Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

SKKN sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học, kiểm tra theo hướng phát triển năng lực học sinh chủ đề “cân bằng và chuyển động của vật rắn”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 47 trang )

1

SƠ YẾU LÝ LỊCH
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Họ và tên: Nguyễn Thị Hiền.
Ngày, tháng, năm sinh: 17/06/1978.
Giới tính: Nữ.
Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Văn Hưu.
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ.
Hệ đào tạo: Chính quy.
Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn vật lý.
Tên sáng kiến: “Sử dụng bài tập thực tiễn dạy học, kiểm tra theo hướng
phát triển năng lực học sinh chủ đề “cân bằng và chuyển động của vật

rắn’”
10. Lĩnh vực áp dụng: Môn Vật Lý

Sáng kiến kinh nghiệm năm học ; 2017-2018


2



MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu………………………………………………………………………………………………………………..... .........
…..1
I.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………………………….........………………………...
………….1
I.2.Mục đích của đề tài……………………………………………………………………………........………………………...
……….2
I.3.Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………………………………………… ….........… ..
…………….2
I.4.Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………………………….....……………….3
I.5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………… ……………….... ....
………3
I.6.Kế hoạch nghiên cứu……………………………………………………………………… ……………………… ………........
….3
Phần II: NỘI DUNG……………………………………………………………………………………………………
………………………4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN……………………………………………………………………………

……………..4

II.1 Cơ sở lý luận………………………………………………………………………………………………………………………....
….4
II.2 Về dạy học……………………………………………………………………………………………………………………………….…
7
Chương II: Thực trạng của đề tài…………………………………………………………………………………………………10
Chương 3:GIẢI QUYẾT VÁN ĐỀ…………………………………………………………………………………………………….12
III.1 Hệ Thống bài tập thực
tễn…………………………………………………………………………………………………….12
III.2 . Cân bằng của vật rắn có trục quay cố

định…………………………………………………………………………...22
III.3.3.. Về sử dụng bài tập thực tễn.................................
.........................................................24
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................................................................33

Sáng kiến kinh nghiệm năm học ; 2017-2018


3
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................................
6
XÁC NHẬN VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM .............
39

Sáng kiến kinh nghiệm năm học ; 2017-2018


4

Sáng kiến kinh nghiệm năm học ; 2017-2018


5

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I.1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo xác định "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của

từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Thực tiễn cuộc sống có
vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển khả năng nhận thức và nhân cách của
học sinh. Biết được thực tiễn cuộc sống, trước mắt các em sẽ làm tốt các bài thi,
bài kiểm tra có nội dung liên quan. Quan trọng hơn, bước đầu các em có sự quan
tâm đến những vấn đề, sự kiện diễn ra trong thực tiễn xã hội, giúp các em có vốn
sống ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đó là phương pháp giáo dục tốt
để các em từng bước hình thành và phát triển nhân cách bền vững sau này.
Vật lý là môn khoa học gắn liền với thực tiễn. Vật lý có vai trò quan trọng
trong kĩ thuật và có nhiều ứng dụng trong đời sống của con người. Nó giúp con
người hiểu biết về những bí ẩn của vũ trụ, giúp giải thích nhiều hiện tượng trong
tự nhiên. Trong quá trình dạy học vật lý giáo viên phải dùng hệ thống bài tập để
học sinh tiếp cận và vận dụng những kiến thức, định luật vào giải thích hiện
tượng trong đời sống. Bài tập vật lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá
trình nhận thức của người học phát triển năng lực tư duy của người học, giúp
người học ôn tập đào sâu, mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo… Bài
tập vật lý có nhiều dạng trong đó dạng bài tập mà giúp cho người học dễ dàng
nắm vững lý thuyết, định luật, định lý… và liên hệ với thực tế nhiều nhất đó là
bài tập thực tiễn.

Giáo viên:Nguyễn Thị Hiền- Trường THPT Lê Văn Hưu


6

Mặt khác, trong kiểm tra đánh giá, đa số còn mang tính truyền thống bằng
cách đưa ra các câu hỏi mang tính lý thuyết, công thức mà vận dụng kiến thức
trong thực tiễn, trong lao động sản xuất còn hạn chế.
Vì những lí do trên mà tôi lựa chọn đề tài: “Sử dụng bài tập thực tiễn

trong dạy học, kiểm tra theo hướng phát triển năng lực học sinh chủ đề
“cân bằng và chuyển động của vật rắn”. Tôi hi vọng đây là tài liệu tham khảo
và với những kết quả bước đầu sẽ có nhiều giáo viên tích cực tham gia vào việc
biên soạn các chủ đề và phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao hơn.

I.2. Mục đích của đề tài
- Đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành và các nhiệm vụ trọng tâm của
năm học mà nhà trường và tổ nhóm chuyên môn đề ra.
- Giới thiệu một số giáo án, tài liệu kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển
năng lực của học sinh mà cá nhân tôi đã triển khai trong thời gian qua. Với một
số kết quả đã đạt được của đề tài, tôi hi vọng đây cũng là nguồn cổ vũ đồng
nghiệp cùng chung tay nghiên cứu, biên soạn nhiều giáo án đạt kết quả cao hơn.
- Giúp giáo viên sử dụng xây dựng lập luận để giải các dạng bài tập một
cách hợp lý, khoa học hơn trong quá trình dạy học.
- Từ bài tập thực tiễn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết
để giải thích các hiện tượng vật lý thường gặp trong tự nhiên phát triển năng lực
tư duy, sáng tạo… cho học sinh.
- Chia sẻ đề tài này tôi mong được thêm nhiều ý kiến đóng góp quý báu của
đồng nghiệp giúp tôi tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình giảng dạy.

I.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận việc đổi mới chương trình giáo dục môn vật lý,
phương pháp đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển
năng lực cho học sinh.
Giáo viên:Nguyễn Thị Hiền- Trường THPT Lê Văn Hưu


7

- Nghiên cứu tổng quan tài liệu liên quan trong chương: “Cân bằng và

chuyển động của vật rắn”.
- Xây dựng giáo án theo đầy đủ các bước và hệ thống bài tập thực tiễn phát
huy tính tích cực, chủ động tư duy cho học sinh nhằm tăng hứng thú, say mê học
tập bộ môn và phát triển năng lực chung và năng lực cần đạt được của bộ môn
vật lý.
- Lựa chọn những bài tập có tính thực tiễn, phù hợp với nội dung và đối
tượng dạy học.
- Thực nghiệm sư phạm, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm.

I.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp điều tra.
- Lấy ý kiến đóng góp, trao đổi, chia sẻ của đồng nghiệp.
- Thực nghiệm sư phạm.

I.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các học sinh lớp 10 được phân công giảng dạy (10A2,10A3,10A4,10A6,
10A7 ) tại trường Trung học phổ thông Lê Văn Hưu-Huyện Thiệu Hóa-Tỉnh
Thanh Hóa
- Chương trình vật lý 10 trung học phổ thông ban cơ bản.

I.6. Kế hoạch nghiên cứu
- Kế hoạch thực hiện của đề tài: Đề tài được thử nghiệm, tổng kết, rút kinh
nghiệm từ học kỳ I năm học 2017-2018 của tổ nhóm chuyên môn khi thực hiện
tại các lớp 10 trường THPT Lê Văn Hưu-Huyện Thiệu Hóa-Tỉnh Thanh Hóa

Giáo viên:Nguyễn Thị Hiền- Trường THPT Lê Văn Hưu


8


- Đề tài được tự tổng kết, rút kinh nghiệm vào tháng 4

PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I:

Cơ sở lí luận

I.1 Về sử dụng bài tập thực tiễn
I.1.1 Khái niệm bài tập thực tiễn
Bài tập thực tiễn là loại bài tập được đưa ra với nhiều hình thức khác nhau:
“Câu hỏi thực hành, câu hỏi để lĩnh hội, bài tập logic, bài tập miệng, câu hỏi
định tính, câu hỏi kiểm tra…”. Đặc điểm của bài tập thực tiễn là nhấn mạnh về
mặt bản chất của các hiện tượng đang khảo sát, hiện tượng quen thuộc tồn tại
xung quanh con người.
I.1.2. Tác dụng của bài tập thực tiễn trong dạy học và kiểm tra đánh giá
của môn vật lý
Thông qua bài tập thực tiễn giúp cho học sinh rèn luyện khả năng tư duy
logic, tiếp cận thực tiễn, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, tạo điều kiện cho học sinh
đào sâu và củng cố các kiến thức, phân tích hiện tượng, làm phát triển khả năng
phán đoán, mơ ước sáng tạo, kỹ năng vận dụng những kiến thức lý thuyết để
giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, trong đời sống, trong kĩ thuật, mở rộng
tầm mắt kĩ thuật của học sinh.
Bài tập thực tiễn rèn luyện kỹ năng vận dụng các kiến thức của học sinh
vào thực tiễn .
Để giải các bài tập thực tiễn học sinh phải vận dụng những kiến thức lý
thuyết vào thực tiễn, điều đó giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức . Nhờ
vậy kiến thức mà các em nắm được sẽ chính xác hơn, vững chắc hơn, có tính hệ
thống hơn. Các bài tập thực tiễn cũng có thể sử dụng nghiên cứu kiến thức mới
và hình thành tri thức vật lý mới, tức là nâng cao kiến thức vật lý cho học sinh.

Giáo viên:Nguyễn Thị Hiền- Trường THPT Lê Văn Hưu


9

Vì vậy việc thường xuyên giải bài tập thực tiễn sẽ góp phần đáng kể trau dồi
kiến thức vật lý cho học sinh.
Trong quá trình giải quyết các tình huống cụ thể mà các bài tập đặt ra, học
sinh phải sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát
hóa, trừu tượng hóa….Có thể nói bài tập thực tiễn là một phương tiện rất tốt để
rèn luyện tính kiên trì trong việc khắc phục những khó khăn trong cuộc sống của
học sinh.
Bài tập thực tiễn còn là cơ hội để giáo viên đề cập đến những kiến thức mà
trong giờ học lý thuyết chưa có điều kiện để đề cập, qua đó bổ sung kiến thức
cho học sinh. Bài tập còn cung cấp cho học sinh những số liệu mới về phát
minh, những ứng dụng… giúp học sinh hòa nhập với sự phát triển khoa học kỹ
thuật của thời đại.
Do vậy việc khai thác và sử dụng bài tập mang tính thực tiễn trong quá
trình dạy học và kiểm tra đánh giá cũng như trong học tập của học sinh cũng là
vấn đề cần được giáo viên quan tâm.
I.1.3. Phân loại
a. Bài tập thực tiễn định tính
Bài tập thực tiễn định tính là những bài tập mà khi giải, học sinh không cần
thực hiện các phép tính phức tạp hay chỉ sử dụng vài phép tính đơn giản có thể
nhẩm được. Để giải được bài tập định tính học sinh phải thực hiện những phép
suy luận logic trên cơ sở hiểu rõ bản chất của các khái niệm, định luật vật lý và
nhận biết được những biểu hiện của chúng trong các trường hợp cụ thể.
Bài tập thực tiễn định tính là bài tập có thể đưa ra dưới dạng giải thích hiện
tượng: cho biết một hiện tượng đã xảy ra, luôn xảy ra và giải thích nguyên nhân
của nó. Nguyên nhân đó chính là những đặc tính của các định luật vật lý.

Ưu điểm bài tập thực tiễn định tính:
Giáo viên:Nguyễn Thị Hiền- Trường THPT Lê Văn Hưu


10

- Tạo điều kiện cho học sinh đào sâu, củng cố kiến thức, là phương tiện
kiểm tra kiến thức và kỹ xảo thực hành của học sinh.
- Rèn luyện cho học sinh hiểu rõ bản chất vật lý của các hiện tượng và
những quy luật của chúng, dạy cho học sinh biết áp dụng những quy luật, kiến
thức vào thực tiễn đời sống và lao động, sản xuất.
- Có tác dụng tăng khả năng hứng thú đối với môn học, tạo điều kiện phát
triển óc quan sát, khả năng phân tích, tổng hợp của học sinh nhờ đưa lý thuyết
các định luật, quy tắc vật lý vào đời sống xung quanh phát triển khả năng phán
đoán, mơ ước, sáng tạo…
- Đây là phương tiện tốt nhất phát triển tư duy cho học sinh do phương
pháp giải những bài tập này bao gồm những suy luận logic dựa trên những kiến
thức vật lý mà các em đã học, những kinh nghiệm của học sinh có được trong
đời sống hàng ngày.
b. Bài tập thực tiễn định lượng
Bài tập thực tiễn định lượng là những bài tập muốn giải được yêu cầu học
sinh phải thực hiện một loạt các phép tính để tìm quy luật mối liên hệ giữa các
đại lượng vật lý.
Các bài tập thực tiễn định lượng đề cập đến những số liệu liên quan trực
tiếp tới đối tượng có trong đời sống, kĩ thuật.
Trong quá trình dạy học giáo viên có thể sử dụng loại bài tập thực tiễn định
lượng tùy vào từng trường hợp, có thể sau khi học xong một định luật, một định
lý nào đó thì có thể cho học sinh áp dụng vào để phân tích và giải thích hoặc có
thể sử dụng bài tập này để đặt vấn đề cho học sinh tìm hiểu kiến thức mới.
Ưu điểm của bài tập thực tiễn định lượng:


Giáo viên:Nguyễn Thị Hiền- Trường THPT Lê Văn Hưu


11

- Rèn luyện tính cẩn thận trong tính toán, phát triển tư duy cho học sinh về
mặt toán học.
- Giúp học sinh chú ý phân tích nội dung vật lý, ứng dụng của bài tập tính
toán.
- Giúp học sinh hiểu được mối liên hệ giữa các kiến thức đã học với các số
liệu trong thực tế….
I.1.2. Về dạy học
I.1.2.1 Dạy học phát triển năng lực
Ở nước ta, từ năm học 2011-2012, Bộ giáo dục đào tạo triển khai hoạt động
nghiên cứu khoa học của học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông và tổ
chức Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung
học( VSEF) và cử học sinh tham dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế (Intel
ISES) và các cuộc thi hội trợ, triển lãm quốc tế về sáng tạo khoa học kỹ thuật.
Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành
cho học sinh trung học được tổ chức từ năm 2012-2013 đến nay, thu hút hàng
trăm ngàn học sinh tham gia; các dự án của học sinh được tham dự thi và chia sẻ
qua internet đã thúc đẩy học sinh vận dụng kiến thức trong nhà trường vào giải
quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tế, tăng cường khả năng tự học, tự nghiên
cứu của học sinh.
I.1.2.2. Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý
tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải
quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời
gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học

tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên- học sinh theo hướng cộng tác có ý
nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những
Giáo viên:Nguyễn Thị Hiền- Trường THPT Lê Văn Hưu


12

tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ
đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các
môn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:
* Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành
và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm
thông tin,...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo
của tư duy.
* Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương
pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên, dù sử dụng bất kỳ phương
pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành
nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
* Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức
dạy học. Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo
yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng
cao hứng thú cho người học.
* Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui
định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội
dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ
thông tin trong dạy học.
Như vậy dạy học theo hướng phát triển năng lực là phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của người học, hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa
hoạt động nhận thức của người học, tức là tập kết vào phát huy tính tích cực của

người học chứ không phải là tập kết vào phát huy tính tích cực của người dạy,
tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì thầy giáo phải nỗ lực nhiều
so với dạy theo phương pháp

thụ động.

Phương pháp dạy học phát triển năng lực

Giáo viên:Nguyễn Thị Hiền- Trường THPT Lê Văn Hưu


13

nhấn mạnh việc lấy hoạt động học làm trung tâm của quá trình dạy học, nghĩa là
nhấn mạnh hoạt động học và vai trò của học sinh trong quá trình dạy học, khác
với cách tiếp cận truyền thống lâu nay là nhấn mạnh hoạt động dạy và vai trò
của giáo viên. Mặc dù có thể được thể hiện qua nhiều phương pháp khác nhau,
nhưng nhìn chung việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên được thể
hiện qua bốn đăc trưng cơ bản :
- Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp học
sinh tự khám phá những điều chưa biết.
- Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
- Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác.
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
Để đạt được hiệu quả cao trong việc áp dụng các biện pháp dạy học phát
triển năng lực, tôi đã khai thác và sử dụng bài tập thực tiễn. Bài tập thực tiễn
được sử dụng trong các hình thức tổ chức dạy học: học cá nhân, học nhóm; học
trong lớp, học ở ngoài lớp... Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện
cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp .
I.1.2.3 Về kiểm tra, đánh giá

Định hướng chung trong đánh giá kết quả học tập của học sinh là phải xây
dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận, chỉ đạo việc ra các câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn thay vì chỉ có các câu hỏi 1 lựa chọn đúng như trước đây.
Để đạt được mục tiêu trên, trong kiểm tra đánh giá phải xây dựng các đề
thi, đề kiểm tra theo ma trận. Các đề thi, đề kiểm tra bao gồm các loại câu hỏi,
bài tập theo 4 mức độ yêu cầu:
- Nhận biết: học sinh nhận biết, nhắc lại, mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã
học khi được yêu cầu.

Giáo viên:Nguyễn Thị Hiền- Trường THPT Lê Văn Hưu


14

- Thông hiểu: học sinh diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã
học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân
tích, giải thích, so sánh; áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã
biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập.
- Vận dụng: học sinh kết nối và sắp xếp lại các kiến thức kĩ năng đã học để
giải quyết thành công tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình
huống, vấn đề tương tự như những tình huống, vấn đề đã học.
- Vận dụng cao: học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải
quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã
học, đã được giáo viên hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình
huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.
Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kì và từng
khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỷ lệ câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ
yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bào sự phù hợp với đối
tượng học sinh và tăng dần tỷ lệ các câu hỏi và bài tâp ở mức độ yêu cầu vận
dụng, vận dụng cao.


Chương 2: Thực trạng của đề tài
Bài tập thực tiễn vẫn không được sử dụng rộng rãi trong quá trình dạy học
vật lý ở phổ thông. Đa số các giáo viên dạy chỉ quan tâm đến việc truyền thụ
những lý thuyết, công thức cơ bản áp dụng vào tính toán, giải bài tập giúp học
sinh trong quá trình thi cử. Hầu hết các giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng
mức thường xuyên tới việc làm rõ mối liên hệ giữa vật lý học với thực tiễn cuộc
sống . Hoặc nếu có liên hệ với thực tiễn thì chỉ đơn giản ở các phương pháp dạy
học diễn giải thuyết trình truyền thống, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc
các em học sinh vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống lao động, sản xuất,
phát triển năng lực của học sinh một cách toàn diện.

Giáo viên:Nguyễn Thị Hiền- Trường THPT Lê Văn Hưu


15

Vấn đề dạy học trong các nhà trường hiện nay cần phải có sự đổi mới theo
hướng, gắn lý thuyết sách vở với thực tiễn đời sống, hướng cho học sinh biết
quan tâm đến xã hội, để các em có những đồng cảm, chia sẻ và bày tỏ cảm xúc
của mình. Việc học sinh tiếp thu tốt các kiến thức trong nhà trường thôi cũng
chưa đủ mà phải giúp các em cập nhật thường xuyên những vấn đề, sự việc, hiện
tượng đang diễn ra trong cuộc sống hôm nay. Giáo viên phải là người trung tâm
trong việc cung cấp thông tin và định hướng thông tin khi đứng trên bục giảng
để học sinh nắm bắt chuyển hóa những thông tin trong xã hội thành nhận thức,
tình cảm và hành động của mình.
Để làm được điều này, đòi hỏi người giáo viên ngoài việc bồi dưỡng nâng
cao năng lực soạn giảng, kỹ năng đứng lớp, cần phải thường xuyên nghe đài,
xem tivi, đọc sách báo gần gũi với đời sống của nhân dân để am hiểu, nắm bắt
tình hình mới tích lũy được vốn kiến thức và một số hiện tượng, sự kiện ngoài

sách vở.
Với thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
“Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học, kiểm tra theo hướng phát
triển năng lực học sinh chủ đề “cân bằng và chuyển động của vật rắn”

Giáo viên:Nguyễn Thị Hiền- Trường THPT Lê Văn Hưu


16

CHƯƠNG 3: Giải quyết vấn đề
III.1. Hệ thống bài tập thực tiễn để kiểm tra, đánh giá theo định hướng
phát triển năng lực được sử dụng trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh
giá của chuyên đề “Cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực và ba
lực không song song. Các dạng cân bằng”.
1. Mức độ nhận biết

Câu 1. Hình ảnh bên chụp một chiếc đèn treo nằm
yên trên một sợi dây, trong trường hợp nào dưới
đây Chọn đáp án đúng cho ý a), b)
a) Các lực tác dụng vào đèn:
A. Trọng lực do trái đất và lực căng của dây treo.
B. Lực đẩy do tường và trọng lực của trái đất.
C. Lực căng của dây treo và lực ma sát do mặt đất.
D. Lực đẩy của tường và lực căng của dây treo.
b) Hai lực tác dụng vào đèn là hai lực:
A. được đặt vào cùng cái đèn, cùng giá, ngược
chiều và có cùng độ lớn.
B. cùng giá, ngược chiều và có cùng độ lớn.
C. đặt vào cùng cái đèn, ngược chiều và có cùng độ

lớn.

Giáo viên:Nguyễn Thị Hiền- Trường THPT Lê Văn Hưu


17

D. được đặt vào cùng cái đèn, cùng giá, cùng chiều
và có cùng độ lớn.

Câu 2. Quả bóng được treo trên tường nhờ sợi dây như hình
bên chịu tác dụng của những lực nào? Bỏ qua ma sát. Nêu
đặc điểm của hệ các lực đó khi quả bóng cân bằng? Nêu cách
tổng hợp các lực đó.

Hướng dẫn: Quả bóng chịu tác dụng của ba lực: Trọng lực trọng lực
Trái đất hút vật và phản lực

do tường tác dụng lên vật, lực căng

do
của dây

treo. Ba lực này có điểm đặt khác nhau nhưng có giá đồng quy. Để tổng hợp 3
lực tác dụng lên quả bóng, ta trượt chúng đến điểm đồng quy O rối áp dụng quy
tắc hình bình hành để tìm hợp lực.
- Đặc điểm của hệ 3 lực :
+ Ba lực có giá đồng phẳng và đồng quy.
+ Hợp của hai lực phải cân bằng với lực thứ 3.
Câu 3. Chọn đáp án đúng.

Trọng tâm của hộp phấn là điểm đặt của:
A. trọng lực tác dụng vào hộp phấn.

B. lực đàn hồi tác dụng vào hộp phấn.

C. lực hướng tâm tác dụng vào hộp phấn.
D. lực từ trường Trái Đất tác dụng vào hộp phấn.
Câu 4: Một viên bi nằm cân bằng trong một cái lỗ trên mặt đất, dạng cân bằng
của viên bi khi đó là:
Giáo viên:Nguyễn Thị Hiền- Trường THPT Lê Văn Hưu


18

A. cân bằng không bền.

B. lúc đầu cân bằng bền, sau đó là cân bằng phiếm

định
C. cân bằng phiếm định. D. cân bằng bền.
Câu 6: Dạng cân bằng của nghệ sĩ xiếc đang
đứng trên dây là :
A. Cân bằng bền.
B. Cân bằng không bền.
C. Cân bằng phiến định.
D. Không thuộc dạng cân bằng nào cả.
Câu 7: Chọn đáp án đúng.
Ôtô chở hàng nhiều, chất đầy hàng nặng trên nóc xe dễ bị lật vì:
A. Vị trí của trọng tâm của xe cao so với mặt chân đế.


B. Giá của trọng lực tác dụng lên xe đi qua mặt chân đế.
C. Mặt chân đế của xe quá nhỏ.
D. Xe chở quá nặng.
Câu 8: Mặt chân đế của chiếc bàn ( tiếp xúc với mặt đất bằng 4 chân bàn) là:
A. toàn bộ diện tích tiếp xúc của vật với sàn.

Giáo viên:Nguyễn Thị Hiền- Trường THPT Lê Văn Hưu


19

B. đa giác lồi lớn nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc.
C. phần chân của vật.
D. đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc của chân bàn với sàn
Câu 9: Mặt chân đế của chiếc hòm đặt trên bàn là:
A. toàn bộ diện tích tiếp xúc của chiếc hòm với sàn ( mặt đáy).
B. đa giác lồi lớn nhất bao bọc một phần diện tích tíếp xúc của hòm với bàn.
C. phần chân của vật.
D. đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc một phần của hòm
2. Mức độ thông hiểu
Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai khi nói: Vị trí trọng tâm của
một vật:
A. phải là một điểm của vật.
B. có thể trùng với tâm đối xứng của vật.
C. có thể ở trên trục đối xứng của vật.
D. phụ thuộc sự phân bố của khối lượng vật.
Câu 2: Trong các vật sau vật nào có trọng tâm không nằm trên vật.
A. Mặt bàn học.

B. Cái tivi.


C. Chiếc nhẫn trơn.

D. Viên gạch.

Câu 3: Để tăng mức vững vàng của trạng thái cân bằng đối với xe cần
cẩu người ta chế tạo:
A. Xe có khối lượng lớn.

C. Xe có mặt chân đế rộng và trọng tâm thấp

B. Xe có mặt chân đế rộng.

D. Xe có mặt chân đế rộng, và khối lượng lớn.

Câu 4: Tại sao không lật đổ được con lật đật?

Giáo viên:Nguyễn Thị Hiền- Trường THPT Lê Văn Hưu


20

A. Vì nó được chế tạo ở trạng thái cân bằng bền.
B. Vì nó được chế tạo ở trạng thái cân bằng không bền.
C. Vì nó được chế tạo ở trạng thái cần bằng phiếm định.
D. Ví nó có dạng hình tròn.
Câu 5: Người làm xiếc đi trên dây thường cầm một cây gậy nặng để làm gì?
A. Để vừa đi vừa biểu diễn cho đẹp.
B. Để tăng lực ma sát giữa chân người và dây nên người không bị ngã
C. Để điều chỉnh cho giá trọng lực của hệ (người và gậy) luôn đi qua dây nên

người không bị ngã.
D. Để tăng mômen trọng lực của hệ (người và gậy) nên dễ điều chỉnh khi người
mất thăng bằng.
3. Mức độ vận dụng
Câu 1: Cho một chiếc gậy dài, hãy tìm trọng tâm của
gậy mà không dùng bất kì một dụng cụ nào khác?
Hướng dẫn: Trọng tâm là điểm đặt của trọng lực tác
dụng lên thước. Trọng tâm của thước đặt nằm trên
thước, từ đó có các cách sau:
Cách 1: Đặt cái gậy thăng bằng trên cạnh của bàn tay.
Trọng tâm của vật là điểm tựa của thước lên cạnh bàn tay.
Cách 2: Ta đặt chiếc gậy nằm ngang trên hai cạnh bàn tay đặt thẳng đứng rồi cho
hai bàn tay tiến lại gần nhau, hai bàn tay bao giờ cũng chạm đúng ở trọng tâm
của gậy và chiếc gậy sẽ không rơi bất kể vận tốc hai bàn tay tiến lại gần nhau
bằng bao nhiêu.

Giáo viên:Nguyễn Thị Hiền- Trường THPT Lê Văn Hưu


21

Câu 2: Một hộp sữa nằm trên mặt phẳng nghiêng, tìm hợp lực tác dụng lên hộp
sữa ở trạng thái cân bằng?
Hướng dẫn: Hộp sữa trên mặt phẳng
nghiêng chịu tác dụng bởi : Trọng lực
của Trái đất lên hộp sữa, phản lực

của

mặt phẳng nghiêng lên hộp sữa, lực ma sát

giữa mặt phẳng nghiêng và hộp sữa
dụng lên hộp sữa

+

+

ms

. Vì hộp sữa cân bằng nên hợp lực tác

ms

=

Câu 3: Trong xây dựng người ta dùng dây dọi
để làm gì? Tại sao phải làm như vậy?
Hướng dẫn: Người ta dùng dây dọi để xác định
phương thẳng đứng giúp cho việc xây dựng
được chính xác. Làm như vậy vì khi treo cho
quả dọi đứng yên, lực căng của dây và trọng lực
của quả dọi cân bằng nhau, phương của dây treo
là phương thẳng đứng.
Câu 4: Các chồng sách được được đặt trên kệ
đỡ hình chữ V? Hãy xác định các lực tác dụng
lên mỗi chồng sách? Bỏ qua ma sát?
Hướng dẫn: Mỗi chồng sách chịu tác dụng của
3 lực: Trọng lực do Trái đất tác dụng lên chồng
sách và phản lực của hai mặt phẳng đỡ.


Giáo viên:Nguyễn Thị Hiền- Trường THPT Lê Văn Hưu


22

Câu 6: Trong trò chơi kéo co, tại sao nên
đứng dang rộng chân ra, cúi người xuống
thấp?
Hướng dẫn: Khi đứng rang rộng chân ra, ta
đã làm cho diện tích mặt chân đế của người
tăng lên. Khi cúi người xuống thấp, ta đã làm
cho trọng tâm được hạ thấp. Cả hai điều đó đã làm tăng mức vững vàng của
người, do vậy đội bên kia khó làm cho đội mình ngã.
Câu 7: Những người công nhân khi vác những bao hàng nặng thường chúi
người về phía trước một chút? Hãy giải thích vì sao?
Hướng dẫn: Người công nhân đang vác nặng có một lực đáng kể tác dụng lên
vai. Khi đó khối tâm ở vị trí cao( cân bằng không bền, dễ ngã) và hơi lệch về
phía sau so với mặt chân đế nên bao hàng dễ rơi ra. Để tăng mức vững vàng,
người này phải hạ thập trọng tâm. Bao hàng có khối tâm tương đói cao. Vì vậy
họ thường chúi người vê phía trước để hạ thấp trọng tâm và đưa trọng tâm của
bao hàng rơi vào mặt chân đế.
Câu 8: Đang ngối ghế muốn đứng lên ta phải nghiêng người về phía trước, hãy
giải thích tại sao?
Hướng dẫn: Ngồi thật thẳng lưng và không kéo lui chân phía dưới gầm ghế ta
không thể đứng lên mà cứ để yên chân như thế nếu không nghiêng người về
phía trước. Trọng tâm của phần thân trên một người đang ngồi thì ở bên trong cơ
thể. Kẻ đường dây dọi từ điểm ấy xuống dưới thì nó sẽ đi qua mặt ghế xuống
dưới phía sau bàn chân. Mà người muốn đứng dậy được thì đường thẳng đứng
đó lại phải qua giữa hai chân. Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là
giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế. Vậy muốn đứng lên được ta phải

khom lưng về đằng trước để chuyển trọng tâm đi cho thích hợp hoặc kéo chân

Giáo viên:Nguyễn Thị Hiền- Trường THPT Lê Văn Hưu


23

về phía sau để đưa chân đến phía dưới trọng tâm. Nếu không dùng một trong hai
cách trên, việc đi lại sẽ gặp khó khăn.
Câu 9: Quan sát các võ sĩ thi đấu thấy họ thường đứng ở tư thế hơi khụy gối
xuống một chút và hai chân dang rộng hơn so với mức bình thường. Tư thế này
có tác dụng gì?
Hướng dẫn: Tư thế này giúp cho võ sĩ đứng vững vàng hơn rất nhiều và khó đổ
ngã. Vì tư thế hai chân dang rộng sẽ có mặt chân đế lớn và đầu gối hơi khụy để
trọng tâm hạ thấp hơn nên mức vững vàng của tư thế sẽ nâng cao rất nhiều.
4. Mức độ vận dụng cao
Câu 1: Một chiếc thang PQ đặt dựa vào tường và
đang có khuynh hướng bị trượt ra. Do nền và tường
đều có ma sát nên thang vẫn đứng cân bằng. Biết
trọng lượng của thang là

, Các lực do tường và

nền tác dụng lên thang lần lượt là
biểu

diễn

đúng


A. Đồ thị hình A

hướng

của

B. Đồ thị hình B

,

. Hình nào

các

lực

đó?

C. Đồ thị hình C D. Đồ thị hình D

Giáo viên:Nguyễn Thị Hiền- Trường THPT Lê Văn Hưu


24

Câu 2: Hai quyển sách đặt chồng lên nhau trên
một giá sách. Trọng tâm của của chúng cùng nầm
trên một đường thẳng đứng. Trọng lượng của
quyển sách nằm trên là 8N, của quyển sách dưới
là 10N.

1. a) Xác định và vẽ sơ đồ các lực tác dụng lên từng quyển sách.
b) Tính các lực tác dụng lên từng quyển sách.
2. Bây giờ xét hệ gồm cả hai quyển sách:
a) Xác định các ngoại lực đặt lên hệ
b) Cho biết giá trị của các lực đó.
c) Lực do hệ tác dụng lên mặt bàn bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn:
1. a) Các lực tác dụng lên quyển trên(1) gồm:
- Trọng lực

1

do Trái đất hút nó.

- Phản lực do quyển dưới 2 tác dụng

21

Quyển sách nằm cân bằng nên

21

=>

=-

1

21


và |

|=|

1

1

21

+

=

|=8N

Các lực tác dụng lên quyển dưới gồm:
- Trọng lực

2

do trái đất hút.

- Lực do quyển trên tác dụng

12

- Phản lực do mặt phẳng đỡ tác dụng

.


Giáo viên:Nguyễn Thị Hiền- Trường THPT Lê Văn Hưu


25

Quyển dưới nằm cân bằng, vậy ta có:

+

2

+

12

=

(1)

Theo định luật III Niu tơn, tác dụng tương hỗ giữa hai vật cho
=>

21

Từ (1) ta có:

=-(

Phản lực


|=

12

+

=

12

|= 8N

)

2

12

hướng lên trên và về độ lớn: N= P2+F12=8+10=18N

2) a) Các lực đặt lên hệ gồm:
- Lực hút của Trái đất

.

- Phản lực của mặt bàn
b) ta có

=


+

1

Hệ nằm cân bằng :
=>

.
2

; P= P1+ P2= 8+10=18N

+

=

=-

Phản lực

của bàn đặt lên hệ cân bằng và ngược chiều với trọng lực

=> N= 18 N

Câu 3: Một ngọn đèn khối lượng m=1kg được treo dưới trần
nhà bằng một sợi dây. Dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất là
8N.
a) Có thể treo ngọn đèn này vào một đầu dây được không?


Giáo viên:Nguyễn Thị Hiền- Trường THPT Lê Văn Hưu

21


×