Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN phân loại và phương pháp giải một số dạng bài tập về di truyền quần thể đối với gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.17 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG
BÀI TẬP VỀ DI TRUYỀN QUẦN THỂ ĐỐI VỚI GEN
NẰM TRÊN NHIỄM SẮC THỂ GIỚI TÍNH

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Sinh học

THANH HOÁ NĂM 2018


MỤC LỤC
1. Mở đầu
Trang
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm


2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3
2.3.1. Các yêu cầu chung
3
2.3.2. Một số dạng bài tập và phương pháp giải
3
2.3.2.1. Tần số alen và trạng thái cân bằng di truyền của quần thể đối
3
với gen nằm trên NST giới tính
Dạng 1: Gen nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y
Dạng 2: Gen nằm trên NST giới tính Y không có alen tương ứng trên X
Dạng 3: Gen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y
2.3.2.2. Số kiểu gen tối đa và số kiểu giao phối trong quần thể
Dạng 1: Gen nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y
Dạng 2: Gen nằm trên NST giới tính Y không có alen tương ứng trên X
Dạng 3: Gen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y
2.4. Hiệu quả của SKKN
2.4.1. Phân tích định tính
2.4.2. Phân tích định lượng
3. Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mục

3
5
5
10

10
11
11
14
14
15
17
18
18


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, nghiên cứu sự sống của các
cơ thể sinh vật ở nhiều cấp độ khác nhau. Chương trình Sinh học 12 hiện nay thì
phần lớn nội dung và thời lượng giành cho việc nghiên cứu về lí thuyết còn việc
vận dụng kiến thức đã được học để giải quyết những bài toán trong sinh học còn
rất nhiều hạn chế. Chính vì lẽ đó, một bộ phận không ít học sinh đã bỏ qua kĩ
năng này và gần như không biết vận dụng để giải các bài toán trong Sinh học.
Vậy nên người giáo viên luôn phải nghiên cứu, tìm ra cách dạy học hiệu quả
giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ hơn, yêu thích môn học hơn.
Trong thực tế giảng dạy nhiều năm qua tại trường THPT Triệu Sơn 4;
đồng thời tìm hiểu quá trình học tập của học sinh tôi nhận thấy đa số học sinh
gặp rất nhiều khó khăn khi giải các bài toán về di truyền liên kết giới tính nói
riêng, đặc biệt là các bài toán về di truyền quần thể đối với các gen nằm trên
NST giới tính. Các bài toán về di truyền quần thể vô cùng phong phú nhưng tài
liệu sách giáo khoa mới chỉ đề cập ở mức độ sơ khảo, cung cấp những công thức
cơ bản nhất về di truyền quần thể ví dụ: Công thức xác định số kiểu gen tối đa
trong quần thể: (


r (r + 1) n
) [1]; hay công thức của định luật Hacdi – Vanbec về
2

trạng thái cân bằng của quần thể: p 2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1 [2], tuy nhiên
những công thức này chỉ áp dụng được đối với các gen nằm trên nhiễm sắc thể
(NST) thường mà không áp dụng được đối với các gen nằm trên NST giới tính.
Các tài liệu tham khảo cũng không hệ thống rõ ràng, mỗi tài liệu khai thác một
khía cạnh, hơn nữa học sinh cũng không đủ điều kiện về kinh tế cũng như thời
gian để mua và hệ thống hết các kiến thức, cách giải hay trong các tài liệu tham
khảo.
Trong khi đó, với hình thức thi THPT quốc gia như hiện nay, mức độ phân
loại của đề thi rất cao vì vậy học sinh xét tuyển đại học ở các khối có tổ hợp
môn Sinh học sẽ dễ dàng lấy được phổ điểm từ 5 – cận 7 tuy nhiên để lấy được
điểm từ 7 trở lên thì sẽ rất khó khăn. Các dạng bài tập di truyền quần thể đối với
gen nằm trên NST giới tính là dạng bài tập khó có tính phân loại học sinh rất cao
(thường là dành cho học sinh khá, giỏi) lại thường xuyên gặp trong các đề thi
môn Sinh học của các kì thi như: THPT Quốc gia, thi học sinh giỏi.
Vì những lí do trên, cùng một số kinh nghiệm sau những năm công tác,
đặc biệt là những năm đứng đội tuyển học sinh giỏi và ôn thi THPT quốc gia tôi
mạnh dạn đưa ra sáng kiến về “Phân loại và phương pháp giải một số dạng bài
tập về di truyền quần thể đối với gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính” nhằm
giúp học sinh chinh phục được mức điểm cao trong các kì thi.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu, nghiên cứu các đề thi mà trong đó có dạng bài tập di truyền
quần thể đối với các gen trên nhiễm sắc thể giới tính nhằm đưa ra phương pháp
1


giải và dạng tổng quát cho các dạng bài tập thường gặp làm tài liệu bổ ích cho

học sinh và giáo viên tham khảo và học tập.
Thông qua đề tài này giúp học sinh biết cách nhận dạng và phương pháp
giải một số dạng bài tập di truyền quần thể đối với các gen nằm trên nhiễm sắc
thể giới tính. Từ đó nghiên cứu tìm tòi sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng học
tập môn Sinh học trong trường THPT, đặc biệt phần nào đó giúp các học sinh
khá, giỏi đạt kết quả cao trong các kì thi THPT Quốc gia, thi học sinh giỏi.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nguyên cứu: Các dạng bài tập về di truyền quần thể đối với các gen
nằm trên NST giới tính
- Phạm vi: Trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu di truyền quần thể đối với các gen
nằm trên NST giới tính ở các loài sinh vật có cặp NST giới tính mang XX/XY
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Thông qua quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi bản thân tôi đã tìm
hiểu và tích luỹ được.
- Thông qua các bài kiểm tra, các kì thi, đặc biệt là kì thi THPT quốc gia, thi học
sinh giỏi hằng năm để rút ra kinh nghiệm bồi dưỡng cho học sinh.
- Thông qua các tài liệu bồi dưỡng, các bài tập nâng cao.
- Phương pháp phân tích, so sánh.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Đề tài này được xây dựng dựa trên một số cơ sở sau:
- Đặc điểm cấu tạo và sự phân bố của các gen trên NST giới tính
- Những dấu hiệu nhận biết vế sự di truyền của các tính trạng do gen nằm trên
NST giới tính quy định
- Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối
- Cách xác định tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
- Công thức chung về cách xác định số loại kiểu gen tói đa trong quần thể
- Công thức của định luật Hacdi – Vanbec về trạng thái cân bằng di truyền của
quần thể ngẫu phối

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Kỹ năng giải bài tập di truyền quần thể của học sinh còn nhiều hạn chế,
chưa được rèn luyện thường xuyên. Học sinh mới chỉ tiếp cận bài tập di truyền
quần thể dạng đơn giản như: Tính tần số alen, tần số kiểu gen, số loại kiểu gen
tối đa, trạng thái cân bằng di truyền của quần thể khi các gen nằm trên nhiễm sắc
thể thường,…. Tuy vậy, khi gặp các dạng bài tập di truyền quần thể đối với các
2


gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính đặc biệt là bài tập liên quan đến trạng thái
cân bằng di truyền của quần thể do gen nằm trên NST giới tính quy định thì các
em tỏ ra lúng túng và hầu như đều không giải được.
Dạng bài tập xác định số loại kiểu gen tối đa trong quần thể đã được nhiều
tác giả đề cập đến tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy, từ việc vận
dụng công thức giải của từng dạng cụ thể đến việc giải một bài tập tổng hợp học
sinh thường gặp khó khăn trong việc xác định số loại tổ hợp gen trên một NST
đặc biệt là đối với các gen trên NST giới tính khi xuất hiện cả gen nằm trên vùng
tương đồng và vùng không tương đồng của X và Y, chính vì vậy trong quá trình
giảng dạy dạng bài tập này tôi đã hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ sự phân
bố các gen nằm trên NST X và Y, tôi nhận thấy rằng thông qua sơ đồ này học
sinh rất dễ dàng trong việc xác định số loại tổ hợp gen trên mỗi NST
Mặt khác các tài liệu viết về di truyền quần thể đối với các gen nằm trên
nhiễm sắc thể giới tính còn tản mạn, tuỳ thuộc nhiều vào người viết cũng như
cách hướng dẫn học sinh. Do đó, chưa có những phương pháp cụ thể, rõ ràng và
chưa khắc sâu được kiến thức cho học sinh.
Từ thực trạng như trên việc chọn chuyên đề: “ Phân loại và phương
pháp giải một số dạng bài tập về di truyền quần thể đối với gen nằm trên
nhiễm sắc thể giới tính” là cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
và học tập của giáo viên cũng như của học sinh.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện

2.3.1. Các yêu cầu chung:
Trước khi giảng dạy bài tập di truyền quần thể đối với các gen nằm trên
nhiễm sắc thể giới tính, giáo viên yêu cầu học sinh phải ôn lại những kiến thức
đã học như:
- Cơ chế tế bào học xác định giới tính của nhiễm sắc thể.
- Dấu hiệu nhận dạng sự di truyền của các tính trạng do gen nằm trên NST giới
tính quy định.
- Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối
- Cách tính tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể
- Công thức tính số loại kiểu gen tối đa trong quần thể, số kiểu giao phối và công
thức của định luật Hacdi – Vanbec về trạng thái cân bằng di truyền của quần thể
đối với các gen nằm trên NST thường
2.3.2. Một số dạng bài tập và phương pháp giải
2.3.2.1. Tần số alen và trạng thái cân bằng di truyền của quần thể đối với
các gen nằm trên NST giới tính
*) Phương pháp giải
Dạng 1. Gen nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y
3


Xét 1 gen trên NST giới tính X gồm 2 alen A và a nằm trên NST giới tính X
(Không có alen tương ứng trên Y) con đực là XY, con cái là XX
Quá trình ngẫu phối đã tạo ra 5 kiểu gen như sau:
Giới cái: XAXA, XAXa, XaXa.
Giới đực: XAY, XaY.


Tần số alen trong quần thể được xác định như sau:

Trường hợp 1: Nếu biết số lượng các kiểu gen trong quần thể

Giả sử:

N1 là tổng số cá thể cái
N2 là tổng số cá thể đực
D là số lượng cá thể mang kiểu gen XAXA
R là số lượng cá thể mang kiểu gen XAXa
H là số lượng cá thể mang kiểu gen XaXa
K là số lượng cá thể mang kiểu gen XAY
L là số lượng cá thể mang kiểu gen XaY

Gọi p là tần số alen A, q là tần số alen a (p + q = 1) Ta có:
Tần số các alen được tính theo công thức sau:
pA =

2 .D + R + K
2. N 1 + N 2

qa =

2 .H + R + L
2. N 1 + N 2

Trường hợp 2: Nếu biết tần số các kiểu gen trong quần thể
Giả sử:
- Ở giới cái: d XAXA : h XAXa : r XaXa
Thì tần số alen ở giới cái được xác đinh tương tự như các gen nằm trên NST
thường: pA= d +

h
;

2

qa = 1 - pA = r +

h
2

- Ở giới đực tần số các alen: pA= tần số kiểu gen XAY, qa = tần số kiểu gen XaY
Do NST X phân bố không đồng đều: 2 ở cơ thể ♀, 1 ở cơ thể ♂. Cho nên, các
3

3

alen tương ứng trong quần thể cũng phân bố không đồng đều ở cơ thể đực và
cái. Tần số chung của alen trong quần thể ở cả giới cái và đực là:
pA =


1
2
pA♂ + pA♀;
3
3

qa = 1 - pA

Cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng

- Nếu giá trị pA♂ = pA♀ = pA => thì quần thể đạt trạng thái cân bằng hoặc cân
bằng sau một thế hệ ngẫu phối.


4


- Nếu pA♂ # pA♀ => thì quần thể sẽ không đạt trạng thái cân bằng ngay ở thế hệ
thứ nhất, thứ hai mà phải qua nhiều thế hệ ngẫu phối mới đạt trạng thái cân
bằng.
- Khi ở trạng thái cân bằng quần thể có dạng:
+ Giới cái XX: Có 2 NST X mang gen trong mỗi kiểu gen nên tần số các
kiểu gen được tính giống trường hợp các alen trên NST thường:
p2XAXA + 2pqXAXa + q2XaXa = 1.
+ Giới đực XY: Chỉ có 1 NST X mang gen trong mỗi kiểu gen nên tần số
kiểu gen được tính như sau: p XAY+ qXaY = 1.
+ Trong cả quần thể do tỉ lệ đực : cái = 1 : 1 => Trạng thái cân bằng di
truyền của quần thể có dạng:
1
1
(p2XAXA + 2pqX AXa + q2XaXa) + (p XAY+ qXaY)= 1
2
2

Lưu ý: Trong trường hợp giới đực là XX, giới cái là XY thì chúng ta vận dụng
ngược lại các công thức ở trên.
Cụ thể: Tần số alen của quần thể được tính theo công thức sau:
pA =

1
2
pA♀ + pA♂;
3

3

qa = 1 - pA

Dạng 2. Gen trên NST giới tính Y (Không có alen tương ứng trên X)
Xét 1 gen trên NST giới tính Y gồm 2 alen A và a
Quá trình ngẫu phối đã tạo ra 2 kiểu gen ở giới đực như sau: XYA và XYa
Gọi:

N là tổng số cá thể đực
K là số lượng cá thể đực mang kiểu gen XYA
L là số lượng cá thể đực mang kiểu gen XYa

Gọi p là tần số alen A, q là tần số alen a (p + q = 1)
- Tần số các alen được tính theo công thức: p =

K
;
N

q=

L
N

- Cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng có dang:
1
1
XX + (p XYA + q XYa) = 1
2

2

Dạng 3. Gen nằm trên vùng tương đồng của NST X và Y
Xét 1 gen gồm 2 alen A và a nằm trên vùng tương đồng của X và Y.
Gọi p, q lần lượt là tần số các alen A và a.
Khi đó cấu trúc di truyền của quần thể được xác định như trong trường hợp gen
nằm trên NST thường. Ta có cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân
bằng di truyền là
5


p2 (XAXA + XAYA) + 2pq (XAXa + XAYa + XaYA) + q2 (XaXa+ XaYa) = 1
*) Xét một số ví dụ:
Ví dụ 1: Ở mèo, gen quy định tính trạng màu lông nằm trên NST giới tính X
không có alen trên Y. DD quy định lông đen; Dd quy định lông tam thể; dd quy
định lông hung. Trong một quần thể mèo ở thành phố Luân Đôn người ta ghi
được số liệu về các kiểu hình sau:
Mèo đực: 311 lông đen, 42 lông vàng.
Mèo cái: 277 lông đen, 20 lông vàng, 54 lông tam thể. Biết quần thể đạt cân
bằng di truyền.
a. Hãy tính tần số các alen D và d.
b. Viết cấu trúc di truyền của quần thể.
Hướng dẫn giải
a. Áp dụng công thức ở trên, ta có
Tần số alen D =

2 x 277 + 54 + 311
= 0,871
2 x351 + 353


Tần số alen d =

2 x 20 + 54 + 42
= 0,129
2 x351 + 353

b. Cấu trúc di truyền của quần thể
1 [(0,871)2 XDXD + 2.0,871. 0,129 XDXd + (0,129)2 XdXd] + 1 [0,871 XDY +
2
2

0,129XdY] = 1
Hay 0,3793205 XDXD + 0,112359 XDXd + 0,0083205 XdXd + 0,4355 XDY +
0,0645 XdY = 1
Ví dụ 2: Ở một loài thú ngẫu phối, xét một gen có hai alen A và a nằm trên NST
giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Biết quần thể khởi đầu có tỉ lệ kiểu
gen là:
Ở phần đực: 0,2 XAY + 0,8 XaY = 1
Ở phần cái: 0,2 XAXA + 0,6 XAXa + 0,2 XaXa = 1
Hãy xác định: Tần số alen mà tại đó quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.
Khi đó tần số kiểu gen ở mỗi giới là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Tần số alen của phần đực ở quần thể khởi đầu là: pA= 0,2;

qa= 0,8

Tần số alen của phần cái ở quần thể khởi đầu là:
pA= 0,2 + 0,6 = 0,5;
2


qa= 0,2 0,6 = 0,5
2

Tần số alen mà tại đó quần thể cân bằng là:
6


pA =

1
2
. 0,2 + . 0,5 = 0,4;
3
3

qa = 1 – 0,4 = 0,6

Khi đó, tần số kiểu gen ở hai giới là:
Đực: pXAY + q XaY = 1; Thay giá trị của p, q vào ta được:
0,4XAY + 0,6 XaY = 1
Cái: p2 XAXA + 2pq XAXa + q2 XaXa = 1; Thay giá trị của p, q vào ta được:
0,16 XAXA + 0,48 XAXa + 0,36 XaXa = 1
Ví dụ 3: Bệnh mù màu do gen lặn a nằm trên NST X không có alen trên Y quy
định; alen trội tương ứng không quy định bệnh. Trong 1 quần thể người đạt
trạng thái cân bằng di truyền có 2800 nam giới trong đó có 196 nam bị bệnh mù
màu. Nếu một đôi nam nữ trong quần thể kết hôn thì xác suất sinh con bị bệnh
của họ là bao nhiêu [5]
Hướng dẫn giải
Nam giới bị bệnh mù màu có kiểu gen XaY => tần số alen a hay tỉ lệ kiểu gen
XaY là: 196 : 2800 = 0,07 => tần số alen A hay tỉ lệ kiểu gen XAY trong số nam

giới là 1 - 0,07 = 093
Quần thể trạng thái cân bằng di truyền nên tỉ lệ kiểu gen ở giới nữ là:
XAXA = 0932;

XAXa = 2. 0,07. 0,93;

XaXa = 0,072

Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng thì tần số alen ở 2 giới bằng nhau và tỉ lệ
các kiểu gen được giữ nguyên qua các thế hệ ngẫu phối; nên xác suất sinh con
mắc bệnh cũng chính bằng tỉ lệ người bị bệnh có trong quần thể:
Xác suất sinh con mắc bệnh là: XaY + XaXa =

0,07 + 0,07 2
= 0,03745
2

Ví dụ 4: Ở một loài động vật có vú, tính trạng màu lông do một gen quy định,
lông đen là trội hoàn toàn so với lông nâu. Một quần thể đang ở trang thái cân
bằng di truyền, có tỉ lệ kiểu hình là 30% con đực lông đen, 20% con đực lông
nâu, 42% con cái lông đen. 8% con cái lông nâu
a, Hãy xác định tần số của alen a.
b, Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể cái lông đen. Xác suất để thu được 1 cá thể thuần
chủng là bao nhiêu [6]
Hướng dẫn giải
a, Tính tần số alen a
- Do tính trạng màu sắc lông phân bố không đều ở 2 giới và tần số kiểu hình lặn
gặp ở giới đực nhiều hơn giới cái (Ở động vật có vú giới đực có cặp NST giới
tính là XY; giới cái có cặp NST giới tính là XX) nên gen quy định tính trạng
màu lông nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y

- Quy ước: A quy định lông đen; a quy định lông nâu
7


- Xét mình giới đực tỉ lệ các kiểu hình là con đực lông đen XAY chiếm tỉ lệ 60%;
con đực lông nâu XaY chiếm tỉ lệ 40% nên ta có:
Tần số alen ở giới đực là: A = XAY = 0,6; a = XaY = 0,4
Do quần thể đang ở trạng thái cân bằng nên tần số alen ở 2 giới bằng nhau và
bằng tần số alen của quần thể
Vậy tần số alen a của quần thể là 0,4
b, Xét giới cái ta có:
Tần số các kiểu gen của giới cái là:
XAXA = 0,62 = 0,36 XAXa = 2. 0,6. 0,4 = 0,48;XaXa = 0,42 = 0,16
Như vậy trong số các cá thể có kiểu hình lông đen, cá thể thuần chủng chiếm tỉ
lệ:

0,36 3
=> cá thể lông đen không thuần chủng chiếm tỉ lệ: 1 − 3 = 4
=
0,84 7
7 7

Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể cái lông đen. Xác suất để thu được 1 cá thể thuần chủng
7 4
7 7

là: C 21 . =

24
49


Ví dụ 5: Trong một quần thể của một loài thú, xét tính trạng màu lông do một
gen quy định và đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Tính trạng lông màu nâu
do alen lặn b quy định, được tìm thấy ở 30% con đực và ở 9% con cái. Xác định
tần số các alen (B, b) và tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen b so với
tổng số cá thể trong quần thể. [3]
Hướng dẫn giải
- Theo đề, quần thể đang cân bằng nhưng tần số kiểu hình lặn phân bố không
đều ở hai giới => gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X không có
alen trên Y
- Tần số kiểu hình lặn, lông nâu ở con đực X bY = 0,3 => tần số alen lặn X b = 0,3
=> tần số alen trội XB = 1 – 0,3 = 0,7
- Tỉ lệ con cái dị hợp tử mang alen lặn ở giới cái là: 2 x 0,7 x 0,3 = 0,42
- So với tổng số cá thể trong quần thể số cá thể cái chỉ chiếm 50%, nên tỉ lệ con
cái dị hợp tử mang alen lặn so với tổng số cá thể trong quần thể là:
0,42 × 0,5 = 0,21 = 21%.
Bài tập tổng quát củng cố chuyên đề:
Ở 1 loài động vật có cặp NST giới tính là XX/ XY. Một gen có 2 alen A/a nằm
trên NST giới tính tần số các alen A/a = 0,7/0,3. Xác định cấu trúc di truyền của
quần thể. Biết quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền.
Hướng dẫn giải
Vì đề bài chưa cho vị trí cụ thể của gen trên NST giới tính nên ta phải xét 3
trường hợp sau:
8


- TH1: Gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y
Cấu trúc di truyền của quần thể là
1
1

(0,72 XAXA + 2x0,7x0,3 XAXa + 0,32 XaXa) + (0,7 XAY + 0,3 XaY) = 1
2
2

Hay 0,245 XAXA + 0,21 XAXa + 0,045 XaXa + 0,35 XAY + 0,15 XaY = 1
- TH2: Gen nằm trên NST Y không có alen tương ứng trên X
Cấu trúc di truyền của quần thể là
1
1
XX + (0,7 XYA + 0,3 XYa) = 1
2
2

Hay 0,5 XX + 0,35 XYA + 0,15 XYa = 1
- TH3: Gen nằm trên vùng tương đồng của X và Y
Cấu trúc di truyền của quần thể là
(0,7)2(XAXA + XAYA) + 2.0,7.0,3(XAXa + XAYa + XaYA) + (0,3)2(XaXa + XaYa) = 1
Hay 0,49 (XAXA + XAYA) + 0,42 (XAXa + XAYa + XaYA) + 0,09 (XaXa + XaYa) = 1
*) Bài tập vận dụng:
Bài tập 1: Quần thể ruồi giấm đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Xét 1 locut
gen có 2 alen A và a nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Biết
tần số alen lặn a bằng 0,2
a. Trong quần thể này, trong số các cá thể mang kiểu hình lặn, tỉ lệ đực : cái là
bao nhiêu?
b. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể cái có kiểu hình trội. Tính xác suất để thu được 2 cá
thể thuần chủng? [4]
Bài tập 2: Ở mèo, gen quy định màu sắc lông nằm trên NST giới tính X không
có alen trên Y; DD quy định lông đen, Dd quy định lông tam thể, dd quy định
lông hung. Kiểm tra 1 quần thể mèo đang ở trạng thái cân bằng di truyền gồm
2114 con thấy tần số D = 89,3%; d = 10,7%. Số mèo tam thể đếm được là 162

con. Số mèo cái lông đen trong quần thể là bao nhiêu? [5]
Bài tập 3: Ở người, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy
định. Xét 1 quần thể ở 1 hòn đảo có 100 người trong đó có 50 người phụ nữ và
50 người đàn ông, 2 người đàn ông bị bệnh mù màu. Nếu quần thể ở trạng thái
cân bằng thì số người phụ nữ bình thường mang gen gây bệnh là bao nhiêu? [5]
Bài tập 4: Ở mèo, gen D nằm trên NST X tại vùng không tương đồng với Y qui
định lông đen, gen lặn d quy định lông vàng hung, khi trong KG có D và d biểu
hiện màu lông tam thể. Trong quần thể mèo có 10% mèo lông đen đực và 40%
mèo lông vàng hung, còn lại là mèo cái.Tỷ lệ mèo có màu tam thể theo định luật
Hacđi -Vanbec là bao nhiêu?
Bài tập 5: Bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen
tương ứng trên Y. Trong quần thể người, tần số nam bị bệnh mù màu là 0,08. Tỉ
9


lệ 3 loại kiểu gen này ở nữ là bao nhiêu? Biết quần thể ở trạng thái cân bằng di
truyền
2.3.2.2. Số kiểu gen tối đa và số kiểu giao phối trong quần thể
*) Công thức tổng quát
- Số kiểu gen tối đa trong quần thể = Số kiểu gen XX + Số kiểu gen XY
Vì các gen di truyền liên kết trên NST giới tính nên số loại tổ hợp của các gen
trên NST giới tính sẽ quyết định số kiểu gen trong quần thể
Gọi:

x là số loại tổ hợp gen trên X
y là số loại tổ hợp gen trên Y

Ta có:
+ Số kiểu gen XX =


x( x + 1)
= x + C x2
2

Trong đó: x là số kiểu gen đồng hợp; C x2 là số kiểu gen dị hợp
+ Số kiểu gen XY = x. y
- Số kiểu giao phối: Số kiểu gen của giới đực . Số kiểu gen của giới cái
= Số kiểu gen XX . Số kiểu gen XY
*) Các dạng và công thức tính cụ thể cho từng dạng
Dạng 1: Gen nằm trên X không có alen tương ứng trên Y
Trường hợp 1: Một gen có r alen nằm trên X
Vì chỉ có 1 gen với r alen nên số loại tổ hợp gen trên X chính bằng số alen của
gen đó: x = r ; Không có gen nằm trên Y nên y = 1
Ta có:
- Số kiểu gen XX =

r (r + 1)
= r + C r2
2

- Số kiểu gen XY = r.1 = r
- Số kiểu gen tối đa:
- Số kiểu giao phối:

r (r + 1)
+r
2

r (r + 1)
r

2

Trường hợp 2: Có nhiều gen nằm trên X
Xét: Gen 1 có a alen, gen 2 có b alen, gen 3 có c alen… gen n có n alen cùng
thuộc 1 nhóm gen liên kết trên NST giới tính X. Ta có:
- Số loại tổ hợp gen trên X: x = C a1 .Cb1 .C c1 ...C n1
- Số loại tổ hợp gen trên Y: y = 1
10


- Số kiểu gen XX =

x( x + 1)
= x + C x2
2

- Số kiểu gen XY = x. y = x.1 = x
- Số kiểu giao phối:

x( x + 1)
x
2

Dạng 2: Gen nằm trên Y không có alen tương ứng trên X
Trường hợp 1: Một gen có r alen nằm trên Y
Vì chỉ có 1 gen với r alen nằm trên Y, không có gen nằm trên X nên x = 1 nên số
loại tổ hợp gen trên Y chính bằng số alen của gen đó: y = r
Ta có:
- Số kiểu gen XX = 1
- Số kiểu gen XY = r.1 = r

- Số kiểu gen tối đa: 1 + r
- Số kiểu giao phối: 1.r
Trường hợp 2: Có nhiều gen nằm trên Y
Xét: Gen 1 có a alen, gen 2 có b alen, gen 3 có c alen… gen n có n alen cùng
thuộc 1 nhóm gen liên kết trên NST giới tính Y. Ta có:
- Số loại tổ hợp gen trên X: x = 1
- Số loại tổ hợp gen trên Y: y = C a1 .C b1 .C c1 ...C n1
- Số kiểu gen XX = 1
- Số kiểu gen XY = x. y = 1.C a1 .Cb1 .C c1 ...C n1 = C a1 .Cb1 .C c1 ...C n1
- Số kiểu giao phối: C a1 .C b1 .C c1 ...C n1
Dạng 3: Gen nằm trên vùng tương đồng của X và Y
Trường hợp 1: Một gen có r alen nằm trên vùng tương đồng của X và Y
Vì gen nằm trên vùng tương đồng của X và Y nên số loại tổ hợp gen trên X = số
loại tổ hợp gen trên Y: x = y = r
- Số kiểu gen XX =

r (r + 1)
= r + C r2
2

- Số kiểu gen XY = r.r = r 2
- Số kiểu giao phối:

r (r + 1) 2
r
2

Trường hợp 2: Có nhiều gen nằm trên vùng tương đồng của X và Y
Xét: Gen 1 có a alen, gen 2 có b alen, gen 3 có c alen… gen n có n alen cùng
thuộc 1 nhóm gen liên kết trên NST giới tính ở vùng tương đồng của X và Y:

11


- Số loại tổ hợp gen trên X = số loại tổ hợp gen trên Y: x = y = C a1 .C b1 .C c1 ...C n1
- Số kiểu gen XX =

x( x + 1)
= x + C x2
2

- Số kiểu gen XY = x. y
- Số kiểu giao phối:

x( x + 1)
.x. y
2

Bài tập tổng hợp của 3 dạng 1, 2 và 3
Đây là dạng bài tập thường gặp nhất trong số các dạng liên quan đến số
kiểu gen tối đa trong quần thể đối với các gen nằm trên NST giới tính, tuy nhiên
trong quá trình giảng dạy tôi thấy đây cũng là dạng học sinh làm sai nhiều nhất.
Nguyên nhân là do học sinh sử dụng phần dữ liệu bài cho và chia ra thành các
trường hợp (như đã đề cập ở trên) để làm nên dẫn đến việc xác định số loại tổ
hợp gen trên NST X, Y không chính xác. Do vậy khi hướng dẫn học sinh làm
dạng bài tập này tôi thường hướng dẫn học sinh vẽ ra sơ đồ về sự phân bố của
các gen trên cả 2 NST giới tính X và Y ở vùng tương đồng và không tương đồng
như ví dụ cụ thể dưới đây
Ví dụ: Gen I có 2 alen, gen II có 3 alen, gen III có 4 alen, gen IV có 5 alen. Biết
gen I và II nằm trên X không có alen trên Y, gen III nằm trên Y không có alen
trên X và gen IV nằm trên vùng tương đồng của X và Y. Xác định số kiểu gen

tối đa và số kiểu giao phối trong quần thể
Hướng dẫn giải
Sơ đồ sự phân bố các gen trên NST giới tính X và Y

Vùng không tương đồng của X
mang gen I, II (gen I có 2 alen,
gen II có 3 alen)
Vùng không tương đồng của
Y mang gen III (có 4 alen)
Vùng tương đồng mang gen IV
(có 5 alen)

Vùng tương đồng mang gen
IV (có 5 alen)

12


Thông qua sơ đồ nói trên học sinh sẽ dễ dàng xác định được số loại tổ hợp gen
trên X và Y như sau:
- Trên NST X có 3 gen: Gen I có 2 alen, gen II có 3 alen và gen IV có 5 alen nên
số loại tổ hợp gen trên X là: 2.3.5 = 30
- Trên NST Y có 2 gen: Gen III có 4 alen và gen IV có 5 alen nên số loại tổ hợp
gen trên Y là: 4.5 = 20
Áp dụng công thức đã cho ta có:
- Số kiểu gen XX =

30(30 + 1)
= 465
2


- Số kiểu gen XY = 30.20 = 600
- Số kiểu giao phối: 465.600 = 279000
*) Xét một số ví dụ:
Ví dụ 1: Xét 1 gen có 5 alen thuộc NST giới tính X không có alen tương ứng
trên Y. Trong quần thể có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen và kiểu giao phối về gen
này?
Hướng dẫn giải
- Số kiểu gen của giới XX là:

5(5 + 1)
= 15
2

- Số kiểu gen của giới XY là: 5.1 = 5
=> Số kiểu gen tối đa trong quần thể là: 15 + 5 = 20
Số kiểu giao phối là: 15.5 = 75
Ví dụ 2: Ở người, gen A quy định mắt nhìn màu bình thường, alen a quy định
bệnh mù màu đỏ và lục; gen B quy định máu đông bình thường, alen b quy định
bệnh máu khó đông. Các gen này nằm trên NST giới tính X, không có alen
tương ứng trên Y. Xác định số kiểu gen, và số kiểu giao phối có thể có trong
quần thể?
Hướng dẫn giải
- Số loại tổ hợp gen có thể có trên NST giới tính X là: 2.2 = 4
- Số kiểu gen của giới XX là:

4( 4 + 1)
= 10
2


- Số kiểu gen của giới XY là: 4.1 = 4
=> Số kiểu gen tối đa trong quần thể là: 10 + 4 = 14
Số kiểu giao phối là: 10.4 = 40
Ví dụ 3: Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội. Xét một locut có 3
alen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y. Biết rằng không xảy
ra đột biến, theo lí thuyết số loại kiểu gen và số kiểu giao phối tối đa về locut
trên trong quần thể là bao nhiêu?
13


Hướng dẫn giải
- Số kiểu gen của giới XX là:

3(3 + 1)
=6
2

- Số kiểu gen của giới XY là: 3.3 = 9
=> Số kiểu gen tối đa trong quần thể là: 6 + 9 = 15
Số kiểu giao phối là: 6.9 = 54
*) Bài tập vận dụng:
Bài tập 1: Một quần thể động vật, xét 1 gen có 3 alen nằm trên NST thường và 1
gen có 2 alen nằm trên NST giới tính không có alen tương ứng trên Y. Quần thể này
có số loại kiểu gen tối đa về 2 gen trên là:
A.30

B.60

C. 18


D.32

Bài tập 2: Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông ở người đều do alen lặn nằm
trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Số kiểu gen tối đa trong
quần thể người đối với 2 gen gây bệnh máu khó đông và mù màu là:
A. 8

B. 10

C. 12

D. 14

Bài tập 3: Gen I có 6 alen, gen II có 4 alen, gen III có 5 alen. Biết gen I và II
nằm trên X không có alen trên Y và gen III nằm trên Y không có alen trên X. Số
kiểu gen tối đa trong quần thể
A. 454

B. 420

C. 430

D. 410

Bài tập 4: ở người, gen A quy định mắt nhìn màu bình thường, alen a quy định
bệnh mù màu đỏ và lục; gen B quy định máu đông bình thường, alen b quy định
bệnh máu khó đông. Các gen này nằm trên NST giới tính X, không có alen
tương ứng trên Y. Gen D quy định thuận tay phải, alen d quy định thuận tay trái
nằm trên NST thường. Số kiểu gen tối đa về 3 lô cút trên trong quần thể người là
A. 27.


B. 36.

C. 39.

D. 42.

Bài tập 5: Trong quần thể của một loài thú, xét hai lôcut: lôcut một có 3 alen là
A1, A2, A3; lôcut hai có 2 alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không
tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và các alen của hai lôcut này liên kết
không hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số KG tối
đa về hai lôcut trên trong quần thể này là:
A.18

B. 36

C.30

D. 27

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Phân tích định tính
Qua quá trình tìm tòi nghiên cứu và trực tiếp giảng dạy, đề tài “ Phân loại
và phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền quần thể đối với gen nằm
gen trên nhiễm sắc thể giới tính ” đã tác động tích cực đến học sinh, rèn luyện
cho các em kỹ năng tư duy, sáng tạo, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế
14



một cách linh hoạt. Qua đó, học sinh không còn cảm thấy lúng túng khi giải bài
tập di truyền quần thể. Ngược lại, các em thích thú hơn; đặc biệt là những bài có
các gen trên nhiễm sắc thể giới tính. Tạo niềm vui và hưng phấn mỗi khi các em
bước vào tiết học môn Sinh.
2.4.2. Phân tích định lượng
Trong quá trình giảng dạy tôi tiến hành thử nghiệm với hai lớp: 12A 2, 12A3 tại
trường THPT Triệu Sơn 4.
Bẳng thông kê năng lực của học sinh 2 lớp trước khi tiến hành thử nghiệm:
Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

12A2

40

0

13 (32,5%)


21 (52,5%)

6 (15%)

0 (0%)

12A3

41

0

14 (34,1%)

22 (53,7%)

5 (12,2%) 0 (0%)

Trong 2 lớp thử nghiệm tôi đã sử dụng các dạng bài tập này để hướng dẫn các
em ôn thi HSG và THPT Quốc gia đối với lớp 12A 2. Sau đó để đánh giá năng
lực của học sinh ở 2 lớp đối với dạng bài tập này tôi đã tiến hành cho các em
làm bài kiểm tra đánh giá năng lực với các câu hỏi dưới đây sau đó chấm điểm
và phân tích số liệu thu được.
Bài kiểm tra đánh giá năng lực học sinh
Câu 1: Một quần thể thỏ đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Xét một gen có
hai alen là A và a nằm trên đoạn không tương đồng của NST X. Nếu tần số alen
a bằng 0,5 thì tỉ lệ giữa con đực có kiểu hình lặn với con cái cũng có kiểu hình
lặn là:
A. 3: 1


B. 1: 1

C. 2 : 1

D. 1,5 : 1

Câu 2: Bệnh mù màu đỏ - lục là bệnh do gen lặn liên kết NST giới tính X quy
định. Trong một quần thể cân bằng di truyền, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là: 7%.
Một người phụ nữ bình thường kết hôn với một nam giới bình thường. Xác suất
để cặp vợ chồng này sinh ra người con đầu lòng mắc bệnh là:
A. 0,03255

B. 0,1946

C. 0,0327

D. 0,0973.

Câu 3: Ở mèo gen D nằm trên phần không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy
định màu lông đen, gen lặn d quy định màu lông vàng hung, khi trong kiểu gen
có cả D và d sẽ biểu hiện màu lông tam thể. Trong một quần thể mèo có 10%
mèo đực lông đen và 40% mèo đực lông vàng hung, số còn lại là mèo cái. Tỉ lệ
mèo có màu tam thể theo định luật Hacdi - Vanbec là bao nhiêu?
A. 16%

B. 2%

C.32%

D. 8%


Câu 4: Bệnh máu khó đông ở người di truyền do một đột biến gen lặn trên NST
giới tính X. Tỉ lệ giao tử chứa đột biến gen lặn chiếm 1% trong một cộng đồng.
Tần số đàn ông có thể biểu hiện bệnh này trong cộng đồng là bao nhiêu?
A. 0,1

B. 0,01

C. 0,005

D.0,99
15


Câu 5: Gen I có 3 alen, gen II có 4 alen, gen III có 5 alen. Biết gen I và II
nằm trên X không có alen trên Y và gen III nằm trên Y không có alen trên X. số
kiểu gen tối đa trong quần thể
A. 154

B. 184

C. 138

D.214

Câu 6: Trong một quần thể động vật ngẫu phối, người ta thấy trên cặp NST số 1
có một gen có 3 alen trên cặp NST số 2 có 4 alen; trên cặp NST giới tính có một
gen có 2 alen. Có bao nhiêu kết quả dưới đây thỏa mãn về số kiểu gen trong
quần thể nói trên:
(1) 300;


(2) 180;

A.2

(3) 540;

B.3

(4) 120;
C.4

(5) 960
D.5

Câu 7: Trong quần thể của một loài, xét 3 gen: gen 1 có 2 alen, gen 2 có 3 alen,
gen 3 có 5 alen. Gen 1 và gen 2 đều nằm trên đoạn không tương đồng của NST
X và các alen của 2 gen này liên kết không hoàn toàn. Gen 3 nằm trên NST
thường. Tính theo lí thuyết số kiểu gen tối đa trong quần thể này là bao nhiêu?
Biết rằng không xảy ra đột biến.
A. 405

B. 27

C. 270

D. 15

Câu 8: Ở người, gen quy định dạng tóc do 2 alen A và a trên NST thường qui
định bệnh máu khó đông do 2 alen M và m nằm trên NST X ở đoạn không

tương đồng Y. Gen qui định nhóm máu do 3 alen I A, IB (đồng trội) và Io (lặn)
nằm trên cặp NST thường khác. Số kiểu gen và kiểu hình tối đa trong quần thể
đối với 3 tính trạng trên là:
A. 54 kiểu gen và 16 kiểu hình

B. 90 kiểu gen và 16 kiểu hình

C. 90 kiểu gen và 12 kiểu hình
D. 54 kiểu gen và 12 kiểu hình
Câu 9: Cho 3 gen mỗi gen đều có 3 alen và các gen đều nằm trên NST thường.
Số KG tối đa được tạo nên từ 3 gen không thể là:
A. 216

B. 270

C. 321

D. 378

Câu 10: Ở ruồi giấm, gen Hbr có ba alen khác nhau gồm Hbr1, Hbr2, Hbr3
nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y qui định sản
xuất một protein liên quan đến màu sắc mắt. Số lượng alen Hbr tối đa mà một
cá thể ruồi đực bình thường có thể có trong hệ gen ở một tế bào sinh dưỡng là:
A. 2

B. 9.

C. 1.

D. 3.


Kết quả thu được

Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

12A2

40

3 (7,5%)

17 (42,5%)

18 (45%)

2 (5%)

0


12A3

41

0

15 (36,5%)

20 (48,8%)

4 (9,8%)

2 (4,9%)
16


Như vậy, kết quả trên cho thấy: Với trình độ học sinh hai lớp tương đương
nhau, nhưng lớp được phân dạng bài tập và có phương pháp giải rõ ràng thì kết
quả đạt được cao hơn so với lớp còn lại. Mặc dù, số lượng giỏi, khá, trung bình
có tăng nhưng chưa nhiều; số lượng học sinh yếu vẫn còn. Nhưng với tôi, điều
quan trọng hơn cả là đã giúp các em thấy bớt khó khăn trong việc học tập bộ
môn Sinh đồng thời tích luỹ được một số kiến thức, kỹ năng để giải bài tập di
truyền quần thể, đặc biệt là giúp học sinh khá, giỏi một phần nào đó chinh phục
được điểm cao trong các kì thi THPT quốc gia và thi HSG
3. Kết luận, kiến nghị
Sáng kiến áp dụng phù hợp cho học sinh khá, giỏi trong các tiết bài tập, ôn
tập về di truyền quần thể, dạy phụ đạo bồi dưỡng, ôn thi học sinh giỏi, thi THPT
quốc gia.
Mỗi giờ học chỉ nên giới thiệu một vài dạng bài tập, tránh dồn ép học sinh

tiếp thu một cách thụ động mà kết quả đạt được không cao.
Các cấp quản lý cần tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp nâng cao
trình độ, tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên nâng cao chuyên môn, nghiệp
vụ, hỗ trợ nguồn kinh phí cung cấp cho thư viện trường các đầu sách có giá trị,
đúng trọng tâm để giáo viên có tài liệu tham khảo.
Đề tài này đã được các đồng nghiệp góp ý, bổ sung. Tuy nhiên, thời gian tiến
hành làm đề tài không nhiều, còn hạn chế về trình độ chuyên môn và số lượng
tài liệu tham khảo nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của tất cả các thầy, cô và các bạn đồng
nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn, nhằm phục vụ tốt hơn cho việc giảng
dạy bộ môn Sinh học ở trường THPT.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2018.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Nguyễn Thị Hiền

Tài liệu tham khảo
[1]. Sách giáo khoa Sinh học 12 nâng cao, NXB Giáo dục.
[2]. Sách giáo khoa Sinh học 12 chương trình chuẩn, NXB Giáo dục
[3]. Trích đề thi HSG cấp THPT tỉnh Thanh Hóa năm 2016
17


[4]. Phạm Thị Tâm, Tư duy sáng tạo bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ
thông chuyên đề sinh học, NXB ĐHQG Hà Nội

[5]. Phan Khắc Nghệ, Bồi dưỡng HSG sinh học 12, NXB ĐHQG Hà Nội
[6]. Trích đề thi HSG lớp 12 tỉnh Hà Tĩnh năm 2013

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hiền
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THPT Triệu Sơn 4.

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Sử dụng một số kĩ thuật dạy,
học nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động nhóm áp dụng vào
tiết 26: Sinh trưởng và sinh
sản của vi sinh vật (Sinh học
10 – Ban cơ bản)

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,

(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Sở GD&ĐT
Thanh hóa

C

Năm học
đánh giá xếp
loại

2012-2013

------------------------------------------

18



×