Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Báo chí với vấn đề biển đảo và duyên hải việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 17 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TỎNG KÉT
KÉT QƯẢ TH ựC HIỆN ĐÈ TÀI KH&CN
CẤP ĐẠI HỌC QƯỚC GIA

Tên đề tài: BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ BIẺN ĐẢO VÀ DUYÊN HẢI VIỆT NAM
Mã số đề tài: QG.14.31
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS DƯƠNG XUÂN SƠN

Hà Nội, 2016


PHÀN I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên đề tài: BÁO CHÍ VỚI VÁN ĐÈ BIẾN ĐẢO VÀ DUYÊN HẢI VIỆT NAM
1.2. Mã số: QG.14.31
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
T
T
1

2



J

Chức danh, học vị, họ và tên
PGS.TS Dương Xuân Sơn


Đon vị công tác

Vai trò thực hiện đề tài

Trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài

PGS.TS Nguyễn Thị Thanh
Trường Đại học Khoa
Huyền
học xã hội và Nhân văn
T.s Bùi Chí Trung

Thành viên

Trường Đại học K.hoa

Thành viên

học xã hội và Nhân văn
4

T .s Trần Bá Dung

Hội

Nhà


báo

Việt

Thành viên

Trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn

Thành viên

Nam
5

Th.s Nguyễn Sơn Minh

1.4. Đon vị chủ trì: Truòng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
1.5. Thòi gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng:

từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 5 năm 2016

1.5.2. Gia hạn (nếu có):

đến tháng.......năm ..........

1.5.3. Thực hiện thực tế:

từ th án g 5 năm 2014 đến tháng 5 năm 2016


1.6. Những thay đối so vói thuyết minh ban đầu (nếu có): K hông có thay đổi
1.7. Tổng kinh phí đưọc phê duyệt của đề tài: 200.000.000 đồng (Hai trăm triệu đồng).
PHÀN II. TỎNG QUAN KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là quốc gia ven biển, với bờ biển dài hơn 3.260 km, có vùng nội thủy, lãnh hãi, vùng tiếp
giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn (trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền), cùng
gần 3000 hòn đảo ven bờ và hai quần đảo ngoài khơi là Hoàng Sa và Trường Sa, có vị trí địa chiến lược đặc
biệt quan trọng. Chính phủ Việt Nam đã thực thi chủ quyền cùa mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần
đảo Trường Sa từ xa xưa, phù hợp với luật pháp quốc tế và được công nhận bởi hàng loạt bằng chứng pháp lí
và lịch sử được quy định tại Luật biển thông qua năm 2012. Thực tế, từ bao đời nay, biển đảo có vai trò rất
quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đàm quốc phòng - an ninh quốc gia và luôn gắn với
những mốc son lịch sừ.
Nghị quyết Đại hội lần thứ X cùa Đảng đã xác định: “Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh
tế biên toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biến trong

2


khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế”. Nghị quyết Hội nghị TW 4 (khóa X)
tháng 2/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 khăng định công tác tuyên truyền, giáo dục nhận
thức về chủ quyền biển, đào là một trong những giải pháp quan trọng cần được đẩy mạnh trong hệ thống các
giải pháp nhằm thực hiện thành công Chiến lược, trong đó có vai trò to lớn, đi đầu cùa các cơ quan thông tin
đại chúng. Đại hội lần thứ XI của Đàng tiếp tục khẳng định: “Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị
thế và tiềm năng biển nước ta, gắn phát triển kinh tế biển với bào đảm quốc phòng,an
quyền vùng biển”.

ninh, bảo vệ chủ

Từ năm 2010 đến nay, khi vấn đề biển Đông đang ngày càng “nóng” lên, tình hình ngày càng phức tạp,
khó lường, đe dọa an ninh, chủ quyền cùa các nước, trong đó có nước ta, báo chí đã tăng cường tuyên truyền

về công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thố trên biển; công tác đấu tranh chính trị, pháp lý
và ngoại giao, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa; tuyên truyền nâng cao
nhận thức về biển, đảo; hoạt động kinh tế kết hợp với xây dựng thế trận toàn dân và an ninh nhân dân vùng
ven biền...N hiều cơ quan báo chí đã tổ chức những loạt bài tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, có tiếng
vang và ảnh hưởng xã hội sâu sắc, tạo chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và hành động của các cấp, các ngành,
các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội cao về chủ trương cùa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về vấn đề biển Đông.
Báo chí là m ột trong những phương tiện quan trọng của Đảng thực hiện chức năng tuyên truyền vận
động, giáo dục chính trị - tư tường cho quần chúng. Thời gian qua, báo chí nước ta đã tham gia tích cực vậo
việc tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biến đảo. Bên cạnh nhũng kết quả đạt được, việc tuyên truyền về chủ
quyền biển đảo thời gian qua cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định. Công tác truyền thông về biển, đảo nhìn
chung vẫn chưa chủ động, thiếu tính hệ thống, đồng bộ, nhất quán và chưa thật sự đáp ứng với yêu cầu đông
đảo của người dân. Nhiều đối tượng dân cư ven biển, hải đảo vẫn chưa tiếp cận được thường xuyên với các
nguồn thông tin chính thống. Các thông tin về địa phương, thế mạnh của biển, đào của những vùng biển xa
nhưng giàu tiềm năng vẫn chưa được khai thác, ít được đề cập tới. Khá nhiều tài liệu lịch sử, tài liệu từ các
kho tư liệu nước ngoài, các cá nhân và tổ chức về tiềm năng, giá trị lịch sử văn hóa cùa biển, đảo Việt Nam
còn chưa được thu thập, tổng hợp một cách có hệ thống; chưa giới thiệu rộng rãi đến đông đảo công chúng
trong nước và nước ngoài.
Do tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền biển đào và vai trò mũi nhọn cùa báo chí trong cuộc đấu
tranh này, thực tế đòi hỏi phải có một công trình nghiên cứu, tổng kết ]ý luận về vấn đề trên, nhằm góp phần
định hướng cho hoạt động tuyên truyền biển đảo trên báo chí. Trước các yêu cầu, nhiệm vụ mới cần tăng
cường, nâng cao chất lượng thông tin về chủ quyền biển đảo trên báo chí. Do vậy, nhóm nghiên cứu chọn đề
tài: “ Báo chí với vấn đề biển đảo và duyên hải Việt N am ” nhằm làm rõ vai trò của báo chí trong việc truyền
thông về biển, đảo.
2. Mục tiêu
M ục tiêu tổng quát
Mục tiêu chính của đề tài là phân tích, đánh giá vị trí, vai trò của báo chí truyền thông trong công tác
thông tin truyền thông về bảo vệ chù quyền và phát triển biển đảo, duyên hải Việt Nam. Đánh giá những
thành tựu, hạn chế, khó khăn, thách thức và những định hướng trong công tác thông tin tuyên truyền về chủ
quyền và phát triển biển đảo trên báo chí. Từ đó, rút ra được những bài học kinh nghiệm, chì ra phương

hướng, tìm các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quà công tác tuyên truyền về bào vệ chủ quyền biển
đảo và duyên hài Việt Nam.
M ục tiêu cụ th ể

Thứ nhất, nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về vị trí, vai trò của báo chí trong việc thông tin
tuyên truyền về biển, đảo và duyên hải Việt Nam trong chiến lược biển. Xác lập được hệ thống lý luận về vai
trò cùa báo chí. Nêu lên các khái niệm và giải thích các thuật ngữ về biển, đảo và duyên hải.


Thứ hai, khảo sát, phân tích vai trò của báo chí trong việc phổ biến thông tin tuyên truyền đường lối,
chủ trương của Đảng và pháp luật của N hà nước về chủ quyền biển đảo.

Thứ ba, khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng công tác thông tin tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền
biển đảo và duyên hải trên báo chí.
Thứ tư, khảo sát, đánh giá thực trạng những khó khăn và thách thức của báo chí trong việc thông tin
tuyên truyền vấn đề biển đảo và duyên hài.

Thứ năm, đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền của
báo chí với vấn đề biển đảo và duyên hải.

3. Phưong pháp nghiên cứu
Đe tài sử dụng tổng hợp phương pháp luận Mác - Lênin, phương pháp nghiên cứu khoa học chung và
các phương pháp nghiên cứu đặc thù của ngành báo chí học như:
- Phương pháp luận Mác - Lênin: dựa trên chù nghĩa duy bật biện chứng, chù nghĩa duy vật
lịch sừ để nghiên cứu, tìm hiểu trên cơ sở lý luận các quan điểm của Đảng và N hà nước có liên quan
tới vấn đề biển đảo và duyên hải Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử và sử dụng tài liệu thứ cấp (historical and

secondary


research), sưu tầm các văn kiện, chi thị, tư liệu của Đảng và Nhà nước liên quan tới việc xã hội hóa
thông tin trên báo chí nhằm tìm hiểu chủ trương, đường lối, định hướng của Đảng và Nhà nước về
vấn đề này. Đồng thời tập hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý luận từ các sách báo, tạp chí, các công
trình khoa học (trong và ngoài nước) có liên quan tới đề tài. Trong đó có nhiều tư liệu quý về đề tài
của nhiều tác giả.
- Phương pháp logic: dựa trên nguồn tài liệu để suy luận, đưa ra nhận xét, đánh giá.
- Phương pháp phân tích thông điệp báo chí: phân tích nội dung và hình thức thông tin của các
bài viết về vấn đề biển, đào và duyên hải Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study): Nghiên cứu chương trình Biển đảo Việt
Nam trên báo in, tạp chí, phát thanh, truyền hình, báo điện tử với những chuyên mục, chương trình
cụ thể. Báo hình tập trung nghiên cứu truyền hình Đà Nang, chương trinh biển đảo của Đài Tiếng nói
Việt Nam, báo Nhân dân online, Thanh niên online, báo chí địa

phương nghiên cứu trường hợp cụ

thể của báo chí Cà Mau (gồm đài phát thanh, đài truyền hình, báo Cà Mau, báo Đất Mũi).
4. Tống kết kết quả nghicn cứu
Nghiên cứu Báo chí với vấn đề biển , đảo và duyên hài Việt Nam cho đến nay luôn

là đề tài “nóng”,nhận

được sự quan tâm của nhiều người. Dưới góc độ báo chí, truyền thông đây cũng là vấn đề được nhiều nhà
nghiên cứu, nhiều cơ quan báo chí truyền thông quan tâm và chú trọng đăng tải thường xuyên. Trong bối
cảnh thể giới, khu vực, nhất là tình hình tranh chấp biển Đông vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây căng
thẳng, mất ổn định, đe dọa đến hòa bình, an ninh khu vực và thế giới thì vấn đề chủ quyền biển đảo tiếp tục
là chù đề hết sức nóng hổi, thu hút đông đảo công chúng theo dõi. Điều đó đặt ra yêu cầu cho tất cả các cơ
quan báo chí truyền thông từ trung ương đến địa phương phải tiếp tục tăng cường hơn nữa hoạt động thông
tin tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo.
Vấn đề biển, đảo và duyên hài Việt Nam luôn là trọng tâm trong chính sách đổi ngoại của Nhà nước ta,
thể hiện chính sách nhất quán của Việt Nam về chủ quyền vùng biển và hài đảo của nước ta. Nghị quyết Hội

nghị lần IV Ban chấp hành Trung ương Đàng khóa X đã đề ra chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 với
nhận định thế kỷ 21 là “thế kỷ của đại dương”. Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, xây dựng kinh tế xã hội
cần gắn liền với việc bào vệ nguồn tài nguyên nước ta, trong đó chủ quyền trên biển và hải đào. Chính sách

4


này cần được đi sâu vào ý thức cùa người dân nhằm chung tay góp sức cho việc bảo vệ nguồn tài nguyên
biến đảo của Việt Nam.
Báo chí là kênh thông tin truyền thông có khả năng thu hút một lượng công chúng rộng rãi và có sức
ảnh hưởng lớn tới dư luận xã hội. Báo chí đã, đang và sẽ tiếp tục vừa hợp tác, tận dụng, vừa cạnh tranh mạnh
mẽ. Việc tuyên truyền vấn đề biển, đảo trên báo chí thể hiện rõ quan điểm, chù trương, chính sách cùa Đảng ,
N hà nước Việt Nam trong việc giải quyết những bất đồng, tranh chấp chủ quyền biển, đảo; quy định đánh
bắt thủy, hài sàn ở khư vực Trường Sa, Vịnh Bắc Bộ cho hàng ngàn lượt tàu thuyền làm ăn trên biển, nhất là
tàu thuyền nước ngoài, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên các vùng biển, đáo và xây dựng vùng biển hòa
bình, ổn định.
Đe xuất giải pháp tuyên truyền về biển, đảo với những mỗi ưu thế riêng của từng loại hình báo chí,
nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ là gợi ý hiệu quả cho những nhà quản lý, nhà báo, các bạn đồng nghiệp ở các
cơ quan báo, đài và các phương tiện truyền thông đại chúng khác. Để những giải pháp trên đi vào thực tế,
cũng cần sự triển khai đồng bộ, từ chuyển đồi nhận thức, tư duy sáng tạo, bổ sung thiết bị kỹ thuật công nghệ
đến tạo cơ sờ vật chất cần th iết... Giải pháp chi khả thi khi đề tài được phân tích, ứng dụng triển khai trong
thực tế và sự vào cuộc của các bộ phận liên quan, tạo sự thay đổi về chất trong lĩnh vực tuyên truyền về biển,
đào và duyên hải - một bộ phận cấu thành quan trọng của chủ quyền quốc gia.
5. Đánh giá về các kết quả đã đạt đưọc và kết luận
Trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu đánh giá tổng quan về biển, đảo và
duyên hải Việt Nam. Đường lối, quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề biển
đảo; phân tích những thách thức đặt ra đối với vấn đề biển đảo Việt Nam hiện nay. Đánh giá thực trạng
thông tin tuyên truyền của các loại hình báo chí về vấn đề biển đảo. Đồng thời đề xuất những giải pháp nâng
cao chất lượng thông tin tuyên truyền về biển đảo trên báo chí.
Nhóm tác giả đã sưu tầm những tư liệu quý trong nước và ngoài nước có giá trị lịch sử và dẫn chứng ý

nghĩa để đưa ra cái nhìn toàn diện, chân thực về biển đảo và duyên hải Việt Nam. Chỉ ra những khái niệm,
thuật ngữ về vùng biển Việt Nam, đảo và quần đảo, duyên hải. Nêu lên những thách thức đặt ra đối với vấn
đề biển đảo Việt Nam hiện nay. Nhìn nhận được tầm quan trọng của việc tuyên truyền về biến đáo trong bối
cảnh hiện tại còn nhiều thách thức, nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng thông tin tuyên truyền về biển đảo Việt
Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng với những kết quả đạt được và hạn chế.
Khi thông tin về biển đảo Việt Nam, thì việc thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Đảng, N hà nước về biển đảo là vấn đề then chốt, giữ vai trò chù đạo. Nhóm tác giả đưa ra luật
pháp quốc tế về biển đảo; chủ trương, đường lối cùa Đảng, pháp luật cùa N hà nước về chủ quyền biển đảo.
Đánh giá vai trò của báo chí trong việc thông tin tuyên truyền về chủ quyền biển đáo, phát triển tiềm năng
kinh tế biển, đồng thời phát huy những giá trị văn hóa biển đảo Việt Nam.
Dựa trên việc khảo sát các loại hình báo chí, nhóm tác giả đã đưa ra thực trạng thông tin tuyên truyền về
vấn đề chủ quyền biển đảo trên báo in, tạp chí, truyền hình, phát thanh, báo điện tử của Việt Nam. Ngoài ra,
bài nghiên cứu còn phân tích một số bài viết trên báo chí nước ngoài về biển đào Việt Nam.
Đánh giá về thông tin về biển đảo và duyên hài trên báo tin, nghiên cứu chi ra những ưu điểm và hạn
chế của loại hình này. Nhìn chung, báo in đã làm tốt nhiệm vụ của mình, nội dung và hình thức thông thông
tin tuyên truyền đa dạng, từ vấn đề chù quyền biển đảo; an ninh, quốc phòng; các vấn đề kinh tế biển đảo;
giữ gìn và phát huy văn hóa, môi trường biển đảo. Báo in đã thành công trong việc truyền tài hình ảnh con
người qua các bài viết, từ hình ảnh người chiến sĩ, ngư dân, công dân sống trên đảo đến hình ảnh những
chuyên gia đi tìm bằng chứng để giữ vững và khẳng định chủ quyền dân tộc. Việc thông tin về vấn đề kinh tế
biển, đảo và duyên hải được phàn ánh sâu rộng, phân tích kỹ càng, cụ thể, chi tiết ở mọi khía cạnh: nuôi
trồng thủy sàn, công nghiệp chế biến cho kinh tế hàng hải, hải sản, công nghệ, kỹ thuật khai khoáng, dầu khí
và du lịch b iển ... Báo in phản ánh kịp thời về mọi mặt văn hóa, môi trường và xã hội xoay quanh các vấn đề
biển đảo và duyên hải Việt Nam. Các cuộc thi viết trên báo in có ý nghĩa thiết thực và tác động không nhỏ
trong việc truyền tải thông tin về biển đảo Việt Nam tới công dân, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng


về vấn đề này. Bên cạnh đó thỉ hiệu quả tương tác của việc thông tin tuyên truyền về biến đảo Việt Nam trên
báo in còn hạn chế, thiếu những bài viết có chiều sâu và gây được tiếng vang trong dư luận.
Trong công tác tuyên truyền về vấn đề biển đảo và duyên hải Việt Nam trên báo truyền hình, các đài
truyền hình từ trung ương tới địa phương đều thông tin đầy đủ, bám sát diễn biến cùa các sự kiện. Nhóm tác

già lựa chọn nghiên cứu trên đài truyền hình Đà Nằng đế đưa ra những đánh giá, phân tích thực trạng của
báo truyền hình trên phương diện nội dung và hình thức. Nội dung thông tin về vấn đề biển đảo trên đài
truyền hình Đà Nằng bao gồm: thông tin chính trị, thời sự về biển đảo; thông tin kinh tế biển đảo; thông tin
về biến đổi khí hậu, môi trường biển đảo; thông tin văn hóa - xã hội, giáo dục - y tế về biển đào; thông tin
đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển đảo. Hình thức thông tin về vấn đề biển đảo gồm: tin, phóng sự ngắn;
phim tài liệu, phóng sự, ký sự; các chương trình truyền hình tổng hợp; chương trình khoa giáo; chương trình
văn nghệ. Thông qua việc phân tích một số chương trinh truyền hình cụ thể, nhóm tác giả đã đưa ra nhũng
ưu điêm và hạn chế của loại hình truyền thông này trong việc tuyên truyền về biển đào Việt Nain.
Thông tin tuyên truyền về vấn đề biển đảo và duyên hải trên báo phát thanh được phát trên hầu hết các
hệ phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam như: hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp VOV1, hệ Văn hóa - Đời
sống - Khoa giáo VOV2, hệ Âm nhạc - Thông tin - Giải trí VOV3, hệ phát thanh đối ngoại V O V 5... Dựa
trên các chức năng xã hội của báo chí nói chung và báo phát thanh nói riêng (chức năng thông tin, chức
năng tư tưởng, chức năng giám sát và phàn biện xã hội, chức năng giải trí) để đưa ra thực trạng công tác
tuyên truyền về vấn đề biển đào và duyên hải trên báo phát thanh. Bằng việc phân tích các chương trình phát
thanh cụ thể về nội dung, hình thức và thời lượng phát sóng, phàn hồi của thính giả, bài nghiên cứu chỉ ra
thực trạng thông tin về biển đảo và duyên hài Việt Nam trên báo phát thanh.
Thông tin về vấn đề biển đảo và duyên hải Việt Nam được thể hiện trên báo điện tử phong phú về nội
dung, đa dạng về phương thức thể hiện. Các thế loại tin, phóng sự, bài phản ánh trên báo điện tử đề cập đến
hầu hết các lĩnh vực thể hiện theo hình thức truyền thông đa phương (M ultimedia) tiện gồm bài viết, video,
inforgraphic... Nhóm tác giả tập trung khảo sát các vài viết về biển đảo và duyên hải trên 2 tờ báo điện tử có
lượng truy cập và tương tác cao là Vnexpress.net và Tuoitre.vn từ tháng 3/2012 - 3/2013 nhằm đưa ra những
con số cụ thể. Ket quả khảo sát được xử lý trong bảng thống kê, sơ đồ hóa rõ ràng, khoa học. Phân tích nội
dung m ột số bài viết tiêu biểu, từ đó đánh giá thực trạng thông tin về vấn đề biển đảo và dưyên hải Việt Nam
trên báo điện tử.
Vấn đề biến đảo, duyên hài Việt Nam không chỉ nhận được sự quan tâm của báo chí trong nước mà còn
có cả báo chí nước ngoài. Khảo sát trên m ột số bài viết trên BBC, New York Time (Mỹ), Kyodo (Nhật Bản),
Tan Hoa X ã (Trung Quốc) đưa ra nhũng góc nhìn khác nhau về vấn đề biển đảo và duyên hải Việt Nam.
Thông tin đối ngoại giữ vai trò quan trọng trong công tác tư tưởng, đối ngoại của Đẳng, Nhà nước, là
cầu nối của Việt Nam với quốc tế. Vì thế, thông tin đối ngoại về chù quyền biển đảo trên báo chí cần được
chú trọng. Bài nghiên cứu chỉ ra thông tin đối ngoại của báo chí Việt Nam về chù quyền biển đảo, đồng thời

so sánh với báo chí Trung Quốc.
Cùng với báo chí trung ương, báo địa phương giữ vai trò quan trọng trong việc thông tin, truyền thông
về biển đào. Nhóm tác già tập trưng khảo sát về báo chí Cà Mau để thấy được vai trò, nhiệm vụ của báo chí
địa phương đối với vấn đề này. Nhìn nhận những khó khăn, hạn chế trong nội dung, phương thức truyền tải,
từ đó đề xuất giải pháp khắc phục.
Để nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền về biển đảo, duyên hải Việt Nam trên báo chí, nhóm tác
già đề xuất những giải pháp trên tất cà các loại hình báo chí. Đối với báo in: Nâng cao nhận thức, kỹ năng
cùa nhà báo trong công tác tuyên truyền thông tin về vấn đề biển đảo và duyên hài; đa dạng hóa thông tin và
phương thức chuyển tải về vấn đề biến, đào; xây dựng các chuyên trang về vấn đề biển đảo. Đối với báo phát
thanh: Đồi mới hình thức, nội dung và đổi mới quy trình sàn xuất các chương trình phát thanh tuvên truyền
về biển đào; giải pháp trong điều tra, nghiên cứu thính giả và công tác quảng bá các chương trình phát thanh
tuyên truyền về biên đảo. Đối với truyền hình: Đổi mới nội dung; đồi mới hình thức; tăng cường thời lượng,
6


tần xuất thông tin, thay đổi cơ cấu chương trình; xây dựng chuyên mục riêng về chù quyền biển đảo; giải
pháp về con người; hợp tác, chia sẻ, phối hợp thông tin về chủ quyền biển đào với các ngành, địa phương, cơ
quan báo chí khác. Đối với báo điện tử: Nắm vững các quan điểm của Đàng trong vấn đề chú quyền biển
đào; các cơ quan báo chí cần phối hợp chặt che với Bộ ngoại giao, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông
tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Ngoài ra, còn có những giải pháp nâng cao hiệu quả
thông tin đối ngoại về chủ quyền biển đảo.
6. Tóm tắt kết quă (tiếng Việt và tiếng Anh)
Đe tài: Báo chí với vấn để biên đào và duyên hải Việt Nam giải quyết được hết những câu hỏi nghiên
cứu đã đặt ra. Đó là chỉ ra được vấn đề biền đảo hiện nay, nêu được thực trạng thông tin tuyên truyền trên
báo chí về vấn đề biển đào, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quà thông tin tuyên truyền về biển đào trên báo
chí. Công trình nghiên cứu với dung lượng hơn 400 trang, gồm 7 chương, thể hiện toàn bộ kết quả nghiên
cứu của đề tài.
v ề cơ sở lý thuyết, nghiên cứu đã nêu được những thuật ngữ, khái niệm liên quan tới biển, hải đảo,

duyên hải Việt Nam. Bằng những tài liệu lịch sử quý giá đã sưu tầm được, nghiên cứu trình bày cơ sở pháp

lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, hy vọng góp tiếng nói chung về việc bảo vệ
chủ quyền biến đào Việt Nam. Trình bày một số nội dung quan trọng trong Công ước Luật biển 1982; chủ
trương, đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam; pháp luật biển đảo cùa Nhà nước Việt Nam. Trong đó,
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Luật Biển Việt Nam có vai trò quan trọng thể hiện ứng
xử của các quốc gia có biển với nhau và ứng xử cùa Việt Nam với biển.
Bằng việc khảo sát các loại hình báo chí, nhóm tác già đã đưa ra thực trạng thông tin tuyên truyền về
vấn đề chủ quyền biển đảo trên báo in, tạp chí, truyền hình, phát thanh, báo điện tử của Việt Nam.
Qua khảo sát, thông tin tuyên truyền về vấn đề biển đảo trên báo in, tạp chí cho thấy những ưu điểm và
hạn chế sau. v ề ưu điểm: Nội dung thông tin, các bài viết về vấn đề biển, đảo trên báo in, tạp chí được đăng
tải bám sát với định hướng tuyên truyền biển, đảo của Nhà nước. Các bài viết đã chuyển tải được vị trí, vai
trò và tầm quan trọng cùa biển đảo. Góp phần cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần
đoàn kết, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế biển đảo và bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng
liêng của vùng bién thiêng liêng của Tổ quốc.
Các bằng chứng lịch sử, những cổ vật, tài liệu quan trọng trong việc góp phần khẳng định chủ quyền
của Việt N am trên biển Đông, phản bác lại các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch nhất là đối với hai
quần đào lớn Hoàng Sa và Trường Sa đang xảy ra các cuộc tranh chấp với Trung Quốc trong việc xác lập
chủ quyền. N hững thông tin đó không chỉ có ích cho nhân dân Việt Nam m à còn có giá trị khẳng định với
bạn bè quốc tế trong chính sách giải quyết tranh chấp của Đảng, Nhà nước ta bằng biện pháp hòa bình và
tăng cường sự ùng hộ từ bên ngoài.
Các bài viết xoay quanh vấn đề biển đảo được tiếp cận ở nhiều khía cạnh vỉ vậy nội dung thông tin được
phản ánh rất đa dạng, phong phú, sinh động với nhiều mảng thông tin khác nhau. Các bài viết theo sát diễn
biến của sự kiện và vấn đề, được phân tích phản ánh qua nhiều kỳ hoặc chia thành các bài nhỏ tạo nên sự liên
tục trong việc thông tin cho công chúng.
v ề hình thức thể hiện, các bài viết cũng được thể hiện một cách sáng tạo với nhiều thể loại khác nhau
phù hợp với từng nội dung, từng sự kiện và thời điểm. Do đó, độc giả ít bị nhàm chán trong việc tiếp cận
thông tin. N hiều bài viết được phân tích sâu thông qua thể loại như bình luận, phóng sự, ký sự, phỏng v ấn...
đã tạo nên sự tác động mạnh mẽ đến nhận thức của độc giả trong công tác tuyên truyền các chính sách của
Đảng, Nhà nước về vấn đề biển, đảo và duyên hài Việt Nam
Bôn cạnh những thành tựu mà báo in đã làm được khi tuyên truyền về vấn đề này nhưng vẫn còn gặp
nhiều hạn chế: Ý kiến công chúng trong các bài viết còn ít, chủ yếu là ý kiến của các quan chức, các chuyên

7


gia. Do đó, các bài viết thiếu hụt sự đánh giá của người dân dẫn đến tình trạng thông tin được truyền đi
không thê hiện được tính hiệu quà tác động đến nhận thức công chúng.
Các bài viết còn nghiêng về đưa tin là chủ yếu, điều này giảin độ sâu và thú vị của thông tin rất nhiều.
Các thể loại có thế mạnh thể hiện chiều sâu tư duy, lôi cuốn công chúng như phóng sự, bình luận, câu
chuyện báo chí, phỏng vấn, ký sự ....nhưng lại ít được sử dụng.
N hững ưu điểm nồi bật về các chương trình thông tin về vấn đề biển đảo trên sóng phát thanh:
Tỏa sóng rộng khắp, không bị ngăn cách. Thông tin tổng hợp, dung nạp thông tin nhiều.Tạo cảm xúc,
gần gũi, thân thiết với thính giả.
Bên cạnh đó là những hạn chế mà các chương trình trên sóng phát thanh còn tồn tại: Tính thoảng qua vì
chỉ nghe m ột lần, nhiều nội dung quảng cáo xen lẫn. Công cụ trình bày ít (chỉ có 3 công cụ cơ bản: lời nói,
âm nhạc và tiếng động) nên việc truyền tài thông tin kém sinh động hấp dẫn. Thời lượng phát sóng còn ít.
Hình thức phát sóng gián tiếp không thu hút được thính giả.

vẫn còn một số vùng ven biển

việc thu sóng của

Đài TNVN chưa thật ổn định, chất lượng chưa cao, đặc biệt là khu vực ven biển Móng Cái - Quàng Ninh và
vùng biển đào Phú Quốc. Toàn bộ vùng lãnh hải nước ta và hầu hết các khu vực đánh bắt xa bờ của ngư dân
đã có thể thu được sóng TNVN bàng các máy thu dàn dụng.
Bằng việc khảo sát trường hợp cụ thể, đó là Đài truyền hình Đà Nang (VTV Đ à Nằng). Nghiên cứu chỉ
ra những thành tựu và hạn chế của truyền hỉnh trong việc thông tin, tuyên truyền về biển đáo. Dưới góc độ
thông tin, truyền hình đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận trong quá trình thông tin về chủ quyền
biển, đảo. Trước hết, truyền hình đã chuyển tài đẩy đủ, kịp thời và chuẩn xác các thông tin về chù trương
đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước về chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó, những vấn đề phát sinh, bức
xúc này sinh từ thực tiễn cuộc sống, những gương người tốt việc tốt, những điển hình tiên tiến, những cách
làm hay, sáng tạo góp phần trong bảo vệ chừ quyền biển đảo cũng được khai thác sâu, kịp thời và phản ánh

một cách sinh động. Bản tin dự báo thời tiết của truyền hình đã cập nhật rõ, đầy đủ về tình hình thời tiết trên
biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền cùa Việt Nam (VTV Đà Nang).
Các chương trình truyền hình với nhiều chuyên mục, phóng sự, phim tài liệu... thông tin, tuyên truyền
vê bộ đội biên phòng, về cảnh sát biển, về hải quan cửa biển, về dân quân biển và tất nhiên về hải quân Việt
Nam. Đây là kênh thông tin quan trọng của đông đào công chúng, phản ảnh tâm tư, nguyện vọng của đồng
bào, chiến sỹ, những người đang sinh sống, làm việc ở các vùng biển, đảo xa xôi.
Một số hạn chế còn tồn tại trong các chương trình truyền hình về biển đảo là: Chưa đáp ứng được sự kỳ
vọng của khán già xem truyền hình. Dù có những tác phẩm đạt giải cao về đề tài chủ quyền biền, đảo, nhưng
nhưng nhiều tác phẩm chưa hay về nội dung. Còn ít những hình ảnh, thước phim, những chương trình truyền
hình dấn thân với biển, đảo. Những phóng viên dám lên tàu làm ngư dân ra khơi hàng chục ngày lênh đênh
trên biển cà để ghi hình, để làm phim về chù quyền biển, đảo chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mảng thông tin đối
ngoại, hợp tác quốc tế, văn nghệ, y tế, giáo dục,... về biển đảo xuất hiện trên không nhiều, chủ yếu bám vào
các sự kiện, chưa khai thác sâu, chưa phân tích được những vấn đề hay, mới lạ, tạo sự quan tâm, chủ ý của
dư luận.
Cơ cấu chương trình về chù quyền biển, đảo chưa hợp lý. lịch phát sóng không được công bố thường
xuyên đến người xem. Khung giờ “Vàng” trên sóng đều dành chiếu phim truyện hoặc các chương trình giải
trí khiến khán giả ít có cơ hội theo dõi đẩy đủ thông tin về chù quyền biển, đảo.
Báo điện từ với những ưu điểm: Tuyên truyền các vấn đề liên quan về vấn đề biển đảo đúng với đường
lôi, chủ trương, chính sách của Đảng và N hà nước trong việc nâng cao bào vệ chủ quyền biển, đảo, phát huy
và phát triên kinh tê biên, đảo bên vững. N hờ tính phi định kỳ mà các thông tin được cập nhật liên tục, ờ
mọi thời điểm trong ngày. Các sự kiện diễn ra chỉ mất vài phút sau đã được đăng trên báo, công chúng được
tiếp nhận thông tin tức thì, nhanh chóng. Bên cạnh thế mạnh cùa báo điện tử là đưa tin ngắn, nhiều bài viết
phân tích sâu dưới dạng các bài phỏng vấn, các bài bình luận, phóng sự ,... giúp công chúng có cái nhìn tổng
quát của vấn đề. Thậm chí còn có sự tổng hợp thông tin, các sự kiện liên quan trước đó nên mạch theo dõi
thông tin cùa độc giả được mờ rộng và liên tục. Các bài viết được thể hiện nhiều cửa, góc tiếp cận khác nhau,
bằng việc sử dụng thông tin đồ họa, ảnh, audio, video, clip. Tạo nên sự hấp dẫn, đa dạng và sinh động về


thông tin, công chúng cảm thấy hứng thú, không bị nhàm chán khi tiếp cận thông tin khô khan này. Thêm
vào đó, bằng việc sử dụng đồ họa, bản đồ, hình ảnh là bằng chứng đanh thép phàn bác lại những luận điệu

sai trái cùa Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp biển Đông, nhất là tranh chấp chủ quyền hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Các bài báo cũng được hướng ra nhiều góc tiếp cận bằng các từ khóa liên quan,
công chủng sẽ được kết nối (link) tới các bài báo mà trước đó họ chưa đọc tới, giúp họ hiểu thêm vấn đề hơn.
Tuy nhiên, báo điện tử cũng bộc lộ những nhược điểm: Nội dung thông tin chưa đa dạng, nhiều bài viết
tập trung đưa tin phát ngôn của các nhà lãnh đạo, chuyên gia trong nước và quốc tế. Thể loại tin và bài phản
ảnh được sử dụng quá nhiều trong khi các bài viết có tính thu hút cao như phóng sự, ký sự, bình luận, phỏng
vấn lại ít. Nhiều bài viết được dẫn nguồn, biên tập đăng lại từ nhiều báo khác nhau, gây sự nhàm chán cho
công chúng khi phải thấy nội dung của m ột bài viết hai lần. Sử dụng thông tin đồ họa, audio, video, clip đang
ngày càng được ưu tiên, nhưng chất lượng hiệu quả thông tin chưa cao. Các hình họa, biểu đồ còn khá đơn
giản, sức hấp dẫn bị giảm, hay nhiều video, clip có độ nét kém và còn bị rung, giật nhiều, gây khó chịu cho
người xem, nên nhiều người vẫn chọn xem video trên truyền hình thời sự để theo dõi vẩn đề biển đào.
Từ thực trạng trên, đề tài nghiên cứu đề xuất các nhóm giải pháp và khuyến nghị đc nâng cao
chất luọng thông tin tuyên truyền về biển đảo trên báo chí.
Nhóni giải pháp cho báo in
- Nâng cao nhận thức, kỹ năng của nhà báo trong công tác tuyên truyền thông tin về vấn đề
biển, đào
-

Đa dạng hóa thông tin và phương thức chuyển tải về vấn đề biển, đảo

- Xây dựng các chuyên trang về vấn đề biển, đảo
Nhóm giải pháp cho phát thanh
-

Giải pháp trong việc đổi mới hình thức, nội dung và đổi mới quy trình sản xuất các chương

trình phát thanh tuyên truyền về biển đảo
a/ Nâng cao chất lượng, hiệu quả các chương trình đã có
b/ Đổi mới khung chương trình
c/ Tăng thời lượng cho các chương trình phát thanh thông tin về biển đào

-

Giải pháp trong việc điều tra, nghiên cứu thính giả và công tác quáng bá các chương trình

phát thanh tuyên truyền về biển đảo
a/ Quảng bá trên các phương tiện truyền thông của Đài TNVN
b/ Nghiên cứu, điều tra thính giả một cách khoa học cho tùng chương trình, đối tượng cụ thể
c/ Lưu trữ/ hỗ trợ tra cứu
d/ Mờ rộng diện phủ sóng
e/ Đe xuất việc cần thiết có một Kênh phát thanh biển đảo chuyên biệt bời vai trò của biển đảo trong đời
sống chính trị- xã hội và nhu cầu tất yếu về thông tin của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 cũng như
quy mô phát triển của Đài TNVN trong thời gian tới.
Nhóm giải pháp trên đài truyền hình
- Đổi mới nội dung
- Đổi mới hình thức
- Tăng cường thời lượng, tần suất thông tin, thay đổi cơ cấu chương trình
- Xây dụng chuyên mục riêng về chủ quyền biển đảo
- Giải pháp về con người
- Hợp tác trao đổi, chia sẻ, phối hợp thông tin về chủ quyền biển đảo với các ngành, địa phương, cơ
quan báo chí khác
- Một số giài pháp khác
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thông tin tuyên tuyền về chủ quyền biển đảo trên báo điện tử
- Báo chí phải nắm vững các quan điểm của Đảng trong vấn đề chủ quyền biển đảo
- Các cơ quan báo chí cần phối hợp chặt chẽ với Bộ ngoại giao, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông
tin - Truyền thông, Bộ quốc phòng, Bộ Công an
- Báo chí cần đa dạng hóa nội dung và hình thức thông tin
9


- Xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên trách về vấn đề biển, đảo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thông tin đối ngoại(TTĐN) về chủ quyền biến đảo
Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thông tin cho báo chí địa phuong miền biến.

PHÀN III. SẢN PHẨM, CÔNG BÓ VÀ KÉT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐÈ TÀI
3.1. Ket quả nghiên cứu
Yêu cầu khoa học hoặc/và chi tiêu kinh tế - kỹ thuật
TT
1

Tên sản phẩm
Báo cáo kết quả nghiên cứu

Đăng ký

Đạt đuọc

Sách chuyên khảo

Được nhà xuất bản Đại học

đề tài:

Quốc gia Hà Nội đồng ý xuất

Báo ch í với vấn để biển đảo

bàn

và duyên hải Việt Nam
2


Bài báo quốc tế:

Bài báo quốc tế

Đã được đăng: Imperial

Communication about

Imperial Journal

Journal Interdisciplinary

M aritim e Sovereignty in

Interdisciplinary Research

Research (IJIR)

Vietnamese Press

(1J1R)

Vol-2, Issue-5,2016
ISSN: 2454-1362,

Page: 1629-1634

Bài báo trên tạp chí chuyên


Tạp chí: Lý luận chính trị và

Đã được đăng: Lý luận chính

ngành:

truyền thông

trị và truyền thông
Số tháng 1 - 2015

Báo ch í với việc bảo vệ và
p liát huy giá trị văn hóa

Từ trang: 53-57

biên, dủu (rong thời kỳ hội
nhập
4

Bài báo trên tạp chí chuyên

Tạp chí Cộng Sản, chuyên san

Đã được đăng: chuyên san Hồ

ngành: Báo chí với công tác

Hồ sư sự kiện


sơ sự kiện

thông tin tuyên truyền về
chủ quyển biển, đảo
5

Số 304, ngày 10/6/2015
Từ trang: 21-23

Báo cáo khoa học tại hội

Hội thảo khoa học quốc tế:

thảo khoa học quốc tế:

Bảo vệ và phát huy giá trị văn
hóa biển đào Việt Nam

Báo ch í với việc bảo vệ và

Đã được báo cáo

phát huy giá trị văn hóa
biển đảo trong thời kỳ hội

nhập

3.2. Hình thức, cấp độ công bố kết quả
Tình trạng
Sản phâm

TT

(Đã in/ châp nhận in/ đã nộp
đơn/ đã được châp nhận đơn
hợp lệ/ đã được cấp ẹiay xác

Ghi đia chỉ
và cảm on sư

Đánh giá
chung

tài tro’ của
ĐHQGHN

(Đat,
không đạt)
10


nhận SHTT/ xác nhận sử dụng
sản phàm)
1
1.1

đ ú n g quy
đ ịn h

Công trình công bô trên tạp chí khoa học quôc tê theo hệ thông ISI/Scopus
Bài báo quỏc tê: C om m unication


Đã được đăng: Im perial

about M aritim e Sovereignty in

Journal Interdisciplinary

Vietnamese Press

Research (IJIR)
Vol-2, Issue-5,2016
ISSN: 2454-1362,
httD://w w w .onlineiournal.in
Page: 1629-1634

1.2
2

Sách chuyên khảo được xuât bản hoặc ký hợp đông xuất bản

2.1

Báo ch í với vẩn đê biên đảo và
duyên hải Việt N am

Đã được nhà xuât bàn Đại
học Q uốc gia Hà N ội ký hợp
đồng xuất bản

2.2

o
J

Đăng ký sờ hữu trí tuệ

3.1
3.2
4

Bài báo quôc tế không thuộc hệ thông ISI/Scopus

4.1
4.2
5

Bài báo trên các tạp chí khoa học cùa Đ H Q G H N , tạp chí khoa học chuyên ngành quốc
gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế

5.1

Bài báo trên tạp chí chuyên ngành:
Báo c h í với việc bảo vệ và p h á t huy
giá trị văn hóa biến, đảo trong thời

5.2

Đ ã được đăng: Lý luận chính
trị và truyền íliông
Số tháng 1 - 2015


kỳ hội nhập

T ừ trang: 53-57

Bài báo trên tạp chí chuyên ngành:

Đ ã được đăng: chuyên san

Báo chí với công tác thông tin tuyên
truyền về chủ quyền biển, đảo

Hồ sơ s ự kiện
Số 304, ngày 10/6/2015
Từ trang: 21-23

6

Báo cáo khoa học kiên nghị, tư vân chính sách theo đặt hàng của đơn vị sử dụng

6.1

Báo cáo khoa học tại hội thảo khoa

Đã được báo cáo tại hội thảo


khoa học quốc tế:

học quôc tê:
Báo ch í với việc bảo vệ và ph á t huy


Bảo vệ và phát huy giá trị văn

giá trị văn hóa biển đảo trong thời
kỳ hội nhập

hóa biển đảo Việt Nam

6.2
7

Kêt quả dự kiên được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính sách hoặc cơ sở ứng
dụng KH&CN

7.1

Làm tài liệu giảng dạy, nghiên cứu
trong N hà trường

7.2

Là tài liệu tham khảo trong các cơ
quan chỉ đạo, quản lý báo chí

7.3

Là tài liệu tham khảo chung cho
những ai quan tâm đến báo chí với
vấn đề biển đảo và duyên hài Việt
Nam


Ghi chú:

- Cột sản phâm khoa học công nghệ: Liệt kê các thông tin các sản phâm KHCN theo thứ tự giả, tên công trình, tên tạp chí/nhà xuất bản, số phát hành, năm phát hành, trang đăng công trình, m ã công
trình đăng tạp chưsách chuyên khảo (DOI), loại tạp chí ISI/Scopus>
- Các ấn phàm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên khảo...) chi đuơc chấp nhân nếu có ghi
nhận địa chi và cảm ơn tài trợ cùa ĐHQGHN theo đúng quy định.
- Dàn phô tô toàn văn các ân phãm này phái đưa vào phụ lục các minh chửng của bảo cáo. Rìênọ,
sách chuyên kháo cần có bàn phô tô bìa, trang đầu và trang cuối có ghi thông tin mã số xuất bàn.
3.3. Kết quả đào tạo
ĩ h ò i gian và kinh phí tham Công trình công bố liên quan
TT

Họ và tên

gia đề tài
{số tháng/so tiền)

Đã bảo vệ
(Sản phâm KHCN, luận án, luận văn)

Nghiên cứu sinh
1

Nguyên Sơn

3 tháng/ 24.000.000 đông

Minh


Luận án: Báo điện tử với vân đê xây

Đã bào vệ

dựng và phát triển nền văn hóa Việt

thành công

Nam hiện nay

luận án ngày
19/3/2016

Học viên cao học
1

Nguyên Thuận
Huế

3 tháng/ 12.000.000 đông

Phim tài liệu truyên hình vê biên đào
(Khảo sát trên sóng V T V 1 từ 20132014)

Đã bảo vệ
thành công .
luận văn thạc
sĩ ngày


12


4/12/2015
2

Hô Dũng

3 thán g /12.000.000 đông

Báo chí với phát triên kinh tê biên đảo
miền Trung

Đã bào vệ
thành công
luận văn thạc
sĩ ngày
28/06/2015

Ghi chú:
- Gửi kèm bản photo trang bìa luận án/ luận văn/ khóa luận và bằng hoặc giấy chứng nhận nghiên
cínt sinh/thạc sỹ nếu học viên đã bảo vệ thành công luận án/ luận văn;
-

Cột công trình công bo ghi như mục III. 1.

PH Ầ N IV. TỐ N G H Ợ P K É T Q UẢ C Á C SẢN PHẨM K H & C N VÀ ĐÀO T Ạ O CỦ A Đ È TÀI
TT

1


S ản phâm

Bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống

S ố Iư ọ n g
đăng ký

Số lưọng đã

1

1

1

1

2

2

1

1

3




hoàn thành

ISI/Scopus

2

Sách chuyên khảo được xuât bàn hoặc ký hợp đông xuất bản



Đăng ký sở hữu trí tuệ

4

Bài báo quôc tê không thuộc hệ thông ISI/Scopus

5

Sô lượng bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp
chí khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng
trong kỷ yếu hội nghị quốc tế

6

Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt hàng của
đơn vị sử dụng

7

Kêt quả dự kiên được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính




sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN
8

Đào tạo/hỗ trợ đào tạo NCS

1

1

9

Đào tạo thạc sĩ

2

2

PH Ầ N V. TÌN H H ÌN H s ử DỤNG K INH PH Í

TT

Nội d u n g chi

A

Chi phí trực tiêp


1

Thuê khoán chuyên môn

2

Nguyên, nhiên vật liệu, cây con..


J

Thiêt bị, dụng cụ

K inh phí

K inh phí

đư ọ c duyệt

thự c hiện

(triệu đồng)

(triệu đong)

200

200

G hi chú


13


4

Công tác phí

5

Dịch vụ thuê ngoài

6

Hội nghị, Hội thảo, kiêm tra tiên độ, nghiệm
thu

7

In ân, Văn phòng phâm

8

Chi phí khác

B

Chi p hí giản tiếp

1


Ọuản lý phí

2

Chi phí điện, nước
Tông sô

200

200

PHẦN V. KIẾN NGHỊ (vềphát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài; về quàn lý, tô chức thực hiện

ờ các cấp)
Đề nghị phát triển kết quà nghiên cứu của đề tài lêncấp Nhà nước.Ketquả nghiên cứu được sử dụng

rộng

rãi trong các cơ quan quán lý nhà nước, trở thành tài liệu tham khảo cần thiết trong học tập, nghiên cứu và
quản lý xã hội.
PHÀN VI. PHỤ LỤC (minh chứng các sân phâm nêu ở Phan III)

Các sàn phâm kèm theo gom:
1.

Sản ph ẩm khoa học: Báo cáo tổng qu an đề tài B á o c h ỉ với vấn đề biến đảo và duyên h ải

Việt Nam (425 trang)
1 bài báo đ ăn g trên tạ p c h í q uốc tế

2 bài báo đ ăn g trên tạp chí k h o a học chuyên ngành

1 báo cáo khoa học tại hội thảo quốc tế
2. Sản phẩm đào tạo: Q u y ế t định cô n g nhận đề tài c ủ a 1 n g h iên cứ u sinh, 2 học viên sau đại
học có liên quan dến nội dung thực hiện đề tài
3. Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện đề tài

Hà Nội, n g à y ........tháng..........năm ...
Đon vị chủ trì đề tài

(Thù trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)

14


n.ẠI IKK t.H

HÀ NỘI

TRƯÒ^GĐẠIHỌC KHOAHỌC
XA HỢI VA NHAN VĂN

C Ộ N G H Ò A X À H Ộ I C H Ủ N G H ĨA VI H I N A M

©ộc lập - T ư do - H anh phúc



— ---------———------ -----!____


SỐ: ^ Ố ^ / Q Đ . S Đ H

H à Nội, ngày L L -th á n g 12 năm 2014

QUYÉT ĐỊN H
Vê việc công nhận đề tài và người hưóng dẫn cho học viên cao học

HIỆU TRƯỞNG t r ư ờ n g đ ạ i h ọ c k h o a h ọ c x ã h ộ i v à n h â n v ă n

Căn cứ Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg ngày 26/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quy chê tô chức và hoạt động của Đại học Quôc gia và các cơ sỏ' giáo dục đại học thành viên'
Căn cứ Quy chế đào tạo sau đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành theo Quyết
định sô 1555/QĐ-ĐHQGHN ngày 25/5/2011 được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số
3050/QĐ-ĐHQGHN ngày 17/9/2012 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội;
Xét đê nghị của Chủ nhiệm Khoa Báo chí - Truyền thông và Trưởng phòng Đào tạo Sau đại học
QUYẾT ĐỊNH:
Điêu 1. Công nhận PGS. TS. Dương Xuân Sơn là cán bộ hướng dẫn cho học viên

Nguyễn Thuận Iluế, học viên cao học khoá QH-2013-X.
Dc tài: Phun tài liệu truyên hình vê biên đảo (Khảo sát trên sóng VTV1 từ 20132014).
Chuyên ngành: Báo chí học;
Mã số: 60 32 01 01
Điêu 2. Học viên cao học và cán bộ hướng dẫn có tên ở điều 1 được hưởng các chế độ

theo quy chế biện hành.
Điêu 3. Thủ írưẻmg các đơn vị có liên quan, cán bộ hướng dẫn và học viên cao học có

tên trên chịu trách nhiệm thi hành quyết định n à y ^
KT.HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG

Nơi nhận :
- Như điều 3;
- Lưu ĐTSĐH.

PGS. TS. Phạm Quang Minh


ĐẠI HỌ C Q U Ở C GIA H À NỘI

CỘNG H Ò A X Ã H Ộ I C H Ủ N G H ĨA V IỆT N A M

TRƯ ỜNG ĐẠI HỌC KH O A HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Độc Sập - T ụ do - H ạnh phúc

Số: ^ \S 'cj /QĐ-SĐH
Iià Nội, ngày / Ị s ị tháng 12 năm 2013

QUYÉT Đ ỊN H
Vê việc công nhận đê tài và ngưòi hưóng dẫn cho học viên cao học

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XẢ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Căn cứ Quy chế đào tạo sau đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành theo Quyết định số
1555/QĐ-ĐHQGHN ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội'
Xét đề nghị của Chủ nhiệm Khoa Báo chí-Truyền thông và Trưởng phòng Đào tạo Sau đại học
QUYẺT ĐỊNH:
Đ iêu 1. Công nhận PGS. TS. Dương Xuân Sơn là cán bộ hướng dẫn cho học viên


Hồ Dũng, học viên cao học khoá QH-2012-X.
Đê tài: Báo chi với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung.
Chuyên ngành: Báo chí học;
Mã số: 60 32 01 01
Đ iều 2. Học viên cao học và cán bộ hướng dẫn có tên ở điều 1 đượchưởng

các chế

độ theo quy chế hiện hành.
Đ iều 3. Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, cán bộ hướng dẫn và học viên cao học

có tên trên chịu trách nhiệm thi hành quyết định nàyK

KT HIỆU TRƯỞNG
N ơi nhận :
- N h ư điều 3
- Lưu Đ T SĐ H



×