Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN ứng dụng các trò chơi truyền hình nhằm tạo hứng thú học tập, tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG CÁC TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH NHẰM TẠO
HỨNG THÚ HỌC TẬP, TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC MỘT SỐ
VẤN ĐỀ CẤP THIẾT TRONG CUỘC SỐNG CHO HỌC
SINH QUA DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI MÔN TIN HỌC 10 Ở
TRƯỜNG THPT.

Người thực hiện: Trịnh Thị Hiền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tin học

THANH HOÁ NĂM 2019


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.....................................................3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm...................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.....................4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề...........................................8
2.3.1. Hoạt động kiểm tra bài cũ....................................................................8


2.3.2. Hoạt động giới thiệu bài mới................................................................9
2.3.3. Hoạt động làm rõ từng nội dung kiến thức mới của bài học..............11
2.3.4. Hoạt động củng cố bài........................................................................13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.....................................................................17
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...............................................................................19
3.1. Kết luận.....................................................................................................19
3.2. Kiến nghị...................................................................................................19


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng và phát
huy nguồn lực con người - là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh của đất
nước yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, trong xu thế của
hội nhập và phát triển, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật kéo theo sự
bùng nổ của công nghệ thông tin đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới một cách
mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ cả về nội dung chương trình và phương pháp dạy
học. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa chiến lược.
Mặt khác, mục tiêu của giáo dục Việt Nam ngày nay là đào tạo con người
Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề
nghiệp. Về cách học, khuyến khích học sinh lấy tự học là chính, học tập một
cách chủ động và sáng tạo. Chính vì thế, việc hình thành và rèn luyện cho người
học sự hiểu biết, tâm thế chủ động điều khiển quá trình học tập của bản thân,
phát huy nội lực là việc làm cấp thiết của các nhà giáo dục.
Để thực hiện được nhiệm vụ đó, giáo dục đạo đức, ý thức trách nhiệm cho
thế hệ tương lai là một nội dung không thể thiếu trong chương trình giáo dục ở
các cấp học của hệ thống giáo dục quốc dân vì như Bác Hồ đã nói: “Hiền dữ
phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” [1]. Vì vậy ngoài việc dạy

học các kiến thức trong chương trình giáo dục cho học sinh thì việc cung cấp
những kiến thức, kỹ năng cấp thiết trong cuộc sống cũng là một điều quan trọng
không kém góp phần truyền tải các kiến thức, kỹ năng mềm đến những công dân
trẻ tuổi một cách ngắn nhất, khoa học nhất, hiệu quả nhất.
Trong thời đại ngày nay, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tác động
đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội, đóng vai trò không nhỏ đến sự phát triển
chung của nhân loại. Đảng và nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan
trọng của Tin học, cũng như yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin,
đào tạo thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, nắm tri thức khoa học công nghệ để làm
chủ trong mọi hoàn cảnh. Trong các môn học và hoạt động giáo dục của trường
THPT thì môn tin học là một trong những môn học đặc thù, kiến thức khá khô
khan. Mặt khác, do tâm lý chung của đa số học sinh, phụ huynh học sinh và
thậm chí cả giáo viên thì môn Tin học vẫn là môn học phụ. Đặc biệt đối với học
sinh lớp 10,11 do mới bước vào môi trường học tập mới nên còn khá nhiều áp
lực để khẳng định bản thân ở một số môn học trong việc lựa chọn khối học, còn
đối với học sinh lớp 12 lớp cuối cấp áp lực thi cử nặng nề nên gần như các em
không quan tâm đến các môn học mà không phục vụ cho việc lựa chọn khối thi,
hay thi tốt nghiệp trong đó có môn Tin học đó cũng là một trong những lý do
khiến giáo viên cũng chưa có sự đầu tư cho môn học, tiết học còn diễn ra một
cách đơn điệu, khô khan, đồ dùng dạy học ít được sử dụng hoặc sử dụng nhưng
chưa thực sự hiệu quả, học trò học đối phó, chiếu lệ, không tập trung, giờ học
chưa gây được hứng thú nên hiệu quả giáo dục của bộ môn chưa thực sự đạt
được theo yêu cầu.
1


Để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học với định hướng “lấy học sinh làm trung tâm” và nhằm
mục đích phát triển năng lực cho học sinh. Là giáo viên dạy môn Tin học tôi
luôn xác định rằng: Việc làm cho học sinh hiểu và mong muốn tìm hiểu một số

kiến thức kỹ năng đặc trưng của môn học rồi ứng dụng nó vào các hoạt động
hàng ngày là một điều khó vì các kiến thức thuộc phân môn đa số là những kiến
thức rất “khô khan” mang nặng tính chất “thao tác thực hành” và “khó truyền
đạt” nên muốn làm được điều đó, người giáo viên cần phải năng động, sáng tạo
và linh hoạt trong sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học. Phải khơi dậy
được ở người học niềm đam mê hứng thú với tiết học, môn học như Bác Hồ đã
từng dạy: “Siêng học tập thì mau biết, siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến”,
“các thầy nên thi nhau tìm cách dạy sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, nhanh chóng và
thiết thực” và trong thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc Bác
cũng yêu cầu “Trong lúc học cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng
cần làm cho chúng học” [2] mới tạo được hứng thú học tập, phát triển được
năng lực người học và đạt được mục tiêu giáo dục như mong muốn.
Bên cạnh đó, môn Tin học 10 có một số nội dung, chủ đề khá thuận lợi để
giáo viên thực hiện việc tích hợp một số kiến thức liên môn, các phương pháp
kỹ thuật dạy học tích cực để học sinh tìm hiểu một số vấn đề cấp thiết trong
cuộc sống như: rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, vấn đề bạo lực học đường,
nghiện game …..Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài: “Ứng dụng các trò chơi
truyền hình nhằm tạo hứng thú học tập, tăng cường hiệu quả công tác
tuyên truyền phổ biến, giáo dục một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống cho
học sinh qua dạy học một số bài môn tin học 10 ở trường THPT” làm đề tài
sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2018-2019. Đây là vấn đề khiến
tôi suy nghĩ rất nhiều trong quá trình công tác giảng dạy ở trường THPT Thọ
xuân 5, đề tài rất thiết thực và rất cần thiết hiện nay trong việc giảng dạy môn học.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đưa ra cách tiến hành ứng dụng trò chơi trong một số chương
trình truyền hình trong dạy học một số bài môn tin học 10 nhằm tạo hứng thú
học tập cho học sinh, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ
biến giáo dục một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống, làm cho tiết học trở nên
nhẹ nhàng, không bị khô khan, nhàm chán nhưng cũng không làm ảnh hưởng tới
mục tiêu của bài học. Qua quá trình nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm

tôi đã giải tỏa được những vướng mắc mà trước đây khi dạy học tôi đã gặp phải.
Từ đó tạo được niềm tin cho đồng nghiệp và học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Là các trò chơi trong một số chương trình truyền hình, có liên quan đến một số
vấn đề cấp thiết trong cuộc sống như: giáo dục giới trẻ tránh xa game online,
nghiện facebook, đăng tải các video không lành mạnh, văn hóa sử dụng mạng
thông tin dùng chung, việc tung vius vào mạng....thông qua nội dung một số bài
như phần mềm máy tính, những ứng dụng của tin học, tin học và xã hội và các
dịch vụ cơ bản của internet... trong sách giáo khoa tin học 10 nhằm tạo hứng thú
học tập, tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục một số
2


kiến thức, kỹ năng về một sô vấn đề cấp thiết trong cuộc sống cho học sinh.
- Đề tài phân tích thực trạng hứng thú học tập của học sinh đối với môn Tin học.
- Tìm hiểu nguyên nhân làm học sinh chưa hứng thú, chưa đam mê với môn học.
- Khảo sát, đánh giá được thực trạng việc học tập của học sinh một số lớp được
chọn làm đối tượng nghiên cứu trước và sau tác động.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu sách giáo khoa, báo, tài liệu, giáo trình, các văn bản, chỉ thị,
nghị quyết cơ bản liên quan đến nội dung đề tài. Trên cơ sở đó phân tích, tổng
hợp khái quát, rút ra những vấn đề cần thiết cho đề tài.
 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Tham gia dự giờ lấy ý kiến của thầy cô phụ trách việc giảng dạy môn tin
học ở trường. Từ đó xác định được những khó khăn trong việc triển khai dạy
học môn Tin học. Thăm dò trao đổi ý kiến với giáo viên về vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học, tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Tiếp thu ý
kiến của các thầy cô giáo khi tiến hành xây dựng các nội dung bài học liên quan
đến nội dung đề tài.

 Phương pháp thực nghiệm
Trên cơ sở đề xuất ý tưởng đề tài sẽ giúp chúng ta sẽ khắc sâu kiến thức,
đồng thời tiến hành soạn giáo án thực nghiệm, thực hiện việc thực nghiệm tại
trường nhằm kiểm chứng kết quả nghiên cứu và đề xuất của đề tài.
 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Thông qua kết quả quan sát tiết dạy, phân tích, kiểm tra – đánh giá kết quả
học tập của học sinh, xử lý thống kê rồi rút ra những kết luận cần thiết.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Dạy học là một quá trình nhận thức, là quá trình hoạt động của thầy – trò,
trong đó học sinh vừa là đối tượng của hoạt động dạy, vừa là chủ thể của hoạt
động học. Nhiệm vụ của quá trình dạy học là hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo và phải
làm cho trí tuệ của học sinh phát triển, phát hiện ra những dự trữ về sự phát triển
trí tuệ của học sinh tiềm tàng ngay trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó vai trò
của thầy cô giáo là người tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo cho học sinh các hoạt
động trong giờ học. Giáo viên cần cân nhắc, chọn lọc, sắp xếp theo trình tự logic
để chuyển tải kiến thức sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, phương
tiện kỹ thuật dành cho dạy học, đặc biệt là phù hợp với từng đối tượng học sinh,
làm thế nào để mọi học sinh trong lớp đều tham gia hoạt động, vừa đảm bảo nhịp
độ chung nhưng cũng là điều kiện cho học sinh phát triển hết năng lực của bản thân.
Về đổi mới phương pháp dạy học, trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây
rất được quan tâm. Song trong thực tế, việc đổi mới phương pháp dạy học chưa
thu được kết quả như mong muốn. Vẫn còn tồn tại những phương pháp giảng
dạy như “Thầy đọc trò chép” hay thầy đọc chép và trò ghi chép”, hay đã đổi mới
rồi xong chưa thu được kết quả như mong muốn. [2]
Mặt khác công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về các vấn đề cấp thiết
trong cuộc sống cho thanh, thiếu niên và học sinh trong nhà trường hiện nay là
3



vấn đề được lãnh đạo Đảng, Nhà nước xem trọng hàng đầu trong công cuộc đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Để tăng cường hiệu quả giáo dục
nói chung và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục các vấn đề cấp
thiết trong cuộc sống của nhà trường nói riêng, Khoản 2 - Điều 28 - Luật Giáo
dục đã chỉ rõ: “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp
học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh”. [3]
Muốn tạo ra được sự thống nhất giữa nhận thức và hành động theo
nguyên lý “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng
đến thực tiễn”, trong giảng dạy môn Tin học với nội dung được lồng ghép để
tuyên truyền phổ biến, giáo dục một số kiến thức, kỹ năng về các vấn đề cấp
thiết trong cuộc sống cần phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những kiến thức
pháp luật cơ bản gắn với những hoạt động thường ngày của học sinh như vấn đề:
Sử dụng Internet một cách văn minh, không lan truyền vius vào mạng, vấn đề
nghiệm game của giới trẻ, việc đăng tải những video nhạy cảm đây là nhũng
nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, suy thoái đạo đức của giới trẻ hiện
nay… Như vậy, việc học sẽ trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn và đây là nguồn cung
cấp tư liệu để học sinh khai thác nội dung học tập và tiếp nhận kiến thức về các
vấn đề cấp thiết của xã hội một cách tích cực, tự giác.
Vì thế, việc ứng dụng trò chơi trong một số chương trình truyền hình cùng
nhằm tạo hứng thú học tập, tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến
giáo dục một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống là việc làm thiết thực để góp
phần thực hiện hóa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Nội dung kiến thức môn tin học 10 là những kiến thức lí thuyết thường mờ
nhạt và trừu tượng. Do đó học sinh rất khó khăn trong quá trình tiếp nhận cũng
như khắc sâu kiến thức vừa nghiên cứu, gây ra sự nhàm chán đối với môn học.
Còn về phía học sinh, có thói quen thụ động quen nghe, quen chép, ghi nhớ và

tái hiện một cách máy móc, những gì giáo viên đã giảng và chỉ biết những kiến
thức mà giáo viên đã cung cấp. Mặt khác xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, sức
thuyết phục của chương trình còn ở mức độ, tâm lí coi nhẹ môn học của học
sinh..... và còn nhiều lí do khác nữa được đưa ra để biện minh cho một thực tế là
chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa cao. Xong tôi thiết nghĩ mấu chốt của
vấn đề là ở chỗ bản thân người giáo viên Tin học cũng đang dạt theo sự ngại học
của học sinh, chưa tích cực tìm giải pháp nâng cao chất lượng giờ học, quá nặng
nề đến việc trang bị kiến thức mà không thấy kiến thức ấy phải được tổ chức thế
nào để giúp học sinh tiếp nhận một cách dễ dàng và hứng thú.
Mặt khác, đứng trước thực trạng hết sức báo động về tình hình vi phạm
pháp luật của thanh, thiếu niên và học sinh hiện nay như: Theo thống kê của
Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong 5 năm (2010 - 2015) có 47.000 vụ vi phạm
pháp luật hình sự do học sinh, sinh viên gây ra.
4


Việc trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật về một số vấn cấp thiết trong
cuộc sống cho học sinh với một số nội dung quan trọng, gần gũi, liên quan đến
hoạt động thường ngày của các em như: Sử dụng Internet một cách văn minh,
không lan truyền vius vào mạng, nghiệm game của giới trẻ, việc đăng tải những
video nhạy cảm đây là nhũng nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, suy thoái
đạo đức của giới trẻ hiện nay….đã được hướng dẫn đưa vào chương trình dạy
học một số môn học ở trường THPT trong đó có môn Tin học. Xong học sinh
vẫn khá thờ ơ với những quy định của pháp luật về một số vấn đề cấp thiết của
xã hội đã được lồng ghép trong các môn học của nhà trường? Có nhiều nguyên
nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa có hứng thú học tập với bộ
môn Tin học, thể hiện ở việc đầu năm trong tiết học đầu tiên tôi đều tiến hành
điều tra hứng thú học tập của học sinh với môn Tin học ở các lớp tôi dạy, tìm
hiểu nguyên nhân chính làm các em chưa có hứng thú với các bài học của bộ
môn, đồng thời điều tra hiểu biết kiến thức pháp luật cơ bản và khả năng tuyên

truyền những kiến thức pháp luật đã được học ở nhà trường đến bạn bè và người
thân của học sinh qua một số bài học có nội dung liên quan, để kiểm tra hiệu quả
tuyên truyền, giáo dục một số vấn đề cấp thiết trong xã hội hiện nay đạt được ở
mức độ nào.
Cơ sở để thực hiện điều tra là các em đã được học môn Tin học với những
nội dung liên quan ở cấp học dưới (THCS), qua đó để nắm bắt tình hình chung
về quan điểm thái độ học tập của học sinh đối với bộ môn và đưa ra được các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của bộ môn. Nội dung phiếu điều tra
được trình bày như sau: (Phiếu điều tra không yêu cầu ghi tên người được điều
tra để đảm bảo tính khách quan).
1. Phiếu điều tra về mức độ hứng thú học tập của học sinh đối với môn Tin học
Đánh dấu X vào mức độ hứng thú học tập của em đối với môn Tin học.
Rất thích
Bình thường
Không thích
2 . Chọn một trong các nguyên nhân chủ yếu làm em chưa hứng thú với các bài
học có liên quan đến kiến thức thực tế.
STT
Các nguyên nhân
Phương án chọn
1
Do tiết học còn buồn tẻ, không lôi cuốn.
2
Do kiến thức SGK khô khan, nhiều lý thuyết
3
Do đó là môn học phụ
4
Ý kiến khác
`3. Hãy chọn một trong các nguyên nhân sau đã hoặc có thể khiến em vi
phạm pháp luật về ATGT; Luật bảo vệ môi trường; an toàn trong sử dụng

điện tiết kiệm điện năng…
STT
Các nguyên nhân
Phương án chọn
1
Do cố ý vi phạm
2
Do chưa hiểu rõ quy định của pháp luật và chưa
thấy rõ hậu quả của việc vi phạm pháp luật.
3
Do chưa biết các quy định của pháp luật
4
Ý kiến khác
5


4. Đánh dấu X vào ô tương ứng thể hiện khả năng tuyên truyền những kiến thức
đã được học của em đến bạn bè, người thân và những người xung quanh.
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ
[1]
Kết quả điều tra như sau:
Bảng 2.2.1. Thống kê về hứng thú học tập của học sinh với môn học Tin học
Năm học 2018 - 2019
Tổng
Lớp 10B5 Lớp 10B2
Mức độ hứng thú
SL
%

SL
%
SL
%
Rất thích
4
9.5
6
14.3 10 11.9
Bình thường
16 38.1 20 47,6 36 42.9
Không thích
22 52.4 16 38,1 38 45,2
Tổng
42 100 42
100 84 100
Kết quả điều tra trên cho thấy: Chỉ 11,9% tổng số học sinh được điều tra là rất
có hứng thú khi học môn Tin học; Trong khi đó có tới 45,2% tổng số học sinh
được điều tra không thích học môn Tin học. Cho nên một bộ phận không nhỏ
thanh thiếu niên trong đó có học sinh không trang bị được kiến thức kỹ năng về
một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống cho bản thân qua các nội dung liên quan
đến bài học vì thế việc thiếu hiểu biết về kiến thức, kỹ năng về một số vấn đề
cấp thiết của xã hội ở không ít học sinh là điều dễ hiểu thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2.2. Thống kê tự đánh giá nguyên nhân đã hoặc có thể dẫn đến hành
vi vi phạm pháp luật của HS đối với một số vấn đề cấp thiết của cuộc sống.
Nguyên nhân
Do cố ý vi phạm
Do chưa hiểu rõ các quy định về một số vấn đề cấp
thiết của cuộc sống và chưa thấy rõ hậu quả của nó.
Do chưa biết các quy định, nguyên tắc trong một số

lĩnh vực cấp thiết của cuộc sống.
Ý kiến khác
Tổng

Năm học 2018 - 2019
Lớp 10B5
Lớp 10B2
SL
%
SL
%
6
14,3
7
16.7

SL
13

%
15.5

19

45,2

15

35.7


34

40.5

13

31

18

42,3

31

36.9

4
42

9.5
100

2
42

4.8
100

6
84


7.1
100

Tổng

Như vậy, với tổng số học sinh được điều tra là 84 học sinh, kết quả có
15.5% tổng số học sinh được điều tra cho rằng mình vi phạm các quy định pháp
luật là do cố ý. Trong khi đó có tới 84,5% tổng số học sinh được điều tra cho
rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến và có nguy cơ dẫn đến hành vi, vi phạm pháp
luật của mình là do chưa hiểu rõ quy định nguyên tắc trong một số lĩnh vực cấp
thiết của cuộc sống, chưa thấy rõ hậu quả của nó và chưa biết các quy định của
pháp luật liên quan. Do thiếu những hiểu biết và kiến thức cơ bản nhất về một số
vấn đề cấp thiết của cuộc sống, xã hội nên một bộ phận không nhỏ thanh thiếu
niên, trong đó có học sinh đã không biết tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp
của mình, không tự giác chấp hành luật pháp, thậm chí vi phạm pháp luật. Hay
nói cách khác, họ vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của sự vi phạm pháp luật. Có
6


một số học sinh cho rằng: Cứ lên mạng là có thể tự do bình luận, tự do đăng tải
các video và cho rằng không ảnh hưởng tới ai cả. Nên chính các em cũng không
biết những việc làm của mình là đang vi phạm pháp luật… Điều đó cho thấy
việc thiếu hiểu biết pháp luật không chỉ gây hại cho người khác mà thậm chí còn
gây hại cho chính bản thân mình.
Bảng 2.2.3. Nguyên nhân chủ yếu làm học sinh chưa hứng thú với môn Tin
học đặc biệt những bài có liên quan đến nội dung liên quan về một số vấn
đề cấp thiết trong cuộc sống.
Nguyên nhân
Do tiết học buồn tẻ, không lôi cuốn

Do kiến thức SGK và những nội dung kiến thức thực
tế được cung cấp còn khô khan, nhiều lý thuyết
Do đó là môn học phụ
Ý kiến khác

Tổng

Năm học 2018 - 2019
Lớp 10B5 Lớp 10B2
SL
%
SL
%

SL

%

15

35,7

17

40,5

32

38,1


8

19,4

10

23,8

18

21,4

14
05
42

33,3
35,7
100

13
02
42

28.9
3,9
100

27
07

84

32,1
8,4
100

Tổng

Như vậy, đa số học sinh chưa trở thành cầu nối trong việc tuyên truyền,
giáo dục các kiến thức về một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống đến những
người xung quanh, chưa thực hiện được vai trò là những tuyên truyền viên tích
cực để tuyên truyền các vấn đề nóng, cấp thiết đến cộng đồng.
Vậy làm thế nào để có thể tạo được sự hấp dẫn, cuốn hút đối với học sinh
trong các tiết học, từng nội dung của bài học một cách có hệ thống, bài bản mà
không bị đơn điệu, khô khan, nhàm chán; Làm thế nào để học sinh hiểu rõ được
các quy định của pháp luật và tự tin trong việc có thể tuyên truyền kiến thức về
một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống đến mọi người. Điều đó đòi hỏi những
giáo viên dạy môn Tin học phải biết lựa chọn kiến thức, phương pháp, hình thức
tổ chức phù hợp với từng bài, từng chủ đề, từng đối tượng học sinh, đặc biệt
phải chú ý đến nhu cầu tư duy, tâm lý muốn khám phá cái mới, cái độc đáo ở
học sinh THPT.
Chính vì vậy năm học 2018 - 2019 tôi đã ứng dụng trò chơi trong một số
chương trình truyền hình để nâng cao hứng thú học tập đồng thời giúp học sinh
hiểu rõ một số quy định về một số vấn đề cấp thiết của cuộc sống có nội dung
gần gũi, thiết thực với học sinh trong các tiết học của môn Tin học và bước đầu
đã thu được những tín hiệu tích cực đáng khích lệ từ học sinh. Các em đã rất hào
hứng chờ đợi các tiết học được sử dụng vốn hiểu biết của bản thân có được qua
nhiều môn học khác nhau ở nhà trường, để được tham gia các trò chơi truyền
hình mà bình thường không phải ai cũng đủ điều kiện chinh phục. Bởi ở đó, các
em có cơ hội được thể hiện sự hiểu biết, được bộc lộ khả năng, thế mạnh của

mình và đặc biệt các em có điều kiện để hiểu rõ hơn về một số vấn đề cấp thiết
trong cuộc sống, từ đó tự nguyện chấp hành đúng và tự thấy mình cần có trách
nhiệm tuyên truyền tích cực đến người thân trong gia đình, bạn bè và những
người xung quanh những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống vì một
cuộc sống tốt đẹp hơn cho chình mình và người thân của mình.
7


2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Trong sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã “Ứng dụng các trò chơi truyền hình
nhằm tạo hứng thú học tập, tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền phổ
biến, giáo dục một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống cho học sinh qua dạy
học một số bài môn tin học 10 ở trường THPT” như sau:
2.3.1. Hoạt động kiểm tra bài cũ
Thay vì sử dụng câu hỏi vấn đáp trong kiểm tra bài cũ học sinh và với câu
hỏi vấn đáp từ 5 đến 7 phút chỉ kiểm tra bài cũ được 1 - 3 học sinh, tâm lý học
sinh lúc nào cũng căng thẳng lo học thuộc lòng bài cô giáo đã cho ghi, thì với
việc ứng dụng trò chơi trong một số chương trình truyền hình cùng với sử dụng
kiến thức liên môn, các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực giáo viên có thể
kiểm tra được nhiều học sinh hơn, học sinh tích cực, tự tin hơn và đặc biệt
không bị căng thẳng trong việc học bài cũ của môn học.
Ví dụ 1: Để kiểm tra bài cũ tiết 19 – bài 7 – Tin học 10 “Phần mềm máy tính”,
tôi đã ứng dụng trò chơi “Rung chuông vàng” để kiểm tra bài cũ đồng thời giáo
dục cho học sinh việc sử dụng các phần mềm giải trí đúng cách. Ví dụ không
nên để việc nghiện game online, xem các phim bạo lực, nghiện facebook... kéo
theo những hậu quả không mong muốn (Hs chuẩn bị bảng cá nhân, phấn trước)
Giáo viên công bố luật chơi và mời 1 học sinh cùng tham gia giám sát kết quả.
Sau khi giáo viên công bố nội dung câu hỏi, ai có câu trả lời đúng và nhanh nhất
sẽ được ghi điểm, câu hỏi:
1. Quan sát những hình ảnh sau cho biết những phần mềm nào thuộc phần mềm

ứng dụng?
2. Trong các phần mềm ứng dụng, chỉ ra đâu là những phần mềm tiện ích?
3. Theo em các phần mềm game có tốt không? Em sẽ làm gì khi bạn em đam
mê điện tử bỏ bê việc học hành?
Slide mô phỏng trò chơi

8


Ví dụ 2: Để kiểm tra bài cũ tiết 63 - bài 22 – Tin học 10 “Một số dịch vụ cơ bản
của Internet” - Giáo viên ứng dụng trò chơi “Âm vang xứ thanh” với phần thi
“khám phá” để tổng hợp kiến thức với các câu hỏi có sử dụng kiến thức liên
môn (sinh học công dân, Tin học, khoa học đời sống). Sau khi lật mở các ô số sẽ
lật mở được ô từ khóa. GV cung cấp thông tin qua video về tình hình nghiện
game của giới trẻ hiện nay và giáo dục học sinh trong việc lựa chọn game để
giải trí tránh những hệ lụy do nghiện game gây ra.
Hàng ngang số 1: Sản phẩm thu được sau khi thực hiện các bước giải bài toán
trên máy tính?
Hàng ngang số 2: Ứng dụng các phần mềm máy tính để chơi trò chơi, xem
phim, nghe nhac, học nhạc, học vẽ, … thuộc ứng dụng nào của tin học?
Hàng ngang số 3: Những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo
lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể
xác diễn ra trong phạm vi trường học gọi là gì?
Hàng ngang số 4: Bộ phận nào trên cơ thể được ví như cửa sổ tâm hồn?
Hàng ngang số 5: Tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Kim dung xoay quanh mối
quan hệ phức tạp giữa nhiều nhân vật đến từ nhiều nước khác nhau: Kiều Phong,
Đoàn Dự, Hư Trúc, A Chu, A Tử, Mộc Uyển Thanh, Chung Linh….
Hàng ngang số 6: Con người trong giai đoạn từ 14 đến 18 tuổi được gọi là lứa
tuổi gì?
Hàng ngang số 7: Tình trạng một cặp vợ chồng không có thai sau 1 năm chung

sống, giao hợp bình thường, không sử dụng các biện pháp tránh thai nào (WHO
1999) gọi là gì?
Hàng ngang số 8: Sự lặp lại liên tục của một hành vi bất chấp hậu quả xấu hoặc
sự rối loạn thần kinh để dẫn đến những hành vi như vậy gọi là gì?
Giáo viên công bố luật chơi

Với hình thức kiểm tra bài cũ nói trên: Học sinh rất hứng thú và tích cực
tham gia, không khí học tập sôi nổi hơn hẳn. Giáo viên có thể ứng dụng linh
hoạt cho cả lớp tham gia hoặc cũng có thể gọi tên cụ thể một nhóm từ 10-15 học
sinh có học lực ngang nhau tham gia trò chơi để kiểm tra bài cũ các em còn lại
quan sát, nhận xét để tránh hiện tượng một số em có khả năng chậm hơn không
có cơ hội ghi điểm
2.3.2. Hoạt động giới thiệu bài mới
Thực chất đây là hình thức giáo viên ứng dụng một số trò chơi truyền hình
mang tính thời sự, hấp dẫn phù hợp với nội dung, chủ đề của bài học để dẫn học
9


sinh vào bài mới thay thế cho các phương pháp dạy học truyền thống nhằm tạo
tâm lý hứng thú muốn khám phá bài học mới cho học sinh.
Ví dụ 1: Ứng dụng trò chơi “đuổi hình bắt chữ” để giới thiệu bài 8 “Những
ứng dụng của Tin học”

Rô bốt

Thư giãn

Văn phòng

Truyền thông


Học đường

Thiết kế

Tàu vũ trụ
Sau khi giải mã xong các hình ảnh trên giáo viên đặt câu hỏi? Theo em những
hình ảnh trên đang đề cập đến nội dung gì?
Giáo viên kết luận và dẫn vào bài mới: Chúng ta đang đề cập đến nội dung
những ứng dụng của tin học trong cuộc sống. Tin học đem lại rất nhiều lợi ích
trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là trong thời đại 4.0 như hiện nay. Việc
hiểu rõ ứng dụng của tin học là rất cần thiết, đặc biệt giáo dục cho thế hệ trẻ biết
ứng dụng tin học một cách văn minh, đúng cách. Để hiểu rõ hơn mời các em
cùng tìm hiểu bài “ Những ứng dụng của tin học”
Ví dụ 2: Để dẫn học sinh vào bài 3 - “Giới thiệu về máy tính” Giáo viên ứng
dụng trò chơi “Ai nhanh hơn trong chương trình “Ai thông minh hơn học sinh
lớp 5” Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi “Đội người lớn” và “Đội trẻ em”,
Giáo viên yêu cầu 2 đội chơi trong thời gian 1 phút cử đại diện mỗi đội 2 học
sinh liệt kê các thiết bị thuộc cấu tạo của máy tính qua video “Các bộ phận máy
tính” (nguồn youtobe) để điền vào bảng phụ? Đội nào liệt kê chính xác, nhiều
hơn, nhanh hơn sẽ là đội chiến thắng
Giáo viên dẫn dắt vào bài mới, các em vừa được tìm hiểu một số thiết bị thuộc
cấu trúc của máy tính. Vậy các thiết bị này có cấu trúc, chức năng gì? Chúng ta
cùng nhau đi tìm hiểu qua nội dung bài số 3 “Giới thiệu v ề máy tính”

10


Với cách giới thiệu bài mới trên đã gây được sự chú ý và hứng thú học tập
cho học sinh. Các em thực sự đã bị cuốn hút vào bài học và rất hào hứng chờ đợi

những bài học mới. Đồng thời đã huy động được tính tích cực của hầu hết học
sinh trong cả lớp, em nào cũng phải suy nghĩ, động não và hoạt động kể cả
những học sinh có học lực trung bình, yếu; phát triển được năng lực tư duy
logic, năng lực hợp tác làm việc nhóm qua việc các em trao đổi để phát huy
những năng lực cơ bản của con người mới trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
2.3.3. Hoạt động làm rõ từng nội dung kiến thức mới của bài học
Đây là hình thức được giáo viên sử dụng, ứng dụng để làm sáng tỏ từng nội
dung kiến thức của bài học
Ví dụ 1: Để hiểu rõ và hệ thống hóa kiến thức phần 3 - Văn hóa và pháp luật
trong xã hội tin học hóa của bài tin học và xã hội (tin học 10), để giúp học sinh
tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức. Đồng thời giúp học sinh hiểu về vấn đề luật
an ninh mạng, những hành vi vi phạm pháp luật mà các em cần biết khi tham gia
truy cập mạng…giáo viên ứng dụng trò chơi “nghe và thấy” trong chương trình
“siêu thủ lĩnh” – VTC6, Yêu cầu học sinh ghi chép, chụp ảnh, quay video… về
thực trạng, nguyên nhân và ảnh hưởng của hệ lụy sử dụng các dịch vụ của
Internet như nghiện game, facebook, hay việc đăng tải các nội dung không lành
mạnh lên youtobe, tổ chức đánh bạc, sử dụng Internet với mục đích không đúng
đắn ….
Sau đó giáo viên tổng kết, và trình chiếu một số video xử lý những đối
tượng vi phạm pháp luật do nghiện game, nghiện facebook, sử dụng youtobe để
đăng tải những nội dung không lành mạnh, tổ chức đánh bạc trực tuyến. Từ đó
yêu cầu học sinh rút ra bài học cho bản thân.

11


Hiện tượng “khá bảnh” bị xử lý pháp luật

Nữ sinh lớp 9 bị đánh hội đồng bị lan truyền trên mạng


Đối tượng nghiện game dẫn đến hành vi giết người

Xét xử vụ đánh bạc ngìn tỉ qua mạng do Phan Văn Vĩnh cầm đầu

Ví dụ 2: Để hiểu rõ một số dịch vụ cơ bản của Internet phần 3- bài 22
“Một số dịch vụ cơ bản của Internet”. Giáo viên ứng dụng trò chơi “Âm vang
xứ thanh với phần thi đồng hành”. Giáo viên đưa ra một số dịch vụ cơ bản
của Internet. Gọi 2 học sinh lên để chơi trò chơi, học sinh có quyền “bỏ qua” các
đáp án và quay lại trả lời, nếu còn thời gian. Khi gợi ý, học sinh không được
nhắc đến bất kỳ âm tiết nào liên quan đáp án; không được sử dụng ngoại ngữ,
hoặc ám hiệu riêng. Nếu phạm quy, đáp án đó không được tính điểm.
Từ 1: Thư điện tử
Từ 4: Chat
Từ 2: Game online
Từ 5: Google
Từ 3: Facebook
Từ 6: google drive
Sau khi chơi xong trò chơi giáo viên có thể lồng ghép một số video giới
thiệu về tác hại do nghiện game online va nghiện face book đem lại. Từ đó giáo
dục tư tưởng và ý thức cho học sinh.
Ví dụ 3: Để làm rõ nội dung phần 1- bài 21 – Mạng thông tin toàn cầu Internet.
Bên cạnh những lợi ích từ việc sử dụng mạng Internet, giáo viên cũng phải đề
cập tới những mặt trái từ việc sử dụng Internet, khi giới trẻ ngày nay chưa thực
sự ý thức về việc sử dụng mạng toàn cầu này, dẫn đến rất nhiêu hành động, việc
làm sai lệch với đạo đức con người, trong đó nổi cộm chính là bạo lực học
đường, để làm rõ về vấn đề này giáo viên cho học sinh thử sức với trò chơi:
“nhà hùng biện tài ba” trong trò chơi “SV 96” yêu cầu học sinh hùng biện về
vấn đề bạo lực học đường, mà trong bài hùng biện hướng học sinh nêu nguyên
nhân chính do học sinh đang sử dụng mạng Internet không đúng cách, do các em
tiếp xúc với những thông tin xấu độc trên mạng Internet. Phương pháp: Nêu và

giải quyết vấn đề, trực quan - vấn đáp, thuyết trình tích cực; Kỹ thuật dạy học:
12


Kĩ thuật đặt câu hỏi, học tập hợp tác, tích cực; Hình thức tổ chức hoạt động: Cá
nhân, nhóm. Giáo viên phổ biến luật chơi: 2 đội chơi tham gia trò chơi “Nhà
hùng biện tài ba”.
Sau mỗi bài hùng biện của mỗi đội, giáo viên nhận xét về những chỗ được
và chưa được trong bài hùng biện của học sinh.
Với cách giáo viên làm rõ nội dung kiến thức của từng phần trong từng bài
sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh, làm cho học sinh không thụ động trong
việc tiếp nhận kiến thức mới. Giáo viên lúc này chỉ đóng vai trò là người định
hướng và nhận xét, tổng kết những việc học sinh đã làm. Học sinh sẽ chủ động
tìm kiếm kiến thức như qua trò chơi nhà hùng biện tài ba. Từ đó học sinh dễ
dàng khắc sâu những kiến thức mới của bài học rèn luyện tác phong nhanh nhẹn,
phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong nhóm, giáo dục ý thức tích cực
và tinh thần hợp tác trong hoạt động tập thể Đồng thời giáo dục và giúp học
sinh có thêm kiến thức mới về việc tuyên truyền
Cho học sinh phải có ý thức tuân thủ pháp luật, tránh xa bạo lực học đường.
2.3.4. Hoạt động củng cố bài
Ví dụ 1: Để tổng kết nội dung của bài 8 “Những ứng dụng của Tin học”- Tin
học 10. Giáo viên sử dụng kỹ thuật “Sơ đồ tư duy” qua phần chơi “Ai nhanh
hơn” trong chương trình “Ai thông minh hơn học sinh lớp 5”. Giáo viên chia
lớp thành 2 đội chơi để tìm ra những hình ảnh tương ứng do giáo viên cung cấp
để dán vào cây sơ đồ tư duy đã đươc hình thành sẵn. Đội nào có sản phẩm nhanh
nhất, chính xác nhất, đẹp nhất là đội thắng cuộc. Giáo viên yêu cầu học sinh dựa
vào sơ đồ tư duy vừa hoàn thành xong trong quá trình hoạt động nhóm rút ra
những lợi ích của tin học

Sản phẩm sơ đồ tư duy các nhóm sau khi hoàn thành

13


Các nhóm thảo luận hoàn thành sơ đồ tư duy về những ứng dụng của tin học

Các nhóm trình bày sản phẩm sau khi hoàn thành

14


Sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức bài 8 – những ứng dụng của tin hoc
15


Ví dụ 2:
Ứng dụng chương trình “Trò chơi âm nhạc” để củng cố sau khi học xong nội
dung bài 22 – Những dịch vụ cơ bản của Internet.
Để giáo dục học sinh việc sử dụng các dịch vụ của internet một cách đúng đắn.
Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi, đưa ra bài hát lần lượt các đội chọn bài hát.
Hãy hát từ còn thiếu trong bài hát “Ông bà anh – Lê Thiện Hiếu”
Anh và em yêu nhau thời xe máy ô tô
Anh và em yêu nhau thời …………..
Hoặc hãy hát từ còn thiếu trong bài hát
“Điều đó tùy thuộc hành động của bạn”
– Nhạc và lời: Vũ Kim Dung: Đất nước Việt Nam
xanh ngát có ..(1)… điều đó tùy thuộc……chỉ thuộc vào bạn mà thôi
Sau đáp án của mỗi bài hát, cả lớp cùng hát vang bài hát đó.
Thông qua các bài hát nhằm giáo dục ý thức cho học sinh. Khi so sánh cuộc
sống của ông bà ngày xưa với cuộc sống bây giờ. Để thấy được chúng ta đang
lạm dụng công nghệ tới mức nào. Và cũng mong mỗi học sinh nên có những

hành động đẹp như lời bài hát “Điều đó tùy thuộc hành động của bạn”

Ví dụ 3: Để củng cố kiến thức tiết 21- bài 9 – Tin học và xã hội giáo viên ứng
dụng trò chơi “Vượt chướng ngại vật” của chương trình “Đường lên đỉnh
olympia”. Nhằm hướng tới một xã hội tin học hóa, giáo viên đưa ra các câu hỏi
hàng ngang liên quan tới chủ đề.Ô chữ chủ đề là “Tin học hóa”. Giáo viên lồng
ghép một số vấn đề như mô hình nhà thông minh, bán hàng online, giáo dục trực
tuyến, sử dụng rôbốt thay thế con người trong công việc…
Mô tả trò chơi “Vượt chướng ngại vật” của chương trình “Đường lên đỉnh
olympia”. Có 9 hàng ngang, chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm sẽ chọn một
hàng ngang theo ý thích của mình và giải ô hành ngang đó. Lật một ô hàng
ngang sẽ lật mở được một chữ cái hàng dọc. và tìm được ô từ khóa là “Tin học
hóa”
Hàng ngang số 1: Một tập thể hay một nhóm những người được phân biệt với
các nhóm người khác bằng các lợi ích, mối quan hệ đặc trưng, chia sẻ cùng
một thể chế và có cùng văn hóa gọi là gì?
Hàng ngang số 2: Kiểu nhà được lắp đặt các thiết bị điện, điện tử có thể được
điều khiển hoặc tự động hoá hoặc bán tự động, thay thế con người trong thực
hiện một hoặc một số thao tác quản lý, điều khiển. Hệ thống điện tử này giao
16


tiếp với người dùng thông qua bảng điện tử đặt trong nhà, ứng dụng trên điện
thoại di động, máy tính bảng hoặc một giao diện web. Đây là kiểu nhà gì?
Hàng ngang số 3: Phương thức học ảo thông qua một máy vi tính, điện thoại
thông minh nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn bài giảng
điện tử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học sinh học trực
tuyến từ xa. Hình thức này gọi là gì?
Hàng ngang số 4: Loại hình dịch vụ, kinh doanh các sản phẩm diễn ra chủ yếu
trên mạng Internet mà cả người mua và người bán đều dùng các thiết bị di động

gọi là gì?
Hàng ngang số 5: Đây là phát minh nổi tiếng của người Nhật có thể thay thế
con người làm một số công việc
Hàng ngang số 6: Mạng toàn cầu còn có một tên gọi khác là mạng gì?
Hàng ngang số 7:Thiết bị hay hệ thống dùng để tính toán, kiểm soát các hoạt
động có thể biểu diễn dưới dạng số hay quy luật logic. Đây là thiết bị gì?
Hàng ngang số 8: hiệu quả của hoạt động có ích của con người trong một đơn
vị thời gian, nó được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một
đơn vị thời gian hoặc hao phí để sản xuất ra được một sản phẩm gọi là gì?
Hàng ngang số 9: Một thuật ngữ mô tả sự kiện một đoạn thời gian sau khi thay
đổi, và trái ngược quá khứ và là kết quả của hiện tại. gọi là gì?

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Đối với bản thân và đồng nghiệp: Với việc ứng dụng đề tài SKKN đã góp
phần tích cực trong phong trào đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích
cực hóa hoạt động của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà
trường. Là cơ sở để tháo gỡ những khó khăn, lúng túng trong việc lồng ghép,
tích hợp các nội dung kiến thức có liên quan đến một số vấn đề cấp thiết trong
cuộc sống vào môn Tin học nói riêng và các môn học khác cho đồng nghiệp.
Đối với học sinh: Sau khi triển khai các giải pháp đã nêu tại Trường THPT
Thọ Xuân 5, qua quan sát thực tế tôi thấy rằng hiệu quả mang lại không chỉ ở
việc học sinh thay đổi quan điểm môn Tin học không phải là môn học phụ mà
thực sự rất có ích cho bản thân các em, các em đã tìm được niềm đam mê thực
sự trong học tập và thấy rằng không chỉ học để biết mà còn học để làm “người”.
Một kết quả quan trọng nữa là các em đã chủ động trong việc thực hiện và chấp
hành đúng pháp luật, tự tin trong việc tuyên truyền, chia sẻ những kiến thức, kỹ
năng thiết thực mình học được cho bạn bè, người thân và những người xung
quanh.
17



Để đánh giá khách quan hiệu quả của đề tài tôi đã sử dụng phiếu điều tra về
hứng thú học tập của học sinh với môn Tin học và khả năng tuyên truyền pháp
luật của HS ở đầu năm học để điều tra ở tiết học cuối cùng của năm học sau khi
áp dụng các giải pháp trên trong quá trình dạy học của bộ môn kết quả:
Bảng 2.4.1: Kết quả thống kê về hứng thú học tập của học sinh đối với môn Tin
học của các lớp qua kết quả khảo sát cuối năm học.

Mức độ hứng thú
Rất thích
Bình thường
Không thích
Tổng

Năm học 2018 - 2019
Lớp 10B5
Lớp 10B2
SL
%
SL
%
30 69.8
28
66.7
12 28,6
13
31
0
0

1
2.3
42
100
42
100

Tổng
SL
58
25
1
84

%
69
29,8
1.2
100

Bảng 2.4.2: Thống kê về khả năng tuyên truyền những kiến thức liên quan đến
một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống đã học qua dạy học môn học đến bạn bè
và người thân của học sinh

Mức độ tuyên truyền
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ
Tổng


Năm học 2018 - 2019
Lớp 10B5 Lớp 10B2
SL
%
SL
%
24 57,1 29
69
17 40,5 11
26.2
1
2.3
2
4.8
42 100
42
100

Tổng
SL
53
28
3
85

%
63,1
33,3
3.6
100


So sánh các bảng thống kê cho thấy: Về số lượng học sinh rất hứng thú
với tiết học môn Tin học ở các lớp cuối năm học tăng lên một cách rõ rệt so với
điều tra ban đầu. Về khả năng tuyên truyền những kiến thức liên quan đến một
số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống được học trước khi áp dụng các giải pháp là
rất thấp, hầu như học sinh chưa bao giờ thực hiện việc tuyên truyền những kiến
thức đã học đó đến những người xung quanh. Sau khi tác động bảng 2.4.2, bằng
việc ứng dụng một số trò chơi truyền hình vào dạy học môn Tin học nhằm tuyên
truyền giáo dục nội dung về một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống đến học
sinh con số này giảm xuống, tuy nhiên số học sinh thỉnh thoảng mới tuyên tuyền
và chưa bao giờ tuyên truyền vẫn chiếm tỉ lệ cao. Lý do vì mặc dù được tham
tham gia một số trò chơi song việc tiếp thu kiến thức vẫn chủ yếu là do giáo viên
cung cấp và học sinh nhớ một cách máy móc, học sinh chưa hiểu được bản chất
của một số quy định pháp luật về một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống nên
chưa tự tin trong việc tuyên truyền kiến thức pháp luật đến những người xung
quanh vì theo tâm lý chung nếu không biết rõ sẽ rất ngại thể hiện quan điểm của
bản thân. Sau khi ứng dụng đề tài số học sinh thường xuyên thực hiện việc tuyên
truyền phổ biến các nội dung pháp luật đã được học đến những người xung
18


quanh đã tăng trên 50% vì các em đã có cơ sở và có hiểu biết một cách khoa học
các quy định của pháp luật dựa trên những kiến thức khoa học của các môn học
mà các em tìm hiểu được vì vậy các em đã tự nguyện và tự tin trong việc tuyên
truyền các kiến thức đến mọi người.
Như vậy, có thể khẳng định rằng việc ứng dụng đề tài sáng kiến kinh
nghiệm vào dạy học môn học là một trong những biện pháp có hiệu quả trong
việc nâng cao hứng thú học tập và góp phần chuyển biến về chất lượng của công
tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục một số vấn đề cấp thiết của cuộc sống, xã
hội trong nhà trường phổ thông hiện nay.

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Với những biện pháp mà tôi vận dụng trong các bài dạy của mình tại
Trường THPT Thọ Xuân 5 tôi thấy đã mang lại hiệu quả rõ rệt: Thông qua giáo
dục các kiến thức, kỹ năng về các vấn đề cấp thiết trong cuộc sống, liên quan
đến nội dung bài học đa số học sinh hiểu và nắm được bài, biết vận dụng những
điều đã học vào thực tế cuộc sống. Điều quan trọng hơn đó là học sinh có hứng
thú trong giờ học môn Tin học, các em học tập hăng say và tích cực hơn, nhiều
em đã phát huy tối đa được tính sáng tạo và nhạy bén trong tư duy, tự tìm tòi
kiến thức, có sự say mê trong học tập và nghiên cứu, tự bản thân các em thấy
đây là môn học thực sự bổ ích, giúp các em tự tin hơn trong mọi hoạt động của
cuộc sống thường ngày.
Đồng thời, đã nâng cao được hiệu quả sử dụng phương tiện, công cụ, thiết
bị đồ dùng dạy học trong trường THPT hiện nay.
Qua đề tài này, tôi muốn chia sẻ với các đồng nghiệp, các em học sinh một
trong rất nhiều hướng ứng dụng Tin học dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động
nhận thức của học sinh nhằm tạo hứng thú học tập, tăng cường hiệu quả công tác
tuyên truyền phổ biến, giáo dục một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống qua
việc ứng dụng trò chơi trong một số chương trình truyền hình.
Trên cơ sở đề xuất phương pháp tổ chức dạy học tôi đã xây dựng một số
giáo án chi tiết và tiến hành thực nghiệm giảng dạy để thấy rõ được tính khả thi
của sáng kiến kinh nghiệm. Với mong muốn có thể xây dựng kho tư liệu, góp
phần nhỏ bé của bản thân vào việc dạy học Tin học ở trường phổ thông mà tôi đã
tìm hiểu, tham khảo nhiều tài liệu và thực tiễn giảng dạy tại trường THPT Thọ
Xuân 5 vừa qua.
3.2. Kiến nghị
Đối với giáo viên, phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về
Tin học thông tin, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng
thành thạo và đặc biệt phải biết phát huy các tính năng của trang thiết bị hiện đại
trong việc thiết kế bài dạy. Lưu ý khi tổ chức trò chơi giáo viên cần làm người

quản trò tốt, dẫn dắt học sinh để tạo được không khí của lớp học nhưng tránh
tình trạnh lộn xộn ồn ào mất đi những ưu điểm mà biện pháp này có được.
Đối với các cấp lãnh đạo, cần quan tâm hơn về cơ sở vật chất như: Trang
thiết bị máy tính có nối mạng, máy chiếu Projector...tại các phòng học đa năng,
khuyến khích và động viên giáo viên áp dụng Tin học thông tin vào dạy học.
19


Với kết quả của đề tài này, tôi thiết nghĩ những giải pháp mà đề tài đã đưa
ra có thể là những gợi ý tốt để các thầy cô giáo trong và ngoài đơn vị tổ chức tốt
và hiệu quả hoạt động học tập mà trước tiên là phải tạo hứng thú và gợi động cơ
học tập cho học sinh. Có đam mê, có hứng thú, có quyết tâm thì các em sẽ học
hết khả năng sẽ mang lại nhiều kết quả tiến bộ, đặc biệt là đối với giáo viên của
các môn học khác cũng có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học bộ môn một
cách phù hợp nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh đồng
thời tăng cường được hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục các nội
dung kiến thức về một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống có liên quan một cách
phù hợp.

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trịnh Thị Hiền

20



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Thị Hậu, GV Trường THPT Triệu Sơn 3 – Triệu Sơn – Thanh Hóa
“Ứng dụng các trò chơi truyền hình kết hợp với sử dụng kiến thức liên
môn, các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, nhằm tạo hứng thú học
tập, tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục một số
vấn đề cấp thiết trong cuộc sống cho học sinh qua dạy học một số bài
môn Tin học 11,12 ở trường THPT”. SKKN năm học 2017 - 2018.
2. Lê Nguyên Long (1998), Thử đi tìm những PPDH hiệu quả, NXB Giáo
Dục.
3. Trần Thị Lan Hương, GV Trường THPT Đoàn Kết - Đồng Nai “Tổ chức
trò chơi trong dạy và học Địa Lý ở trường THPT”. SKKN năm học: 2014
– 2015.
4.
5. http://youtobe
6. Sách giáo khoa, sách giáo viên Tin học 10.


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Hiền
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THPT Thọ xuân 5

TT
1.

Tên đề tài SKKN


Cấp đánh giá
xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại (A,
B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Kinh nghiệm khai thác và sử dụng
phần mềm exe để xây dựng bài
giảng tin học lớp 12 (chương II)
theo chuẩn e-learning.

Sở GD &ĐT
Thanh Hóa

C

2012 – 2013




×