Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

SKKN một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học bài thơ tỏ lòng của phạm ngũ lão

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.96 KB, 35 trang )

Thứ tự
1

1.

MỞ ĐẦU.

Trang
2

2

1.1.Lí do chọn đề tài.

2

3

1.2. Mục đích nghiên cứu.

3

4

1.3. Đối tượng nghiên cứu.

3

5

1.4. Phương pháp nghiên cứu.



3

6

2.

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

4

7

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến.

4

8

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.

5

9

2.3. Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học bài thơ
Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.

6


10

2.3.1. Tạo hứng thú cho học sinh qua các câu chuyện kể, các
giai thoại.

6

11

2.3.2. Tạo hứng thú qua các câu hỏi trắc nghiệm nhanh.

8

12

2.3.3. Tạo hứng thú bằng các hình ảnh trực quan sinh động.

9

13

2.3.4. Tạo hứng thú qua các trò chơi, hoặc các câu đố vui

11

14

2.3.5. Tạo hứng thú qua phương pháp tích hợp liên môn.

13


15

2.4. Kết quả thực nghiệm

17

16

3.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

19

17

3.1.Kết luận.

19

18

3.2.Kiến nghị.

20

19

1


Nội dung

MỤC LỤC
Danh mục tài liệu tham khảo.

21

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Hồ Chủ Tịch từng nói: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay
không, dân tộc Việt Nam có sánh vai cùng các cường quốc được hay không chính
là nhờ ở công học tập của các cháu.Trong bài Kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất,
niên hiệu Đại Bảo thứ ba, Thân Nhân Trung cũng từng khẳng định:“Hiền tài là
nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên
khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”. Đây chính là nguyên nhân mà mỗi triều
đại, mỗi thời kì đều chú trọng đến việc đào tạo bồi dưỡng người hiền tài. Nhà nước
ta hiện nay coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu trong xu thế hội nhập sâu
rộng hiện nay bởi đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là nhân tố quyết định để có
thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
Học tập rèn luyện để trở thành người có tài, có đức góp phần xây dựng đất
nước giàu mạnh là mục tiêu của thế hệ trẻ. Tuy nhiên, trong thời kì hiện nay, khi
mà việc học gắn bó mật thiết với những nhu cầu và lợi ích cá nhân, các em chỉ chú
trọng học các môn Khoa học tự nhiên còn coi nhẹ các môn Khoa học xã hội trong
đó có môn Ngữ văn bởi lí do học các môn tự nhiên thì có nhiều cơ hội chọn trường,
có nhiều cơ hội kiếm được việc làm sau khi ra trường, đảm bảo cuộc sống và tương
lai sau này. Đây là lí do dẫn đến thái độ coi nhẹ học văn của các em học sinh cho dù

Ngữ văn là môn học bắt buộc không thể bỏ qua nhưng các em học với sự đối phó
chứ không hề có hứng thú, say mê. Thậm chí có những em có năng khiếu Ngữ văn
thực sự nhưng các em cũng tỏ ra lạnh nhạt, thờ ơ, các em cố ép mình học các môn
tự nhiên cho dù mình không thích và đuối sức.
Việc ngại học, chán học diễn ra ở hầu hết các phân môn của bộ môn Ngữ văn,
tình trạng đó biểu hiện trầm trọng hơn cả khi các em phải học các văn bản văn học
Trung đại- những tác phẩm có khoảng cách nhất định đối với các em về không
gian, thời gian, về cách cảm, cách nghĩ, cách thể hiện, về quan niệm thẩm mĩ và
triết lí nhân sinh. Việc ít đọc, ít tìm tòi, ít suy nghĩ, trăn trở dẫn đến việc các em
không thể tiếp cận, lĩnh hội được cái hay, cái đẹp và những giá trị của các tác phẩm
văn học này. Tác phẩm Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, một tác phẩm danh tiếng của
văn học trung đại Việt Nam nói chung, của văn học thời Trần nói riêng cũng không
phải là ngoại lệ. Tác phẩm với 4 câu thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt, thiên
về gợi, khái quát gây ấn tượng, dồn nén cảm xúc, đạt tới độ súc tích cao, đó là
thành công của tác phẩm nhưng lại là trở ngại trong việc tiếp cận đối với thế hệ học
sinh của xã hội hôm nay.
Làm thế nào để các em không ngại học văn, làm thế nào để thắp lên ngọn lửa
đam mê trong lòng các em đối với môn học cho dù không có nhiều cơ hội kiếm
việc làm, không có cơ hội kiếm nhiều tiền để đảm bảo cuộc sống sung túc là điều
mà những giáo viên dạy Ngữ văn như chúng tôi luôn trăn trở. Làm thế nào để các
2

2


em biết trăn trở với cuộc đời các nhân vật, với những thông điệp từ cuộc sống mà
nhà văn gửi gắm qua tác phẩm và quan trọng hơn các em không ngại học văn mà
thực sự hứng thú và tích cực học tập để các em không trở thành những hiền tài
khiếm khuyết khi có thể trở thành nhà kinh tế tài ba, nhà chính trị kiệt xuất nhưng
lại không thể viết nổi một câu văn và nói viêt sai chính tả. Thậm chí chính vì sự thờ

ơ với môn văn, ngại học văn các em đã tạo nên bi kịch của thời đại đó là bi kịch
thừa trí tuệ, thiếu tâm hồn.
Từ thực tế dạy học với những băn khoăn, trăn trở đã đưa tôi đến với đề tài
“Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học bài thơ Tỏ lòng của Phạm
Ngũ Lão”. Đề tài tuy chỉ có giới hạn trong một tác phẩm ít người để ý nhưng tôi hi
vọng với đề tài nhỏ của mình sẽ tạo nên hứng thú,say mê, từ đó nâng cao chất
lượng và hiệu quả học tập và qua trọng hơn cả là tiền đề để tạo nên một thế hệ
người hiền tài cho đất nước có đức, có tài đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tôi hi vọng
đề tài cũng là một kênh tham khảo cho các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy,
cho các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học, cho những nhà cải cách giáo dục bởi
đây là một tiếng nói riêng, tiếng nói từ thực tế của quá trình dạy học.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học bài
thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão” nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh để các
em tiếp cận được các giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó bồi đắp
cho các em lòng yêu nước, tinh thần sống có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng,
xã hội, biết tôn trọng và gìn giữ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của dân
tộc mà cha ông ta đã dày công tạo dựng
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Tác phẩm “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão (SGK Ngữ văn 10 Tập 1, NXB
Giáo dục năm 2008).
- Học sinh ở khối lớp 10 mà tôi được phân công giảng dạy trực tiếp trong
năm học 2018-2019:10C3, 10C5, 10C6, 10C7.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Phương pháp trực quan, sinh động.
- Phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học trên lớp, giao bài tập, củng
cố bài học kết hợp với kiểm tra, đánh giá).
- Phương pháp khảo sát, phân tích.
- Phương pháp thống kê (đưa ra những chỉ số cụ thể để đánh giá hiệu quả của đề

tài).

3

3


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Người xưa có câu: Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lí-nghĩa
là ngọc không mài thì không sáng, người không học thì không có hiểu biết. Như
vậy, việc học tập và rèn luyện là vô cùng quan trọng . Cho dù là bất cứ môn học
nào, Khoa học tự nhiên hay Khoa học xã hội thì tất cả các môn học đều nhằm mục
tiêu rèn luyện để các em trở thành con người phát triển toàn diện mọi mặt.
Việc các em thờ ơ, ngại học văn gây nên những hậu quả khôn lường. Nó làm
cho các em mất đi cơ hội tiếp cận các giá trị nhân văn cao đẹp để được giáo dục các
bài học về đạo đức, lối sống, để được rèn rũa các giá trị nhân văn cao đẹp. Việc
ngại học văn làm cho các em hổng kiến thức cơ bản bộ môn dẫn đến kết quả là sau
khi học xong các em vẫn nói viết sai chính tả, các em không nắm vững cách hành
văn gây nên nhiều trở ngại cho công việc trong cuộc sống sau này. Việc ngại học
văn ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của các môn học khác kể cả các môn tự
nhiên bởi các em sẽ khó khăn trong diễn đạt trình bày trong lập luận các bài toán,
lí…Hơn nữa, để đạt được thành công trong bất kì lĩnh vực nào thì đều phải có sự
đam mê, tâm huyết, đều phải có những hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực ấy.Với môn
Ngữ văn cũng vậy, để trang bị kiến thức hành trang cho cuộc sống các em phải có
sự đầu tư nhất định chứ không thể học đối phó, không thể cho rằng không quan
trọng.
Khổng Tử từng nói: Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học
không bằng vui mà học. Bởi thế, việc đổi mới phương phương pháp dạy học nhằm
tạo ra hứng thú cho học sinh luôn được đặt ra một cách bức thiết. Đó là vấn đề quan

trọng luôn được đề cập trong mỗi cuộc họp bàn luận chuyên môn ở tất cả các nhà
trường, trong các hội thảo bàn về đổi mới phương pháp dạy học, trong các chuyên
đề bồi dưỡng năng lực cho giáo viên… Bộ môn Ngữ văn cũng không nằm ngoài
quỹ đạo đó. Luật Giáo dục năm 2005, Điều 2 đã xác định: “Phương pháp dạy học
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học; Bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc
theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
cảm, đem lại niềm hứng thú cho học sinh”. [1]. Trong “Tài liệu Bồi dưỡng cán bộ
quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập”
cũng đã viết: “Hoạt động giáo dục chỉ đạt hiệu quả cao khi tạo được môi trường
sư phạm lành mạnh, bầu không khí thân thiện, phát huy ngày càng cao vai trò tích
cực, chủ động của học sinh”. [2].
Như vậy, mục tiêu giáo dục cũng như những đề xuất đổi mới giáo dục đều
hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học “ đào tạo con người Việt Nam
4

4


phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung
thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng
nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc” [3].Và trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, khóa XI
cũng đã nêu ra nhiệm vụ:“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản
của giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người
học”[4]. Để thực hiện mục tiêu đó, đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực không
ngừng trong việc nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học để tạo được hứng thú
học tập ở học sinh trong mỗi giờ học, mỗi môn học.
Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn ở trường THPT cũng đã được xác định,
đó là trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, hệ thống

về văn bản và Tiếng Việt. Môn Ngữ văn còn giúp bồi dưỡng cho học sinh tình yêu
tiếng Việt, văn học, văn hóa, tình yêu gia đình, yêu thiên nhiên, đất nước, lòng tự
hào dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, lí tưởng Xã hội chủ nghĩa; nâng cao ý thức
trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và
phát huy giá trị văn hóa của dân tộc của nhân loại[5]..Ngoài môn Giáo dục công
dân, thì Ngữ văn cũng là một môn học rất quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng,
hoàn thiện nhân cách học sinh. Mỗi bài thơ, bài văn, mỗi tác phẩm văn học trong
chương trình học phổ thông là một bài học đạo đức. Bên cạnh việc cung cấp kiến
thức, truyền thụ cái hay, cái đẹp của văn chương, giáo viên còn giúp học sinh biết
rung cảm trước mọi lẽ buồn vui của cuộc sống đời thường.
Như vậy, để đạt được những nội dung và mục tiêu giáo dục của môn Ngữ
văn đòi hỏi bức thiết người giáo viên phải không ngừng tìm tòi đổi mới, sáng tạo
trong quá trình dạy học để tạo được hứng thú học tập nơi người học đó là tiền đề
quan trọng để tạo nên điểm khởi đầu cho những mục tiêu giáo dục tiếp theo bởi
“Hứng thú là sự ham thích” [6]., không có hứng thú, ham thích thì sẽ không đạt
được bất kì nội dung giáo dục nào khác.
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Tạo hứng thú cho người học là một trong những vấn đề bức thiết đối với giáo
dục phổ thông trong đó có bộ môn Ngữ văn. Rất nhiều công trình nghiên cứu,
nhiều đề tài khoa học, nhiều hội thảo đã được mở ra nhằm nghiên cứu đổi mới
phương pháp dạy học, chuyển từ việc truyền thụ kiến thức một chiều sang phương
pháp dạy học tích cực, chủ động ở người học. Thế nhưng, qua thực tế dạy học ở
trường Trung học phổ thông tôi nhận thấy:
Thứ nhất, về phía giáo viên: Hầu hết giáo viên đều ý thức sâu sắc phải đổi mới
phương pháp dạy học. Họ đều được tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học để
chuyển từ truyền thụ kiến thức một chiều sang phương pháp dạy học phát huy tính
tích cực, chủ động ở người học. Tuy nhiên, phương pháp dạy học truyền thống vẫn
còn ăn sâu, bám rễ trong các giáo viên, bởi thế trong các giờ học giáo viên vẫn là
người nói người làm, còn học sinh chỉ nghe và chép. Như vậy là các em bị đưa vào
5


5


thế bị động, không có điều kiện độc lập suy nghĩ, sáng tạo. Từ đó dẫn tới thực trạng
là khi đứng trước những vấn đề của cuộc sống các em thường bỡ ngỡ, lúng túng, bị
động, không đủ khả năng và bản lĩnh đẻ giải quyết những vấn đề phức tạp. Hơn
nữa, một số tiết dạy của giáo viên mặc dù có áp dụng đối mới phương pháp dạy học
nhưng lại rập khuôn máy móc các khâu lên lớp, điều này làm cho giờ học trở nên
nhạt nhẽo, nặng nề, cứng nhắc, làm mất đi hứng thú học tập của các em.
Thứ hai, về phía học sinh: Thực trạng của cuộc sống xã hội đã tác động làm cho
con người dần trở nên thực dụng, sống chỉ biết có nhu cầu và lợi ích của bản thân
mình, học sinh THPT là lứa tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đây là lứa tuổi mới
lớn, dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài. Bởi thế các em dường như chỉ biết
có bản thân mình, chỉ biết có nhu cầu và sở thích của cá nhân, chỉ biết sống vì
mình. Do vậy thử hỏi làm sao các em có thể trắc ẩn trước cuộc đời số phận của
nhân vật trên trang giấy. Khi người hùng trong lòng các em là những nhân vật nổi
đình nổi đám với những lời nói, hành động không giống ai như Bà Tưng, Khá
Bảnh…thì làm sao các em có thể rung động trước hình ảnh người tráng sĩ vác
gươm ra trận cách các em cả nghìn năm.
Thứ ba, là thực trạng từ tác phẩm: Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy một điều
rằng với các tác phẩm văn học hiện đại khi các vấn đề đặt ra trong tác phẩm thường
là vấn đề của đời sống đương đại nên các em còn chịu khó nghe, chịu khó nghĩ còn
với các tác phẩm văn học trung đại trong đó có bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
thì quả là vấn đề khó khăn đối với các em. Tác phẩm với đặc trưng của thi pháp
Trung đại như: ước lệ, phi ngã, sùng cổ, lời ít mà ý nhiều…Những đặc trưng này đã
tạo ra vách ngăn giữa năng lực tiếp cận của học sinh với nội dung và giá trị của tác
phẩm
Từ thực trạng trên tôi nhận thấy tính bức thiết của vấn đề đưa ra “ Một số biện
pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão”.Việc

làm này không chỉ phù hợp với nhiệm vụ của ngành mà còn là vai trò sứ mệnh cao
cả của người giáo viên trong sự nghiệp trồng người.
2.3. Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học bài thơ Tỏ lòng của
Phạm Ngũ Lão.
2.3.1.Tạo hứng thú qua các câu chuyện kể và giai thoại.
Thông thường mỗi giờ học thường bắt đầu bằng thao tác kiểm tra bài cũ của
giáo viên nhằm kiểm tra kiến thức và việc chuẩn bị bài của học sinh. Tuy nhiên khi
học sinh không tích cực, ngại học, chán học thì việc kiểm tra bài cũ không mang lại
kết quả. Hơn nữa nếu ép học sinh học thuộc bài một cách máy móc càng đẩy các
em tới tình trạng không chỉ ngại học mà còn sợ học môn Ngữ văn. Với tác phẩm Tỏ
lòng của Phạm Ngũ Lão phần kiểm tra bài cũ của học sinh tôi mạnh dạn thay phần
học thuộc kiến thức bằng việc giao nhiệm vụ cho các em về nhà sưu tầm những giai
thoại về Phạm Ngũ Lão, về những nhân vật lịch sử thời Trần , về những chiến công
hiển hách tạo nên hào khí thời đại. Kết quả của việc tìm hiểu sưu tầm được nộp lại
6

6


để đánh giá khâu chuẩn bị bài cho mỗi tổ nhóm học tập. Như vậy bước đầu các em
đã có tâm thế hào hứng trước khi vào bài hơn nữa quá trình tìm tòi phân loại giúp
các em trang bị cho mình vốn kiến thức nhất định về bài học.
Những câu chuyện kể và giai thoại cũng được áp dụng trong phần Tiểu dẫn để
tạo hứng thú cho học sinh. Tôi không rập khuôn với việc kiểm tra kiến thức theo
sách giáo khoa về những kiến thức cuộc đời, sự nghiệp của tác giả, về hoàn cảnh ra
đời của tác phẩm mà yêu cầu học sinh kể lại các câu chuyện mà các em đã sưu tầm
về chàng trai đan sọt của làng Phù Ủng. Câu chuyện đó được các học sinh khác mở
rộng thêm về công lao của Phạm Ngũ Lão trong cuộc kháng chiến chống quân
Nguyên lần thứ 2, khi ông cùng Trần Quang Khải chiếm đóng Thăng Long năm
1285, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 3 năm 1287, tên tuổi ông

gắn với đại thắng trên sông Bạch Đằng. Thời vua Trần Anh Tông ông 3 lần cất
quân đánh Ai Lao, thời vua Trần Minh Tông ông là người đem quân đánh Chiêm
Thành buộc vua Chiêm Thành phải xin hàng…Từ những câu chuyện lôi cuốn, hấp
dẫn tôi yêu cầu học sinh rút ra nhận xét về cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Ngũ
Lão thì đa số các em đều có thể rút ra khẳng định rằng Phạm Ngũ Lão là một tướng
lĩnh xuất sắc văn võ toàn tài. Như thế học sinh không những không cảm thấy gò bó
với những kiến thức khô khan mà còn bị lôi cuốn vào tác phẩm từ những câu
chuyện sinh động về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả.
Trong quá trình Đọc -hiểu tôi cũng thường sử dụng những câu chuyện kể lịch
sử, các giai thoại để giúp các em lĩnh hội kiến thức. Ví dụ khi tìm hiểu về hình ảnh
người nam nhi đời Trần qua câu thứ nhất có thể mở rộng kiến thức cho các em về
hình ảnh thực của người nam nhi đời Trần khi đó. Với hai chữ Sát Thát trên tay họ
đã từng đánh Đông dẹp Bắc là cho kẻ thù phải khiếp sợ. Tinh thần chiến đấu của họ
là: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta
cũng cam lòng”. Thậm chí đó là sự tự tin “Đầu thần chưa rơi xin bệ hạ đừng lo”.
Hay lời khảng khái của Trần Bình Trọng: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm
vương đất Bắc”.
Hay trong câu thơ thứ hai hình ảnh ba quân với khí thế nuốt trôi trâu có thể giúp
các em hiểu bằng cách kể cho các em nghe câu chuyện về chàng thiếu niên Trần
Quốc Toản thời đó với lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”;
hoặc qua câu chuyện kể của các bô lão trên bến Bạch Đằng “Đương khi ấy: Thuyền
bè muôn đội, tinh kì phấp phới, Hùng hổ sáu quân,giáo gươm sáng chói”; hay câu
chuyện về Phạm Ngũ Lão khi tuổi cao sức yếu vẫn hăng hái ra trận. Câu chuyện về
Vũ Hầu Gia Cát Lượng và cái thẹn của Phạm Ngũ Lão trước vị danh tướng thời
Tam quốc, tôi mở rộng thêm câu chuyện về cái thẹn của Nguyễn Khuyến trước Đào
Tiềm giúp các em thấy được vẻ đẹp nhân cách của Phạm Ngũ Lão…
Những truyện kể, giai thoại được sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong
quá trình dạy học giúp cho giờ học của các em trở nên sôi động, lôi cuốn, hấp dẫn,
7


7


tạo niềm hứng thú cho các em đối với tiết học, giúp bớt đi sự nhàm chán và do đó
bước đầu giúp các em tiếp cận và lĩnh hội kiến thức của tác phẩm.
2.3.2.Tạo hứng thú qua các câu hỏi trắc nghiệm nhanh.
Trong quá trình dạy học nếu giáo viên chỉ chú ý đến việc truyền đạt kiến thức
thì giờ học sẽ rất căng thẳng nhàm chán, nhất là khi học sinh mang tâm lí ngại học
thì các phương pháp sư phạm được đề xuất cũng không mang lại hiệu quả tích cực.
Người giáo viên tài năng không chỉ là người thiết kế được một giáo án dạy học tốt,
không chỉ là người biết vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giờ học để
đạt mục tiêu dạy học mà còn phải là người hiểu rõ năng lực của học sinh để thiết kế
giáo án và tổ chức giờ học phù hợp với năng lực của học sinh.
Để giờ học bớt căng thẳng, tẻ nhạt, nhàm chán tôi đã mạnh dạn thay các câu hỏi
nêu vấn đề bằng các câu hỏi trắc nghiệm nhanh. Ví dụ:
Câu hỏi 1: Tỏ lòng có nghĩa là:
A. Bày tỏ nỗi lòng
B. Bày tỏ nỗi niềm
C. Bày tỏ khát vọng
D. Bày tỏ tâm tư
Câu hỏi 2: Hình ảnh “Cầm ngang ngon giáo” thể hiện điều gì?
A. Khí thế sục sôi
B. Tư thế hiên ngang
C. Lòng can đảm
D. Ý chí mạnh mẽ
Câu 3: Trong những nhận xét dưới đây về câu thơ thứ 2, nhận xét nào đúng?
A. Tam quân là ba người lính, đồng thời là ba đạo quân
B. Hình ảnh ba quân nói về quân đội nhưng cũng là hình ảnh tượng trưng cho
sức mạnh của toàn dân tộc
C. Câu thơ gây ấn tượng mạnh bởi sự kết hợp giữa hình ảnh khách quan và hình

ảnh chủ quan
D. Hình ảnh thơ kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn
Câu 4: Cụm từ “Khí thôn ngưu” được hiểu là:
A. Khí phách mạnh mẽ
B. Khí phách anh hùng
C. Khí phách lão luyện
D. Khí phách hiên ngang
Câu 5: Vì sao tác giả “Thẹn” khi nghe chuyện Vũ Hầu?
A. Vì chưa giết hết giặc
B. Vì chưa đủ dũng khí
C. Vì chưa đủ mưu lược
D. Vì chưa giỏi binh đao
8

8


Câu 6: Bài thơ gợi cho em cảm nhận điều gì?
A. Lí tưởng người trai trẻ
B. Ý chí sắt đá của con người
C. Ước mơ công hầu danh tướng
D. Ýnguyện về sự hi sinh
Câu 7: Hãy lựa chọn các từ ngữ sau để điền vào chỗ trống (khí thế hào hùng, hình
tượng người anh hùng, hình tượng ba quân)
A. Hào khí Đông A ……của thời đại nhà Trần.
B. Qua bài thơ ta thấy được vẻ đẹp của…vệ quốc hiên ngang, lẫm liệt với lí
tưởng và nhân cách lớn lao.
C. Bài thơ còn là vẻ đẹp của thời đại qua…với sức mạnh và khí thế hào hùng.
Các câu hỏi trắc nghiệm nhanh vẫn đảm bảo yêu cầu hình thành kiến thức,
vừa khắc ghi, ôn tập vừa tạo được niềm hứng thú say mê nơi các em. Các câu hỏi

trắc nghiệm nhanh có thể được áp dụng ngay khi ngay khi kết thúc vấn đề, sau bài
học hoặc cũng có thể áp dụng trực tiếp trong quá trình học. Nó sẽ tạo hiệu quả bất
ngờ vì không chỉ khắc sâu kiến thức cho các em mà còn khơi gợi ở các em hứng
thú, đam mê, ham thích tìm hiểu, khám phá. Và đây chính là cơ sở để tạo niềm
hứng thú học tập ở các em.
2.3.3.Tạo hứng thú bằng các hình ảnh trực quan sinh động
Để có thể tác động vào nhận thức của con người cần có sự tác động của
nhiều yếu tố: tai nghe, mắt thấy, tay sờ…từ đó mới biết, hiểu, tin và rung động.
Với quá trình dạy học bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão cũng vậy, câu chuyện
về thời đại, về lí tưởng của con người cách đây 7-8 trăm năm quá đỗi xa xôi, mơ
hồ với các em. Nếu giáo viên chỉ thuyết giảng rồi nêu vấn đề thì khó lòng đạt
được mục tiêu dạy học. Vì thế, khi có được công cụ hỗ trợ đắc lực là công nghệ
thông tin giáo viên cần tận dụng triệt để công nghệ hỗ trợ đắc lực này để thực
hiện giải pháp “Từ trực quan sinh động tới tư duy trừu tượng”.
Bằng việc khảo cứu lịch sử, tôi đã tìm hiểu và đưa ra những hình ảnh trực
quan về người tráng sĩ thời Trần, về những con người cụ thể làm nên hào khí
Đông A, sức mạnh của kẻ thù và những chiến công hiển hách của quân dân thời
nhà Trần… Những hình ảnh này giúp các em có cơ sở xây dựng kiến thức, khắc
sâu kiến thức và cũng là những hình ảnh tạo hứng thú, thay đổi quá trình thuyết
giảng nặng nề, nhàm chán.
Sau đây là một số minh chứng cụ thể như: hình ảnh chiến thắng giặc NguyênMông lần 2, trận đánh chém đầu Toa Đô của Hưng Đạo Vương, trận Biên giới
Phạm Ngũ Lão cùng các tướng lĩnh phục kích Thoát Hoan …Hoặc cũng có thể
cho học sinh xem một số đoạn phim tư liệu về các trận chiến thời Trần.
9

9


10


10


Trận Tây Kết - Hưng Đạo Vương chém đầu Toa Đô

Trận Biên giới: Phạm Ngũ Lão cùng các tướng phục kích Thoát Hoan

Các hình ảnh trực quan thực sự đóng vai trò tích cực trong việc tạo hứng thú
học tập cho học sinh. Hơn nữa, nó còn góp phần hình thành kiến thức, rèn luyện
kĩ năng cho học sinh trong hoạt động học tập.
2.3.4. Tạo hứng thú qua các trò chơi, hoặc các câu đố vui.
Trò chơi không chỉ là hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu
giải trí đa dạng của con người mà nó còn có vai trò giáo dục hết sức to lớn. Qua trò
chơi học sinh không chỉ được phát triển về mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ mà còn
hình thành nhiều phẩm chất và hành vi tích cực. Vì vậy trò chơi được sử dụng như
một phương pháp dạy học hữu hiệu nhằm tạo hứng thú cho học sinh.
Trong giờ học nếu giáo viên chỉ chú trọng việc truyền đạt kiến thức sẽ gây nên
tình trạng căng thẳng, uể oải trong học sinh. Đặc biệt khi các em có tâm lí ngại học
thì tình trạng sẽ càng tồi tệ hơn.Vì thế, những trò chơi văn học trong những khi giờ
học căng thẳng làm bớt đi tâm lí uể oải, ngại học. Những trò chơi văn học có thể
chỉ đơn giản là những câu đố vui, những trò chơi có thể liên quan đến bài học hoặc
không liên quan nhưng những trò chơi sẽ giúp các em lấy lại sự hào hứng, đánh
thức các giác quan đang dần chìm vào sự uể oải bởi sự khô khan của giờ học, bởi
các kiến thức bác học khô cứng.
11

11


Trong quá trình dạy học bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão, tôi đã đưa một số

câu đố và trò chơi tạo hứng thú trong giờ học và kết quả thu được thật khả quan.
Trò chơi ô chữ: Đây là trò chơi mang tính truyền thống, đã quen với học sinh trong
các hoạt động học tập vui chơi, trong hoạt động học tập nếu giáo viên chịu khó đầu
tư soạn câu hỏi theo đơn vị kiến thức của bài thì trò chơi mang tính giải trí lại có
hiệu quả bất ngờ trong việc lĩnh hội kiến thức, tạo hứng thú cho học sinh trong quá
trình tiếp cận và ghi nhớ kiến thức.
Ví dụ:
-Từ chìa khóa là ô chữ hàng dọc gồm 5 chữ cái, đây là niềm tự hào của thời đại nhà
Trần nói riêng và của dân tộc ta nói chung. Để tìm được từ chìa khóa chúng ta cùng
giải 5 ô chữ hàng ngang sau:
-Ô chữ thứ nhất gồm 8 chữ cái, là tên của bến sông gắn với những chiến công của
quân dân nhà Trần?
-Ô chữ thứ 2 gồm 6 chữ cái là tên tác giả của bài thơ Vận nước?
-Ô chữ thứ 3 gồm 10 chữ cái là tên
-Ô chữ thứ 4 gồm 13 chữ cái là người đã khảng khái khẳng định: Ta thà làm quỷ
nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc
-Ô chữ thứ 5 gồm 9 chữ cái là phiên âm chữ Hán của bài thơ Tỏ lòng

B
P H
P
T R Â N B I N H T
T H U Â

A
A
H
R
T


C
P
A
O
H

H
T
M
N
O

Đ Ă N G
Ô
N G U L A O
G
A I

Các câu đố vui:
Câu đố 1: Đố ai nổi sóng sông Rừng
Đã vui Hàm Tử, lại mừng Chương Dương
Vân Đồn cướp sạch binh lương
Đống Đa chiến thắng chứng bằng uy danh?
Đáp án: Trần Hưng Đạo
Câu đố 2: Tự mình tập hợp gia nô
Đóng thuyền, luyện võ việc chung sá gì
Quyết lòng chờ đợi thời cơ
Lá cờ thêu sáu chữ vàng giúp vua?
Đáp án: Trần Quốc Toản
Câu đố 3: Có công lập dựng nhà Trần

Thái sư quyền trọng tước cao hơn người
Nguyên-Mông xâm lược nước nhà
12

12


“Đầu chưa rơi xuống” chớ nên lo gì?
Đáp án: Trần Thủ Độ
2.3.5.Tạo hứng thú qua phương pháp tích hợp liên môn.
Tích hợp liên môn là phương pháp dạy học đã được vận dụng trong nhà
trường phổ thông trong thời gian gần đây nhằm làm tăng hiệu quả của hoạt động
dạy học. Với quá trình dạy tác phẩm Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão có thể tích hợp
kiến thức liên môn với bộ môn Lịch sử và Giáo dục công dân để giáo dục lòng
tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm của các em về chính bản thân và về những
vấn đề của cuộc sống thực tế.
Em có thể kể một số tấm gương nổi tiếng thời Trần?
Trần Thủ Độ: Đầu chưa rơi xuống đất thì chưa chịu bó tay.
Trần Hưng Đạo: Xin chặt đầu tôi trước rồi hãy hàng.
Trần Bình Trọng: Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc
Trần Quốc Toản: Phá cường địch, báo hoàng ân
Kể tên một số tác phẩm của thời đại?
Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu
Tích hợp về ứng xử với cộng đồng: Từ bài thơ, từ sự hổ thẹn của Phạm Ngũ
Lão hãy chia sẻ một vài điều, một vài lần em cảm thấy hổ thẹn về bản thân?
Học sinh chia sẻ về những việc không đúng, những sai trái trong quan hệ ứng xử
với cha mẹ, người thân, với bạn bè và với cộng đồng xã hội, với pháp luật. Từ
những chia sẻ này giáo viên giúp các em ý thức được về lòng tự trọng khi biết
yêu ghét biết phân biệt phải trái đúng sai, biết thẹn trước những việc làm không

đúng. Và cũng để các em thấy rằng, thẹn không phải là điều đáng xấu hổ, xấu hổ
là khi có những cái đáng thẹn đáng xấu hổ mà lại không thẹn không xấu hổ.
Tích hợp về ý thức trách nhiệm với đất nước. Từ vẻ đẹp nhân cách của Phạm
Ngũ Lão em rút ra cho mình được điều gì? Trong hoàn cảnh đất nước hiện nay
người thanh niên học sinh như các em cần phải làm gì?
Trong phần này để giúp học sinh dễ hình dung hơn tôi đã đưa một số hình ảnh
về những hoạt động tích cực của thanh niên học sinh hiện nay, đồng thời đan
xen những hình ảnh của lối sống buông thả, đua đòi để các em nhận diện, đánh
giá nhận xét và liên hệ với chính bản thân mình.

13

13


14

14


15

15


16

16



17

17


18

18


2.4. Kết quả thực nghiệm.
2.4.1. Phương pháp thực nghiệm.
Ý thức đạo đức, rèn luyện của học sinh trong nhà trường được thể hiện qua
kết quả xếp loại hạnh kiểm hàng năm. Để chứng minh tính hiệu quả của đề tài, tôi
đã sử dụng phương pháp thống kê kết quả sự hứng thú của học sinh ở các lớp thực
nghiệm và các lớp đối chứng, đồng thời sau tiết dạy tôi còn kiểm tra kết quả học
tập và vận dụng kiến thức của bài trên các mức độ từ nhận biết, thông hiểu, đến vận
dụng thấp và vận dụng cao ở các lớp.
2.4.2. Kết quả
Tôi đã tiến hành thử nghiệm sáng kiến trong dạy học lớp 10C5, 10C3 còn lớp
10C6 VÀ 10C7 dạy học theo phương pháp truyền thống GV chỉ truyền tải nội dung
kiến thức mà không tích hợp các phương pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Kết quả cụ thể như sau:
Lớp
Lớp thực nghiệm
10C5
Lớp đối chứng
10C6
Lớp thực nghiệm
10C3

Lớp đối chứng
10C7

19

Số HS

Hứng thú

Bình thường

Không hứng thú

40

35(87.5%)

5 (12.5%)

0%

45

15(33.4%)

20(44.4%)

10(22.2%)

44


37(84.1%)

7(15.9%)

0%

43

13(30.2%)

15(34.9%)

15(34.9%)

19


- Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng sau giờ học.
Giỏi
Lớp

Số Số
HS lượng

Khá

Trung bình

Yếu


Kém

Tỷ
lệ

Số
lượn
g

Tỷ lệ

Số
lượng

Tỉ
lệ

Số
lượng

Tỉ lệ

Số
lượng

Tỉ lệ

10
C3


44

30

68.
2%

10

22.7
%

4

9.1
%

0

0

0

0%

10
C5

40


30

75.
0%

8

20.0
%

2

5.0
%

0

0

0

0%

10
C6

45

29


64.
4%

12

26.6
%

2

4.5
%

2

4.5% 0

0%

10
C7

43

28

65.
2%


12

27.9
%

1

2.3
%

2

2.6% 0

0%

20

20


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Với việc áp dụng “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học bài thơ
Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão”tôi thấy đã mang lại những kết quả rất khả quan.
Trước hết, bản thân tôi đã nhận thức được vai trò quan trọng của việc tạo hứng
thú đam mê cho học sinh trong mỗi giờ học, có thể áp dụng những biện pháp phù
hợp với từng tác phẩm cụ thể để tạo hứng thú từ đó giúp học sinh hình thành kiến
thức, khơi gợi và bồi đắp tâm hồn, hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
Đối với học sinh, khi có hứng thú ý thức của các em đã có sự cải thiện rõ rệt,

các em tích cực hơn trong việc tiếp nhận, lĩnh hội kiến thức, hơn nữa ở các em còn
có sự chuyển biến trong nhận thức và hành động, có kĩ năng sống tốt hơn. Các em
đã biết nghĩ và hành động cho người khác, vì người khác, biết yêu thương bạn bè,
hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, có tinh thần trách nhiệm cao. Học sinh có những
giây phút thư thái để sống thật với lòng mình, trải nghiệm mình với những tình
huống cụ thể, mang đến những khoảnh khắc vừa sôi nổi nhưng lại vô cùng sâu sắc,
lắng đọng. Cũng từ đây, tình yêu văn chương tưởng chừng như đã nguội tắt nay lại
dần được hâm nóng.
Qua bài học tôi đã có một cuộc hành trình thật ý nghĩa. Mỗi tác phẩm là một
cầu nối để tôi bước vào trái tim học sinh, “thổn thức” cùng bao cung bậc cảm xúc
của các em, trân trọng nâng niu những ước mơ, khát vọng của tuổi học trò. Và
những giá trị của tác phẩm được phát hiện, khám phá từ lòng đam mê, hứng thú đã
tác động mạnh mẽ tới đời sống tâm hồn của học sinh, hướng các em đến với lối
sống cao đẹp, vị tha, nhân hậu, bao dung, có trách nhiệm, có tình yêu và sẵn sàng hi
sinh vì Tổ quốc. Bên cạnh đó, các em còn có thêm kiến thức, kĩ năng để có thể giải
quyết các tình huống ở cuộc sống thực tế, tự ý thức và điều chỉnh hành vi của mình.
Đó là mục tiêu cao cả của văn học mà người giáo viên nào cũng mong muốn hướng
đến trong sự nghiệp trồng người cao cả của mình.
3.2. Kiến nghị.
Đối với các cấp quản lý giáo dục: Cần quan tâm, chỉ đạo sát sao việc thực
hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, kịp thời khen thưởng, động viên
những giáo viên đã có sáng tạo và thu được kết quả cao trong giảng dạy.
Đối với Sở GD- ĐT: Cần phối hợp các trường THPT tổ chức thường xuyên
các đợt tập huấn để nâng cao chất lượng bộ môn, tạo điều kiện cho các giáo viên
trong tỉnh trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
21

21



Đối với nhà trường: Nhà trường cần phải có những biện pháp giáo dục mềm
dẻo, linh hoạt phù hợp với từng đối tượng học sinh. Cần tổ chức các sân chơi có ý
nghĩa để thu hút học sinh tham gia, hòa mình vào những sinh hoạt tập thể, tạo niềm
yêu thích hứng thú với môn học.
Đối với giáo viên bộ môn Ngữ văn: Thường xuyên học hỏi, tích cực đổi mới
phương pháp dạy học, tích cực dự giờ thăm lớp, trau dồi chuyên môn, sử dụng hợp
lí có hiệu quả đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin hợp lý và hiệu quả,
phát huy năng lực tư duy của học sinh, góp phần chung thực hiện nhiệm vụ giáo
dục của nghành.
Muốn thuyết phục học sinh thì giáo viên đứng lớp có vai trò và vị trí quan
trọng, người giáo viên không chỉ được trang bị những kiến thức lí luận tốt mà còn
cần có kĩ năng thực hành sư phạm tốt, nắm bắt năng lực, tâm lí của học sinh. Vì
vậy, người giáo viên phải không ngừng tự học, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
của bản thân.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2019
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.
Người viết

Trần Thị Thanh

22

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Luật Giáo dục năm 2005, Điều .2

[2]. Tài liệu Bồi dưỡng cán bộ quản lí và Giáo về việc biên soạn đề kiểm tra, xây
dựng thư viện câu hỏi và bài tập, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2016.
[3]. Phương pháp dạy học văn,Phan Trọng Luận(Tổng chủ biên), NXB Đại học
Quốc gia, năm 1999.
[4]. Sách giáo viên Ngữ văn 10 tập1,Phan Trọng Luận(Tổng chủ biên), NXB Giáo
dục năm 2008.
[5]. Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 10, Nhà xuất bản Giáo
dục.
[6]. Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng.

23

23


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Trần Thị Thanh
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THPT Triệu Sơn 5

ST
T

Tên đề tài SKKN

1


Giáo dục ý thức, trách
nhiệm công dân cho học
sinh khi học truyền thuyết
“Truyện An Dương Vương
và Mị Châu-Trọng Thủy”.
Một số biện pháp tạo hứng
thú cho học sinh khi học
bài thơ Tỏ lòng của Phạm
Ngũ Lão.

2

24

Cấp đánh giá, xếp
loại (Ngành GD
cấp, huyện/tỉnh)

Kết quả
đánh giá,
xếp loại (A,
B hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Ngành GD tỉnh
Thanh Hóa


C

2016 - 2017

Ngành GD tỉnh
Thanh Hóa

Đang đề
nghị

2018 - 2019

24


PHỤ LỤC
Dưới đây là giáo án mà tôi đã thiết kế cho bài dạy Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.
Trong giáo án này, vì dung lượng bài nghiên cứu không cho phép nên tôi chỉ nhấn
mạnh những phương pháp mà tôi đã sử dụng để tạo hứng thú cho học sinh.
Tiết 35: Đọc văn

TỎ LÒNG( PHẠM NGŨ LÃO)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Đọc thuộc và diễn cảm phần phiên âm và dịch nghĩa
Nêu được những nét chính về tác giả Phạm Ngũ Lão
Xác định được thể thơ của bài thơ và có kiến th ức nh ất đinh về th ể th ơ đó
2. Kĩ năng:
Kỹ năng đọc hiểu: Học sinh chỉ ra được điểm khác nhau giữa phần phiên

âm và dịch nghĩa
Kỹ năng tạo lập văn bản: Phân tích được hình tượng người tráng sĩ và
chí làm trai của Phạm Ngũ Lão.
3. Thái độ:
-

25

Cảm nhận được lí tưởng đẹp đẽ của người anh hung hiên ngang l ẫm
liệt, thấy được mối quan hệ giữa hình ảnh người tráng sĩ và hình ảnh
quân đội nhà Trần. Qua đó học sinh cảm nhận được hào khí Đông A
thời Trần,
Thấy được nhân cách cao đẹp của Phạm Ngũ Lão
25


×