Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Quá trình hình thành kiến trúc an ninh mới ở khu vực châu á thái bình dương và tác động đến việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 75 trang )


Đ Ạ I H Ọ C Q U Ố C G IA H À N Ộ I

BÁO CÁO TỎNG KÉT
K É T Q U Ả T H ự C H IỆ N Đ Ê T À I K H & C N
C Ấ P Đ Ạ I H Ọ C Q U Ố C G IA

Tèn đề tài: Q u á (rình hình (hành kiến trúc an ninh m ới ỏ’ khu vự c
C h âu Á - T h á i B ình D ư ơ n g và tác động đến V iệt N am
M ã sổ đề tài: Q G .1 4 .2 7
C hủ n h iệm đề tài: P G S .T S. Phạm Q u an g M inh

Hà Nội, 2016


PHẢN I. THÔNG TIN CHƯNG
1.1. Tên đề tài:
Quá trĩnh hình thành kiến trúc an ninh mới ở khu vực Châu Á - Thái Bình D ương và
tác động đến Việt Nam
1.2. Mã số: QG. 14.27
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài:
TT

Chức danh, học vị, họ và tên

Đon vị công tác

Vai trò thực hiện đế tài

1


PGS.TS. Phạm Quang Minh

Trường ĐHKHXHNV

Chủ nhiệm

2

PGS.TSKH. Trần Khánh

Viện NC Đông Nam Á

Thành viên

3

TS. Nguyễn Hùng Sơn

Học Viện Ngoại giao

Thành viên

4

PGS.TS. Nguyễn Thị Quế

Thành viên
Học viện
Chính trị quốc gia HCM


5

TS. Trần Bách Hiếu

Trường ĐHKHXHNV

Thư ký

1.4. Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo họp đồng:

từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 5 năm 2016

1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng......n ăm .......
1.5.3. Thực hiện thực tế:

từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 5 năm 2016

1.6. Những thay đổi so vói thuyết minh ban đầu (nếu có):
(Ve mục tiêu, nội dung, phươ ng p h á p , két quả nghiên cứu và to chức thực hiện; N guyên
nhân; Ỷ kiến của Cơ quan quản lý)
Chủ nhiệm đề tài đề nghị điêu chỉnh yêu cầu sản phâm từ 01 bài đăng trên tạp chí quốc
tế thuộc hệ thống SCOPUS thành 01 chương sách do một N hà xuất bản có uy tín của nước
ngoài xuất bản, có chỉ số ISBN.
Việc thay đổi này không ảnh hưởng đến chất lượng của công trình nghiên cứu. Các
xuất bản của các nhà xuất bản nổi tiếng thế giới như Elsevier, M acmilian Palgrave,
Springer, Francis and Taylor ... được các trường đại học trên thể giới có uy tín thừa nhận và
được đánh eiá có chất lượng ngang với các tạp chí có chỉ số có ảnh hưởng cao.
Đại học Quốc gia đã có văn bản cho phép điều chỉnh.

1.7. Tổng kinh phí được phê d u y ệt củ a đề tài: 300 triệu đồng.

PHẦN II. TỎNG QUAN KÉT QUẢ NG H IÊN c ứ u
Viết theo cấu trúc m ột bài báo khoa học tổng quan từ 6-15 trang (báo cáo này sẽ được
đăng trên tạp chí khoa học ĐHQGHN sau khi đề tài được nghiệm thu), nội dung gồm các
phần:

2


1. Đ ặí vấn đề
Trong những năm gần đây, môi trường an ninh khu vực châu A - Thái Bình Dương có
nhiều diễn biến phức tạp, gây lo ngại cho các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Thách thức lớn nhất là khu vực Châu Á-Thái Bình Dương chưa có một tổ chức, cơ che an
ninh có tổ chức chặt chẽ, hoạt động có hiệu quả, nhằm giải quyết những xung đột, tranh
chấp đang ngày càng gia tăng, thách thức hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực. Ở
khu vạrc này đã và đang hình thành đồng thời nhiều cơ chế, diễn đàn, tổ chức với mục tiêu,
quy mô, phạm vi, chức năng khác nhau, nhằm giải quyết các vẩn đề an ninh truyền thống và
phi truyền thống của khu vực.
Từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt đến nay, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đã
chứng kiến sự ra đời của hàng loạt tổ chức, cơ chế như Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á
Thái Bình Dương (A PEC) năm 1989, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) năm 1994, Cơ chế
ASEAN cộng 3 năm 1997, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) năm 2005, Hội nghị Bộ
trưởng quổc phòng A D M M cộng....Đ iểm chung của các tổ chức cơ chế này là sự tham gia
và đống góp của A SEA N với tư cách là lực lượng trung tâm và cầm lái. Tất cả các cơ chế
đó đang dần dần góp phần định hình một kiến trúc an ninh mới của khu vực. Đê tài sẽ chỉ
tập trung làm rõ vị trí, vai trò của các cơ ché, tổ chức có ASEAN tham gia và chỉ ra mối

quan hệ giữa các tổ chức đa phương này.
Ngoài ra, đề tài sẽ đánh giá những trở ngại, thách thức đối với việc hình thành kiến

trúc an ninh của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thông qua việc phân tích sự điêu chỉnh
chiến lược của các cường quốc.
Sự cần thiết của đề tài
- Từ góc độ lý th u yết:
Thứ nhất, trong nghiên cứu quan hệ quốc tế, nghiên cứu về an ninh, bao gôm an ninh
truvền thống và an ninh phi truvền thống, luôn chiếm một vị trí quan trọne. Các cuộc thảo
luận khoa học gần đâv, nhất là từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt và đặc biệt là sau sự kiện
11/9, đề cập nhiều đến các nội hàm mới của an ninh và làm thế nào để có thể xây dựng các
cơ chế hợp tác ngăn chặn các nguv cơ làm cho thế giới hất ổn và xuns đột.
Thứ hai, các lý thuyết quan hệ quốc tể chủ yếu xuất phát từ phương Tây, lấy phương
Tây làm trung tâm, nên không thể giải thích được những vấn đề an ninh xảy ra gần đây ở


những khu vực khác ngoài phương Tây. Vì thế, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng mới ở
châu Á-Thái Bình Dương sẽ góp phần làm phong phú thêm các lý thuyêt nghiên cứu, bô
sung thêm những khía cạnh chưa được đề cập.
- Từ góc độ thực tế khu vực. Kể từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, khu vực châu Á-Thái
Bình Dương thực sự đã trở thành tâm điểm của sự chú ý của tất cả thế giới, các nhà nghiên
cứu, hoạch định chính sách và các tầng lóp xã hội khác vì một số lý do:
Thứ nhất, đây là khu vực có tầm quan trọng đặc biệt tò tất cả các góc độ chính trị, kinh
tế, an ninh-quốc phòng, có tốc độ phát triển kinh tế đứng đầu thế giới, là nơi hội tụ lợi ích
của tất cả các cường quốc và các nền kinh tế lớn từ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản,
Liên bang Nga, Hàn Q uốc...K hu vực Châu Á-Thái Bình Dương có thể được coi là thế giới
thu nhỏ.
Thứ hai, khu vực này không có truyền thống, kinh nghiệm trong hợp tác an ninh. Các
cơ ché hợp tác an ninh ờ khu vực này chỉ mới xuất hiện sau Chiến tranh lạnh và vẫn còn
đang trong quá trình phát triển.
Thứ ba, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang chứng kiến sự vận động hết sức mạnh
mẽ của các chủ thể, các nồ lực hết sức đa dạng nhằm hướng tới một kiến trúc an ninh mới.
Trong quá trình này, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành địa bàn cạnh tranh

chiến lược giữa các nước lớn, trong đó nổi bật bật nhất là cuộc chạy đua giữa một bên là
Hoa Kỳ và bên kia là Trung Quốc. Không hẳn đứng giữa, nhung luôn bị tác động của cuộc
cuộc chạy đua này neoài các nước đồng minh của Mỹ, trong khu vực này nổi lên vai trò của
A SE AN với những sang kiến và mong muốn đóng vai trò chèo lái, ngày một thu hút được
sự quan tâm của tất cả các cường quốc.
- T ù góc độ quốc gia. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chủ trương đa phương hóa, đa
dạnR hóa các quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, cũng nhận thức được tầm quan
trọna của vấn đề xây dựng kiến trúc an ninh khu vực nhằm bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ và lợi ích của quốc gia. Từ đổi đầu, nghi kỵ, thụ động trong quan hệ với ASEAN, hiện
nay Việt Nam khẳng định là thành viên tích cực, chủ động và xây dựng của Hiệp hội, thể
hiện chù trương tăng cường liên két và hội nhập khu vực của Việt Nam trong một môi
trường an ninh mới, đầy biến động. Việt Nam phải có một vị trí xứng đáng trong kiên trúc
an ninh mới đó.
2. M ục tiêu:
Mục tiêu chính của đề tài là phân tích quá trình hình thành của kiến trúc an ninh mới ở khu
vực Châu Á-Thái Bình Dương, thông qua đánh eiá các sáng kiến và nỗ lực của Hiệp hội các
4


quổc gia Đông Nam Á (ASEA N) với tư cách iả lực ỉượng trung tâm và chèo lái trong việc
xây dựng một cơ chế hợp tác an ninh đa phương mới nhằm bảo đảm môi trường hòa bình
cho khu vực, từ đó làm rõ tác động của nó đối với vị thế và chính sách đôi ngoại của Việt
Nam.
M ục tiêu cụ thê:
Thủ nhất, phân tích những yếu tố tác động tới sự hình thành kiến trúc an ninh mới của
khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
Thứ hai, trình bày có hệ thống những nỗ lực và đóng góp của A SEA N trong việc xây
dựng một kiến trúc an ninh mới ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
Thứ ba, đánh giá sự tham dự của các nước lớn trons việc hình thành kiến trúc an ninh
mới ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ tư, đánh giá tác động của kiến trúc an ninh mới của khu vực đối với vị thế của
Việt Nam, done thời đưa ra m ột số khuyến nghị về sự tham gia của Việt Nam
Thứ năm, Dự báo về triển vọng của kiến trúc an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương
3. Phương pháp nghiên cứu
Đe tài được thực hiện trên cơ sở quan điểm của Chủ nghĩa M ác-Lênin và tư tưởng Hô
Chí Minh về quan hệ quổc tế trong bổi cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa.
P h ư ơ n g pháp n g h iên cứ u, kỹ th u ậ t s ử dụng. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu
liên ngành bao gồm sử học, phân tích, tổng hợp, logic kết hợp với các phương pháp nghiên
cứu quốc tế (ba cấp độ phân tích: hệ thống, quốc gia và cá nhân).
Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo: Đâv là lần đầu tiên ở V iệt Nam có m ột nghiên
cứu về kiến trúc an ninh mới của khu vực, trên cơ sở khai thác nguồn tài liệu nước ngoài và
cách tiếp cận chính trị học.
4. T ổng kết kết q u ả nghiên cứu
Châu Á - Thái Bình Dương rõ ràng là khu vực quan trọng nhất, nhưng cũng phức tạp
và căng thẳng nhất trên hành tinh này. N ắm trong tay ba nền kinh tể lớn nhất thế giới và m ột
sổ quan hệ chiến lược quan trọng của khu vực, việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế liên tục,
đồng thời vẫn duv trì hòa bình và ổn định, sẽ là một trong nhừne thách thức chủ đạo của trật
tự thế giới thế kỷ XXI.

5


Thông thường, chúng ta kỳ vọng các thê chê khu vực đóng vai trồ chủ đạo trong hoàn
thành mục tiêu trên. Thế nhưng một trong những đặc điểm nổi bật nhất của khu vực Châu Á
- Thái Bình Dương là cho tới nay, mức độ phát triển thể chế của khu vực này còn tương đổi
khiêm tốn. Tuy nhiên, mọi thứ đang thay đổi: khi các nền kinh tế ở Châu Á - Thái Bình
Dương hội nhập sâu sắc hơn, người ta ngày càng mong muốn phát triển và hồ trợ những thể
chế đã tồn tại. Mục đích chính của công trình này là khảo sát sự phát triển của kiến trúc an
ninh hiện nay của khu vực, từ đó đánh giá tác động của nó đối với Việt Nam. Đe tìm câu trả

lời cho các vấn đề nêu trên, công trình này chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích những nội
dung chính như sau: (i) vai trò của các nhân tố chủ yếu trong quá trình hình thành kiến trúc
an ninh mới hiện nay và trong thời gian tới, bao gồm sự điều chỉnh chính sách của các nước
chủ chốt đối với kiến trúc an ninh khu vực; và (ii) đánh giá sự tác động của từng kịch bản
đối với khu vực nói chung và với Việt Nam nói riêng.
Thời gian gần đây, cục diện khu vực và quan hệ quốc tế ở Châu Á-Thái Bình Dương
có những hiến động m ạnh mẽ, gâv tác động sâu sắc tới kiến trúc an ninh khu vực. Sự thay
đổi trong tương quan lực lượng và quan hệ các nước lớn, đặc biệt là sự trỗi dậy mạnh mẽ
của Trung Quốc và cách hành xử quyết đoán của nước này, là những động lực chính thúc
đẩy sự tiến triển của kiến trúc an ninh khu vực. Những động lực đó đang góp phần định

dạne một kiến trúc an ninh khu vực mới, nhưng hình thái kiến trúc an ninh khu vực mới đó
cho đến nay vẫn chưa hiển thị rõ ràng.
Sự định hình và phát triển của kiến trúc an ninh Châu Á - Thái Bình Dương tò nay tới
năm 2030 sẽ đem lại những cơ hội và thách thức to lớn cho các nước vừa và nhỏ, trong sự
nghiệp bảo đảm hòa bình, ổn định khu vực để tập trung phát triển kinh tế. Đồng thời kiến
trúc an ninh mới cũng đặt ra nhiều câu hỏi cho vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác
đa phương ở Châu Á - Thái Bình Dương.
Khái niệm “kiến trúc an ninh khu vực” (regional security architecture) được sử dụng
phổ biến trong các văn kiện của ASEAN cũng như trong giới chính sách và giới học thuật
vài năm gần đây. H iện nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất được thừa nhận rộng
rãi cho khái niệm “kiến trúc khu vực”, nhưng nội hàm của khái niệm thường bao gồm tổng
thê những thê chế, cơ chế, tổ chức, dàn xếp, tiến trình... được các nước thiêt lập và vận
hành trong một khu vực nhảt định, nhăm mục tiêu duy trì, bảo đảm hòa bình, an ninh ở
khu vực đó.


So với khái niệm “trật tự khu vực”, khái niệm “kiến trúc khu vực” có nội hàm hẹp hơn;
có quan điểm cho rằng một kiến trúc khu vực chỉ là sự biểu hiện về thế chê của một trật tự
khu vực tương ứng. Trong khi nội hàm của khái niệm “trật tự khu vực” là sự phân bổ quyền

lực giữa các chủ thể trong khu vực cũng như sự vận động của các mối quan hệ mang tính
quyền lực đó, thì nội hàm của khái niệm “kiến trúc khu vực” chi đề cập tới các thê chế, cơ
chế, tiến trìn h ... họp tác giữa các chủ thể trong khu vực địa lý nói trên.
Theo nghĩa rộng, các thể chế, cơ chế, tiến trình... này bao gồm cả các thể chế họp tác
song phương lẫn các thể chế hợp tác đa phương. Tuy nhiên, theo nghĩa hẹp, kiến trúc khu
vực chỉ bao gồm các thể chế đa phương mà thôi. Công trình này sẽ phân tích không chỉ
chính sách của các chủ thể chính tác động tới các cơ chế đa phương, mà còn so sánh, đổi
chiếu với các khái niệm rộng hơn để đánh giá tổng thể vai trò của kiến trúc an ninh khu vực
trong bổi cảnh quan hệ quốc tế ở khu vực.
Nếu xét về nội dung hợp tác thì kiến trúc khu vực thường bao gồm hai bộ phận cấu
thành: kiến trúc an ninh và kiến trúc kinh tế, và không phải lúc nào hai bộ phận này cũng
tương thích với nhau. Kiến trúc an ninh CA-TBD bao gồm các thể chế như ASEAN,
ASEAN+, SC O ...; trong khi kiến trúc kinh tế CA-TBD bao gồm các thể chế AEC, APEC,
TPP, R C E P ... Công trình nàv chỉ tập trung phân tích kiến trúc an ninh của khu vực Châu ÁThái tíình Dương.
Theo lý luận quan hệ quốc tế, vai trò của kiến trúc thường được đánh giá dựa trên lý
thuyết của chủ nghĩa tự do mới (neo-liberal institutionalism). Chủ nghĩa tự do mới là trường
phái lý thuyết rất coi trọng vai trò của các thế chế hợp tác trong quan hệ quốc tế, cho rằng
các thể chế hợp tác có thể làm thay đổi cách hành xử của các quốc gia theo hướng giảm
thiểu tác động tiêu cực của môi trường quốc tế “vô chính phủ." Mặc dù được các quôc gia
thành lập và vận hành dựa trên lợi ích quốc gia và quan hệ quyền lực nhưng các thể chế có
luật lệ và vai trò riêng của chúng, có thể tác động theo hướng tích cực đến hòa bình, ổn định
khu vực.
Việc ASEAN tồn tại trong thời gian dài như vậy là rất ấn tượng, không thể xem
thường, và cũng là minh chứng cho sức sống của tổ chức này cũng như năng lực quản trị
cửa giới tinh hoa chính trị. Thực vậy, dù công tác đối ngoại khu vực cửa ASEAN phần lớn
mang tính né tránh xung đột cũng như lôi kéo sự ủne hộ quốc tế với những chế độ mà đáng
lẽ đã chịu sự chi trích rất lớn, thì sức bền của tổ chức này cũng rất đáng khen ngợi, ngay cả


khi thành tựu cửa A SE A N không lớn. Tất nhiên, câu hỏi trọng tâm sẽ là, liệu sự tồn tại

thuần túy có xứng đáne hay thậm chí có chính đáng hay không. Neu kết quả chính của sự
tồn tạ i của ASEAN chỉ là sự sống sót mà thôi, thì liệu họ có thể đạt được điều này tại một
khu vục mà các lãnh đạo cần có năng lực quản trị hiệu quả, tại m ột nơi mà nguồn tài nguyên
chính phủ khiêm tốn phải được hướng vào những dự án có lợi ích trực tiếp hơn với mỗi xã
hội riêng của các quốc gia thành viên? c ầ n nhớ ràng, dù “phép m àu Châu Á ” lớn tới đâu thì
thu nhập đầu người ờ phần lớn Đông Nam Á vẫn thấp, sự củng cố dân chủ vẫn chưa chăc
chẩn và những vấn đề về phát triển kinh tế vẫn cận kề.
Dù mức độ tương thuộc kinh tể ở Đông N am Á đã tăng lên, A SEA N vẫn đóng vai trò
tư ơng đổi mờ nhạt với m ột tiến trình vốn chịu sự chi phối đáng kể từ các thế lực kinh tế bên
ngoài. Sự chênh lệch quy mô kinh tể hiện hữu giữa Đông Bẳc và Đông N am A có thê giải
thích cho điều này. N hưng đáng chú ý là, A SEA N dường như không thể vượt qua những lợi
ích quốc gia và xây dựng góc nhìn thuần tính khu vực về các vấn đề phát triển nói chung.
Có lẽ điều này rất dễ hiểu: những áp lực dân số, đặc biệt khi chúng đi kèm với những lợi ích
chính trị và kinh tế m ật thiết, khiến cho các nước phải phát triển bằng mọi giá để đáp ứng
nhịp độ phát triển quốc gia nhanh chóng. Khả năng hạn chế của A SEA N trong giải quyết
n h ữ n a căng thẳng xuyên biên giới, có nguyên nhân từ áp lực phát triển kinh tế liên tục, trở
nên vô cùng rơ ràng trong sự bất lực của tổ chức này trong giải quyết “vấn đề khói bụi”
(haze problem). Cụ thể, vấn đề này có nguyên nhân từ hoạt động đốt rừng gần như vô tổ
chức của Indonesia. Thất bại của A SEAN trong bối cảnh này là rất đáng báo động và điên
hình, khi mà môi trường tự nhiên ở đây ngày càng suy thoái và nguồn tài nguyên ngày càng
cạn kiệt. Ta còn chưa biết rõ liệu những cơ chế hợp tác khu vực rộng khắp m à A SEA N đề ra
có hiệu quả khôna.
5. Đánh giá về các kết q u ả đã đạt được và kết luận
Từ khoảng năm 2010 tới nay, đã xuất hiện nhiều thách thức to lớn đối với hình thái
kiến trúc an ninh khu vực CA -TBD đang trong quá trình định hình từ sau Chiến tranh lạnh,
khiến kiến trúc an ninh khu vực hiện hành khó xử ỉý nổi, tạo ra nguy cơ đối với hòa bình, ôn
định khu vực. Trong thời gian tới, những thách thức này có chiều hướng phát triên phức tạp,
khó luờng, bao gồm m ột số thách thức chính như sau:
(i)


S ự troi dậy của Trung Quốc và cách hành x ử quyết đoán của nước này chính là

động lực quan trọ n s nhất đối với sự tiến triển của trật tự khu vực nói chung và kiến trúc an


ninh kiiu vưc C /\-T Ĩ j Đ nói ncng. Băn thân Su hin.il thành kicn true ăn ninh khu Vlĩc trong
thập kỷ 90 với các diễn đàn như ARF, ASEAN+3, hay việc thành lập EAS năm 2005, chẳng
qua cũng nhằm can dự tập thể đối với một Trung Quốc đang trỗi dậy.
(ii) Quan hệ Trung-M ỹ, hai cường quốc hàng đầu ở CA-TBD, đã trở thành yêu tô
“định hình ” kiến trúc an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Mặc dù trong trật tự đa
cự c-đ a tầng nấc ở khu vực còn nhiều nước lớn khác như Nhật Bản, An Độ, Nga, các cường
quốc bậc trung như Hàn Quốc, ú c , nhưng quan hệ đối ngoại của các nước này cũng chịu
ảnh hưởng sâu sac của yếu tổ Trung-M ỹ.
Sự cạnh tranh gav gắt giữa các nước lớn ở CA-TBD, nhất là giữa Trung Quốc và Mỹ,
đang đặt ra câu hỏi về tính bền vừng cũng như khả năng điều hòa lợi ích, quan hệ các nước
lớn của kiến trúc an ninh khu vực. Trong hai thập kỷ qua, kiến trúc an ninh khu vực CATBD vẫn cơ bản đủ khả năng điều hòa lợi ích các nước lớn, do sự cạnh tranh giữa họ với
nhau chưa đến mức gay gắt. Đen thời điểm hiện tại, quan hệ các nước lớn đã gia tăng sức ép
mạnh mẽ chưa từng thấy lên các cơ chế khu vực, điều này đặt ra câu hỏi về tính hợp lý và
“sức chịu đựng” của các thể chế đa phương trong kiến trúc an ninh khu vực đến đâu?
(iii) Tranh chấp lãnh thổ, biển đảo, cụ thể ở biển Đông và biến Hoa Đông, đã trở thành
“hàn thử biểu” quan trọng trong cạnh tranh các nước lớn cũng như quan hệ giữa Trung
Quốc với một số nước láng giềng chủ chốt. Là các cơ chế xử lý xung đột khu vực nhưng các
thể chế đa phương (ví dụ ARF) mới chỉ đang tiến triển ở mức độ đối thoại, hợp tác nhằm
“xây dựng lòng tin”, chưa đi vào triển khai “ngoại giao phòng ngừa” một cách thực chất,
hiệu quả. Hiện nay các tranh chấp đã phát triển đến mức xung đột “cường độ thấp” (ví dụ
trong sự kiện giàn khoan HD-981), không loại trừ khả năng bùng nổ thành xung đột vũ
trang quy mô toàn khu vực, nhưng các thể chế đa phương vẫn chưa sẵn sàng phát huy vai
trò được kỳ vọng của mình là ngăn ngừa xung đột, duy trì ổn định.
(iv) Một số vấn đề an ninh phì truyên thống ở khu vực đã phát triên đên mức độ gay
gắt, đặc biệt là biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng, trở thành nguy

cơ thực sự đổi với an ninh và phát triển của các nước. Sự cạnh tranh các nguồn tài nguyên
có tầm quan trọng sống còn chính là một trong các nguyên nhân gây căng thẳng, xung đột
I/U n

rũ.iu

Xn X / f o r» /-^ị' ị

o ó o

VUV. iVltiC u u C u s J

rỊâ

o tỊ

r>v* i

A tirr

f iV n n -

Ịo

vuii u c ail 1111ill p iii liU ywi LiiVJiig, lUiig, ici

n jifrn rt

ftp


tV > ỊỊP

(4 a ị

vai vU uv iiiuv U-tiJ uui

thoại, họp tác trone các thể chế đa phương, nhưna tiến trình hợp tác thời gian qua chưa đủ
mạnh để xử lý thỏa đáng các vấn đề nói trên.


Chiểu hướng chink sách của các nước chủ chết đổi với việc xây dựng kiến trúc an ninh
khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
-

Trung Quốc: Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc là một trong những đặc điểm chủ

yếu của cục diện thế giới từ sau Chiến tranh lạnh trở lại đây, nhưng chính cuộc khủng hoảng
kinh tế-tài chính toàn cầu 2008-2009 đã đem lại cơ hội vàng cho Trung Quốc bứt phá, làm
cán cân quyền lực toàn cầu chuyển dịch theo hướng có lợi cho Trung Quốc.
Mục tiêu chiến lược không đổi của Trung Quốc là trở thành cường quốc hùng mạnh
nhất thế giới, hiện thực hóa giấc mơ trăm năm của Trung Quốc là “nhất thế giới.” Đối với
CTKV CA-TBD, Trung Quốc theo đuổi một khuôn khổ liên kết khu vực Đông Á (hoặc
Châu Á) khép kín do Trung Quốc làm chủ đạo, gạt ảnh hưởng của Mỹ và các nước thân Mỹ.
Tầm nhìn của Trung Quốc về kiến trúc an ninh khu vực CA-TBD gồm hai tâng nâc, trong
đỏ hợp tác Đông Á (ASEAN+Trung Quốc; ASEAN+3; họp tác 3 bên Trung-Nhật-Hàn)
chiếm vị trí trung tâm, còn vòng ngoài mới bao gồm Mỹ và các nước khác như Ấn Độ, ú c ,
Nga... Đối với EAS, Trung Quốc coi EAS chỉ là cơ chế hỗ trợ cho ASEAN+3 trong công
cuộc xây dựng cộng đồng khu vực ở Đông Á. v ề kinh tế, Trung Quốc làm động lực chính
thúc đẩy quá trình đàm phán RCEP làm nền tảng cho hội nhập kinh tế CA-TBD, không bao
gồm M ỹ. Ngoài ra, Trung Quốc rất coi trọng cơ chế Tổ chức họp tác Thượng Hải SCO cũng

do Trung Quôc năm vai trò chủ đạo ở Trung A.
Từ cuối năm 2012 trở lại đây, quan hệ Trung-Nhật xấu đi do vấn đề tranh chấp
Senkaku và việc Trung Quốc thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa
Đông, khiến quan hệ hợp tác giữa hai cường quốc ở Đông Bắc Á bị tổn hại nghiêm trọng.
Chính mâu thuẫn chiến lược Trung-Nhật-Hàn đã khiến hợp tác tiểu khu vực Đông Bấc Á bị
neưna trệ. Do vậy, có dấu hiệu cho thấy Truns Quốc không còn mặn mà với cơ chê
ASEAN+3 mà chính Trung Quổc từng ra sức cổ vũ. Thay vào đó, Trung Quốc tăng cường
cơ chế ASEAN+1 (Trung Quốc), đưa ra hàng loạt sáng kiến nhằm thắt chặt quan hệ với
ASEAN như “Khuôn khổ hợp tác 2 + 7 ”, “Hiệp ước ASEAN-Trung Quốc về Quan hệ lảng
giềng tốt, Hữu nghị và Hợp tác ”, sáng kiến “Con đường tơ lụa trên biển ”, đàm phán nâng
cấp K hu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quoc (CAFTA), Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ
tầng Châu Á (AIIB) v.v. Tuy số lượng sáng kiến của Trung Quốc rất nhiều nhưng hầu hết
đều chưa có nội hàm rõ ràng, mục đích lại mập mờ, chính vì vậy cho đến nay các nước
Đông Nam Á đều dè dặt trước làn sóne “tấn công mê hoặc” (charm offensive) này của


Tiling Quôc. Điêm đáng lưu ý ỉà mặc d’u ban đâu m ội sô sáng kiên được rru n g Q uôc nêu ra
với A SEA N với tư cách cả khối, nhung về sau Trung Quốc sẵn sàng theo đuối các sáng kiến
này với từng nước A SEA N một.
-

M ỹ: Mục tiêu xuyên suốt của Mỹ là duy trì vĩnh viễn vị thể cường quốc số 1 thê giới,

ngăn ngừa bất cứ quốc gia hoặc thế lực nào nổi lên thách thức vai trò sô 1 của M ỹ, đông
thời duy trì trật tự thế giới hiện hành dựa trên các giá trị mà Mỹ và đồng minh đã dày công
xây dựng từ hàng thập kỷ nay. Tuy nhiên, M ỹ phải đối diện với m ột thực tế là sức m ạnh của
Mỹ đã suy giảm tương đối; Mỹ tiếp tục phải đối phó với các mâu thuẫn xung đột dai dẳng ở
Trung Đông, vấn đề Ukraine, vấn đề Triều Tiên...; đồng thời sự tùy thuộc lẫn nhau về kinh
tế giữa M ỹ và Trung Q uốc lại chặt chẽ hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đó, chính quyền
Obama tiếp tục triển khai chiến lược “tái cân bằng” ở CA-TBD nhưng có những điều chỉnh

nhất định so với nhiệm kỳ I, đó là chuyển sang ủng hộ các đồng minh chủ động, tích cực
“chia sẻ trách nhiệm ” với Mỹ. Gần đây nhất, Tổng thống Obam a đã có chuyến công du tới
Châu Á vào tháne 4/2014. tăng cườne quan hệ với các nước đồng m inh truyền thống, các
nước đổi tác mới và trấn an các nước khu vực vốn lo ngại về tính nhất quán của chiên lược
“tái cân bàng” của Mỹ.
Đối với việc xây dựng kiến trúc an ninh khu vực CA-TBD, m ột điểm nhấn trong chiến
lược “tái cân băng” của chính quyên Obam a, Mỹ thúc dây xây dựng kiên trúc an ninh khu
vực theo hướng khẳng định vai trò trụ cột, không thể thiếu của M ỹ và các đồng m inh, tiếp
tục ưu tiên các liên m inh song phương nhưng ngày càng coi trọng các thể chê đa phương.
Chiến lược An ninh Q uốc gia 5/2010 của M ỹ nêu rõ liên minh với N hật Bản, Hàn Quốc, ú c ,
Philippines và Thái Lan là nền tảng cho sự thịnh vượng ở Châu Á - Thái Bình Dương. Đ ánh
giá Quốc phòng 2/2010 của Mỹ cũng nêu rõ M ỹ cần phát triển các moi quan hệ chiến lược
mới với các nước mới nổi như Indonesia, M alaysia... Bên cạnh đó, M ỹ thúc đấy chủ nghĩa
đa phương theo hướng xây dựng kiến trúc khu vực dựa trên luật lệ quốc tế, thông qua các cơ
chế hợp tác sẵn có của khu vực. Chính quyền O bam a đã tham gia TAC và coi trọng vai trò
của ASEAN trong kiến trúc an ninh khu vực. Tuy M ỹ không có ý định thiết lập m ột kiến
trúc an ninh mới với các thiết chế mới, nhưng Mỹ chỉ chú trọng những the chế mà M ỹ có
tiềm năng nổi trội, nhất là EAS và TPP. Mỹ coi Quan hệ đối tác kinh tế xuyên Thái Bình
Dương (TPP) là m ột m ô hình hợp tác kinh tế đa phương kiểu mới do Mỹ lãnh đạo, lôi kéo
các đồna minh và các nước vừa và nhỏ tham sia, gạt Trung Quốc ra khỏi tiến trình này.
11


-

N hật Bản, Ấn Độ và Nga: N hật Bản coi liên minh Mỹ - Nhật !à nền tảng cho hòa

bình, ổn định khu vực, là xương sống của kiến trúc an ninh CA-TBD. Trước tình hình Trung
Quốc lớn mạnh vượt bậc và hành xử quyết đoán ở quần đảo Senkaku, Nhật Bản đề ra Chiến
lược an ninh quốc eia mới năm 2013, tiến hành giải thích lại điều 9 Hiến pháp theo hướng

khẳng định “quyền phòng thủ tập thể” với Mỹ. Bên cạnh đó, Nhật tăng cường quan hệ đặc
biệt với Úc, Ấn Độ và đẩy mạnh quan hệ với ASEAN nhằm đổi lại ảnh hường ngày càng
tăng của Trung Quốc. Nhật Bản lo ngại Trung Quốc khống chế khu vực Đông Nam Á sẽ
kiểm soát con đường vận tải huyết mạch về năng lượng và thương mại của Nhật. Tuy nhiên,
hợp tác đa phương của Nhật Bản với ASEAN luôn ở thế đổi phó, chậm chân hơn so với các
sáng kiến của Trung Quốc. Do lo ngại Trung Quốc chiếm vai trò bá chủ ở Đông Á, Nhật
Bản đồng thời thúc đẩy các cơ chế đa phương có sự tham gia của Mỹ và các nước ngoài khu
vực như EAS, APEC, TPP. Nhật Bản đóng vai trò cân bằng giữa hai bờ Thái Bình Dương
trong kiến trúc an ninh khu vực, là cấu nổi cho sự tham gia của Mỹ vào hợp tác đa phương ở
Đông Á. Gần đây nhất, trong diễn văn phát biểu tại Diễn đàn Shangri-la 5/2014, Thủ tướng
N hật Shinzo Abe đã nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và vai trò của EAS
trong kiến túc an ninh khu vực.
Sự trỗi dậy của Ắn Độ về kinh tế và chính trị thời gian qua cũng diễn ra ấn tượng
không kcm gì Trung Quốc. Là một nước Nam Á nhưng Án Độ tích cực thi hành “chính sách
hướng Đông”, tự coi mình là bộ phận không thể tách rời của kiến trúc an ninh khu vực CATBD, coi các nước CA-TBD là “láng giềng mở rộng” của mình. Ắn Độ coi trọng khái niệm
Ấn Độ-TBD (ĩndo-Pacifĩc) hơn là CA-TBD. Để đối phó lại với sức ép của Trung Quốc, Ấn
Độ thúc đẩy quan hệ “đối tác chiến lược” với Mỹ và các nước như Nhật, ú c , từ đó manh
nha hình thành “liên minh dân chủ Châu Á ” (hav “tứ eiác nhốt rồng”) khône chính thức bao
gồm 4 nước Mỹ - Án - Nhật - ú c được cho là để kiềm chế Trung Quốc. Ẩn Độ coi trọng
các cơ chế hợp tác đa phương do ASEAN làm trung tâm, đặc biệt là EAS do Án Độ là một
trong nhữne thành viên sáng lập, đồng thời là mối dây quan trọng nhất găn kêt An Độ với
CA-TBD, Tuv nhiên, liên kết kinh tế eiữa Ấn Độ với các nước khu vực vẫn còn ở mức độ
rất hạn chế, cho đến hiện nay Ắn Độ vẫn chưa phải là thành viên APEC và TPP.
Nga luôn nhấn mạnh mình là một cường quốc Thái Bình Dương nhưng sự can dự cũng
như ảnh hưởng của Nga ở khu vực khiêm tốn hơn so với các cường quốc khác. Trong những
năm £ần đây Nga mới thúc đẩy quan hệ với ASEAN và được chấp nhận gia nhập EAS từ
12


năm 2010, nhưng từ đó đên nay Tông thông Nga chưa hê tham uự EAS. Mặc dừ vậy Nga

vẫn là m ột nhân tổ không thể thiếu ở Châu Á - Thái Bình Dương, đóng vai trò cân bằng
giữa Trung Quốc và Mỹ.
Tuy vai trò khiêm tốn như vậy nhưng Nga vẫn tích cực đưa ra m ột số sáng kiên thúc
đẩy xây dựng kiến trúc an ninh khu vục CA-TBD. Từ năm 2012, Nga đưa ra sáng kiến về
“các nguyên tắc khuôn khố cho việc tăng cường hợp tác an ninh ở khu vực Châu A-Thái
Bình D ư ơ n g ” tại c ấp cao EAS 7, trong đó coi TAC và Tuyên bổ EAS 2011 về các nguyên
tắc quan hệ cùng có lợi làm nền tảng. Sáng kiến này của Nga được Trung Quốc và Brunei
đồng bảo trợ, tuv nhiên cho đến nay vẫn chưa triển khai xây dựng được trên thực tế.
-

ASEAN: ASEAN có mục tiêu xây dựng kiến trúc an ninh khu vực CA-TBD dựa trên

“phương cách ASEAN5' và các nguyên tắc cơ bản của khối đê duy trì hòa bình, ôn định đê
phát triển. ASEAN ủne hộ một kiến trúc an ninh đa tầng nấc, dựa trên các tiến trình hợp tác
khu vực hiện có, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau. Trong kiến trúc an ninh đó, ASEAN giữ vai trò
là trung tâm và động lực chính. Theo quan điểm của các nước ASEAN, vai trò trung tâm
của A SEA N trong cấu trúc khu vực là điều kiện cần thiết để bảo đảm độc lập, chủ quyền,
duy trì môi trường hòa bình, ổn định để phát triển cho các nước khu vực, đặc biệt là các
nước vừa và nhỏ. Để hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN, ASEAN cũne ủng
hộ quan hệ hài hòa giữa các cường quôc và tạo điêu kiện cho các cường quôc dóng góp tích
cực vào việc xử lý các vấn đề liên quan đến hòa bình và ổn định ở khu vực.
M ặc dù bề ngoài các nước ASEAN đạt được nhận thức chung về vai trò trung tâm của
ASEA N trong kiến trúc an ninh khu vực CA-TBD, nhưng từng nước thành viên ASEAN
cũng có quan điểm riêng đối với kiến trúc an ninh này. Ví dụ, Indonesia gần đây đã đưa ra
đề xuất về “Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ở Án Độ-Thái Bình Dương ”, với ý tường là mở
rộng Hiệp ước TAC của ASEAN và Tuyên bố EAS 2011 ra toàn khu vực Ấn Độ Dương và
Thái Bình Dương rộng lớn, trong đó Indonesia coi mình đứng ở vị trí trung tâm của hai đại
dương. Tổng hợp lại, khái niệm Ân Độ-Thái Bình Dương (về địa lý rộng hơn khái niệm
C A -TBD ) đến nay đã được 4 nước ủng hộ là Mỹ, Ấn Độ, ú c và Indonesia, do phù hợp hơn
với tầm nhìn chiến lược của họ.

Triển vọng ph át triển của kiến trúc an ninh khu vực Châu Á-Tỉĩải Bình Dương
Dựa trên việc đánh giá các nhân tố tác độne và chính sách của các nước chủ chôt đôi
với kiến trúc an ninh khu vực, có thể dự liệu một số kịch bản phát triển của kiến trúc an ninh
13


khu

V

ưc CÁ -TBD trong 10-15 năm tới. Các kịch bản được thict lộp dựâ trcn SƯ bicn thisn

của nhân tố chi phổi m ạnh nhất đối với kiến trúc an ninh khu vực CA -TBD: quan hệ các
nước lớn. Theo đó, hình thái của kiến trúc an ninh khu vực CA -TBD trong tương lai sẽ
tương ứng với sắc thái quan hệ các nước lớn ở khu vực nói chung và tại các thể chê đa
phương nói riêng. Nói cách khác, cạnh tranh và hợp tác giữa các cường quốc trong các thế
chế đa phương sẽ là yếu tổ quyết định chiều hướng phát triển của kiến trúc an ninh khu vực.
Tuy nhiên, điều này không phủ nhận vai trò của các nước tầm trung và tập hợp các nước
nhỏ trong việc góp phần định hình kiến trúc an ninh khu vực.
Kịch bản 1: Kiến trúc an ninh khu vực vẫn tiếp tục tiến triển tiệm tiến như xu hướng 20 năm
qua
Điều kiện để xảy ra kịch bản 1 là các nhân tố tác động tới kiến trúc an ninh khu vực
vẫn tiếp tục diễn biển theo xu hướng 20 năm qua; các chủ thể chính trong kiến trúc an ninh
khu vực không thay đổi chính sách m ột cách cơ bản; phân bổ quyền lực không có biến động
lớn, quan hệ các nước lớn dần đi vào khuôn khổ ổn định. Ví dụ, Trung Quốc và Mỹ xây
dựng được khuôn khổ đối thoại và hợp tác song phương ổn định, thể hiện qua mô hình
“quan hệ nước lớn kiểu m ới”, các cuộc Đối thoại K inh tế và Chiến lược (S&ED) thường
niên bắt đầu từ năm 2009 và nhiều cơ chế song phương khác. Hai nước vẫn hợp tác tốt trong
các thể chế toàn càu và khu vực, ví dụ như Hội đồng Bảo an LHQ, dể giải quyết những vấn
đề quốc tế mà khôn2 nước nào có thể tự m ình đảm đương nổi.

Theo kịch bản này, từ nay đến năm 2030, các thể chế đa phương ở CA -TBD vẫn tiếp
tục duy trì và tiến triển như hai thập kỷ trở lại đây. Kiến trúc an ninh khu vực sẽ không có
sự thay đổi đột biến mà vẫn sẽ phát triển tiệm tiến, vẫn tiếp tục giữ những đặc điểm cố hữu
như chồng chéo, ít hiệu quả, phân cô ns lao động không rõ ràng. Trong đó, vị trí '‘người câm
lái” của ASEAN tiếp tục được các nước lớn thừa nhận, nhưng chỉ trên danh nghĩa chứ
không thực chất. Các nước lớn mặc dù không thỏa mãn với hiện trạng kiến trúc an ninh khu
vực, nhưng không tìm được sự thay thế khả dĩ, phải chấp nhận thực trạng như thời gian qua.
Tuy nhiên, kịch bản này có khả năng không cao do cục diện và quan hệ quốc tê ở khu
vực đang bước vào m ột giai đoạn mới, trong đó cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn có
xu hướng gay gắt hơn; sự điều chỉnh chiến lược cửa các nước lớn ở CA -TBD là cơ bản, lâu
dài chứ không phải tạm thời. Điều này khiến cho kiến trúc an ninh khu vực ở vào m ột bước
ngoặt. ít khả năng tiếp tục kéo dài tình trạng “bùng nhùng” như 20 năm qua. A SEA N và


Việt Nam cần sẵn sàng cho một sự thay đổi trong kiến trúc an ninh khu vực chứ không thể
cổ gắng duy trì nguyên trạng kiến trúc an ninh trước những biến đổi mạnh mẽ của tình hình.
Thậm chí, các nỗ lực duy trì nguyên trạng kiến trúc an ninh có thê khiến kiến trúc này đô vỡ
do không đáp ứng nổi các thách thức an ninh đang nổi lên.
Kịch bản 2: Kiến trúc an ninh khu vực p hát triến theo hướng lay EAS làm khuôn

khô hợp

tác bao trùm
Điều kiện của kịch bản này là mặc dù cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày
càng gay gất nhưng họ vẫn duy trì các kênh họp tác với nhau, nhất là tại các diễn đàn đa
phương. Thực tế, tất cả các nước lớn đều có nhu cầu thúc đẩy hợp tác đa phương đế loại trừ
nguy cơ xung đột bùng phát giữa chính họ với nhau, đe dọa đến hòa bình và phát triển kinh
tế của toàn khu vực. Mặt khác, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay thì tăng cường
hợp tác giữa các nước lớn (Trung-M ỹ) cũng chỉ có mức độ, khó có thế dẫn đên “câu


kết”

các nước lớn trong các diễn đàn đa phương.
Theo kịch bản này, EAS có xu hướng trở thành cơ chế bao trùm để đối thoại và hợp tác
về các vấn đề khu vực CA-TBD, nhất là các vấn đề chiến lược, chính trị-an ninh. Nói cách
khác, EAS sẽ đóng vai trò làm khuôn khổ cho hình thái kiến trúc an ninh khu vực CA-TBD
trong tương lai. Ngay tại thời điểm hiện nay, sự cần thiết phải củng cố, tăng cường và triển
khai các nội dung thảo luận của Lãnh đạo EAS đã được thừa nhận bởi tất cả các thành viên.
Như trên đã phân tích, việc thúc đẩy cơ chế EAS được tất cả các nước lớn ủng hộ mạnh mẽ,
kể cả Trung Quốc tuy không hài lòng nhưng cũng không phản đối. Dự báo đến khoảng năm
2020, EAS nhiều khả năng sẽ tiến triển thành một cơ chế đổi thoại và họp tác thực chất với
thiết chế bộ máy ban đầu, có Tầm nhìn dài hạn, mở đường cho giai đoạn hợp tác xa hơn.
Trong thời eian tới, EAS sẽ hoàn thiện và triển khai Chương trình hành động trong 6 lĩnh
vực hợp tác ưu tiên, thăm dò khả năng hợp tác trone nhiều lĩnh vực quan trọnơ khác. Do
EAS bao gồm nhiều nước lớn nên quan điểm của EAS về các vấn đề quốc tế như G20,
WTO, Trung Đông, Châu Âu, Liên Hợp Quốc... được cộng đồng quốc tế coi trọng, và do
vậy EAS nhiều khả năng sẽ trở thành một trong những thiết chế quan trọng trong nền quản
trị toàn cầu, vượt khỏi khuôn khổ của một diễn đàn khu vực CA-TBD.
Cũng theo kịch bản này, các thể chế khu vực khác sẽ chịu sự chi phối ngày càng mạnh
của EAS, có thể được EAS phân công lao động trong kiến trúc an ninh khu vực dưới khuôn


khổ bao trùm của EAS. AĐM M+, thể chế có thành viên tham gia khớp với EAS (18 nước
“cốt lõi”), có khả năng trở thành cơ chế triển khai thực hiện những quyết định của EAS về
hợp tác chuyên môn về an ninh-quốc phòng. Mặc dù hiện nay các cơ chê kết nôi giữa EAS
và ADM M+ vẫn chưa đầy đủ nhưng xu hướng EAS tiến đến “chỉ đạo” ADM M+ là khó
tránh.
Diễn đàn ARF có xu hướng suy giảm vai trò do c ấ p cao EAS đã có Hội nghị Ngoại
trường EAS riêng biệt, họp hàng năm song song với Hội nghị ARF. Hiện nay ARF bị cho là
cơ chế hoạt động ít hiệu quả nhất trong số các bộ phận cấu thành của kiến trúc an ninh khu

vực. Đã hơn 20 năm kể từ khi thành lập mà ARF vẫn chưa thực sự bước vào giai đoạn II
“ngoại giao phòng ngừa” (kể từ khi có Kế hoạch hành động về Ngoại giao phòng ngừa năm
2011 đến nay thì ARF vẫn chưa triển khai được bao nhiêu). Nếu như ARF không sớm đi
vào triển khai thực chất “ngoại giao phòng ngừa” mà vẫn dậm chân ở giai đoạn “xây dựng
lòng tin” thì khả năng mất vai trò rất cao, bởi vì các cơ chế khác như EAS, ADMM+ có khả
năng và lợi thế xây dựng lòng tin, thúc đẩy hợp tác mạnh hơn ARF. M ột trong những khó
khăn của ARF là thành phần tham gia quá rộng, hiện nay ARF có tới 27 thành viên, trong
đó có 9 nước không phải thành viên EAS, bao trùm lên một khu vực địa lý rất rộng từ Nam
Á đến Châu Âu, Bắc Mỹ, vấn đề của tiểu khu vực này chưa chắc đã là ưu tiên của tiểu khu
vực khác và ngược lại. Do vậy, nhiều khả năng vai trò của ARF dừng lại ờ khía cạnh đôi
thoại giữa các nước ASEAN hoặc EAS với các tiểu khu vực xung quanh.
Kịch bản kiến trúc an ninh khu vực như trên chủ yếu sẽ tác động tích cực đối với quan
hệ quốc tế ở khu vực, do kiến trúc an ninh khu vực được xây dựng trong khuôn khô EAS sẽ
duv trì được cam kết của các nước lớn và giúp điều hòa quan hệ giữa các nước lớn ở khu
vực; đồng thời kiến trúc an ninh khu vực trong khuôn khổ EAS có thể bền vững hơn, toàn
diện hơn, hoạt động hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định khu vực. Việc EAS
được tăne cườna cũna hạn chế kịch bản G2 (“đồng thuận W ashington-Bắc Kinh”) do trong
EAS còn có sự tham gia tích cực của nhiều nước chủ chốt khác như Nhật Bản, Ấn Độ,
Nga... - những nước này đều khône muốn kịch bản “câu kết” Trung-M ỹ xảy ra. Tuy nhiên,
việc EAS từng bước được thể chế hóa sẽ gây ra thách thức nhất định đối với vai trò trung
tâm của ASEAN, buộc ASEAN phải tăng cường liên kết nội khối, giữ cân băng quan hệ đôi
ngoại, tránh để các nước lớn thâu tóm các vấn đề khu vực.
16


K i c h b ũ ỉ ĩ 3 . K i ê ỉ ĩ t v u c ũ ì ĩ n i n h k h u v ự c b ị c h i ữ K6 , p h a n ỉY iQ n h ỉ h ẽ G \'UTÌ£ CiVíhi h i r ơ ĩ ĩ Ị Ị c u ữ c á c

nước lớn
Trone trường họp mâu thuẫn Trung - Mỹ phát triển đến mức đối kháng, hai nước đâu
tranh căng thẳng trong mọi lĩnh vực, loại trừ hợp tác trong các diễn đàn đa phương, kiến

trúc an ninh khu vực nhiều khả năng bị chia rẽ, phân mảnh. Các liên minh song phương của
Mỹ với Nhật, Philippines, ú c và phần nào Ấn Độ được tăng cường mạnh mẽ, đồng thời Mỹ
ráo riết tìm kiếm các đồng minh, đối tác mới để kiềm chế Trung Quốc. Trung Quốc cũng ra
sức tăng cường ảnh hưởng ở các khu vực ngoại vi, củng cố trục Nga-Trung và SCO, để loại
trừ ảnh hường của Mỹ và đồng minh. Do bất đồng sâu sắc giữa các nước lớn nên các nước
vừa và nhỏ trong ASEAN buộc phải lựa chọn bạn - thù, dẫn đến hệ quả là các thể chế đa
phương bị tê liệt.
Theo kịch bản này, ASEAN bị chia rẽ, không giữ được đoàn kết nội khối cũng như vai
trò trung tâm trong kiến trúc an ninh khu vực. Các diễn đàn đa phương như EAS, ARF,
ADM M +, ASEAN+3... đều không có tiến triển đáng kể, chủ yếu hoạt động cầm chừng và
trở thành chiến trường đấu tranh ngoại giao hơn là diễn đàn hợp tác. Riêng cơ chê
A SEAN+Trung Quốc, vốn được Trung Quốc đặc biệt “ưu ái”, vẫn có khả năng phát triển
nhanh chóng dưới sự bảo trợ của Trung Quốc. Như vậy, thông qua một ASEAN chia rẽ và
bị Trung Quốc chi phối từng nước một, Trung Quốc có khả năng thao túng một kiên trúc an
ninh khu vực mang tính loại trừ, lấy Trung Quốc làm trung tâm, cạnh tranh với mạng lưới
song phương do Mỹ đứng đầu.
Hình thái kiến trúc an ninh khu vực như trên sẽ làm tồi tệ thêm môi trường an ninh
chiến lược ở khu vực vốn đã căng thẳng do cạnh tranh song phương giữa các nước lớn. Tình
hình này sẽ đặt các nước vừa và nhỏ trong ASEAN vào thể bẩt lợi nhất do không giữ được
đoàn kết, không thể có được lập trường chung trước Trung Quốc và các nước lớn. Các nước
thành viên ASEAN lúc đó sẽ mâu thuẫn lẫn nhau, chia phe cánh theo vùng ảnh hưởng các
nước lớn và Cộng đồng ASEAN chỉ còn trên danh nghĩa.
Trong số 3 kịch bản kiến trúc an ninh khu vực CA-TBD đến năm 2030 nói trên thì kịch
bản 2 nhiều khả năng xảy ra nhất; kịch bản 1 và 3 tuy khả năng xảy ra thấp hơn nhưng vẫn
là các kịch bản hiện thực. Mỗi kịch bản có chiều hướng tác động khác nhau đối với quan hệ
QUÔC tô ở khu vưc, đôi với các nước A.SEA.N và Viet Num. Chinh VI VQY, trong khi hoụch
định chính sách theo xu hướng kịch bản 2, các nước vừa và nhỏ đều phải chuấn bị sẵn sàng
úm 2 phó với cả 3 kịch bản nói trên

ĐAI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘ!

TRUNG TẦM THÕNG TIN THƯ VIỆN

£ C ũ £ ú ỉ 2ũ ũ M

L

17


6. Tóm tắ t kếí quả (tiếng Việt và tiếng Anh)
Dựa vào nguồn tài liệu phong phú, đa dạng và chủ yếu của nước ngoài, nghiên cứu này
đã tập trang phân tích ỉàm rõ khái niệm kiến trúc an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương, trong đó nhấn m ạnh vai trò của A SEA N và các nước lớn trong tiến trình định hình
m ột kiến trúc an ninh mới của khu vực, từ đó đưa ra dự báo về m ột sổ kịch bản trong tương
lai, góp phần gợi ý chính sách cho V iệt Nam.
Based on rich and diverse sources, com ing mainly from abroad, this project has
analysed and made clear the term “security architecture o f A sia-Pacific region” w hereby
A SEA N and big powers have play an im portant decisive role for shaping a new em erging
security architecture o f the region, and predicted some scenarios in the future, and provided
som e policy recom m endations for Vietnam .

PH ẦN III. SẢN PHẨM , CÔ NG BỐ VÀ KÉT QUẢ ĐÀO TẠ O CỦA ĐÊ TÀI
3.1. Kết quả nghiên cứu
Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
TT

Tên sản phẩm

1


Đăng ký

Đạt được

Sách chuyên khảo (bản thảo)

01

01

2

Bài báo quốc tế SCOPUS

0

01

3

Chương sách quốc tế

01

01

4

Bài báo trong nước


02

01

3.2. Hình thức, cấp độ công bố kết quả
Tình trạng
Sản phấm
TT

(Đ ã in/ chap nhận in/ đã nộp
đơn/ đã được chấp nhận đon
hợp lệ / đã được cấp giấy xác
nhận SH TT/ xác nhận sử dụng

sán phăm)
1i

Ghi địa chỉ
và cảm OT1
sự tài trợ
của
ĐHQGHN
đúng
quy
định

Đánh giá
chung
(Đạt,
không

đạt)

Công trình công bô trên tạp chí khoa học quôc tê theo hệ thông IS'/Scopus

1.1 Pham
Quang
MinhHASEAN
Đã in
Indispensable Role
in Regional
Construction// Asia - Pacific review
Vol.22, No.2, November 2015, pp82101//Routledge, ISSN 1343-9006
1.2



18


---------------



-



-

------


-

'

>.... .......................

1

................................H

r

Sách chuyên khảo được xuât bản hoặc ký họp đông xuât bản

2.1 Kiên trúc an ninh khu vực Châu A- Đã châp nhận in
Thái Bình Dương: Thực trạng và triển
vọng

----- -Có

2.2
3

Đăng ký sở hữu trí tuệ

3.1
3.1
4


Chương sách công bô quôc tê không thuộc hệ thông ISI/Scopus

4.1 Pham Quang Minhllln the Crossfire: Đã in
Vietnam and Great Powers in the
Emerging
East Asian
Security
Architecture//Bui\àing Confidence in
East
Asia,
2015,
pp 13-26//
PALGRAVE MACMILLAN
DOI: 10.1057/9781137504654
4.2
5

Bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuyên ngành
quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế

5.1 Phạm Quang Minh// Nhìn lại chỉnh Đã in
sách Đổi ngoại thời kỳ Đổi mới của
Việt Nam đôi với khu vực tìông Nam
ÁJ/Tạp chí Quan hệ Quốc phòng, số
34, Quý 11/2016, tri 0-15
6






Báo cáo khoa học kiên nghị, tư vân chính sách theo đặt hàng của Cơn vị sử dụng

6.1
7

Kêt quả dự kiên được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính sách hoặc cơ sở
ứng dụng KH&CN

7.1

Ghi chú:
Cột sản phẩm khoa học công nghệ: Liệt kẽ các thông tin các sản phẩm KHCN theo thứ tự
công trình, mã công trình đăng tạp chí/sách chuyên khảo (DOI), loại tạp chỉ ISI/Scopus>
Các ồĩĩ nhóm kb.nG học fhàỉ bán háo cáo KH sách, chuyêỉi khảo... í chi đưo'C chân nhân nêu
có ghi nhận địa chỉ và cảm ơn tài trợ của ĐHQGHN theo đủng quy định.
Bàn p h ô tô to à n văn c á c an p h ã m n à y p h à i đ ư a và o p h ụ lụ c c á c m in h ch ứ n g c ù a b á o cá o . R iên g
sá c h ch u yên kh ảo cầ n có bán p h ô tô bìa, tra n g đ ầ u v à tra n g c u ố i có g h i th ô n g tin m ã s ố x u ấ t bàn.

19


3.3. Kêí quả đào tao

TT Họ và tên

Thòi gian và
kinh phí tham Công trình công bố liên quan
gia

đề
tài (Sản phẩm KHCN, luận án, luận Đã bảo vệ
(sổ
tháng/so văn)
tiền)

Nghiên cứu sinh
1

Trân Bách Hiêu

16 tháng/56tr

Luận án Tiên sĩ Lịch sử

Đã bảo vệ

2

Trân Thị Thuý Hà

4 tháng/14tr

Luận án Tiên sĩ Lịch sử

Đang
chờ
bảo vệ cấp
Nhà nước


3

Phạm Hoàng Tú Linh

4 tháng/14tr

Luận án Tiên sĩ Đông Nam A học

Đang phản
biện kín

Học viên cao học
1
Ghi chú:
Gửi kèm bủn photo trung bìa luận átv' luận văn/ khóa luận và bằng hoặc giấy chủng nhận
nghiên cứu sinh/thạc sỹ nếu học viên đã bảo vệ thành công luận án/ luận văn;
Cột công trình công bo ghi như mục III 1.
PHẦN IV. TỔNG HỢP KÉT QUẢ CÁC SẢN PHẨM KH&CN VÀ ĐÀO TẠO CỦA ĐÊ TÀI
Sô lưong Sô lưọiig đã
TT Sản phâm
hoàn thành
đăng ký
1

Bài báo công bô trên tạp chí khoa học quôc tê theo hệ thông
ISI/Scopus

00

01


2

Sách chuyên khảo được xuât bản hoặc ký họp đông xuât
bản

01

01

3

Đáng ký sở hữu trí tuệ

00

00

4

Bài báo quôc tê không thuộc hệ thông ISI/Scopus

00

01

5

Sô lượng bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN,
tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa

học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế

02

01

6

00

00

00

00

8

Báo cáo khoa học kiên nghị, tư vân chính sách theo đặt
hàng của đơn vị sừ dụng
Kêt quả dự kiên được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định
chính sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN
Đào tạo/hỗ trợ đào tạo NCS

03

03

9


Đào tạo thạc sĩ

00

00

7

20


P H À N V. T ÌN H H Ì N H s ử D Ụ N G K IN H P H Í
K in h

TT

N ội

(lung c h i

phí

K in h

phí

đ ư ợ c du yệt

thực hiện


(triệu đồng)

(triệu đồng)

A

Chi phí tncc tiêp

1

Thuê khoán chuyên môn

205

2 05

2

Hội nghị, Hội thào, kiêm tra tiên độ, nghiệm
thu

27

27

3

In ân, Văn phòng phàm, sách chuyên khảo

43


43

B

Chi phí gián tiếp

1

Quàn lý phí và thù lao trách nhiệm

25

25

T ô n g sô

300

300

G h i chú

PHẦN V. KIÊN NGHỊ (về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài; về quàn lý, tô
chức thực hiện ở các cap): Không
PHÀN VI. PHỤ LỤC (minh chứng các sàn phẩm nêu ở Phần III)
ì . Bản thảo sách chuyên kháo
2.

X á c n h ận c ủ a N X B T h ế g iớ i


3. Bài báo quốc tê đăng trên tạp chí SCOPUS
4. Chương sách quốc tế in trong sách do NXB Palgrave McMillan in
5. Bài đãng trên tạp chí trong nước
6.

C h ứ n g n h ận đ ào tạ o tiến sỹ

Hà Nội, ngày....... tháng......... năm
..
. ,, t
Đơn vị chú trì đẽ tài

Chủ nhiệm đề tài
T

(Thu trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)

21


PHỤ LỤC 1: BẢN THẢO SÁCH CHUYÊN KHẢO


ÍỈM ỉ f Hí* ỉi ì 'í

® HHÀHUflTBảnTHEBlứi
THẾ G IỎ I

ĨHẾGIƠI


PUBLISHERS

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2016

GIÁY XÁC NHẬN


N hà xuât bản Thế Giới xác nhận đã nhận đưọ’c bản thảo cuôn sách
“Quá trình hình thành kiến trúc an ninh m ở ỉ của khu vực C hâu Ả- Thái Bình
Dương và tác đ ộng đ ô i với Việt N a m ” của PGS. TS. Phạm Q uang Minh.
Nhà xưât bản Thê Giới sẽ xuât bản cuốn sách này sau khi tiến hành các công
doạn biên tập hoàn chinh. Sau khi in, cuốn sách sẽ được phát hành qua hệ
thốna các kênh và đại lý phát hành của N hà xuất bản Thế Giói trên toàn
quốc.

GIÁM ĐÔC K IÊM TỐ N G BIÊN TẬP


PHẠM QUANG MINH

KIẾN TRÚC AN NINH KHU v ự c
CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG.
THựC
TRẠNG
VÀ TRIỂN VỌNG





r

____ _

r

N hà xuât bản Thê giới


×