Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

SKKN phương pháp giúp học sinh trường THPT hậu lộc 4 học tốt môn thể dục nhịp điệu đạt kết quả cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.12 KB, 12 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ phận quan trọng không thể
thiếu được của nền giáo dục Việt Nam, là phương tiện góp phần vào sự nghiệp
giáo dục con người phát triển nhân cách một cách toàn diện, để kế tiếp sự
nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Chính vì vậy nhà trường phổ
thông là cái nôi để các em rèn luyện, nhằm góp phần vào việc nâng cao tầm vóc
con người Việt Nam ngang bằng với các nước trong khu vực và trên thế giới.
TDTT là một hoạt động mang tính xã hội rộng rãi. Mục tiêu chủ yếu của
TDTT là phục vụ sức khoẻ và nâng cao thể chất của con người, phục vụ văn
hoá. TDTT luôn mang màu sắc dân tộc với màu da khác nhau, ý kiến khác nhau
vẫn chan hoà trong các ngày hội thể thao lớn.
Chính vì vậy hoạt động TDTT là một hoạt động không thể thiếu được trong
đời sống con người góp phần tích cực vào việc giáo dục và xây dựng con người
mới, nền văn hoá xã hội mới, XHCN. Đảng và nhà nước ta rất coi trọng việc
phát triển phong trào TDTT quần chúng.
Nhu cầu học tập của thế hệ trẻ là một môi trường rộng lớn, sinh động để
hoạt động tự nhiên, đúng quy luật. Trường học phổ thông là nơi học sinh được
học tập bộ môn thể dục với những tiết học quy định đồng thời có lợi thế là nơi
luôn được tiếp xúc với các hoạt động TDTT ngoại khoá. Sự hoạt động phù hợp
với các đối tượng, lứa tuổi làm cho bầu không khí trong nhà trường sôi động,
náo nhiệt tạo sự lôi cuốn để xây dựng phong trào rộng lớn tích cực đó. Tài năng
thể thao được phát hiện, bồi dưỡng phát triển lên những đỉnh cao.
Cùng với các môn thể dục trên, môn thể dục nhịp điệu đã ra đời và là môn
học rèn luyện để phát triển con người toàn diện.
Thực hiện theo phân phối chương trình năm học, thể dục nhịp điệu là nội
dung học hoàn toàn mới và tương đối khó đối với học sinh THPT, nhất là đối với
học sinh nam cho nên các em thường có thái độ né tránh, mức độ tiếp thu chậm,
động tác sai khó sửa. Môn thể dục nhịp điệu là môn rất khó trong việc giảng dạy,
huấn luyện đội tuyển. Nó yêu cầu trong quá trình huấn luyện không được nóng
vội, để đi đến kết quả thành công thì cần phải huấn luyện từng bước một. Vì thể


dục nhịp điệu không đơn thuần là việc chỉ cho học sinh học thuộc động tác của
bài thể dục mà còn kết hợp, lồng ghép những bài nhạc vào bài thể dục sao cho
nhịp nhàng, từ đó tạo ra một bài thể dục nhịp điệu hoàn chỉnh. Mặt khác trong
quá trình huấn luyện việc đầu tư hết nhiều thời gian như vậy mà không đem lại
kết quả như mong muốn hay nói cách khác, đi thi mà không có giải sẽ gây ra sự
buồn chán đối với người huấn luyện. Một số trường không dám đầu tư vào đội
tuyển thể dục nhịp điệu cũng là lý do như vậy. Chính vì lý do đó đã thúc đẩy tôi
luôn luôn tim tòi, học tập và muốn tìm ra hướng giải quyết vấn đề để đem lại
hiệu quả cao trong việc huấn luyện đội tuyển thể dục nhịp điệu.
Bản thân tôi đã cầm đội tuyển dự thi học sinh giỏi tỉnh thể dục aerobic
nhiều năm trong đó thành công cũng có, thất bại cũng có. Chính vì lý do đó đã
thúc đẩy tôi đưa ra phương pháp tập luyện đạt kết quả cao trong kỳ thi học sinh
1


giỏi tỉnh năm học 2019-2020: “Phương pháp giúp học sinh trường THPT Hậu
Lộc4 học tốt môn thể dục nhịp điệu đạt kết quả cao” .
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện nghiên cứu để phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động của học sinh, đồng thời giúp học sinh tự tìm ra tri thức,
phát huy tính sáng tạo của học sinh đối với môn học, nó tạo ra sự tự tin, nhiệt
tình của người dạy và sự ham thích, tích cực tập luyện của người học, làm cho
không khí nhà trường thêm tươi vui, lành mạnh.
- Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo trong việc học
tập.
- Sử dụng phương pháp phù hợp và đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn kích
thích tập luyện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng tôi chọn có 6 lớp 11 với 259 em/1 năm tỷ lệ nam nữ giữa các
lớp tương đương với nhau. Năng lực giữa các lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên

gần như bằng nhau. Được chia làm 2 nhóm; 1 nhóm làm thực nghiệm, nhóm còn
lại để đối chứng. Nhóm thứ nhất: tập luyện bình thường theo hướng dẫn của
Sách giáo viên bao gồm các lớp: 11A7 có 43 học sinh, 11 A8 có 45 học sinh, lớp
11A9 có 41 học sinh. Tổng số học sinh của nhóm thứ nhất là 129 học sinh.
Nhóm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm áp dụng các bài tập bổ
trợ chuyên sâu cho kỹ thuật thể dục nhịp điệu vào giảng dạy. 11 A10 có 44 học
sinh, 11 A11 có 42 học sinh, 11A12 có 44 học sinh. Tổng số học sinh nhóm thứ
hai là: 130 em.
Biện pháp thực hiện các bài tập bổ trợ vào giờ học thể dục nhịp điệu để
phát triển thể lực chuyên môn môn thể dục nhịp điệu.
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu :
Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2018 đến hết 20 tháng 5 năm 2019
phạm vi nghiên cứu đối với học sinh khối 11.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp thị phạm.
- Phương pháp đồng loạt.
- Phương pháp phân nhóm.
- Phương pháp tập luyện.
- Phương pháp thi đua khen thưởng.
1.5. Những điểm mới của SKKN
Mục tiêu của tôi đó là đem đề tài trao đổi với các đồng nghiệp nhằm mục
đích nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, góp phần vào việc nâng cao tính
hiệu quả của kỹ thuật động tác và giúp các em tự tin khi thực hiện động tác
Để người giáo viên giảng dạy tốt một bài thể dục nhịp điệu cần quan tâm
đến hai yếu tố : Đó là kỹ thuật động tác và phương pháp ghép nhạc.
2


2. NỘI DUNG SÁNG KIÉN KINH NGHIỆM.

2.1. Cơ sở lí luận.
- Thể dục nhịp điệu là tập hợp nhiều bài tập vận động với các chuyển
động của cơ thể, các bước chân theo nhịp đếm, theo điệu nhạc dưới sự hướng
dẫn của giáo viên.
- Thể dục nhịp điệu là các hoạt động thể dục với cường độ trung bình trong
một thời gian dài, có liên quan đến quá trình huy động và sử dụng oxy trong quá
trình trao đổi năng lượng của cơ bắp.
- Thể dục nhịp điệu là loại hình thể dục mới nhưng đã được hưởng ứng sôi
nổi và đã được đưa vào chương trình giảng dạy chính khóa ở trườngTHPT.
- Giảng dạy thể dục nhịp điệu, giáo viên phải phối hợp nhiều phương pháp
khác nhau: Thuyết trình, trực quan, đàm thoại, chia nhóm … trong đó phương
pháp thuyết trình và trực quan đóng vai trò quyết định, giáo viên là người giúp
đỡ, điều khiển và sửa sai cho học sinh khi cần thiết.
- Để giảng dạy tốt môn thể dục nhịp điệu người giáo viên phải thực hiện
các động tác mẫu một cách chính xác, đúng trình tự, luôn gắn bó và hướng tới
người học, khi lên lớp phải gây được sự hưng phấn cho học sinh ham thích tập
luyện và tự rèn luyện sức khỏe.
- Giảng dạy thể dục nhịp điệu cũng cần chú ý giáo dục ý thức tổ chức kỷ
luật, ý thức đề phòng chấn thương trong luyện tập cho học sinh, phải thường
xuyên kiểm tra sân bãi, dụng cụ tập luyện, và cần phối hợp tốt với các môn khác
để bổ xung, hỗ trợ cho nhau.
2.2. Thực trạng.
Qua thời gian giảng dạy tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn
trong quá trình dạy và học môn thể dục nhịp điệu trong chương trình thể dục cấp
THPT:
2.2.1. Thuận lợi:
- Bản thân là giáo viên được đào tạo hệ chính quy thể dục thể thao và qua
các lớp bồi dưỡng chuyên môn của ngành.
- Hiện nay đối với môn Thể dục được ngành trang bị đầy đủ, sách hướng
dẫn giảng dạy cụ thể, trang bị tranh cùng đồ dùng môn Thể dục rất phong phú.

- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho hoạt
động giảng dạy.
- Môn Thể dục hiện nay có chương trình của từng tiết rõ ràng, có hướng
dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng bài học.
- Học sinh rất hào hứng học môn Thể dục nhịp điệu.
2.2.2. Khó khăn:
* Thực trạng học:
Trong môn thể dục nhịp điệu cấu trúc bài thi rất phức tạp và khó tập
luyện.
Vì lứa tuổi học sinh THPT độ mềm dẻo giảm, lại không được tập luyện
thường xuyên dẫn đến quá trình huấn luyện và tập luyện của thầy và trò gặp
nhiều khó khăn.
3


Học sinh thường lúng túng khi tập, khó khăn trong việc thực hiện các động
tác khó. Do vậy việc đưa ra một phương pháp tập luyện là yếu tố rất quan trọng
đem lại hiệu quả cao.
* Thực trạng dạy:
Nhà trường mới thành lập từ năm 2006 đến nay, cơ sở vật chất chưa đáp
ứng đầy đủ cho việc học, ôn luyện đội tuyển đối với tất cả các nội dung của môn
thể dục, đặc biệt là nội dung thể dục nhịp điệu.
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để tiến hành thực hiện tốt nội dung bài học, tôi thực hiện theo những
bước sau:
2.3.1. Lý thuyết.
Thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp
giảng dạy cho học sinh 1 tiết học lý thuyết để trang bị kiến thức mới, kết hợp
cho h ọc sinh xem tranh ảnh và một số đoạn phim hướng dẫn bài tập thể dục
nhịp điệu, giảng giải rõ ràng và dễ hiểu, giúp các em học sinh nắm vững toàn bộ

kĩ thuật động tác trước khi tiến hành tập luyện tiết học thực hành.
Khi giảng dạy lý thuyết giáo viên phải căn cứ vào tình hình cụ thể của học
sinh, lấy những dẫn chứng, ví dụ thực tế gần gũi mà các em biết sẽ giúp học sinh
tiếp thu bài học tốt hơn.
Khi dạy lí luận phải đi đôi với thực tiễn, sau khi hướng dẫn lý thuyết
xong, yêu cầu học sinh phải nghiêm túc vận dụng ngay vào trong việc luyện tập
hàng ngày.
Giáo viên phải đưa ra được các ưu điểm của một bài tập, một động tác
cho học sinh nắm, tìm hiểu sâu các nhu cầu của học sinh như: Muốn giảm cân,
phát triển cơ bắp, chiều cao... từ đó tạo ra sự hứng thú khi học sinh tập luyện ở
trường cũng như tập luyện ở nhà.
Củng cố niềm tin vào khả năng nhận thức của học sinh : Gi áo viên đưa ra
bài tập mà tác dụng của bài tập đó ảnh hưởng trực tiếp đến một số nhóm cơ của
người tập mà học sinh chưa biết, sẽ tạo cho h ọc sinh hưng phấn ban đầu.
Nếu hướng dẫn học sinh bài tập này sẽ tạo được hưng phấn cho học sinh
ngay từ buổi đầu tập luyện thay vì tập bài thể dục tay không gồm 8 động tác
( Vươn thở, tay ngực, vặn mình, gập thân...) học sinh sẽ rơi vào trạng thái nhàm
chán. Nội dung giảng dạy cần linh hoạt nhưng phải thận trọng, nếu học sinh
chưa nắm vững động tác này thì không nên dạy sang động tác khác.
Sự sai sót của học sinh ph ải phân tích cụ thể, để có thể tìm đúng nguyên
nhân mà có biện pháp sửa chữa thích hợp, không nên giải quyết chung chung
như nhau.
Kết hợp việc giảng dạy động tác để phát triển những tố chất cần thiết
như : Sức bền, tính linh hoạt, mềm dẻo...
Khi luyện tập phải chuẩn bị khởi động thật kĩ, đặc biệt là các khớp xương
chân.

4



2.3.2. Thực hành :
Chuẩn bị:
- Giáo viên phải chuẩn bị giáo án thật tốt trước khi lên lớp và tranh vẽ
toàn bộ bài thể dục nhịp điệu để minh hoạ giảng dạy. Giáo án phải viết tương đối
cụ thể , tỉ mỉ, có nhiệm vụ yêu c ầu và sắp xếp nội dung, các bước tiến hành, số
lượng vận động ( Số lượng động tác, số lần tập, cường độ thời gian...), mỗi nội
dung phải có biện pháp tổ chức tiến hành cụ thể được ghi đầy đủ trong giáo án.
Giáo án phải được chuẩn bị trước 3- 5 ngày để giáo viên học thuộc, xem lại để
sửa đổi và điều chỉnh cho thích hợp với điều kiện tình hình của lớp học.
- Dụng cụ sân bãi: Vệ sinh sân tập, tranh ảnh minh hoạ.
- Trang phục tập luyện đúng quy định : Học sinh mặc trang phục thể dục
của trường, áo bỏ vào quần, mang giầy bata.
- Sân tập( phòng tập) phải rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo cho mọi
hoạt động di chuyển của học sinh không vướng chướng ngại vật và không bị chi
phối của các hoạt động xung quanh.
* Phần mở đầu :
- Giáo viên khi nhận lớp phải nắm được sĩ số học sinh( có mặt, vắng có
phép,không phép) kiểm tra trang phục tập luyện và sức khoẻ của học sinh (trước
khi tập đã ăn uống đầy đủ, học sinh bị ốm, bị bệnh tim...)
- Hướng dẫn cho học sinh nắm được mục đích, yêu cầu, nội dung tiết học
học sinh phải có tinh thần học tập nghiêm túc, tích cực nắm được nội dung học
để thực hiện vận dụng đúng kỹ thuật động tác)
- Hướng dẫn học sinh khởi động chung, khởi động chuyên môn và tập các
động tác bổ trợ nghiêm túc, tích cực để học tập tốt bài học và ngăn ngừa chấn
thương.phần khởi động là các bài tập phát triển toàn bộ các bộ phận của cơ thể
chủ yếu là các cơ bắp, khối xương ,dây chằng, giúp cơ thể chuyển từ trạng thái
tỉnh sang trạng thái động tích cực, giúp học sinh luyện tập tốt, nắm vững bài học
nhanh hơn.
* Phần cơ bản :
- Xây dựng khái niệm chính xác kết hợp cho xem tranh ảnh để học sinh có

khái niệm chung tương đối đúng đắn và chính xác của động tác .
- Nội dung chính của bài học giáo viên phải thị phạm động tác và phân
tích, giảng giải rõ kỹ thuật cho học sinh hiểu.
- Khi thị phạm động tác phải thực hiện nhiều lần, ở nhiều góc độ khác
nhau và thị phạm từng động tác lẻ , từ động tác dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp, giúp học sinh hiểu rõ nội dung bài học. Động tác thị phạm làm mẫu
phải chính xác đẹp mắt, chất lượng động tác thị phạm càng cao càng gây sự
phấn khởi và lòng ham muốn học tập cho học sinh.
- Giáo viên cần phải chọn vị trí thích hợp để thực hiện động tác thị phạm
hợp lý mới phát huy được hiệu quả động tác làm mẫu của mình. Chú ý kết hợp
chặt chẽ giữa giảng giải và thị phạm làm mẫu, giảng giải sẽ phân tích rõ được kỹ
thuật, mối quan hệ các động tác, nâng cao kiến thức cho học sinh, làm mẫu để
minh hoạ sinh động phần lý luận, hình dung cụ thể động tác.
- Giảng giải động tác cần phải chính xác, khoa học lời nói rõ ràng, thiết
thực để hình thành những khái niệm đúng đắn cho học sinh .Giảng giải sinh
5


động, hấp dẫn có tranh ảnh minh hoạ, dùng ngôn ngữ chuyên môn chính xác kết
hợp chặt chẽ với động tác làm mẫu để minh hoạ lời nói sẽ nâng cao tính khoa
học bộ môn, còn thêm thái độ nhiệt tình, có trách nhiệm của giáo viên trong lúc
dạy sẽ cảm hoá, động viên học sinh học tập tích cực.
- Vận dụng tốt phương pháp giảng dạy để hoàn thành tốt nhiệm vụ bài
học.
- Theo tôi thông thường khi dạy động tác mới, động tác khó, dùng phương
pháp phân đoạn, xé lẻ động tác ra nhiều phần học sinh sẽ dễ tiếp thu hơn.
- Phương pháp phân đoạn là phương pháp phân chia động tác thành
nhiều giai đoạn, giảng dạy lần lượt từng giai đoạn theo một trình tự nhất định,
cho đến hết.
Ví dụ : Khi giảng dạy động tác thực hiện chậm từng nhịp cùng chiều và

ngược chiều, sau đó mới tăng dần tốc độ. Đối với động tác khó nên dạy động tác
chân trước rồi mới dạy động tác tay, cuối cùng dạy phối hợp động tác chân– tay,
dạy cho học sinh nắm vững động tác trước mới dạy động tác tiếp theo.
- Phương pháp phân chia động tác phức tạp ra thành nhiều động tác đơn
giản, cho học sinh bắt đầu luyện tập những động tác đơn giản trước, sau đó mới
tập những động tác khó, phức tạp hơn, sẽ giảm bớt độ khó của động tác, học
những khâu chủ yếu, tạo điều kiện cho học sinh luyện tập nhiều động tác cơ bản
sẽ có tác dụng tạo điều kiện tốt giúp học sinh hoàn thành động tác hoàn chỉnh.
- Khi giảng dạy phải chú ý đảm bảo khối lượng vận động chính xác,
thích hợp lứa tuổi, giới tính, tố chất cơ thể, trình độ vận động để học sinh có thể
học tập, tiếp thu, nâng cao kỹ thuật động tác nhanh chóng, phát triển tố chất,
nâng cao sức khỏe. Nếu khối lượng vận động thấp quá sẽ ít có tác dụng đến cơ
thể, ngược lại khối lượng vận động cao quá sẽ gây tác hại đến sự phát triển của
cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của học sinh. Nếu cần phải tăng khối lượng
vận động trong quá trình giảng dạy phải tùy thuộc vào đối tượng, trình độ vận
động và tình hình cụ thể…, chỉ tăng khối lượng vận động trên cơ sở cơ thể đã
thích ứng với khối lượng vận động hiện tại, dần dần tăng thêm khối lượng, làm
cho cơ thể thích ứng với khối lượng vận động mới ở mức độ cao hơn. Trong khi
tăng khối lượng vận động giáo viên phải theo dõi quan sát phản ứng cơ thể của
học sinh, nắm vững quy luật hồi phục mà bố trí, điều chỉnh khối lượng vận động
cho thích hợp.
- Trong quá trình tập luyện, học sinh có thể mắc một số động tác sai, giáo
viên phải luôn chú ý ngăn ngừa những sai lầm, phải có biện pháp sữa chữa động
tác sai để học sinh nắm được kỹ thuật chính xác, nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Phát hiện kịp thời, tìm được nguyên nhân động tác sai mới có thể giúp
học sinh sửa chữa nhanh chóng, phải chú ý theo dõi sửa sai cho từng học sinh,
sửa sai dù là cái sai nhỏ nhất ngay sau khi học sinh thực hiện động tác. Phương
pháp sửa sai thường là giảng giải, làm mẫu lại động tác để học sinh nắm được
yếu lĩnh động tác.
- Dùng hình thức trò chơi và thi đấu để luyện tập sẽ tránh cho các em sự

nhàm chán, gây hào hứng, sôi nổi, động viên được tinh thần tích cực hăng say
luyện tập của học sinh. Nội dung trò chơi phải thật thích hợp, liên quan đến nội
dung bài học, nếu không trò chơi sẽ không phát huy được tác dụng của nó,
6


ngược lại làm loãng mất nội dung tập. Dưới hình thức trò chơi làm cho học sinh
phấn khởi, quên đi sự mệt nhọc, dùng trò chơi để tăng thêm lượng vận động
nhưng phải tổ chức lớp thật khoa học, giảng giải quy tắc chơi ngắn gọn, dành
nhiều thời gian để luyện tập kỹ thuật.
- Để đạt được yêu cầu giờ dạy giáo viên phải có biện pháp tổ chức giờ
dạy phù hợp. Phương pháp tổ chức lớp tốt nhất theo tôi là việc chia tổ để tập
luyện vì nó sẽ tận dụng tối đa điều kiện sân bãi hiện có, đảm bảo tập đủ cường
độ để nâng cao kỹ thuật, thể lực, kỹ năng và tố chất vận động. Khi chia tổ giảng
dạy giáo viên phải tổ chức triển khai, biến đổi đội hình hợp lý, giúp giáo viên có
thể đi sát chỉ đạo dễ dàng và chú ý theo dõi quản lý trật tự - kỷ luật lớp học.
* Phần kết thúc.
Giáo viên tiến hành củng cố bài học để hệ thống lại kiến thức đã học :
+ Củng cố kiến thức đã học : Giáo viên có thể đặt câu hỏi về nội dung, kỹ
thuật đã học, gọi học sinh trả lời, sau đó giáo viên nhắc lại toàn bộ kiến thức đã
học cho học sinh hiểu và nhớ nội dung học.
+ Cũng cố kỹ thuật : Giáo viên chọn một vài học sinh có kỹ thuật tốt và
chưa tốt lên thực hiện lại kỹ thuật cơ bản đã học, hướng dẫn sửa sai, cùng học
sinh hệ thống kiến thức đã học .
+Thực hiện hồi tĩnh, thả lỏng sau buổi tập: Giáo viên kết thúc bài học, làm
cho cơ thể học sinh từ trạng thái hoạt động dần trở lại bình thường bằng các
động tác thả lỏng chân tay với khối lượng vận động nhỏ như cúi người thả lỏng,
lắc bắp, đùi …
+ Nhận xét ưu, khuyết điểm sau buổi tập: Tinh thần, thái độ học tập của
học sinh, những nội dung tập luyện đã thực hiện tốt và chưa tốt.

+ Dặn dò bài tập ở nhà căn cứ theo nội dung đã học trên lớp và tình hình
tiếp thu của học sinh, thường là những động tác khó, động tác chưa hoàn chỉnh.
+ Sau giờ dạy giáo viên phải rút được kinh nghiệm, ưu – khuyết điểm giờ
dạy để có những biện pháp cải tiến, thích hợp, để có thể giảng dạy tốt hơn ở
những buổi tập sau.
* Kết quả thu được. Sau khi kiểm tra nội dung thể dục nhịp điệu cho 6 lớp
ở cả 2 nhóm tính bình quân điểm kiểm tra của kỹ thuật có kết quả như sau:
- Nhóm không đưa các bài tập bổ trợ, tập các bài tập đơn thuần:
TT Lớp
Số
Loại Giỏi
Loại Khá
Loại Đạt
Không Đạt
HS
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điếm dưới 5

4

1

11A7

43

5 =11,6%


12 =27,9%

24 =55,8%

2 =4,6%

2

11A8

45

7 =15,6%

14 =31,1%

23 =51,1%

1 =2,2%

3

11A9

41

6 =14,6%

11 =43,9%


16 =39%

8 =19,5%

Tổng

129 18/129 =13,9%

37/129 =28,7%

63/129 =48,8%

11/129 =8,5%

Nhóm lớp tập các bài tập thông thường kết quả thu được như sau:

7


- Lớp 11A7 (Điểm 9-10) 5\43 Đạt 11,6% (Điểm7-8) 12/43 Đạt 27,9%
(Điểm5-6) 24/43 Đạt 55,8% (Điểm dưới 5) 2/43 Chiếm tỉ lệ 4,6% .
- Lớp 11A8 (Điểm 9-10) 7\45 Đạt 15,6% (Điểm7-8) 14/45 Đạt 31,1%
(Điểm5-6) 23/45 Đạt 51,1% (Điểm dưới 5) 1/45 Chiếm tỉ lệ 2,2% .
- Lớp 11A9 (Điểm 9-10) 6\41 Đạt 14,6% (Điểm7-8) 11/41 Đạt 43,9%
(Điểm5-6) 16/41 Đạt 39% (Điểm dưới 5) 8/41 Chiếm tỉ lệ 19,5%
Từ kết quả của nhóm đối chứng số học sinh chiếm tỉ lệ Giỏi chiếm
13,9%(18/129 hs). Số học sinh chiếm loại khá chiếm 28,7%(37/129 hs), số học
sinh Đạt chiếm tỉ lệ 48,8%(63/129 hs), số học sinh chưa Đạt chiếm 8,5%(11/129
hs).
2.4. Hiệu quả đạt được đối với nhóm lớp thực nghiệm.

* Đối với nhóm lớp thực nghiệm kết quả thể hiện như sau:
TT
Lớp
Số
Loại Giỏi
Loại Khá
Loại Đạt
Không Đạt
HS
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điếm dưới 5
1

11A10 4

8 =18,1%

17 =38,6%

19 =43,2%

2

10A11 42

10 =23,8%

19 =45,2%


22 =52,4%

3

10A12 4

9 =20,5%

16 =36,4%

18 =40,9%

4

Tổng

27/130 =20,8%

52/130

30

=40% 59/130 =45,4%

0 =0%
0 =0%
1 =2,3%
1/130 =0,8%


- Lớp 11A10 (Điểm 9-10) 8\44 Đạt 18,1% (Điểm7-8) 17/44 Đạt 38,6%
(Điểm5-6) 19/44 Đạt 43,2% (Điểm dưới 5) 0/42 Chiếm tỉ lệ 0% .
- Lớp 11A11 (Điểm 9-10) 10\42 Đạt 23,8% (Điểm7-8) 19/42 Đạt 45,2%
(Điểm5-6) 22/42 Đạt 52,4% (Điểm dưới 5) 0/42 Chiếm tỉ lệ 0% .
- Lớp 11A12 (Điểm 9-10) 9\44 Đạt 20,5% (Điểm7-8) 16/44 Đạt 36,4%
(Điểm5-6) 18/44 Đạt 40,9% (Điểm dưới 5) 1/44 Chiếm tỉ lệ 2,3% .
- Kết quả thu được của nhóm thực nghiệm như sau:
Từ kết quả của nhóm đối chứng số học sinh chiếm tỉ lệ Giỏi chiếm
20,8%(27/130 hs). Số học sinh chiếm loại khá chiếm 40%(52/130 hs),số học
sinh Đạt chiếm tỉ lệ 45,4%(59/130 hs) số học sinh Không Đạt chiếm 0,8%(1/130
hs).
Nhận xét, đánh giá: Qua so sánh 2 bảng thành tích kiểm tra trên của 2
nhóm đối tượng thực nghiệm và không thực nghiệm tôi thấy. Kết quả học tập
của các em được nâng lên rõ rệt số hs Loại Giỏi 20,8% nhóm thực nghiệm còn
nhóm đối chứng Loại giỏi chiếm 13,9% Loại Khá nhóm thực nghiệm 40% nhóm
đối chứng chỉ chiếm 28,7% thấp hơn. Loại Đạt nhóm thực nghiệm 45,4% còn
nhóm đối chứng chiếm 48,8% qua hai bảng chúng ta nhận thấy một điều nếu
tập theo các bài tập thông thường thì số học sinh Đạt cao hơn tổng số học Loại
8


giỏi và khá cộng lại còn đối với nhóm thực nghiệm thì ngược lại tổng số học
sinh Loại Giỏi và Khá lại chiếm tỉ lệ cao hơn. Còn tỉ lệ học sinh yếu kém nhóm
thực nghiệm có sự khác biệt rõ ràng 0,8% nhóm thực nghiệm còn nhóm đối
chứng tỉ lệ học sinh yếu kém chiếm 8,5% cao gấp 10 lần so với nhóm thực
nghiệm.
Từ đó các em nắm bắt kỹ thuật được tốt hơn. Giờ học của các em sinh
động hơn, không bị nhàm chán, gò bó. Khi các em vui chơi thể thao ở ngoài giờ
học, ở nhà , ở các câu lạc bộ, ở địa phương cũng tốt hơn. Và nhất là các buổi
luyện tập, các em đã nhanh nhẹn hơn, bền bỉ hơn trong từng động tác. Với con

số 130 em được thực nghiệm và 129 em không được áp dụng bài tập trên ở 6 lớp
11 trong năm học liên tục ở trường THPT Hậu Lộc 4 Hưng Lộc- Hậu Lộc
-Thanh Hóa. Tôi thấy kết quả rất tốt với các em được thực nghiệm. Vì vậy tôi
mạnh dạn đem một phần sáng kiến nhỏ của mình trong nhiều năm làm công tác
giảng dạy ở trường phổ thông để góp phần chung vào việc đào tạo thế hệ trẻ.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
- Qua việc thực hiện sáng kiến với các biện pháp trên và những kết quả đã
đạt được, tôi nhận thấy muốn giảng dạy đạt kết quả tốt giáo viên phải có sự đầu
tư chuẩn bị kĩ giáo án trước khi lên lớp, chuẩn bị đồ dùng dạy học và dụng cụ
sân bãi thật tốt.
- Muốn giảng dạy đạt kết quả tốt và thu hút sự ham thích của học sinh đối
với môn học, bản thân người dạy ngoài sự nhiệt tình giảng dạy cần phải không
ngừng học hỏi trang bị thêm kiến thức, rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ cho
vững vàng, thường xuyên dự giờ đồng nghiệp, phải rút được kinh nghiệm sau
mỗi giờ dạy để tìm ra những phương pháp cải tiến, phù hợp với yêu cầu giảng
dạy.
- Tổ chức trò chơi và lượng vận động hợp lí, bài tập phải vừa sức, phù
hợp với sức khoẻ, trình độ thể lực, tâm sinh lí, giới tính của học sinh, tránh cho
các em sự lo ngại, nhàm chán, tạo được tâm lí tốt cho các em đối với môn học.
- Trong quá trình trực tiếp giảng dạy phải đảm bảo an toàn cho học sinh,
giúp các em an tâm, tự tin hơn trong quá trình tập luyện. Có như thế học sinh sẽ
dễ dàng tiếp thu tốt bài học, vận dụng tốt kĩ thuật nâng cao thành tích trong học
tập và thi đấu.
Nhờ kết quả đạt được qua các năm nên khi huấn luyện đội tuyển tôi cũng
tự tin hơn, và quan trọng hơn nữa là học sinh tin tưởng vào phương pháp lựa
chọn bài tập bổ trợ của tôi. Chính điều đó đã làm cho thầy và trò có sự tin tưởng
lẫn nhau, có chung ý chí và tuân thủ kỷ luật.

9



3.2. Kiến nghị:
+ Đối với sở GD&ĐT: Trường THPT Hậu Lộc 4 là một trường mới thành
lập, giáo viên còn trẻ kinh nghiệm còn ít cơ hội học tập các lớp bồi dưỡng
chuyên sâu môn thể dục nhịp điệu do sở tổ chức chưa được nhiều nên cơ hội đúc
rút kinh nghiệm triển khai giảng dạy truyền đạt kiến thức, nâng cao kỹ thuật cho
học sinh nhà trường chưa được tốt. Nên đề nghị Sở GD&ĐT tăng cường các lớp
tập huấn thể dục nhịp điệu vào các đợt hè góp phần nâng cao kỹ thuật động tác
cho giáo viên, các em học sinh và nâng cao thành tích môn thể duch nhịp điệu
của nhà trường trong các cuộc thi từ cấp trường trở đi.
+ Đối với nhà trường: Cần tạo điều kiện cho giáo viên khi tổ chức dạy học
chính khóa và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các em yêu thích môn học thể
dục đặc biệt là môn thể duch nhịp điệu. Tập luyện ngoại khóa tại trường sau các
buổi chính khóa kể cả thời gian và phương tiện tập luyện như sân bãi, giáo trình
….
=> Đề tài SKKN của tôi mới ở cấp độ cá nhân nên không tránh khỏi
những điểm chưa được hài lòng. Không thể tránh được những sai sót, những bất
cập, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung của các thầy cô, các đồng
nghiệp, các cấp quản lí, các chuyên gia đầu ngành để sáng kiến kinh nghiệm của
tôi được hoàn thiện hơn, để có thể áp dụng rộng rãi hơn. Góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy. Qua đó giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mỹ của các kỹ năng cơ bản, để các em tiến xa hơn nữa trên
con đường học tập và sau này đi vào cuộc sống được tốt hơn./.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 20 tháng 5 năm 2019
NGƯỜI THỰC HIỆN


Phạm Văn Tú

10


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

MỤC LỤC
Nội dung
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của SKKN

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
2.2 Thực trạng
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả đạt được đối với nhóm thực nghiệm.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

Số trang
1
1
2
2
2
2
3
3
3
4
8
9
9
10

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 4
----------  ---------

11



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP11
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 4 HỌC TỐT
MÔN THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU ĐẠT KẾT QUẢ CAO

Người thực hiện

:

Phạm Văn Tú

Chức vụ

:

Giáo viên

SKKN thuộc môn :

Thể dục

THANH HOÁ, NĂM 2019

12




×