Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Kiểm toán rác thải khu ký túc xá sinh viên trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.6 MB, 72 trang )

Khãa luËn tèt nghiÖp

TrÇn ThÞ Thu Hêng – MT53C

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhân
được nhiều sự giúp đỡ của các tập thể, các nhân trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Tài nguyên và
Môi trường và các thầy cô Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Ngô Thế Ân và thầy
Cao Trường Sơn là hai người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú quản lý KTX trường đại học Nông
nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn thầy giáo chủ nhiệm cùng
tập thể lớp MTCK53, bạn bè và người thân những người đã khích lệ tôi trong
suốt thời gian học tập rèn luyện tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng
như trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan những kết quả trong báo cáo này là sự thật.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2012
Sinh viên

Trần Thị Thu Hường

i


Khãa luËn tèt nghiÖp


TrÇn ThÞ Thu Hêng – MT53C

MỤC LỤC
2.1 Tổng quan về chất thải rắn..............................................................................4
2.1.1. Các khái niệm cơ bản..................................................................................4
2.1.3. Phân loại chất thải rắn.................................................................................5
2.2. Tình hình quản lý rác thải trên thế giới và Việt Nam.....................................8
2.3. Giới thiệu chung về kiểm toán rác thải.........................................................19
2.3.1. Kiểm toán môi trường:..............................................................................19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................26
3.1.2.Phạm vi nghiên cứu....................................................................................26
3.2. Nội dung nghiên cứu....................................................................................26
3.3.Phương pháp nghiên cứu...............................................................................26
3.3.1.Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa.....................................................26
3.3.3.Phương pháp thu mẫu rác...........................................................................27
Quá trình thu gom rác được tiến hành trong thời gian một tuần từ thứ 2 đến chủ
nhật. Số liệu thu được từ việc phân loại và cân rác được ghi vào biểu mẫu ( phụ
lục 1 )...................................................................................................................27
3.3.4. Phương pháp phân loại và cân trọng lượng rác.........................................27
3.3.5.Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu......................................................28

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 : Lượng phát sinh rác thải tại một số nước.....Error: Reference source not
found
Bảng 2: Phương pháp xử lý CTRSH ở một số nước ở ASEAN...Error: Reference
source not found
Bảng 3: Tình hình phát sinh rác thải sinh hoạt ở Việt Nam .........Error: Reference
source not found
Bảng 4: Lợi ích kinh tế do kiểm toán môi trường mang lại tại một số lĩnh vực. .Error:
Reference source not found

Bảng 5: Bảng lấy mẫu rác ở các KTX..............Error: Reference source not found
Bảng 6: Bảng phân loại rác thải khu ký túc xá trường ĐH Nông Nghiệp.....Error:
Reference source not found
Bảng 7: Số liệu khí tượng của trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội năm 2009:
..........................................................................Error: Reference source not found

ii


Khãa luËn tèt nghiÖp

TrÇn ThÞ Thu Hêng – MT53C

Bảng 8: Bảng tổng hợp quy mô và đặc điểm của các KTX.........Error: Reference
source not found
Bảng 9 : Khối lượng rác thải thu được khi kiểm toán tại KTX A1 trong 1 tuần:Error:
Reference source not found
Bảng 10: Khối lượng rác thải thu được khi kiểm toán tại KTX A3 trong 1 tuần:......32
Bảng 11: Khối lượng rác thải thu được khi kiểm toán tại KTX B2 trong 1 tuần. .Error:
Reference source not found
Bảng 12: Khối lượng rác thải thu được khi kiểm toán tại KTX B3 trong 1 tuần:Error:
Reference source not found
Bảng 13: Khối lượng rác thải thu được khi kiểm toán tại KTX B4 trong 1 tuần:Error:
Reference source not found
Bảng 14 : Khối lượng rác thải thu được khi kiểm toán tại KTX C2 trong 1 tuần:.Error:
Reference source not found
Bảng 15: Khối lượng rác thải thu được khi kiểm toán tại KTX lưu học sinh trong
1 tuần:...............................................................Error: Reference source not found
Bảng 16 : Tổng hợp kết quả kiểm toán:............Error: Reference source not found
Bảng 17: Bảng so sánh lượng rác thải bình quân đầu người của các KTX với

bình quân đầu người toàn quốc.........................Error: Reference source not found
Bảng 18: Ngoại suy kết quả kiểm toán rác thải KTX. Error: Reference source not
found
Bảng 19: Thành phần và khối lượng các nhóm rác thải của KTX trong 1 năm. .Error:
Reference source not found
Bảng 20: Lợi ích thu được từ việc phân loại và tái chế nhóm A. .Error: Reference
source not found
Bảng 21: Lợi ích thu được nhờ việc phân loại và ủ phân compost nhóm B..Error:
Reference source not found
Bảng 22: Bảng chi phí vận chuyển và xử lý rác khu KTX:..........Error: Reference
source not found

iii


Khãa luËn tèt nghiÖp

TrÇn ThÞ Thu Hêng – MT53C

Bảng 23: Lợi ích từ việc phân loại và tái chế rác thải KTX sinh viên trường ĐH
Nông Nghiệp Hà Nội:.......................................Error: Reference source not found

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ sự hình thành CTR....................Error: Reference source not found
Hình 2 : Sơ đồ bộ máy quản lý CTR tại Nhật Bản.....Error: Reference source not
found
Hình 3 : Sơ đồ tổ chức quản lý CTR tại Singapore....Error: Reference source not
found
Hình 4: Mô hình Bãi rác và thùng rác đường phố tại Singapo.....Error: Reference
source not found

Hình 5: Tỷ lệ phát sinh CTRSH tại các loại đô thị ở Việt Nam năm 2007....Error:
Reference source not found
Hình 6: Những hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý CTRSH .....Error:
Reference source not found
Hình 7: Sơ đồ hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt ở trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội...............................................................Error: Reference source not found
Hình 8: Biểu đồ so sánh khối lượng rác thải bình quân đầu người trong một ngày
của sinh viên nam và sinh viên nữ nội trú........Error: Reference source not found
Hình 9: Biểu đồ so sánh khối lượng rác thải bình quân đầu người của sinh viên
trong nước và sinh viên nước ngoài..................Error: Reference source not found
Hình 10: Biểu đồ phần trăm các loại rác thải của các KTX trường đại học Nông
nghiệp Hà Nội...................................................Error: Reference source not found
Hình 11: Biểu đồ phần trăm các loại rác thải của toàn khu KTX trường đại học
Nông Nghiệp Hà Nội........................................Error: Reference source not found
Hình 12: Biểu đồ phần trăm các loại rác thải nhóm A Error: Reference source not
found

iv


Khãa luËn tèt nghiÖp

TrÇn ThÞ Thu Hêng – MT53C

Hình 13: Biểu đồ phần trăm các loại rác nhóm B.......Error: Reference source not
found
Hình 14: Biểu đồ phần trăm các loại rác thải nhóm DError: Reference source not
found
Hình 15:Quy trình nuôi nhộng ruồi lính đen....Error: Reference source not found
Hình 16: Sơ đồ bố trí các điểm tập kết và xử lý rác....Error: Reference source not

found

v


Khãa luËn tèt nghiÖp

TrÇn ThÞ Thu Hêng – MT53C

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- CTR

Chất thải rắn

- RTSH

Rác thải sinh hoạt

- KTX

Ký túc xá

- TB

Trung bình

- UBND

Uỷ ban nhân dân


- ĐH

Đại học

- WHO

Tổ chức y tế thế giới

- NXB

Nhà xuất bản

- CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

- OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

- BCL

Bể chôn lấp

- TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

- CBI


Hiệp hội công nghiệp Anh quốc

- EMAS

Chương trình kiểm toán và quản lý sinh thái

- CEBIS

Trung tâm về môi trường và kinh doanh của Anh

- EPA

Cục Bảo vệ môi trường Mỹ

- QTSX

Quy trình sản xuất

- KT

Kiểm toán

- KTCT

Kiểm toán chất thải

- BVMT

Bảo vệ môi trường


- SP

Sản phẩm

- VSV

Vi sinh vật

- TP

Thành phố

- BVMT

Bảo vệ môi trường

- CT

Chất thải

vi


Khãa luËn tèt nghiÖp

TrÇn ThÞ Thu Hêng – MT53C

vii



Khãa luËn tèt nghiÖp

TrÇn ThÞ Thu Hêng – MT53C

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của

toàn cầu bởi tác động vô cùng to lớn của nó đến con người và các sinh vật. Ô
nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là do hoạt động của
con người thải các chất thải ra môi trường.
Việt Nam là một nước đang trên con đường hội nhập nhằm công nghiệp
hoá hiện đại hoá đất nước. Vấn đề đô thị hoá đang xảy ra ở nhiều nơi dẫn đến lượng
rác thải sinh hoạt thải ra nhiều và trở thành vấn đề nhức nhối. Rác thải sinh hoạt chủ
yếu được tạo ra ở khu vực thành phố, thị xã nơi tập trung dân cư với mật độ cao do
dân di cư đến làm ăn hay các sinh viên đi học tại các trường đại học cao đẳng. Theo
báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2010 thì tại hầu hết các đô thị, khối lượng
chất thải rắn sinh hoạt chiếm 60- 70% tổng khối lượng CTR đô thị, ở một số đô thị
lớn con số này lên đến 90%; tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ đô thị có xu
hướng tăng đều từ 10- 16% mỗi năm.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội là một trong những trường đại học
lớn với số lượng sinh viên theo học tại trường khoảng 23.000 sinh viên trong và
ngoài nước. Nhà trường đã xây dựng tổng số 10 KTX để phục vụ cho nhu cầu
sinh hoạt và học tập của sinh viên tại trường. Số lượng sinh viên nội trú khoảng
3500- 4500 sinh viên, do đó lượng rác thải sinh hoạt phát sinh lớn. Hiện nay tại
khu ký túc xá chưa thực hiện việc phân loại rác để tăng khả năng tái chế, tái sử
dụng rác, giảm yêu cầu xử lý rác; đồng thời xuất hiện tình trạng khu vực tập kết

rác quá gần khu vực ký túc xá gây ảnh hưởng đến mỹ quan và sức khỏe sinh
viên như bãi rác KTX B2, C2.
Xuất phát từ thực tế trên cần có các giải pháp nhằm khắc phục nhằm nâng
cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực ký túc xá. Do đó
tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Kiểm toán rác thải khu ký túc xá sinh viên
trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội”.

1


Khãa luËn tèt nghiÖp
1.2.

TrÇn ThÞ Thu Hêng – MT53C

Mục đích, yêu cầu

1.2.1. Mục đích
-Xác định tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu ký túc
xá trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội .
-Xác định thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu ký túc xá
trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội .
-Đề xuất các biện pháp giảm thiểu lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
từ khu ký túc xá trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội .
1.2.2. Yêu cầu
- Các nội dung nghiên cứu đáp ứng được mục tiêu đã đề ra
- Các số liệu, thông tin nghiên cứu phải chính xác, trung thực và khoa học

2



Khãa luËn tèt nghiÖp

TrÇn ThÞ Thu Hêng – MT53C

3


Khãa luËn tèt nghiÖp

TrÇn ThÞ Thu Hêng – MT53C

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về chất thải rắn
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
Khái niệm về chất thải rắn:
Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con
người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội cuả mình (bao gồm các hoạt
động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng...). Trong
đó quan trọng nhất là các loại chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất và
hoạt động sống.[10]
Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị)
được định nghĩa là: Vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô
thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải
được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ
mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu huỷ. [10]
2.1.2. Nguồn gốc phát sinh
Các nguồn chủ yếu phát sinh ra chất thải rắn đô thị bao gồm:
- Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt)

- Từ các trung tâm thương mại
- Từ các công sở, trường học, công trình công cộng
- Từ các dịch vụ đô thị, sân bay
- Từ các hoạt động công nghiệp
- Từ các hoạt động xây dựng đô thị
- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của thành
phố [10]

4


Khãa luËn tèt nghiÖp

TrÇn ThÞ Thu Hêng – MT53C

Sự hình thành chất thải rắn có thể được thể hiện qua sơ đồ sau:
Nguyên vật liệu
Chất thải

Chế biến

Thu hồi và tái
chế

Chất thải

Chế biến lần 2

Tiêu thụ


Thải bỏ
Hình 1: Sơ đồ sự hình thành CTR
Chất thải
Nguyên vật liệu, sản phẩm và các thành phần thu hồi và tái sử dụng
2.1.3. Phân loại chất thải rắn
Các loại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân
loại theo nhiều cách.
a, Theo vị trí hình thành: Người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà,
ngoài nhà, trên đường phố, chợ...[10]
b, Theo thành phần hoá học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành phần
hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất
dẻo...[10]
c, Theo bản chất nguồn tạo thành, chất thải rắn được phân thành các loại:
Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động
của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường
học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. CTRSH có thành phần bao gồm kim

5


Khãa luËn tèt nghiÖp

TrÇn ThÞ Thu Hêng – MT53C

loại, sành sứ, thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư
thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy,
rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả...[10]
Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:
- Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả...loại chất thải
này mang bản chất dễ bị phân huỷ sinh học, quá trình phân huỷ tạo ra các mùi

khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư
thừa từ gia đình còn có các loại thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà
hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ...
- Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và
phân của các động vật khác.
- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải thải ra từ các
khu vực sinh hoạt của dân cư.
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt
cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy khác
trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than.
- Chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi,
nilon, vỏ bao gói...
Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công
nghiệp gồm:
- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ
trong nhà máy nhiệt điện
- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất
- Các phế thải trong quá trình công nghệ
- Bao bì đóng gói sản phẩm
Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ do
các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình...chất thải xây dựng gồm:

6


Khãa luËn tèt nghiÖp

TrÇn ThÞ Thu Hêng – MT53C


- Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng
- Đất đá do việc đào móng trong xây dựng
- Các vật liệu như kim loại, chất dẻo...
Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước
thiên nhiên, nước thải sinh hoạt, bùn cặn từ các cống thoát nước thành phố.
Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẩu thừa thải ra từ các hoạt
động nông nghiệp, thí dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản
phẩm thải ra từ chế biến sữa, của các lò giết mổ.[10]
d, Theo mức độ nguy hại, chất thải rắn được chia làm các loại:
Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hoá chất dễ gây phản ứng, độc hại,
chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ,
các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan...có nguy cơ đe doạ tới sức khoẻ của con
người, động vật và cây cỏ. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ hoạt
động y tế, công nghiệp và nông nghiệp.
Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất cơ
một trong các đực tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với chất khác gây
nguy hại tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Theo quy chế quản lý chất thải
y tế, các loại chất thải y tế nguy hại được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn
trong các bệnh viện trạm xá và trạm y tế. Các nguồn phát sinh ra chất thải bệnh
viện gồm:
- Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật
- Các loại kim tiêm, ống tiêm
- Các thi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ
- Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân
- Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thuỷ ngân,
Cadimi, Arsen, Xianua...
- Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện

7



Khãa luËn tèt nghiÖp

TrÇn ThÞ Thu Hêng – MT53C

Các chất nguy hại do các cơ sở công nghiệp hoá chất thải ra có tính độc
cao, tác động xấu đến sức khoẻ.
Các chất thải nguy hại từ các hoạt động nông nghiệp chủ yếu là các loại
phân hoá học, các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và
các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác các
thành phần.
Trong chất thải của thành phố (TP), chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ có thể sơ chế
dùng ngay trong sản xuất và tiêu dùng, còn phần lớn phải huỷ bỏ hoặc phải qua
một quá trình chế biến phức tạp, qua nhiều khâu mới có thể sử dụng lại nhằm
đáp ứng nhu cầu khác nhau của con người. Lượng chất thải trong TP tăng lên do
tác động của nhiều nhân tố như : sự tăng trưởng và phát triển của sản xuất, sự
gia tăng dân số, sự phát triển về trình độ và tính chất của tiêu dùng trong TP.[10]
2.2. Tình hình quản lý rác thải trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Trên thế giới
Trong vài thập kỷ qua do sự phát triển của khoa học kỹ thuật dẫn đến sự
phát triển kinh tế mạnh mẽ và sự bùng nổ dân số làm cho mức tiêu thụ tài
nguyên và tỷ lệ phát sinh rác thải tăng lên đáng báo động. Quá trình phát sinh và
quản lý rác thải ở mỗi nước khác nhau là khác nhau tuỳ theo điều kiện kinh tế và
mức sống, mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều.
a, Tình hình phát sinh chất thải trên thế giới:
Vấn đề CTRSH là một trong những thách thức môi trường mà hầu hết tất
cả các nước phải đối mặt. Theo ngân hàng Thế giới, tại các thành phố lớn như
New York tỷ lệ phát sinh chất thải sinh hoạt là 1,8 kg/người/ngày, Singapore,
Hong Kong là 0,8- 1,0 kg/ người/ ngày, còn ở các đô thị châu Á mỗi ngày phát

sinh khoảng 760.000 tấn CTRSH đô thị. Quá trình đô thị hoá và phát triển kinh
tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tính
theo đầu người. Người dân thành thị ở các nước phát triển phát sinh CTR trung

8


Khãa luËn tèt nghiÖp

TrÇn ThÞ Thu Hêng – MT53C

bình 2,8 kg/người/ngày, nhiều hơn ở các nước đang phát triển (trung bình là 0,3
kg/người/ngày) là 9,3 lần.[9]
Với lượng rác gom được trên toàn thế giới từ 2,5 đến 4 tỷ tấn một năm thì
thế giới hiện đang có lượng rác phát sinh hàng năm bằng với sản lượng ngũ cốc
(đạt 2 tỷ tấn) và sắt thép (đạt 1 tỷ tấn). [16]
Bảng 1 : Lượng phát sinh rác thải tại một số nước
Tên nước
Nước thu nhập thấp
Nepal
Bangladesh
Việt Nam
Ấn Độ
Trung Quốc
Nước thu nhập TB
Indonesia
phillipin
Thailan
Malaysia
Nước có thu nhập cao

Hàn Quốc
Hồng Kông
Singgapose
Nhật Bản

GNP/người
(1995,USD)
490
200
240
240
340
620
1410
980
1050
2740
3890
30990
9700
22990
26730
39640

Dân số đô thị
(% tổng số)
27,8
13,7
18,3
20,8

26,8
30,3
37,6
35,4
54,2
20
53,7
79,5
81,3
95
100
77,6

Lượng rác thải bình quân
(kg/người/ngày)
0.64
0,5
0,49
0,55
0,46
0,79
0,73
0,76
0,52
1,1
0,81
1,64
1,59
5,07
1,1

1,47

(Nguồn: World bank, bảng 3, trang7, 1999)
Theo các nghiên cứu, tại Mỹ và châu Âu là hai “ nhà sản xuất” rác đô thị
chủ yếu với hơn 200 triệu tấn rác cho mỗi khu vực, kế tiếp là Trung Quốc.[16]
b, Tình hình quản lý chất thải trên thế giới:
Công tác BVMT đang được coi là vấn đề mang tính toàn cầu. Chính phủ
các nước đang tìm mọi cách để tìm ra phương án tối ưu giải quyết vấn đề này.
Đặc biệt là vấn đề phát sinh các loại chất thải do hoạt động sản xuất gây nên.
Tùy từng điều kiện kinh tế xã hội và mức độ phát triển khoa học kỹ thuật cùng
với nhận thức về quản lý CTR mà mỗi nước có cách quản lý, xử lý riêng.
Ở Mỹ, mỗi hộ gia đình được cung cấp miễn phí 3 thùng rác với 3 màu sắc
khác nhau, mỗi thùng khoảng 200 lít có nắp đậy và bánh xe. Thùng màu đen

9


Khãa luËn tèt nghiÖp

TrÇn ThÞ Thu Hêng – MT53C

dành riêng cho rác sinh hoạt, thùng nâu là rác thường và thùng màu xanh là rác
có thể tái chế. Hàng tuần, vào ngày đổ rác, các hộ đều phải đẩy các thùng rác ra lề
đường và 3 loại xe khác nhau sẽ đến lấy rác. Rác thùng đen sẽ được lấy đem đi chôn,
rác thùng nâu được đưa đến nhà máy để làm phân bón, rác thùng xanh đưa tới những
phân xưởng lớn để phân loại (thủy tinh, giấy, kim loại, nhựa, nilon...).
Ở Nhật Bản:Mỗi năm Nhật Bản thải ra khoảng 55- 60 triệu tấn rác nhưng
chỉ khoảng 5% trong số đó phải đưa tới bãi chôn lấp (khoảng 2,25 triệu tấn), còn
phần lớn được đưa đến các nhà máy để tái chế. Tại đây, khung pháp lý quốc gia
hướng tới giảm thiểu chất thải nhằm xây dựng một quy trình quản lý tái chế bao

gồm hệ thống luật và quy định của nhà nước. Theo đó, Nhật chuyển từ hệ thống
quản lý chất thải truyền thống với dòng nguyên liệu xử lý theo một hướng sang
xã hội có chu trình xử lý nguyên liệu theo mô hình 3R (giảm thiểu, tái sử dụng
và tái chế), Nhật là nước áp dụng phương pháp thu hồi CTR cao nhất (38%)[ 18]
Sở Quản lý chất
thải và tái chế

Phòng Hoạch định
chính sách

Đơn vị quản lý
chất thải

Phòng Quản lý
chất thải công

nghiệp

Hình 2 : Sơ đồ bộ máy quản lý CTR tại Nhật Bản
[Nguồn: tổng hợp từ trang />Ở Singapo: một đất nước có diện tích chỉ khoảng hơn 500 km 2 nhưng có
nền kinh tế rất phát triển. Tại Singapo, lượng rác thải phát sinh hàng năm rất lớn
nhưng lại không đủ diện tích đất để chôn lấp như các quốc gia khác nên họ rất
quan tâm đến các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu lượng phát thải, kết hợp
xử lý rác bằng phương pháp đốt và chôn lấp. Singapore tổ chức chính quyền
quản lý theo mô hình chính quyền 1 cấp. Quản lý chất thải là một bộ phận trong

10


Khãa luËn tèt nghiÖp


TrÇn ThÞ Thu Hêng – MT53C

hệ thống quản lý môi trường của quốc gia. Hệ thống quản lý xuyên suốt, chỉ
chịu sự quản lý của Chính phủ.
Tại Singapo, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất
hiệu quả.Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu.
Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể
trong thời hạn 7 năm. Cả nước có 3 nhà máy đốt rác. Những thành phần CTR
không cháy và không tái chế được chôn lấp ngoài biển. Đảo –đồng thời là bãi
rác Semakau với diện tích 350 ha, có sức chứa 63 triệu m 3 rác, được xây dựng
với kinh phí 370 triệu USD và hoạt động từ năm 1999. Tất cả rác thải được chất
tại bãi rác này. Mỗi ngày, hơn 2.000 tấn rác được đưa ra đảo. Dự kiến chứa được
rác đến năm 2040, bãi rác này được bao quanh bởi con đập xây bằng đá dài
7km, nhằm ngăn chặn sự ô nhiễm ra xung quanh. Đây là bãi rác nhân tạo đầu
tiên trên thế giới ở ngoài khơi và đồng thời là khu du lịch sinh thái hấp dẫn.
Bộ Môi trường và Tài nguyên nước

Sở Môi trường

Sở Tài nguyên nước

Phòng Bảo
vệ MT

Phòng Sức
khỏe MTs

BP. Kiểm soát
ô nhiễm


BP. Bảo tồn
tài nguyên

BP. Quản lý
Chất thải

Phòng Khí
tượng

Trung tâm KH Bảo vệ
phóng xạ và hạt nhân

Hình 3 : Sơ đồ tổ chức quản lý CTR tại Singapore
[Nguồn: trích từ trang ]
Rác thải được phân loại sơ bộ tại nguồn, sau đó thu gom và vận chuyển

11


Khãa luËn tèt nghiÖp

TrÇn ThÞ Thu Hêng – MT53C

đến trung tâm phân loại rác, rác tái chế được đưa đến các nhà máy để tái chế,
những chất cháy được được chuyển tới nhà máy đốt rác, còn những chất không
cháy được chở đến cảng trung chuyển, đổ lên xà lan và chở ra khu chôn lấp rác
Semakau ngoài biển [20].

Bãi rác Semakau (Singapo)


Thùng rác trên đường phố Singapo

Hình 4: Mô hình Bãi rác và thùng rác đường phố tại Singapo
Ở Trung Quốc: Mức phát sinh trung bình lượng chất thải rắn ở Trung
Quốc là 0,4 kg/người/ngày, ở các thành phố mức phát sinh cao hơn là 0,9
kg/người/ngày, so với Nhật Bản tương ứng là 1,1 kg/người/ngày và 2,1
kg/người/ngày. Tuy nhiên, do mức sống tăng, mức phát sinh CTR trung bình
vào năm 2030 sẽ vượt 1 kg/người/ngày. Sự tăng tỷ lệ này do dân số đô thị tăng
nhanh, dự báo sẽ tăng gần gấp đôi, từ 456 triệu năm 2000 lên 883 triệu vào năm
2030. Điều này làm cho tốc độ phát sinh CTR Trung Quốc sẽ tăng lên nhanh
chóng. Hiện nay, trong lĩnh vực quản lý chất thải đã có nhiều cải tiến đáng kể.
Chẳng hạn, hầu hết các thành phố lớn đang chuyển dần sang áp dụng biện pháp
chôn lấp hợp vệ sinh như là biện pháp xử lý chủ yếu. Các biện pháp chôn lấp cải
tiến và lợi ích ngày càng tăng phù hợp với nhu cầu quản lý chất thải cực kỳ cấp
thiết của Trung Quốc. Các phương thức quản lý chất thải của Trung Quốc hiện có
tác động tới toàn cầu. Mục tiêu tăng tỷ lệ thiêu đốt chất thải lên 30% (hiện nay hơn
1%) của Bộ Xây dựng (MOC) Trung Quốc sẽ làm tăng ít nhất hai lần mức dioxin
trong môi trường toàn cầu. Trong 25 năm tới, các thành phố của Trung Quốc có thể
sẽ cần thêm 1400 bãi chôn lấp chất thải [19].

12


Khãa luËn tèt nghiÖp

TrÇn ThÞ Thu Hêng – MT53C

Bảng 2: Phương pháp xử lý CTRSH ở một số nước ở ASEAN
Đất nước

Indonesia
Malaysia
Myanmar
Philippines
Singapore
Thailand
Vietnam

Phân hữu cơ
15
10
5
10
10
10

Đổ thải
60
50
80
75
65
70

Chôn lấp
10
30
10
10
30

5
-

Đốt
2
5
70
5
-

Khác
13
5
5
5
15
20

(Nguồn: ENV 1997)
2.2.2. Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam:
Khối lượng RTSH ở Việt Nam ngày càng tăng do các tác động của sự gia tăng
dân số, sự phát triển về trình độ, tính chất tiêu dùng trong các đô thị và nông thôn.
Mỗi năm, nước ta có hơn 27 triệu tấn CTR phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau [3].
Bảng 3: Tình hình phát sinh rác thải sinh hoạt ở Việt Nam [2]
Năm 2003
Phát sinh RTSH (tấn/năm)
- Toàn quốc
15.459.900
- Các vùng đô thị

6.400.000
- Các vùng nông thôn
6.400.000
Rác thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp(tấn/năm)
128.400
Rác thải không nguy hại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp
2.510.000
(tấn/năm)
Rác thải phát sinh từ các cơ sở nông nghiệp (tấn/năm)
8.600
Lượng phát sinh rác thải sinh hoạt hằng ngày (kg/người/ngày):
- Toàn quốc
- Các vùng đô thị
0,4
- Các vùng nông thôn
0,7
0,3
Thu gom rác thải (% trong tổng số lượng phát sinh):
- Các vùng đô thị lớn
71%
- Các vùng nông thôn
< 20%
- Các vùng đô thị nghèo
10 – 20%
Số lượng các cơ sở tiêu hủy rác thải:
92%
- Bãi chôn lấp rác không hợp vệ sinh
8%
- Bãi chôn lấp hợp vệ sinh


Năm 2008
27.868.000
12.802.000
9.078.000
1.287.000
31.500.000
76.500
0,93
1,45
0,4
80 – 82%
40 – 45%
30 – 40%
84%
16%

Hiện nay, lượng rác thải sinh hoạt có xu hướng tăng đều trung bình 1016% mỗi năm. Tổng lượng CTRSH phát sinh trên cả nước năm 2008 khoảng

13


Khãa luËn tèt nghiÖp

TrÇn ThÞ Thu Hêng – MT53C

35100 tấn/ngày, CTRSH ở nông thôn khoảng 24 900 tấn/ngày. Tại hầu hết các
đô thị, khối lượng CTRSH chiếm 60 – 70% tổng lượng CTR đô thị [3].

Hình 5: Tỷ lệ phát sinh CTRSH tại các loại đô thị ở Việt Nam năm 2007
Theo số liệu thống kê năm 2002 lượng rác thải sinh hoạt trung bình (TB) từ

0.6 – 0.9kg/người/ngày tại các đô thị lớn và 0.4 – 0.5kg/người/ngày tại các đô
thị nhỏ. Đến 2008, con số này đã lên tới 1.45 kg/người/ngày ở khu đô thị và
0.4kg/người/ngày ở khu vực nông thôn[14]
2.2.2.2. Tình hình quản lý chất thải tại Việt Nam:
Quản lý CTR bao gồm các hoạt động: phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh
CTR; phân loại tại nguồn; thu gom, vận chuyển; tăng cường tái sử dụng, tái chế;
xử lý và tiêu huỷ. Công tác quản lý CTR ở Việt Nam hiện nay còn chưa tiếp cận
được với phương thức quản lý tổng hợp trên quy mô lớn, chưa áp dụng đồng bộ
các giải pháp 3R để giảm tỷ lệ chất thải phải chôn lấp. Hoạt động giảm thiểu
phát sinh CTR, một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả nhất trong
quản lý chất thải chưa được chú trọng. Chưa có các hoạt động giảm thiểu CTRSH.
Ở quy mô công nghiệp, số cơ sở áp dụng sản xuất còn rất ít, khoảng 300/400.000
doanh nghiệp. Hoạt động phân loại tại nguồn chưa áp dụng rộng rãi, chỉ mới được
thí điểm trên qui mô nhỏ ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

14


Khãa luËn tèt nghiÖp

TrÇn ThÞ Thu Hêng – MT53C

a, Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Hiện nay, hầu hết chất thải không được phân loại tại nguồn mà được thu
lẫn lộn với các loại rác thải khác, sau đó được vận chuyển tới bãi chôn lấp. Tỷ lệ
thu gom TB ở các đô thị tăng từ 55% (2002) đến 65% (2003) và 72% (2004) [7].
Một số tỉnh thành tỷ lệ thu gom đạt trên 80% (2006) như Hà Nội, TP Hồ
Chí Minh, Nam Định, Ninh Bình thể hiện những nỗ lực đáng kể trong công tác
quản lý CTR. Tỷ lệ thu gom chất thải ở các vùng đô thị TB đạt khoảng 80-82%,
thấp nhất là đô thị loại IV (65%), ở Hà Nội cao hơn (90%); ở các điểm dân cư

nông thôn khoảng 40-55%. Khoảng 60% khu vực ở nông thôn chưa có dịch vụ
thu gom chất thải. Tỷ lệ thu gom, vận chuyển CTR tuy đã tăng dần song vẫn còn
ở mức thấp, chủ yếu phục vụ cho các khu vực đô thị. Xã hội hóa công tác thu
gom, vận chuyển CTR tuy đã được phát triển nhưng chưa rộng và chưa sâu, chủ
yếu được hình thành ở các đô thị lớn. Năng lực trang thiết bị thu gom, vận
chuyển còn thiếu và yếu, dẫn tới tình trạng tại một số đô thị đã thực hiện phân
loại CTR tại nguồn nhưng khi thu gom, vận chuyển lại đem đổ chung làm giảm
hiệu quả của việc phân loại. Mạng lưới thu gom chưa được phủ kín địa bàn quản
lý và ý thức người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị còn chưa cao
nên hiện tượng đổ rác bừa bãi vẫn còn phổ biến. Công nghệ xử lý CTR còn
nhiều vấn đề bức xúc, việc lựa chọn bãi chôn lấp, chưa thu được nhiều sự ủng
hộ của người dân. Các công trình xử lý CTR còn manh mún, phân tán theo đơn
vị hành chính nên công tác xử lý đầu tư cao, hiệu quả xử lý thấp, lãng phí đất…
Công tác xử lý chất thải cho đến nay vẫn chỉ là chôn lấp vệ sinh với số lượng TB
là 1 bãi chôn lấp/1đô thị( Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có 4- 5 bãi chôn lấp, khu
xử lý, có 85 đô thị từ thị xã trở lên sử dụng phương pháp chôn lấp chất thải
không hợp vệ sinh. Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có 98 bãi chôn lấp chất
thải tập trung đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi chôn lấp được coi là hợp vệ
sinh (tập trung ở các thành phố lớn). Một số bãi rác ở trong tình trạng ô nhiễm
cao và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân trong vùng.[3]

15


Khãa luËn tèt nghiÖp

TrÇn ThÞ Thu Hêng – MT53C

Tái sử dụng và tái chế chất thải mới chỉ được thực hiện một cách phi
chính thức, ở qui mô tiểu thủ công nghiệp, phát triển một cách tự phát, không

đồng bộ, thiếu định hướng và chủ yếu là do khu vực tư nhân kiểm soát. Công
nghệ xử lý CTR chủ yếu vẫn là chôn lấp ở các bãi lộ thiên không đạt tiêu chuẩn
môi trường với 82/98 bãi chôn lấp trên toàn quốc không hợp vệ sinh. Các lò đốt
rác chủ yếu dành cho ngành y tế và chỉ đáp ứng được 40% tổng lượng chất thải
y tế nguy hại. Một số lò đốt không được vận hành hoặc vận hành không hết
công suất, không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, đặc biệt phát sinh ra dioxin/
furan. Việc phục hồi môi trường đối với các cơ sở xử lý CTR còn nhiều hạn chế.
Hơn thế nữa có khoảng 30% bệnh viện tự chôn lấp chất thải nguy hại bệnh viện
ngay trong khuôn viên bệnh viện ( chủ yếu là các bệnh viện huyện và một số
bệnh viện tỉnh) hay cho chôn lấp cùng các loại chất thải khác cùng khu chôn lấp
của địa phương. Tình trạng đổ chất thải không đúng nơi quy định còn xảy ra,
gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng [3].
b. Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt:
Việc quản lý CTRSH ở nước ta do các cơ quan sau chịu trách nhiệm,đó là
Cơ quan Bộ chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực môi trường là Bộ Tài
nguyên và Môi trường. Bộ này có 3 Cục/Vụ liên quan chính đóng vai trò chủ
chốt trong quản lý chất thải:
+ Vụ Môi trường: Hoạch định các chính sách, chiến lược và pháp luật ở các
cấp trung ương và địa phương. Hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam.
+ Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường: Thẩm định các báo
cáo đánh giá tác động môi trường các dự án xây dựng các hệ thống quản lý
CTR, các khu chôn lấp, xử lý.
+ Cục Bảo vệ môi trường: Phối hợp thực hiện thanh tra môi trường đối
với các bãi chôn lấp. Thực hiện giám sát và phối hợp, cưỡng chế về mặt môi
trường đối với các khu đô thị. Nâng cao nhận thức cộng đồng, thẩm định công
nghệ xử lý và phối hợp quy hoạch các khu chôn lấp.

16



Khãa luËn tèt nghiÖp

TrÇn ThÞ Thu Hêng – MT53C

- Bộ Xây dựng: Hoạch định các chính sách, kế hoạch, quy hoạch và xây
dựng các cơ sở quản lý CTR. Xây dựng và quản lý các kế hoạch xây dựng hệ
thống cơ sở hạ tầng liên quan đến CTR ở cả cấp trung ương và địa phương.
- Bộ y tế: Đánh giá tác động của chất thải rắn đến sức khoẻ con người.
- Bộ Giao thông vận tải: Bao gồm sở giao thông công chính có trách
nhiệm giám sát các hoạt động của các công ty Môi trường đô thị.
- Bộ Kế hoạch và đầu tư: Quy hoạch tổng thể dự án đầu tư và điều phối
các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) liên quan đến quản lý CT.
- UBND Tỉnh/TP: Giám sát công tác quản lý môi trường trong phạm vi
quyền hạn cho phép. Quy hoạch, quản lý các khu đô thị và việc thu các loại phí.
- Các công ty Môi trường đô thị trực thuộc UBND các tỉnh, thành phố: Có
nhiệm vụ thu gom và tiêu huỷ chất thải.[18]
Sơ đồ tổng thể quản lý CTRSH ở một số đô thị lớn ở Việt Nam:
Nguồn phát sinh
chất thải

Gom nhặt, phân
loại, lưu trữ tại
nguồn

Thu gom

Trung chuyển và
vận chuyển

Tách, xử lý và tái

chế

Tiêu hủy

Hình 6: Những hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý CTRSH [15]

17


Khãa luËn tèt nghiÖp

TrÇn ThÞ Thu Hêng – MT53C

c, Những trở ngại chủ yếu trong quản lý chất thải
Hiện nay sự phát sinh và loại bỏ chất thải đô thị đang trở thành vấn đề nan
giải ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở các đô thị lớn của Việt Nam như Hà Nội,
TP Hồ Chí Minh cũng đang phải đối mặt việc lượng rác thải ngày càng lớn.
Khối lượng rác thải ngày càng gia tăng có thể xem xét tới các nguyên nhân như :
- Sự phân công trách nhiệm quản lý CTR giữa các ngành chưa rõ ràng, chưa
có 1 hệ thống quản lý thống nhất riêng đối với CTR công nghiệp của thành phố.
- Cơ chế thực hiện dịch vụ thu gom và quản lý CTR vẫn còn mang nặng tính
bao cấp, mặc dù Nhà nước Việt Nam đã có chính sách xã hội hoá công tác này.
- Chưa có thị trường thống nhấtvề trao đổi, tái chế CTR nói chung và
CTR công nghiệp nói riêng, chỉ có một phần rất nhỏ CTR công nghiệp được thu
hồi tái chế và tái sử dụng.
- Phần lớn CTR công nghiệp, kể cả chất thải nguy hại được thải bỏ lẫn lộn
với CTR đô thị và được đưa đến BCL vốn chưa được thiết kế “hợp vệ sinh”
ngay từ đầu.
- Việc thu gom chất thải chủ yếu sử dụng lao động thủ công. Sự tham gia
của cộng đồng, khu vực tư nhân vào việc thu gom và quản lý chất thải chưa rộng

rãi. Đã có một số mô hình thu gom, xử lý rác thải đô thị của tư nhân và cộng
đồng tổ chức thành công, nhưng do vốn đầu tư có hạn nên số lượng và chất
lượng của dịch vụ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển bền vững.
- Thiếu sự đầu tư thoả đáng và lâu dài đối với các trang thiết bị thu gom,
vận chuyển, phân loại, xây dựng các bãi chôn lấp đúng quy cách và các công
nghệ xử lý chất thải phù hợp.
- Chưa có các công nghệ và phương tiện hiện đại cũng như vốn đầu tư để
tái chế chất thải thu gom, còn thiếu kinh phí cũng như công nghệ thích hợp để
xử lý chất thải nguy hại.
- Nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường và an toàn sức khoẻ liên
quan tới công tác thu gom, xử lý và quản lý CTR vẫn còn đang ở trình độ thấp.

18


×