp dụng chiết khấu căn cứ vào số lượng, doanh số mua hàng thì được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán
hàng của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau, không phải lập riêng 01 hóa đơn để điều chỉnh số tiền chiết khấu
Tuy nhiên, nếu chờ kết thúc chương trình mới tính chiết khấu thì phải lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số

hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê
khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
(Phụ lục 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014)



×