Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong dạy học sinh học lớp 11 cho học sinh trường THPT lê lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.5 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

I. Lí do chọn đề tài

1

II. Mục đích của việc thực hiện đề tài

2

III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2

IV. Phương pháp nghiên cứu

2

PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

4

I. Các khái niệm



4

II. Các phương pháp giáo dục giới tính

5

III. Lưu ý khi giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản

5

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

6

I. Thực trạng chung

6

II. Thực trạng học sinh các trường THPT Huyện Thọ Xuân

7

III. Thuận lợi và khó khăn

7

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

8


I. CÁC PHƯƠNG ÁN CÓ THỂ ÁP DỤNG ĐỂ GIÁO DỤC GIỚI
TÍNH VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH

8

II. NỘI DUNG TÍCH HỢP

9

1. Nội dung 1: Tích hợp vào dạy bài 38 Sinh học 11 Nâng cao

9

1.1. Tuổi dậy thì và dấu hiệu của tuổi dậy thì

9

1.2. Cơ quan sinh dục

10

1.3.Hiện tượng rụng trứng

11

1.4. Hiện tượng kinh nguyệt

11


1.5. Thụ tinh và thụ thai

11

2. Nội dung 2: Một phần tích hợp vào dạy bài 39 Sinh học 11 11
Nâng cao, Một phần tích hợp vào dạy bài 47 Sinh học 11 Nâng
cao
2.1. Các biện pháp tránh thai phổ biến (tích hợp vào dạy bài 39)
11

1


2.2. Một số biện pháp tránh thai an toàn khác (tích hợp vào dạy bài
47)

14

3. Nội dung 3: Tích hợp vào dạy bài 45 Sinh học 11 Nâng cao

15

Một số bệnh lây lan qua đường tình dục

15

3.1. HIV/AIDS

15


3.2. Bệnh lậu

15

3.3. Bệnh giang mai

16

3.4. Bệnh viêm gan B (VGB)

16

4. Nội dung 4: Tích hợp vào dạy bài 46 Sinh học 11 Nâng cao
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

16

5. Nội dung 5: Tích hợp vào dạy bài 47 Sinh học 11 Nâng cao
Tác hại của nạo phá thai ở tuổi vị thành niên

16

CHƯƠNG 4. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

17

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

19


1.Với các cấp quản lí

19

2. Với giáo viên bộ mơn sinh học

19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

20

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ

21

ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT
XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo kết quả thống kê gần đây của nhà mạng Google, Việt Nam là một
trong những nước có số câu lệnh tìm kiếm từ “sex” nhiều nhất thế giới. Con số
này khiến nhiều người lo ngại về tình hình giáo dục giới tính ở Việt Nam. Do

2


sự phát triển chóng mặt của ngành truyền thơng, hệ thống internet, các mạng xã
hội… nên học sinh giờ đây có thể tiếp xúc với nhiều luồng thơng tin hơn. Điều

này vơ tình ẩn chứa cả hai mặt tốt và xấu. Nếu khơng biết chọn lọc thì những
trang web sex, blog đen sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục của các
em. Liệu có bao nhiêu học sinh có hiểu biết và chọn lọc được những kiến thức
về giáo dục giới tính cần thiết cho mình?
Sự xuất hiện và lan rộng khủng khiếp của căn bệnh thế kỷ AIDS và các
bệnh đường sinh dục khiến nhiều người lo sợ và thấy rõ việc cần thiết phải đưa
ra các chủ đề giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên vào chương
trình giáo dục.
Tại nhiều nơi ở Châu Phi - nơi AIDS đã trở thành bệnh dịch lớn, giáo
dục giới tính được coi là một chiến lược sống còn để bảo vệ sức khoẻ cộng
đồng. Ở Châu Á, chương trình giáo dục giới tính cũng đang có những mức độ
phát triển rất khác nhau. Indonesia, Mơng Cổ, Hàn Quốc có khung chính sách
hệ thống về việc giảng dạy giới tính trong các trường học. Ấn Độ có các
chương trình với mục tiêu hướng tới trẻ em từ 9 đến 16 tuổi. Tại Nhật Bản,
giáo dục giới tính là bắt buộc từ 10 tuổi, chủ yếu đề cập tới các chủ đề sinh học
như kinh nguyệt và xuất tinh....
Cịn ở Việt Nam thì sao? Những giờ học về giới tính ở các trường học
cịn rất hiếm hoi. Trẻ mới lớn cần chỉ dẫn về giới tính và tình dục. Nhưng ai sẽ
là người các em tìm tới khi gặp vấn đề về giới tính?
Nếu thắc mắc về vấn đề giới tính, các em có thể sẽ muốn trực tiếp hỏi
những người lớn đáng tin cậy trong gia đình hoặc các thầy cơ giáo hoặc chun
gia tâm lí, sức khỏe sinh sản... Cha mẹ có thể là người gần gũi, trò chuyện với
con cái về vấn đề này nhưng rất nhiều em ngại nói chuyện với phụ huynh về
tình u, tình dục vì sợ bố mẹ khó có thể chấp nhận được vấn đề này. Trong gia
đình, ít bậc cha mẹ có khả năng và dám giảng giải cho con cái mình những
kiến thức về giới tính, tình dục. Trẻ tìm kiếm trên mạng internet, có q nhiều
luồng thông tin và cách giải quyết khác nhau để các em tham khảo và lựa chọn.
Người duy nhất có thể vừa cung cấp nhiều thông tin nhất cho trẻ vừa gần
gũi với trẻ là thầy cơ giáo vì thầy cơ vừa là những người kề cận nhất với
học sinh tại trường vừa hiểu tâm lí lứa tuổi các em, nhất là về vấn đề giới tính.

Như  vậy, khơng chỉ dạy học, giáo dục, tư  vấn và định hướng tương
lai nghề nghiệp cho học sinh mà một nhiệm vụ quan trọng nữa của giáo viên là
giáo dục giới tính cũng như tư vấn về kỹ năng sống cho học sinh. Những sự chỉ
bảo cẩn thận của giáo viên có thể ngăn cho trẻ khơng bị lợi dụng tình dục, lây
nhiễm bệnh qua đường tình dục hay mang thai ngồi ý muốn dẫn đến việc
nạo phá thai.
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn sinh học tại trường trung
học phổ thông, tôi nhận thấy việc giáo dục giới tính cho học sinh là việc làm
rất cần thiết. Vì giáo dục giới tính là q trình tác động hướng vào việc vạch ra
những phẩm chất, nhân cách của con người. Do vậy, thay vì cảm thấy lúng
túng khi nói chuyện với học sinh, giáo viên cần cởi mở và tận dụng các giờ học
về giới tính hoặc có thể tích hợp giáo dục giới tính để hướng dẫn lối đi đúng

3


cho học sinh, các em sẽ tin tưởng và tìm đến thầy cô để xin lời khuyên khi gặp
vấn đề về vấn đề giới tính.
Học sinh trung học phổ thơng(THPT) thuộc lứa tuổi thanh niên mới lớn,
đây là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người nhưng cũng chứa
đựng nhiều yếu tố phức tạp. Do vậy, để học sinh có kiến thức và hiểu biết về
giới tính thì vấn đề giáo dục giới tính cho các em là nhu cầu cần thiết. Giáo dục
giới tính trong trường THPT sẽ trang bị cho các em thái độ, hành vi đúng đắn
trong giải quyết các mối quan hệ với bạn bè khác giới. Đặc biệt các em sẽ làm
chủ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tình u, hơn nhân và gia
đình để góp phần xây dựng cuộc sống lành mạnh, văn minh.
Kinh nghiệm giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên cho
học sinh đã được tôi áp dụng để lồng ghép trong dạy học bộ mơn sinh học. Vì
vậy, tơi đã chọn đề tài “Tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh


sản vị thành niên trong dạy học sinh học lớp 11 cho học sinh
Trường THPT Lê Lợi”. Đề tài được tôi thực hiện với đối tượng học sinh
các lớp 11 Trường Trung học phổ thông Lê Lợi trong những năm học gần đây
và đã đem lại hiệu quả giáo dục rất cao.
II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng của việc giáo dục giới tính và
sức khỏe sinh sản vị thành niên ở trường THPT.
-Từ những nghiên cứu trên, đề xuất một số nội dung cần tích hợp vào
dạy học Sinh học 11.
- Đánh giá tính khả thi của đề tài thông qua khả năng nhận thức của học
sinh và hiệu quả của các phương án thực hành.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Chương III, chương IV chương trình Sinh học 11 Nâng cao.
- Khách thể: Học sinh lớp 11A3, 11A5 Khóa học 2016- 2019 Trường
THPT Lê Lợi.
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài chỉ nghiên cứu các bài trong chương trình sinh học 11 Nâng cao
có thể tích hợp được các nội dung giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị
thành niên.
- Nghiên cứu và đổi mới phương pháp, nội dung một số bài trong
chương trình sinh học 11 Nâng cao.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
Thu thập, nghiên cứu và hệ thống lại các tài liệu có liên quan đến đề tài
để làm cơ sở nghiên cứu.
2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành dạy học Sinh học 11 tại các lớp là khách thể nghiên cứu.
- Khảo sát tính khả thi và hiệu quả thực hiện đề tài.
3. Phương pháp phân tích, đánh giá kết quả, thống kê xử lí số liệu


4


Sử dụng cơng thức tốn thống kê để xử lí số liệu thu thập được nhằm
đánh giá kết quả thực nghiệm.
4. Phương pháp viết báo cáo khoa học.

PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I. CÁC KHÁI NIỆM

1. Khái niệm giáo dục giới tính
Theo định nghĩa của ngành y tế: “Giáo dục giới tính là một thuật ngữ
rộng miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục,

5


sức khoẻ sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm,
tránh thai, và các khía cạnh khác của thái độ tình dục lồi người. Những cách
giáo dục giới tính thơng thường là thơng qua cha mẹ, người chăm sóc, các
chương trình trường học và các chiến dịch sức khoẻ cộng đồng”. [1]
Giáo dục giới tính khơng chỉ là nói về tình dục. Giáo dục giới tính bao
gồm nhiều vấn đề, từ khía cạnh sinh lý học và giải phẫu học, các cơ quan sinh
sản và chức năng của chúng, sinh sản, vai trò của hai giới, những bệnh
lây truyền qua đường tình dục, vệ sinh thân thể, tình yêu và các mối quan hệ
tình dục, cuộc sống hơn nhân, mang thai và phịng tránh thai….[2]

2. Khái niệm tuổi dậy thì, tuổi vị thành niên

a. Tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì là thời kỳ chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ thơ sang giai đoạn
trưởng thành, là thời kỳ q độ khi khơng cịn là trẻ con nhưng vấn chưa hẳn là
người lớn. Đây là thời kỳ mà bất cứ một thiếu niên nào cũng phải trải qua
những biến đổi quan trọng về cơ thể cũng như về tâm lý.
Dưới góc độ sinh học, tuổi dậy thì là thời kỳ trưởng thành sinh dục,
nghĩa là bắt đầu có khả năng sinh con. Ở bạn gái được thể hiện ở sự có kinh
nguyệt lần đầu và ở bạn trai là sự phóng tinh lần đầu (mộng tinh). Các bạn gái
thường bắt đầu dậy thì ở độ tuổi từ 9 đến 14 và ở các bạn nam dậy thì muộn
hơn ở độ tuổi từ 12 đến 15. [3]
b. Tuổi vị thành niên
Tuổi vị thành niên là độ tuổi chuyển tiếp giữa ấu thơ và tuổi trưởng
thành, là thời kì phát triển nhanh chóng cả về mặt sinh lí và tâm lí, là giai đoạn
đánh dấu xu hướng phát triển mới về mặt xã hội.[1]
3. Khái niệm về sức khoẻ sinh sản
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa: “Sức khoẻ là một trạng thái
hoàn hảo cả về mặt thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là khơng có
bệnh tật hoặc tàn phế”[1]. Như vậy có thể thấy, khái niệm sức khoẻ là một khái
niệm rộng hơn nhiều so với những quan niệm đơn giản như: sức khoẻ là có một
cơ thể cường tráng, sức khoẻ là không ốm đau, sức khoẻ là người lành lặn,
không bị tàn phế.
Sức khoẻ sinh sản là trạng thái khoẻ mạnh, hoàn hảo về thể chất, tinh
thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, chức
năng sinh sản và quá trình sinh sản chứ khơng phải chỉ là khơng có bệnh tật
hay tổn thương ở bộ máy sinh sản. [1]
Sức khoẻ sinh sản bao gồm nhiều khía cạnh, trong đó có cả khía cạnh
liên quan đến sức khoẻ tình dục. Hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá
trình sinh sản của con người được hình thành, phát triển, và tồn tại trong suốt
cuộc đời. Sức khoẻ sinh sản có tầm quan trọng đặc biệt đối với cả nam giới và
nữ giới. Quá trình sinh sản và tình dục là một quá trình tương tác giữa hai cá

thể, nó bao hàm sự tự nguyện, tinh thần trách nhiệm và sự bình đẳng. [1]
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
Một số phương pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng cơng
tác giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản cho học sinh THPT là:

6


-Một là, cần xây dựng nội dung giáo dục giới tính ở trường THPT bài bản, có
tính khoa học, logíc chặt chẽ và đầy đủ hơn.
-Hai là, cần tổ chức thường xuyên các cuộc hội thảo về chủ đề giáo dục giới
tính trong đó có sự tham gia của các giáo viên, nhất là giáo viên dạy môn Sinh
học để họ có thể tiếp cận một cách khoa học, có tính hệ thống để vận dụng vào
q trình giảng dạy và tư vấn cho học sinh THPT khi các em có nhu cầu trợ
giúp.
-Ba là, cần tổ chức các diễn đàn, các cuộc giao lưu giữa học sinh, giáo viên
trường THPT với các chuyên gia giáo dục giới tính để giúp học sinh và giáo
viên hiểu được vị trí, vai trị và sự cần thiết giáo dục giới tính ở trường THPT.
-Bốn là, các trường nên thành lập các ban tư vấn học đường trong đó có sự
cộng tác với các chuyên gia về lĩnh vực này giúp học sinh thoả mãn nhu cầu
được tư vấn về vấn đề giới tính và giải đáp được những băn khoăn, trăn trở của
tuổi học trò trước các vấn đề tế nhị muốn biết nhưng ngại hỏi.
-Năm là, nhà trường cần phải phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với gia đình
trong việc giáo dục học sinh, trong đó có vấn đề giáo dục giới tính.
-Sáu là, cần tăng cường và phát huy vai trị của Đồn thanh niên trong trường
THPT tổ chức các hoạt động xoay quanh vấn đề giáo dục giới tính nhằm tuyên
truyền, tạo sức lan toả rộng rãi và hiệu quả.
-Bảy là, thành lập câu lạc bộ “sức khoẻ sinh sản” ở các trường THPT để giúp
học sinh giao lưu, chia sẻ những thắc mắc về vấn đề giới tính.
III. LƯU Ý KHI GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN

Khi lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vào bộ môn sinh
học cho học sinh THPT, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Nên giáo dục giới tính sớm cho trẻ nhưng không được vội vã. Nếu
các em chưa sẵn sàng tiếp nhận, giáo viên không nên cung cấp quá nhiều thơng
tin liên quan đến giới tính vì điều này có thể lợi bất cập hại.
2. Giáo viên và học sinh có thái độ tích cực về tình dục. Giáo viên cần
làm cho học sinh hiểu tình dục khơng phải chuyện xấu, chuyện cấm kị mà là
bản năng, là một nhu cầu tự nhiên của con người. Giáo viên cần đảm bảo
rằng những giờ học lồng ghép kiến thức về giới tính sẽ cho học sinh
những kiến thức đúng đắn và an toàn. Khi học sinh đưa ra câu hỏi về tình
dục, giáo viên đừng che giấu những sự thật thơng thường vì càng che giấu, học
sinh càng thêm tị mò.
3. Giáo viên cần trò chuyện với học sinh một cách nghiêm túc, khơng
biến sex thành một trị đùa tục tĩu. Nếu giáo viên khơng ngần ngại khi nói về
sex, học sinh cũng sẽ mạnh dạn khi hỏi.
4. Có thể có giáo viên sẽ bị học sinh trêu chọc khi giảng về giới tính.
Giáo viên cần bình tĩnh khi học sinh trêu chọc về vấn đề này. Giáo viên nên
tiếp tục giảng bài như đang nói về một chủ đề thơng thường.
5. Giáo viên khơng chỉ giáo dục giới tính tại lớp vì có thể sẽ khơng đủ
thời gian cho lồng ghép vào các mơn học chính khóa tại trường học. Nếu bất
cứ học sinh nào tìm giáo viên để xin tư vấn về chuyện khó nói, giáo viên cần
vui lòng, cởi mở trò chuyện và cho em lời khuyên hữu ích.

7


6. Để tự tin khi giảng về giới tính, giáo viên cần tìn hiều thêm các kiến
thức ngồi luồng. Kiến thức là điều chủ chốt để giáo viên thành công trong
giảng dạy. Khi vững kiến thức về một chủ đề nào đó, người ta sẽ tự tin nói
chuyện với người khác về chủ đề này. Điều này cũng đúng với giáo dục giới

tính. Nếu có đủ kiến thức về giới tính, giáo viên sẽ khơng phải làm thinh hoặc
lúng túng khi học sinh hỏi những câu hỏi tế nhị.
7. Khi giảng về giới tính, giáo viên khơng nhất thiết phải có kinh
nghiệm thực tế trong chuyện quan hệ tình dục, có thể giáo viên cịn trẻ, chưa có
gia đình nhưng vẫn có hiểu biết nhiều về vấn đề này vì giáo viên có thể thu
thập kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau.
8. Giáo viên cần tạo ra một môi trường thân thiện, gần gũi để thầy trị
nói chuyện, thảo luận thoải mái. Cần có một khơng khí cởi mở và khơng căng
thẳng để khuyến khích học sinh nói lên ý kiến của mình, bộc lộ những ý nghĩ
riêng và thẳng thắn trao đổi với người khác.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
I. THỰC TRẠNG CHUNG
Hiện nay Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai
cao nhất thế giới. Vị thành niên, thanh niên nhiều người khơng thể nói “khơng”
với quan hệ tình dục ở tuổi này nên tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên ngày
một gia tăng. Điều này dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường. Hậu quả nghiêm
trọng nhất của vấn đề này là các em có thể vơ sinh sau này. Thậm chí có thể tử
vong vì nạo phá thai ở các cơ sở khơng được cấp phép, trình độ tay nghề thấp.
Theo điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam, mỗi
năm nước ta có 7,6% số người trong độ tuổi vị thành niên có quan hệ tình dục
trước hơn nhân. Thực tế con số này cịn cao hơn nhiều. Mặc dù hiện nay tình
dục, các vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên đã được nhìn nhận
cởi mở và thẳng thắn hơn nhưng vẫn còn là vấn đề nhức nhối ở Việt Nam.
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên là vấn đề đáng
quan tâm vì học đường không chỉ giáo dục các em kiến thức mà còn cần dạy
cho các em lối sống đẹp. Giáo dục giới tính khơng xấu, ngược lại rất cần thiết
như cần biết tính tốn, cần biết viết chữ. Hiểu được vấn đề giới tính sẽ giúp học
sinh giải tỏa được nhiều điều thầm kín mà khơng nói được với ai, từ đó có cách
suy nghĩ tốt, sống lành mạnh...
Trên thực tế việc giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản ở nước ta trong

những năm qua đã được đưa vào nhà trường phổ thông nhưng mới chỉ dừng lại
ở chương trình tích hợp, lồng ghép qua một số mơn học như Sinh học, Văn
học, Địa lí, Giáo dục cơng dân… Một số hoạt động ngoại khoá về chủ đề này
của một số trường chỉ mang tính thí điểm, chưa thường xuyên, tự giác, tích
cực, chưa trở thành nội dung bắt buộc.
II. THỰC TRANG HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT Ở THỌ XUÂN
Khi tiến hành một cuộc khảo sát giấu tên để các bạn trẻ dám nói thẳng và
nói thật về vấn đề giới tính và tình dục, nhiều học sinh THPT trong huyện Thọ
Xuân biết cách dùng bao cao su. Gần 90% học sinh nữ biết nếu không dùng
bao cao su, thuốc ngừa thai, họ có thể mang thai ngồi ý muốn.

8


Tuy nhiên những kiến thức đó với các em, đa số vẫn chỉ là lý thuyết và
là những lời đe dọa xng. Thực tế vẫn cịn nhiều học sinh phá thai ở tuổi vị
thành niên hoặc nghỉ học ở nhà lấy chồng vì trót mang thai ngồi ý muốn. Chỉ
đến khi có thai hoặc nhiễm bệnh lây lan qua đường tình dục, các em mới hốt
hoảng lo sợ và tìm mọi cách để giải quyết. Điều đó làm ảnh hưởng đến chính
các em và cịn ảnh hưởng đến gia đình, nhà trường và xã hội.
III. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi:
- Ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bước đầu đưa giáo dục giới
tính vào giảng dạy ở chương trình THPT giúp các em nhận biết về giới, sức
khỏe và con người. Các nội dung đưa vào trường phổ thơng là những kiến thức
hồn tồn khoa học, cần cho các em hiểu biết những kiến thức sơ đẳng nhất.
Nếu giáo viên đứng ở góc độ khoa học để giảng dạy thì khơng có vấn đề gì
phải e ngại, giáo viên có thể giới thiệu đến học sinh một cách đơn giản và dừng
ở mức độ cần thiết các em vẫn có thể tự giải thích được mâu thuẫn.
- Về phía gia đình, nhiều bậc cha mẹ tiên tiến, có hiểu biết về vấn đề giới

tính đều biết rằng với trẻ bây giờ, tuổi dậy thì đến sớm hơn nên nhu cầu tìm
hiểu giới tính là rất lớn. Nhiều bậc phụ huynh sử dụng những tài liệu giáo dục
giới tính phù hợp để giải thích cho con. Hiện nay có nhiều trang web giáo dục
giới tính để phụ huynh tham khảo kiến thức tuổi dậy thì, tình yêu, tình dục…
- Trong thời đại phát triển như hiện nay, việc đưa nội dung giáo dục giới
tính vào giảng dạy cho học sinh là vấn đề rất cần thiết. Khơng nhất thiết phải
đưa giáo dục giới tính thành một mơn học chính khóa mà nên lồng ghép nhiều
hơn vào một số môn như Sinh học, Giáo dục công dân… hoặc là chủ đề chính
của nhiều tiết học hoạt động ngồi giờ.
2. Khó khăn:
­ Giáo trình về giáo dục giới tính khơng  nhiều. Giáo viên chưa được đào
tạo bài bản trước khi  đưa ra bài giảng về  giới tính cũng như tư vấn về  giới
tính cho học sinh.
­ Nhiều học sinh lại khơng dám hỏi thầy cơ giáo về chủ đề này.
­ Một số  giáo viên chưa có những kỹ năng tâm lý để  giao tiếp với học
sinh và hiểu tâm tư của các em. Nền văn hóa của các nước  Á Đơng thường
tránh nói   về   tình   dục nơi cơng   cộng, do vậy một   số giáo   viên   thậm   chí   cịn
đỏ mặt khi học sinh của họ hỏi những câu liên quan đến tình dục.
- Nhiều giáo viên cịn khơng sẵn lịng trị chuyện về tình dục vì họ
sợ điều này có thể làm cho học sinh tị mị về chuyện người lớn. Họ lo sợ mình
lại là người “vẽ đường cho hươu chạy”.
- Việc giảng dạy về nội dung giáo dục giới tính địi hỏi người thầy phải
nắm rõ thực tiễn và các kiến thức giới tính chính xác, hình ảnh hay ví dụ minh
họa rõ ràng, gần gũi với đối tượng cần giảng dạy; vì thế việc tổ chức một tiết
dạy địi hỏi phải có sự chuẩn bị công phu.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC PHƯƠNG ÁN CÓ THỂ ÁP DỤNG ĐỂ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH

9



1. Đưa giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên vào tiết sinh
hoạt tập thể của giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp.
2. Đưa giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên vào các tiết
hoạt động ngoài giờ lên lớp và các buổi sinh hoạt ngoại khóa.

Một buổi hoạt động ngồi giờ lên lớp chủ đề Sức khỏe sinh sản vị thành
niên, thanh niên tại Trường THPT Lê Lợi
3. Đưa giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên vào các giờ
học bộ môn như Sinh học, Giáo dục cơng dân, Địa lí,...
Sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối, mỗi giáo viên có thể
lồng ghép một vài nội dung trong từng bài cụ thể, từng bài học cụ thể thì sẽ
thực hiện tốt mục tiêu của mình trong dạy học cũng như giáo dục giới tính và
sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh.
Tuy nhiên, không nên quá tham lam để đưa quá nhiều nội dung cần giáo
dục trong một tiết học, chỉ nên giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành
niên một cách nhẹ nhàng, đều đặn và liên tục qua các tiết học có liên quan đến
chương trình giáo dục này.
Vấn đề là chọn nội dung nào và lồng ghép ra sao thì có vẻ như cịn nhiều
lúng túng. Một số trường đã cho thực nghiệm đưa nội dung giáo dục giới tính
và sức khỏe sinh sản vị thành niên vào nội dung giờ sinh hoạt chủ nhiệm, giờ
sinh hoạt ngoài giờ lên lớp,… thu được hiệu quả nhất định.
Hầu hết việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên chỉ ở
dạng tự phát và ở mức độ thấp... để có thể nâng cao và ứng dụng đại trà nội
dung này vào giáo dục cần có một sự thống nhất ở các cấp lãnh đạo.
Bộ môn Sinh học là bộ môn dễ lồng ghép nội dung giáo dục giới tính
và sức khỏe sinh sản nhất, đặc biệt là chương trình Sinh học lớp 11. Sau đây tôi
xin đưa ra những nội dung giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên
đã được tôi lồng ghép trong dạy học bộ môn sinh học lớp 11 THPT (chương

trình nâng cao).
II. NỘI DUNG TÍCH HỢP

10


1. Nội dung 1: Tích hợp vào dạy bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển ở động vật.
1.1. Tuổi dậy thì và dấu hiệu của tuổi dậy thì
a. Tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển trong đó trẻ em phát triển thành người
lớn và có khả năng sinh sản.
Các nhà y học cho rằng đối với nữ tuổi dậy thì được tính kể từ khi xuất hiện kì
kinh nguyệt lần đầu tiên (khoảng 13- 14 tuổi). Còn đối với nam tuổi dậy thì
được tính từ lần xuất tinh đầu tiên (khoảng 14-15 tuổi). Tuổi dậy thì cịn phụ
thuộc vào dân tộc, nơi sinh sống và mức sống của dân cư. Tuổi dậy thì của
thanh niên châu Á sớm hơn châu Âu, ở thành thị sớm hơn nông thôn, mức sống
cao sớm hơn mức sống thấp... Theo điều tra của Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam năm 1990 thì tuổi dậy thì đối với nữ năm 1967 ở thành phố là 15,6 tuổi, ở
nông thôn là 16,2 tuổi; năm 1988 ở thành phố là 13,1 tuổi và ở nông thôn là
14,5 tuổi. Tuổi dậy thì ngày nay đến sớm hơn trước đây do mức sơng ngày
càng tăng. Đến tuổi dậy thì dưới tác động của các hoocmơn sinh dục, cơ thể có
những biến đổi trong cơ quan sinh dục và xuất hiện các đặc điểm sinh dục thứ
sinh.
b. Những dấu hiệu của tuổi dậy thì
b.1. Ở nam (dưới tác dụng của hoocmon testosteron do tinh hồn tiết ra) biểu
hiện các tính trạng sinh dục thứ sinh như:
Lớn nhanh, cao vọt.
Thanh quản nở rộng, vỡ tiếng, giọng ồm.
Mọc ria mép, lông nách, lông mu, cơ bắp phát triển.

Cơ quan sinh dục (tinh hoàn, dương vật) to ra.
Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển, xuất hiện mụn trứng cá.
Xuất tinh lần đầu, thay đổi tâm sinh lí.
b.2. Ở nữ (dưới tác dụng của hoocmon ostrogen do buồng trứng tiết ra) biểu
hiện các tính trạng sinh dục thứ sinh như:
Lớn nhanh, cao vọt.
Thay đổi giọng nói, giọng thanh hơn.
Mọc lông mu, lông nách, vú phát triển, hông nở rộng.
Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển, xuất hiện mụn trứng cá.
Bộ phận sinh dục phát triển, buồng trứng, dạ con, âm hộ to ra.
Bắt đầu hành kinh, thay đổi tâm sinh lí.
1.2. Cơ quan sinh dục
Ở tuổi vị thành niên, cơ quan sinh dục phát triển nhưng chưa hoàn thiện.
a. Cơ quan sinh dục nam
a.1. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam

11


a.2. Tinh hoàn và tinh trùng
- Tinh hoàn là bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh dục nam sản xuất
ra tinh trùng bắt đầu từ tuổi dậy thì.
- Tinh trùng rất nhỏ (dài khoảng 0,06mm) gồm đầu, cổ và đi, di
chuyển nhờ đi. Có 2 loại tinh trùng : tinh trùng X và tinh trùng Y. Tinh trùng
Y nhỏ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ chết nhưng di chuyển nhanh hơn, cịn tinh
trùng X lớn hơn có sức sống cao hơn tinh trùng Y, di chuyển chậm hơn.
- Mỗi lần phóng tinh có tới 200 - 300 triệu tinh trùng. Trong mơi trường
bình thường và cơ quan sinh dục nữ, tinh trùng có khả năng sống từ 3-4 ngày.
b. Cơ quan sinh dục nữ
b.1. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ


b.2. Buồng trứng và trứng

- Trứng là tế bào sinh dục cái đã trưởng thành (chín), tế bào trứng nhỏ
(đường kính 1,15-1,25mm) chứa nhiều chất tế bào.
- Tới tuổi dậy thì, buồng trứng chứa khoảng 40.000 tế bào trứng nhưng
trong cuộc đời người phụ nữ chỉ có khoảng 350 trứng trong số đó chín và rụng.

12


Thụ tinh

1.3.Hiện tượng rụng trứng
- Là hiện tượng xảy ra ở cơ thể người phụ nữ, mỗi tháng cơ thể đều sản
sinh ra một số lượng trứng nhất định. Hiện tượng rụng trứng xảy ra vào giữa
chu kỳ kinh nguyệt, tức là khoảng ngày 14 của chu kỳ.
- Mỗi nang buồng trứng sẽ sản sinh ra 1 trứng trong một tháng và lượng
trứng này sẽ được rụng vào ống dẫn trứng tới tử cung. Tại đây, nếu tinh trùng
gặp được trứng thì sẽ dẫn đến hiện tượng thụ thai.
- Có thể xác định được ngày rụng trứng nhờ việc theo dõi vịng kinh của
cơ thể, ngồi ra, có thể dựa vào sự bài tiết của tử cung để biết được điều này.
- Trong thời kì trứng rụng, thân nhiệt người phụ nữ thường tăng cao hơn
binh thường 1- 2 độ.
- Một trứng trong cơ thể có thể tồn tại 12 đến 24 giờ sau khi rụng. Còn
tuổi thọ của tinh trùng thì lớn hơn, có thể tồn tại từ 5 đến 7 ngày trong tử cung
phụ nữ. Vì vậy khơng phải chỉ có thể thụ thai vào thời điểm rụng trứng.
1.4. Hiện tượng kinh nguyệt
- Cùng với sự phát triển của trứng, hoocmon từ buồng trứng tiết ra có tác
dụng làm cho lớp niêm mạc tử cung dày, xốp, chứa nhiều mạch máu để đón

trứng thụ tinh xuống làm tổ. Nếu trứng khơng được thụ tinh thì sau 14 ngày kể
từ khi trứng rụng, lớp niêm mạc bị bong ra từng mảng, thốt ra ngồi cùng với
máu và dịch nhày. Đó là hiện tượng kinh nguyệt.
- Hiện tượng kinh nguyệt xảy ra theo chu kỳ hàng tháng (28-32 ngày)
thường kéo dài khoảng 5 ngày. Thời gian có kinh và lượng máu xuất ra tùy
thuộc vào từng cá nhân.
- Trong thời gian hành kinh thường có những biến đổi về tâm sinh lý như
mệt mỏi, rối loạn cảm xúc, dễ cáu giận, … Vì vậy chế độ ăn uống, tình trạng
sức khỏe, lối sống,…có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt (kinh nguyệt khơng
đều hoặc tắt kinh), do đó ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng sinh sản.
1.5. Thụ tinh và thụ thai
a. Trứng rụng được phễu dẫn trứng tiếp nhận, đưa vào ống dẫn trứng và
di chuyển về phía tử cung. Nếu trứng gặp được tinh trùng, sẽ xảy ra sự thụ tinh
để tạo thành hợp tử rồi phát triển thành phôi.
b. Hợp tử di chuyển xuống tử cung làm tổ, khi đến tử cung sẽ bám vào
lớp niêm mạc tử cung đã được chuẩn bị sẵn (dày xốp và xung huyết) để làm tổ
và phát triển thành thai. Đó là sự thụ thai.
2. Nội dung 2: Một phần tích hợp vào dạy bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng
đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo), một phần tích hợp
vào dạy bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở
người.
2.1. Các biện pháp tránh thai phổ biến (tích hợp vào dạy bài 39)
Đây là các biện pháp tránh thai, tác động và hiệu quả nó. [5]
Biện pháp tránh thai
Tác động và hiệu quả
Bao cao su (condom)
Ngăn cản không cho tinh trùng xâm
nhập vào dạ con. Hiệu quả : 90%
Vịng tránh thai
Ngăn cản sự làm tổ của phơi ở dạ con.


13


Hiệu quả : 90%
Diệt tinh trùng
Ức chế rụng trứng

Thuốc diệt tinh trùng
Viên tránh thai (uống, cấy dưới da)
Phẫu thuật đình sản:
- Thắt ống dẫn tinh
- Ngăn cản tinh trùng vào dạ con
- Thắt ống dẫn trứng
- Ngăn cản trứng vào vịi dẫn trứng
An tồn tự nhiên:
Tránh tinh trùng gặp trứng :
- Giai đoạn an tồn
- Khơng có trứng rụng
- Xuất tinh ngoài
- Ngăn cản tinh trùng gặp trứng
Để học sinh hiểu rõ hơn vấn đề này, tôi đã bổ sung thêm một số kiến
thức sau cho các em:
a. Bao cao su
Đây là cách phổ biến nhất để không phải mang thai ngoài ý muốn, đồng
thời ngăn chặn hầu hết các bệnh tật đường tình dục, thậm chí cả HIV/ AIDS.
Bao cao su là một dụng cụ có dạng hình trụ bằng màng mỏng – thường làm
bằng cao su và được lồng vào dương vật đã cương cứng khi có hoạt động tình
dục. Sử dụng bao cao su vừa tiện lợi lại có tính an tồn cao đối với cả nam và
nữ. Hiện tại, đã có cả loại bao cao su dành cho nam và nữ nên có thể hồn tồn

n tâm chủ động sử dụng chúng bất cứ khi nào cần thiết, ngay cả khi bị xâm
hại tình dục bất ngờ.

Bao cao su OK
Vòng tránh thai
b. Vòng tránh thai
Vòng tránh thai là một trong những dụng cụ tránh thai phổ biến được
phụ nữ đã có gia đình tin tưởng dùng. Phương pháp này không hề gây đau đớn
hay ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống tình dục. Nếu đã có đủ con,
khơng muốn sinh thêm thì nên đặt vòng tránh thai nhưng cần đến các trung tâm
y tế để được tư vấn và sử dụng an toàn nhất.
Phương pháp này chỉ có tác dụng tránh thai chứ khơng thể tránh nhiễm
bệnh qua đường tình dục và cũng tăng nguy cơ bị viêm nhiễm vùng âm đạo.
c. Thuốc diệt tinh trùng
Thuốc diệt tinh trùng có thể ở dạng thuốc xịt, dạng kem, dạng thạch hay
viên đặt âm đạo, thường chứa hoạt chất chính là nonoxynol-9 với tác dụng tiêu
diệt tinh trùng, ngăn sự thụ thai. Thuốc diệt tinh trùng sử dụng đơn thuần hiệu
quả chỉ khoảng 70%. Nên đưa thuốc vào âm đạo trước khi giao hợp trong thời

14


gian khơng q 20 phút. Nếu có những lần giao hợp tiếp tục sau đó, cần phải
dùng thêm thuốc. Chỉ nên rửa sạch thuốc sau khi giao hợp ít nhất là 6 – 8 giờ.
Cách dùng phổ biến hơn của thuốc diệt tinh trùng là kết hợp với nhiều
biện pháp tránh thai khác, vì nó giúp tăng thêm hiệu quả tránh thai của biện
pháp đã chọn. Thuốc diệt tinh trùng được kết hợp với các biện pháp sử dụng
bao cao su, mũ chụp cổ tử cung, màng ngăn âm đạo...
d. Thuốc viên tránh thai
Thuốc tránh thai là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng để

ngừa thai bởi tính tiện dụng. Thuốc tránh thai có 2 loại: thuốc tránh thai hàng
ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp.
Thuốc tránh thai có tác dụng ngăn chặn sự thụ tinh của tinh trùng và
trứng, nên sử dụng hàng ngày để không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Điều
quan trọng khi dùng thuốc tránh thai là phải nhớ uống hàng ngày và ln mang
theo bên mình. Nếu cần thiết, hãy đặt báo thức để nhớ giờ uống thuốc.

e. Que cấy tránh thai
Phương pháp tránh thai hiệu quả nhất có thể kể đến là que cấy tránh thai.
Phương pháp này có hiệu quả tuyệt đối, que được cấy dưới da tay không thuận
của người phụ nữ. Sau khi cấy, que sẽ phát huy tác dụng sau 24 tiếng và có
hiệu quả trong 3 năm. Trong que cấy có chứa nội tiết tố nên khoảng thời gian
được cấy que không cần sử dụng biện pháp tránh thai nào khác.
Tác dụng phụ của phương pháp này là có khoảng 12% trường hợp bị vơ
kinh, 24% rong kinh, hơn 3% cảm thấy đau đầu, 4% bị mụn trứng cá... Lúc nào
muốn có thai người phụ nữ ngưng sử dụng là có thể mang thai bình thường.
Tuy nhiên, nên ngưng áp dụng biện pháp này từ 3 tháng trở lên trước khi mang
thai để cơ thể trở về trạng thái ổn định.
f. Thắt ống dẫn tinh
Thắt ống dẫn tinh cũng là một phương pháp phổ biến ở nam giới như
dùng bao cao su. Phương pháp này rất an tồn mà khơng ảnh hưởng gì đến sức
khỏe cũng như khối cảm của nam giới trong q trình quan hệ vợ chồng.
Thắt ống dẫn tinh có tác dụng ngăn tinh trùng di chuyển ra túi tinh và
tránh thụ thai. Thủ thuật khơng đụng chạm gì đến tinh hồn nên không thể biến
người đàn ông cường tráng thành "hoạn quan" như nhiều cặp tình nhân lo ngại.
g. Triệt sản (thắt ống dẫn trứng)

15



Triệt sản là phương pháp đình sản phổ biến ở nữ giới. Cũng tương tự
như thắt ống dẫn tinh, triệt sản ở nữ giới sẽ được cắt và thắt ống dẫn trứng. Khi
đó trứng bị chặn lại, khơng thể gặp tinh trùng và đến tử cung được. Việc phẫu
thuật triệt sản ở nữ giới phức tạp hơn nam nhưng hiệu quả không cao bằng
phương pháp thắt ống dẫn tinh.
h. Giai đoạn an toàn (phương pháp ngày chuẩn)

Ngày thứ 1 tức là ngày bắt đầu có kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ (28 ngày) được chia thành 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Bắt đầu từ ngày thứ 1 khi đến ngày thứ 7: Giai đoạn này
nếu quan hệ thì an tồn tương đối, tuy nhiên vẫn có thể có thai
- Giai đoạn 2 (giai đoạn rụng trứng): Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 19:
Những ngày này nếu quan hệ rất dễ có thai.
- Giai đoạn 3 (giai đoạn có kinh nguyệt): Từ ngày thứ 20 đến ngày thứ 28:
Giai đoạn này an toàn tuyệt đối.
Ở những phụ nữ có chu kỳ kinh 28 ngày thì trứng có thể rụng trong
khoảng 6 ngày từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 16 sau ngày kinh nguyệt xuất hiện
của tháng trước đó. 6 ngày này sẽ trừ đi 3 ngày về trước và 2 ngày về sau tức là
từ ngày 8-18. Đây là những ngày khơng an tồn có khả năng thụ tinh cao nhất.
2.2. Một số biện pháp tránh thai an tồn khác (tích hợp vào dạy bài 47)
Ngoài các biện pháp tránh thai như đã học ở bài 39, cịn có một số biện
pháp tránh thai khác như là:
a. Cho con bú vô kinh
Cho bú vô kinh là một biện pháp tránh thai dựa vào khả năng không thụ
thai do việc cho con bú đúng cách mang lại. Đây là một phương pháp tiện lợi,
dễ thực hiện và có hiệu quả tránh thai cao đồng thời lại có lợi cho cả mẹ và bé.
Dù vậy, phương pháp này chỉ sử dụng được đối với những bà mẹ đang ni
con hồn tồn bằng sữa mẹ.
b. Thuốc tiêm tránh thai
Thuốc tiêm tránh thai hiện nay khá thông dụng ở nước ta, là loại nội tiết

chỉ có progesteron (khơng có ostrogen như viên uống tránh thai kết hợp), có
tên gọi depoprovera. Mỗi mũi tiêm bắp có thể tránh thai trong vòng 3 tháng,

16


hiệu quả tránh thai cao, rất tiện cho phụ nữ khơng có điều kiện uống viên tránh
thai hằng ngày. Hiệu quả của thuốc trong số người sử dụng có thể đến 97%, có
nghĩa rằng 100 phụ nữ dùng thuốc trong một năm thì có 3 người bị mang bầu.
Khi dùng thuốc tiêm tránh thai, chu kỳ kinh nguyệt có thể bị thay đổi
như kinh khơng đều, hoặc hồn tồn khơng thấy kinh. Sự hồi phục kinh nguyệt
bình thường sau khi ngừng thuốc có thể chậm vài tháng rồi mới thấy có kinh
trở lại, do đó khả năng sinh sản cũng bị chậm theo.
c. Miếng dán tránh thai
Miếng dán tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai đang được
nhiều người lựa chọn vì rất tiện dụng. Miếng dán tránh thai là một miếng dán
có diện tích nhỏ, có cả 2 loại hocmon ostrogen và progesteron, phóng thích
hoạt chất qua da vào máu, có tác dụng ngừa thai trong vịng 1 tuần. Miếng dán
thấm một lượng hormon vào máu thông qua da, ngăn chặn sự rụng trứng hàng
tháng ở phụ nữ. Miếng dán tránh thai còn làm tăng chất nhầy ở tử cung, làm
mỏng niêm mạc tử cung khiến cho tinh trùng khó tiếp cận trứng và thụ thai.
Miếng dán được dán vào một vị trí kín đáo trên cơ thể như mặt trong
cánh tay, mặt trong đùi, bụng dưới, trên vai, sau lưng hoặc mông, không dán
lên ngực. Sử dụng miếng dán đầu tiên vào ngày đầu tiên của kỳ kinh, sau đó
mỗi tuần thay miếng dán một lần, liên tục trong 3 tuần. Sau 3 tuần sử dụng,
ngưng dán 1 tuần và sẽ có kinh nguyệt trong tuần đó. Miếng dán tránh thai có
những tác dụng phụ như: căng ngực, nhức nửa đầu, buồn nôn, tăng cân nhẹ...
3. Nội dung 3: Tích hợp vào dạy bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật.
Nơi dung này tích hợp dạy trong phần II.2. Giao phối và tự phối
Một số bệnh lây lan qua đường tình dục

3.1. HIV/AIDS
- HIV là virut gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. AIDS là hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người do virut HIV gây ra.
- HIV xâm nhập vào cơ thể qua quan hệ tình dục, qua đường máu, tiêm
chích ma túy. Phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai cũng có thể truyền qua thai nhi.
- AIDS phát triển qua 3 giai đoạn trong đó có giai cửa sổ thường không
biểu hiện triệu chứng, đây là giai đoạn lây nhiễm cho người khác nhiều nhất.
- Cho tới nay vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị HIV/AIDS. Vì vậy để phòng
tránh, cần thực hiện lối sống lành mạnh, vệ sinh y tế, tránh xa tệ nạn xã hội.
3.2. Bệnh lậu
- Bệnh do một loại vi khuẩn có tên là song cầu khuẩn gây ra.
- Bệnh này nguy hiểm và dễ lây lan qua đường tình dục vì phần lớn người
mắc bệnh không biểu hiện rõ ở giai đoạn đầu.
- Bệnh có thuốc điều trị nhưng thường để lại những hậu quả nặng nề như
gây vô sinh ở nam và nữ, có thai ngồi tử cung, con sinh ra bị mù lòa....
3.3. Bệnh giang mai
- Bệnh do xoắn khuẩn giang mai gây ra.
- Bệnh có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, truyền máu, vết xây xát
trên cơ thể, hoặc truyền từ mẹ sang con qua nhau thai.

17


- Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như tổn thương các
phủ tạng, hệ thần kinh, con sinh ra có thể bị khuyết tật hoặc dị dạng bẩm sinh.
3. 4. Bệnh viêm gan B (VGB)
- VGB có thể lây theo 3 phương thức chính là truyền máu, các sản phẩm
của máu; tiếp xúc qua đường tình dục và lây truyền mẹ con; các phương thức
phụ khác như: lây qua nước bọt, đường miệng do tổn thương miệng, qua tiếp
xúc gần gũi với người nhiễm VGB trong gia đình, nhà trẻ...

- Hiện đã có một số thuốc điều trị bệnh nhưng không phải tất cả người
nhiễm VGB đều phải dùng thuốc mà tùy thể bệnh.
Ngồi ra cịn một số bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục khác
như: bệnh ung thư cổ tử cung, bệnh clamidia, bệnh u hạ bẹn, bệnh nấm da đùi,
bệnh candida, bệnh herpes sinh dục, bệnh ghẻ, bệnh rận mu,....Những bệnh này
đều có thể nhiễm ngay sau khi quan hệ tình dục khơng an tồn.
4. Nội dung 4: Tích hợp vào dạy bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản
- Lưu ý về hiện tượng kinh nguyệt ở nữ để các em có hiểu biết đúng đắn
về hiện tượng này, cách giữ gìn vệ sinh, chế độ ăn uống hợp lý để bảo vệ sức
khỏe cho hiện tại và cả sức khỏe sinh sản sau này.
- Thức ăn và các nhân tố từ mơi trường có ảnh hưởng rất lớn lên sinh
trưởng và phát triển của con người do đó phải có ý thức chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe, vì vậy cần có các biện pháp để cải thiện chất lượng dân số như nâng
cao đời sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng, tư vấn di truyền, chẩn đoán sớm các
đột biến trong phát triển phôi thai, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,… đặc biệt,
ma túy, thuốc lá, bia, rượu... có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản.
- Việc chậm kinh hoặc tắt kinh sau khi đã có quan hệ tình dục là một
trong những dấu hiệu có thể đã có thai.
- Stress, lo âu, thiếu chất dinh dưỡng, nghiện thuốc lá, nghiện ma túy,
nghiện rượu… sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản sinh tinh trùng và trứng, từ đó
sẽ ảnh hưởng lên sức khỏe sinh sản và chức năng duy trì nịi giống sau này.
5. Nội dung 5: Tích hợp vào dạy bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và
sinh đẻ có kế hoạch ở người
Tác hại của nạo phá thai ở tuổi vị thành niên
Việc tiếp xúc với nhiều loại hình game trên internet, trưởng thành sớm...
khiến tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên ngày càng gia tăng. Hậu quả để lại
là những nỗi đau dai dẳng, kéo dài với bản thân, gia đình và xã hội.
Nạo phá thai dù ở lứa tuổi nào cũng có những ảnh hưởng nhất định đến
sức khỏe người phụ nữ. Nhưng ở lứa tuổi vị thành niên, trẻ chưa đủ trưởng

thành về mặt thể chất, tình cảm và xã hội để sẵn sàng làm mẹ, hậu quả của nạo
phá thai đối với sức khỏe sẽ nặng nề hơn, nguy cơ tai biến sản khoa cũng rất
cao. Chưa kể, thường trẻ vị thành niên lỡ mang bầu khi người nhà phát hiện ra
thì cái thai đã tương đối to, và phá thai to cũng cực khổ như sinh một em bé
vậy. Và việc phá thai to có thể gây ấn tượng nặng nề cho trẻ.
Nạo phá thai có thể gây những tác hại với sức khỏe người phụ nữ: hậu
quả gần là băng huyết (nếu thai to), choáng, thủng tử cung (nếu nạo bằng dụng

18


cụ), sót nhau, nhiễm trùng (nhiều mức độ nặng nhẹ, nếu mức độ nặng có thể
phải cắt tử cung hay tử vong). Hậu quả xa là dính buồng tử cung, nghẹt ống
dẫn trứng, mang thai ngồi tử cung, vơ sinh thứ phát, nhau cài răng lược, vỡ tử
cung, nhau tiền đạo. Nạo thai nhiều sẽ làm mỏng thành tử cung, dẫn đến nhiều
nguy cơ cho việc mang thai sau này.
Nhiều trường hợp nạo phá thai xong, cảm thấy cắn rứt lương tâm dẫn
đến trầm cảm, đây thực sự là một cú sốc lớn với trẻ và với cả cha mẹ.
CHƯƠNG 4. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Tôi đã phát phiếu thăm dò đến học sinh. Nội dung phiếu là hệ thống câu
hỏi trắc nghiệm. Câu hỏi và đáp án cụ thể như sau:
Câu hỏi

Đồng
ý

1. Em có đồng ý được đề cập các vấn đề giới tính và sức khỏe sinh
sản vị thành niên trong trường THPT khơng?
2. Các bệnh có khả năng lây truyền qua đường tình dục là : AIDS,
lậu, giang mai, viêm gan B, ung thư cổ tử cung....

3. Em rất e ngại khi nói về tình dục, đúng không?
4. Mang thai ở tuổi vị thành niên là tốt cho con vì tránh được hiện
tượng sinh con mắc hội chứng Đao.
5. Có phải phá thai là biện pháp để tránh có con ở tuổi vị thành niên
hiệu quả và nhanh chóng?
6. Nếu gia đình em có điều kiện kinh tế khá giả thì em có thể sinh
con ở tuổi vị thành niên.
7. Thuốc uống tránh thai có thành phần ostrogen và progesteron.
8. Stress, lo âu, nghiện thuốc lá, ma túy, rượu… sẽ ảnh hưởng đến
khả năng sản sinh tinh trùng và trứng
9. Đặt vịng tránh thai chỉ có tác dụng tránh thai chứ không tránh
được những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
10. Quan hệ tình dục sớm, có thai ngồi ý muốn thì sẽ ảnh hưởng
trầm trọng cả thể chất lẫn tinh thần của bạn nữ.
11. Dùng bao cao su khơng những tránh thai mà cịn tránh được các
bệnh lây truyền qua đường tình dục.
12. Nếu quan hệ tình dục đúng ngày rụng trứng mới thụ thai. Em có
đồng ý với quan điểm này khơng?
13. Phải sống thử và quan hệ tình dục trước hơn nhân mới là cách
sống hiện đại.
14. HIV/ AIDS bị lây bệnh khi tiếp xúc thông thường như bắt tay,
ngồi ăn cùng mâm cơm....
15. Lứa tuổi vị thành niên chưa cần tìm hiểu về biện pháp tránh thai.
16. Em có sức khỏe tốt thì em có thể sinh con ở tuổi vị thành niên.
17. Quan hệ tình dục trước hơn nhân là cách tốt nhất để thể hiện tình
yêu dành cho người ấy.
18. Em sẵn sàng trò chuyện với người lớn về vấn đề giới tính.
19. Việc chậm kinh hoặc tắt kinh sau khi đã có quan hệ tình dục là
một trong những dấu hiệu có thể đã có thai.
20. Đặt vịng là biện pháp tránh thai hiệu quả dành cho học sinh nữ.


X

Không
đồng ý

X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X

Với mỗi câu trả lời đúng các em được 1 điểm.

19



18- 20 câu: Tốt; 15- 17 câu: Khá; 10- 14 câu: Trung bình; <10 câu: yếu.
* Lớp thực nghiệm: 11A3 (42 em), 11A5 (42 em) Khóa 2016- 2019 Trường
Trung học phổ thông Lê Lợi.
* Lớp đối chứng là lớp 11A1(43 em) và 11A2 (42 em) Khóa 2015- 2018 (năm
học trước): tôi chưa áp dụng đề tài này.
Kết quả cụ thể :
Lớp
Tốt
Khá
Trung bình Yếu
2 lớp thực nghiệm
81= 96,43%
3= 3,57%
0
0
Tổng: 84 em
2 lớp đối chứng
69= 81,17%
10= 11,76%
6= 7,06%
0
Tổng: 85 em

Biểu đồ so sánh kết quả các lớp thực nghiệm và đối chứng
- Ngồi ra, các em cịn sáng tác nhiều tranh vẽ, hình ảnh và cả những
đoạn phim, đoạn kịch rất hay về vấn đề giới tính và sức khỏe vị thành niên, dân
số, kế hoạch hóa gia đình. Qua đó thể hiện ý thức và hành động của các em sau
các bài học tích hợp giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên.
- Trong các mối quan hệ bạn bè khác giới, các em tỏ ra mạnh dạn, bớt rụt

rè, e thẹn nhưng cũng không bỗ bã thái quá mà rất có chừng mực. Các em cùng
tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao rất tích cực và đồn
kết hơn trong q trình tham gia các hoạt động chung.
- Tình trạng quấy rối tình dục, có thai ngồi ý muốn khơng cịn. Học sinh
khi u biết tơn trọng nhau, khơng quan hệ tình dục trước hôn nhân.
- Tinh thần của các em sau các buổi học tập có tích hợp giáo dục giới
tính rất hào hứng, nhiều học sinh bày tỏ rằng các em u thích giờ học. Vì qua
đây các em có thể nhận thức được giá trị của con người, giá trị của bản thân và
từ đó có kĩ năng sống cần thiết để bảo vệ chính mình.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Với các cấp quản lí
- Các em học sinh rất cần trang bị cho mình những thơng tin, kiến thức,
kỹ năng và phương tiện để đưa ra được những quyết định, quan điểm đúng đắn
về giới tính, góp phần hạn chế tối đa những hậu quả đáng tiếc do thiếu hiểu

20


biết. Nên chăng, đã đến lúc đưa vấn đề giáo dục giới tính trở thành một bộ mơn
chính khóa trong nhà trường?
- Để giáo viên dễ dàng hơn trong việc tích hợp nội dung giáo dục giới tính
và sức khỏe sinh sản vị thành niên vào trường học thì trước hết các cấp quản lí
phải có chương trình kế hoạch cụ thể về nội dung này. Cần có các buổi chuyên
đề để hướng dẫn giáo viên những nội dung và cách thức tích hợp phù hợp.
- Hiệu trưởng các nhà trường nên định hướng cho giáo viên bộ môn sinh
học, giáo dục cơng dân, địa lí... thực hiện việc giáo dục giới tính và sức khỏe
sinh sản vị thành niên một cách đồng thời, tránh sự trùng lặp và thiếu sót.
2. Với giáo viên bộ mơn sinh học
- Trước tiên, các thầy cô hãy để cho học sinh cơ hội tự giải quyết một số

vấn đề nhỏ, hãy hướng dẫn cho học sinh biết làm gì khi gặp phải các tình
huống bất khả kháng, liên hệ và ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết những
vấn đề khó khăn thường gặp trong cuộc sống. Mục tiêu giáo dục không chỉ là
giảng dạy kiến thức cho học sinh mà cần làm thế nào để học sinh có thể tự tìm
kiến thức và tự giải quyết vấn đề.
- Dù dùng giải pháp nào để tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh
sản vị thành niên cho học sinh thì điều quan trọng nhất là giáo viên phải thu hút
được sự quan tâm của các em, phải gây được những hứng thú, tích cực tham
gia của các em. Và để làm tốt được điều này thì cần có sự điều chỉnh về
phương pháp giảng dạy, phương pháp tổ chức. Giáo viên cần nắm bắt được tâm
tư, tình cảm, phản ứng của các học sinh với vấn đề giới tính, qua đó giáo viên
sẽ có những sự điều chỉnh, uốn nắn cho phù hợp.
- Đề tài này do được thực hiện độc lập riêng cá nhân tơi nên chắc chắn
cịn mang tính chủ quan và khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi mong rằng
đề tài này mau chóng được phổ biến, các đồng chí, đồng nghiệp góp ý chân
thành để tơi hồn thiện nó và ứng dụng đại trà, đồng bộ để nâng cao hiệu quả
giáo dục giới tính cho học sinh THPT vì các em là lứa tuổi đang đứng trước
ngưỡng cửa cuộc đời, rất cần sự dìu dắt của các thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2018
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.

Đỗ Thị Hoa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. />[2]. Tài liệu - Ebook


21


[3].
[4]. Đỗ Thị Tường Vi (2005), Giáo trình Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành
niên, thanh niên Phần 2, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.
[5]. Vũ Văn Vụ (2007), Sinh học 11 Nâng cao, NXB Giáo dục.

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

22


Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Hoa
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THPT Lê Lợi
TT

Tên đề tài SKKN

1.

Phương pháp dạy bài thực hành “Đa dạng
thế giới sinh vật” qua thực tế thiên nhiên
rừng Lam Kinh Thọ Xuân cho học sinh

2.


lớp 10 trường THPT Lê Lợi.
Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho

Cấp đánh
giá xếp
loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

Ngành

C

2011

Ngành

C

2013

Ngành

C


2016

Ngành

Giải KK

2015

Ngành

Ba

2016

Ngành

Ba

2017

Ngành

B

2017

học sinh lớp chủ nhiệm qua các tiết hoạt

3.


động tập thể.
Kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh của giáo viên chủ nhiệm tại

4.

trường THPT Lê Lợi
Dạy học theo chủ đề tích hợp: “Bảo vệ đa
dạng thế giới sinh vật khu di tích Lam

5.

Kinh - Thọ Xuân - Thanh Hóa”
Dạy học theo chủ đề tích hợp: “Chung tay
phịng tránh một số bệnh truyền nhiễm

6.

thường gặp ở địa phương”
Dạy học theo chủ đề tích hợp: “Chung tay
cùng người nơng dân phịng trừ sâu bệnh

7

hại lúa”
SKKN Phương pháp dạy học thực hành
môn Sinh học 11 (nâng cao) nhằm tạo
hứng thú và hiệu quả học tập cao cho học
sinh trường THPT Lê Lợi


23



×