Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học sinh học 10 cho học sinh trường THPT lê lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.69 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích của việc thực hiện đề tài
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Các khái niệm
2. Kiến thức Sinh học 10 và khả năng ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống
3. Quy trình rèn KNVDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học
10
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC VDKT VÀO THỰC TIỄN
1. Việc VDKT Sinh học 10 vào thực tiễn của HS ở trường THPT Lê Lợi
2. Ưu điểm
3. Nhược điểm
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương 3: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cách thức rèn KNVDKT vào thực tiễn
2. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong dạy học Sinh học 10
2.1. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong phần đặt vấn đề vào bài mới
2.2. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong quá trình giảng dạy từng nội dung
kiến thức có thể liên hệ thực tiễn
2.3. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong phần củng cố bài
2.4. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong các tiết tự chọn
2.5. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong các tiết thực hành
Chương 4: HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Đối chứng kết quả
2. Đánh giá kết quả
3. Phạm vi ảnh hưởng của đề tài.


Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Với các cấp quản lí
2. Với GV Sinh học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ
ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT XẾP
LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

1
1
2
2
2
3
3
3
3
3
4
4
4
4
5
5
6
6
7
10
12
16

17
17
18
18
19
19
19
20
20

1


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (GD) đã xác
định: "Đối với Giáo dục phổ thông (GDPT), tập trung phát triển trí tuệ, thể chất,
hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định
hướng nghề nghiệp cho học sinh (HS). Nâng cao chất lượng GD toàn diện, chú
trọng GD lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và
kĩ năng (KN) thực hành, vận dụng kiến thức (VDKT) vào thực tiễn, ..."
Trong giai đoạn này, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm
phát triển tư duy sáng tạo cho HS là vô cùng quan trọng, GD kĩ năng sống (KNS)
đặc biệt là kĩ năng vận dụng kiến thức (KNVDKT) để giải quyết các vấn đề trong
thực tiễn là một trong những tiêu chí được coi trọng hàng đầu.
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông (PT), hầu hết các
giáo viên (GV) chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết, nội dung bài học
cho HS, rèn luyện KN làm các bài thi bằng các câu hỏi lí thuyết, trắc nghiệm,...
Việc rèn KNVDKT vào giải quyết các vấn đề, các hiện tượng xảy ra trong thực

tiễn còn chưa được triển khai đồng bộ. Việc VDKT vào thực hiện vẫn còn mang
tính hình thức, chưa được thanh kiểm tra thường xuyên nên hiệu quả chưa cao.
Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với thực tiễn đời sống.
Cùng với xu hướng phát triển của nền GD trong nước và quốc tế, việc rèn luyện và
nâng cao cho HS KNVDKT Sinh học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn trong
giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và cần phải đặc biệt quan tâm.
Là GV giảng dạy môn Sinh học, qua nhiều năm công tác, tôi nhận thấy rằng
việc VDKT môn Sinh học để giải quyết, giải thích các vấn đề trong thực tiễn cuộc
sống hàng ngày của các em HS trường Trung học phổ thông (THPT) Lê Lợi còn
rất hạn chế. Nhiều vấn đề xảy ra trong cuộc sống thường ngày, các em chỉ cần
VDKT môn Sinh học 10 vào thì có thể giải thích và giải quyết dễ dàng và hiệu quả.
Ví như các vấn đề đặt ra là: Tại sao tay chân hoạt động nhiều lại thấy mỏi cơ? Tại
sao về mùa khô, người ta lại bôi sáp để chống nẻ? Tại sao dưa muối để lâu lại bị
khú?... Còn rất nhiều câu hỏi "tại sao" như vậy về các vấn đề xảy ra hàng ngày
xung quanh các em HS. Tuy nhiên việc VDKT trong sách vở để giải thích về các
hiện tượng đó của các em HS còn rất khiêm tốn.
Sinh học 10 là chương trình có rất nhiều nội dung kiến thức có thể vận dụng
vào trong thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, tôi luôn chú ý đến đặc điểm các đơn vị kiến
thức, độ dài của bài để bố trí sắp xếp rèn KNVDKT vào thực tiễn sao cho hợp lí.
Tôi đã đặt vấn đề vào bài mới bằng những tình huống trong thực tiễn cuộc sống;
đặt các câu hỏi, nêu vấn đề sau mỗi đơn vị kiến thức có ứng dụng trong thực tiễn;
lồng ghép VDKT vào thực tiễn ở phần củng cố bài hay ở các bài thực hành, ...
Từ những quan điểm chỉ đạo, từ thực trạng và mong muốn nêu trên, cùng
với những trải nghiệm và kết quả đạt được trong công tác giảng dạy, tôi mạnh dạn
thực hiện đề tài: “Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học
Sinh học 10 cho học sinh Trường THPT Lê Lợi”.
2


II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Đề tài ra đời nhằm rèn các KNVDKT vào thực tiễn cho các em HS trường
THPT Thọ Xuân, qua đây giúp các em HS:
- Có thêm KNVDKT vào trong thực tiễn.
- Củng cố lại các kiến thức Sinh học 10 cần thiết.
- Có thêm các KNS như: KN giao tiếp, KN làm việc nhóm, KN trình bày trước
đám đông, KN giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống, ...
- Thấy được sự gần gũi giữa kiến thức sách vở và thực tiễn cuộc sống.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Các KNVDKT vào thực tiễn cho HS
2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi dạy học môn Sinh học 10 - ban cơ bản.
* Khách thể nghiên cứu:
- Lớp thực nghiệm: lớp 10A1, 10A2 (năm học 2017 – 2018)
- Lớp đối chứng: lớp 10A7, 10A8 (năm học 2017 – 2018)
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2. Phương pháp thực nghiệm
3. Phương pháp phân tích và đánh giá kết quả
4. Phương pháp viết báo cáo khoa học

3


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Các khái niệm:
1.1. VDKT vào thực tiễn là gì?
VDKT vào thực tiễn là thể hiện tư duy của người học: Khi người học VDKT
vào một đối tượng, một tình huống cụ thể, người học cần phải phát huy hết năng
lực tư duy của mình. Từ chỗ tự mình phát hiện ra vấn đề đến quá trình tìm hiểu,

suy luận, phân tích, khái quát hóa, ... để vận dụng giải quyết vấn đề đều thể hiện tư
duy của người học ở các cấp độ khác nhau. Quá trình lĩnh hội kiến thức và VDKT
vào thực tiễn cũng như hiệu quả của việc VDKT thể hiện những phẩm chất tư duy
của người học. Vì vậy mà ở mỗi người học, khả năng VDKT là khác nhau do năng
lực tư duy của mỗi em là khác nhau.
VDKT vào thực tiễn đòi hỏi huy động nhiều năng lực khác nhau: Năng lực
phát hiện, năng lực chủ động sáng tạo, năng lực độc lập trong suy nghĩ và làm việc,
năng lực hệ thống hóa kiến thức, năng lực định hướng kiến thức...Muốn vận dụng
tốt kiến thức không thể thiếu một tư duy sáng tạo.
1.2. Dạy học theo hướng rèn KNVDKT vào thực tiễn là gì?
Dạy học theo hướng rèn KNVDKT vào thực tiễn là phương thức dạy học mà
người GV sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và có lồng ghép việc rèn các
KNVDKT cho HS nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS.
HS tham gia vào HĐ học tập này sẽ được củng cố kiến thức liên quan, được
trang bị thêm KNVDKT vào thực tiễn. Từ đây giúp các em sống tự tin hơn, linh
hoạt và chủ động hơn trong cuộc sống. Các em sẽ làm chủ, trở thành các chuyên
gia tư vấn, giải đáp các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
2. Kiến thức Sinh học 10 và khả năng ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống
Sinh học là một môn khoa học về sự sống. Sinh học 10 tập trung nghiên cứu
một số cấp độ tổ chức của thế giới sống: phân tử, bào quan, tế bào, cơ thể; nghiên
cứu mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường sống.
Nghiên cứu Sinh học 10 sẽ làm rõ được thành phần hóa học, thành phần cấu
trúc và các chức năng của TB, của cơ thể sống đơn giản nhất (VSV). Đồng thời
biết được một số cơ chế sinh học, quá trình sinh lí diễn ra trong TB và cơ thể VSV.
Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
3. Quy trình rèn KNVDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học 10
Để rèn KNVDKT vào thực tiễn cho HS cần thực hiện tốt theo 6 bước sau:
Xác
định
mục

tiêu,
nhiệm
vụ học
tập

Xác định
nội dung
kiến thức
cần liên
hệ với
thực tiễn

Xác định
cơ sở
khoa học
của nội
dung liên
hệ với
thực tiễn

Chọn
các ý
tưởng,
giải
pháp
tốt
nhất

Tổ
chức

các
biện
pháp
liên hệ
thực
tiễn

Đánh
giá kết
quả

4


* Bước 1: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu HĐ và xác định mục tiêu, giao nhiệm vụ cho HS. Hoặc GV giới
thiệu HĐ và HS tự xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập nhờ hướng dẫn của GV.
* Bước 2: Xác định kiến thức cần liên hệ với thực tiễn
- GV cung cấp phương tiện: hình vẽ, mô hình, bảng biểu, sơ đồ,... đã chuẩn bị
sẵn hoặc thông tin sách giáo khoa ở từng mục, từng phần tương ứng, yêu cầu HS
thực hiện nhiệm vụ: trả lời câu hỏi, mô tả, điền từ, hoàn chỉnh sơ đồ, thảo luận, giải
quyết tình huống, nêu hiện tượng thực tiễn mà HS cho là liên quan tới kiến thức,...
- HS thảo luận dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV để hoàn thành các nhiệm vụ.
GV cần tổ chức, hướng dẫn HS liên hệ kiến thức với thực tiễn.
* Bước 3: Xác định cơ sở khoa học của nội dung VDKT vào thực tiễn
- GV cần tổ chức cho HS tìm cơ sở khoa học của nội dung VDKT vào thực tiễn.
* Bước 4: Chọn các ý tưởng, giải pháp tốt nhất
- HS tiến hành thảo luận, nêu các ý tưởng, giải pháp để giải quyết vấn đề. HS
tiến hành báo cáo tổng hợp các ý kiến của nhóm.
- GV tổ chức đánh giá các giải pháp, định hướng, tư vấn cho HS chọn lựa các

giải pháp tối ưu nhất, hiệu quả nhất để giải quyết các vấn đề.
* Bước 5: Tổ chức các biện pháp liên hệ thực tiễn
- GV tổ chức các biện pháp dạy học rèn KNVDKT vào thực tiễn.
- HS thực hiện, vận dụng, giải thích, rút kinh nghiệm.
* Bước 6: Đánh giá kết quả
- GV hướng dẫn để HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, tự rút ra kết luận đúng.
- GV đánh giá tổng hợp, định hướng KNVDKT cho HS theo các hướng mới.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VIỆC VDKT VÀO THỰC TIỄN
1. Việc VDKT Sinh học 10 vào thực tiễn của HS ở trường THPT Lê Lợi
- Trong những năm học vừa qua, việc VDKT môn Sinh học 10 vào giải
quyết các tình huống trong thực tiễn của HS trường THPT Lê Lợi được triển khai
thực hiện qua nhiều hoạt động (HĐ) khác nhau như: HĐ dạy học tích hợp; cuộc thi
khoa học kĩ thuật dành cho HS Trung học; HĐ nội khóa, ngoại khóa; HĐ ngoài giờ
lên lớp về sức khỏe sinh sản vị thành niên hay GD ý thức bảo vệ môi trường, ...
- Công tác dạy học có VDKT vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn
được triển khai ngay từ đầu năm học. Vì vậy tất cả các GV bộ môn Sinh học trong
nhà trường đều nắm được và thực hiện rất nghiêm túc.
- Tuy nhiên việc VDKT vào thực tiễn vẫn chưa đồng bộ và thường lấy lí do
là HS và GV bận, ít có thời gian.
2. Ưu điểm
- Quá trình thực hiện việc rèn KNVDKT được áp dụng thường xuyên, liên
tục và luôn được chú trọng ở tất cả các môn học, ở tất cả các khối lớp.
- Nhà trường đã tổ chức các cuộc hội thảo bàn về việc dạy học VDKT vào
giải quyết các tình huống trong thực tiễn và các KN cần thiết cho hoạt động này.
- Hoạt động này luôn được sự quan tâm của ban giám hiệu (BGH) nhà
trường, các em HS rất hào hứng.
3. Nhược điểm
- Nhiều GV vẫn còn lúng túng, chưa có kinh nghiệm và cách thức vận dụng
chưa linh hoạt, chưa thật sự phù hợp.
5



- Thói quen của GV là dạy học chỉ đạt được các kiến thức theo chuẩn kiến
thức KN của Bộ GD và Đào tạo chứ chưa chú trọng đến việc rèn KNVDKT vào
giải quyết các tình huống thực tiễn.
- Chưa có nhiều tài liệu chuẩn về việc VDKT để giải quyết các tình huống
trong thực tiễn.
- HS thiếu KNVDKT để giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
- HS bắt đầu tiếp cận và làm quen với cách học thiên về việc VDKT vào
thực tiễn nên còn rất bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm.
Chương 3: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cách thức rèn KNVDKT vào thực tiễn
a. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong phần đặt vấn đề vào bài mới:
Trước khi dạy bài mới, tôi đặt vấn đề bằng cách nêu các vấn đề hay đặt các
câu hỏi xảy ra trong thực tiễn mà cần sử dụng kiến thức trong bài để giải quyết.
Đây là phương pháp tạo tình huống có vấn đề, từ vấn đề đặt ra tôi hướng dẫn các
em nghiên cứu nội dung bài học và tìm hiểu những kiến thức cơ bản cần thiết để
giải quyết các vấn đề đó. Phương pháp này đã làm tăng tính tò mò, tư duy của HS
trong quá trình học tập.
b. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong quá trình giảng dạy từng nội dung kiến
thức có thể liên hệ thực tiễn:
Khi HS nghiên cứu xong nội dung kiến thức cơ bản mà nội dung kiến thức
đó có thể liên hệ với các vấn đề trong thực tiễn thì tôi sẽ đặt ra các câu hỏi, nêu các
vấn đề hay trình chiếu các hình ảnh hoặc video về các vấn đề diễn ra trong thực
tiễn liên quan. Sau đó tôi yêu cầu HS thảo luận và đưa ra câu trả lời hay giải thích
cho vấn đề đó. Hoặc tôi cho chia HS thành nhiều nhóm và yêu cầu các nhóm tự
liên hệ kiến thức ở từng phần với các vấn đề xảy trong thực tiễn. Sau đó tôi tổ chức
cho các nhóm HS tự giải quyết vấn đề và đánh giá lẫn nhau. Qua đây các em sẽ
củng cố được kiến thức liên quan, có thêm các KNS cần thiết (KN quan sát, KN
làm việc nhóm, KN trình bày trước đám đông, KN quản lí thời gian, ...) và đặc biệt

có thêm KNVDKT vào thực tiễn.
c. Rèn KNVDKT vào thực tiễn ở phần củng cố bài:
Với những bài mà nội dung kiến thức có thể liên hệ thực tiễn ít, nội dung bài
không dài thì sau khi nghiên cứu kĩ phần kiến thức cơ bản, tôi dành 5 - 10 phút để
tổ chức cho HS thảo luận, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn có liên quan đến
kiến thức bài học. GV hoặc HS nêu các vấn đề trong thực tiễn có liên quan đến
kiến thức trong bài học, sau đó cho các HS khác thảo luận và đưa ra câu trả lời.
Cũng có thể tổ chức một số trò chơi (điền ô chữ, mở lá thăm tìm bạn đồng hành),
nội dung và câu hỏi trong các trò chơi này đều mang tính thực tiễn và phải VDKT
của bài vừa học để giải quyết.
d. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong các tiết tự chọn:
Sau khi kết thúc mỗi chương hay mỗi phần kiến thức, tôi lồng việc rèn
KNVDKT vào thực tiễn trong các tiết tự chọn để giúp các em HS củng cố được
kiến thức cơ bản của chương, của phần đó, đồng thời giúp các em HS có thêm
KNVDKT vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn có liên quan một cách phù hợp
và hiệu quả nhất.
6


e. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong các tiết thực hành:
Đối với các tiết thực hành là tiết học nhằm làm rõ và làm tường minh kiến
thức lí thuyết liên quan bằng các sản phẩm cụ thể. Vì vậy ở các tiết này, sau khi HS
hoàn thành các bước, các khâu thực hành tôi sẽ tổ chức cho các em đi tìm hiểu,
nghiên cứu và trả lời một số vấn đề diễn ra trong thực tiễn cuộc sống mà có liên
quan đến kiến thức của bài thực hành.
2. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong dạy học Sinh học 10
2.1. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong phần đặt vấn đề vào bài mới
* Khi dạy bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
- GV có thể đặt vấn đề trong thực tiễn để vào bài như sau:
+ Trong cơ thể người có các hệ cơ quan như (hệ hô hấp, hệ thần kinh, hệ tuần

hoàn, hệ tiêu hóa, ...). Vậy các hệ cơ quan này được cấu tạo bởi những thành phần
nào? Tập hợp nhiều người sẽ tạo thành một cấp tổ chức sống cao hơn là gì?
+ Tại sao người say rượu sau một thời gian lại có thể tỉnh lại?
Các câu hỏi nêu trên gây ra sự tò mò và hứng thú ở HS. Từ đó thôi thúc các
em tích cực tìm hiểu kiến thức để lí giải các câu hỏi đó. Khi HS đang phân vân và
suy nghĩ, GV có thể đặt vấn đề vào bài mới thì sẽ nhận được sự chú ý của HS.
* Khi dạy bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước
- GV có thể đặt vấn đề trong thực tiễn để vào bài như sau: GV chuẩn bị một vài
viên đá lạnh nhỏ (kích thước 2 - 3 cm) và một cốc nước sạch (500ml). Trước khi
vào bài, GV nêu thí nghiệm: Cho các viên đá vào trong cốc nước thì các viên đá sẽ
nổi hay chìm? Tại sao? HS sẽ hứng thú trả lời và GV sẽ thí nghiệm để minh chứng
cho các câu trả lời đó. Từ đây GV đặt vấn đề vào bài mới.
* Khi dạy bài 7: Tế bào nhân sơ
- GV có thể nêu vấn đề trong thực tiễn để vào bài như sau: Xung quanh chúng
ta có rất nhiều các VSV gây bệnh nhưng chúng ta không nhìn thấy chúng. Tại sao?
Cơ thể chúng có đặc điểm cấu tạo như thế nào mà có thể gây ra rất nhiều bệnh dịch
cho con người và các sinh vật khác? Từ đây GV yêu cầu HS đọc, tìm hiểu bài 7 và
đưa ra câu trả lời chính xác nhất.
* Khi dạy bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
- GV có thể nêu vấn đề trong thực tiễn để vào bài như sau: Thức ăn chính của
trâu bò là thực vật, chúng tiêu hóa được xenlulôzơ. Tuy nhiên con người cũng ăn
rau, ăn măng, ... nhưng chúng ta không tiêu hóa được xenlulôzơ. Vậy tạo sao có sự
khác biệt đó? Từ đây sẽ xuất hiện mâu thuẫn trong đầu HS, GV đặt vấn đề vào bài.
* Khi dạy bài 16: Hô hấp tế bào
- GV có thể nêu vấn đề trong thực tiễn để vào bài như sau: Tại sao, khi thu
hoạch lúa về đắp thành đống thì sau một đêm, đống lúa có nhiệt độ cao, có nước và
khói bốc lên? Lúc này HS sẽ suy nghĩ và tìm câu trả lời. GV đặt vấn đề vào bài
mới một cách nhẹ nhàng và sẽ hiệu quả.
* Khi dạy bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- GV nêu vấn đề trong thực tiễn để vào bài như sau: Tại sao virut HIV chỉ xâm

nhập và gây bệnh AIDS cho người mà không xâm nhập và gây bệnh cho các loài
động vật khác? Tại sao khi bị bệnh AIDS thì người bệnh sẽ chết? HS sẽ đưa ra các
câu trả lời khác nhau. GV hướng dẫn HS tự nghiên cứu nội dung bài 30.
7


2.2. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong quá trình giảng dạy từng nội dung kiến
thức có thể liên hệ thực tiễn
* VDKT bài 1, mục II.2: Hệ thống mở và tự điều chỉnh
- GV nêu vấn đề và yêu cầu HS thảo luận để giải thích các vấn đề sau:
+ Tại sao người tắm biển, mặc dù nồng độ muối trong nước biển cao hơn rất
nhiều so với nồng độ muối trong cơ thể người nhưng người không bị muối xâm
nhập vào cơ thể và gây ra sự ức chế cơ thể?
+ Tại sao người bị say rượu thì sau một thời gian nhất định sẽ tỉnh trở lại?
- Học sinh thảo luận và đưa ra các câu giải thích như sau:
+ Do các TB da cho các ion Na+ và Cl- trong nước biển đi qua màng một cách
có chọn lọc. Cơ thể người có khả năng tự điều chỉnh nên các TB và cơ thể không
rơi vào trạng thái thừa ion Na+ và Cl- nên cơ thể người sẽ không bị ức chế.
+ Khi uống rượu, rượu đi vào máu lên não và đầu độc các TB thần kinh, gây
nên trạng thái say rượu (người lâng lâng). Sau một thời gian, gan và thận hoạt động
sẽ đào thải lượng rượu qua đường nước tiểu làm giảm và hết nồng độ rượu trong
máu, lúc này người say rượu sẽ trở lại trạng thái bình thường.
* VDKT bài 3, mục I: Các nguyên tố hóa học
- GV nêu vấn đề và yêu cầu HS thảo luận, trả lời: Tại sao cần thay đổi món ăn
sao cho đa dạng hơn là chỉ ăn một số món yêu thích cho dù món đó rất bổ dưỡng?
- HS thảo luận, trao đổi và đưa ra câu trả lời: Ăn các món ăn khác nhau sẽ cung
cấp các nguyên tố vi lượng khác nhau cho cơ thể. Đảm bảo có đầy đủ các nguyên
tố vi lượng cần thiết để cơ thể tồn tại và phát triển.
* VDKT bài 3, mục II.1: Cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước
- GV cho HS thảo luận và đặt được các câu hỏi như sau:

+ Tại sao nước đá nổi trong nước thường?
+ Tại sao chuối chín sau khi đưa vào ngăn đá tủ lạnh một thời gian, khi lấy ra để
tan hết đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa đưa vào tủ lạnh.
- HS thảo luận và đưa ra các câu giải thích:
Giữa các phân tử H2O liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô là liên kết yếu.
Liên kết này mạnh nhất khi nó nằm trên đường thẳng qua trục O – H của phân tử
nước bên cạnh và yếu hơn khi nó lệch trục O – H. Ở nước đá, liên kết hiđrô thẳng
trục và bền vững, mật độ phân tử ít, khoảng trống giữa các phân tử lớn. Ở nước
thường, liên kết hiđrô không thẳng trục nên yếu, mật độ phân tử lớn, khoảng trống
giữa các phân tử nhỏ => nước đá có cấu trúc thưa hơn và nổi trên nước thường.
+ Quả chuối khi chưa cho vào tủ lạnh, các TB chưa bị vỡ và liên kết với nhau
tạo độ cứng nhất định. Khi đưa vào ngăn đá tủ lạnh, nước trong TB quả chuối đông
thành đá → TB bị vỡ ra → khi đá tan, TB đã vỡ không còn liên kết với nhau như
ban đầu nữa nên quả chuối sẽ mềm hơn.
* VDKT bài 10, mục IX: Màng sinh chất
- GV trình chiếu một số hình ảnh và video về hiện tượng người ghép mô, ghép
cơ quan không liền và có liền vết ghép. GV hỏi: tại sao khi ghép các mô và cơ
quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết các cơ
quan "lạ" và đào thải các cơ quan là đó? Để khắc phục tình trạng này cần làm gì?
- HS quan sát, thảo luận, dựa vào kiến thức (chức năng màng sinh chất) và đưa
ra câu trả lời: Khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người khác thì cơ thể
8


người nhận lại có thể nhận biết các cơ quan "lạ" và đào thải cơ quan lạ đó là vì:
trên TB của cơ thể người nhận luôn có các "dấu chuẩn" là gai glicôprôtêin giúp
nhận biết TB lạ. Vì vậy khi TB hay mô của người khác được cấy ghép vào thì sẽ bị
"dấu chuẩn" phát hiện và đào thải do giữa TB người nhận và TB người cho không
cùng hệ miễn dịch. Để khắc phục tình trạng này thì người được ghép mô, ghép cơ
quan phải uống thuốc để giảm sự đào thải.

* VDKT bài 18, mục II: Quá trình nguyên phân
- Sau khi HS lĩnh hội kiến thức cơ bản, tôi trình chiếu hình ảnh về (các cặp trẻ
đồng sinh cùng trứng, hình ảnh con thằn lằn, con thạch sùng bị đứt đuôi và đuôi đã
mọc lại); chiếu video về sự sinh trưởng của sinh vật bậc cao. Sau đó đặt ra vấn đề:
+ Vì sao trẻ đồng sinh cùng trứng lại rất giống nhau?
+ Cơ thể chúng ta xuất phát từ một TB hợp tử, cơ chế nào giúp ta cao lớn lên?
+ Tại sao con thằn lằn hay con thạch sùng bị đứt đuôi thì sau một thời gian đuôi
của chúng lại có thể mọc trở lại được? Giải thích?
+ Tại sao khi giâm, chiết, ghép cành thì rễ lại có thể mọc ra ở các vị trí (cuối
cành giâm, vết cắt khoanh vỏ cành chiết) hay mắt ghép có thể liền nhau?
- HS quan sát, thảo luận, tư duy và đưa ra các câu giải thích như sau:
+ Vì trong lần phân chia đầu tiên, từ một TB tạo thành hai TB con có vật chất
di truyền giống nhau, vì lí do nào đó hai TB này tách riêng phát triển thành hai
phôi riêng biệt, hình thành hai trẻ đồng sinh cùng trứng rất giống nhau.
+ Vì nhờ nguyên phân từ một hợp tử hình thành phôi, phôi phát triển thành thai,
sau khi ra đời các TB trong cơ thể tiếp tục phân chia nên cơ thể lớn lên.
+ Đuôi của thằn lằn và thạch sùng sau một thời gian mọc lại bình thường. Nhờ
quá trình nguyên phân làm số lượng TB ở đuôi tăng lên, đuôi dài trở lại.
+ Các phương pháp giâm, chiết, ghép cành, nuôi cấy mô dựa trên cơ sở của quá
trình nguyên phân.
* VDKT thức bài 23, mục II: Quá trình phân giải
GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm đưa ra một vấn đề trong thực
tiễn có thể sử dụng kiến thức trong mục này để giải thích.
- HS các nhóm trao đổi, thảo luận và đại diện nhóm nêu vấn đề của nhóm mình:
+ Nhóm I: Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở
nắp có mùi giống nhau không? Vì sao?[4]
+ Nhóm II: Trong làm tương và làm nước mắm, người ta có sử dụng cùng loại
VSV không? Đạm trong tương và đạm trong nước mắm lấy từ đâu ra? [4]
+ Nhóm III: Tại sao vải, nhãn để 3 - 4 ngày thường có mùi chua? [2]
+ Nhóm IV: Tại sao phải phơi khô quần áo trước khi cất?

- HS các nhóm thảo luận, giải thích và đánh giá chéo nhau: Nhóm I giải thích
vấn đề của nhóm III và ngược lại, nhóm II giải thích vấn đề của nhóm IV và ngược
lại), các nhóm có thể bổ sung cho nhóm bạn.
- HS các nhóm trao đổi, thảo luận và đưa ra các câu giải thích như sau:
+ Nhóm III: Hai bình này có mùi khác nhau: bình đựng nước thịt có mùi thối vì
có hiện tượng khử amin từ các axit amin do quá dư nitơ và thiếu cacbon. Bình
đựng nước đường sẽ có mùi chua vì thiếu nitơ và thừa cacbon cho nên các VSV tác
động và làm xảy ra quá trình lên men tạo axit.
+ Nhóm IV: Không, vì làm tương nhờ nấm vàng hoa cau là chủ yếu, loại nấm
9


này tiết ra prôtêaza để phân giải prôtêin trong đậu tương. Làm nước mắm nhờ VK
kị khí trong ruột cá là chủ yếu, chúng sinh ra prôtêaza để phân giải prôtêin của cá.
Đạm trong tương lấy từ đậu tương, đạm trong nước mắm lấy từ cá.
+ Nhóm I: Vì trong phần thịt quả có nhiều đường, nấm men ở trên vỏ xâm nhập
vào tác động làm xảy ra quá trình lên men: đầu tiên xảy ra lên men rượu, sau đó
lên men latic tạo thành axit nên khiến quả bị chua.
+ Nhóm II: Phải phơi khô quần áo là làm giảm độ ẩm để ức chế sự sinh trưởng
của các loại VSV, các loại nấm bám trên quần áo. Nếu có đủ độ ẩm thì các VSV,
nấm mốc bám trên quần áo sẽ phân giải các chất làm quần áo bị mốc hay bị mục.
* VDKT bài 27, mục I: Chất hóa học
- GV nêu vấn đề và yêu cầu HS thảo luận, trả lời:
+ Có thể dùng VK khuyết dưỡng (ví dụ E.coli triptôphan âm) để kiểm tra thực
phẩm có triptôphan hay không?[4]
+ Vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha
loãng 5 – 10 phút?[4]
+ Bột giặt thông thường, xà bông có phải là chất diệt khuẩn không?[4]
- HS thảo luận và đưa ra câu trả lời:
+ Có thể dùng VK khuyết dưỡng (ví dụ E.coli triptôphan âm) để kiểm tra thực

phẩm có triptôphan vì: khi đưa VK này vào trong thực phẩm, VK mọc được chứng
tỏ thực phẩm có triptôphan và ngược lại.
+ Sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước nuối hay thuốc tím pha loãng 5 –
10 phút vì: Khi ngâm rau sống trong nước muối loãng (5 – 10 phút) để gây co
nguyên sinh làm cho VSV không thể phân chia được. Khi ngâm rau sống trong
thuốc tím pha loãng, thuốc tím có tác dụng ôxi hóa rất mạnh → tiêu diệt VK.
+ Bột giặt thông thường không phải là chất diệt khuẩn mà tạo bọt và nhớt nên
khi rửa VSV sẽ bị rửa trôi theo. Xà bông cũng có khả năng tạo bọt và nhớt như bột
giặt nhưng trong xà bông có chất triclosan hoặc triclocarban nên diệt được VK.
* VDKT bài 27, mục II: Các yếu tố lí học
- GV nêu vấn đề sau và yêu cầu HS thảo luận, trả lời:
+ Tại sao phải bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thấp?[4]
+ Tại sao muốn bảo quản thịt, cá người ta có thể bảo quản bằng cách ướp muối?
+ Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm VK?[4]
+ Vì sao nên đun sôi thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh?[4]
+ Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?[4]
+ Vì sao trong sữa chua hầu như không có VSV gây bệnh?[4]
- HS thảo luận và đưa ra câu trả lời:
+ Mục đích của việc bảo quản thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị VSV
có trên bề mặt thịt, cá (đặc biệt là VK ưa nhiệt) xâm nhập làm hỏng thực phẩm
bằng cách tạo môi trường nhiệt độ thấp để ức chế sự sinh trưởng của các VSV này.
+ Khi ướp muối làm tăng áp suất thẩm thấu, rút nước trong TB VK làm VK co
nguyên sinh và VK không sinh trưởng nên không làm hỏng thịt, cá.
+ Trong thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm VK vì VK sinh trưởng tốt
trong môi trường có độ ẩm cao.
10


+ Nên đun sôi thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh vì: các loại thức ăn
dư thừa thường bị nhiễm các VSV gây bệnh, do đó trước khi lưu giữ trong tủ lạnh

nên đun sôi lại để tiêu diệt các loại VK gây bệnh.
+ Trong tủ lạnh có nhiệt độ thấp (từ 10C - 40C), VK sẽ bị ức chế (vì các loài VK
kí sinh động vật thường là nhóm ưa ấm).
+ Trong sữa chua hầu như không có VK kí sinh gây bệnh là vì sữa chua là sản
phẩm của quá trình lên men lactic đồng hình. VK lactic đã tạo ra môi trường axit
(pH thấp) đã ức chế các VSV kí sinh gây bệnh (vì những VSV này thường sinh
trưởng tốt trong môi trường pH trung tính).
2.3. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong phần củng cố bài
* VDKT bài 5: Prôtêin
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu câu mỗi nhóm nêu 1 vấn đề trong thực tiễn có
thế sử dụng kiến thức trong bài để giải quyết.
- Các nhóm HS trao đổi, thảo luận và đưa ra các vấn đề như sau:
+ Nhóm I: Tại sao đun nóng nước canh cua thì thịt cua lại đóng thành mảng?
+ Nhóm II: Tại sao một số VSV sống được trong suối nước nóng mà prôtêin
của chúng lại không bị hư hỏng?[1]
+ Nhóm III: Tại sao khi nhiệt độ quá cao cơ thể người sẽ bị chết ?
+ Nhóm IV: Tại sao về mùa khô người ta thường bôi sáp để chống nẻ?
- GV tổ chức cho HS các nhóm thảo luận, giải thích và đánh giá chéo nhau:
Nhóm I giải thích vấn đề của nhóm II và ngược lại, nhóm III giải thích vấn đề của
nhóm IV và ngược lại), các nhóm có thể bổ sung cho nhóm bạn.
- HS các nhóm thảo luận, đưa ra các câu trả lời như sau:
+ Nhóm II: Trong môi trường nước của TB, prôtêin thường quay các đầu kị
nước vào bên trong và đầu ưa nước quay ra bên ngoài. Ở nhiệt độ cao, các phân tử
prôtêin chuyển động hỗn loạn làm cho các đầu kị nước ở bên trong bộc lộ ra ngoài,
nhưng do bản chất kị nước nên các đầu kị nước của phân tử này ngay lập tức lại
liên kết với đầu kị nước của phân tử khác làm cho phân tử nọ kết dính với phân tử
kia. Do vậy, prôtêin bị vón cục và đóng thành từng mảng nổi trên mặt nước canh.
+ Nhóm I: Prôtêin của các loài VSV sống ở suối nước nóng có cấu trúc đặc biệt
nên không bị biến tính ở nhiệt độ cao.
+ Nhóm IV: Khi nhiệt độ lên quá cao sẽ làm prôtêin trong cơ thể bị biến tính

dẫn đến prôtêin không thực hiện được các chức năng sinh học làm cho các HĐ
sinh lí trong cơ thể người bị ảnh hưởng nặng nề và sẽ dẫn tới tử vong.
+ NHóm III: Về mùa khô, người ta thường bôi sáp để chống nẻ là do phân tử
sáp có tính kị nước. Khi bôi sáp, làm cho nước trên bề mặt da không bốc hơi được
(giữ nước cho da) và chống được nẻ.
* VDKT bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
- GV trình chiếu một số hình ảnh và video có nội dung (hình ảnh một số loài
cây sống ở vùng ven biển, hình ảnh cây bị héo khi tưới nước giải không pha loãng,
video về quá trình xào rau của các đầu bếp). GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu
HS các nhóm quan sát, thảo luận và đưa ra các câu hỏi tương ứng cho các hình ảnh
và video vừa quan sát được.
- HS các nhóm quan sát, thảo luận và nêu ra các câu hỏi như sau:
11


+ Nhóm I: Các loài cây sống ở vùng nước mặn phải có cách gì để hút nước và
muối khoáng từ môi trường đất vào trong TB lông hút của rễ rồi đưa lên cây?
+ Nhóm II: Tại sao rau xào thường thấy bị quắt lại? Cách xào rau mà không bị
quắt, rau vẫn xanh là gì?
+ Nhóm III: Tại sao khi tưới nước giải chưa pha loãng cho cây thì cây bị héo?
Tại sao bón phân phải bón ở xa gốc cây?
- GV tổ chức cho HS các nhóm thảo luận, giải thích và đánh giá chéo nhau.
+ Nhóm III: Môi trường đất lúc này là môi trường ưu trương. Nên các loài cây
đó phải duy trì nồng độ chất tan ở TB lông hút của rễ cao, đảm bảo áp suất thẩm
thấu của dịch TB rễ cao hơn áp suất thẩm thấu của môi trường bên ngoài (hay sức
hút nước của TB cao hơn áp suất thẩm thấu của môi trường đất).
+ Nhóm I: Khi xào rau, ta thường hay cho muối vào (môi trương ưu trương)
làm cho nước trong rau sẽ thoát ra ngoài để hòa tan muối, rau mất nước và quắt lại.
Xào rau mà rau không bị quắt và vẫn xanh thì chúng ta không cho muối khi đang
xào và xào dưới ngọn lửa mạnh hoặc luộc rau xong rồi mới xào.

+ Nhóm II: Khi tưới nước giải chưa pha loãng cho cây thì cây sẽ bị héo là do:
Trong nước giải, nồng độ NH3 cao (môi trường ưu trương) nên khi nước giải tiếp
xúc với rễ cây làm các TB lông hút của rễ sẽ đưa nước ra để hòa tan lượng NH3 →
TB lông hút mất nước → cây mất nước → cây bị héo. Bón phân phải bón xa gốc
vì khi bón xa gốc tức là xa rễ cây, khi đó phân bón có thời gian để hòa tan với nước
trong đất trước khi tiếp xúc với TB lông hút ở rễ. Khi phân bón tiếp xúc với TB
lông hút của rễ cây, các TB này sẽ không mất nước và diễn ra quá trình hấp thụ các
ion khoáng trong phân bón một cách bình thường.
* VDKT bài 13: Khái quát về năng lượng và quá trình chuyển hóa vật chất
- Cách thức tổ chức: GV nêu vấn đề, yêu cầu HS thảo luận, trả lời:
+ Ở người khi vận động quá sức thường thấy mỏi cơ?
+ Trong giờ tập thể dục, bạn Minh không nghiêm túc nên thầy giáo phạt chạy
xung quanh sân trường 5 vòng, khi thực hiện xong Minh cảm thấy rất mỏi chân.
Bạn hãy giải thích và cho Minh lời khuyên thích hợp.
+ Giải thích tại sao cây trên cạn bị ngập nước lâu thì cây sẽ bị chết?
- HS đã trao đổi, thảo luận và đưa ra các câu trả lời như sau:
+ Khi vận động quá sức, quá trình hô hấp ngoài không cung cấp đủ ôxi cho quá
trình hô hấp TB nên các TB cơ phải sử dụng quá trình hô hấp kị khí để tạo năng
lượng ATP. Cùng với quá trình tạo ATP, hô hấp kị khí tạo ra axit lactic, chất này
tích lũy trong TB gây nên hiện tượng mỏi cơ.
+ Lời khuyên dành cho bạn Minh: Nên nghiêm túc trong giờ học. Khi bạn chạy
nhiều, quá trình hô hấp ngoài không cung cấp đủ ôxi cho quá trình hô hấp TB nên
các TB cơ phải sử dụng quá trình hô hấp kị khí để tạo năng lượng ATP. Cùng với
quá trình tạo ATP, hô hấp kị khí tạo ra axit lactic, chất này tích lũy trong TB gây
nên hiện tượng mỏi cơ. Vì vậy bạn nghỉ ngơi một lúc sẽ hết mỏi chân.
+ Khi cây bị ngập úng lâu thì mặt nước ngăn cách sự tiếp xúc của không khí với
mặt đất, ôxi không xâm nhập được vào đất làm rễ cây thiếu ôxi, ảnh hưởng đến hô
hấp của rễ → không cung cấp đủ năng lượng cho quá trình sinh trưởng của rễ, tích
luỹ các chất độc hại đối với TB → TB lông hút chết → không hình thành TB lông
hút mới → cây không hút được nước, mất cân bằng nước và cây sẽ chết.

12


* VDKT bài 14: Enzim và vài trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
- Cách thức tổ chức: Sau khi HS lĩnh hội kiến thức cơ bản, tôi nêu vấn đề:
+ Tại sao các em nhai cơm một lúc lại thấy có vị ngọt?
+ Tại sao một số người lớn không uống được sữa của trẻ em?
+ Tại sao trâu bò lại đồng hóa được rơm rạ, cỏ giàu xelulôzơ?
+ Tại sao ăn thịt bò khô với nộm đu đủ thì dễ tiêu hóa hơn là chỉ ăn thịt bò khô?
- GV yêu cầu HS thảo luận và đưa ra câu giải thích cho các vấn đề trên.
- HS thảo luận và đưa ra các lời giải thích như sau:
+ Khi nhai cơm nguội, enzim amilaza trong nước bọt đã xúc tác làm chuyển hóa
tinh bột trong cơm thành đường nên có vị ngọt.
+ Một số người lớn không uống được sữa của trẻ em vì: trong cơ thể người lớn
này, enzim chuyển hóa các thành phần của sữa hoạt động kém. Nên khi uống sữa
vào sẽ gây hiện tượng khó tiêu hóa, thậm chí còn bị đau bụng và đi ngoài.
+ Trong dạ cỏ của trâu, bò chứa các VSV cộng sinh, các VSV này sẽ sản sinh ra
các enzim có khả năng phân giải xenlulôzơ, hêmixenlulôzơ và pectin trong rơm rạ,
cỏ thành các chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
+ Vì trong thịt bò khô có thành phần chủ yếu là prôtêin. Trong đu đủ có nhiều
enzim papain giúp phân giải prôtêin trong thịt bò nên khi ăn cùng rất dễ tiêu hóa.
* VDKT bài 25: Sinh trưởng của VSV
- Cách thức tổ chức: GV nêu các vấn đề như sau:
+ Tại sao nói quá trình tiêu hóa từ dạ dày đến ruột của người là hệ thống nuôi
cấy liên tục đối với VSV.
+ Tại sao trong đường ruột của cơ thể người giàu chất dinh dưỡng nhưng các
VK không thể sinh sản với tốc độ cực đại?
- HS trao đổi, thảo luận và đưa ra câu trả lời như sau:
+ Nói tiêu hóa từ dạ dày đến ruột của người là hệ thống nuôi cấy liên tục vì: Ở
dạ dày, ruột thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng thông qua nguồn thức ăn

từ bên ngoài vào đồng thời thường xuyên đưa ra ngoài các sản phẩm của quá trình
tiêu hóa, do đó đây được xem như một hệ thống nuôi cấy liên tục.
+ Trong đường ruột người có nhiều loại VSV khác nhau, chúng cạnh tranh chất
dinh dưỡng đồng thời tiết ra các chất kìm hãm nhau.
2.4. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong các tiết tự chọn
* VDKT chương I: Thành phần hóa học của TB
- GV cho HS ôn lại kiến thức cơ bản, cốt lõi của chương, GV chia lớp thành 4
nhóm và yêu cầu mỗi nhóm HS đặt ra một tình huống mà có thể VDKT ở chương
này để giải quyết các tình huống đó. Sau đó các nhóm khác trả lời chéo nhau. Các
nhóm HS ôn lại kiến thức cơ bản, cốt lõi của chương và nêu được các vấn đề:
+ Nhóm I: Tại sao các sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và kích thước
rất khác nhau (con voi rất to nhưng con kiến rất nhỏ, con chó rất nhiều lông nhưng
con lươn lại không có lông, ...)?
+ Nhóm II: Tại sao trâu bò đều ăn cỏ, nhưng thịt trâu lại khác thịt bò?
+ Nhóm III: Tại sao rau để vào ngăn đá tủ lạnh khi lấy ra rất nhanh bị hỏng?
+ Nhóm IV:Vì sao TB thực vật có thành xenlulôzơ vữngchắc vẫn lớn lên được?
13


- GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận và trả lời chéo nhau (nhóm I trả lời câu
hỏi của nhóm II và ngược lai, nhóm III trả lời câu hỏi của nhóm IV và ngược lại),
các nhóm có thể bổ sung cho nhóm bạn.
- Các nhóm HS trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi của nhau.
+ Nhóm II: Với 4 loại nuclêôtit nhưng với số lượng, thành phần và trật tự sắp
xếp khác nhau sẽ tạo ra vô số các gen khác nhau. Các gen khác nhau lại mã hóa
cho các mARN khác nhau, các mARN mã hóa cho ra các chuỗi polipeptit khác
nhau. Các chuỗi polipepetit tương tác với nhau và với môi trường sẽ quy định nên
tính trạng cơ thể. Vì vậy, với 4 loại nuclêôtit có thể tạo nên vô số gen khác nhau
quy định nên các tính trạng khác nhau của cơ thể.
+ Nhóm I: Do prôtêin của trâu khác prôtêin của bò.

+ Nhóm IV: Khi đưa rau lá vào ngăn đá, nước trong TB sẽ đóng băng, tăng thể
tích và phá vỡ TB rau. Do đó khi lấy rau ra thì rau nhanh bị hỏng.
+ Nhóm III: Các phân tử xenlulôzơ liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô tạo
nên vi sợi xenlulôzơ, các vi sợi xenlulôzơ liên kết với nhau hình thành nên thành
TB thực vật. Các liên kết hiđrô là liên kết yếu nên chúng dễ đứt và làm sợi
xenlulôzơ trượt lên nhau do vậy TB thực vạt có thể dài ra (lớn lên).
* VDKT chương II: Cấu trúc TB
- Cách thức tổ chức: GV cho học sinh ôn lại kiến thức cốt lõi, cơ bản của
chương, GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm trả lời các câu hỏi:
+ Nhóm I: Tại sao khi luộc trứng, lòng trắng trứng đông lại?
+ Nhóm II: Bệnh viêm phổi ở các công nhân mỏ có thể bắt đầu từ việc họ bị
nhiễm độc bụi silic trong quá trình khai thác mỏ. Hãy cho biết thành phần nào
trong TB đã bị tác động làm phát sinh căn bệnh này?
+ Nhóm III: Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau?
+ Nhóm IV: Chẻ cọng rau muống đem ngâm trong nước thì thấy cọng rau
muống cong ra phía ngoài. Giải thích?
- Các nhóm HS trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi của nhau.
+ Nhóm I: Ở nhiệt độ cao, lòng trắng trứng - albumin (prôtêin của trứng) bị phá
vỡ gây nên các hiện tượng sa lắng (động tụ).
+ Nhóm II: Khi công nhân bị nhiễm silic thì silic vào trong cơ thể sẽ làm hỏng
màng lizôxôm cấp 2 → enzim trong lizôxôm giải phóng ra ngoài sẽ tác động lên
phế nang và gây ra các triệu chứng như ho, khó thở, ...
+ Nhóm III: Muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì nước
sẽ thẩm thấu vào TB làm cho TB trương lên khiến cho rau tươi không bị héo.
+ Nhóm IV: Cọng rau muống ngâm vào nước là môi trường nhược trương nên
các TB sẽ trương nước, căng ra. Các TB mặt ngoài thấm cutin nên sự trương nước
diễn ra chậm hơn các TB mặt trong. Do đó cọng rau muống cong ra phía ngoài.
* VDKT chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong TB
- Cách thức tổ chức: GV yêu cầu HS đặt ra các tình huống trong thực tiễn cuộc
sống mà có thể VDKT ở chương này vào để giải quyết các tình huống đó.

- HS ôn lại kiến thức cơ bản của chương và nêu được các vấn đề:
+ Quá trình hô hấp hiếu khí ở các loài sinh vật bậc cao đã sử dụng ôxi không
khí. Ôxi được sinh ra bởi các nhóm sinh vật quang hợp. Vậy ôxi được sinh ra ở pha
nào và có nguồn gốc từ đâu trong quang hợp?
14


+ Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, rau quả đều nhằm mục đích giảm
thiểu cường độ hô hấp? Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0 không? Vì sao?
+ Tại sao các loài cây lương thực như lúa, ngô, lạc, đậu, ... nếu được trồng ở nơi
thiếu ánh sáng thì chúng lại chậm lớn và cho năng suất thấp? Giải thích?
- HS đã trao đổi, thảo luận và trả lời các câu trả lời như sau:
+ Ôxi trong quang hợp được hình thành từ pha sáng. Ôxi có nguồn gốc từ H2O,
được sinh ra bởi quá trình quang phân li nước: 2H2O → 4H+ + 4e- + O2
+ Các biện pháp bảo quản nông sản, rau quả đều nhằm mục đích giảm thiểu
cường độ hô hấp vì: hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ, làm tăng nhiệt độ trong môi
trường bảo quản → làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng đựơc bảo quản. Làm
tăng độ ẩm → tăng cường độ hô hấp, tạo điều kiện cho VSV gây hại phá hỏng sản
phẩm, giảm chất lượng. Làm thay đổi thành phần không khí trong môi trường bảo
quản → O2 giảm nhiều → sản phẩm bị phân hủy nhanh chóng.
Không nên giảm cường độ hô hấp đến 0 không vì đối tượng bảo quản sẽ
chết, nhất là hạt giống, củ giống.
+ Vì các loài cây này đều là các loài cây ưa sáng nên khi thiếu ánh sáng sẽ làm
cho quá trình quang hợp diễn ra với cường độ thấp → sản phẩm hữu cơ ít nên
không cung cấp đủ năng lượng cho cây sinh trưởng và phát triển. Thiếu ánh sáng
dẫn đến pha sáng hoạt động yếu, lượng ATP và NADPH đưa sang pha tối ít nên
quá trình đồng hóa CO2 ở pha tối diễn ra với cường độ thấp → năng suất thấp.
* VDKT chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV
- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm HS đặt ra một tình huống mà
có thể VDKT ở chương này vào để giải quyết các tình huống đó. Sau đó các nhóm

trả lời và đánh giá chéo nhau (nhóm I trả lời câu hỏi của nhóm II và ngược lại,
nhóm III trả lời câu hỏi nhóm IV và ngược lại), sau đó bổ sung cho nhóm bạn.
- Các nhóm nêu được các vấn đề:
+ Nhóm I: Vì sao không nên ăn lạc, ngô bị mốc?
+ Nhóm II: Tại sao khi nướng bánh mì lại trở lên xốp?
+ Nhóm III: Chữ “Sinh học” trong bột giặt sinh học là gì và tác dụng của nó?
+ Nhóm IV: Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta
ngửi thấy mùi khai?
- HS các nhóm thảo luận và đại diện nhóm trả lời:
+ Nhóm II: Vì nấm mốc tổng hợp ra chất aflatôxin là nguyên nhân gây xơ gan
và ung thư gan, fumônisin có trong ngô mốc là độc tố gây ung thư vòm họng.
+ Nhóm I: Khi làm bánh mì, ngoài bột mì ra thì một thành phần không thể thiếu
là nấm men, đây là những VSV sinh sản nhanh sẽ biến đường và ôxi có trong bột
mì thành khí cacbonic, sinh khối và vitamin. Khí cacbonic trong bột sẽ giãn nở và
tăng thể tích khi nướng nên làm bánh mì nở, rỗng ruột và trở nên xốp hơn.
+ Nhóm IV: Chữ “Sinh học” trong bột giặt sinh học có nghĩa là bột giặt chứa
một hoặc nhiều loại enzim để tẩy sạch một số vết bẩn. Các enzim đó là các enzim
ngoại bào của VSV, có thể được sử dụng rộng rãi, ví dụ amilaza để loại bỏ tinh bột,
prôtêaza loại bỏ prôtêin, lipaza loại bỏ mỡ.
+ Nhóm III: Khi nước sông, hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu đạm
như nước tiểu, phân hữu cơ, rác thải hữu cơ… thì lượng urê trong các chất hữu cơ
này sinh ra nhiều. Dưới tác dụng của men urêaza của các VSV, urê bị phân hủy tiếp
15


thành CO2 và amoniac NH3 theo phản ứng: (NH2)2CO + H2O → CO2 + 2NH3.
NH3 sinh ra hòa tan trong nước sông, hồ dưới dạng một cân bằng động. Như vậy
khi trời nắng (nhiệt độ cao), NH 3 sinh ra do các phản ứng phân hủy urê chứa trong
nước sẽ không hòa tan vào nước mà bị tách ra bay vào không khí làm cho không
khí xung quanh sông, hồ có mùi khai khó chịu.

* VDKT chương III: Virut và bệnh truyền nhiễm
- Cách thức tổ chức: GV cho HS ôn lại kiến thức cốt lõi của chương, GV chia
lớp thành 4 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm HS đặt ra một tình huống mà có thể
VDKT ở chương này để giải quyết các tình huống đó. Sau đó các nhóm trả lời và
đánh giá chéo nhau (nhóm I trả lời câu hỏi của nhóm III và ngược lại, nhóm II trả
lời câu hỏi nhóm IV và ngược lại), các nhóm có thể bổ sung cho nhóm bạn.
- Các nhóm HS ôn lại kiến thức cơ bản của chương và nêu được các vấn đề:
+ Nhóm I: Tại sao mỗi loại virut chỉ có thể nhiễm vào một loại TB nhất định?
+ Nhóm II: Tại sao virut kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào
TB thực vật mà phải nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước?[1]
+ Nhóm III: Lấy ví dụ một số bệnh truyền nhiễm ở con người?
+ Nhóm IV: Có một thời gian ở vùng trồng vải thiều, trẻ em hay bị viêm não và
người ta đổ cho vãi thiều là tác nhân gây bệnh này. Em có ý kiến gì về điều này?
+ Nhóm I: Thuốc trừ sâu sinh học có chứa virut dựa trên cơ sở khoa học nào?
+ Nhóm II: Giải thích tại sao người nhiễm HIV giai đoạn đầu khó phát hiện?
Ảnh hưởng đến xã hội như thế nào?
+ Nhóm III: Xung quanh ta có rất nhiều các VSV gây bệnh nhưng vì sao đa số
chúng ta vẫn sống khỏe mạnh?
+ Nhóm IV: Tại sao virut HIV chỉ xâm nhập và gây ra bênh AIDS ở người?
- Các nhóm HS thảo luận và đại diện nhóm trả lời:
+ Nhóm III: Do liên kết giữa gai glicôprôtêin hay prôtêin của virut và TB mang
tính đặc hiệu nên mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một loại TB nhất định.
+ Nhóm IV: Virut kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào TB
thực vật mà phải nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước, bởi vì: thành TB thực vật
dày và không có thụ thể nên đa số virut xâm nhập vào TB thực vật nhờ côn trùng
(chúng ăn lá, hút nhựa cây bị bệnh rồi truyền sang cây lành); một số virut khác
xâm nhập qua các vết xước.
+ Nhóm I: Các bệnh truyền nhiễm ở người do VSV gây ra như: Bệnh cúm do
virut cúm gây ra, lây truyền qua đường hô hấp. Bệnh AIDS do virut HIV gây nên,
lây truyền qua đường máu, đường tình dục hoặc truyền từ mẹ sang con. Bệnh tả, lị

do vi khuẩn gây ra, lây truyền qua đường tiêu hóa. Bệnh quai bị là bệnh do virut
quai bị gây ra, lây truyền chủ yếu do các chất tiết của đường hô hấp. Bệnh lao do
vi khuẩn lao gây ra, lây truyền qua đường hô hấp.
+ Nhóm II: Vải thiều không phải là ổ chứa virut gây bệnh, mà khi vải chín có
một loài chim và côn trùng ăn vải, những loài này mang virut. Muỗi hút máu của
những loài này rồi đốt vào người mới gây bệnh.
+ Nhóm III: Một số loại virut kí sinh và gây bệnh cho côn trùng cũng như một
số VSV gây hại cho cây trồng. Do có tính đặc hiệu cao nên một số loại virut chỉ
gây hại cho một số sâu bệnh nhất định mà không gây độc cho người, động vật và
16


côn trùng có ích. Do đó một số loại virut được sử dụng để sản xuất các chế phẩm
sinh học để tiêu diệt sâu bệnh, bảo vệ mùa màng.
+ Nhóm IV: HIV có thời gian ủ bệnh rất lâu. Ở giai đoạn sơ nhiễm, người bệnh
chỉ sốt nhẹ, đau đầu, đôi khi nổi hạch trong thời gian ngắn nên rất dễ nhầm với các
bệnh khác. Sau đó đến giai đoạn không triệu chứng, cơ thể giảm số lượng TB
limphô T - CD4 nên rất khó phát hiện. Chỉ khi nào cơ thể suy giảm miễn dịch trầm
trọng, các VSV cơ hội mới tấn công cơ thể gây nên triệu chứng AIDS. Khi còn
chưa biểu hiện triệu chứng, người bệnh có thể không biết mình đã bị nhiễm HIV
nên không có biện pháp phòng ngừa, dễ lây lan cho người thân và cộng đồng.
+ Nhóm I: Vì trong cơ thể mỗi người luôn có khả năng tự sản xuất ra các kháng
thể, có các TB trong hệ thống miễn dịch (ví dụ: TB limphô T - CD 4). Các kháng
thể và các TB này sẽ bảo vệ cơ thể không bị các kháng nguyên hay tác nhân gây
bênh xâm nhập làm giảm sức sống của con người.
+ Nhóm II: Vì liên kết giữa virut HIV với TB người là đặc hiệu, còn viruut HIV
không đặc hiệu với các loại TB khác nên không thể xâm nhập vào TB được.
2.5. Rèn KNVDKT vào thực tiễn trong các tiết thực hành
* VDKT bài 12: Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
Co nguyên sinh chỉ dùng cho TB thực vật có thành xenlulôxơ, ở TB động vật

gọi đó là hiện tượng teo bào. GV yêu cầu HS thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:
+ Ý nghĩa của hiện tượng co và phản co nguyên sinh? [3]
+ Tại sao khi chẻ rau muống rồi ngâm vào nước muối loãng rau sẽ cong lại? [3]
+ Vì sao, khi truyền nước vào cơ thể người, ta không truyền nước cất mà phải
truyền nước muối sinh lí (0.09%)?
- HS thảo luận, trao đổi và trả lời:
+ Giúp xác định tính sống chết của TB, vì TB sống thì màng bán thấm mới HĐ
còn TB chết thì không (TB sống mới có hiện tượng co và phản co nguyên sinh).
+ Khi ngâm rau muống chẻ vào dung dịch nước muối pha loãng (môi trường ưu
trương), lớp ngoài rau muống thấm cutin (lớp này không thấm nước), lớp trong
không thấm cutin nên khi ngâm vào nước muối, TB phía trong sẽ mất nước nhanh
→ các cọng rau muống sẽ cong vào trong.
+ Vì nếu truyền nước cất vào máu làm môi trường máu trở nên nhược trương,
nước đi vào TB máu dẫn đến vỡ hồng cầu rất nguy hiểm nên khi truyền phải truyền
nước muối sinh lí (0.09%) để đảm bảo sự cân bằng môi trường trong cơ thể.
* VDKT bài 24: Thực hành: Lên men êtilic và lactic
- GV yêu cầu mỗi nhóm HS nêu hai vấn đề trong thực tiễn mà có thể VDKT của
bài này để giải quyết. Các nhóm trả lời và đánh giá chéo nhau (nhóm I trả lời câu
hỏi của nhóm IV và ngược lại, nhóm II trả lời câu hỏi nhóm III và ngược lại).
- Các nhóm HS thảo luận và nêu ra các vấn đề như sau:
+ Nhóm I: Kể tên một số sản phẩm được sản xuất dựa trên ứng dụng của lên
men êtilic và lên men lactic.
+ Nhóm I: Tại sao nói khi ủ rượu hay làm sữa chua, không nên mở nắp ra xem?
+ Nhóm II: Để dưa muối được ngon cần có những điều kiện gì?
+ Nhóm II: Tại sao dưa cà muối lại bảo quản được lâu?[3]
+ Nhóm III: Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng? [3]
17


+ Nhóm III: Tại sao sữa chua trước khi đưa vào tủ nhiệt đang lỏng, sau 3 - 5giờ

trong tủ nhiệt (400C) lại trở nên sệt sệt?
+ Nhóm IV: Tại sao dưa muối để lâu lại bị khú?
+ Nhóm IV: Cơ sở khoa học của việc muối chua thực phẩm là gì?
- Các nhóm HS thảo luận, trao đổi và đưa ra câu trả lời như sau:
+ Nhóm IV: Ứng dụng lên men rượu: sản xuất đồ uống (rượu, bia, nước giải
khát, đồ uống có cồn, ...); ứng dụng của lên men lactic: làm sữa chua, muối chua
rau quả, làm thịt chua, làm nem chua, ...
+ Nhóm IV: Khi ủ rượu là ứng dụng của hiện tượng lên men rượu, có sự tham
gia của nấm đường hóa và nấm men rượu; làm sữa chua là ứng dụng của hiện
tượng lên men lactic, có sự tham gia của các loại VK lactic. Các loại nấm và VK
này HĐ trong điều kiện kị khí thì mới tạo ra sản phẩm là rượu êtilic và axit lactic.
Nếu mở nắp ra xem thì ôxi không khí xâm nhập vào sẽ gây ức chế VK lactic và
nấm men chuyển sang hô hấp hiếu khí tạo ra CO2 chứ không tạo ra rượu.
+ Nhóm III: Để dưa muối được ngon cần: phơi rau tái (làm giảm hàm lượng
nước và tăng hàm lượng đường đến 5 - 6%), nước muối pha loãng 5 - 6 %, nén
chặt để rau gập dưới nước và đậy kín vại (bình) muối dưa (tạo điều kiện kị khí),
phơi ở nhiệt độ 28 - 300C (nhiệt độ thích hợp cho VK lactic HĐ), cho thêm nước
dưa cũ vào (tạo môi trường axit và thêm VK lactic), cho thêm ít đường (tăng
nguyên liệu) để lên men lactic xảy ra nhanh hơn.
+ Nhóm III: Khi muối dưa cà, axit lactic do VK lactic tạo ra cùng nồng độ muối
cao sẽ kìm hãm sự sinh trưởng của VSV khác, đặc biệt là VSV gây thối rau quả.
+ Nhóm II: Khi ăn kẹo, đường trong kẹo sẽ bám vào chân răng là nguyên liệu
cho VK lactic đồng hình HĐ tạo ra axit lactic → ăn mòn chân răng → các VK
khác xâm nhập → gây sâu răng.
+ Nhóm II: Vì ở nhiệt độ 40 0C, VK lactic HĐ tạo ra axit lactic nên pH thấp. Ở
điều kiện pH thấp, thì cazêin (prôtêin của sữa) sẽ kết tủa và tạo thành dạng sệt sệt.
+ Nhóm I: Dưa để lâu sẽ bị khú vì: hàm lượng axit lactic tăng dần đến mức độ
nào đó sẽ ức chế sự phát triển của VK lactic. Lúc đó một loại nấm men có thể HĐ
làm giảm lượng axit lactic do đó VK lên men gây thối phát triển làm dưa khú.
+ Nhóm I: Muối chua thực phẩm dựa trên cơ sở của quá trình lên men lactic:

nguyên liệu là tinh bột và đường glucôzơ, tác nhân là VK lactic, điều kiện kị khí.
Chương 4: HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
Đề tài này tôi áp dụng ở khối 10 trường THPT Lê Lợi năm học 2017 - 2018.
1. Đối chứng kết quả
- Lớp thực nghiệm: 10A1, 10A2
- Lớp đối chứng gồm 10A7, 10A8.
Xếp loại Tổng số Điểm đạt Điểm đạt Điểm đạt Điểm đạt
Lớp
HS
loại giỏi
loại khá
loại TB
loại yếu
2 lớp thực nghiệm
84 em
60 em
22 em
2 em
không có
= 71,43% = 26,19% = 2,38%
2 lớp đối chứng
86 em
21 em
50 em
15 em
1 em
= 24,42% = 58,14% = 16,28% = 1,16%
18



Biểu đồ so sánh kết quả học tập giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

2. Đánh giá kết quả
- Đa số HS đã mạnh dạn, nhanh nhẹ, hoạt bát và sôi nổi hơn trong giờ Sinh
học. Các em đã chủ động, mạnh dạn nêu ra các vấn đề xảy ra xung quanh cuộc
sống mà cần VDKT sách vở vào để giải quyết. Sự tương tác giữa HS trong lớp với
nhau và với thầy cô giáo ngày một hiệu quả.
- HS được tự khẳng định mình, khắc sâu kiến thức cơ bản, cốt lõi của môn
Sinh học 10; thông qua HĐ nhóm, HĐ tự tìm mối liên hệ giữa kiến thức sách vở và
vấn đề trong thực tiễn, ...) HS được trang bị thêm các KNS cần thiết khác (KN giao
tiếp, KN làm việc nhóm, KN trình bày, KN giải quyết vấn đề, ...).
- Việc hình thành thêm KNVDKT vào thực tiễn đã tạo ra niềm tin vào khoa
học và chân lí. Cho HS thấy được sự gần gũi, mối liên hệ mật thiết và không tách
rời nhau giữa kiến thức sách vở (kiến thức hàn lâm) và những điều rất đơn giản
xảy ra trong cuộc sống thường ngày.
- HS tiếp thu kiến thức một cách chủ động, hứng khởi, dễ dàng; các đơn vị
kiến thức được khắc sâu và liên hệ thực tiễn nhiều hơn; đặc biệt HS biết VDKT
Sinh học 10 vào để xử lí các tình huống trong thực tiễn một cách phù hợp và hiệu
quả; các em đã VDKT vào trong nhiều lĩnh vực khác nhau (trong kĩ thuật trồng
trọt, trong chăn nuôi, trong phòng chống một số bệnh, chăm sóc sức khỏe,…).
3. Phạm vi ảnh hưởng của đề tài.
3.1. Tới các cấp quản lí
- Giúp các cấp quản lí quan tâm hơn đến vấn đề dạy học gắn với rèn
KNVDKT ở trường PT.
3.2. Tới giáo viên
- Giúp cho các giáo viên vận dụng linh hoạt trong quá trình thực hiện dạy
học. Việc vận dụng các phương pháp rèn KNVDKT vào thực tiễn đã tạo ra sự khác
biệt với các phương pháp cũ mà các GV trong nhà trường đã và đang sử dụng.
3.3. Tới học sinh
- Giúp các em HS năng động, tự tin, hoạt bát hơn khi học. Các em hứng thú học

tập bộ môn nhiều hơn.
- Học sinh tự khám phá tri thức sẽ nhớ lâu hơn, ham học hơn. Qua đây kết quả
học tập của các em cũng tiến bộ hơn nhiều.

19


Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Với các cấp quản lí
Hiệu trưởng các nhà trường nên định hướng cho GV xây dựng KH cụ thể và
chi tiết các phương pháp rèn KNVDKT cho từng đơn vị kiến thức ngay từ đầu năm
học. Việc làm này nên thực hiện đồng bộ, tạo ra phong trào và cho HS thấy được
đây là vấn đề cấp bách hiện nay.
2. Với GV Sinh học
- Trước tiên, GV giảng dạy Sinh học 10 chủ động xây dựng KH giảng dạy
có vận dụng các phương pháp rèn KNVDKT. Việc xây dựng KH này cần thực hiện
nghiêm túc, cần lựa chọn các phương pháp rèn KNVDKT vào thực tiễn sao cho
phù hợp với đơn vị kiến thức, đối tượng HS và thời lượng chương trình hiện hành.
- Nên sử dụng các phương pháp dạy học tích trong việc rèn KNVDKT vào
thực tiễn (HĐ nhóm, cho HS tự tìm tòi và khám phá kiến thức, cho HS tự đặt vấn
đề và tự giải quyết vấn đề, ...) qua đó sẽ tạo cho các em sự tự tin, sự chủ động và
sáng tạo trong học tập cũng như trong cuộc sống
Tôi thiết nghĩ, không có phương pháp nào là vạn năng nên tôi mong rằng các
đồng chí, đồng nghiêp có thể vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các phương
pháp rèn KNVDKT cho phù hợp với đối tượng HS của mình.
Do thời gian nghiên cứu và áp dụng của đề tài chưa được lâu năm. Đề tài do
tôi thực hiện độc lập nên chắc chắn không tránh khỏi tính chủ quan và thiếu sót,
kính mong các đồng nghiệp, các cấp quản lí góp ý để tôi hoàn thiện đề tài hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG


Thanh Hóa, ngày 19 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Phạm Hoài Anh

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].
[2]. Huỳnh Văn Hoài (2006), Cẩm nang Sinh học 10, NXB Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh.
[3]. Mai Sỹ Tuấn (2013), Thực hành Sinh học trong trường phổ thông, NXB Giáo
dục Việt Nam.
[4]. Nguyễn Thành Đạt (2006), Sinh học 10 Cơ bản, NXB Giáo dục.

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Hoa
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THPT Lê Lợi
TT

Tên đề tài SKKN

1.


Vận dụng một số phép toán xác suất và
tổ hợp vào giải bài tập các gen nằm trên

Cấp đánh
giá xếp
loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

Ngành

C

2013

Ngành

Khuyến
khích

2015

Ngành


Ba

2016

các NST khác nhau trong đề thi Đại học
và Cao đẳng
2.

Dạy học theo chủ đề tích hợp: “Bảo vệ đa
dạng thế giới sinh vật khu di tích Lam

3.

Kinh - Thọ Xuân - Thanh Hóa”
Dạy học theo chủ đề tích hợp: “Chung tay
phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm
thường gặp ở địa phương”

21



×