Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên đề cảm ứng ở động vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.47 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
Trang

I.ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I.2. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
I.3.1.Đối tượng nghiên cứu
I.3.2.Phạm vi nghiên cứu
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
II. NỘI DUNG
II.1.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
II.1.1. Khái quát về bồi dưỡng học sinh giỏi
II.1.2. Học sinh giỏi sinh học 11
II.1.3. Yêu cầu khi tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi
II.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
II.2. THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT
II.2.1.Thực trạng
II.2.2. Phương hướng giải quyết
II.2.2.1. Hệ thống hóa kiến thức chuyên đề cảm ứng ở động vật
II.2.2.2. Hệ thống câu hỏi và bài tập vận dụng
II.2.2.3.Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong chuyên đề
II.2.2.4. Ví dụ minh họa
II.3. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
II.3.1. Hiệu quả thực hiện
II.3.2. Phạm vi ảnh hưởng của đề tài
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận
III.2. Kiến nghị

1


1
2
2
2
2
2
2
2
2
2
3
3
3
4
4
4
10
14
16
18
18
19
19
20
20

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1



I.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” ngành
giáo dục nước ta đang cố gắng nâng cao chất lượng đại trà, chăm lo bồi dưỡng
học sinh giỏi hướng đến phát huy tối đa năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh,ở
mỗi môn học với đặc thù riêng.Vì vậy nền giáo dục nước ta luôn đổi mới và cải
cách để nâng cao chất lượng. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề
then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn và bồi
dưỡng nhân tài, những nhiệm vụ chiến lược hàng đầu trong phát triển đất nước,
đặc biệt bồi dưỡng nhân tài được xem là nội dung quan trọng trong nhiều nghị
quyết. Yêu cầu đó đòi hỏi ngành giáo dục phải thường xuyên đổi mới.
Thực tế hiện nay ở các trường THPT công tác bồi dưỡng học sinh giỏi,
trong đó có việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học đã được chú trọng song
vẫn còn những bất cập nhất định như: cách tuyển chọn, phương pháp giảng dạy
còn yếu kém, chưa tìm ra được hướng đi cụ thể cho công tác này, phần lớn là
làm theo kinh nghiệm, trong khi kinh nghiệm vẫn còn ít. Từ những bất cập trên
dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng không đạt được như ý muốn.
chương trình Snh học 11 là chương trình tập trung đi sâu vào một lĩnh vực
tương đối khó đó là Sinh học cơ thể thực vật và động vật. Mỗi bài học, mỗi chủ
đề được biên soạn theo hướng phát huy tính chủ động trong học tập của học sinh
đòi hỏi người học phải động não tìm hiểu thậm chí là vận dụng, suy luận logic
để lĩnh hội kiến thức, nhất là Phần B: Cảm ứng ở động vật của chương II: Cảm
ứng trong chương trình Sinh học 11 với lượng kiến thức vừa sâu, vừa rộng
nhưng lại rất lí thú khi có nhiều nội dung có thể vận dụng vào giải quyết các vấn
đề của thực tiễn sản xuất và đời sống khiến cho học sinh quan tâm đến môn sinh
học vừa tò mò vừa hứng thú.
Từ những trải nghiệm thực tế qua lần bồi dưỡng học sinh giỏi năm học
này và kết quả đạt được trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh vừa qua, tôi mạnh dạn
lựa chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên đề cảm
ứng ở động vật ”.

I.2. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học bồi dưỡng học
sinh giỏi Sinh học 11 ở trường THPT nói chung và phần cảm ứng ở động vật nói
riêng, từ đó đúc rút một số kinh nghiệm dạy bồi dưỡng học sinh giỏi khi dạy
chuyên đề cảm ứng ở động vật nhằm nâng cao hứng thú học tập và hiệu quả cho
học sinh.
- Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để thiết kế tiến trình dạy bồi
dưỡng học sinh giỏi chuyên đề cảm ứng ở động vật chương trình Sinh học 11
theo hướng tổ chức hoạt động học cho học sinh nhằm nâng cao hứng thú học tập
bộ môn Sinh học và nâng cao hiệu quả ôn thi học sinh giỏi môn Sinh học tại
trường THPT Lê Hoàn.

1


- Đánh giá tính khả thi của đề tài thông qua khả năng nhận thức của học
sinh và kết quả thi học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh.
I.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
I.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Hệ thống kiến thức chuyên đề cảm ứng ở động vật của chương II Cảm
ứng trong chương trình Sinh học 11.
- Khách thể: đội tuyển học sinh giỏi trường THPT Lê Hoàn
I.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài chỉ nghiên cứu chuyên đề “ Cảm ứng ở động vật ” của chương
Cảm ứng trong chương trình Sinh học 11.
- Nghiên cứu hệ thống lí thuyết, hệ thống hóa các bài tập thường gặp
- Vận dụng giải quyết một số bài tập nâng cao.
I.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
Thu thập, nghiên cứu và hệ thống lại các tài liệu có liên quan đến đề tài để

làm cơ sở nghiên cứu và thực nghiệm.
I.4.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi .
I.4.3. Phương pháp viết báo cáo khoa học.
II. NỘI DUNG
II.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
II.1.1. Khái quát về bồi dưỡng học sinh giỏi
Là quá trình phát hiện, bồi dưỡng và khuyến khích học sinh có tài năng,
có năng lực tư duy, sáng tạo và giải quyết vấn đề[3].
Mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi là hướng đến phát triển suy nghĩ ở trình
độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ,bồi dưỡng sự lao động, làm việc sáng tạo,
phát triển các kĩ năng, phẩm chất đạo đức…[3].
Phương pháp và hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi rất đa dạng song đều
hướng đến tạo điều kiện học tập cho học sinh phát triển hết năng lực của mình.,
II.1.2. Học sinh giỏi sinh học 11.
Sinh học là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá
thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả
những đặc điểm và tập tính của sinh vật, ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát
triển, môi trường sống, cách thức các cá thể và loài tồn tại ví dụ: nguồn gốc, sự
tiến hóa và phân bổ của chúng [1].
Sinh học bao hàm nhiều ngành học khác nhau được xây dựng dựa trên
những nguyên lý riêng[1]. Có 4 nguyên lý tạo thành nền tảng cho Sinh học
hiện đại: lý thuyết tế bào, tiến hóa, di truyền và cân bằng nội môi. Các môn học

2


này có mối quan hệ qua lại với nhau, giúp ta hiểu về sự sống với các mức độ,
phạm vi khác nhau[3].
Nói chung Sinh học là môn khoa học thực nghiệm vì vậy học sinh giỏi

môn Sinh phải:
- Có năng lực tiếp thu kiến thức, nhận thức vấn đề và nhanh chóng vận
dụng vào các tình huống. Có ý thức bổ sung, hoàn thiện tri thức.
- Có năng lực suy luận logic, biết phân tích các sự vật hiện tượng qua các
dấu hiệu đặc trưng , các hình ảnh minh họa và thay đổi góc nhìn. Biết thỏa mãn
các điều kiện và tìm ra con đường mới ngắn nhất để đạt được kết quả.
- Có năng lực sáng tạo, biết hệ thống hóa và thu gọn vấn đề.
- Có năng lực thực hành, biết thực hiện nhanh gọn và dứt khoát các thao
tác thực hành thí nghiệm. Phải thông qua thực nghiệm phát hiện và làm sáng tỏ
vấn đề
- Có năng lực vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan
đến đời sống hàng ngày và sản xuất.
II.1.3. Yêu cầu khi tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên đề cảm ứng ở
động vật.
- Trước khi tiến hành bồi dưỡng HSG giáo viên phải hệ thống hóa nội
dung cần nhớ thành các đơn vị kiến thức đồng thời xây dựng hệ thống câu hỏi
và bài tập có liên quan.
- Phải tổ chức, hướng dẫn cho học sinh thảo luận, khai thác kênh hình,
dựa trên kết quả lĩnh hội nội dung các đơn vị kiến thức.
- Những đơn vị kiến thức cần nhớ, cách thức trình bày phải được giáo
viên đánh giá, bổ sung và hoàn thiện.
II.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
II.1.4.1. Bản chất
Tổ chức hướng dẫn cho học sinh lĩnh hội các đơn vị kiến thức, vận dụng
các đơn vị kiến thức bằng các biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo để tạo hứng thú học tập cho học sinh lĩnh hội kiến thức, biết vận dụng [3].
II.1.4.2.Yêu cầu
- Để thu được kết quả tốt, giáo viên cần hướng dẫn cách thức vận dụng
các đơn vị kiến thức. Giáo viên cần nêu rõ yêu cầu cần thiết đối với mỗi bài tập,
tình huống để học sinh thực hiện.

- Sau khi hướng dẫn, giáo viên cần tổ chức cho học sinh thảo luận, giải
thích, thiết lập mối quan hệ nhân quả giữa các đơn vị kiến thức và bài tập tình
huống. Trên cơ sở đó học sinh vạch ra những nội dung cần trình bày đối vói mỗi
bài tâp, tình huống. Yêu cầu học sinh trình bày để đánh giá mức độ lĩnh hội tri
thức của các em.
II.2. THỰC TRẠNG Ở TRƯỜNG THPT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI
QUYẾT

3


II.2.1.Thực trạng.
II.2.1.1. Đối với giáo viên
Những năm gần đây, do đổi mới PPDH theo hướng lấy học sinh làm trung
tâm và đổi mới kiểm tra đánh giá nên công tác bồi dưỡng HSG được quan tâm
hơn rất nhiều, ở các cấp các ngành có liên quan đã tổ chức các chuyên đề tập
huấn cho giáo viên như “đổi mới kiểm tra đánh giá”, “lập ma trận và ra đề thi
học sinh giỏi” rồi chuyên đề “bồi dưỡng học sinh giỏi”…. bước đầu đã có những
đáp ứng nhất định đối với các trường THPT nói chung và trường THPT Lê Hoàn
nói riêng sau mỗi chuyên đề. Tuy vậy, thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi nói
chung và bồi dưỡng chuyên đề cảm ứng ở động vật nói riêng vẫn còn rất nhiều
hạn chế,thể hiện:
-Thời gian tập huấn cũng như thời gian dạy bồi dưỡng học sinh giỏi có
hạn trong khi nội dung kiến thức chuyên đề cảm ứng ở động vật lại nhiều. .
-Tài liệu chuyên sâu để bồi dưỡng HSG chuyên đề cảm ứng ở động vật rất
ít, phương tiện trực quan gần như không có.
Vì vậy đa số giáo viên khi được hỏi nếu bồi dưỡng HSG chuyên đề cảm
ứng ở động vật như thế nào thì đều trả lời qua quýt là nội dung như SGK.
II.2.1.2. Đối với học sinh
Với thực trạng thời gian và phương tiện trực quan thiếu thốn, nhiều học sinh

không thể kịp thời lĩnh hội đầy đủ và chi tiết các nội dung, cũng như không biết
cách vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập tình huông. Điều đó không
những làm giảm hứng thú của học sinh với môn học nói chung và quá trình bồi
dưỡng HSG nói riêng, dẫn đến kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi không cao
II.2.2. Phương hướng giải quyết.
Với thực trạng như trên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tôi mạnh
dạn giới thiệu một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên đề cảm ứng ở
động vật để đồng nghiệp và học sinh tham khảo, giúp công tác bồi dưỡng HSG
đạt kết quả cao hơn, học sinh có hứng thú học tập bộ môn Sinh học nói chung và
ôn thi HSG nói riêng. Cụ thể:
+ Hệ thống hóa nội dung của chuyên đề cảm ứng ở động vật thành các
đơn vị kiến thức.
+ Sưu tầm và xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập vận dụng kiến thức vào
thực tế .
+ Sử dụng các phương pháp, phương tiện phát huy tính tích cực, chủ động
sáng tạo của học sinh để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong quá trình
hướng dẫn.
II.2.2.1. Hệ thống hóa kiến thức cơ bản chuyên đề cảm ứng ở động vật.
Đơn
vị Nội dung cần nhớ
kiến thức
Khái quát - Khái niệm cảm ứng: Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại kích
về
cảm thích của môi trường để tồn tại và phát triển

4


ứng
ở - Đặc điểm:

động vật + có cơ quan chuyên hóa là tế bào thần kinh và hệ thần kinh và các
cơ quan vận động.
+ do hoạt động của hệ thần kinh.
+ phản ứng rõ nét, linh hoạt, đa dạng về hình thức và mức độ chính
xác cao.
+ biểu hiện bằng hướng động chuyển động cơ thể hoặc co rút chất
nguyên sinh hoặc phản xạ.
+ mức độ điều hòa hiệu quả bằng cơ chế thần kinh và thể dịch.
Đặc điểm
hệ
thần
kinh ở các
nhóm
ngành
động vật.

- Động vật nguyên sinh: Cơ thể cấu tạo đơn bào nên chưa có tổ chức
thần kinh.
- Đối với các ngành khác có tổ chức thần kinh, mỗi đơn vị thần kinh
là một nơron cấu tạo gồm 3 phần:
+ Thân chứa các bào quan và nhân tế bào.
+ Các sợi nhánh phân nhánh đi ra từ thân có chức năng dẫn truyền
và nhận thông tin từ các nơron khác.
+ Sợi trục (axon) là phần nối dài từ thân nơron ( vùng tiếp giáp giữa
sợi trục và thân nơ ron gọi là gò axon – nơi phát sinh XTK ra).
Truyền tín hiệu đến các nơ ron khác.
Đầu các sợi nhánh và sợi trục chứa các xinap là nơi tiếp xúc giữa
nơ ron với các té bào khác.
- Ruột khoang: Các tế bào thần kinh nằm rải rác khắp cơ thể nối với
nhau tạo thành mạng lưới xen kẽ các tế bào cơ hoặc tế bào cảm giác

tạo thành HTK dạng mạng lưới.
- Các ngành giun, chân khớp, thân mềm: Số lượng tế bào thần kinh
nhiều, tập trung thành các hạch thần kinh phân bố dọc cơ thể, liên
hệ với nhau tạo thành chuỗi hạch; hạch não, hạch dưới hầu, hạch
ngực, hạch bụng.
- Động vật có xương sống: HTK có nguồn gốc từ lá phôi ngoài. Số
lượng tế bào TK lớn, phần lớn các tế bào TK tập trung thành ống
(bộ phận TK trung ương) có đầu phình to phát triển gọi là não, não
gồm các phần cấu trúc khác nhau tùy lớp động vật. Đuôi ống TK
nằm trong ống xương sống chạy dọc cơ thể gọi là tủy. Các tế bào
TK nằm bên ngoài tạo thành bộ phận thần TK ngoại biên gồm các
hạch TK và các dây TK đi ra ngoài nối với các cơ quan.

Chiều

- Từ cấu tạo đơn giản đến cấu tạo phức tạp, từ số lượng tế bào thần

5


hướng
kinh ít đến số lượng tế bào thần kinh nhiều.
tiến hóa - Tập trung hóa.
của
hệ
thần kinh. - Đầu hóa.
Cảm ứng

các
nhóm

ngành
động vật.

- Động vật nguyên sinh: Phản ứng thực hiện bằng sự chuyển động
của cả cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh nhờ các vi sợi hướng
tới các kích thích có lợi và tránh xa các kích thích có hại -> mức độ
phản ứng diễn ra chậm, hình thức giản đơn, chưa thật chính xác.
- Động vật có HTK dạng lưới: Khi bị kích thích một tế bào hưng
phấn thì tất cả các tế bào khác đều hưng phấn dẫn đến sự đáp ứng
toàn thân -> phản ứng nhanh hơn nhưng chưa thật chính xác và tiêu
tốn nhiều năng lượng.
- Động vật có HTK dạng chuỗi hạch: Mỗi hạch thường phụ trách
đáp ứng ở một vùng nhất định trên cơ thể. Khi một kích thích xuất
hiện ở vùng nào thì hạch ở vùng đó đáp ứng < - > phản ứng định
khu rõ rệt. Cơ chế này giúp tăng tốc độ phản ứng và giảm tiêu tốn
năng lượng. Ở các nhóm có hạch não phát triển kiểm soát hoạt động
của các hạch khác giúp tăng tính thống nhất trong hoạt động của hệ
thần kinh.
- Động vật có HTK dạng ống:
+ Cấu tạo theo HTK có ;
- Bộ phận TKTWgồm não (gồm 5 phần là bán cầu đại não, não
trung gian, não giữa,tiểu não và hành não) và tủy có nhiệm vụ tiếp
nhận, xử lí thông tin quyết định hình thức, mức độ phản ứng
- Bộ phận TK ngoại biên gồm các dây và hạch TK
+ Căn cứ vào chức năng HTK dạng ống được chia thành hai bộ
phận;
- Hệ TK vận động gồm não bộ, tủy sống và sợi ly tâm đi thẳng
đến cơ xương có bao myelin, có chức năng thực hiện các phản xạ
vận động ( có ý thức).
- Hệ TK sinh dưỡng gồm thân não, đoạn cùng của tủy sống,

sừng bên chất xám tủy sống, hạch TK sinh dưỡng gồm sợi trục của
nơ ron trước hạch có bao myelin và của nơ ron sau hạch không có
bao myelin, có chức năng thực hiện các phản xạ sinh dưỡng (không
có ý thức).
+ Hoạt động của HTK dạng ống được thực hiện theo nguyên tắc
phản xạ, được thực hiện bởi cung phản xạ bao gồm: cơ quan cảm
giác (bộ phận tiếp nhận), dây cảm giác (dây hướng tâm), TKTW,

6


dây vận động (dây li tâm), cơ quan vận động (bộ phận thực hiện) ->
Hình thức phản ứng đa dạng, mức độ chính xác cao, giảm thiểu tối
đa sự tiêu hao năng lượng, giúp động vật thích nghi với điều kiện
sống.
Phản xạ

-Gồm hai loại: Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
+ Phản xạ không điều kiện: Là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích
của môi trường dưới tác dụng của tác nhân kích thích không điều
kiện. Có tính chất bền vững, bẩm sinh, di truyền, mang tính chủng
loại, có số lượng hạn chế, chịu sự điều khiển của trụ não, tủy sống.
Là cơ sở hình thành tập tính, bản năng.
+ Phản xạ có điều kiện: Là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích
của môi trường dưới tác dụng của tác nhân kích thích có điều kiện
kết hợp với kích thích KĐK. Có tính chất không bền vững, học
được, không di truyền, mang tính cá thể, có số lượng không hạn
định, chịu sự điều khiển của vỏ não. Là cơ sở hình thành tập tính,
thói quen.


Điện
nghỉ

thế - Khái niệm: Là sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài màng tế
bào khi không bị kích thích.

Điện thế -Khái niệm: Là dòng điện khi có sóng hưng phấn chạy qua( dòng
hoạt động điện xuất hiện khi có kích thích tác động vào gọi là xung thần kinh).
+ Điện thế hoạt động gồm ba giai đoạn: Khử cực, đảo cực, tái phân
cực.
-Cơ chế hình thành điện thế hoạt động:
+ a. Giai đoạn mất phân cực .Khi bị kích thích thì tế bào thần kinh
hưng phấn và xuất hiện điện thế hoạt động Khi bị kích thích tính
thấm của màng thay đổi cổng Na+ mở, Na+ khuếch tán từ ngoài vào
trong màng làm trung hòa điện tích âm ở bên trong->Dẫn đến điện
thế 2 bên màng giảm nhanh -70 mV đến 0 mV
+b. Giai đoạn đảo cực: Các ion Na+ mang điện dương đi vào trong
không những để trung hòa điện tích âm ở bên trong tế bào, mà các
ion Na+ còn vào dư thừiai đoạn đảo cực: Làm cho bên trong mang
điện dương (+35 mV) so với bên ngoài mang điện tích âm
+c. Giai đoạn tái phân cực: Bên trong tế bào Na + nhiều nên tính
thấm của màng đối với Na+ giảm nên cổng Na+ đóng. Tính thấm đối
với K+ tăng nên cổng K+ mở rộng làm cho K+ khuyếch tán từ trong
tế bào ra ngoài nên bên ngoài mang điện tích dương. Khôi phục điện
7


thế nghỉ ban đầu (-70 mV).
->Điện thế hoạt động là sự biến đổi của điện thế nghỉ.
-Trong giai đoạn tái phân cực, có thời kì K + đi ra quá nhiều làm

cho bên ngoài dương hơn so với giá trị điện thế nghỉ, gọi là giai
đoạn tái phân cực quá độ. Cổng Na + đóng chặt nên nếu một kích
thích khác tác động vào tế bào thì cũng sẽ không gây điện thế hoạt
động ( giai đoạn trơ ).
- Bản chất là sự chuyển đổi từ điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động
ở các vùng kề nhau trên sợi trục thần kinh.

Lan
truyền
xung thần
- Trên sợi trục không có bao myelin, khi một vị trí bị kích thích hình
kinh trên
thành điện thế hoạt động sẽ kích thích các vị trí gần nó hình thành
sợi thần
điện thế hoạt động, điện thế hoạt động ở vị trí đó lại kích thích hình
kinh
thành điện thế hoạt động ở vùng kế tiếp -> tốc độ lan truyền chậm
(vài m/s), tiêu tốn nhiều năng lượng cho hoạt động của bơm Na – K.

- Trên sợi có bao myelin( lớp photpholipit có tính chất cách điện bao
bọc ngắt quãng tạo thành các eo ranvie), xung thần kinh lan truyền
theo lối nhảy cóc từ eo ranvie này sang eo ranvie khác -> tốc độ lan
truyền nhanh ( khoảng 100m/s), giảm sự tiêu hao năng lượng.
- Tốc độ lan truyền còn phụ thuộc đường kính sợi trục. Đường kính
càng lớn, tốc độ dẫn truyền càng cao.
Xung thần kinh từ cơ quan cảm giác theo nơ ron cảm giác đến thần
Dẫn
kinh trung ương qua nơ ron trung gian đến nơ ron vận động… theo
truyền
xung thần một chiều nhất định nhờ xinap.

kinh trong
-Xi nap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào khác. Theo
cung phản
cấu trúc có hai loại xi nap là xinap điện và xinap hóa học.
xạ
- Xi nap điện chỉ có ở cơ tim, một số cơ trơn hoặc một vài vùng não.
Thực chất là kênh protein nối xuyên giữa hai màng tế bào cạnh
nhau, cấu tạo từ protein coneckin nối giữa màng nơ ron trước xinap
với màng sinh chất tế bào phía sau.
+ XTK từ một tế bào hay nơ ron trước được truyền trực tiếp sang tế
bào sau qua một khe hẹp dưới dạng xung điện cực nhanh cho phép
thông tin được truyền theo hai chiều.
-Xinap hóa học cấu tạo gồm chùy xinap chứa ti thể,bóng chứa chất
trung gian hóa học ( mỗi xinap chứa một loại chất trung gian hóa

8


học, phổ biến nhất ở thú là Axetylcholin, Noadrenalin,
Xerotonin…), màng trước xinap, khe xinap và màng sau xinap có
các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.
+ Qúa trình truyền tin qua xinap hóa học: XTK đến chùy xinap làm
thay đổi tính thấm của màng đối với Ca 2+ -> Ca2+ vaò trong chùy
xinap, làm bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước
xinap vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào khe xinap, được
các thụ thể trên màng sau tiếp nhận làm thay đổi tính thấm màng sau
xinap và của nơ ron tiếp theo làm xuất hiện điện thế hoạt động ở
màng sau và ở nơ ron tiếp theo.
+Do XTK qua xinap từ điện sang hóa rồi từ hóa sang điện nên bị
chậm gọi là chậm xinap

+ Cường độ XTK có thể bị thay đổi thậm chí bị dập tắt khi đi qua
xinap. Điện thế hoạt động đến gò axon sau xinap nếu tạo được kích
thích đủ ngưỡng để hình thành điện thế hoạt động thì sẽ hình thành
XTK đi tiếp.
-Đặc điểm truyền tin qua xinap:
+ XTK chỉ lan truyền một chiều từ màng trước đến màng sau xi nap
vì chỉ có màng trước mói có các bóng chứa chất trung gian hóa học
và chỉ ở màng sau mới có các thụ thể tiếp nhận.
+ Qúa trình truyền tin qua xinap diễn ra chậm do cơ chế chuyển đổi
thông tin từ điện sang hóa và từ hóa sang điện.
+ Truyền tin qua xi nap hóa học có thể kiểm soát được
+ Có hiện tượng mỏi xinap khi kích thích liên tục vào màng trước
của xinap làm cho chất trung gian hóa học được giải phóng liên tục
với lượng lớn gây thiếu tạm thời chất trung gian hóa học
+ Hiện tượng cộng xinap là sự tác động của nhiều kích thích cùng
lúc hoặc một kích thích được lặp lại nhiều lần với tần số cao để tăng
cường độ điện thê sau xinap đủ để hình thành XTK ở gò axon.
Tập tính - Khái niệm: Là chuỗi các phản ứng của động vật trả lời các kích
động vật thích của môi trường đảm bảo sự tồn tại.
- Phân loại: Bao gồm tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh

9


+ Tập tính bẩm sinh: Là tập tính khi sinh ra đã có, mang tính bản
năng và được di truyền, không bị thay đổi, không chịu ảnh hưởng
của điều kiện môi trường. Có cơ sở thần kinh là chuỗi phản xạ
không điều kiện được quy định bởi kiểu gen.
+ Tập tính thứ sinh: Là tập tính được hình thành trong quá trình
sống của cá thể thông qua học tập và rút kinh nghiệm, mang tính

học hỏi, không được di truyền, không bền vững, dễ thay đổi, phụ
thuộc vào tuổi thọ và mức độ tiến hóa của hệ thần kinh. Cơ sở thần
kinh là chuỗi phản xạ có điều kiện.
Một
số - Quen nhờn
hình thức
- In vết
học tập ở
động vật. - Điều kiện hóa: có hai kiểu
(Trình
bày giống + Điều kiện hóa đáp ứng (điều kiện hóa kiểu Paplop
như
SGK )
+ Điều kiện hóa hành động(điều kiện hóa kiểu Skiner
- Học ngầm
- Học khôn
ứng dụng *Trong sản xuất:
tập tính
- Hiểu biết về tập tính động vật giúp thuần dưỡng vật nuôi
động vật
- Lợi dụng tập tính kiếm ăn săn mồi, vận dụng đấu tranh sinh học
tiêu diệt sâu bệnh hại để bảo vệ mùa màng.
*Trong lĩnh vực giải trí hiểu biết về tập tính động vật giúp huấn
luyện động vật làm xiếc.
*Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng vận dụng hiểu biết về tập tính
động vật để huấn luyện chó nghiệp vụ, voi thồ…
*Trong đời sống con người hình thành thói quen tốt, tránh xa thói
quen xấu.
II.2.2.2. Hệ thống một số câu hỏi ôn tập vận dụng chuyên đề cảm ứng ở
động vật.

Câu 1: Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa động vật và thực vật về khả
năng nhận biết và phản ứng với những thay đổi của điều kiện môi trường.
10


Câu 2: So sanh tính cảm ứng ở thực vật và động vật? Ý nghĩa của sự giống và
khác nhau đó.
Câu 3: Trình bày cấu tạo một đơn vị hoạt động của HTK. Phân biệt các loại đơn
vị trên về vị trí, chức năng
Câu 4 : Những nhóm động vật sau thuộc dạng TK nào: Thủy tức, Giun tròn,
Côn trùng, Cá miệng tròn, Hải quỳ, Lưỡng cư, Bò sát, Thỏ, Giun đốt?
Nêu đặc điểm cấu tạo của các dạng TK, rút ra chiều hướng tiến hóa của HTK?
Câu 5 : Chứng minh HTK động vật tiến hóa theo hướng tập trung hóa, đầu hóa.
Câu 6: Hãy sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao trong sự tiến hóa về tổ chức TK
của các động vật sau: Cá sấu, Ốc sên, Sứa, Trùng đế giày, Sán lá gan. Dựa vào
cấu tạo và hiệu quả hoạt động của tổ chức TK, hãy chứng minh thứ tự trên.
Câu 7: Phân biệt các hình thức cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh. Hãy
phân tích hướng tiến hóa của các hình thức cảm ứng ở động vật.
Câu 8: Hình thức cảm ứng của nhóm động vật nào tiêu tốn nhiều năng lượng
nhất và nhóm nào tiêu tốn ít năng lương nhất trong hoạt động thần kinh của
động vật? Giải thích.
Câu 9: Phân biệt hệ thần kinh sinh dưỡng và hệ thần kinh vận động
Câu 10: Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
Câu 11: Trời rét môi tím tái, sởn gai ốc vội tìm áo mặc. Hãy phân tích xem có
những bộ phận nào của HTK tham gia phản ứng trên và đó là phản xạ gì?
Câu 12: Phản xạ có điều kiện; Khi nhìn thấy, ngửi thấy hoặc nghĩ đến thức ăn sẽ
gây tiết nước bọt, tiết dịch vị. Hãy trình bày sơ đồ điều hòa tiết nước bọt và tiết
dịch vị trong trường hợp trên.
Câu 13: Nguyên tố nào đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành điện thế
nghỉ? Vì sao trị số điện thế nghỉ thường thấp và ổn định tương đối? cho một ví

dụ về trị số điện thế nghỉ đo được ở một số loài.
Câu 14: Điện thế nghỉ được xác định khi nào? Các yếu tố nào tham gia hình
thành điện thế nghỉ?
Câu 15: Người ta nhận thấy một phần lớn năng lượng hóa học ATP được cơ thể
sử dụng cho hoạt động của bơm Na – K trong hoạt động của hệ thần kinh. Em
hãy giải thích bơm Na – K đã dùng vào hoạt động nào của HTK?
Câu 16: Nếu màng tế bào thần kinh giảm tính thấm đối với ion kali hoặc trường
hợp kênh Na+ luôn luôn mở sẽ có ảnh hưởng đến điện thế nghỉ và điện thế hoạt
động như thế nào? Giải thích.
Câu 17: Một tế bào TK có điện thế nghỉ là – 70mV. Có các trường hợp sau đây
-Tế bào thần kinh tăng tính thấm đối với ion canxi (biết rằng nồng độ canxi ở
dịch ngoại bào cao hơn dịch nội bào).
11


-Bơm Na – K của nơ ron hoạt động yếu đi (do rối loạn chuyển hóa).
Trường hợp nào làm thay đổi (tăng phân cực, giảm phân cực) hoặc giữ
nguyên điện thế nghỉ? Giải thích.
Câu 18: Sự xuất hiện điện thế hoạt động gồm những giai đoạn chủ yếu nào? Tại
sao sự lan truyền điện thế hoạt động ở sợi thần kinh vận động nhanh hơn sợi
thần kinh giao cảm?
Câu 19: Khi dây thần kinh đối giao cảm bị kích thích cơ chế nào giúp lan truyền
XTK. So sánh cách lan truyền XTK trên sợi thần kinh có và không có bao
myelin? Tại sao trên sợi có bao myelin XTK lại lan truyền theo lối nhảy cóc?
Câu 20: Thành phần cấu tạo và vai trò của bao myelin. Giải thích tại sao sự
truyền XTK trong sợi có bao myelin ít tiêu tốn năng lượng mà tốc độ lan truyền
lại nhanh hơn sợi không có bao myelin?
Câu 21: Đối với sợi TK không có bao myelin và sợi có bao myelin khi sử dụng
thuốc gây tê thì loại nào bị tê nhanh hơn? Vì sao.
Câu 22:Vì sao trong tiểu phẫu người ta dùng thuốc gây tê? Giải thích cơ chế tác

dụng của thuốc gây tê.
Câu 23: Bình thường nếu dùng vi điện cực kích thích bao myelin hoặc sợi trục
không có bao myelin thì XTK lan truyền như thế nào? Bệnh xơ xứng lan tỏa có
bao myelin dần đàn bị cứng lại và thoái hóa . Điều này ảnh hưởng như thế nào
đến chức năng của HTK?
Câu 24: Tốc độ lan truyền XTK trên dây thần kinh giao cảm và dây đối giao
cảm khác nhau như thế nào? Giải thích.
Câu 25: Ở ếch kích thích điện đạt ngưỡng vào dây thần kinh số X lập tức tim
ngừng đập sau đó đập trở lại nhanh hơn bình thường? giải thích tại sao.
Câu 26: Xi nap là gì? Giải thích cơ chế truyền tin qua xi nap hóa học. Cho biết
tại sao những người hạ can xi huyết lại bị mất cảm giác?
Câu 27 : Giải thích cơ chế truyền tin qua xi nap hóa học. Tại sao quá trình
truyền tin qua xi nap hóa học có thể điều chỉnh? Tại sao mặc dù có cả xinap điện
và xinap hóa học nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật là xinap hóa học?
Câu 28: Chất trung gian hóa học có vai trò như thế nào trong lan truyền XTK
qua xinap? Tại sao mỗi loại xinap chỉ có một loại chất trung gian hóa học.
Câu 29:Tại sao Atropin lại có khả năng làm giảm đau ở người.
Câu 30: Morphin có tác dụng tương tự endorphin – một chất được sản sinh
trong não người có tác dụng giảm đau, giảm căng thẳng được dùng làm thuốc
giảm đau trong y tế, thuốc này đồng thời gây nghiện. Hãy giải thích cơ chế giảm
đau và cơ chế gây nghiện của morphin?

12


Câu 31: Khi con người lâm vào trạng thái căng thẳng, sợ hãi, tức giận thì loại
hoocmon nào được tiết ra ngay? Hoocmon đó ảnh hưởng như thế nào đến hoạt
động của tim?
Câu 32: Khi ta kích thích liên tục trên nơ ron thì sự dẫn truyền XTK qua xinap
có liên tục không? Vì sao? Giả sử ta bơm vào dịch bào trong chùy xinap Ca 2+ thì

có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích.
Câu 33: Trình bày tóm tắt quá trình hình thành và dẫn truyền XTK trong một
cung phản xạ? Giải thích vì sao XTK chỉ truyền theo một chiều. Bằng cách nào
TKTW nhận biết và phân biệt được chính xác từng loại kích thích khác nhau?
Câu 34: Vẽ cung phản xạ co chân khi dẫm phải gai? Trình bày những diễn biến
xảy ra về mặt điện hóa trong phản xạ này.
Câu 35: Sự dẫn truyền XTK trong cung phản xạ có gì khác so với sự dẫn truyền
XTK trên một sợi trục.
Câu 36:Dựa vào cơ chế truyền XTK có thể giải thích các trường hợp sau như
thế nào?
-Khi bị nhện cắn, con mồi vẫn còn sống nhưng không di chuyển được.
-Khi bị thương đắp đá lạnh lên vết thương sẽ giảm đau.
Câu 37: Dựa vào cơ chế dẫn truyền XTK qua xinap hãy giải thích tại sao khi ta
kích thích với cường độ mạnh và tần số cao lên nhánh dây TK số 10 đến tim
(dây phó giao cảm) thì tim ngừng đập một thời gian ngắn, sau đó tim đập trở lại
với nhịp đập như cũ mặc dù lúc đó nhánh dây TK số 10 vẫn đang bị kích thích?
Câu 38: Dựa vào cơ chế dẫn truyền XTK qua xinap hãy giải thích tác dụng của
các loại thuốc Aminazin đối với người và Diterrex đối với giun kí sinh trong hệ
tiêu hóa lợn.
Câu 39: Trình bày thí nghiệm chứng minh tính chất dẫn truyền một chiều của
trung khu thần kinh.
Câu 40: Mô tả tập tính sinh sản của ong bắp cày. Cơ sở thần kinh của tập tính
Câu 41: Điểm khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh ( tập tính
học được)
Câu 42: Tại sao ở động vật bậc thấp có HTK dạng lưới và dạng chuỗi hạch, hầu
hết các tập tính của chúng là tập tính bẩm sinh?
Câu 43: Tại sao côn trùng có nhiều tập tính phức tạp. Hầu như ruồi chỉ có tập
tính bẩm sinh, điều đó có lợi và bất lợi như thế nào?
Câu 44:Tại sao số lượng tập tính học được của động vật liên quan đến mức độ
phát triển của HTK và tuổi thọ? Vì sao động vật bậc cao nếu bị con người bắt

hụt sẽ chạy trốn thật nhanh khi thấy người nhưng động vật bậc thấp thì không.

13


Câu 45: Lai giữa Vẹt xanh đầu đỏ, cổ đỏ (có tập tính tha rác làm tổ bằng mỏ)
với Vẹt xanh đầu đỏ, cổ vàng (tha rác bằng cách nhét chúng vào phần lông vũ)
con lai sinh ra được chia làm hai lô:
- Lô 1: Sống riêng, tách mẹ, con lai tha rác bằng cách cố nhét rác vào lông vũ.
- Lô 2: Cho sống chung với mẹ là Vẹt xanh đầu đỏ, cổ đỏ. Khi tha rác con lai cố
nhét rác vào dưới lông vũ, khi không nhét rác được nữa, con lai tha rác bằng mỏ
về tổ.
Từ thí nghiệm trên giải thích tại sao có sự khác biệt đó? Kết luận gì.
Câu 46: Ở một số loài chó sói, các cá thể thường sống thành từng đàn chiếm
một vùng lãnh thổ xác định, chúng cùng săn mồi và bảo vệ lãnh thổ, mỗi đàn
đều có một con chó sói đầu đàn. Con đầu đàn này có đầy quyền lực như được ăn
mồi trước và chỉ có nó mới có quyền sinh sản. Khi con đầu đàn chết đi hoặc quá
già thì con khỏe mạnh thứ hai đứng kế tiếp con đầu đàn sẽ lên thay thế.
Ví dụ trên mô tả các loại tập tính quan trọng nào của loài chó sói?
Câu 47: Các hiện tượng sau thuộc loại tập tính gì ?
- Rái cá biển đập vỏ sò.
- Cá mập con nở trước thường ăn trứng chưa nở trong bụng mẹ.
- Hải ly đắp đập ngăn suối để bắt cá.
Câu 48: Xét hai thí nghiệm sau:
-Thả chuột vào lồng thí nghiệm. Trong trong lồng có một cái bàn đạp gắn
với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thì thức ăn
rơi ra. Sau nhiều lần như thế, chuột chủ động chạy đến nhấn bàn đạp để lấy thức
ăn mỗi khi đói bụng.
-Vừa đánh chuông vừa cho chó ăn, sau vài chục lần phối hợp tiếng
chuông và thức ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt.

Hãy cho biết sự hình thành tập tính của động vật trong mỗi thí nghiệm
trên thuộc hình thức học tập nào? Trình bày đặc điểm mỗi hình thức học tập đó.
Câu 49: Từ lâu tiếng kêu của cú mèo hay chim lợn đã bị mặc định là mang lại
xui xẻo, là tiếng gọi vong hồn từ một nơi xa thẳm. Theo em quan điểm này đúng
hay sai? Giải thích.
Câu 50: Nêu một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính động vật vào
đời sống và sản xuất.
II.2.2.3. Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong chuyên đề.
Do mỗi loại kênh hình thể hiện một nội dung khác nhau, nên phương pháp
khai thác cũng khác nhau và phải phù hợp. Về cơ bản, hệ thống kênh hình
trong sách giáo khoa Sinh học hiện nay, gồm có hai loại chính sau:

14


Loại 1: Kênh hình mô tả cấu tạo của một tổ chức:
VD: Kênh hình mô tả cấu tạo xinap hóa học dưới đây

Hình 30.2. Sơ đồ cấu tạo xinap hóa học
Với loại này phương pháp là khai thác những chi tiết của hình ảnh để đi
đến đến hoàn thiện cấu trúc của tổ chức.
Loại 2: Kênh hình mô tả quá trình sinh lý
VD: Kênh hình mô tả quá trình truyền tin qua xi náp như hình 30.3 dưới đây

15


Thì phương pháp khai thác kênh hình lại khác GV phải hướng dẫn học sinh quan
sát ( từ tổng thể đến chi tiết ), kết hợp miêu tả, phân tích, đàm thoại thông qua hệ
thống câu hỏi gợi mở của giáo viên để học sinh rút ra được những diễn biến của

quá trình.
Nhìn chung để khai thác tốt kênh hình trong SGK phục vụ cho việc giảng
dạy bộ môn Sinh học nói chung và chuyên đề nói riêng, bằng những kinh
nghiệm thực tế, xin trình bày một số kinh nghiệm nhỏ sau:
- Thứ 1: Nắm được phương pháp cơ bản khai thác các loại kênh hình
- Thứ 2: Phải nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình. Giúp giáo
viên chủ động, linh hoạt trong quá trình tổ chức khai thác kênh hình trong quá
trình bồi dưỡng HSG.
- Thứ 3: Xác định mục đích cần hướng đến khi khai thác kênh hình:
Việc xác định mục đích cần hướng đến khi khai thác kênh hình, là nhằm tránh
sự chệch hướng trong quá trình khai thác và để đạt hiệu quả cao nhất sau khi
khai thác.
- Thứ 4: Thiết kế câu hỏi hợp lý, trọng tâm. Câu hỏi hợp lý, trọng tâm,
có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những phát huy được tính tích cực, phát
triển khả năng tư duy của học sinh; mà còn giúp học sinh hiểu sâu, nhớ kĩ những
kiến thức được tìm hiểu...
II.2.2.4. Ví dụ minh họa
Ví dụ1: Với nội dung “ cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng ống” trong
sách giáo khoa trình bày rất sơ sài
+Về đại diện :Các động vật có xương sống.
+Về cấu tạo gồm: Thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên, một chút
về sự tiến hóa của HTK dạng ống như số lượng tế bào thần kinh, sự hoàn thiện
và cấu tạo của não bộ,
+Về hoạt động chỉ cho biết là theo nguyên tắc phản xạ và một bài tập tình
huống
Như vậy học sinh sẽ rất là mơ hồ khi nói đến nội dung này mặc dù các em
đã được học trong chương trình Sinh học cấp THCS nhưng thời gian học cũng
đã tương đối lâu vì vậy giáo viên cần phải tổ chức và hướng dẫn cho học sinh
thực hiện các bài tập tình huống để tái hiện lại kiến thức đồng thời bổ sung các
nội dung còn khuyết thiếu cho học sinh

Chẳng hạn như xét về cấu tạo ta có thể yêu cầu học sinh quan sát tranh
hoặc hình vẽ phóng to hình 27.1 SGK điền tên các bộ phận của HTK dạng ống

16


vào các ô HCN. Ngoài ra có thể lồng thêm các câu hỏi “ Tại sao lại phân chia
như vậy? Ngoài cách phân chia này có còn cách nào khác nữa không ?”. Hoặc
để giúp học sinh mở rộng, đào sâu thêm kiến thức ta có thể đưa thêm các câu hỏi
hay bài tập có liên quan như: “ Phân biệt HTK sinh dưỡng và HTK vận động”
Sau đó tổ chức các hoạt động học cho học sinh và sử dụng đơn vị kiến thức “
cảm ứng ở các nhóm động vật” trong hệ thống để thực hiện các nhiệm vụ đó để
đạt được kiến thức theo yêu cầu như bảng dưới đây
Nội dung
HTK vận động
HTK sinh dưỡng
Cấu tạo
-Trung ương -Vỏ não, chất xám tủy sống -Sừng bên chất xám tủy
thần kinh
sống (bộ phần TK giao
cảm), trụ não và đoạn cùng
của tủy sống (bộ phận TK
đối giao cảm)
-Thần kinh -Dây thần kinh vận động
-Dây TK sinh dưỡng và
ngoại biên
(dây TK não và dây TK tủy)
hạch TK
Chức năng
Điều khiển hoạt động của Điều khiển hoạt động của

các cơ vân trong hệ vận động các nội quan (cơ quan sinh
->hoạt động có ý thức.
dưỡng và cơ quan sinh sản)
->hoạt động tự động không
theo ý muốn.
Hay bàn về hoạt động của HTK dạng ống sau khi tổ chức cho HS hoàn
thành bài tập tình huống như SGK rồi lồng thêm các câu hỏi như “Phân biệt
phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện”, “Trời rét môi tím tái, sởn gai
ốc vội tìm áo mặc. Hãy phân tích xem có những bộ phận nào của HTK tham gia
phản ứng trên và đó là phản xạ gì, thuộc loại nào? Cũng có thể vận dụng hệ
thống để thấy được khi trời lạnh, môi tím tái, sơn gai ốc là những phản xạ không
điều kiện do bộ phận thần kinh sinh dưỡng phụ trách. Đi tìm áo mặc là phản xạ
có điều kiện và là hoạt động có ý thức do vỏ não tham gia vào phản xạ.
 Như vậy HS sẽ thấy hứng thú với bộ môn vì kiến thức rất gần gũi và bổ ích.
Ví dụ 2: Với nội dung truyền tin qua xi nap dùng tranh và hình vẽ như sách giáo
khoa học sinh biết được cấu tạo, vai trò của các thành phần cũng như cách thức
truyền tin qua xi náp hóa học sau khi tham gia các hoạt động học dưới sự
hướng dẫn khai thác kênh hình của giáo viên thông qua hệ thống câu hỏi mở:
- Các thành phần chính cấu tạo nên xi náp hóa học? (4 thành phần là chùy
xinap,màng trước xinap, khe xinap và màng sau xinap)
- Chức năng mỗi thành phần ? Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của
chúng? ( chùy xinap có bóng chứa chất trung gian hóa học, màng trước là nơi

17


gắn và giải phóng chứa chất trung gian hóa học vào khe xinap, màng sau có các
thụ thể tiếp nhận )
HSG còn phải biết thêm về loại xinap điện có ở đâu và truyền tin như
thế nào đồng thời phải giải quyết được các bài tập như: “ Tại sao những người

hạ canxi huyết lại bị mất cảm giác ”, “ Tại sao Atropin lại có khả năng làm giảm
đau ở người ”, “ Khi con người lâm vào trạng thái căng thẳng, sợ hãi, tức giận
thì loại hoocmon nào được tiết ra ngay ? Hoocmon đó ảnh hưởng như thế nào
đến hoạt động của tim ”….
Tương tự như ví dụ trên ta cũng có thể giải quyết vấn đề một cách nhẹ
nhàng bằng cách khéo léo tổ chức các hoạt động học tập, tìm hiểu kiến thức
thông qua khai thác kênh hình, hệ thống câu hỏi gợi mở và liên hệ với thực tiễn
thì từ vai trò của ion Ca 2+ HS sẽ giải thích được khi bị hạ can xi huyết quá trình
truyền tin qua xinap bị ngừng trệ, liên hệ giữa các cơ quan cảm giác không có
nên bệnh nhân bị mất cảm giác. Hay bàn về Atropin HSG phải biết nó là chất có
khả năng làm phong bế màng sau xinap làm mất khả năng tác động của chất
trung gian hóa học do đó làm hạn chế hưng phấn , làm giảm co thắt nên giảm
đau...
Vì vậy ngoài việc tổ chức hoạt động học phù hợp cho học sinh giáo viên
dạy còn phải sưu tầm và xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập rồi khéo léo lồng vào
các nội dung kiến thức để giúp học sinh có hứng thú học tập, mở rộng, đào sâu
và nhớ lâu kiến thức.
Ví dụ 3: Với nội dung tập tính động vật: Phát huy khả năng sử dụng công nghệ
thông tin của các em hiện nay, giáo viên có thể yêu cầu sưu tầm vi deo, băng
hình về tập tính rổi trình chiếu, thuyết minh để học sinh được thể hiện mình
đồng thời giáo viên sưu tầm hệ thống câu hỏi vận dụng như “ Tại sao côn trùng
có nhiều tập tính phức tạp. Hầu như ruồi chỉ có tập tính bẩm sinh, điều đó có lợi
và bất lợi như thế nào? ”, “ Lai giữa Vẹt xanh đầu đỏ, cổ đỏ (có tập tính tha rác
làm tổ bằng mỏ) với Vẹt xanh đầu đỏ, cổ vàng (tha rác bằng cách nhét chúng
vào phần lông vũ) con lai sinh ra được chia làm hai lô:
-Lô 1: Sống riêng, tách mẹ, con lai tha rác bằng cách cố nhét rác vào lông vũ.
-Lô 2: Cho sống chung với mẹ là Vẹt xanh đầu đỏ, cổ đỏ. Khi tha rác con lai cố
nhét rác vào dưới lông vũ, khi không nhét rác được nữa, con lai tha rác bằng mỏ
về tổ.
Từ thí nghiệm trên giải thích tại sao có sự khác biệt đó? Kết luận gì.”….

Không những hứng thú với môn học, học sinh cũng sẽ hiểu và nhớ được
rất lâu vì khắc sâu được kiến thức thực tế bổ ích mà sự đa dạng của thế giới sinh
vật đem lại.
II.3. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
II.3.1. Hiệu quả thực hiện

18


Nội dung đề tài trên được tôi tiến hành trong năm học 2017-2018 tại
trường THPT Lê Hoàn - Thọ Xuân - Thanh Hóa.
-Trong thời gian chịu trách nhiệm bồi dưỡng HSG tôi đã tiến hành hệ
thống hóa kiến thức, sưu tầm câu hỏi và bài tập nâng cao cho chuyên đề cảm
ứng ở động vật xây dựng thành hệ thống như trên. Nhận thấy ở tất cả các tiết
dạy:
+ Về thái độ: HS sôi nổi, tích cực học tập thông qua các hoạt động nhóm, thảo
luận và trao đổi ý kiến, nhận xét các câu hỏi, bài tập tình huống mở rộng.
+ Kiểm tra, đánh giá: Cứ sau một đơn vị thời gian tôi cho học sinh làm bài kiểm
tra để đánh giá kết quả.
Qua đó, tôi đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức, đánh giá tinh thần học tập
của học sinh.
-> Từ đó đánh giá tính khả thi của đề tài.
* Kết quả thực nghiệm đã được chứng minh qua kết quả thi HSG cấp tỉnh
như bảng sau
Tham
Giải
Giải nhì
Giải ba
Giải KK Không
gia

nhất
đạt
Số
5
0
0
2
1
2
lượng
%
100
0
0
40
20
40
Như vậy, việc hệ thống hóa kiến thức và sưu tầm, xây dựng hệ thống
câu hỏi nâng cao phần nào giúp giáo viên và học sinh có thêm tài liệu chủ động
trong việc dạy và học, vừa giảm đi trở ngại cho giáo viên, vừa tăng hứng thú học
tập cho học sinh, hiệu quả bồi dưỡng HSG cao hơn.
II.3.2. Phạm vi ảnh hưởng của đề tài.
II.3.2.1. Tới các cấp quản lí
- Giúp các cấp quản lí quan tâm hơn đến vấn đề bồi dưỡng HSG ở trường,
từ đó giúp học sinh và giáo viên có thêm thời gian, cơ sở vật chất.
II.3.2.2. Tới giáo viên và học sinh
- Giúp cho các giáo viên và HS có thêm tài liệu để linh hoạt vận dụng
trong quá trình dạy và học ôn thi HSG ở trường mình.
- Học sinh tự khám phá tri thức sẽ nhớ lâu hơn, ham học hơn. Qua đây kết
quả học tập của các em cũng tiến bộ hơn nhiều.

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
III. 1. Kết luận
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã thực hiện trong
quá trình bồi dưỡng HSG năm học vừa qua và đã đạt được một số kết quả nhất
định:
- Bổ sung cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu, xây dựng phương pháp
bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 11.

19


- Hệ thống hóa kiến thức, sưu tầm hệ thống câu hỏi cơ bản và nâng cao chuyên
đề cảm ứng ở động vật.
- Thực nghiệm sư phạm cho thấy việc sử dụng hệ thống giúp tôi không còn lúng
túng trong quá trình dạy bồi dưỡng HSG và HS có hứng thú với môn học vì vậy
có thể áp dụng linh hoạt trong dạy học Sinh học ở trường THPT.
Tuy nhiên do điều kiện khách quan và năng lực của bản thân còn hạn chế, tài
liệu tham khảo chưa đầy đủ nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để vốn
kinh nghiệm của tôi ngày càng tốt hơn
III. 2. Kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu đề tài tôi có một số kiến nghị sau:
III. 2.1. Với các cấp quản lí.
- Các cấp quản lí, các nhà trường và giáo viên bộ môn cần chú trọng hơn
việc bồi dưỡng học sinh giỏi, có chính sách ưu tiển, khuyến khích phù hợp đến
đội ngũ giáo viên và học sinh tham gia công tác bồi dưỡng HSG.
- Cần đầu tư hơn nữa các tài liệu, trang thiết bị, phòng thực hành,…đặc
thù bộ môn để giáo viên và học sinh có điều kiện chuyên tâm vào quá trình dạy
và học bồi dưỡng HSG.
III. 2.2. Với giáo viên bộ môn Sinh học.

- Mỗi giáo viên cần nhiệt tình, tích cực hơn trong việc bồi dưỡng HSG.
- Tôi mong rằng những nghiên cứu, trăn trở của tôi sẽ được phổ biến cho
nhiều giáo viên. Từ đó, đồng nghiệp thẳng thắn góp ý để đề tài hoàn thiện hơn
và ứng dụng rộng rãi hơn trong thực tiễn dạy học, đem lại hiệu quả dạy học cao
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Hà Thị Sinh

20


PHỤ LỤC 1: TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. />[2]. Sách giáo khoa Sinh học 11 cơ bản, và Sách giáo khoa Sinh học 11nâng cao,
NXB Giáo dục
[3]. Nguồn Internet

21


PHỤ LỤC 2: CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SGK

HSG
HS
GV
TK
HTK

ĐV

Sách giáo khoa
Học sinh giỏi
Học sinh
Giáo viên
Thần kinh
Hệ thần kinh
Vận động
Động vật

22


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hà Thị Sinh
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THPT Lê Hoàn
Cấp
Kết quả Năm học
TT Tên đề tài SKKN
đánh giá đánh giá đánh giá
xếp loại xếp loại xếp loại

1. Giáo dục bảo vệ chủ quyền biển đảo, tổ ngành
quốc cho học sinh trong dạy học Sinh

C

2015

học 11 THPT – Cơ bản .

23



×