Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN tích hợp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, phòng tránh các bệnh do vi sinh vật gây ra cho học sin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.6 KB, 19 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn
nhân lực phục vụ cho công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế,
đòi hỏi giáo dục phổ thông phải chuyển biến mạnh mẽ, đặt mục tiêu: “Học để
biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống”[15] lên
hàng đầu, yêu cầu giáo dục cần hướng tới trang bị những năng lực cần thiết cho
học sinh, trong đó giáo dục kĩ năng sống là nội dung quan trọng và cấp thiết.
Xây dựng kĩ năng dựa trên nền tảng kiến thức sẽ giúp các em có cái nhìn khoa
hoc biện chứng về kiến thức đã học, đồng thời giúp các em thêm niềm yêu thích
môn học, sử dụng tư duy trong học tập, áp dụng tri thức trong đời sống hàng
ngày.
Đối với học sinh miền núi, môi trường giáo dục còn nhiều khó khăn ít
nhiều ảnh hưởng đến việc hình thành kĩ năng sống cho học sinh, trong đó có kĩ
năng tự bảo vệ sức khỏe.
Tại trường THPT Quan Hóa, với hơn 2/3 HS ở trọ, các em tự lập sớm, đôi
khi còn thiếu kĩ năng chăm sóc sức khỏe bản thân, nên tình trạng học sinh nghỉ
học vì các bệnh hay gặp do VSV gây ra như: tiêu chảy, cúm, ngộ độc thực
phẩm... HS có quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến mắc bệnh lây nhiễm qua
đường tình dục vẫn còn thường xuyên xảy ra.
Chính vì lí do đó, mà tôi chọn đề tài : “Tích hợp giáo dục kĩ năng tự bảo
vệ, chăm sóc sức khỏe, phòng tránh các bệnh do VSV gây ra cho học sinh miền
núi qua bài 27: “ Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật” - Sinh
học 10 CB tại trường THPT Quan Hóa”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Thiết kế giáo án lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống trong bài 27:
“Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật” và áp dụng hiệu quả
trong giảng dạy, để sau bài học, HS nắm bắt những kiến thức cơ bản, biết vận
dụng trong thực tiễn, bảo vệ sức khỏe chính bản thân, gia đình, cộng đồng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống khoa học để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh


các bệnh do VSV gây ra thông qua bài 27 “ Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng của vi sinh vật”
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
Nghiên cứu các tài liệu kiến thức liên quan đến tích hợp và kĩ năng sống
qua sách báo, mạng, trao đổi với các chuyên gia và các giáo viên khác.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Trước khi tổ chức hoạt động giảng dạy, tôi lấy số liệu thống kê đặc điểm
học sinh trường THPT Quan Hóa về số lượng học sinh, số HS nam, HS nữ, số
HS ở trọ, số HS nghỉ học tại các đơn vị lớp trong năm học 2017-2018, để nắm
bắt tình hình, tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết phù hợp.
Trước và sau khi tổ chức giảng dạy, tôi xây dựng bộ câu hỏi ngắn và tiến hành
điều tra tại 6 đơn vị lớp về đặc điểm, tình hình sức khỏe học sinh, hiểu biết về
1


kiến thức, kĩ năng sống liên quan đến khả năng tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe,
phòng tránh các bệnh do VSV gây ra. Đồng thời, chú ý theo dõi những chuyển
biến tâm lí, nhận thức của các em trong quá trình hoạt động, lắng nghe những ý
kiến phản hồi của học sinh để có những đánh giá khách quan nhất.
- Phương pháp thực nghiệm
Sau khi thiết kế nội dung bài học, tôi tiến hành thực nghiệm tại 2 đơn vị lớp
10A5, 10A6.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
Trước và sau thực nghiệm, tôi sử dụng toán thống kê xử lí số liệu để so
sánh, đánh giá hiệu quả của đề tài.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Tích hợp: là lồng ghép các nội dung cần thiết với nội dung vốn có của
môn học.[11]

- Khái niệm kĩ năng sống (KNS): Theo tổ chức Y tế thế giới, KNS là khả
năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu
quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.[5]
- Phân loại kĩ năng sống
* Theo khái niệm gồm các kĩ năng:
+ Kĩ năng giải quyết vấn đề
+ Kĩ năng suy nghĩ, tư duy phê phán
+ Kĩ năng giao tiếp hiệu quả.
+ Kĩ năng ra quyết định
+ Kĩ năng tư duy sang tạo
+ Kĩ năng giao tiếp ứng xử cá nhân
+ Kĩ năng tự nhận thức
+ Kĩ năng thể hiện sự cảm thông
+ Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc
+ Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
* Trong giáo dục Việt Nam những năm qua
+ Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với chính mình: tự nhận thức, xác định
giá trị, ứng phó căng thẳng, tìm kiếm hỗ trợ...
+ Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với người khác: giao tiếp hiệu quả, giải
quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ cảm thông, hợp tác...
+ Nhóm kĩ năng ra quyết định: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê
phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề...
- Tính cấp thiết của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT
+ Thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội
+ Là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ
+ Thực hiện yêu cầu đổi mưới giáo dục
+ Là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới..[5]
- Các kĩ năng tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bản thân: Có hiểu biết cơ bản
về chăm sóc sức khỏe, phòng tránh bệnh tật, có quyết định và hành động đúng
đắn.

2


- Vi sinh vật: Là sinh vật sống có kích thước hiển vi, thuộc nhiều giới khác
nhau.[6]
- Các nhóm VSV gây bệnh như:
+ Vi khuẩn: Vi khuẩn lao, vi khuẩn E.Coli, Tụ cầu vàng – Staphylococcus
aureus
+ Virut: HIV, Hecpet...
+ Nấm: nấm mốc...
+ Động vật nguyên sinh: Trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng gây bệnh ngủ li
bì ở châu Phi...
- Các loại bệnh do VSV gây ra như: bệnh tả, ho gà, uốn ván, cúm H5N1,
HIV, bệnh lao, sốt rét, mụn trứng cá, nhiễm trùng đường hô hấp, tay chân
miệng...
- Biện pháp phòng bệnh chủ yếu:
+ Chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường và thân thể sạch sẽ.
+ Tránh tiếp xúc với mầm bệnh.
+ Tình dục an toàn.
+ Tiêm văcxin... [8]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT Quan Hóa là 1 trường miền núi, được đặt tại khu 4 - TT
Quan Hóa, Quan Hóa, Thanh Hóa. Toàn trường có 627 học sinh, 364 nam, 263
nữ, thuộc các dân tộc như Kinh (318 HS), Mường (134 HS), Thái (169HS),
H’Mông (5HS), Hoa (1HS) thuộc các xã Xuân Phú, Phú Nghiêm, Phú Lệ, Trung
Sơn, Trung Thành..., khoảng cách xa nhất từ nhà học sinh tới trường là 53Km,
có 404 HS ở cách trường trên 10Km hoặc có địa hình cách trở, chính vì vậy, số
lượng HS ở trọ học là rất đông.
Xa gia đình, học sinh phải tự chăm sóc bản thân trong khi kiến thức, kỹ
năng bảo tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của các em còn nhiều hạn chế. Vậy nên

trong năm học, tình trạng học sinh nghỉ học thường xuyên vì lí do ốm đau rất
nhiều, nhiều lớp có số lượt HS nghỉ là 20 lượt học sinh/1 lớp/tuần. Tôi đã trực
tiếp đến thăm hỏi và nhận thấy: những bệnh mà các em thường hay mắc phải
như tiêu chảy, đau bụng do ăn uống, cúm sốt.... Mặt khác, do thiếu sự quản lí
của gia đình, nên không tránh khỏi tình trạng HS sống chung, sống thử, có quan
hệ tình dục trước hôn nhân không an toàn, dẫn đến dễ mắc các bệnh lây qua
đường tình dục.
Có những học sinh nữ thường tâm sự, hỏi thăm tôi về một số vấn đề như bộ
phận sinh dục bị ngứa, có mùi, mụn rộp... Và khi điều tra, tôi nhận thấy: nhiều
em có quan hệ tình dục không an toàn, các em còn chưa chủ động trong việc
chăm sóc sức khỏe cho bản thân, còn thiếu những kỹ năng cơ bản để phòng
tránh, chữa trị bệnh tật đúng cách.
Vấn đề về sức khỏe là một trong những trở ngại lớn để các em sẵn sàng
lĩnh hội tri thức đầy đủ và thường xuyên.
Chính vì lí do đó, giáo dục kĩ năng tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho học
sinh trong bài 27“ Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật” là hết
sức cần thiết.
3


2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Khảo sát trước và sau thực nghiệm
Trước và sau khi tiến hành thực nghiệm theo hoạt động giáo dục đã thiết
kế, tôi tiến hành khảo sát HS về thái độ, nhận thức, kĩ năng hiện có thông qua
bảng khảo sát số 1 (phụ lục 1) tại 6 đơn vị lớp khối 10.
2.3.2. Thiết kế hoạt động tích hợp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ và chăm sóc sức
khỏe, phòng tránh các bệnh do VSV gây ra cho HS
- GV tìm kiếm các kĩ năng sống, các nội dung kiến thức sẽ lồng ghép để
giáo dục HS liên quan nội dung bài 27: “Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
của vi sinh vật”

- GV soạn giáo án giảng dạy với cách tiếp cận phong phú, sinh động.
- GV hướng dẫn học sinh làm quen các kĩ năng sống: Giáo viên chuẩn bị
các câu hỏi gợi ý, tình huống để hướng dẫn các em tự xác định, làm quen các kĩ
năng sống cần đạt được.
- GV và học sinh tiến hành thực nghiệm
- GV kiểm tra và đánh giá kết quả học tập
2.3.2.1. Các kĩ năng sống cần được hình thành thông qua bài học
- Kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề
Ngay khi vào bài, HS sẽ được tiếp cận với tình huống có vấn đề, chính vì
vậy, việc sử dụng các kĩ năng khác như quan sát, tư duy sáng tạo... để nhìn nhận
vấn đề cần giải quyết, hướng giải quyết cho vấn đề được đặt ra. Việc phát hiện
chính xác sẽ giúp các em đi đúng hướng nội dung cần tìm hiểu để đưa ra cách
gải quyết phù hợp nhất. Để làm được điều đó, các em cần xác định rõ vấn đề
hoặc tình huống đang gặp phải. Liệt kê cách gải quyết tình huống đã có. Hình
dung kết quả. Xem xét, suy nghĩ kết quả nếu sử dụng các phương án để đưa ra
quyết định cuối cùng và thường xuyên kiểm định lại kết quả cho những lần
quyết định sau.
Kĩ năng này các em không chỉ áp dụng trong nội dung bài học, mà trong cuộc
sống luôn tìm kiếm các tình huống có vấn đề liên quan đến bảo vệ sức khỏe , đặt
câu hỏi và tìm hướng giải quyết.
- Kĩ năng suy nghĩ, tư duy phê phán
Dung lượng kiến thức, tình huống thực tế đặt ra cho HS khi học và sau bài
học rất nhiều, HS cần có phân tích khách quan, toàn diện về các thông tin đa
dạng, sự việc phức tạp xảy ra. Để làm được điều đó, HS cần tích lũy nền tảng
kiến thức vững chắc, là cơ sở của tư duy.
- Kĩ năng giao tiếp hiệu quả
Qua nội dung bài học, HS thường xuyên thảo luận, trao đổi, mạnh dạn trình
bày ý kiến cá nhân, giúp phát triển kĩ năng giao tiếp hiệu quả.
- Kĩ năng làm việc nhóm
HS thảo luận, làm việc theo nhóm ở lớp và tại nhà, biết phân công công

việc, hỗ trợ nhau trong tìm kiếm, khai thác thông tin và rút ra kết luận.
- Kĩ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sản thân
4




























Qua nội dung bài học, HS có những kiến thức cơ bản về các yếu tố ảnh
hưởng đến sinh trưởng của VSV, từ đó, biết sử dụng những kiến thức học được
để tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bản thân như:
+ Tự bảo vệ sức khỏe, tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm:
Rửa tay kỹ trước khi chế biến thức ăn.
Rửa dao thớt, bát đũa, đồ dùng và bàn bếp sau khi tiếp xúc với thịt sống.
Rửa sản phẩm dưới vòi nước chảy và thấm khô bằng khăn giấy.
Vứt bỏ lớp lá ngoài của rau diếp hoặc bắp cải.
Nấu thức ăn với nhiệt độ thích hợp.
Giữ nóng thức ăn nóng và giữ lạnh thức ăn lạnh.
Lựa chọn thực phẩm an toàn.
Vệ sinh nhà bếp hàng ngày.
Tránh ăn các đồ chế biến sẵn, đồ sống.
Phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn
thương nên tránh ăn thịt và trứng chưa nấu chín, các sản phẩm sữa chưa tiệt
trùng, xúc xích, thịt chế biến sẵn chưa nấu chín, hải sản sống.
+ Tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, tránh mắc, lây nhiễm các bệnh phụ khoa:
Nên chọn mặc đồ lót thông thoáng làm từ những chất liệu hút ẩm, cotton, giặt
quần lót thật sạch và đem phơi dưới trời nắng to để loại bỏ các tác nhân gây hại,
cũng là cách phòng tránh bệnh phụ khoa hiệu quả...
Không thụt rửa âm đạo.
Không dùng chất bôi trơn âm đạo có chứa dầu trong thành phần vì sẽ tạo môi
trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
Nếu đang điều trị nhiễm khuẩn âm đạo, không nên quan hệ tình dục trong thời
gian điều trị để tránh bị nặng hơn và có thể truyền bệnh cho bạn đời.
Tránh dùng các sản phẩm gây kích ứng vùng âm đạo, chẳng hạn như các loại
nước hoa, xà phòng, mỹ phẩm...
Tránh mặc các loại quần áo bó chặt trong thời gian dài, như quần áo tập thể thao,
quần lót chật...
Viêm nhiễm âm đạo thường gây ngứa rát vì thế cần tránh gãi gây xước làm bệnh

trầm trọng hơn.
Nếu kỳ nguyệt san "xuất hiện" khi đang dùng các loại kem hay thuốc điều trị
bệnh "vùng kín", hãy tiếp tục dùng thuốc đều theo chỉ định.
Nếu bị bệnh phụ khoa nên gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.
Không nên dùng các sản phẩm hoặc thuốc điều trị 48 giờ trước khi đi khám phụ
khoa.
Nên vệ sinh từ trước ra sau "vùng kín" sau khi tiểu tiện hoặc đại tiện.
Vệ sinh vùng kín hằng ngày, nên vệ sinh bằng nước ấm, sạch ít nhất 2 lần một
ngày, không thụt rửa sâu bên trong âm đạo, thay đồ lót thường xuyên… Những
ngày hành kinh nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín và thay băng vệ sinh thường xuyên
từ 3-4 tiếng/lần.
5


 Cẩn thận khi dùng dung dich vệ sinh phụ nữ. Nên chọn các sản phẩm có độ pH
phù hợp và được chiết xuất từ thiên nhiên được bác sĩ khuyên dùng.
 Hạn chế ngâm minh trong bồn tắm, không nên đi tâm hoặc bơi ở những nơi có
nguồn nước bẩn. Trong thời kỳ kinh nguyệt thì tuyệt đối không nên tắm biển và
đi bơi vì có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng, nấm xâm nhập và gây hại.
 Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ, giúp phòng ngừa được bệnh phụ khoa
và các bệnh xã hội nguy hiểm khác...
 Hạn chế dùng thuốc tránh thai và thay thế bằng bao cao su vừa an toàn cho sức
khỏe giới tính vừa tránh được mang thai ngoài ý muốn...
 Chú ý khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh, nên làm theo chỉ định và dùng
thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra có thể thay thế bằng thuốc nam, đông y.
 Khám phụ khoa theo định kỳ 1-2 lần/năm.
- Cách phòng ngừa bệnh răng miệng do nấm miệng [14]
 Nấm miệng là tình trạng do nấm candida gây nên, loại nấm này tích tụ trên niêm
mạc, có màu trắng và thường ở lưỡi hoặc má trong, gây tổn thương đến răng
miệng.

 Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách, đồng thời sử dụng thuốc chống nấm.
 Không nên dùng nước súc miệng hoặc nước xịt làm thay đổi cân bằng vi khuẩn
cơ lợi trong khoang miệng.
 Tuyệt đối không dùng chung bàn chải đánh răng với người khác.
- Kĩ năng xử lí khi bị chó dại cắn
 Sơ cứu tại chỗ: Rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước chảy mạnh (không
chà xát vết thương quá mạnh), hoặc dùng dung dịch nước muối đậm đặc, cồn để
rửa vết thương để rửa trôi hoặc diệt khuẩn.
 Sau 15 phút máu vẫn chảy thì cầm máu bằng gạc hoặc garo.
 Vết cắn sâu đợi 3 ngày mới khâu vết thương.
 Tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại trong trường hợp: vết cắn sâu hoặc nhẹ ở
vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, bộ phận sinh dục, đầu các chi... Hoặc biết
chắc chó dại, hoặc không thể theo dõi chó dại, hoặc bị cắn ở vùng bị dịch.
- Kĩ năng vệ sinh điện thoại
 Rửa sạch tay bằng xà phòng, tránh nhiễm bẩn cho điện thoại
 Tắt nguồn điện thoại để tránh hỏng máy.
 Dùng bàn chải mềm, nhỏ, sạch đánh sạch các vết bụi bẩn trên loa...
 Sử dụng vải mềm và làm ẩm bằng dung dịch lau màn hình chuyên dụng hoặc
bằng cồn, hoặc dung dịch (1 nước: 1 giấm trắng).
 Lau nhẹ nhàng trước sau điện thoại (camera... tránh lau ướt)
 Lau lại bằng vải khô.
 Bên trong lai bằng bông khô.
- Biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm do VSV hiệu quả.
 Tiêm vắc-xin: được thực hiện khi người còn khỏe mạnh và theo lịch tiêm phòng
chung.
6


 Giữ vệ sinh cá nhân: hàng ngày cần thực hiện rửa tay trước khi ăn và sau khi đi
vệ sinh, sau khi tiếp xúc với đồ vật. Giữ vệ sinh răng miệng. Tắm rửa thường

xuyên phòng bệnh viêm nhiễm trên da. Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang
khi đi đường và khi đến chỗ đông người. Thường xuyên ngủ màn.
 Vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn các thức ăn đã nấu chín, uống nước đã đun sôi,
đã được lọc hoặc xử lý; bảo quản thức ăn đã chế biến một cách phù hợp (như
bảo quản lạnh); ngăn không cho ruồi nhặng đậu vào thức ăn; không dùng chung
các dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín. Các biện pháp này giúp ngăn
ngừa các bệnh lây qua đường tiêu hóa như: tả, lỵ, thương hàn,....
 Vệ sinh môi trường: nhằm ngăn ngừa sự lây truyền của các bệnh lây qua đường
tiêu hóa, qua vết đốt côn trùng. Cần loại bỏ chỗ sinh sản của muỗi truyền sốt rét,
sốt xuất huyết và các bệnh do muỗi truyền khác. Cung cấp nước sạch cho ăn
uống và sinh hoạt. Cần thu gom và xử lý rác thải, xử lý các chất thải của người
và động vật hợp vệ sinh. Nuôi cá để diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi, ruồi;
loại bỏ các dụng cụ chứa nước và các vật thải rắn để hạn chế nơi sinh sản của
muỗi...
 Sống lành mạnh và quan hệ tình dục an toàn: sống chung thủy, không quan hệ
với người bán dâm, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không tiêm chích
ma túy. Sống lành mạnh giúp ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục (như
giang mai, lậu, HIV,...) và các bệnh lây qua các dịch tiết cơ thể khác (viêm gan
B, viêm gan C...).
 Khi bị mắc bệnh truyền nhiễm, người bệnh cần đến khám ở các cơ sở y tế để
được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Việc điều trị sẽ giúp bệnh nhân chóng hồi
phục, tránh diễn biến nặng và tránh nguy cơ tử vong, giảm sự lây truyền bệnh ra
cộng đồng. [8]
2.3.2.2. Thiết kế giáo án lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ và chăm
sóc sức khỏe, phòng tránh các bệnh do VSV gây nên cho HS qua bài 27: “ Các
yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật”
Tiết: 28
BÀI 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA
VI SINH VẬT”
I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, HS cần đạt được:
1. Kiến thức
- Nêu được ảnh hưởng của yếu tố hóa học đến sinh trưởng của vi sinh vật.
- Trình bày được một số yếu tố vật lí ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh
vật.
- Ứng dụng hiểu biết ảnh hưởng của yếu tố hóa học, vật lí đến sinh trưởng
của VSV để điều chỉnh sinh trưởng của VSV để phòng tránh, ngăn chặn sự phát
triển của một số bệnh do VSV gây nên.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề
- Kĩ năng làm việc nhóm
7


- Kĩ năng suy nghĩ, tư duy phê phán
- Kĩ năng giao tiếp hiệu quả.
- Kĩ năng tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân
3. Thái độ
- Yêu thích tìm hiểu tri thức khoa học.
- Có ý thức bảo vệ sức khỏe và tuyên truyền phòng tránh các bệnh do vi
sinh vật gây ra.
4. Năng lực
- Rèn luyện, phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Hình thành và rèn luyện năng lực sáng tạo.
- Hình thành và phát triển năng lực hợp tác, làm việc nhóm và tự học.
II. Phương tiện dạy học
1. Các đoạn phim về nuôi cấy và ức chế nấm mốc, bệnh tiêu chảy do E.Coli, thử
nghiệm sự sinh trưởng của nấm mốc với UV-Pro.
2. Các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học.
3. Màn ảnh, máy chiếu, máy vi tính.

4. Phiếu học tập.
PHT số 1: (Giao cho HS thảo luận nhóm và hoàn thành tại nhà).
Các yếu tố

Vai trò đối với cơ
thể - VSV

Ứng dụng

Vai trò đối với cơ
thể - VSV
Ảnh hưởng tốc độ
hóa sinh trong tế
bào
Nhiệt độ cao (quá
ngưỡng chịu đựng)
-> VSV chết
Nhiệt độ thấp
(dưới ngưỡng chịu
đựng) -> Kìm hãm
sự phát triển của
VSV

Ứng dụng

Hình ảnh minh
họa

1. Nhiệt độ
2. Độ ẩm

3. pH
4. Ánh sáng
5. Áp suất thẩm
thấu
Đáp án PHT số 1:

Các yếu tố
1. Nhiệt độ

Hình ảnh minh
họa
- Diệt khuẩn, kìm (Hình ảnh phần
hãm hoạt động của phụ lục)
VSV:
+ Sấy khô thực
phẩm, lương thực
để bảo quản được
lâu, tránh bị hư
hỏng, gây ngộ độc
khi sử dụng, ô
nhiễm môi trường...
+ Diệt VSV gây
bệnh ở nơi ở, quần
8


2. Độ ẩm

3. pH


Là dung môi của
các
chất
dinh
dưỡng, tham gia
thủy phân các chất
Mỗi loại VSV
thích hợp 1 ngưỡng
độ ẩm nhất định
pH không thích
hợp: ảnh hưởng
đến sinh trưởng
của VSV
Ảnh hưởng đến
tính thấm qua
màng, sự hình
thành ATP

áo, khăn... tránh các
bệnh về mắt, răng
miệng, đường hô
hấp và bệnh viêm
nhiễm phụ khoa...
+ Hấp sấy quần áo
bệnh nhân, các vật
dụng trong bệnh
viện, salon chăm
sóc tóc và da...
+ Ăn chín, uống sôi
tránh ngộ độc thực

phẩm
+ Bảo quản thức ăn
trong tủ lạnh.
+ Phơi nước mắm
để bảo quản được
lâu.
- Làm khô để bảo
quản lương thực
thực phẩm.
- Không để cho đồ
dùng, vật dụng ẩm,
mốc bằng cách
giảm độ ẩm.
- Muối chua rau quả
(ức chế VSV gât
thối).
- Làm sữa chua
- Duy trì cân bằng
pH
trong
môi
trường âm đạo bằng
cách sử dụng dung
dịch vệ sinh (nước
chè tươi, nước trầu
không...),
không
lạm dụng các chất
tính kiềm mạnh,
làm thay đổi pH,

tạo điều kiện VSV
gây hại phát triển.
- Không thụt rửa
âm đạo.
9


4. Ánh sáng

Cần cho quá trình Dùng ánh sáng
tổng hợp sắc tố, mạnh để diệt khuẩn
sinh sản...
trong lương thực,
thực phẩm, vật
dụng hàng ngày...
5. Áp suất thẩm Môi trường ưu - Ngâm rau trong
thấu
trương gây hiện nước muối pha
tượng co nguyên loãng để diệt khuẩn
sinh -> VSV không - Dùng nước muối
phân chia
sinh lí rửa mắt,
mũi... vệ sinh vùng
kín...
- Muối dưa, muối
cà... chế biến xiro,
làm mứt...chế biến
và bảo quản thực
phẩm.
III. Tổ chức hoạt động học

Hoạt động 1:
1. Mục đích:
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho HS.
- Làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của HS, tạo mối liên hệ
giữa các kiến thức đã có với kiến thức mới cần/sẽ lĩnh hội trong bài học.
- Giúp HS huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có liên quan
đến nội dung bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học
mới.
- Giúp GV xem học sinh có hiểu biết như thế nào về các vấn đề liên quan
đến nội dung bài học.
2. Nội dung
GV mời 3 HS tham gia đóng vai trong một vở kịch ngắn với nội dung rất
gần gũi trong cuộc sống thường ngày: Một người anh phát hiện em gái bị chó
cắn vào bắp chân.
GV đặt vấn đề: Vậy người anh đã xử lí tình huống hợp lí hay chưa? Cơ sở
nào mà người anh lại có hành động như vậy, chúng ta sẽ tìm hiểu qua nội dung
bài hôm nay: Bài 27 - Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
3. Dự kiến sản phẩm của HS
Học sinh có thể dựng được cảnh tượng em gái đùa nghịch với chó và bị chó
cắn và chân, anh thấy em bị chó cắn bèn báo với người lớn hoặc đưa ngay em
tới trạm y tế. Đến nơi, bác sĩ rửa sạch bằng nước, garo phía trên vết thương và
tiêm phòng...
4. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
GV: Yêu cầu 3 HS lên diễn tình huống em gái bị chó cắn.
10


GV hỏi: sau khi theo dõi, các em có nhận xét gì vì cách xử lí của 2 anh em
và bác sĩ trong tình huống trên? Nếu chưa đúng, theo em nên xử lí như thế nào?
HS: Trả lời với nhiều ý kiến khác nhau

GV tìm kiếm câu trả lời đúng và yêu cầu HS giải thích cơ sở khoa học của
hành động đó.
HS có thể trả lời được hoặc chưa trả lời được, GV dẫn dắt vào bài: Vậy xà
phòng có phải là chất diện khuẩn hay không, và có những yếu tố nào ảnh hưởng
đến sinh trưởng của VSV, chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài hôm nay.
Hoạt động 2: Chất hóa học và các yếu tố vật lí.
1. Mục đích
- Học sinh trình bày được khái niệm chất dinh dưỡng, vi sinh vật nguyên
dưỡng, vi sinh vật khuyết dưỡng.
- Kể tên dược các chất kích thích và chất ức chế sinh trưởng của vi sinh vật.
- Nêu được các ứng dụng trong đời sống hàng ngày, đặc biệt trong bảo vệ
sức khỏe.
- Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố vật lí tới sinh trưởng của vi sinh
vật.
- Nêu được ứng dụng điều chỉnh sinh trưởng của vi sinh vật qua yếu tố vật
lí.
- Vận dụng giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến sức khỏe do
yếu tố vi sinh vật gây ra.
2. Nội dung
Nôi dung kiến thức học sinh cần hình thành:
I. Chất hóa học
1. Chất dinh dưỡng
- Khái niệm chất dinh dưỡng
- Khái niệm VSV nguyên dưỡng
- Khái niệm VSV khuyết dưỡng.
2. Chất ức chế sự sinh trưởng của VSV
II. Các yếu tố lí học
1. Nhiệt độ
2. Độ ẩm.
3. pH.

4. Ánh sáng.
5. Áp suất thẩm thấu.
3. Dự kiến sản phẩm của HS
3.1. Chất hóa học.
HS theo dõi clip, nghiên cứu SGK, hoạt động nhóm và nghe gợi ý của GV
để trả lời câu hỏi.
3.2. Các yếu tố vật lí.
HS theo dõi clip, nghiên cứu SGK, hoạt động nhóm và nghe gợi ý của GV
để trả lời câu hỏi.
4. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
4.1. Chất hóa học.
11


GV chia lớp thành 4 nhóm, cử nhóm trưởng và thư kí.
GV cho HS quan sát clip về quá trình nuôi cấy và ức chế nấm mốc và một
số hình ảnh về chất ức chế và chất dinh dưỡng.
Clip
Sau đó, yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
Thế nào là nhân tố sinh trưởng, VSV nguyên dưỡng, VSV khuyết dưỡng?
HS các nhóm thảo luận, trả lời.
GV chốt kiến thức, giới thiệu ứng dụng sử dụng nhân tố sinh trưởng trong nuôi
cấy VSV, phục vụ cho công tác sản xuất mì chính, sản xuất thức ăn chăn nuôi
gia súc, chuyển ghép gen, sản xuất thuốc kháng sinh, chuyển ghép ghen...
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, nghiên cứu SGK và trả lời.
- Nhóm 1: Trả lời lệnh SGK trang 106: Có thể dùng VSV khuyết dưỡng (Ví
dụ VK E.Coli tritophan âm) để kiểm tra thực phẩm có tritophan hay không?
- Nhóm 2: Thế nào là chất ức chế sinh trưởng, cho ví dụ về các chất diệt
khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình để có không gian
sạch sẽ, cơ thể khỏe mạnh?

- Nhóm 3: Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không?
Giải thích cơ sở khoa học của việc xử lí khi bị chó dại cắn.
- Nhóm 4: Điện thoại là một trong những dụng cụ chứa đầy vi khuẩn, vậy
em sẽ vệ sinh bằng cách nào, giải thích.
Sau 7 phút, GV mời đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng, GV trình
chiếu lần lượt đáp án các nhóm và so sánh, đánh giá hiệu quả làm việc của từng
nhóm.
Đáp án nhóm 1: Có thể dùng VSV khuyết dưỡng (Ví dụ VK E.Coli tritophan
âm) để kiểm tra thực phẩm có tritophan vì: Nếu VSV phát triển tốt trong môi
trường đó tức là môi trường đó có nhân tố sinh trưởng tritophan, do tritophan là
nhân tố cần thiết cho sự sinh trưởng của VSV mà VSV lại không có khả năng tự
tổng hợp được, nên thiếu nó, VSV đó sẽ không thể tồn tại được. Và ngược lại.
Đáp án nhóm 2: Chất ức chế sinh trưởng là những chất dùng để ức chế sự sinh
trưởng của VSV.
Các chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình để có
không gian sạch sẽ, cơ thể khỏe mạnh:
- Các hợp chất phenol: khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện.
- Các loại rượu: tẩy uế và sát trùng
- Các halogen (I, Cl, F..): tẩy uế, sát trùng, làm sạch nước.
- Các hợp chất kim loại nặng: Sản xuất kem chống thấm, diệt tảo trong các bể
bơi, kem chữa bỏng.
- Các andehit: Tẩy uế, ướp xác.
- Các loại khí Etilen oxit (10-20%): khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại.
- Các chất kháng sinh: Tẩy uế và điều trị bệnh.
Đáp án nhóm 3: Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn, nhưng có tác dụng loại
khuẩn do tạo bọt và khi rửa thì VSV bị trôi đi.
12


GV liên hệ lại nội dung kiến thức đã gợi mở ở phần dẫn dắt vào bài: xử lí tình

huống bị chó cắn, để HS giải thích được cơ sở khoa học của từng hành động xử
lí trong tình huống.
- Sơ cứu tại chỗ: Rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước chảy mạnh
(không chà xát vết thương quá mạnh), hoặc dùng dung dịch nước muối đậm đặc,
cồn để rửa vết thương để rửa trôi hoặc diệt khuẩn.
- Sau 15 phút máu vẫn chảy thì cầm máu bằng gạc hoặc garo
- Vết cắn sâu đợi 3 ngày mới khâu vết thương
- Tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại trong trường hợp: vết cắn sâu hoặc nhẹ
ở vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, bộ phận sinh dục, đầu các chi... Hoặc biết
chắc chó dại, hoặc không thể theo dõi chó dại, hoặc bị cắn ở vùng bị dịch.
Đáp án nhóm 4: Số lượng VK trong 1 chiếc điện thoại có thể nhiều hơn gấp 10
lần trong 1 chiếc tolet công cộng, nên vệ sinh bằng cách:
- Rửa sạch tay bằng xà phòng, tránh nhiễm bẩn cho điện thoại
- Tắt nguồn điện thoại để tránh hỏng máy.
- Dùng bàn chải mềm, nhỏ, sạch đánh sạch các vết bụi bẩn trên loa...
- Sử dụng vải mềm và làm ẩm bằng dung dịch lau màn hình chuyên dụng hoặc
bằng cồn, hoặc dung dịch (1 nước: 1 giấm trắng).
- Lau nhẹ nhàng trước sau điện thoại (camera... tránh lau ướt)
- Lau lại bằng vải khô.
- Bên trong lai bằng bông khô.
4.2. Các yếu tố vật lí
GV chia lớp thành 6 nhóm (GV chia nhóm trước, giao cho các nhóm về nhà
chuẩn bị nội dung và hình ảnh)
Nhóm 1: Nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ
Nhóm 2: Nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố độ ẩm
Nhóm 3: Nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố pH
Nhóm 4: Nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng
Nhóm 5: Nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố áp suất thẩm thấu
Nhóm 6: Nhận xét, bổ sung
Các nhóm nghiên cứu SGK, thảo luận và chuẩn bị tại nhà hoàn thành PHT

với nội dung câu hỏi: ảnh hưởng của yếu tố đó tới sinh trưởng của VSV, liên hệ
thực tế để bảo vệ sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng, tìm các
hình ảnh minh họa.
Trước khi các nhóm trình bày kết quả thảo luận tại nhà, GV cho HS xem clip về
thử nghiệm sinh trưởng của nấm mốc với UV - Pro để thấy ảnh hưởng của yếu
tố ánh sáng tới sinh trưởng của VSV.
Clip
GV yêu cầu đại diện các nhóm lần lượt lên bảng trình bày kết quả của
nhóm.
HS: Trình bày
Nhóm 6 nhận xét, bổ sung
GV chốt kiến thức.
13


GV đưa thêm các hình ảnh về ảnh hưởng của các yếu tố đến sinh trưởng
của VSV và đặt câu hỏi liên hệ trong bảo vệ sức khỏe.
GV đặt câu hỏi cho các nhóm:
Nhóm 1: Tại sao phải bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thấp? [12]
Nhóm 2: Tại sao cá biển giữ trong tủ lạnh dễ bị hư hỏng hơn cá sông? [12]
Nhóm 3: Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh? [7]
Nhóm 4: Tại sao dưa, cà muối lại bảo quản được lâu? Ăn dưa muối, cà muối
nhiều có tốt cho sức khỏe hay không, giải thích? [12]
Nhóm 5: Tại sao muốn bảo quản thịt, cá người ta có thể bảo quản bằng cách
ướp muối? [12]
HS: Thảo luận trả lời
GV: Chuẩn hóa kiến thức
Nhóm 1: Mục đích của việc bảo quản thực phẩm là giữ cho thực phẩm không
bị vi sinh vật có trên bề mặt thịt, cá (đặc biệt là vi khuẩn ưa nhiệt) xâm nhập làm
hỏng thực phẩm bằng cách tạo điều kiện không thuận lợi (nhiệt độ thấp) để ức

chế sự phát triển của vi sinh vật.
Nhóm 2: Vi khuẩn biển thuộc nhóm ưa lạnh, nên trong tủ lạnh chúng vẫn hoạt
động gây hỏng cá.
Nhóm 3: Trong sữa chua lên men tốt (lên men đồng hình) chứa rất nhiều vi
khuẩn lactic, chúng tạo ra môi trường axit (pH thấp) ức chế hầu như mọi loại vi
sinh vật gây bệnh (vì những VSV này quen sống trong môi trường pH trung
tính).
Nhóm 4: Khi muối dưa, cà axit lactic do vi khuẩn lactic tiết ra cùng với nồng
độ muối cao kìm hãm sinh trưởng của các vi khuẩn khác, đặc biệt là vi sinh vật
gây thối rau, quả.
Dưa muối cung cấp nhiều loại vi sinh vật có ích cho hệ tiêu hóa, kích thích tiêu
hóa và giúp tăng cường sức đề kháng, tính miễn dịch cho cơ thể.
Hại: ảnh hưởng đến dạ dày (kích thích tăng tiết axit, loét dạ dày...) tăng huyết áp
do chứa nhiều muối.
Nhóm 5: Khi ướp muối làm tăng áp suất thẩm thấu, rút nước trong tế bào vi
khuẩn là tác nhân gây hỏng thịt, cá và làm cho tế bào đó chết.
Hoạt động 3: Luyện tập
1. Mục đích
HS sử dụng các kiến thức đã học ở phần trên để giải quyết câu hỏi liên
quan đến thực tiễn.
2. Nội dung
GV hỏi HS: Vì sao nên lưu lại thức ăn còn dư trước khi đưa vào tủ lạnh?
3. Dự kiến sản phẩm học tập của HS
HS có thể giải thích nhưng chưa thật sự chính xác và đầy đủ ý. GV gợi ý
HS trả lời và hoàn thiện kiến thức.
4. Kĩ thuật tổ chức
GV hỏi HS: Vì sao nên lưu lại thức ăn còn dư trước khi đưa vào tủ lạnh?
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi.
GV gọi 1 HS trả lời
14



GV phân tích và gợi ý HS trả lời đúng.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng
1. Mục đích
Khuyến khích HS hình thành ý thức và năng lực thường xuyên vận dụng
các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
2. Nội dung
GV đặt vấn đề: Hiện nay, HS trong trường nghỉ học do tiêu chảy rất nhiều,
mà nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn Ecoli, vậy theo em, để phòng tránh bệnh
này ta cần có những biện pháp như thế nào?
3. Dự kiến sản phẩm của HS
HS có thể đưa ra các biện pháp nhưng chưa đầy đủ. GV hướng dẫn để HS
hoàn thiện kiến thức.
4. Kĩ thuật tổ chức
GV đặt vấn đề: Hiện nay, HS trong trường nghỉ học do tiêu chảy rất nhiều,
mà nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn Ecoli, vậy theo em, để phòng tránh bệnh
này ta cần có những biện pháp như thế nào?
HS làm việc cá nhân và trả lười câu hỏi.
GV yêu cầu HS khác bổ sung để hoàn thiện kiến thức, GV chốt lại bằng
cách cho HS xem clip về bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn E.Coli.
Clip
Hoạt động 5: Dặn dò
GV nhắc nhở HS chú ý trong việc vệ sinh thân thể, môi trường sống, phòng
tránh các bệnh lây nhiễm do VSV gây ra. GV sẽ đến khu trọ một số HS để kiểm
tra.
GV giao nhiệm vụ cho 3 nhóm: Từ những kiến thức đã học, khái quát, vận
dụng tìm hiểu các kĩ năng sau:
Nhóm 1: Tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, tránh mắc, lây nhiễm các bệnh
phụ khoa

Nhóm 2: Kĩ năng phòng ngừa bệnh răng miệng do nấm miệng
Nhóm 3: Kĩ năng phòng bệnh truyền nhiễm do VSV hiệu quả
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
Trước khi tổ chức hoạt động cho HS lớp 10A5, 10A6 tại trường THPT
Quan Hóa. Tôi tiến hành khảo sát tại 6 đơn vị lớp khối 10 và nhận thấy rằng :
Hơn 90% học sinh rất hào hứng khi được tham gia khảo sát. 70% Học
sinh từng nghỉ học vì lí do ốm đau trong năm học 2017 - 2018. 55% HS đi khám
sức khỏe khi bị ốm, và chỉ 5% HS khám sức khỏe định kì. Các bệnh mà các em
thường mắc phải như cúm, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm...
Hơn 25% HS xác nhận đã từng quan hệ tình dục không an toàn. Hơn 35% HS
xác nhận từng có dấu hiệu bất thường liên quan đến sức khỏe sinh sản, trong khi
đó, chỉ 25% các em trả lời đúng trên 50% câu hỏi hiểu biết liên quan đến sức
khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng, 64,78% HS lựa chọn đúng các
câu hỏi về kĩ năng.
Như vậy, những hành động của các em chủ yếu xây dựng trên cơ sở cảm
tính, nên dễ mắc phải những sai lầm đáng tiếc khi chăm sóc sức khỏe.
15


Trước thực trạng đó tôi đã cố gắng mạnh dạn xây dựng giáo án và tổ chức
giảng dạy tích hợp giáo dục kĩ năng bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các bệnh do
VSV gây ra, để các em tiếp cận với kiến thức một cách tích cực, chủ động. Từ
đó các em tự bồi đắp cho mình những kiến thức cơ bản làm hành trang tự tin
trong cuộc sống.
Tôi xin đưa ra ví dụ cụ thể so sánh lớp thực nghiệm (10A5, 10A6) có áp
dụng tích hợp giáo dục kĩ năng bảo vệ sức khỏe và lớp đối chứng (10A3, 10A4)
không áp dụng tích hợp giáo dục kĩ năng bảo vệ sức khỏe trong giảng dạy như
sau:
Bảng 1 : Bảng so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm tại lớp thực
nghiệm (10A5, 10A6)

Nội dung
Trước thực
nghiệm
Sau thực nghiệm

Câu hỏi hiểu biết
(HS trả lời đúng >50% số
câu hỏi)
25%

Câu hỏi về kĩ năng
(HS trả lời đúng >50% số
câu hỏi)
64,78%

88,8%

92,5%

Từ bảng kết quả ta có biểu đồ biểu diễn:

B
ảng 2 : Kết quả so sánh lớp thực nghiệm (10A5, 10A6) và lớp đối chứng (10A3,
10A4)
Nội dung
Lớp đối chứng

Câu hỏi hiểu biết
Câu hỏi về kĩ năng
(HS trả lời đúng >50% số (HS trả lời đúng >50% số

câu hỏi)
câu hỏi)
65%
67,2%
16


Lớp thực nghiệm

88,8%

92,5%

Qua 2 biểu đồ trên, tôi có một số nhận xét như sau:
Trước và sau quá trình thực nghiệm, tôi thấy có sự chuyển biến rất rõ rệt
ở học sinh, đặc biệt ở các lớp thực nghiệm: Tỉ lệ HS trả lời đúng trên 50% câu
hỏi hiểu biết là 88,8% (tăng 63,8%) và tỷ lệ HS trả lời đúng câu hỏi kĩ năng là
92,5% (tăng 27,72%). Giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, HS lớp thực
nghiệm tỏ ra hứng thứ với nội dung bài học hơn, tích cực, chủ động hơn trong
việc lĩnh hội tri thức, bày tỏ mình trước đám đông, mạnh dạn đề xuất các
phương án giải quyết các tình huống trong bài học. Sau bài học, các em nắm bắt
kiến thức sâu sắc hơn, kĩ năng sống được hình thành cao hơn hẳn. Các em dần
mạnh dạn hơn khi trao đổi về vấn đề sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản
nói riêng, tích cực trình bày hiểu biết, trao đổi những thắc mắc trong cuộc sống,
tự tin bày tỏ cách giải quyết vấn đề. HS có những quyết định đúng đắn trong
việc xử lí các tình huống. Đây là một kết quả rất tốt, cho chúng ta thấy được vai
trò của việc giáo dục kĩ năng bảo vệ sức khỏe qua bài học.
Đặc biệt, sau buổi học, các em tỏ ra rất hứng khởi biết trao đổi với thầy cô
giáo những khúc mắc trong thực tế hàng ngày. Số lượng HS nghỉ học do ốm đau
giảm hẳn ở các lớp, trung bình còn 5 lượt/ lớp.

Sau bài học, tôi lại đến thăm khu trọ của HS, nhận thấy các em có ý thức
hơn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống, thường xuyên lau chùi, quét dọn
sạch sẽ hơn.
Vì thế, cha mẹ học sinh yên tâm, tin tưởng vào nhà trường, tích cực ủng
hộ việc dạy học của nhà trường.
17


Như vậy qua kết quả khảo sát của các em ta thấy sau khi áp dụng SKKN
đã có sự chuyển biến tích cực rõ nét so với trước khi áp dụng SKKN.
3. Kết luận, đề nghị
3.1. Kết luận.
Sau khi thực hiện đề tài tôi có một số kết luận như sau:
- Tổ chức giảng dạy cho HS THPT theo hướng tích hợp kĩ năng là điều
cần thiết để nâng cao trình độ, kĩ năng sống cho HS, giúp các em hứng thú học
tập, tự tin xử lí các tình huống trong cuộc sống, biết tự bảo vệ bản thân, gia đình
và cộng đồng. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
- Việc thiết kế hoạt động giảng dạy tích hợp theo định hướng phát triển
năng lực cho học sinh trường THPT Quan Hóa trên cơ sở khoa học và thực thiễn
là có tính khả thi và hiệu quả hơn so với phương pháp truyền thống.
- Dạy học tích hợp kĩ năng bảo vệ sức khỏe rất phù hợp với HS nói chung,
HS miền núi nói riêng, khi mà hiện nay chưa có môn học kĩ năng riêng ở trong
trường, trong khi kĩ năng sống là hết sức cần thiết.
- Với nội dung tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho HS qua bài học, đề tài
có thể áp dụng rộng rãi với nhiều đối tượng HS ở nhiều vùng miền khác nhau.
3.2. Đề nghị
Sau quá trình thực nghiệm cho học sinh trường THPT Quan Hóa có hiệu
quả nên tôi có một số đề xuất như sau:
- Đối với GV bộ môn, cần mạnh dạn đổi mới phương pháp, không ngừng
nghiên cứu, tự học, áp dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới nhằm thu

hút HS học tập tích cực và tự giác hơn. Thường xuyên tìm hiểu, nắm bắt kịp thời
những khó khăn của HS trong đời sống để có biện pháp giáo dục kĩ năng sống
phù hợp cho HS trong từng bài học.
- Đối với tổ chuyên môn, mạnh dạn triển khai sinh hoạt chuyên đề, đổi
mới phương pháp dạy học, chú trọng mục tiêu học đi đôi với hành.
- Nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác
giảng dạy tích hợp giáo dục kĩ năng, không ngừng khuyến khích GV đổi mới
phương pháp dạy học nói chung, giáo dục kĩ năng sống trong từng bài học nói
riêng.
- Sở GD - ĐT tăng cường triển khai rộng rãi chủ trương đổi mới dạy và
học.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN mình viết,
không sao chép nội dung của người khác

Nguyễn Thị Hiên
18


19



×