Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN một số giải pháp trong việc sử dụng, khai thác kênh hình khi dạy bài 11 tây âu hậu kì trung đại lịch sử lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.78 KB, 20 trang )

M ỤC L ỤC
Trang
1. Mở đầu..............................................................................................
1
1.1. Lí do chọn đề tài:............................................................................
1
1.2. Mục đích nghiên cứu: ....................................................................
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....................................................
2
2.1. Cơ sở lí luận……............................................................................
2
2.2. Thực trạng vấn đề:………………………………………………..
3
2.2.1. Đối với giáo viên……………………………………………….
3
2.2.2. Đối với học sinh………………………………………………...
3
2.3. Giải pháp khai thác kênh hình bài Tây Âu hậu kì Trung đại…….
5
2.3.1. Những kĩ năng cơ bản khi sử dụng, khai thác kênh hình bài Tây
Âu hậu kì Trung đại…………………………………………………...
5
2.3.2. Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng, khai thác kênh hình bài
6
Tây Âu hậu kì Trung đại………………………………………………
2.3.3. Giải pháp cụ thể khi sử dụng, khai thác kênh hình bài Tây Âu


7
hậu kì Trung đại……………………………………………………….
2.3.3.1. Đối với guyên nhân, điều kiện phát kiến địa lí………………
8
2.3.3.2. Đối với những cuộc phát kiến tiêu biểu………………………
11
2.3.3.3. Đối với hệ quả của cuộc phát kiến địa lí……………………
15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm……………………………..
17
3. Kết luận và kiến nghị……………………………………………
18
3.1. Kết luận...........................................................................................
18
3.2.
Kiến
18
nghị.........................................................................................
Tài liệu tham khảo
19


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nói
riêng đang trở thành yêu cầu cấp thiết hiện nay. Phương pháp giảng dạy là yếu tố
quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo. Một phương pháp giảng
dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên và học sinh phát huy hết
khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy.
Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy

đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học.
Việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử là sự kết hợp hài hoà,
nhuần nhuyễn của nhiều phương pháp và mỗi phương pháp đều có vị trí, vai trò
nhất định. Trong đó có phương pháp khai thác kênh hình sách giáo khoa phục vụ
cho giảng dạy, góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Bởi vì,
quan niệm về chức năng, tác dụng của kênh hình trong sách giáo khoa đã có
nhiều đổi mới. “Trước kia chúng ta thuần túy quan niệm kênh hình trong sách
giáo khoa lịch sử chỉ nhằm minh họa làm cho kiến thức trở nên sinh động. Ngày
nay ngoài chức năng, tác dụng đó, kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử còn
là một trong những nguồn nhận thức quan trọng của việc truyền bá và nhận
thức lịch sử” [5]. Khai thác triệt để chức năng, tác dụng này sẽ tạo điều kiện để
giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp soạn giảng, học sinh có điều
kiện chủ động, tích cực tham gia vào quá trình tự nhận thức lịch sử một cách tốt
nhất.
Hiện nay sách giáo khoa lịch sử nói chung và sách giáo khoa lịch sử lớp 10
nói riêng số lượng kênh hình được bổ sung nhiều hơn, nội dung phong phú hơn,
thuận lợi cho cho việc dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động
của học sinh. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy cho thấy, việc khai thác kênh
hình của học sinh còn nhiều bất cập, lúng túng, các em chưa biết khai thác kênh
hình để phục vụ cho bài học, nhiều khi giáo viên gọi học sinh phân tích lược đồ
hay tranh ảnh các em không biết làm như thế nào, trả lời điều gì? Không phải
một bài mà rất nhiều bài các em chỉ xem hình ảnh để bình luận ảnh đó, lược đồ
đó xấu hay đẹp, không liên tưởng gì đến bài học. Vấn đề này không phải lỗi của
người học mà một phần trách nhiệm của người dạy. Vì vậy để khai thác tối đa hệ
thống kiến thức bài học trong sách giáo khoa, thì việc hướng dẫn học sinh
phương pháp khai thác kênh hình là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
mỗi giáo viên lịch sử. Với những lí do đó và để góp phần vào việc đổi mới
phương pháp dạy học lịch sử, tôi chọn đề tài nghiên cứu: Một số giải pháp trong
việc sử dụng, khai thác kênh hình khi dạy Bài 11: Tây Âu hậu kì Trung đại - lịch
sử lớp 10 - tiết 15, nhằm gây hứng thú học tập của học sinh.

1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài: Một số giải pháp trong việc sử dụng, khai thác kênh
hình khi dạy Bài 11: Tây Âu hậu kì Trung đại - lịch sử lớp 10 - tiết 15, tôi muốn
hướng tới một số mục đích sau:
Thứ nhất, đối với bản thân: tìm ra được ra được phương pháp dạy tối ưu
cho bài học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn lịch sử, đồng thời nâng cao
được năng lực chuyên môn.
1


Thứ hai, đối với học sinh:
+ Thông qua việc sưu tầm, sử dụng và khai thác kênh hình như lược đồ,
tranh ảnh các cuộc phát kiến địa lí sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động và
khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh.
+ Học sinh sẽ hứng thú hơn trong học tập, đồng thời khắc sâu và ghi nhớ
những nội dung của bài học.
+ Hướng các em ngày càng yêu thích môn lịch sử hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 10 trường THPT Triệu Sơn 4.
- Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của đề tài, trong thực tế giảng dạy tôi chọn
4 lớp của trường THPT Triệu Sơn 4, đó là:
+ Lớp 10A1 và lớp 10A3 năm học 2016-2017 làm lớp đối chứng.
+ Lớp 10A20 và 10D20 năm học 2017-2018 làm lớp thực nghiệm.
Trong bốn lớp này thì hai lớp 10A1 và 10A20 là lớp thuộc ban khoa học tự
nhiên, hai lớp còn lại là 10A3 và 10D20 thuộc ban cơ bản.
- Với đối tượng nghiên cứu đó, mong muốn lớn nhất của đề tài là nhằm gây
hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp đọc và sưu tầm tài liệu:

Là phương pháp nghiên cứu sưu tầm các tài liệu có liên quan đến những
vấn đề cần nghiên cứu, tập hợp các dữ kiện liên quan đến đề tài này như: lược
đồ, tranh ảnh, tư liệu về các nhân vật phát kiến địa lí.
- Phương pháp tra khảo thực tế, thu thập thông tin:
Là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu. Dùng phương
pháp này để quan sát học sinh qua tiết dạy xem thái độ học tập, thói quen và
hành vi học tập. Qua đó tìm hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu:
Qua thời gian nghiên cứu, giáo viên tiến hành so sánh, đối chiếu số liệu cũ
với số liệu mới để thấy được kết quả nghiên cứu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
Hiện nay, trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, việc sử
dụng thiết bị dạy học là một trong những nội dung trọng tâm được Bộ GD – ĐT
hết sức quan tâm trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, tại Quyết định
số 41/2000/QĐ/BGD&ĐT ngày 24/3/2000 của BGD & ĐT nhấn mạnh: “Thiết
bị dạy học phải được sử dụng hiệu quả nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung
và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục” [6].
Kênh hình có hai chức năng lớn: vừa là phương tiện trực quan sinh động
vừa là nguồn tri thức cốt lõi đối với người học. Những hình ảnh đa màu sắc từ
sách giáo khoa đến màn hình Power Point không chỉ giúp học sinh nhận thức
được sự vật hiện tượng lịch sử một cách thuận lợi mà còn là nguồn tri thức để
các em khai thác, phát hiện ra những kiến thức lịch sử còn ẩn dấu trong kênh
2


hình. Theo đó, kênh hình đập trực tiếp vào thị giác nên có sức lưu giữ hình ảnh
cao. Bằng chứng từ kết quả nghiên cứu của PGS.TS. Đặng Văn Đức cho thấy:
“học sinh nhớ được 30% nếu chỉ nghe bằng tai, còn nếu cả nghe, lẫn nhìn sẽ
nhớ được 50% kiến thức” [2].

Để phù hợp với đặc trưng môn học, đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi
mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực, chủ động của học sinh thì việc
dạy và học lịch sử trong nhà trường phổ thông muốn đạt hiệu quả cao cần phải
có sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, trong đó có việc khai thác hệ
thống kênh chữ và kênh hình. Sở dĩ như vậy, là vì kênh hình ngoài chức năng
đóng vai trò là phương tiện trực quan, minh họa cho kênh chữ nó còn là một
nguồn tri thức lớn có khả năng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, thông qua kênh hình con đường
nhận thức của học sinh được hình thành, giúp cho học sinh tự mình phát hiện và
khắc sâu kiến thức.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
2.2.1. Đối với giáo viên.
Việc sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa nói chung và
kênh hình trong bài Tây Âu hậu kì Trung đại nói riêng là một biện pháp quan
trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy tôi thấy
vẫn còn giáo viên chỉ quan tâm đến kênh chữ mà ít nhận thấy kênh hình - nguồn
kiến thức quan trọng có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động và hấp dẫn
hơn. Vậy đâu là nguyên nhân của thực trạng đó?
Thứ nhất: nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị ý nghĩa của kênh hình
nhưng lại ngại sử dụng, sợ mất thời gian hoặc sử dụng mang tính chất hình thức,
minh họa cho bài giảng.
Thứ hai: có không ít giáo viên hiểu chưa hết nội dung, ý nghĩa của các
kênh hình, nên chưa vận dụng chưa đúng vào trong bài giảng, vì vậy hiệu quả
bài giảng không cao.
Thứ ba: có giáo viên lại sưu tầm nhiều hình ảnh sinh động, có nội dung liên
quan đến kênh hình trong bài, nhưng chỉ mang tính giới thiệu, chứ chưa mang
tính chất khai thác để nâng cao chất lượng dạy học.
Với thực trạng đó, trong những năm qua, nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học của bộ môn, bản thân tôi đã và đang cố gắng sưu tầm tranh ảnh tư liệu, tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng và luôn tích cực tìm ra

những phương pháp mới để sử dụng, khai thác tốt kênh hình trong bài Tây Âu
hậu kì Trung đại đạt hiệu quả cao nhất.
2.2.2. Đối với học sinh.
Ở trường THPT Triệu Sơn 4 sau khi dạy xong bài Tây Âu hậu kì Trung đại,
tôi tiến hành kiểm tra kết quả và mức độ hứng thú học tập của học sinh lớp
10A1 và 10A3 năm học 2016-2017.
- Cách thức tiến hành. Tôi điều tra bằng 2 mẫu phiếu:

3


+ Mẫu phiếu thứ nhất: điều tra về mức độ hứng thú học tập của học sinh.
(học sinh tích dấu X vào cột mình lựa chọn)
Mức độ

Thích

Bình thường

Không thích

Ghi chú

Lớp
(lưu ý phiếu điều tra không ghi tên người được điều tra để đảm bảo yếu tố
khách quan).
+ Mẫu phiếu thứ hai: điều tra kết quả học tập của học sinh. Hình thức nối
cột A với cột B cho đúng: (nối đúng mỗi ý được 2,5 điểm. Thời gian làm 5 phút)
A
B. Đi-a-xơ (1450-1500)

C. Cô-lôm-bô (1451?-1506)
Va-xcô đơ Ga-ma (1469?-1524)
Ph. Ma-gien-lan (1480-1521)

B
Đi vòng quanh thế giới bằng đường biển
Đến được cực Nam của châu Phi
Tìm ra châu Mĩ
Đến được Ca-li-cút của Ấn Độ

- Sau khi phát phiếu và nhận được kết quả như sau:
+ Đối với mức độ hứng thú học tập:
Lớp
Mức độ
Thích
Bình thường
Không thích
Tổng

Năm học 2016-2017
10A1
10A3
Số lượng
%
Số lượng
7
17,07
6
15
36,58

15
19
46,34
21
41
100
42

%
14,28
35,71
50,0
100

Qua bảng điều tra ta thấy, số lượng học sinh thích môn lịch sử nói chung và
bài 11: Tây Âu hậu kì Trung đại là khá khiêm tốn chỉ chiếm hơn 15%, còn lại đa
số học sinh được điều cảm thấy bình thường hoặc không thích. Đáng chú ý là ở
cả lớp 10A1 và 10A3 học sinh không thích học bài này chiếm đến 48,19%. Đó
thực sự là một thách thức lớn đối với mỗi giáo viên lịch sử.
+ Đối với kết quả học tập:
Năm học 2016-2017
Lớp
10A1
10A3
Xếp loại
Số lượng
%
Số lượng
%
Giỏi

6
14,63
5
11,90
Khá
9
21,95
8
19,04
Trung bình
17
41,16
18
42,85
Yếu - kém
9
21,95
11
26,19
Tổng
41
100
42
100

4


Nhìn vào kết quả tiếp thu bài học của học sinh ta nhận thấy, số lượng học
sinh khá, giỏi còn ít, cả hai lớp chỉ đạt hơn 33%, trong khi đó học sinh yếu kém

còn chiếm số lượng lớn trên 24%. Điều này cũng phản ánh gần sát thực với
phiếu đánh giá về mức độ hứng thú học tập của học sinh. Vậy đâu là nguyên
nhân của thực trạng trên?
Trước những kết quả điều tra, tôi đã giành thời gian tìm hiểu nguyên nhân
vì sao các em không thích học lịch sử nói chung và bài 11: Tây Âu hậu kì Trung
đại nói riêng, để có những biện pháp khắc phục giúp các em yêu thích môn lịch
sử hơn. Qua tìm hiểu lớp 10A1 và 10A3 tôi thu được kết quả như sau:

Lớp

Sĩ số

10A1

41

10A3

42

Tổng

83

Năm học 2016-2017
Nguyên nhân
Do phương
Do kiến thức - Do học sinh
pháp giảng
trong sách

không theo
dạy khô khan,
giáo khoa
khối C chỉ tập
buồn tẻ, nặng
nặng nề,
trung học các
về trình bày,
nhiều mốc
môn khối A.
diễn thuyết.
thời gian, sự
- Do Áp lực
kiện.
từ gia đình và
xã hội.
SL
%
SL
%
SL
%
18
43,90
8
19,51
12
29,26
SL
%

SL
%
SL
%
19
45,23
12
28,57
9
21,42
37
44,57
20
24,59
21
25,30

Ý kiến khác

SL
3
SL
2
5

%
7,31
%
4,76
6,02


Qua bảng thống kê trên ta thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh
không hứng thú khi học bài Tây Âu hậu kì Trung đại, trong đó nguyên nhân học
sinh lựa chọn nhiều nhất là do phương pháp giảng dạy khô khan, buồn tẻ, nặng
về trình bày, diễn thuyết (chiếm 44,57%). Trong tiết dạy giáo viên chưa thực sự
khai thác tốt các kênh hình sách giáo khoa, điều đó khiến cho tiết học trở thành
buổi liệt kê những sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ. Vì vậy, nhiều học
sinh cảm thấy “sợ” mỗi khi học bài Tây Âu hậu kì Trung đại.
2.3. Giải pháp sử dụng, khai thác kênh hình bài Tây Âu hậu kì Trung đại.
2.3.1. Những kĩ năng cơ bản khi sử dụng, khai thác kênh hình bài Tây
Âu hậu kì Trung đại.
Thứ nhất: Nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình.
Việc nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình đóng một vai trò quan
trọng, giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong quá trình tổ chức khai thác kênh
hình trên lớp. Trong bài 11 số lượng kênh hình không có nhiều chỉ có lược đồ
hình 27 – Những cuộc phát kiến địa lí [4]. Vì vậy, giáo viên cần phải sưu tầm
thêm một số kênh hình khác có liên quan đến bài học: ảnh minh họa chân dung
của B. Đi-a-xơ, C. Cô-lôm-bô, Va-xcô đơ Ga-ma, Ph. Ma-gien-lan, ảnh về sự
tiến bộ của khoa học kĩ thuật: tàu Ca-ra-ven, la bàn... . Hầu hết cách kênh hình
5


và những thông tin liên quan đến bài học này đều đã có trên một số trang Web
của Internet, nên việc tìm thông tin không gặp nhiều khó khăn đối với giáo viên
và học sinh.
Thứ hai: Nắm được phương pháp khai thác các loại kênh hình.
Về cơ bản, hệ thống kênh hình trong bài Tây Âu hậu kì Trung đại có hai
loại:
Loại 1: Tranh ảnh minh họa chân dung của B. Đi-a-xơ, C. Cô-lôm-bô, Vaxcô đơ Ga-ma, Ph. Ma-gien-lan, ảnh về sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật: tàu Cara-ven, la bàn,…
Loại 2: Lược đồ những cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỷ XV-XVI.

Để khai thác có hiệu quả, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh
giáo viên cần phải thực hiện tốt các bước sau:
- Đối với tranh ảnh:
Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát
nội dung cần khai thác.
Bước 2: Giáo viên nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn nội dung tranh ảnh.
Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh sau khi
quan sát, kết hợp gợi ý của giáo viên và tìm hiểu nội dung trong bài.
Bước 4: Giáo viên nhận xét, hoàn thiện nội dung khai thác tranh ảnh cung
cấp cho học sinh.
Cuối cùng học sinh nắm được cách khai thác tranh ảnh và nội dung trong
bài học.
- Đối với lược đồ:
Bước 1: Cho học sinh quan sát lược đồ, trong đó chú ý quan sát cả nội
dung, ranh giới và các kí hiệu của các cuộc phát kiến địa lí.
Bước 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý học sinh tìm hiểu nội dung lược đồ.
Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh lược đồ.
Bước 4: Giáo viên nhận xét, hoàn thiện nội dung lược đồ mà học sinh cần
tìm hiểu cung cấp cho học sinh.
Cuối cùng học sinh nắm được cách khai thác lược đồ và nội dung lược đồ
của bài học. Thực hiện như vậy học sinh sẽ rất hứng thú theo dõi bài giảng, đảm
bảo được yếu tố trực quan sinh động, giúp các em hiểu sâu sắc và ghi nhớ bền
lâu.
Thứ ba: Thiết kế câu hỏi hợp lý, trọng tâm.
Câu hỏi hợp lý, trọng tâm, có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những phát
huy được tính tích cực, phát triển khả năng tư duy của học sinh mà còn giúp học
sinh hiểu sâu, nhớ kĩ những kiến thức của bài.
2.3.2. Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng, khai thác kênh hình bài Tây
Âu hậu kì Trung đại.
Để nâng cao hiệu qủa sử dụng, khai thác kênh hình trong bài Tây Âu hậu kì

Trung đại, mỗi giáo viên cần phải nắm vững một số nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Sử dụng kênh hình đúng mục đích:
6


Mục đích của bài học, chính là học sinh lĩnh hội được tri thức, hình thành
và phát triển kỹ năng, nhân cách. Các loại kênh hình trong sách giáo khoa cũng
như sưu tầm của giáo viên có một chức năng riêng, nên chúng phải được nghiên
cứu cụ thể để sử dụng đúng mục đích, phù hợp với yêu cầu bài học.
Ví dụ: ảnh minh họa về sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật: tàu Ca-ra-ven, la
bàn… chỉ nên trình bày để minh họa cho bài giảng nhằm làm cho nội dung bài
giảng sinh động, phong phú, hấp dẫn hơn. Giáo viên không sử dụng chúng trong
việc củng cố hay trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Với
kênh hình là nguồn cung cấp thông tin kiến thức thì giáo viên phải gợi mở, yêu
cầu học sinh thông qua làm việc với kênh hình để tìm ra kiến thức và lĩnh hội tri
thức đó ví dụ như lược đồ hình 27 – Những cuộc phát kiến địa lí. [4]
Thứ hai: Kết hợp tốt việc sử dụng kênh hình với kênh chữ:
Giáo viên không nên quá lạm dụng vào các kênh hình trong quá trình soạn
giảng. Đối với bài Tây Âu hậu kì Trung đại, kênh chữ hết sức quan trọng cho
nên giáo viên cần phải kết hợp tốt việc khai thác kênh chữ và kênh hình, làm
được như vậy tiết học mới trở nên sinh động, học sinh mới chủ động, hứng thú
trong học tập.
Thứ ba: Sử dụng kênh hình đúng đối tượng:
Tùy vào từng nội dung, mục đích sử dụng mà giáo viên đưa ra những yêu
cầu khác nhau đối với học sinh. Đối với tranh ảnh về sự tiến bộ của khoa học kĩ
thuật hàng hải trong bài này, giáo viên chỉ dừng lại ở việc cho học sinh quan sát
sơ lược để các em nắm được những biểu tượng ban đầu, không nên cho học sinh
đứng lên thuyết trình về kênh hình đó. Ngược lại, đối với lược đồ các cuộc phát
kiến địa lí sau khi hướng dẫn học sinh quan sát từ tổng thể đến chi tiết, giáo viên
phải để học sinh đứng lên thuyết trình, có như vậy thì tiết dạy mới phong phú,

học sinh mới hứng thú chủ động học tập.
2.3.3. Giải pháp cụ thể khi sử dụng, khai thác kênh hình bài Tây Âu
hậu kì Trung đại.
Bài 11 Tây Âu hậu kì Trung đại có 4 nội dung chính được chia làm 2 tiết,
ở tiết 1 có 2 nội dung, trong đó mục 2. Sự nảy sinh của chủ nghĩa tư bản ở Tây
Âu giảm tải. Như vậy, học sinh chỉ tập trung nghiên cứu mục 1. Những cuộc
phát kiến địa lí.
Trọng tâm của tiết học này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm được 3
vấn đề chính:
- Thứ nhất là nắm được nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí.
- Thứ hai là nắm được các cuộc phát kiến địa lí.
- Thứ ba là tìm ra được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
Nhìn tổng thể thì nội dung kiến thức không quá nhiều và phức tạp, nhưng
làm sao để tạo nên hứng thú, phát huy được tính chủ động của học sinh, đồng
thời khắc sâu nội dung kiến thức của bài học đến học sinh lại là một vấn đề
không đơn giản. Vậy, để tiết dạy có hiệu quả tôi đưa ra một số cách giải pháp
hiện như sau:
7


2.3.3.1. Đối với nguyên nhân, điều kiện phát kiến địa lí.
Trước tiên giáo viên chiếu hoặc treo lược đồ, tranh ảnh:

Lược đồ: Con đường buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải [7]

- Mục đích hướng đến là: Tìm ra nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến
địa lí.
- Nội dung cơ bản để khai thác.
Vào thế kỉ XV thương nhân và những nhà hàng hải châu Âu hiểu biết về
thế giới còn rất hạn chế. Họ chỉ quen thuộc đường biển quanh châu Âu và Địa

Trung Hải, còn phương Đông nhất là Ấn Độ, đối với họ thì đây không chỉ là xứ
sở giàu hương liệu, gia vị, tơ lụa mà còn là một vùng đất giàu không thể tưởng
tượng được về vàng, bạc. "Phương Đông được tô vẽ thành một thế giới thần tiên
trong Nghìn lẻ một đêm (cuốn truyện của người Ả rập) và cuốn Những truyện kì
lạ (du kí của Mác-cô Pô-lô, người Ý” [1].
Thế kỉ XV con đường mua bán từ châu Âu sang phương Đông bằng đường
bộ (Tây Á) và đường thủy (Địa Trung Hải) bị thổ dân Áp-ga-ni-xtan, người Thổ
và người Ả - rập độc chiếm. Vấn đề cấp thiết được đặt ra là phải tìm con đường
thương mại giữa phương Đông và châu Âu.

8


Ảnh minh họa: tàu Caraven [7]

Ảnh minh họa: La bàn [7]

9


Hải đồ vùng Địa Trung Hải [7]

- Mục đích hướng đến về hình ảnh tàu Caraven, La bàn và Hải đồ vùng
Địa Trung Hải là: Những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật làm tiền đề cho các
cuộc phát kiến địa lí.
- Nội dung cơ bản để khai thác:
Vào thế kỉ XV, khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trọng. Các nhà
hàng hải hiểu biết nhiều về đại dương, có quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái
Đất. Người ta đã vẽ được nhiều bản đồ, hải đồ ghi rõ những vùng đất, các hòn
đảo có dân cư. Máy đo góc thiên văn, sử dụng la bàn được sử dụng trong việc

định hướng giữa đại dương bao la. Kỹ thuật đóng tàu có nhiều tiến bộ, người ta
đã đóng được những con tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như tàu Caraven.
Đây chính là tiền đề cho các cuộc phát kiến địa lí.
- Phương pháp sử dụng:
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lược đồ, tranh ảnh giới thiệu và mô tả
con đường buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả-rập độc chiếm,
đồng thời giới thiệu về những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật tạo tiền đề cho các
cuộc phát kiến địa lí, có thể giáo viên gợi mở một số câu hỏi trong quá trình giới
thiệu để cuốn hút học sinh lắng nghe và lĩnh hội kiến thức.
Sau khi giới thiệu xong, giáo viên đặt câu hỏi: Vậy theo các em đâu là
nguyên nhân và điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? Học sinh thảo luận
và trả lời. Cuối cùng giáo viên kết luận và đưa ra những vấn đề cơ bản học sinh
cần phải nắm là:
- Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường
cao.

10


- Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ảrập độc chiếm.
- Khoa học- kĩ thuật có những bước tiến quan trọng như kĩ thuật mới.
2.3.3.2. Đối với những cuộc phát kiến tiêu biểu.
Giáo viên treo hoặc chiếu lược đồ Những cuộc phát kiến địa lí:

Lược đồ: Các cuộc phát kiến địa lí [7]

- Mục đích cần hướng đến là: Những cống hiến lớn lao của các nhà thám
hiểm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cho văn minh thế giới ở thế kỷ XV-XVI.
- Nội dung cơ bản để khai thác.
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong trong các cuộc phát

kiến địa lí. Sở dĩ như vậy, vì hai nước này đều có những hạm đội mạnh nhất
châu Âu thời bấy giờ, với nhiều thủy thủ gan dạ và thông minh.
Từ đầu thế kỉ XV trở đi, người Bồ Đào Nha bắt đầu đem hết sức lực ra
khám phá vùng bờ biển Châu Phi, hầu như năm nào cũng có đoàn đi, nhưng
đoàn chỉ đi một thời gian rồi quay trở về. Hoàng tử Hen-ri đã hai lần dẫn đoàn đi
thám hiểm vào các năm 1445 và năm 1472.
Tháng 8/1487, Bác-tơp-lơ-mi Đi-a-xơ (1450 – 1500) đã tiến hành thám
hiểm vùng biển nam châu Phi, quá trình di chuyển đoàn thuyền của ông bị giông
bão thổi bật xuống phía nam châu Phi, nhờ đó phát hiện ra mũi Hảo Vọng. Tại
đây, Đia-a-xơ nhìn thấy biển Đông châu Phi. Các hoa tiêu của người Hồi giáo
sẵn sàng dẫn đường cho ông tiến về phía tây Ấn Độ, nhưng các thủy thủ của ông
nổi loạn buộc ông phải trở về Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, cuộc thám hiểm của Điaa-xơ đã chuẩn bị mọi điều kiện cho sự thành công của Va-xcô đơ Ga-ma. Đó là
11


đỉnh cao nhất trong hàng loạt phát hiện của các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha –
hoàn thành việc tìm đường biển thông sang Ấn Độ.

Lược đồ: Hành trình phát kiến địa lí của B. Đi-a-xơ [7]

Tháng 7/1497, khi vừa mới tròn 28 tuổi, Va-xcô đơ Ga-ma đã tổ chức đoàn
thám hiểm qui mô lớn với 4 tàu Ca-ra-ven và 168 thủy thủ rời cảng Li-xbon tiến
xuống phía nam châu Phi, tiếp tục lộ trình của Đi-a-xơ trước đây. Khi đến Mũi
Xanh thì bị chệch hướng sang phía Tây, tiến tới phía Đông của một châu lục
khác mà đoàn không hề biết (châu Mĩ). Tuy vậy đoàn thám hiểm vẫn lập thương
điếm (tại Bra-xin ngày nay), sau đó ông điều chỉnh hướng vượt qua được mũi
Hảo Vọng ngược lên phía Bắc.

Lược đồ: Hành trình phát kiến địa lí của Vaxcô Đơ Gama [7]


12


Ngày 20/5/1498, trải qua nhiều khó khăn, họ đã cập bến Ca-li-cút (Ấn Độ).
Giấc mơ phát hiện đường biển sang Ấn Độ như thần thoại cuối cùng đã được
thực hiện. Từ Ca-li-cút, đoàn thám hiểm đã theo đường cũ trở về Bồ Đào Nha.
Khi về, đoàn chỉ còn 55 thủy thủ, nhưng đầy ắp vàng, bạc châu báu, hương liệu
quý. Sau đó, người Bồ Đào Nha đã chiếm giữ độc quyền con đường này 18 năm
liền và tổ chức nhiều cuộc viễn chinh mới.
Đồng thời với các cuộc thám hiểm của người Bồ Đào Nha, người Tây Ban
Nha cũng tiến hành nhiều cuộc thám hiểm lớn. Trái ngược với người Bồ Đào
Nha thám hiểm vùng đất mới bằng cách đi xuống phía nam châu Phi, thì người
Tây Ban Nha lại di chuyển theo hướng tây nam. Xuất phát từ giả thuyết trái đất
hình cầu tròn, họ đặt mục tiêu hướng về phía tây để sang phương Đông giàu có.
Tiêu biểu là cuộc hành trình của C.Cô-lôm-bô và Ma-gien-lan.
Ngày 2/8/1492, C. Cô-lôm-bô (1451-1506) đã dẫn đầu đoàn thuỷ thủ 90
người với 3 chiếc tàu rời cảng Pa-lê-xơ (Tây Ban Nha) đi về hướng Tây. Sau hai
tháng lênh đênh trên Đại Tây Dương gặp nhiều sóng to gió lớn, ngày 28/10/1892
ông đã đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê (châu Mĩ), nhưng ông tưởng
đây là miền “Đông Ấn Độ”.

Lược đồ: Hành trình phát kiến địa lí của C. Côlômbô [7]

Quay trở về Tây Ban Nha ông được phong chức Thượng tướng hải quân,
tổng đốc Ấn Độ. Cô-lôm-bô được coi là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ,
nhưng do tưởng lầm là Ấn Độ nên châu Mĩ ngày nay không mang tên ông mà
mang tên một nhà thám hiểm khác.

13



Ảnh minh họa: Cô-lôm-bô tuyên bố chủ quyền thế giới trên vùng đất mới [7]
Sau những cuộc phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô, người Tây Ban Nha vẫn
không hài lòng với những gì mình thu được nên vẫn tiếp tục các cuộc hành trình
thám hiểm. Ma-gien-lan (1480-1521), sau khi biết vùng đất mới mà Cô-lôm-bô
phát hiện không phải là Ấn Độ nên ông tiếp tục cuộc hành trình đó.
Ma-gien-lan là nhà hàng hải người Bồ Đào Nha, nhưng lại phục vụ trong
vương triều Tây Ban Nha. Được sự giúp đỡ của vua Tây Ban Nha, ông tổ chức
đoàn thám hiểm đi vòng quanh trái đất.
Ngày 20/9/1519 Ma-gien-lan dẫn đầu đoàn thám hiểm gồm 5 chiếc tàu với
265 thủy thủ rời cảng Xan Lu-các, bắt đầu cuộc hành trình vượt Đại Tây Dương
đầy mạo hiểm. Tháng 10/1519, đoàn tới được bờ biển Bra-xin, rồi men theo bờ
biển phía đông Nam Mĩ tới vịnh Xan-ta Lu-xi-a (nay là thành phố Ri-ô đờ giane rô). Do cuộc hành trình quá dài, lại thiếu lương thực nên nhiều thủy thủ nổi
loạn đòi quay trở về, nhưng ông vẫn kiên quyết tiếp tục cuộc hành trình. Ông đã
kết án treo cổ 40 thủy thủ vì nổi loạn và làm hoang mang những người khác. Khi
đến cực nam châu Mĩ đoàn chỉ còn 4 tàu vì 1 tàu bỏ trốn.
Sau khi vượt qua cực nam châu Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gienlan) đoàn thám hiểm đến một đại dương mới. Tại đây, thấy gió lặng, sóng yên,
khác hẳn với bão tố liên miên của vùng biển nam Mĩ, nên ông đặt là biển Thái
Bình Dương.
Tháng 4/1521, đoàn đến được Phi-líp-pin và đụng độ với thổ dân, Ma-gienlan cùng 22 thủy thủ đã hi sinh. Hoan-xe-ba-xti-an Đơ En-ca-nô lên thay chỉ huy
đoàn thám hiểm, lúc này chỉ còn 2 tàu với 113 thủy thủ.
14


Tháng 11/1521, khi đoàn tới đảo Mô-lúc thì gặp bão lớn nên chỉ còn 1 tàu
với 33 thủy thủ. Năm 1522, đoàn thám hiểm tiến về phía nam và tới Bru-nây,
vòng qua nam In-đô-nê-xi-a vào Ấn Độ Dương vượt qua mũi Hảo Vọng, men
theo bờ biển phía tây châu Phi về tới Tây Ban Nha ngày 8/9/1522, lúc này đoàn
chỉ còn 18 thủy thủ với một tàu chở đầy hương liệu của phương Đông.
Như vậy, cuộc hành trình vòng quanh trái đất lần đầu tiên được hoàn thành

đã làm rạng rỡ tên tuổi của nhà thám hiểm Ma-gien-lan. Nó chứng minh một
cách thuyết phục nhất về quả đất hình cầu tròn. “Ông đã tặng cho nhân loại
những hiểu biết mới và chiến công đó của ông đã vượt lên tất cả mọi chiến
công. Ông đã biến những gì mà hàng trăm thế hệ trước chỉ coi là giấc mơ thì
nay đã thành hiện thực” [1].
- Phương pháp sử dụng:
Lược đồ trên, nói về những cuộc phát kiến địa lí của những nhà thám hiểm
nổi tiếng châu Âu cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI. Để học sinh phát huy được
tính tích cực chủ động, giáo viên cần thực hiện tốt các bước sau:
Trước hết, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lược đồ, đồng thời giúp các
em phân biệt những loại mũi tên chỉ từng cuộc hành trình của các nhà thám
hiểm.
Bước hai: giáo viên yêu cầu học sinh kết hợp với nội dung trong sách giáo
khoa và lên bảng thuyết trình các cuộc phát kiến địa lí. Trong quá trình học sinh
giới thiệu về các cuộc phát kiến địa lí giáo viên có thể gợi mở một số câu hỏi để
cuốn hút học sinh lắng nghe và lĩnh hội kiến thức.
Ví dụ: Tại sao cuộc hành trình đến được cực nam châu Phi của người Bồ
Đào Nha lại diễn ra trong một thời gian dài như vậy? Tại sao người Tây Ban
Nha lại chọn hướng đi sang phía tây Đại Tây Dương mà không đi theo con
đường người Bồ Đào Nha đã đi?....
Bước ba: Sau khi học sinh đã thuyết trình xong giáo viên yêu cầu học sinh
khác nhận xét bổ sung.
Cuối cùng, giáo viên nhận xét, đồng thời để học sinh khắc sâu nội dung vừa
học giáo viên yêu cầu học sinh nối cột A và B sao cho đúng
A
Năm 1487 B. Đi-a-xơ
Năm 1492 C. Cô-lôm-bô
Năm 1497 Va-xcô đơ Ga-ma
Năm 1519-1522 Ph. Ma-gien-lan


B
Đi vòng quanh thế giới bằng đường biển
Đến được cực Nam của châu Phi
Tìm ra châu Mĩ
Đến được Ca-li-cút của Ấn Độ

Sau khi kết thúc nội dung trên, giáo viên đặt câu hỏi: Các cuộc phát kiến
địa lí đã để lại những hệ quả gì? Khi học sinh trả lời xong giáo viên nhận xét và
kết luận:
2.3.3.3. Đối với hệ quả của cuộc phát kiến địa lí:
Sau khi đã học sinh thảo luận và trả lời giáo viên nhận xét và kết luận, các
cuộc phát kiến địa lí đã để lại những hệ quả to lớn:
+ Đem lại hiểu biết mới về trái đất, về những con đường mới, dân tộc mới.
Thị trường thế giới được mở rộng. (Giáo viên minh họa bằng lược đồ)
15


Lược đồ: Thị trường thế giới được mở rộng [7]

+ Thúc đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến dẫn tới sự xác lập của
chủ nghĩa tư bản.
+ Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. (Giáo viên
minh họa bằng tranh ảnh)

Ảnh minh họa: Cảnh buôn bán nô lệ [7]

16


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

Để đánh giá hiệu quả của đề tài tôi chọn lớp 10A20, 10D20 năm học 20172018 làm lớp thực nghiệm. Sau các tiết dạy tôi có sử dụng phiếu điều tra về mức
độ hứng thú và kết quả học tập của học sinh:
+ Kết quả phiếu điều tra về hứng thú học tập của học sinh:
Lớp
Mức độ
Thích
Bình thường
Không thích
Tổng

Năm học 2017-2018
10A20
10D20
Số lượng
%
Số lượng
%
23
56,09
22
55,00
12
29,26
13
32,50
6
14,63
5
12,50
41

100
40
100

+ Phiếu điều tra kết quả học tập của học sinh: Em hãy nối cột A và B sao
cho đúng? (Lưu ý: Nối đúng mỗi ý được 2,5 điểm, thời gian 5 phút)
A
Năm 1487 B. Đi-a-xơ
Năm 1492 C. Cô-lôm-bô
Năm 1497 Va-xcô đơ Ga-ma
Năm 1519-1522 Ph. Ma-gien-lan

B
Đi vòng quanh thế giới bằng đường biển
Đến được cực Nam của châu Phi
Tìm ra châu Mĩ
Đến được Ca-li-cút của Ấn Độ

Kết quả thu được là:
Lớp
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu - kém
Tổng

Năm học 2017-2018
10A20
10D20

Số lượng
%
Số lượng
13
31,70
12
17
41,63
16
8
19,51
8
3
7,31
4
41
100
40

%
30,00
40,00
20,00
10,00
100

Qua các bảng thống kê ta thấy, đã có sự thay đổi lớn về hứng thú cũng như
kết quả học tập của học sinh. Trước khi áp dụng phương pháp sử dụng, khai thác
kênh hình vào giảng dạy bài Tây Âu hậu kì Trung đại số học sinh có hứng thú
học tập ở lớp 10A1 và 10A3 năm học 2016-2017 chỉ chiếm 15%, số không thích

học chiếm tới 48,9%. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp sử dụng, khai thác
kênh hình vào giảng dạy tại lớp 10A20 và 10D20 số học sinh hứng thú với môn
học tăng lên rõ rệt, chiếm tỉ lệ trên 55%, số không thích học cũng giảm xuống
còn 13,5%. Mặt khác, trong giờ học khi dạy bằng phương pháp mới này học
sinh cũng học tích cực, chủ động hơn, các em hăng hái tham gia phát biểu ý kiến
xây dựng bài làm cho giờ học lịch sử trở nên sôi nổi hơn. Vì vậy kết quả học tập
17


của học sinh ở cả 2 lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác nhau rõ rệt. Ở
lớp 10A1 và 10A3 khi chưa áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy thì số học
sinh khá, giỏi chỉ chiếm 33%; yếu, kém chiếm tỉ lệ hơn 24%. Nhưng khi áp
dụng phương pháp mới vào trong quá trình giảng dạy ở lớp 10A20 và 10D20
năm học 2017-2018 số học sinh khá, giỏi tăng lên, chiếm hơn 71%, đặc biệt số
học sinh xếp loại yếu, kém giảm mạnh chỉ còn 8,64%.
Từ kết quả thu được tôi nhận thấy việc khai thác kênh hình trong dạy học là
rất cần thiết, đặc biệt đối với môn lịch sử. Nếu tận dụng tốt trong tiết dạy sẽ đem
lại hiệu quả cao, đây cũng là một trong những nội dung thể hiện sự đổi mới
phương pháp dạy học, làm cho kết quả học tập bộ môn không ngừng được nâng
cao. Điều đó cho thấy đổi mới phương pháp dạy học là một định hướng đúng
đắn của Đảng và nhà nước.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận.
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học lịch
sử nói riêng là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm, trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài tôi nhận thấy người giáo viên phải thật sự tâm huyết với nghề,
phải thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, phải có năng lực sư phạm và
biết kết hợp khéo léo các phương pháp, phương tiện nhằm tổ chức tốt việc nhận
thức cho học sinh. Thực tiễn chứng minh rằng, học sinh gắn việc yêu thích môn
lịch sử với phương pháp dạy của giáo viên.

Với mỗi giáo viên lịch sử, việc kết hợp kĩ năng khai thác kênh hình sách
giáo khoa với ứng dụng CNTT phục vụ cho giảng dạy, sẽ góp phần tích cực đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Điều đó, không những hoàn thiện kĩ năng sư
phạm, nâng cao được trình độ chuyên môn của người thầy mà còn phát huy tính
tích cực của học sinh trong quá trình học tập bộ môn.
3.2. Kiến nghị.
+ Cần có những chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên về cách khai thác và
sử dụng kênh hình.
+ Trong thời gian tới khi biên soạn sách giáo khoa lịch sử nên bổ sung
thêm các loại kênh hình và có sách hướng dẫn.
+ Nhà nước cần đầu tư xây dựng thêm các phòng học bộ môn phù hợp với
đặc trưng bộ môn lịch sử.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2018
....................................................... Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
....................................................... viết, không sao chép nội dung của người
....................................................... khác.
.......................................................
Người thực hiện
Lê Trọng Thế

18


Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Côi - Hướng dẫn sử dụng kênh hình - NXB Đại Học Sư Phạm Hà Nội - 2013.
2. Đặng Văn Đức - Lí luận dạy học Địa lí - NXB Đại Học Sư Phạm, Hà Nội.
3. Phan Ngọc Liên - Lịch sử lớp 10 nâng cao - NXB Giáo dục - 2011.
4. Phan Ngọc Liên - Lịch sử lớp 10 - NXB Giáo dục - 2006.
5. Bộ giáo dục và đào tạo - Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học

phổ thông - NXB Đại Học Sư Phạm - Hà Nội - 2007.
6. Quyết định số 41/2000/QĐ/BGD&ĐT ngày 24/3/2000 của BGD & ĐT.
7. Nguồn một số trang Web trên Internet.

19



×