Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phát huy trí lực của học sinh thông qua sử dụng bài tập thực nhiệm trong dạy học hóa học vô cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.92 KB, 16 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm



Trần Hùng Chỉnh

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm, nên các thí nghiệm hoá học đóng
vai trò quan trong trong việc đào tạo, cũng như giảng dạy môn hoá học ở các trong
phổ thông. Tuy nhiên trong giảng dạy hoá học ở trường phổ thông bài tập hoá học
cũng có tác dụng rất to lớn trong việc phát huy trí lực của học sinh; đặc biệt là các
bài tập thực nghiệm hoá học.
Bài tập thực nghiệm hoá học là một trong những xu hướng phát triển của bài tập
hiện nay. Vì nó có khả năng phát triển tư duy cho học sinh ở cả ba phương diện: lý
thuyết, thực hành và ứng dụng.
Giải bài tập thực nghiệm hoá học là một cách thức học tập tích cực đối với học
sinh, nó giúp học sinh thường xuyên cũng cố các kiến thức lý thuyết, nâng cao kỹ
năng, kỹ xảo thực hành và vận dụng các kiến thực học được để giải thích các vấn
đề trong cuộc sống sản xuất.
Vì thế, bài tập thực nghiệm hoá học là phương tiện rất tốt để phát huy tính tích
cực, chủ động và sự sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học.
Xuất phát từ suy nghĩ đó, với vốn kiến thức và kinh nghiệm của mình tôi đã
chọn đề tài
“ Phát huy trí lực của học sinh thông qua sử dụng bài tập thực nghiệm trong
giảng dạy hoá vô cơ”
Mục tiêu tôi chọn đề tài này cũng với mong muốn xây dựng và chọn lọc một số
bài tập thực nghiệm hoá học vô cơ, nhằm rèn luyện cho học sinh tính tích cực, chủ
động và sáng tạo của mình trong học tập môn hoá học. Đồng thời giúp học sinh
nâng cao kỹ năng, kỹ xảo thực hành hoá học và vận dụng các kiến thức học được
để giải thích các hiện tượng xảy ra trong đời sống sản xuất; từ đó tạo ra hứng thú


học tập cho các em.
II. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong học tập
môn hoá học. Đồng thời rèn luyện, nâng cao kỹ năng, kỹ xảo thực hành hoá học
cho học sinh.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận của sự phát triển trí lực của học sinh trong quá trình nhận thức,
học tập ở trường phổ thông.
Vai trò, tác dụng của bài tập thí nghiệm hoá học vô cơ ở trường THPT trong
việc rèn luyện tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy
và học môn hoá học.
Lựa chọn và sử dụng bài tập thực nghiệm hoá học vô cơ ở trường THPT để rèn
luyện tính túch cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
Kết quả thực nghiệm ở trường phổ thông.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Chương trình hoá học vô cơ lớp 10,11, 12 ở trường THPT.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------1


Sáng kiến kinh nghiệm



Trần Hùng Chỉnh

Học sinh các lớp 11B1, 11B7 trường THPT Lê Văn Hưu- Thiệu Hoá- Thanh
Hoá.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tổng hợp tài liệu và tổng quan lý thuyết.
Tìm hiểu, sưu tập, chọn lọc các bài tập từ các tài liệu tham khảo.

Nghiên cứu thực tiễn: Trao đổi, tìm hiểu việc dạy và học môn hoá học và về
tình hình sử dụng bài tập thực nghiệm ở trường phổ thông.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông.
VI. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Tổng quan lý thuyết về sự phát triển trí lực của học sinh phổ thông trong quá
trình nhận thức-học tập.
Lựa chọn và sử dụng bài tập thực nghiệm hoá học vô cơ lớp 10, 11, 12.
Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm.
Nêu kết quả và kiến nghị
VII. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
- Phần I: Mở đầu
- Phần II. Nội dung
Chương I: Tổng quan lý thuyết
Chương II: Lựa chọn, sử dụng bài tập thí nghiệm hoá học vô cơ ở trường
THPT để phát huy trí lực của học sinh.
- Phần III: Kết luận và tài liệu tham khảo

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------2


Sáng kiến kinh nghiệm



Trần Hùng Chỉnh

PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ LỰC CỦA HỌC SINH
TRONG QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC - HỌC TẬP

1. Tính tích cực, tự lực nhận thức và mối quan hệ giữa chúng
1.1. Tính tích cực nhận thức
“Tính tích cực nhận thức là thái độ cải tạo chủ thể đối với khách thể thông qua
sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết các vấn đề học
tập – nhận thức. Nó vừa là mục đích hoạt động, vừa là phương tiện, vừa là điều
kiện để đạt được mục đích và vừa là kết quả của hoạt động. Nó là phẩm chất hoạt
động của cá nhân”
1.2. Tính tự lực nhận thức
Theo nghĩa rộng: Bản chất của tính tự lực nhận thức là sẵn sàng về mặt tâm lý
cho sự tự học…
Theo nghĩa hẹp: Tính tự lực nhận thức là năng lực, nhu cầu học tập và tính tổ
chức học tập cho phép học sinh tự học.
1.3. Mối quan hệ giữa tính tích cực và tự lực nhận thức
Tính tích cực nhận thức liên hệ chặt chẽ với tính tự lực nhận thức. Tính tích cực
nhận thức là điều kiện cần thiết của tính tự lực nhận thức và không thể có tính tự
lực nhận thức mà thiếu tính tích cực nhận thức.
2. Hứng thú nhận thức
“Hứng thú nhận thức là khuynh hướng lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với
quá trình nhận thức. Tính chất lựa chọn của cá nhân được biểu thị trong một lĩnh
vực tri thức nào đó. Con người muốn đi sâu vào lĩnh vực đó để nghiên cứu nắm
vững những giá trị của nó”
3. Sự phát triển trí lực của học sinh trong dạy học phổ thông
Mỗi tri thức mới đều gây một tác động nhất định đến sự phát triển tư duy của
con người, mà tính chất của sự phát triển trí tuệ lại quyết định trình độ lĩnh hội tri
thức. Bởi vậy cùng với việc trang bị cho học sinh hệ thống tri thức khoa học thì
một trong những nhiệm vụ cơ bản của dạy học trước kia, hiện nay và sau này vẫn
là phát triển tư duy học sinh trong quá trình nắm tri thức các môn học…
II. NHỮNG CON ĐƯỜNG CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ LỰC CỦA HỌC
SINH TRONG HỌC TẬP MÔN HOÁ HỌC
Có rất nhiều con đường phát triển trí lực của học sinh trong quá trình dạy học,

nhưng có ba con đường chủ yếu
1. Thứ nhất là: hình thành những tri thức sâu sắc hơn thuộc môn học
2. Thứ hai là: Dạy cho học sinh những thao tác hành động trí tuệ (thao tác tư
duy) quan trọng nhất đối với việc lĩnh hội giáo trình hoá học
3. Thứ ba là: Sử dụng rộng rãi các biện pháp và phương pháp dạy học có tác
dụng nâng cao tối đa tính tích cực hoạt động học tập của học sinh, bỗi dưỡng
ở học sinh tính độc lập hứng thú nhận thức và áp dụng một cách có suy nghĩ
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------3


Sáng kiến kinh nghiệm



Trần Hùng Chỉnh

các tri thức và những dạng công tác học tập trong lớp cũng như các hoạt
động ngoài lớp khác nhau như: Việc sử dụng các thí nghiệm hoá học thực
hành, thí nghiệm hoá học vui, thí nghiệm biểu diễn, đặc biệt là các bài tập thí
nghiệm hoá học trong giảng dạy và học tập môn hoá học.
III. RÈN LUYỆN TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO CỦA
HỌC SINH TRONG HỌC TẬP MÔN HOÁ HỌC
Để phát huy tính tích cực của học sinh giáo viên cần:
1. Đặt cho học sinh những câu hỏi, những bài tập có tính chất nê vấn đề và học
sinh giải quyết nó thông qua những suy nghĩ, trao đổi và thảo luận hoặc
thông qua các thí nghiệm, bài tập thí nghiệm hay các bài tập hoá học nói
chung.
2. Đề ra công việc cho học sinh mang tính chất nghiên cứu
3. Sử dụng két hợp đồng thời, hợp lý các phương tiện trực quan, đồ dùng dạy
học của môn học.

4. Tạo ra các tình huống có vấn đề và kích thích lòng ham muốn, đam mê khoa
học của học sinh.
IV. HỌC SINH PHẢI LÀM GÌ ĐỂ RÈN LUYỆN CHO MÌNH TÍNH TÍCH
CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO
Trong xã hội phát triển, sự bùng nổ thông tin, khoa học và công nghệ phát triển
mạnh mẽ, thì dạy học không chỉ dạy kiến thức mà còn phải dạy phương pháp học
tập cho học sinh. Bản thân học sinh cần phải có phương pháp nghiên cứu, mà cốt
lõi của phương pháp học là phương pháp tự học.
Việc học là nhiệm vụ của người học, không ai có thể tay thế được. Để học tốt
tất cả các môn học nói chung và môn hoá học nói riêng đầu tiên ta phải cần phải có
đối với người học đó là sự nỗ lực của bản thân người học, phải có ý chí quyết tâm
cao độ, phải tích cực học tập, mong muốn học giỏi, học giỏi hôm nay gắn liền với
sự thành đạt của cuộc sống tương lai sau này.
Hãy thoát khỏi tình trạng bị động, khắc phục “chứng ngại nhận thức” vì đây là
yếu tố cơ bản làm cho năng lực tự học kém, không có đà ban đầu, thiếu độc lập suy
nghĩ.
Để có thể lao động sáng tạo sau này, ngay từ bây giờ mỗi học sinh phải tự tập
luyện từng “sáng tạo” nhờ thông qua các câu hỏi, bài toán và các vấn đề học tập
thực tiễn chứ không phải chỉ bổ sung tri thức mới vào trí nhớ của mình.
Tập quan sát và đặt ra những vấn đề trước các hiện tượng khác đôi khi người
khác không quan tâm hoặc không chú ý đến.
Phải có những hứng thú học tập bộ môn, phá vỡ chứng ngại và thông hiểu các
nội dung kiến thức. Đó là cơ sở đầu tiên cho những hứng thú học tập, điều kiện cơ
bản để phát triển trí tuệ cho học sinh với hiệu quả cao nhất, trước hết học sinh phải
ý thức được lợi ích lao động, học tập, động cơ hoạt động, học tập của mình: Chỉ có
thích thú với một hoạt động nào đó mới đảm bảo cho hoạt động đó tích cực.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------4



Sáng kiến kinh nghiệm



Trần Hùng Chỉnh

V. VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA BÀI TẬP THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC
TRONG VIỆC RÈN LUYỆN TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ
SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY VÀ HỌC MÔN
HOÁ HỌC
1. Tác dụng trí dục
1.1. Bài tập thí nghiệm làm hiểu sâu hơn các kiến thức đã học
1.2. Bài tập thí nghiệm hoá học có tác dụng mở rộng hiểu biết của học sinh một
cách sinh động, phong phú, nâng cao hiểu biết của học sinh.
1.3. Bài tập thí nghiệm hoá học có tác dụng củng cố các kiến thức cũ một cách
thường xuyên và hệ thống các khái niệm đã học…
1.4. Bài tập hoá học nói chung và bài tập thí nghiệm hoá học nói riêng có tác dụng
rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo hoá học cần thiết cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng thực
hành hoá học…
1.5. Bài tập thí nghiệm hoá học có tác dụng tạo điều kiện để phát huy tư duy, rèn
luyện tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh…
2. Tác dụng giáo dục tư tưởng
Giúp học sinh tin tưởng hơn vào khoa học, kỹ thuật và công nghệ
3. Tác dụng giáo dục kỹ thuật tổng hợp phục vụ đời sống và sản xuất.
VI. CÁC LOẠI BÀI TẬP THỰC NGHIỆM HOÁ HỌC
Bài tập thực nghiệm hoá học thường được chia làm hai loại cơ bản: Bài tập thực
nghiệm định tính và bài tập thực nghiệm định lượng
1. Bài tập thực nghiêm định tính gồm các dạng sau
1.1.Bài tập về lắp giáp dụng cụ, sử dụng hình vẽ tranh ảnh
1.2. Bài tập về quan sát, mô tả và giải thích hiện tượng thí nghiệm.

1.3. Bài tập về nhận biết, phân biệt các chất.
1.4. Bài tập về tách chiết, tinh chế các chất ra khỏi hỗn hợp.
1.5. Bài tập về điều chế các chất.
2. Bài tập thực nghiệm định lượng
Tuỳ theo nội dung hay phương pháp tiến hành thí nghiệm mà người ta phân các
bài tập thực nghiệm định lượng thành các dạng chính sau
2.1. Xác định khối lượng, thể tích, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi hay nhiệt độ nóng
chảy của các chất.
2.2. Xác định tỉ khối của một chất khí này so với một chất khí khác hay khối lượng
phân tử của một chất khí.
2.3. Xác định lượng nước chứa trong các chất và công thức phân tử của muối ngậm
nước.
2.4. Xác định độ tan các chất và nồng độ dung dịch.
2.5. Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của các chất trong hỗn hợp.
2.6. Điều chế các chất và tính hiệu suất phản ứng hoặc tinh chế một chất rồi tính độ
tinh khiết.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------5


Sáng kiến kinh nghiệm



Trần Hùng Chỉnh

VII. VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC TRONG
VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HOÁ HỌC
Theo quan điểm của lý luận dạy học hiện đại, trong quá trình giảng dạy môn
hoá học nếu chỉ có sự trình bầy của giáo viên không thôi thì nghệ thuật trình bầy

cao đến đâu đi chăng nữa cũng không đảm bảo việc lĩnh hội tri thức khoa học của
người học ở mức độ cao…
Tóm lại, thí nghiệm hoá học có vai trò bậc nhất trong việc giảng dạy và học tập
môn hoá học. Nó có tác dụng làm phát triển tính tích cực, tính độc lập, óc sáng
kiến, những hứng thú nhận thức và naang cao lòng tin vào khoa học cho học sinh.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------6


Sáng kiến kinh nghiệm



Trần Hùng Chỉnh

CHƯƠNG II:
LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC NGHIỆM HOÁ HỌC
VÔ CƠ Ở TRƯỜNG THPT ĐỂ PHÁT HUY TRÍ LỰC CHO HỌC SINH
I. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP
THỰC NGHIỆM HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY
Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm, do đó bài tập thực nghiệm là một
dạng bài tập mang bản chất hoá học. Vì vậy những năm trở lại đây bài tập thực
nghiệm hoá học đã được sử dụng rất nhiều trong quá trình dạy học của các thầy cô
giáo ở các trường phổ thông để phát huy trí lực của học sinh, cũng như phục vụ
cho việc thi cử trong các kì thi tốt nghiệp, kì thi tuyển sinh đại học và cao đẳng của
học sinh.
II. LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC NGHIỆM HOÁ
HỌC VÔ CƠ Ở CHƯƠNG TRÌNH THPT
1. Căn cứ vào chương trình hoá học THPT
2. Chọn lọc và hướng dẫn cách giải bài tập một số bài tập thực nghiệm hoá

học vô cơ ở chương trình hoá học THPT nhằm rèn luyện cho học sinh tính
tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập môn hoá học, đồng thời rèn luyện
các kỹ năng thí nghiệm và thực hành cho học sinh.
2.1. Bài tập về nhận biết và phân biết các chất vô cơ
Khi giải bài tập loại này giáo viên cần sử dụng những biện pháp tích cực để
hướng dẫn học sinh, động viên huy động các kiến thức về:
* Tính chất vật lí, tính chất hoá học của các chất vô cơ.
* Các kiến thức và kỹ năng thực hành cơ bản về hoá học như:
- Khả năng quan sát màu sắc, mùi vị và trạng thái của các chất.
- Kỹ năng sử dụng các dụng cụ, hoá chất có trong phòng thí nghiệm…
* Trình tự giải một bài toán nhận biết, phân biệt như sau:
- Lập sơ đồ các bước tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng.
- Mô tả các bước tiến hành thí nghiệm dựa vào sơ đồ và viết các phương trình
hoá học giải thích.
Thí dụ: Chỉ dùng thêm CO2 và H2O hãy nhận biết các lọ mất nhãn đựng riêng biệt
các chất bột trắng sau: NaCl, Na2SO4, Na2CO3, BaSO4, BaCO3
Hướng dẫn giải
* Giáo viên cần phải đặt các câu hỏi để huy động các kiến thức của học sinh về các
hợp chất trên như:
- Các hợp chất trên thuộc loại hợp chất gì? Tính chất hoá học của nó?
- Trong các chất trên chất nào tan tốt trong nước, chất nào không tan trong
nước? Chất nào tan không tan trong nước nhưng tan được trong môi trường
axit?
- Vậy ta dùng CO2 hay H2O trước để nhận biết?
* Sau khi học sinh dùng H2O trước thì phân được hai nhóm:
- Nhóm I: Tan tốt trong nước là NaCl, Na2CO3, Na2SO4
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------7


Sáng kiến kinh nghiệm




Trần Hùng Chỉnh

- NHóm II: Không tan trong nước là BaCO3, BaSO4
* Đa số các học sinh đều có thể phân biệt được đến bước này. Nhưng để phân biệt
được tiếp nữa thì các học sinh trung bình, yếu đều không thể phân biệt được nữa.
Để các em có thể nhận biết được nữa thì giáo viên phải hướng dẫn tiếp, ở nhóm II
các em xem các chất có đặc điểm gì khác nhau. Khi đó học sinh dùng cả H 2O và
CO2 cho vào nhóm II thì được
- Chất rắn tan là BaCO3
- Chất rắn không tan là BaSO4
* Nhưng đối với các chất ở nhóm I thì gần như học sinh không tìm ra thuốc thử để
nhận biết. Giáo viên lúc này nên hướng dẫn học sinh là trong loại bài tập nhận biết
giới hạn thuốc thử ta có thể dùng các chất vừa tìm được hoặc là sản phẩm của các
quá trình nhận biết để nhận biết ra các chất còn là. Khi đó học sinh sử dụng thuốc
thử Ba(HCO3)2 để nhận biết ra các chất ở nhóm I như sau:
- Xuất hiện kết tủa trắng là Na2CO3, Na2SO4: Nhóm III
- Còn lại là NaCl
* Đến đây thì học sinh lại không thể định hướng tiếp được nữa. Giáo viên phải hỏi
học sinh xem nhận biết ra các chất ở nhóm II thế nào và có liên hệ với nhóm III
không? Học sinh dùng Cả dung dịch Ba(HCO3)2 và CO2 thì nhận biết ra các chất ở
nhóm III:
- Xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan ra là Na2CO3
- Xuất hiện kết tủa trắng không tan là Na2SO4.
* Sau khi phân tích xong giáo viên yêu cầu học sinh lập sơ đồ tóm tắt các bước làm
thí nghiệm, quan sát hiện tượng:
* Dựa vào sơ đồ học sinh có thể mô tả cách làm thí nghiêm theo các bước sau:
- Lấy mẫu thử của các chất cần nhận biết.

- Cho thước thử vào mẫu thử và quan sát các hiện tượng
- Đánh dấu các chất nhận biết được và giải thích
* Nhận xét: Đối với bài tập này hợp chất cần nhận biết là các hợp chất rất phổ biến.
Vì vậy, những bài toán loại này có tác dụng giúp học sinh vận dụng các kiến thức
học được để giải thích các hiện tượng thực tế xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
Điều nay giúp học sinh mở rộng kiến thức của mình một cách phong phú, sáng tạo
và nó góp phần gây hứng thú học tập cho học sinh, tạo điều kiện cho các em tìm
tòi, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của mình trong học tập môn hoá
học.
2.2. Bài tập tách chiết và tinh chế
Các bài tập loại này là các bài tập có nội dung của các thí nghiệm nghiên cứu
nhỏ của học sinh phổ thông, do đó bài tập không khó lắm về mặt kiến thức lý
thuyết. Vấn đề vướng mắc lớn nhất dối với học sinh khi giải bài tập loại này là các
kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật phòng thí nghiệm. Vì vậy, trước khi giải bài tập
dạng này, giáo viên cần trang bị cho học sinh một số kiến thức và kỹ năng thực
hành như:
- Tính chất vật lí và tính chất hoá học của các chất cần tinh chế, tách chiết.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------8


Sáng kiến kinh nghiệm



Trần Hùng Chỉnh

- Các khái niệm về tách chiết, tinh chế và một số kiến thức về các phương
pháp tách chiết, tinh chế như: Phương pháp chiết, phương pháp kết tinh,
phương pháp chưng cất.
- Giới thiệu cho học sinh biết sử dụng các dụng cụ tách chiết như: Phễu chiết,

giấy lọc, cột chưng cất, các dụng cụ nung, sấy, làm lạnh...
Để tìm hiểu tác dụng của bài tập loại này ta xét một số thí dụ sau:
Thí dụ: Tách riêng mỗi chất rắn sau ra khỏi hỗn hợp NaCl, MgCl2, AlCl3 mà không
làm thay đổi khối lượng
Hướng dẫn giải
* Để học sinh giải tốt bài này trước tiên giáo viên cần phải đặt các câu hỏi gợi ý
để học sinh được các kiến thức về:
- Tính chất vật lí và tính chất hoá học của các hợp chất trên
+ Các hợp chất trên tan như thế nào trong nước?
+ Các hợp chất trên thuộc loại chất gì?
+ Các kim loại trên có hiđoxit tan hay không tan trong nước và môi trường
kiềm
- Cách lọc, cách nung, dụng cụ lọc và dụng cụ nung.
* Sau đó giáo viên có một số gợi ý giúp học sinh tự tìm ra lời giải
- Các chất trên là chất rắn tan tốt trong nước nên ta phải làm gì?
- Các kim loại trên có hiđroxit có đặc tính gì?
- Khi tách không làm thay đổi khối lượng của các chất ta phải lựa chọn thuốc
thử nào
cho phù hợp, để thuốc thử đó không làm ảnh hưởng đến lượng chất của mỗi
chất, mà
lại chỉ tác dụng lên các chất cần tách, sản phẩm dễ tách ra khỏi hỗn hợp và sản
phẩm
dễ điều chế được chất ban đầu và đặc biệt chất đó cũng dễ đuổi ra khỏi hỗn hợp
(dung
dịch NH3).
- Các phản phẩm sinh ra có đặc điểm gì? Thực hiện phương pháp nào để tách
chúng
ra khỏi hỗn hợp sản phẩm
- Sản phẩm dung dịch NaCl, NH4Cl, NH3 dư thì NH4Cl và NH3 có đặc điểm gì
chung để có thể đuổi nó ra khỏi hỗn hợp

- Các sản phẩm kết tủa Al(OH)3, Mg(OH)2 chúng có đặc điểm riêng là gì, ta
dùng thuốc thử nào để tách chúng ra khỏi nhau
- Để thu được MgCl2 và AlCl3 từ hiđroxit tương ứng của nó ta phải dùng chất
nào và phương pháp gì (dung dịch HCl dư).
* Với các bước hướng dẫn của giáo viên như trên học sinh có thể hình dung ra
các bước để giải bài toán và các em sẽ tiến hành giải theo các bước sau
- Bước 1: Lập sơ đồ tóm tất các bước tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện
tượng.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------9


Sáng kiến kinh nghiệm



Trần Hùng Chỉnh

- Bước 2: Mô tả các bước tiến hành thí nghiệm
* Ta thấy với sự dẫn dắc như trên, sau khi giải xong bài tập này học sinh
không những cũng cố được về mặt lý thuyết mà các em còn được khắc sâu một
số kiến thức lý thuyết cơ bản như: Tính chất của muối, tính chất của các
hiđroxit, điều chế các chất; tính bazơ , tính chất vật lí của amoniac và tính chất
vật lí của axit HCl…Mặt khác sau khi giải bài tập này thì học sinh nắm vững
các kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật tách chiết trong phòng thí nghiệm. Qua đó
nâng cao các kỹ năng, kỹ xảo thực hành hoá học cho học sinh, giúp các em phát
huy tính tích cực và sáng tạo của mình trong học tập…
Qua thí dụ trên bài tập thực nghiêm dang tinh chế tách chiết có tác dụng rất
to lớn trong phát huy trí lực của học sinh; nó giúp học sinh củng cố lý thuyết,
nâng cao kỹ năng, kỹ xảo thực hành và rèn luyện tính độc lập nghiên cứu, từ đó
tạo điều kiện cho các em phát huy trí lực của mình trong học tập.

2.3. Bài tập sử dụng hình vẽ, tranh ảnh
Bài tập sử dụng hình vẽ, tranh ảnh về các thí nghiệm hoá học vô cơ cũng là
một loại bài tập có tác dụng lớn trong việc phát huy trí lực của học sinh. Nó có
tác dụng tạo điều kiện để phát huy tư duy khoa học cho học sinh. Khi giải bài
tập loại này bắt buộc học sinh phải phân tích, tổng hợp các bộ phận của hình vẽ,
tranh ảnh để từ đó lập luận đưa ra kết luận phù hợp.
Sau đây là thí dụ về bài tập dạng này
HCl đặc
Thí dụ 1:Cho sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ.
- Phểu chứa dung dịch HCl đặc;
MnO2
- Bình cầu chứa MnO2.
- Bình tam giác 1 chứa dung dịch NaCl.
- Bình tam giác 2 chứa H2SO4 đặc.
- Miệng bình tam giác 3 có bông tẩm dung dịch NaOH. bình 1 bình 2 bình 3
Sơ đồ thí nghiệm trên điều chế chất gì, nêu tác dụng của các bình tam giác:
1, 2, 3 và viết phương trình phản ứng xảy ra?
Hướng dẫn
Trước khi giải bài tập này giáo viên cần nhắc lại để học sinh nắm chắc các kiến
thức về:
- Chất khử, chất oxi hoá và phản ứng oxi hoá - khử
- Phương pháp điều chế các chất khí
- Tính chất vật lí của các chất khí, dung dịch H2SO4 đặc
- Tính chất hoá học của khí Cl2, dung dịch NaCl, dung dịch H2SO4 đặc, dung
dịch NaOH.
Sau đó học sinh tiến hành trả lời:
- Các phương trình xảy ra chủ yếu:
t
 MnCl2 + Cl2 + 2H2O (*)
MnO2 + 4HCl 

0

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 10 


Sáng kiến kinh nghiệm



Trần Hùng Chỉnh

H2SO4đặc + nH2O > H2SO4 .nH2O
2NaOH + Cl2 > NaCl + NaClO + H2O
- Trong phương trình (*) MnO2 (mangan đioxit)
là chất oxi hoá.
dd HCl là axit clohiđric
là chất khử, môi trường.
- Gồm các dụng cụ: bình cầu, phiểu, bình hình trụ, bình tam giác, ống dẫn....

Thí dụ 2: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ. Ban đầu
trong cốc chứa vôi sữa. Sục rất từ từ khí CO2 vào cốc
cho tới dư. Hỏi độ sáng của bóng đèn thay đổi như thế
nào? Giải thích ?
Hướng dẫn
Để học sinh giải tốt bài này trước tiên giáo viên cần đặt các câu hỏi gợi ý để học
sinh nắm được các kiến thức về:
- Tính chất hoá học của CO2 và dung dịch Ca(OH)2, CaCO3
- Tính chất tan của Ca(OH)2 và CaCO3
- Chất điện li? chất điện li mạnh, chất điện li yếu?
- Độ dẫn điện của dung dịch phụ thuộc vào yếu tố nào?

Học sinh giải bài toán này như sau:
Độ sáng bóng đèn:
Ca(OH)2 + CO2  CaCO3  + H2O
(1)
CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2
(2)
 Ban đầu không đổi: Ca(OH)2 hòa tan bị giảm do phản ứng 1 lại được bổ sung từ
Ca(OH)2 dạng huyền phù.
 Sau đó giảm dần: Do Ca(OH)2 huyền phù đã tan hết
 Có thể tắt khi Ca(OH)2 vừa hết, sau đó sáng dần, cuối cùng sáng hơn ban đầu.
Do CaCO3 tan ra ở phản ứng 2.
2.4. Một số bài tập thực nghiệm khác
2.4.1. Bài tập trắc nghiệm

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 11 


Sáng kiến kinh nghiệm



Trần Hùng Chỉnh

Sử dụng bài tập trắc nghiệm về các thí nghiệm vô cơ cũng là một phương pháp
phát huy tính tích cực nhận thức và sự sáng tạo của học sinh trong quá trình học
tập môn hoá học ở phổ thông.
Sau đây xin giới thiệu một số bài tập thuộc dạng này:
Bài 1: Cho các lọ mất nhãn đựng riêng biệt dung dịch các chất sau: NaCl, NaOH,
Ba(OH)2, H2SO4, BaCl2, Na2SO4. Chỉ dùng thêm quỳ tím nhận biết được bao
nhiêu chất trong dãy chất trên?

A. 3
B. 5
C. 4
D.6
Bài 2: Cho các thí nghiệm sau:
(1) Cho MnO2 vào dung dịch H2O2
(2) Cho dung dịch HCl đặc vào KMnO4 và đun nóng
(3) Cho dung dịch H2SO4 đặc vào NaCl tinh thể và đun nóng
(4) Cho khí H2S vào bình đựng khí SO2
(5) Đun nóng dung dịch hỗn hợp NH4Cl và NaNO2 bão hoà
(6) Sục khí F2 vào nước
Số thí nghiệm sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được đơn chất khí ở điều
kiện thường là
A. 4
B. 6
C. 5
D. 3
Bài 3 : Cho các thí nghiệm sau:
(1) Cho NH3 dư vào dung dịch Al2(SO4)3
(2) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ba(HCO3)2
(3) Cho CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2
(4) Cho khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 ( Na[Al(OH)4])
(5) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3
(6) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch ZnSO4
Số thí nghiệm sau khi phản xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là
A. 6
B. 4
C. 5
D. 3
Bài 4: Để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước người ta có thể dùng

A. CuSO4 khan B. dung dịch H2SO4 đặc
C. CaO
D. P2O5
2.4.2.Bài tập về dự đón và giải thích hiện tượng
Thí dụ 1: Nêu và giải thích hiện tượng của thí nghiệm
Dẫn từ từ khí NH3 đến dư vào bình đựng khí Cl2
Hướng dẫn
Để học sinh giải tốt bài này giáo viên cần đặt một số câu hỏi sau:
- Nêu tính chất hoá học của NH3 và Cl2, HCl
- Tính chất vật lí của NH4Cl, Cl2
Học sinh giải
 N2(k) + 6HCl(k)
- Màu vàng bị mất dần: 2NH3(k) + 3Cl2(k) 
 NH4Cl(r)
- Sau đó có khói màu trắng: NH3(k) + HCl(k) 
Thí nghiệm 2: Nêu và giải thích hiện tượng của thí nghiệm
Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào bình đựng dung dịch CuSO4
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 12 


Sáng kiến kinh nghiệm



Trần Hùng Chỉnh

Hướng dẫn
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất hoá học của NH3 và CuSO4
Học sinh giải
- Ban đầu xuất hiện kết tủa xanh, lượng kết tủa tăng dần

 Cu(OH)2  + (NH4)2SO4
CuSO4 + 2NH3 + 2H2O 
- Sau đó kết tủa tan dần, tạo thành dung dịch màu xanh thẩm
 [Cu(NH3)4](OH)2
Cu(OH)2 + 4NH3 
2.5.Một vài bài tập thực nghiệm nâng cao tham khảo
Bài: Cho KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl thu được khí A. Chia A thành 4
phần
- Phần 1: Sục Vào nước được dung dịch B. Cho B tác dụng với dung dịch HCl
- Phần 2: Cho vào bình chứa một mẫu quỳ tím ẩm
- Phần 3: Cho vào bình chứa khí NH3
- Phần 4: Sục vào dung dịch Na2S
Bài 2: Cho một ít chất chỉ thị màu phenolphtalein vào dung dịch NH3, ta được
dung dịch X. Hỏi dung dịch có màu gì? Màu của dung dịch X biến đổi như thế nào
trong các thí nghiệm sau:
- Đun nóng dung dịch hồi lâu
- Thêm số mol HCl bằng số mol NH3 trong dung dịch X
- Thêm một 1ít dung dịch Na2CO3 vào
- Thêm dung dịch AlCl3 đến dư vào
Bài 3: Hãy giải thích ngắn gọn các vấn đề sau
a. Tại sao khi đi thám hiểm sâu vào các hang độmg thạch nhũ các nhà thám
hiểm luôn các thấy ngạt thở?
b. Nguyên nhân tạo ra mưa axit? Gây nên những tác hại gì?
c. Tại sao khu dân cư đông đúc không nên lập các nhà máy sản xuất khí đá
(CaC2)?
d. Dùng hoá chất gì để hoà tan được AgCl?
Bài 4: Chỉ dùng thêm Phenolphtalein nhận biết dung dịch các chất sau: NaHSO4,
Na2CO3, AlCl3, Fe(NO3)3, NaCl, Ca(NO3)2
Bài 5: Chỉ dùng thêm nước, hãy nhận biết 4 chất rắn: Na2O, Al2O3, Fe2O3, Al
Bài 6: Tách các chất rắn sau ra khỏi hỗn hợp: MgCl2, I2, NaCl, AlCl3

III. TRIỂN KHAI DẠY THỬ
Để biết được mức độ lĩnh hội tri thức của học sinh khi sử dụng bài tập thực
nghiệm hoá học trong quá trình dạy học, tôi đã tiến hành triển khai dạy thử ở các
khối lớp 10,11,12 trường THPT Lê Văn Hưu-Thiệu hoá-Thanh hoá trong năm học
2012-2013. Trong quá trình giảng dạy tôi đã sử dụng một số bài tập thực nghiệm
đã chọn để phát huy tính tích cực của học sinh
Sau đó tôi đã chọn hai lớp để tiến hành kiểm tra một tiết là lớp 10A2 và lớp
10A6 trường THPT Lê Văn Hưu. Lớp 10A2 là lớp dạy thử mà tôi trực tiếp giảng
dạy, còn lớp 10A6 là lớp để đối chứng. Hai lớp này có số lượng học sinh và sức
học tương đối nhau.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 13 




Sáng kiến kinh nghiệm

Trần Hùng Chỉnh

KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐƯỢC THỐNG KÊ Ở BẢNG DƯỚI ĐÂY
Số
điểm
4

5

6

7


8

9

10

Điểm
trung
bình

Lớp

Số
học sinh

11B1

45

2

4

10

15

7

5


2

7,15

11B7

45

6

7

12

15

3

2

0

6,17

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 14 


Sáng kiến kinh nghiệm




PHẦN III:

Trần Hùng Chỉnh

KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu đề tài “Phát huy trí kực của học sinh thông qua
bài tập sử dụng thực nghiệm hoá học trong giảng dạy hoá học vô cơ ” tôi đã
thực hiện được một số công việc thu được một số kết quả sau:
1. Nghiên cứu phần tổng quan lý thuyết tôi đã tham khảo được nhiều tài liệu về
lý luận dạy học, phương pháp dạy học để làm cơ sở cho việc lựa chọn bài tập thực
nghiệm hoá học vô cơ. Trong phần này tôi đã nghiên cứu các vấn đề sau
- Cơ sở lý luận của sự phát triển nhận thức
- Những con đường cơ bản để phát huy trí lực của học sinh
- Rèn luyện trí lực của học sinh trong học tập môn hoá học
- Vai trò và tác dụng của thí nghiệm hoá học
- Vai trò và tác dụng của bài tập hoá học
2. Lựa chọn sử dụng một số bài tập thí nghiệm hoá học vô cơ ở các khối lớp 10,
11, 12 nhằm phát huy trí lực của học sinh phổ thông.
Trong phần này tôi đã lựa chọn được … bài tập thực nghiệm được chia làm 05
dạng. Trong đó có…được phân tích và hướng dẫn giải cụ thể …. Và … bài tập
gồm các bài tập trắc nghiệm và một số bài tập để học sinh tự giải nhằm phát huy trí
lực và sự sáng tạo của mình.
Các bài tập được lựa chọn trên một số nguyên tắc sau
- Thứ nhất: Dựa vào chương trình sách giáo khoa hiện hành
- Thứ hai: Các bài tập được lựa chọn phải vừa sức với học sinh và một số bài
nâng cao để gây hứng thú học tập cho học sinh
3. Tiến hành dạy thử

Trong quá trình giảng dạy tôi đã tiến hành dạy thử và sau đó thực hiện 1 tiết
kiểm tra để lấy kết quả thực nghiệm (được thể hiện ở bảng trên )
Qua kết quả thực nghiệm sư phạm chứng tỏ rằng những bài tập được lựa chọn
là phù hợp với trình độ học sinh hiện nay. Các em đã có hứng thú trong việc giải
bài tập, thích làm bài tập, nhất là các bài tập thực nghiệm.
4. Kiến nghị
Trong quá trình dạy học ở trường phổ thông tăng cường giải các bài tập hoá
học nói chung và nhất là cần chú ý nhiều hơn việc giải các bài tập thí nghiệm hoá
học vô cơ, đây là chương trình hoá học học sinh chưa được tiếp cận nhiều.
Để phát huy tính tự nghiên cứu và lòng đam mê nghiên cứu khoa học của học
sinh thì nhà trường cần tạo điều kiện nhiều hơn cho học sinh có nhiều buổi ngoại
khoá về các môn học, nhiều hình thức nghiên cứu khoa học với những đề tài
nhỏ…để học sinh phát huy năng lực của mình trong học tập cũng như trong nghiên
cứu khoa học.
Cần trang bị cho học sinh những kỹ năng, kỹ xảo về thực hành hoá học phổ
thông.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 15 




Sáng kiến kinh nghiệm

Trần Hùng Chỉnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê văn Dũng. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh PTTH
qua bài tập hoá học. Luận án tiến sỹ, Hà Nội, 2001.
2. Cao Cự Giác. Bài tập lí thuyết và thực nghiệm hoá học vô cơ. NXB Giáo

Dục, 2009.
3. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cường, Dương Xuân Trình. Lí luận dạy học
hoá học. NXB Giáo Dục, 1997.
4. Lê Trọng Tín. Phương pháp dạy học môn hoá học ở trường phổ thông trung
học. NXB Giáo Dục, 2000.
5. Lê Xuân Trọng, Từ Ngọc Ánh, Lê Mậu Quyền, Phan Quang Thái. Hoá Học
10 Nâng Cao. NXB Giáo Dục, 2007.
6. Lê Xuân Trọng, Từ Ngọc Ánh, Lê Kim Long. Bài tập Hoá Học 10 Nâng
Cao. NXB Giáo Dục, 2006.
7. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền. Hoá Học
11 Nâng Cao. NXB Giáo Dục, 2006.
8. Lê Xuân Trọng, Từ Ngọc Ánh, Phạm Văn Hoan, Cao Thị Thặng. Bài tập
Hoá Học 11 Nâng Cao. NXB Giáo Dục, 2006.
9. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Cao Thị
Thặng. Hoá Học 12 Nâng Cao. NXB Giáo Dục, 2009.
10. Lê Xuân Trọng, Ngô Ngọc An, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Xuân Trường. Bài
tập Hoá Học 12 Nâng Cao. NXB Giáo Dục, 2007.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thiệu Hoá, ngày 15 tháng 05 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác

Trần Hùng Chỉnh
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 16 




×