Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN phương pháp giải nhanh các dạng bài tập tính số kiểu gen và số kiểu giao phối trong quần thể ngẫu phối lưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.03 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THCS&THPT THỐNG NHẤT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH CÁC DẠNG BÀI TẬP
TÍNH SỐ KIỂU GEN VÀ SỐ KIỂU GIAO PHỐI
TRONG QUẦN THỂ NGẪU PHỐI LƯỠNG BỘI (2n).

Người thực hiện: Lê Thị Duyên
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Sinh học

THANH HÓA NĂM 2019


MỤC LỤC
Nội dung
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
III. Nội dung nghiên cứu
IV. Kết quả
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận


II. Kiến nghị
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

2

Trang
3→4

5→21

22

23
24
24


A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Ngày nay khoa học và công nghệ đang phát triển mạnh đặc biệt là công
nghệ thông tin và công nghệ Sinh học. Để theo kịp sự phát triển của khoa học và
hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, nền kinh tế về tri thức ngành giáo dục của
nước ta phải đào tạo ra những con người có trình độ văn hoá cao, năng động và
đầy sáng tạo. Sự ra tăng về khối lượng tri thức, sự đổi mới về khoa học tất yếu
đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học.
Để đạt được kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc Gia với hình thức trắc
nghiệm như hiện nay (40 câu hỏi làm trong thời gian 50 phút) thì yêu cầu học
sinh phải đổi mới phương pháp học tập. Học sinh cần phải nắm được các kiến

thức cơ bản trọng tâm đã học vận dụng những hiểu biết đó vào việc phân tích,
xác định các đáp án đúng, sai trong các câu trắc nghiệm. Đặc biệt đối với các câu
bài tập làm thế nào để có thể giải được kết quả nhanh nhất mà không mất nhiều
thời gian? Đó là câu hỏi lớn đối với tất cả học sinh ôn thi THPT Quốc Gia.
Qua 6 năm liên tục dạy và ôn thi Đại học môn Sinh học 12 tại trường
THCS&THPT Thống Nhất, tôi thấy việc giải được, giải nhanh và chuẩn bài tập
Sinh học là vấn đề còn có những khó khăn nhất định. Đặc biệt các dạng bài tập về
di truyền học quần thể, trong đó các dạng bài toán liên quan đến tính số loại kiểu
gen và số kiểu giao phối trong quần thể ngẫu phối là dạng bài tập mới mà phương
pháp giải dạng bài tập này trong sách giáo khoa (tài liệu học chủ yếu của các em)
không đề cập đến nhưng trong các đề thi THPT Quốc Gia trong các năm gần đây
đã khai thác ở độ rộng và sâu về kiến thức này. Do đây là dạng bài tập mới nên
chưa có một tài liệu tham khảo nào viết chi tiết về phương pháp tính, nhiều công
thức đang còn hướng dẫn chung chung chưa cụ thể hoặc có tài liệu chỉ viết một
số dạng bài tập mà chưa viết đầy đủ các dạng bài tập trong phần kiến thức này.
Trước thực trạng như trên, để giúp học sinh nắm được phương pháp tính cơ
bản, có hệ thống, cách tính cho nhiều trường hợp, dễ hiểu và đơn giản, áp dụng
thuận lợi, đặc biệt tạo ra hứng thú khi làm các bài tập về tính số loại kiểu gen và
số kiểu giao phối trong quần thể ngẫu phối tôi đã lựa chọn đề tài: “Phương pháp
giải nhanh các dạng bài tập tính số kiểu gen và số kiểu giao phối trong quần
thể ngẫu phối lưỡng bội (2n)”.
II. Mục đích nghiên cứu
- Đối với giáo viên: Có cái nhìn tổng quát hơn về việc giảng dạy phần di
truyền quần thể, đồng thời bổ sung thêm những hạn chế về kiến thức và phương
pháp mà sách giáo khoa và sách giáo viên chưa đáp ứng được.
- Đối với học sinh: Giúp học sinh nắm được các phương pháp tính số loại
kiểu gen, số kiểu giao phối, số kiểu gen đồng hợp tử, số kiểu gen dị hợp tử trong
quần thể ngẫu phối một cách có hệ thống. Đồng thời giúp học sinh hình thành kĩ
năng làm các bài tập thuộc các dạng trên, từ đó các em sẽ giải nhanh và lựa chọn
được phương án đúng khi làm bài thi THPT Quốc gia trong thời gian ngắn nhất.

III. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 12A2 và lớp 12A4 năm học 2017 - 2018.
- Học sinh lớp 12A1 và lớp 12A2 năm học 2018 - 2019.
3


IV. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, để đạt được mục đích đề
ra trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu tài liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu trên mạng
internet, sách tham khảo,…
- Nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm giảng dạy.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Phân loại, phân tích, tổng hợp và hệ thống công thức.
- Tổng hợp các dạng bài toán có liên quan đến nội dung nghiên cứu.

4


B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận
Trong chương trình Sinh học 12 phần di truyền học quần thể có nhiều dạng
bài tập, trong các đề thi THPT Quốc gia các năm gần đây đã khai thác khá nhiều
các dạng bài tập về di truyền học quần thể, trong đó có dạng bài tập liên quan đến
tính số loại kiểu gen và số kiểu giao phối trong quần thể, do đây là dạng bài tập
mới mà thời gian trên lớp để giải các dạng bài tập về di truyền học quần thể thì
quá ít nên nếu chúng ta chỉ vận dụng lí thuyết học trên lớp để giải bài tập thì sẽ
gặp rất nhiều khó khăn và mất rất nhiều thời gian trong khi học sinh có thể vận
dụng công thức toán để giải bài tập sinh học mà không mất nhiều thời gian.
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Trường THCS&THPT Thống Nhất nơi tôi đang giảng dạy là ngôi trường
đóng trên địa bàn vùng lõm, giáp ranh giữa 4 huyện: Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Cẩm
Thủy và Yên Định nên chất lượng đầu vào rất thấp, chính vì vậy tôi hiểu hơn ai
hết những khó khăn mà bản thân và đồng nghiệp gặp phải. Phần lớn học sinh là
con em dân tộc miền núi có đời sống kinh tế khó khăn nên số lượng học sinh có
nhu cầu học và hướng đến thi Đại học – Cao đẳng không nhiều và số lượng học
sinh theo học khối B càng ít. Những phần kiến thức bài tập sinh học luôn là vấn
đề khó với các em, trong đó có dạng bài tập về tính số kiểu gen và số kiểu giao
phối trong quần thể rất trừu tượng và không đơn giản chút nào.
Đặc biệt hơn với hình thức thi trắc nghiệm khách quan và nội dung đề thi
thì đa dạng phong phú, các dạng bài tập môn sinh học qua mỗi năm càng khó
hơn. Trước thực trạng trên tôi luôn trăn trở là phải làm sao tìm ra phương pháp
giảng dạy giúp kích thích các em yêu thích môn Sinh học hơn và có thể giải tốt
bài tập môn Sinh học theo yêu cầu của đề thi. Để làm được điều này tôi không
ngừng tự học và sáng tạo để làm mới mình bằng các cách dạy, những cách giải
hay và mới.
Bởi vậy, dạy học chương Di truyền học quần thể, khi dạy lí thuyết tôi đã
ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ giảng dạy, khi dạy về phương pháp giải bài
tập tôi đã xây dựng và hệ thống các công thức toán học để học sinh vận dụng giải
các dạng bài tập trong phần di truyền quần thể, đặc biệt là tính nhanh số kiểu gen
và số kiểu giao phối trong quần thể ngẫu phối lưỡng bội (2n).
Xuất phát từ thực trạng trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Phương pháp
giải nhanh các dạng bài tập tính số kiểu gen và số kiểu giao phối trong quần
thể ngẫu phối lưỡng bội (2n)”.
III. Nội dung nghiên cứu
Như chúng ta đã biết quần thể ngẫu phối là quần thể mà các cá thể trong
quần thể giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên. Quần thể ngẫu phối nổi bật ở
đặc điểm đa hình: đa hình về kiểu gen dẫn đến đa hình về kiểu hình. Trong quần
thể ngẫu phối có nhiều cá thể, mỗi cá thể mang 1 kiểu gen khác nhau (trừ trường
hợp sinh đôi cùng trứng).

Kiểu gen: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể thuộc một loài
sinh vật. Khi nói tới kiểu gen của một cơ thể người ta chỉ xét một vài cặp gen
nào đó liên quan với tính trạng đang được quan tâm.
5


Số kiểu giao phối = Số loại kiểu gen của giới đực x số loại kiểu gen của
giới cái.
Ta có thể chia cách tính số loại số kiểu gen và số kiểu giao phối trong quần
thể ngẫu phối lưỡng bội (2n) thành các trường hợp:
III. 1. Trường hợp gen nằm trên nhiễm sắc thể thường
Dạng 1: Gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau
Trường hợp 1: Xét 1 gen có nhiều alen nằm trên 1 cặp NST thường.
Gọi n là số alen của 1 gen trên 1 cặp NST thường, ta có công thức:
1
- Số loại kiểu gen đồng hợp về gen đó là: C n = n ( mỗi alen có thể tạo
được 1 kiểu gen đồng hợp do đó số loại kiểu gen đồng hợp đúng
bằng số alen của gen).
- Số loại kiểu gen dị hợp về gen đó là:

C

2
n



n!
n(n  1)


(cứ 2 alen khác
2!(n  2)!
2

nhau tạo được 1 kiểu gen dị hợp).
- Tổng số loại kiểu gen về gen đó là:

C

1
n

+

C

2
n

=n+

(n  1)n n(n  1)

.
2
2

- Số kiểu giao phối có thể có về gen đó = số loại kiểu gen của giới đực x
2


n(n  1) n(n  1) �
n(n  1) �

�
số loại kiểu gen cái =
2
2
� 2 �


(vì gen nằm trên NST thường nên số loại kiểu gen của giới đực = số loại kiểu gen
của giới cái =

n(n  1)
).
2

Ví dụ 1: Nhóm máu A, B, O ở người do các alen IA, IB, IO quy
định. Trong đó IA và IB đồng trội và trội hoàn toàn so với I O. Hãy
xác định trong quần thể:
a) Tổng số loại kiểu gen tối đa về nhóm máu ở người?
b) Số loại kiểu gen đồng hợp? Viết các kiểu gen đó?
c) Số loại kiểu gen dị hợp? Viết các kiểu gen đó?
Giải
Áp dụng công thức trên ta có:
- Tổng số loại kiểu gen tối đa trong quần thể =
1

C
- Số loại kiểu gen dị hợp = C

- Số kiểu gen đồng hợp là:

3
2
3

3.(3  1)
= 6 (kiểu gen)
2

 3 (kiểu gen). Đó là các kiểu gen: IAIA, IBIB, IOIO.
 3 (kiểu gen). Đó là các kiểu gen: IAIB, IAIO, IBIO.

Ví dụ 2: Một quần thể ngẫu phối xét gen D có 5 alen (D1, D2, D3, D4, D5) nằm
trên cặp NST thường. Hãy tính:
a) Số loại kiểu gen tối đa xuất hiện trong quần thể trên?
b) Số loại kiểu gen đồng hợp và số loại kiểu gen dị hợp?
c) Số kiểu giao phối khác nhau có thể xuất hiện tối đa trong quần thể?
Giải
a) Số loại kiểu gen tối đa xuất hiện trong quần thể =
gen)
6

5(5  1)
= 15 (kiểu
2


b) Số loại kiểu gen đồng hợp tử là:


C

1
5

 5 (kiểu gen)

2

Số loại kiểu gen dị hợp là: C 5  10 (kiểu gen)
c) Số kiểu giao phối khác nhau = 15 x 15 = 225 ( kiểu).
Trường hợp 2: Xét 2 hay nhiều gen, mỗi gen nằm trên các cặp NST thường
khác nhau (các gen phân li độc lập).
Ta xét riêng từng gen theo công thức ở trường hợp 1, sau đó lấy tích của tất cả
các gen.
Xét 2 gen phân li độc lập: gen thứ nhất có n alen, gen thứ 2 có m alen; cả 2
gen đều nằm trên NST thường. Ta có công thức:
1
1
- Số loại kiểu gen đồng hợp về cả 2 gen là: C n �C m  n.m .
2

2

- Số loại kiểu gen dị hợp về cả 2 gen là: C n �C m .
- Tổng số loại kiểu gen tối đa của quần thể về cả 2 gen đó là:
n(n  1) m( m  1)

.
2

2

- Số kiểu giao phối tối có thể có giữa các cá thể cùng loài xét về cả 2 gen
này là: (

n(n  1) m( m  1)
n( n  1) m( m  1)

) �(

)
2
2
2
2

Ví dụ 1: Một quần thể ngẫu phối lưỡng bội xét 3 gen phân bố trên 3 cặp NST
thường khác nhau: Gen 1 có 2 alen, gen 2 có 3 alen, gen 3 có 5 alen.
a) Trong quần thể có thể xuất hiện tối đa bao nhiêu loại kiểu gen do tổ hợp từ
3 gen trên?
b) Số loại kiểu gen đồng hợp tử về cả 3 gen trên?
c) Số loại kiểu gen: dị hợp về 1 cặp gen, dị hợp về 2 cặp gen, dị hợp về 3 cặp
gen?
d) Số kiểu giao phối trong quần thể?
Giải
Theo đề bài: Gen 1 có m = 2 alen, gen 2 có n = 3 alen, gen 3 có r = 5 alen, ta xét:
* Xét gen 1:
m(m  1) 2.(2  1)

 3 (kiểu gen).

2
2
1
+ Số loại kiểu gen đồng hợp = C 2  2 (kiểu gen)

+ Số loại kiểu gen tối đa thuộc gen 1:
+ Số loại kiểu gen dị hợp =
* Xét gen 2:

C

2
2

 1 (kiểu gen)

n(n  1) 3.(3  1)

 6 (kiểu gen).
2
2
1
+ Số loại kiểu gen đồng hợp = C 3  3 (kiểu gen)

+ Số loại kiểu gen tối đa thuộc gen 2:
+ Số loại kiểu gen dị hợp =
* Xét gen 3:

C


2
3

 3 (kiểu gen)

r (r  1) 5.(5  1)

 15 (kiểu gen).
2
2
1
+ Số loại kiểu gen đồng hợp = C 5  5 (kiểu gen)

+ Số loại kiểu gen tối đa thuộc gen 3:

7


2

+ Số loại kiểu gen dị hợp = C 5  10 (kiểu gen)
a) Số loại kiểu gen tối đa trong quần thể = 3 x 6 x 15 = 270
(kiểu gen)
1
1
1
b) Số loại kiểu gen đồng hợp tử = C 2.C 3.C 5  2 x 3 x 5 = 30
(kiểu gen)
c) Số loại kiểu gen dị hợp:
- Số loại kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen (hai cặp còn lại là đồng

hợp tử) là:
2
2
2
2
2
2
m.n. C r  m.r.C n  n.r.C m  2.3.C 5  2.5.C 3  3.5.C 2 
= 2.3.10+ 2.5.3+ 3.5.1 = 105 (kiểu gen)
- Số loại kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen (cặp còn lại là đồng hợp
tử) là:
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
m x C n.C r + nC
. m.C r  r.C m.C n  2.C 3.C 5  3.C 2.C 5  5.C 2.C 3 
= 2.3.10 + 3.1.10 + 5.1.3 = 105 (kiểu gen).
- Số loại kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen = tích các kiểu gen dị
hợp của từng gen
2
2

2
= C 2.C 3.C 5  1.3.10 = 30 (kiểu gen).
d) Số kiểu giao trong quần thể = 270 x 270 = 72900 (kiểu).
Ví dụ 2: Một quần thể thực vật, gen A có 3 alen, gen B có 4 alen
phân li độc lập. Xác định:
a) Số loại kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể về cả 2 gen
nói trên?
b) Số dòng thuần về cả 2 cặp gen đó?
c) Số kiểu giao phấn có thể có trong quần thể?
Giải
* Xét gen A:
- Số loại kiểu gen tối đa thuộc gen A =
- Số loại kiểu gen đồng hợp =
* Xét gen B:

C

1
3

3.(3  1)
 6 (kiểu gen)
2

 3 (kiểu gen)

- Số loại kiểu gen tối đa thuộc gen B =
1

4.(4  1)

 10 (kiểu gen).
2

- Số loại kiểu gen đồng hợp = C 4  4 (kiểu gen)
a) Vì 2 gen phân li độc lập thì quá trình ngẫu phối sẽ tạo ra trong
quần thể số loại kiểu gen là: 6 x 10 = 60 (kiểu gen).
1
1
b) Số dòng thuần về cả 2 gen trên = C 3 �C 4 = 3 x 4 = 12 (dòng
thuần).
c) Số kiểu giao phối có thể có trong quần thể là: 60 x 60 = 3600
(kiểu).
Dạng 2: Xét 2 hay nhiều gen nằm trên cùng 1 cặp NST
thường (các gen liên kết)
8


Xét n gen nằm trên cùng một cặp NST thường các gen có
alen lần lượt là a1, a2, a3....an. Ta có công thức:
- Số loại tổ hợp gen trên 1 NST có thể có của n gen trên là:
1
1
1
1
C a �C a �C a �.....�C a = a1. a2 . a3…..an = N
- Số loại kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen có thể có là:
1

C


1

C

2

2

3

n

N

- Số loại kiểu gen dị hợp về một hoặc nhiều cặp gen có thể có là:
N

- Tổng số loại kiểu gen có thể có về tất cả các cặp gen trên là:

C

1
N

+

C

2
N


=

N �( N  1)
2

- Số kiểu giao phối có thể có giữa các cá thể cùng loài xét về các
gen này là:
N �( N  1) N �( N  1)

2
2

Ví dụ: Một quần thể ngẫu phối xét 3 gen, gen 1 có 2 alen, gen 2
có 3 alen, gen 3 có 5 alen. Ba gen cùng nằm trên 1 cặp NST
tương đồng. Hãy tính:
a) Tổng số loại kiểu gen có thể có trong quần thể về 3 gen
trên?
b) Số loại kiểu gen đồng hợp và số kiểu gen dị hợp?
c) Số loại kiểu giao phối trong quần thể về 3 gen trên?
Giải
Số loại tổ hợp gen trên 1 NST có thể có của 3 gen trên = N =
2.3.5 = 30.
a) Tổng số loại kiểu gen trong quần thể là:
30 �(30  1)
 465 (kiểu gen)
2

b) Số loại kiểu gen đồng hợp là:


N �( N  1)
=
2

1

C1N C 30  30 (kiểu gen)

2

2

c) Số loại kiểu gen dị hợp = C N  C 30  435 ( kiểu gen)
d) Số kiểu giao phối trong quần thể là

N �( N  1) N �( N  1)

= 465 x 465 = 216225 (kiểu).
2
2

Dạng 3: Dạng toán tổng hợp về các gen nằm trên NST
thường
Trong bài toán:
- Có a gen nằm trên a cặp NST thường tương đồng khác nhau.
- Có b gen nằm trên 1 cặp NST thường (b gen cùng nhóm liên
kết).
1. Phương pháp giải:
9



+ Bước 1: Tính số loại kiểu gen được tạo ra ở từng cặp NST
tương đồng.
+ Bước 2:
- Số loại kiểu gen tối đa trong quần thể = tích số các loại kiểu
gen được tạo ra ở các cặp NST tương đồng.
- Số loại kiểu gen đồng hợp tử = tích số các kiểu gen đồng hợp
tạo ra ở các cặp NST tương đồng.
- Số loại kiểu gen dị hợp = tích số các kiểu gen dị hợp tạo ra ở
các cặp NST tương đồng (hoặc = tổng số loại kiểu gen trong
quần thể - số loại kiểu gen đồng hợp tử).
- Số kiểu giao phối = bình phương của tổng các loại kiểu gen
trong quần thể.
2. Bài tập vận dụng
Bài 1: Một quần thể ngẫu phối xét 3 gen: Gen thứ nhất có 3
alen nằm trên cặp NST thường số 1. Gen thứ hai có 2 alen và
gen thứ ba có 5 alen cùng nằm trên cặp NST thường số 2. Hãy
xác định:
a) Tổng số loại kiểu gen có thể có trong quần thể về 3 gen
trên?
b) Số loại kiểu gen đồng hợp tử? Số loại kiểu gen dị hợp tử?
c) Số kiểu giao phối trong quần thể về 3 gen trên?
Giải
Theo đề bài: Gen thứ nhất có m = 3 alen, gen thứ 2 có n = 2
alen, gen thứ ba có
r = 5 alen, ta có:
- Gen thứ nhất tạo ra tổng số loại kiểu gen =
(kiểu gen).
+ Số loại kiểu gen đồng hợp tử =


C

1
m

2

=

C

1
3

m(m  1) 3 �(3  1)

6
2
2

 3 (kiểu gen).

2

+ Số loại kiểu gen dị hợp tử = C m = C 3  3 (kiểu gen).
- Gen thứ hai và gen thứ ba:
+ Số loại tổ hợp gen trên 1 NST có thể có của 2 gen trên là: k =
n.r =2.5 = 10
+ Số loại kiểu gen tạo ra từ gen 2 và gen 3 =
(kiểu gen)

+ Số loại kiểu gen đồng hợp tử =
2

C

1
k

=
2

C

1
10

k (k  1)
10 �(10  1)

 55
2
2

 10 (kiểu gen).

+ Số loại kiểu gen dị hợp tử = C k = C 10  45 (kiểu gen).
a) Tổng số kiểu gen có thể có trong quần thể về 3 gen trên là
6.55 = 330 (kiểu gen)
1
1

1
1
b) Số loại kiểu gen đồng hợp tử = C m . C k = C 3.C 10 = 3.10 = 30
(kiểu gen).
Số loại kiểu gen dị hợp tử = 330 – 30 = 300 (kiểu gen).
10


c) Số kiểu giao phối về 3 gen trên = 330 x 330 = 108900 (kiểu).
Bài 2: Một quần thể ngẫu phối xét 4 gen: gen 1 có 2 alen, gen
2 có 5 alen, 2 gen này thuộc 2 cặp NST tương đồng khác nhau.
Gen 3 có 3 alen, gen 4 có 4 alen, 2 gen 3 và gen 4 cùng nằm
trên 1 cặp NST thường tương đồng khác. Hãy tính:
a) Tổng số loại kiểu gen có thể có trong quần thể về 4 gen
trên?
b) Số loại kiểu gen đồng hợp tử và số kiểu gen dị hợp tử?
c) Số kiểu giao phối trong quần thể về 4 gen trên?
Giải
Theo đề bài: Gen 1 có m = 2 alen, gen 2 có n = 5 alen, gen
3 có p = 3 alen, gen 4 có q = 4 alen, ta có:
m(m  1)
2 �(2  1)

 3 (kiểu
2
2

- Gen 1 tạo ra tổng số loại kiểu gen =
gen).
+ Số loại kiểu gen đồng hợp =

+ Số loại kiểu gen dị hợp =

1

1

C  C  2 (kiểu gen).
C  C  1 (kiểu gen).
m

2

2

2

m

2

- Gen 2 tạo ra tổng số loại kiểu gen =
gen).
+ Số kiểu gen đồng hợp tử =

1

1

n


5

C C

n(n  1) 5 �(5  1)

 15 (kiểu
2
2

 5 (kiểu gen).

2

+ Số kiểu gen dị hợp tử = C 5  10 (kiểu gen).
- Gen 3 và gen 4:
+ Số loại tổ hợp gen trên 1 NST có thể có của 2 gen trên là:
k = p.q = 3.4 = 12
+ Số loại kiểu gen tạo ra từ gen 3 và gen 4 =
(kiểu gen)
+ Số loại kiểu gen đồng hợp tử =
2

C

1
12

k (k  1) 12 �(12  1)


 78
2
2

 12 (kiểu gen).

+ Số loại kiểu gen dị hợp tử = C 12  66 (kiểu gen).
a) Tổng số loại kiểu gen có thể có trong quần thể về 4 gen trên

3.15.78 = 3510 (kiểu gen).
1
1
1
1
1
1
b) Số loại kiểu gen đồng hợp tử = C m.C n.C k  C 2.C 5.C 12 = 2.5.12 =
120 (kiểu).
Số loại kiểu gen dị hợp tử = tổng số loại kiểu gen trong quần
thể - số loại kiểu gen đồng hợp tử = 3510 – 120 = 3390 (kiểu
gen).
c) Số kiểu giao phối về 4 gen trên = 3510 x 3510 = 12320100
(kiểu).
III. 2. Trường hợp gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
(Xét quần thể ngẫu phối có cặp NST giới tính kiểu XX, XY)
11


- Tổng số loại kiểu gen = số loại kiểu gen ở giới XX + số loại kiểu gen ở
giới XY.

- Số kiểu giao phối = số loại kiểu gen ở giới XX x số loại kiểu gen ở giới XY.
Dạng 1: Gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y.
Trường hợp 1: Trên NST X có 1 gen với n alen, NST Y không mang alen
tương ứng
1
* Ở giới XX: - Số loại kiểu gen đồng hợp tử là: C n  n
- Số loại kiểu gen dị hợp là:
- Số loại kiểu gen tối đa là:

C

1

2

n

n

C C

n!
n(n  1)

2!(n  2)!
2
n(n  1) n �(n  1)

= n
.

2
2
2
n



* Ở giới XY: - Số loại kiểu gen đồng hợp tử =0
1
- Số loại kiểu gen dị hợp là: C n  n
- Số kiểu gen ở giới XY là: n + 0 = n (bằng số alen
của gen đó).
Ta có công thức tính:
- Tổng số loại kiểu gen = Số loại kiểu gen của giới XX + số loại
kiểu gen của giới XY =

n �( n  1)
n �(n  3)
+n=
2
2

- Số kiểu gen đồng hợp tử = n+ 0 = n.
- Số kiểu gen dị hợp =

n �(n  1)
n(n  1)
n 
2
2


- Số kiểu giao phối = số loại kiểu gen ở giới XX x số loại kiểu
gen của giới XY
n �(n  1)
n 2 (n  1)

n

=
.
2
2

Ví dụ: Ở một loài, tính trạng màu sắc mắt do gen có 2 alen A, a nằm trên NST
giới tính X không có alen tương ứng trên Y quy định. Biết loài này có cặp NST
giới tính kiểu XX, XY. Xác định:
a) Số kiểu gen có thể có trong quần thể về gen này?
b) Số loại kiểu gen đồng hợp tử và dị hợp tử, viết các kiểu gen đó?
c) Số kiểu giao phối tối đa có thể có trong quần thể về gen này?
Giải
a) Tổng số loại kiểu gen có thể có trong quần thể là:

n �(n  3)
2 �(2  3)
 5 (kiểu gen)
=
2
2
1
b) Số loại kiểu gen đồng hợp tử = C 2  2 (kiểu gen), gồm: XAXA; XaXa.

2 �(2  1)
 3 ( kiểu gen), gồm: XAXa; XAY;
Số loại kiểu gen dị hợp =
2

XaY.

c) Số kiểu giao phối tối đa =

n 2 (n  1) 22 (2  1)

 6 (kiểu).
2
2

Trường hợp 2: Trên NST X có nhiều gen, NST Y không mang alen tương ứng.
12


Trên NST X có n gen có số alen tương ứng là a1, a2, a3......an nằm trên vùng
không tương đồng của X, ta có:
- Số loại tổ hợp gen trên NST giới tính X có thể có của n gen trên
là:
k = a1.a2.a3…..an.
- Tổng số loại kiểu gen tối đa =

k �(k  3)
2

- Số loại kiểu gen đồng hợp tử =

- Số loại kiểu gen dị hợp tử =

C

1
k

k.

k �(k  3)
k �(k  1)
-k=
2
2

- Số kiểu giao phối:
+ Số loại kiểu gen tối đa ở giới XX =

k �( k  1)
.
2

+ Số loại kiểu gen tối đa thuộc giới XY = k
k 2 �( k  1)
→ Số kiểu giao phối =
.
2

Ví dụ: Một quần thể ngẫu phối, xét 4 gen: gen 1 có 2 alen, gen
2 có 3 alen, gen 3 có 4 alen, gen 4 có 5 alen, các gen này cùng

nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên Y. Biết loài này có
cặp NST giới tính kiểu XX, XY. Xác định:
a) Tổng số loại kiểu gen có thể có trong quần thể về 4 gen này?
b) Số loại kiểu gen đồng hợp tử và dị hợp tử?
c) Số kiểu giao phối có trong quần thể?
Giải
Số loại tổ hợp gen trên NST X có thể có của 4 gen trên là:
k = 2.3.4.5 = 120
a) Tổng số loại kiểu gen có thể có trong quần thể là:

k �(k  3)
120 �(120  3)
 7380 (kiểu gen).
=
2
2
1
b) - Số loại kiểu gen đồng hợp tử = C1k C 120  120 (kiểu gen).
k �( k  1)
120 �(120  1)
 7260 (kiểu gen)
- Số loại kiểu gen dị hợp =
=
2
2

c) Số kiểu giao phối tối đa có thể có là:
- Số loại kiểu gen của giới XX =

k �(k  1) 120 �(120  1)

 7260 (kiểu
=
2
2

gen)
- Số loại kiểu gen của giới XY = k = 120 (kiểu gen).
→Số kiểu giao phối = 7260 . 120 = 871200 (kiểu).
Dạng 2: Gen nằm trên NST Y không có alen tương ứng trên X.
Trường hợp 1: Trên NST Y có 1 gen với n alen, NST X không mang alen
tương ứng
* Ở giới XX:
- Số kiểu gen đồng hợp tử = 1.
- Số kiểu gen dị hợp = 0.
13


* Ở giới XY:
- Số kiểu gen đồng hợp = 0 (vì NST Y mang alen, NST X không mang alen, nên
trong kiểu gen các alen tồn tại thành từng alen).
- Số kiểu gen dị hợp = n
- Số kiểu gen ở giới XY = n (bằng số alen của gen đó)
Ta có công thức tính:
- Tổng số loại kiểu gen = số loại kiểu gen ở giới XX + số loại kiểu gen của
giới XY = 1 + n.
- Số loại kiểu gen đồng hợp tử = 1.
- Số loại kiểu gen dị hợp tử = n.
- Số kiểu giao phối = số loại kiểu gen ở giới XX x số loại kiểu gen ở giới
XY = 1.n = n.
Ví dụ: Trong quần thể của một loài lưỡng bội, xét 1 gen có 3 alen (A1, A2, A3)

nằm trên vùng không tương đồng của cặp NST giới tính, gen trên NST Y không
có alen tương ứng trên NST X. Biết loài này có cặp NST giới tính kiểu XX, XY.
Xác định:
a) Tổng số loại kiểu gen có thể có trong quần thể về gen này?
b) Số loại kiểu gen đồng hợp tử và dị hợp tử, viết các kiểu gen đó?
c) Số kiểu giao phối có trong quần thể?
Giải
Áp dụng công thức, ta có:
a) Tổng số loại kiểu gen có thể có trong quần thể là: 3 + 1 = 4 (kiểu gen).
b) - Số loại kiểu gen đồng hợp = 1, gồm: XX
- Số loại kiểu gen dị hợp = 3, gồm: XYA1; XYA2; XYA3.
c) Số kiểu giao phối có trong quần thể
- Số loại kiểu gen của ở giới XX = 1 (kiểu gen)
- Số loại kiểu gen ở giới XY = 3 (kiểu gen)
→Số kiểu giao phối = 1.3 = 3 (kiểu).
Trường hợp 2: Trên NST giới tính Y mang nhiều gen, NST X không mang
alen tương ứng.
Trên NST Y có m gen có số alen tương ứng là a1, a2, a3......am nằm trên vùng
không tương đồng của Y, ta có:
- Số loại tổ hợp gen trên NST Y có thể có của m gen trên là:
k = a1.a2.a3…..am.
* Ở giới XX:
- Số kiểu gen đồng hợp tử = 1.
- Số kiểu gen dị hợp = 0.
* Ở giới XY:
- Số kiểu gen đồng hợp = 0 (vì NST Y mang alen, NST X không mang alen, nên
trong kiểu gen các alen tồn tại thành từng alen).
- Số kiểu gen dị hợp = k
- Số kiểu gen ở giới XY = k (bằng số alen của gen đó)
Ta có công thức tính:

- Tổng số loại kiểu gen = số loại kiểu gen ở giới XX + số loại kiểu gen của
giới XY = 1 + k.
14


- Số loại kiểu gen đồng hợp tử = 1.
- Số loại kiểu gen dị hợp tử = k.
- Số kiểu giao phối = số loại kiểu gen ở giới XX x số loại kiểu gen ở giới
XY = 1.k = k.
Ví dụ: Trong quần thể của một loài lưỡng bội, xét 3 gen: gen 1 có 2 alen, gen 2
có 3 alen, gen 3 có 4 alen, các gen này cùng nằm trên NST Y, không có alen
tương ứng trên NST X. Biết loài này có cặp NST giới tính kiểu XX, XY. Xác định:
a) Tổng số loại kiểu gen có thể có trong quần thể về 3 gen này?
b) Số loại kiểu gen đồng hợp tử và dị hợp tử?
c) Số kiểu giao phối có trong quần thể?
Giải
- Số loại tổ hợp gen trên NST Y có thể có của 3 gen trên là: k =
2.3.4 = 24
Áp dụng công thức, ta có:
a) Tổng số loại kiểu gen có thể có trong quần thể là:
1 + k = 1 + 24 = 25 (kiểu gen).
b) - Số kiểu gen đồng hợp = 1 (kiểu gen).
- Số kiểu gen dị hợp = k= 24 (kiểu gen)
c) Số kiểu giao phối có trong quần thể:
- Số loại kiểu gen ở giới XX = 1 (kiểu gen)
- Số loại kiểu gen ở giới XY = k = 24 ((kiểu gen).
→ Số kiểu giao phối = 1.k = 1. 24 = 24 (kiểu).
Dạng 3: Gen nằm trên đoạn tương đồng của NST X và Y.
Trường hợp 1: Một gen có n alen nằm trên vùng tương
đồng của cặp

NST XY.
* Ở giới XX: Do đây là cặp NST tương đồng, giống như cặp NST
thường tương đồng nên ta công thức:
1
- Số loại kiểu gen đồng hợp tử ở giới XX = C n  n .
n!
n(n  1)

.
2!(n  2)!
2
n(n  1) n(n  1)
1
2

- Số loại kiểu gen ở giới XX = C n  C n  n 
.
2
2

- Số loại kiểu gen dị hợp =

C

2
n



* Ở giới XY:

- Số loại kiểu gen đồng hợp tử =
- Số loại kiểu gen dị hợp =
dạng dị hợp chéo như:

A

X Y

2.C
a

,

2
n

C

a

1
n

n

2.(n !)
2.n( n  1)

 n(n  1). (Vì có cả
2!( n  2)!

2
A

X Y ).
C  2�
C
1

2

 n + n(n-1) = n2.
- Số loại kiểu gen ở giới XY = n
n
Ta có công thức tính:
- Tổng số loại kiểu gen = số loại kiểu gen ở giới XX + số loại kiểu

gen của giới XY =

n(n  1)
n(3n  1)
 n2 
.
2
2

15


- Số loại kiểu gen đồng hợp = n + n = 2n.
- Số loại kiểu gen dị hợp =


n(n  1) 2n(n  1) 3n(n  1)


.
2
2
2

- Số kiểu giao phối = số loại kiểu gen của giới XX x số loại kiểu
gen ở giới XY =

n(n  1) 2 n3 ( n  1)
�n 
2
2

Ví dụ 1: Ở một loài động vật lưỡng bội, xét 1 gen có 2 alen (A,a)
nằm trên NST giới tính X, Y. Biết loài này có cặp NST giới tính kiểu XX,
XY. Xác định:
a) Tổng số kiểu gen có thể có trong quần thể về gen này?
b) Số loại kiểu gen đồng hợp tử và dị hợp tử, viết các kiểu gen đó?
c) Số kiểu giao phối có trong quần thể?
Giải
a) Tổng số loại kiểu gen có trong quần thể =

n(3n  1) 2.(3.2  1)

 7 (kiểu gen)
2

2

b) - Số loại kiểu gen đồng hợp tử = 2n = 2.2 = 4 (kiểu gen), gồm: XAXA, XaXa,
XAYA, XaYa.
- Số loại kiểu gen dị hợp =
XAYa, XaYA.

3n( n  1) 3.2.(2  1)

 3 (kiểu gen), gồm: XAXa,
2
2

c) Số kiểu giao phối có trong quần thể =

n3 (n  1) 23.(2  1)

 12 (kiểu).
2
2

Ví dụ 2: Trong quần thể của một loài động vật, xét 1 gen có 3 alen nằm trên vùng
tương đồng của NST thể giới tính X và Y. Biết rằng không xảy ra đột biến, hãy
xác định:
a) Tổng số loại kiểu gen có thể có trong quần thể về gen này?
b) Số loại kiểu gen đồng hợp tử và dị hợp tử?
c) Số kiểu giao phối có trong quần thể?
Giải
a) Tổng số loại kiểu gen tối đa trong quần thể này là:
n(3n  1) 3.(3.3  1)


 15 (kiểu gen).
2
2

b) - Số loại kiểu gen đồng hợp = 2.3 = 6 (kiểu gen).

3n(n  1) 3.3.(3  1)

 9 (kiểu gen)
2
2
33 (3  1) 33 (3  1)

 54 (kiểu).
c) Số kiểu giao phối có trong quần thể =
2
2

- Số kiểu gen dị hợp =

Trường hợp 2: Trên vùng tương đồng của cặp NST giới
tính XY mang nhiều gen.
Trên vùng tương đồng của cặp NST XY có nhiều gen: gen 1
có a alen, gen 2 có b alen, gen 3 có c alen,….Ta gọi k là tích số
các alen của các gen, ta có:
k = a.b.c…..
Ta có công thức tính:
16



- Số loại kiểu gen ở giới XX =

k (k  1)
.
2

- Số loại kiểu gen ở giới XY = k2.
→Tổng số loại kiểu gen = số loại kiểu gen ở giới XX + số loại
kiểu gen ở giới XY =

k (k  1)
k (3k  1)
+ k2 =
.
2
2

- Số loại kiểu gen đồng hợp tử = 2k
- Số loại kiểu gen dị hợp tử =
- Số kiểu giao phối =

3k (k  1)
2

k 3 (k  1)
.
2

Ví dụ 1: Một quần thể ngẫu phối, xét 3 gen: Gen 1 có 2 alen,

gen 3 có 3 alen và gen 4 có 5 alen nằm trên vùng tương đồng
của cặp NST giới tính XY. Xác định:
a) Tổng số loại kiểu gen có thể có trong quần thể về 3 gen
này?
b) Số loại kiểu gen đồng hợp tử và dị hợp tử?
c) Số kiểu giao phối có trong quần thể?
Giải
Gọi k là tích số các alen của 3 gen, ta có: k = 2.3.5= 30.
Áp dụng các công thức trên ta có:
a) Tổng số loại kiểu gen có thể có trong quần thể là:
k .(3k  1) 30.(3.30  1)

 1365 (kiểu gen).
2
2

b) Số loại kiểu gen đồng hợp tử = 2.k = 2.30 = 60 (kiểu gen).
Số loại kiểu gen dị hợp tử =

3k .( k  1) 3.30.(30  1)

 1305 (kiểu
2
2

gen)
c) Số kiểu giao phối có trong quần thể
- Số loại kiểu gen ở giới XX =

k .(k  1) 30.(30  1)


 465 (kiểu gen)
2
2

- Số loại kiểu gen ở giới XY = k2 = 302 = 900 (kiểu gen).
→Số kiểu giao phối trong quần thể là: 465 x 900 = 418500
(kiểu).
Ví dụ 2: Trong quần thể của một loài thú, xét 2 lôcut: lôcut 1 có 3 alen, lôcut 2
có 2 alen. Cả 2 gen lôcut đều này trên đoạn tương đồng của NST giới tính X, Y
và các alen của hai lôcut này liên kết không hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra
đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen và số kiểu giao phối tối đa có thể có về
hai lôcut trên trong quần thể này là bao nhiêu?
Giải
Gọi k là tích số các alen của 2 lôcut, ta có: k = 3.2 =6.
Áp dụng công thức trên ta có:
- Tổng số loại kiểu gen có thể có trong quần thể là:
k .(3k  1) 6.(3.6  1)

 57 (kiểu gen).
2
2

17


- Số kiểu giao phối có trong quần thể:
+ Số loại kiểu gen ở giới XX=

k .(k  1) 6.(6  1)


 21 (kiểu gen)
2
2

+ Số loại kiểu gen ở giới XY = k2 = 62 = 36 (kiểu gen)
→Số kiểu giao phối tối đa trong quần thể = 21 x 36 = 756 (kiểu).
Dạng 4: Bài toán tổng hợp về các gen trên cặp NST giới
tính.
1. Phương pháp giải
Giả sử trên cặp NST giới tính có nhiều gen các gen thuộc các
vùng khác nhau:
- Có a gen thuộc vào vùng tương đồng của cặp NST giới tính XY.
- Có b gen thuộc vào vùng không tương đồng của NST X.
- Có c alen thuộc vào vùng không tương đồng của NST giới tính Y.
Trong trường hợp này ta có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tính số loại kiểu gen ở giới XX:
* Gọi k là tích số các alen của các gen nằm trên NST giới tính X
(bao gồm các gen nằm trên NST X ở vùng tương đồng và không
tương đồng với NST Y).
* Áp dụng công thức sau:
- Số loại kiểu gen ở giới XX =

k (k  1)
.
2

- Số loại kiểu gen đồng hợp tử ở giới XX =
- Số loại kiểu gen dị hợp ở giới XX =


C

2
k



C

1
k

k

k ( k  1)
2

Bước 2: Tính số loại kiểu gen ở giới XY (vùng tương đồng
và không tương đồng của cặp NST XY).
- Số loại kiểu gen ở giới XY = số loại kiểu gen ở giới XY ở vùng
tương đồng x số loại kiểu gen ở giới XY ở vùng không tương
đồng trên NST X x số loại kiểu gen ở giới XY ở vùng không
tương đồng trên NST Y.
(Cách tính ở từng vùng trong các dạng 1, 2, 3 đã trình bày ở mục
III.2).
Bước 3: Tính số loại kiểu gen, số kiểu giao phối, số loại
kiểu gen đồng hợp và dị hợp
* Tổng số loại kiểu gen trong quần thể = số loại kiểu gen ở giới
XX (tính ở bước 1) + số loại kiểu gen ở giới XY (tính ở bước 2).
* Số kiểu giao phối = số loại kiểu gen ở giới XX (tính ở bước 1) x

số loại kiểu gen ở giới dị giao tử XY (tính ở bước 2).
* Số loại kiểu gen đồng hợp:
- Trường hợp nếu chỉ có gen nằm ở vùng tương đồng:
→Số loại kiểu gen đồng hợp = số kiểu gen đồng hợp ở giới XX +
số kiểu gen đồng hợp ở giới XY .
- Trường hợp nếu chỉ có gen nằm ở vùng không tương đồng
18


→Số loại kiểu gen đồng hợp = số kiểu gen ở giới XX.
* Số loại kiểu gen dị hợp = tổng số loại kiểu gen của quần thể số loại kiểu gen đồng hợp tử.
2. Ví dụ: Ở một loài côn trùng (con cái XX, con đực XY). Xét 3
gen, gen 1 có 2 alen và gen 2 có 5 alen cùng nằm trên NST giới
tính X, không có alen tương ứng trên Y; gen 3 có 3 alen, nằm
trên NST Y, không có alen tương ứng trên X. Hãy tính:
a) Tổng số kiểu gen có thể có trong quần thể về 3 gen trên?
b) Số loại kiểu gen đồng hợp và số loại kiểu gen dị hợp tử?
c) Số kiểu giao phối trong quần thể về 3 gen trên?
Giải
Bước 1: Tính số loại kiểu gen ở giới XX.
Gọi k là tích số các alen của các gen 1và gen 2, ta có: k = 2.5
= 10.
k (k  1) 10.(10  1)

 55 (kiểu gen)
2
2
1
- Số kiểu gen đồng hợp tử = C k  k  10 (kiểu gen).


- Số loại kiểu gen ở giới XX =

Bước 2: Số loại kiểu gen ở giới XY.
* Xét gen 1 và gen 2: hai gen này nằm trên NST X, không có alen
tương ứng trên NST Y.
- Số loại kiểu gen tạo ra bởi 2 gen này ở giới XY= 2.5 = 10
(kiểu gen).
- Số loại kiểu gen đồng hợp = 0 (kiểu gen).
* Xét gen 3: hai gen này nằm trên NST Y, không có alen tương
ứng trên
NST X.
- Số loại kiểu gen tạo ra bởi gen 3 ở giới XY= 3 (kiểu gen).
- Số loại kiểu gen đồng hợp tử = 0 (kiểu gen).
→Tổng số loại kiểu gen ở giới XY= 10.3 = 30 (kiểu gen).
Tổng số loại kiểu gen đồng hợp tử ở giới XY = 0.0 = 0 (kiểu
gen).
Bước 3: Tính số loại kiểu gen, số kiểu giao phối, số loại
kiểu gen đồng hợp và dị hợp.
a) Tổng số loại kiểu gen trong quần thể = số loại kiểu gen ở giới
XX + số loại kiểu gen ở giới XY = 55 + 30 = 85 (kiểu gen).
b)
- Số loại kiểu gen đồng hợp = Số loại kiểu gen đồng hợp tử ở
giới XX + số loại kiểu gen đồng hợp tử ở giới XY = 10 + 0 = 10
(kiểu gen).
- Số loại kiểu gen dị hợp = tổng số loại kiểu gen có thể có trong
quần thể - số kiểu gen đồng hợp tử = 85 – 10 = 75 (kiểu gen)
19


c) Số kiểu giao phối trong quần thể = số loại kiểu gen của giới

XX x số loại kiểu gen ở giới XY = 55 x 30 = 1650 (kiểu).
Dạng 5: Bài toán tổng hợp: Các gen nằm trên NST thường
và nằm trên NST giới tính.
1. Phương pháp giải
Trong bài toán:
- Có a gen nằm trên a cặp NST thường tương đồng khác nhau.
- Có b gen nằm trên 1 cặp NST thường tương đồng.
- Có c gen thuộc vào vùng tương đồng của cặp NST giới tính XY.
- Có d gen thuộc vào vùng không tương đồng của NST của NST
giới tính X.
- Có e gen thuộc vào vùng không tương đồng của NST giới tính Y.
Trong trường hợp này ta có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tính tổng số loại kiểu gen tạo ra bởi các gen trên các
cặp NST thường tương đồng (cách tính đã trình bày ở dạng 1,
dạng 2, dạng 3 mục III.1).
Bước 2: Tính tổng số loại kiểu gen tạo ra bởi các gen nằm trên
cặp NST giới tính (cách tính đã được trình bày ở dạng 1,2,3,4
mục III.2).
Bước 3: Tính số loại kiểu gen, số kiểu giao phối, số loại kiểu gen
đồng hợp và dị hợp.
* Tổng số loại kiểu gen tối đa trong quần thể = tổng số loại kiểu
gen tạo ra bởi các gen nằm trên các cặp NST thường tương đồng
(bước 1) x tổng số loại kiểu gen tạo ra bởi các gen nằm trên cặp
NST giới tính (bước 2).
* Số kiểu giao phối = (tổng số loại kiểu gen tạo bởi các gen nằm
trên các cặp NST thường tương đồng)2 x số loại kiểu gen ở giới
XX x số loại kiểu gen ở giới XY.
* Số loại kiểu gen đồng hợp = số loại kiểu gen đồng hợp tử tạo
ra bởi các gen nằm trên các cặp NST thường tương đồng x số
loại kiểu gen đồng hợp tử tạo bởi các gen nằm trên NST giới tính.

* Số loại kiểu gen dị hợp = tổng số loại kiểu gen – số loại kiểu
gen đồng hợp tử.
2. Ví dụ: Ở một loài côn trùng (con cái XX, con đực XY). Xét 3
gen: Gen 1 có 2 alen và gen 2 có 3 alen cùng nằm trên NST giới
tính X, không có alen tương ứng trên Y; gen 3 có 3 alen nằm trên
cặp NST thường số 4. Hãy tính:
a) Tổng số loại kiểu gen có thể có trong quần thể?
b) Số loại kiểu gen đồng hợp và số kiểu gen dị hợp?
c) Số kiểu giao phối trong quần thể?
Giải
Bước 1:

20


- Gen 3 tạo ra tổng số loại kiểu gen =

n(n  1)
3.(3  1)
 6 (kiểu
=
2
2

gen).
1
- Số loại kiểu gen đồng hợp tạo ra từ gen 3= C 3  3 (kiểu gen)
Bước 2:
Xét gen 1 và gen 2: Gọi k là tích số các alen của gen 1 và gen
2.

Ta có: k = 2.3 = 6.
* Ở giới XX:
k (k  1)
6.(6  1)
 21 (kiểu gen).
=
2
2
1
Số loại kiểu gen đồng hợp tử = C 6  6 (kiểu gen).

- Số loại kiểu gen ở giới XX =

* Ở giới XY:
- Số loại kiểu gen ở giới XY = k = 6 (kiểu gen).
- Số kiểu gen đồng hợp = 0
Bước 3:
a) Tổng số loại kiểu gen trong quần thể = 6 x (21 + 6) = 162
(kiểu gen)
b) Số loại kiểu gen đồng hợp = 3 x (6+ 0) = 18 (kiểu gen)
Số loại kiểu gen dị hợp = 162 – 18 = 144 (kiểu gen).
c) Số kiểu giao phối = 62 x 21 x 6 = 4536 (kiểu).
III. 3. Một số bài tập vận dụng
Bài tập 1. Một quần thể thực vật lưỡng bội, gen A có 3 alen, gen
B có 4 alen nằm trên NST thường phân li độc lập thì quá trình
ngẫu phối sẽ tạo ra trong quần thể số loại kiểu gen tối đa là:
A. 80
B. 60
C. 30
D. 40

Bài tập 2: Ở người, tính trạng thuận tay phải hay thuận tay trái
do một gen có 2 alen nằm trên NST thường quy định, tính trạng
tóc xoăn hay tóc thẳng do một gen có 2 alen nằm trên NST
thường khác qui định. Trong trường hợp không xảy ra đột biến
mới, tính theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa có thể có về 2 tính
trạng trên trong quần thể người là:
A. 9
B. 27
C. 16
D.
18
Bài tập 3: Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội, xét 1
locut có 3 alen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và
Y. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen
tối đa về locut trên trong quần thể là:
A. 15
B. 6
C. 9
D. 12
Bài tập 4: Ở một quần thể ngẫu phối, xét 2 gen: Gen thứ nhất
có 3 alen, nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X;
Gen thứ hai có 5 alen, nằm trên NST thường. Trong trường hợp
21


không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên
có thể được tạo tạo trong quần thể này là:
A. 45
B. 90
C. 15

D. 135.
Bài tập 5: Trong một quần thể ngẫu phối, xét 2 gen: Gen thứ
nhất có 3 alen, gen thứ hai có 4 alen nằm trên NST thường phân
li độc lập thì quá trình ngẫu phối sẽ tạo ra số loại kiểu gen dị hợp
về cả 2 gen trên là
A. 12
B. 15
C. 18
D. 24
Bài tập 6: Trong quần thể của một loài thú, xét 2 locut, locut
một có 3 alen: A1, A2, A3, locut hai có 2 alen là B và b. Cả hai
locut đều nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X
và các alen của 2 locut này liên kết không hoàn toàn. Biết rằng
không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa về 2
locut trên trong quần thể này là
A. 18
B. 27
C. 30
D. 36.
Bài tập 7: Xét 3 gen của một loài, mỗi gen đều có 2 alen. Gen
thứ nhất và gen thứ hai cùng nằm trên 1 cặp NST thường, gen
còn lại nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.
Số kiểu giao phối tối đa có trong quần thể là
A. 486
B. 600
C. 810
D. 360
Bài tập 8: Ở người, bệnh mù màu do gen lặn (có 2 alen) trên
NST giới tính X quy định không có alen tương ứng trên NST Y,
bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường quy định (gen này

có 2 alen), gen quy định nhóm máu có 3 alen trên NST thường
quy định. Số kiểu giao phối tối đa có thể có trong quần thể là
bao nhiêu?
A. 36
B. 4095
C. 1944
D. 54
Bài tập 9: Ở ruồi giấm, màu sắc của thân, chiều dài của cánh
và màu sắc của mắt đều do một gen gồm 2 alen qui định. Biết
rằng gen qui định màu sắc thân và gen qui định chiều dài cánh
cùng nằm trên 1 NST thường, gen qui định màu sắc mắt nằm
trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST giới tính Y.
Số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể khi chỉ xét đến 3 cặp
gen này là:
A. 27
B. 30
C. 45
D. 50
Bài tập 10. Ở một loài động vật, xét 3 locut gen, mỗi locut đều
gồm 3 alen, trong đó locut I nằm trên vùng không tương đồng
của NST giới tính Y, locut II và III liên kết với nhau trên NST
thường. Quá trình ngẫu phối có thể tạo ra tối đa bao nhiêu kiểu
gen về 3 locut gen đó trong quần thể?
22


A. 425
B. 180
ĐÁP ÁN BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài

tập
Đáp
án

Bài
1
B

Bài
2
A

Bài
3
A

C. 360

Bài
4
D

Bài
5
C

Bài
6
B


D. 540
Bài
7
B

Bài
8
C

Bài
9
D

IV. KẾT QUẢ
Để đánh giá khách quan và chính xác tôi chọn các lớp có học
lực tương đương và đều học chương trình sinh học nâng cao. Qua
cách giải thông thường (ở lớp đối chứng) và giải nhanh bằng
công thức toán (ở lớp thực nghiệm), tôi thấy kết quả được đánh
giá qua các bài kiểm tra như sau:
- Năm 2017 – 2018: Lớp đối chứng là 12A4 ; lớp thực
nghiệm là 12A2
Tỉ lệ
Giỏi
Lớp
12A4

Đạt ( ≥ 5.0 điểm)
Khá
Trung bình


(> 8.0

(6,5 - 8,0

(5,0 - 6,5

điểm)
0%

điểm)
25 %

điểm)
35 %

Chưa đạt
(<5.0
điểm)
40 %

(Sĩ số 40)
12A2
(Sĩ số 40)

Lớp

đối

chứng
Lớp thực

20 %

35%

37,5 %

7,5 %

nghiệm

- Năm 2018 – 2019: Lớp đối chứng là 12A2 ; lớp thực
nghiệm là 12A1
Tỉ lệ
Giỏi
Lớp
12A2

Đạt ( ≥ 5.0 điểm)
Khá
Trung bình

(> 8.0

(6,5 - 8,0

(5,0 - 6,5

điểm)
0%


điểm)
30 %

điểm)
37,5 %

(Sĩ số 40)
12A1

Chưa đạt
(<5.0
điểm)
32,5 %

Lớp

đối

chứng
Lớp thực
23

Bài
10
B


(Sĩ số 42)

23,81 %


35,71%

33,33 %

7,15 %

nghiệm

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Sau nhiều năm thực dạy và ôn thi tuyển sinh, tôi nhận thấy:
1. Đối với giáo viên
Trong quá trình giảng dạy bất kì phần bài tập nào nếu xây
dựng được công thức tính sẽ giúp học sinh làm bài tập thuận lợi
hơn, các em giải nhanh hơn.
2. Đối với học sinh
Qua việc học theo phương pháp giải bài tập bằng công thức
toán, học sinh có thể giải được nhiều bài tập trong một thời gian
ngắn, đáp ứng được yêu cầu thi THPT Quốc gia như hiện nay.
II. KIẾN NGHỊ
- Môn Sinh học hiện nay ở đa số các trường THPT học sinh
chưa thực sự quan tâm nhiều, nhà trường và các tổ chức khác
cần tạo điều kiện tốt hơn nữa để thầy cô giảng dạy ngày càng
đạt hiệu quả cao hơn, học sinh có niềm đam mê nhiều hơn vào
bộ môn Sinh học.
- Hiện nay ở trường THPT thời gian để chữa các bài tập còn ít. Vì vậy để
đảm bảo chất lượng học tập của học sinh, sau mỗi bài học giáo viên cần giao bài
tập về nhà cho học sinh và sẽ chữa các bài tập ở đầu tiết học sau trước khi giảng
bài mới để đảm bảo được chất lượng học tập và giúp học sinh khắc sâu kiến thức

hơn.
Đưa ra được một công thức tổng quát để giải bài tập di truyền sẽ mang lại
hiệu quả cao trong quá trình dạy – học. Đã có rất nhiều tài liệu tham khảo viết về
phương pháp, công thức giải bài tập di truyền. Tuy nhiên chưa có tài liệu nào
đưa ra phương pháp giải nhanh, ngắn gọn và đầy đủ các dạng
bài tập liên quan đến “tính số kiểu gen và số kiểu giao phối
trong quần thể ngẫu phối lưỡng bội (2n)”, đặc biệt là bài tập trắc
nghiệm. Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã hệ thống và
xây dựng các công thức, đưa ra phương pháp giải nhanh một số
dạng bài tập như trên nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tại đơn
vị.
Rất mong được sự góp ý xây dựng của quý thầy cô đồng
nghiệp!
24


XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 26 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Vũ Văn Thành

Lê Thị Duyên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sinh học 12: Nhà xuất bản giáo dục

- Phương pháp giải nhanh bài tập di truyền bằng công thức toán – Tác giả
Huỳnh Quốc Thành.
- Tư duy sáng tạo bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông chuyên đề
Sinh học tập 2 – Phạm Thị Tâm.
- Phương pháp giải nhanh các dạng bài tập Sinh học– Tác giả:
Phan Khắc Nghệ.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học – Tác giả Phan Khắc Nghệ.
- 100% trọng tâm ôn kiến thức – luyện kĩ năng Sinh học 12 – Tác giả:
Nguyễn Dung- Vũ Hải – Phạm Hương.
- Luyện thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 Khoa học tự nhiênNhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
- Luyện thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019 Khoa học tự nhiênNhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

25


×