Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN NÂNG CAO HỨNG THÚ học tập môn NGỮ văn CHO học SINH THPT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 3
***************

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI : “NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN
CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHỞI
ĐỘNG”.

Người thực hiện : Vũ Thị Thùy
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc môn Ngữ văn

THANH HÓA, NĂM 2019


MỤC LỤC
PHẦN

NỘI DUNG

I

Mở đầu

2

1.Lí do chọn đề tài.


2

2.Mục đích nghiên cứu .

2

3.Đối tượng nghiên cứu.

3

4.Phương pháp nghiên cứu

4

Nội dung

4

1.Cơ sở lí luận .

4

2.Thực trạng

7

3.Giải pháp

8


3.1 Trò chơi chạy tiếp sức

8

3.2 Sử dụng máy chiếu để nhìn hình – gọi tên.

10

3.3 Thảo luận có chủ đề thông qua bảng điền khuyết

13

II

TRANG

3.4 Thi ngâm thơ hoặc hát những ca khúc được khơi
nguồn sáng tác từ các hình tượng văn học.
III

15

4.Kết quả.

17

Kết luận, kiến nghị

19


1.Kết luận.

19

2.Kiến nghị.

19

3.Tài liệu tham khảo

21

I. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài :
Từ xưa đến nay, sự phát triển của xã hội, của con người về mọi mặt từ vật
chất đến tinh thần, đều không thể thiếu vai trò của giáo dục. Giáo dục đóng vai
trò quyết định trong việc thúc đẩy xã hội tiến lên. Vijaya Lakshmi Pandit đã nói:

1


Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ
để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người
vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện.
Giáo dục là môt lĩnh vực vô cùng rộng lớn bao gồm giáo dục nhân cách làm
người, làm cho con người chúng ta nhận thức được cái đúng, cái sai, cái thiện,
cái ác, cái chính, cái tà để từ đó chúng ta sống một cuộc sống thật sự có ý nghĩa,
hợp với đạo lí làm người, góp phần làm cho cuộc sống xã hội ngày càng tốt đẹp
hơn. Môn Ngữ Văn trong nhà trường chính là một trong những bộ môn quan

trong để thực hiện và hoàn thành sứ mệnh đó .Thế nhưng, một thực trạng đáng
lo ngại đó là học sinh hiện nay yêu thích và theo đuổi môn Ngữ văn rất ít. Một
phần vì đây là môn học duy nhất thi theo hình thức tự luận buộc học sinh phải
đọc nhiều và phải có kĩ năng diễn đạt . Mặt khác, một số em dù rất thích môn
môn Ngữ văn nhưng không phải em nào cũng tiếp thu dễ dàng. Học sinh có
năng khiếu về bộ môn còn rất hạn chế. Vậy nguyên nhân xuất phát từ đâu? Từ
học sinh? Hay từ đặc thù môn học ? Hay do chính người truyền đạt, chưa thắp
được ngọn lửa đam mê, chưa khơi dậy được ngọn lửa cho tâm các em ?
Ngày nay, phương pháp đổi mới dạy -học Ngữ văn đã được chú trọng
nhằm phát triển hứng thú học văn của học sinh. Một trong những mục đích của
giờ học là làm sao gây được rung động thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho học
sinh. Vậy nên, người dạy không chỉ cần nắm được kiến thức trọng tâm, cần
nghiên cứu, chuẩn bị bài thật chu đáo trước khi lên lớp mà còn phải hiểu được
đặc điểm đặc thù của đối tượng lớp học. Bản thân tôi thiết nghĩ, trong cuộc sống
cũng như trong dạy học bước khởi đầu của một tiết học sẽ tạo tiền đề vững chắc,
là yếu tố tiên quyết đảm bảo cho tiến trình dạy học được “đầu xuôi đuôi lọt”.
Mục đích của hoạt động Khởi động là dẫn vào bài học, nối liền bài cũ với
bài mới, gợi ý cho học sinh, kích thích hứng thú, làm rõ mục đích, tạo được
không khí học tập tích cực, sôi nổi ở học sinh. Khổng Tử đã từng nói “ Biết mà
học, không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui mà học”. Từ nội
dung của câu nói và thực tế giảng dạy, ta thấy niềm vui và sự ham thích sẽ là
một động lực lớn giúp học sinh vượt qua khó khăn để vươn lên trong học tập.
2


Có thể nói hoạt động Khởi động có vai trò như trải nệm để dẫn dắt học sinh
nhận thức tác phẩm văn học một cách hứng thú, say mê.
Hoạt động Khởi động chỉ là khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm bài dạy,
nhưng lại ở vào vị trí mở đầu, có tác dụng đặt nền móng và gắn bó với các hoạt
động còn lại. Vậy nên, người dạy không thể bỏ qua. Xuất phát từ những lí do

mang tính thiết thực đó, trong phạm vi của một sáng kiến, tôi xin đề cập đến đề
tài “Nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ Văn cho học sinh THPT thông qua
hoạt động Khởi động”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của tôi khi nghiên cứu vấn đề này là đề xuất một số phương pháp
tạo hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh THPT thông qua hoạt động
Khởi động. Mặt khác , tôi cũng mong thông qua đề tài này sẽ tạo ra được sự
tương tác giữa người dạy và người học một cách tích cực, kích thích trí tò mò,
thức dậy niềm đam mê học hỏi từ học sinh , tạo được không khí sôi nổi cho tiết
học ngay từ đầu. Từ đó, định hình kiến thức và thu hút học sinh tích cực tham
gia vào các hoạt động tiếp theo.
3. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu về hoạt động Khởi động và một số phương pháp khởi động để tạo
hứng thú học tập trong giờ dạy-học môn Ngữ Văn ở trường THPT Hậu Lộc 3Huyện Hậu Lộc – Thanh Hoá.
4. Phương pháp nghiên cứu :
4.1:Phương pháp nghiên cứu lí luận .
Thu thập những thông tin lý luận về vai trò, yêu cầu của hoạt động Khởi động
phổ thông qua hướng dẫn của Bộ, các bài tham luận trên Internet.
4.2:Phương pháp thực hành : Áp dụng việc nâng cao hứng thú học tập bộ môn
Ngữ văn thông qua một số tiết học cụ thể.
4.3: Phương pháp thử nghiệm .
Thử áp dụng các giải pháp vào công việc tạo hứng thú học tập bộ môn Ngữ văn
cho đối tượng học sinh tại trường THPT Hậu Lộc 3- Huyện Hậu Lộc năm học
2018-2019.
3


II. NỘI DUNG.
1.CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Luật Giáo dục Điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải

phát huy tích tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc
theo nhóm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, hứng thú có hai nghĩa, đó là “Biểu hiện của
một nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn, tạo ra khoái cảm, thích thú và
huy động sinh lực để cố gắng thực hiện” và “hứng thú là sự ham thích”..Qua
khái niệm trên ta thấy rằng: hứng thú có nghĩa là tâm trạng vui vẻ, thích thú, hào
hứng của con người đối với một hoạt động nào đó.
Khi có được sự say mê, thích thú con người sẽ làm việc có hiệu quả hơn,
dễ thành công và thành công nhanh hơn, bởi lẽ hứng thú còn chính là động lực
thúc đẩy hoạt động của con người đi sâu vào bản chất của đối tượng nhận thức
mà không dừng lại ở bề ngoài của hiện tượng, nó đòi hỏi con người phải hoạt
động tích cực, chịu khó tìm tòi hoặc sáng tạo.
Vì thế, nếu giáo viên khơi dậy được sự hứng thú, say mê cho học sinh thì
sẽ tạo ra động cơ học tập giúp các em vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đạt kết
quả học tập tốt nhất, khi đó các em sẽ tiếp nhận tri thức một cách chủ động và tự
giác, không bị ép buộc,...
Khi hứng thú học tập, trong tiết học các học sinh sẽ:
- Hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung câu trả lời của bạn,
thích phát biểu ý kiến của mình trước những vấn đề nêu ra.
- Hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ
ràng.
- Chủ động vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới,
tập trung chú ý vào vấn đề đang học.
- Kiên trì hoàn thành bài tập, không nản chí trước những tình huống khó
khăn..
4



Khi học sinh hứng thú với bài học, với môn học sẽ tạo không khí thi đua học
tập sôi nổi, tích cực, say mê nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi...đây chính là một trong
những tiền đề dẫn đến sáng tạo và tài năng và chúng tôi tin rằng quá trình dạy
học nhất định sẽ đạt được kết quả cao.
Tóm lại, hứng thú là một phương tiện dạy học có hiệu quả. Và người giữ
vai trò quyết định tạo ra hứng thú trong quá trình dạy học không ai khác chính là
người thầy.
1.2.Khái niệm Khởi động:
Là hoạt động đầu giờ giúp các em hứng thú bước vào tiết học mới hoặc
thông qua hoạt động khởi động để ôn lại những kiến thức cũ có liên quan đến
nội dung bài học mới.
Khởi động còn gọi là Lời mở đầu, là một phương thức dẫn dắt học sinh một
cách có ý thức ,có mục đích đi vào tri thức mới, là khâu mở đường, bắt đầu của
dạy học trên lớp.
Khi có được sự khởi động con người đi sâu vào bản chất của đối tượng
nhận thức mà không dừng lại ở bề ngoài của hiện tượng, nó đòi hỏi con người
phải hoạt động tích cực, chịu khó tìm tòi hoặc sáng tạo.
1.2.1.Vai trò của Khởi động :
Khởi động trong quá trình dạy học của bất kì phân môn nào, đặc biệt môn Ngữ
Văn sẽ thức dậy lòng ham muốn đi tìm chân lí và hứng thú học tập của học
sinh. Xét lâu dài, khởi động còn có vai trò bồi dưỡng tinh thần tự giác học tập
cho học sinh, kích thích trì tò mò và khả năng học hỏi . Dạy học là một quá
trình, nó bắt đầu từ khâu thiết kế, biên soạn và lên lớp. Trong đó phần Khởi
động nếu biên soạn kĩ càng sẽ có vai trò rất lớnđối với mỗi tiết học:
-Vai trò mở đường cho tiến trình dạy học
-Vai trò khái quát nội dung bài dạy.
-Vai trò định hướng học sinh tiếp cận văn bản.
Tóm lại, hoạt động Khởi động trong dạy - học Văn như khúc dạo đầu của
một bản nhạc. Nó sẽ có tác dụng chỉ huy, phát hiệu lệnh và thức dậy niềm đam
mê học hỏi, tạo tâm thế thoải mái để hướng đến các hoạt động tiếp theo.

5


1.2.2.Yêu cầu đối với hoạt động Khởi động .
Thời gian lên lớp chỉ gói gọn trong vòng 45 phút, nên khi soạn giảng cũng
như tiến trình lên lớp người dạy không được “rộng rãi”, và công phu ở bước này.
Thông thường, người dạy chỉ giành khoảng 5 phút để khởi động vào bài mới
(bằng nhiều cách). Vậy nên, yêu cầu đầu tiên của hoạt động Khởi động là cần
ngắn gọn, súc tích, khái quát cao, lời gọn ý sâu, lấy ít dẫn nhiều chứ không dài
dòng, tùy tiện. Nội dung hoạt động Khởi động cần khái quát, cô đọng nhưng
phải phong phú. Về ngôn ngữ thì cần trong sáng, tinh tế, xúc tích.
Thứ hai, tùy vào từng bài dạy mà giáo viên có thể vận dụng và chú ý từng
yêu cầu riêng. Trong đó, có những yêu cầu sau mà người dạy cần lưu ý:
- Làm nổi bật tính mũi nhọn của bài dạy.
- Làm nổi bật tính quan hệ giữa các phần, giữa nội dung bài học.
- Làm nổi bật tính thú vị mang tính nghệ thuật của hoạt động dạy học.
- Làm nổi bật tính đơn giản, dẽ hiểu của ngôn ngữ.
- Làm nổi bật tính khái quát tập trung, nâng cao gợi ý.
Từ đó, có thể thấy Hoạt động Khởi động đòi hỏi người dạy không được máy
móc, khô khan mà phải linh động, kết hợp nhiều phương pháp sinh động, nhiều
ý tưởng sáng tạo.Qua hoạt động này để tạo cuốn hút cho học sinh ngay từ đầu
tiết học. Như vậy, người giáo viên sẽ truyền được cảm hứng , định hướng bài
học ngay từ những phút đầu tiên .
2. THỰC TRẠNG :
2.1 Thực trạng về phía giáo viên: Trước những định hướng đổi mới của
Đảng, nhà nước và của ngành về dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của
học sinh; cơ bản giáo viên trường THPT Hậu Lộc 3 nói chung và GV bộ môn
Ngữ văn nói riêng đã có tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy
học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của các em. Tuy nhiên sự quan
tâm đổi mới chưa nhiều, chưa thực sự đi vào chiều sâu; đôi khi còn qua loa, hình

thức. Việc thực hiện tiết dạy của giáo viên vẫn còn theo hình thức cũ: nặng về lý
thuyết, thiếu đi tính hấp dẫn, lôi cuốn học sinh ngay từ hoạt động vào bài; giáo
viên còn xem nhẹ việc dẫn dắt vào bài mà chủ yếu dành thời gian cho việc tìm
6


hiểu kiến thức mới dẫn đến tiết học khô khan, học sinh thụ động trong việc tiếp
thu kiến thức. Một tiết dạy thu hút được sự chú ý, kích thích được sự tò mò tìm
hiểu của học sinh phải xuất phát ngay từ đầu tiết dạy để tạo nên hứng thú học
tập cho học sinh trong suốt quá trình diễn ra tiết học. Tuy nhiên trên thực tế, cá
nhân tôi (ở các năm học trước) và hầu hết giáo viên khi thiết kế kế hoạch dạy
học thường chỉ làm theo hình thức giới thiệu qua một chút để vào bài, như vậy
sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian dành cho hoạt động khai thác kiến thức mới,
không lo lắng nhiều về vấn đề thiếu thời gian, cháy giáo án… do đó tiết học
tương đối khô khan, thiên về lý thuyết và giảng giảng mà thiếu di sự hợp tác tích
cực của học sinh; ngay từ bước vào bài học sinh đã có tâm lý thụ động chờ giáo
viên dẫn dắt nội dung và truyền thụ một chiều, từ đó sẽ khó tạo tâm lý để các em
sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực ở các hoạt động tiếp theo của bài
học.
2.2 Thực trạng về phía học sinh: Trong những năm gần đây, hầu hếtcác môn
thi THPT Quốc gia đều diễn ra dười hình thức trắc nghiệm, chỉ còn duy nhất
môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận . Đặc thù phần nào dẫn tới tâm lý các
em ngại đọc văn bản, muốn lướt qua cho nhanh , cho xong nhiệm vụ giáo viên
yêu cầu. Tâm lý của học sinh nhìn chung không quan tâm và hứng thú nhiều với
môn Ngữ văn nhất là những học sinh trái ban, cho dù môn học là môn chính
nhưng các em chỉ cần đủ để tốt nghiệp. Đối với học sinh theo ban C thì cũng chỉ
học để tốt nghiệp chứ ít theo đuổi lên bậc học cao hơn.
2.3. Thực trạng về chương trình bộ môn :.Chiến lược đổi mới sâu sắc , toàn
diện giáo dục sắp tới sẽ thay đổi chương trình và sách giao khoa trong đó có bộ
môn Ngữ văn Các bước lên lớp gồm 5 hoạt động trong đó hoạt động Khởi động

mở đầu cho giờ học. Tuy nhiên trong chương chình sách giáo khoa hiện hành
chưa đề cấp đến hoạt động khởi động. Các bước lên lớp thông thường là kiểm
tra bài cũ, vào bài mới và tiến hành các kiến thức trọng tâm. Vì vậy bản thân tôi
thiết nghĩ , nâng cao hứng thú học tập cho học sinh thông qua hoạt động khởi
động cũng là tạo tâm thế chủ động để tiệp cận đổi mới phương pháp khi chương
trình mới được thực hiện.
7


III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
3.1 Trò chơi chạy tiếp sức:
a. Đặc điểm : Là một cuộc đua với hình thức thi đấu theo đội , chứ không phải
thi đấu cá nhân . Cuối cuộc đua đội nào còn người cuối cùng về đích đội đó
chiến thắng với thời gian ngắn nhất.( Theo SGV Thể dục lớp 11, trang 43, NXB
GD).
b. Mục đích : Tạo tâm thế thoải mái cho học sinh và đánh thức vùng kiến thức
đã học để vào bài mới.
c.Cách tiến hành trò chơi :
- Giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi, lần lượt điền thông tin theo yêu cầu của
giáo viên lên bảng . Cứ lần lượt từng cá nhân của tổ lên điền. Tổ nào còn lại
người cuối cùng thì tổ đó thắng cuộc
- Giáo viên công bố kết quả, thưởng điểm cho tổ để lấy điểm kiểm tra miệng
hoặc tặng tràng pháo tay của cả lớp.
d. Yêu cầu của trò chơi: Giáo viên phải công bố chủ đề học sinh sưu tầm và
chuẩn bị trước theo chủ đề bài học . Các câu tìm và điền lên bảng không được
trùng lặp với người trước.
e.Ví dụ :
- Khi dạy Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa ( Ngữ văn lớp 10 – Tiết
27 ), tôi yêu cầu học sinh thi tìm những câu ca dao mở đầu bằng mô típ “thân
em”.

- HS có thể tìm được hệ thống các bài ca dao có câu mở đầu là thân em :
“ Thân em như giếng giữa đàng
Người ngoan rửa mặt , người phàm rửa chân”.
“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”.
“Thân em như miếng cau khô
Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày”.
“Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa”.
8


“ Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các , hạt ra ruộng cày”.
“ Thân em như phận con rùa
Lên đình đội hạc xuống chùa đội bia”…
- Các nhóm cử đại diện đọc bài ca dao tìm được theo lượt. Nhóm nào tìm được
nhiều nhất trong thời gian quy định nhóm đó chiến thắng .
g. Hiệu quả :
- Học sinh rất hào hứng để tìm các bài ca dao cùng chủ đề bài học, trong quá
trình sưu tầm có em nhầm cả sang bài Bánh trôi nước của tác giả Hồ Xuân
Hương . Chính sự trái chiều trong quá trình thực hiện vừa tạo tiếng cười , vừa
tạo được cái cớ để giáo viên dẫn dắt bài học một cách tự nhiên.
- Bản thân các em tự nhận thức được điểm chung của các bài ca dao với nội
dung bài học, tự đánh thức được vùng kiến thức đã học ở lớp dưới , tự thấm thía
hơn trong cảm nhận về số phận người phụ nữ xưa để biết cảm thông và trân
trọng những gì hiện có. Đạt được những điều này có thể coi như phần nội dung
bài học đã được thông qua .Không khí lớp học sôi nổi, không còn nặng nề hay
để thời gian “chết”trong giờ học.
h. Vận dụng : Thực tiễn áp dụng đạt kết quả cao trong tiết học,cho nên tôi thiết

nghĩ, đối với cách thức sử dụng trò chơi tiếp sức này, có thể áp dụng vào những
phần kiến thức nối tiếp chủ đề các em đã được học ở lớp dưới hoặc đã đọc
thêm , đã biết. Từ đó nhận xét được điểm kế thừa và sáng tạo của mỗi tác giả.
- Dạy học bài “Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt” ( Lớp 10 ), GV cho học
sinh thi tìm những từ ngữ địa phương và đối chiếu với từ ngữ đúng chuẩn phổ
thông .
- Dạy học tác phẩm Tự tình – bài 2- Hồ Xuân Hương ( Tiết 6, Lớp 11 ): GV
cho học sinh thi sưu tầm những bài thơ, ca dao về thân phận người phụ nữ xưa
và nay.
-Dạy học tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao (Tiết 49, Lớp 11 ): GV cho học sinh
thi tìm những tác phẩm về đề tài người nông dân .

9


- Dạy bài Tây Tiến – Quang Dũng (Tiết 16, Lớp 12 ): GV cho học sinh thi tìm
những câu thơ, bài thơ viết về hình tượng người lính .
- Dạy bài “Sóng –Xuân Quỳnh” (Tiết 31, Lớp 12 ): GV cho học sinh thi tìm
những câu thơ, bài thơ viết về đề tài tình yêu.
3.2..Sử dụng máy chiếu để nhìn hình – gọi tên.
a.Mục đích : Giúp học sinh nhận diện được các vấn đề liên quan đến bài học
bằng cách thức ghi nhớ trực quan. Yếu tố hình ảnh giúp các em lưu lại thật lâu
kiến thức vì nó đúng quy luật nhận thức . Trong tác phẩm Bút ký triết học,
V.I.Lênin đã khái quát con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý như sau:
Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực
tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức
hiện

thực


khách

quan.

b. Cách tiến hành :
-Giáo viên sử dụng máy chiếu cung cấp hình ảnh có liên quan đến bài học , sau
đó học sinh phát hiện và gọi tên đúng về hình ảnh đó.Số hình ảnh phải vượt số
nhóm học sinh.
- Chia nhóm học sinh và cử đại diện trình bày . Nhóm nào trình bày đúng hết sẽ
là nhóm thắng cuộc. Cá nhân trong nhóm trả lời sai thì nhóm khác sẽ được
quyền trả lời.
- Các nhóm phải xâu chuỗi được các hình ảnh đó đang đề cập đến tác phẩm văn
học nào? Của tác giả nào ? Cảm nhận chung về tác giả, tác phẩm.
c. Yêu cầu:
- Các cá nhân trong đội chơi không được nhắc lẫn nhau , nếu vi phạm thì đội đó
sẽ mất lựơt chơi.-Trả lời trong vòng 30 giây, quá thời gian cũng bị mất lượt chơi.
d. Ví dụ .
-Khi dạy bài “Cánh ngày hè” – Nguyễn Trãi ( Tiết 39, Lớp 10 ), tôi sử dụng
máy chiếu để chiếu những hình ảnh liên quan đến nội dung bài học, sau đó yêu
cầu học sinh gọi tên tác phẩm , tác giả liên quan đến bài học đó. Sau cùng nêu
được cảm nhận cơ bản của mình về những hình ảnh liên quan đến bài học.Tuy

10


nhiên hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa nên giáo viên chọn hình ảnh đặc
trưng nhất , tránh phản cảm.

Hình 1


Hình 4

Hình 2

Hình 5

Hình 3

Hình 6

Hình 7
11


e. Hiệu quả :
-Học sinh nhìn hình và gọi tên được bức tranh , xâu chuỗi các hình ảnh đều gợi
nhắc đến tác phẩm Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi:
+ Hình 1: Cây lựu , đặc trưng mùa hè.
+ Hình 2: Hoa phượng, hoa học trò.
+Hình 3: Hoa sen: đặc trưng muà hè.
+Hình 4: Chợ cá , sôi nổi, sầm uất.
+Hình 5. Cây hòe.
+Hình 6: Lầu tịch dương.
+Hình 7: Chân dung Nguyễn Trãi.
- Học sinh cảm nhận bức tranh cảnh ngày hè có thiên nhiên, cuộc sống, nỗi lòng
khát vọng của thi nhân. Đó cũng là nội dung bài học.
g. Vận dụng : Với cách thức sử dụng hình ảnh này , hầu hết các bài học đều sử
dụng được vì nguồn tài nguyên trên internet rất phong phú. GV khai thức sử
dụng để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Chẳng hạn : Dạy học tác phẩm: ”Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử ( Tiết 88,Lớp

11 ), Gv cung cấp tranh ảnh và xứ Huế.
Dạy học đoạn trích tác phẩm ”Việt Bắc ”- Tố Hữu ( Tiết 20, Lớp 12 ), GV cung
cấp hình ảnh về chiến khu Việt Bắc, cuộc kháng chiến chống Pháp...
Dạy học tác phẩm ”Vợ nhặt ”- Kim Lân (Tiết 62, Lớp 12 ), GV cung cấp hình
ảnh nạn đói 1945...
3..3. Thảo luận có chủ đề thông qua bảng điền khuyết.
a. Đặc điểm : Bảng điền khuyết kẻ săn ô và điền thông tin theo yêu cầu hoặc
điền tiếp nội dung vào lệnh câu dẫn dắt để trọn vẹn ý nghĩa nội dung mà câu
biểu đạt.
b. Mục đích: Tạo tâm thế thoải mái cho học sinh và đánh thức vùng kiến thức
đã học để vào bài mới.
c. Cách thức tiến hành: Giáo viên cung cấp bảng thông tin theo chủ đề cho
trước để học sinh điền. Nhóm nào điền đầy đủ nhất thì nhóm đó chiến thắng.
Giáo viên chấm và công bố điểm thưởng .
12


d. yêu cầu : Học sinh điền đúng và đảm bảo thời gian . Nhóm nào nhận xét
được đặc điểm phong cách tác giả sẽ thưởng điểm .
e. Ví dụ :
- Khi dạy tác phẩm ”Vội vàng ”- Xuân Diệu ( Tiết 79 - Lớp 11), tôi cung cấp
bảng điền khuyết như sau:
+ Hãy điền tên các nhà Thơ mới vào cột bên cạnh những cụm từ cho trước.
Nhận xét những cụm từ in nghiêng?
Cụm từ
rộng mở

Tác giả

ão não


Cụm từ
mơ màng

Tác giả

hùng tráng

Cụm từ
trong sáng
thiết tha, rạo

Tác giả

rực, băn
khoăn

quê mùa
Hoàn thành bảng :

kì dị

Cụm từ

Tác giả

Cụm từ

rộng mở


Thế Lữ

mơ màng

Tác giả
Lưu Trọng


Cụm từ

Tác giả
Nguyễn

trong sáng

Nhược
Pháp

thiết tha, rạo
ão não

Huy Cận

hùng tráng

Huy Thông

rực, băn
khoăn


quê mùa

Nguyễn
Bính

Xuân
Diệu.

Hàn Mặc
kì dị

Tử, Chế

Lan Viên.
+ Nêu nhận xét về cụm từ chỉ được in nghiêng : Học sinh nhận xét những
cụm từ in nghiêng chỉ đặc điểm phong cách cá nhân của mỗi tác giả.Riêng về
nhà thơ Xuân Diệu có ba tính từ : thiết tha, rạo rực, băn khoăn ,trong khi các tác
giả khác chỉ có một tính từ. Chứng tỏ Xuân Diệu đúng là ”Nhà thơ mới nhất
trong các nhà Thơ mới ”( Hoài Thanh ).
g. Vận dụng : Đối với cách thức này, có thể sử dụng được ở nhóm các tác phẩm
, tác giả cùng trào lưu, hoặc cùng đề tài chủ đề
3. 4. Thi hát và ngâm , đọc diễn cảm những bài thơ, được khơi gợi cảm xúc
từ những hình tượng nhân vật văn học.
13


a. Mục đích : Dẫn nhập kiến thức mới và đánh thức những vùng kiến thức ngủ
quên trong tâm trí học sinh, giúp các em hình dung được nội dung tư tưởng của
tác phẩm .
b.Cách thức tiến hành:

Giáo viên đọc diến cảm bài thơ có liên quan đến nhân vật hoặc cho học sinh thi
hát hát , ngâm .
c. Yêu cầu: Chọn bài phải đúng chủ đề và đảm bảo thời gian không quá 3 phút.
d. Ví dụ:
- Khi dạy tác phẩm: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)- Ngữ văn 11,tôi cho học
sinh thi sưu tầm các ca khúc về Hàn Mặc Tử, về Huế. Sau đó thi hát nối
tiếp các đoạn ca từ trong chính ca khúc đó. Học sinh đều ấn tượng nhất
về ca khúc Hàn Mặc Tử của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh .
-Lời bài hát như sau :
Thơ:
Ai mua trăng, tôi bán trăng cho
Trăng nằm yên trên cành liễu đợi chờ
Ai mua trăng, tôi bán trăng cho
Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò.
Đường lên dốc đá nửa đêm trăng tà nhớ câu chuyện xưa
Lầu ông Hoàng đó thuở nao chân Hàn Mặc Tử đã qua
Ánh trăng treo nghiêng nghiêng, bờ cát dài thêm hoang vắng
Tiếng chim kêu đau thương, như nức nở dưới trời sương
Lá rơi rơi đâu đây sao cứ ngỡ bước chân người tìm về giữa đêm buồn
Đường lên dốc đá nhớ xưa hai người đã một lần đến
Tình yêu vừa chớm xót xa cho chàng cuộc sống phế nhân
Tiếc thay cho thân trai, một nửa đời chưa qua hết
Trách thay cho tơ duyên chưa thắm nồng đã vội tan
Hồn ngất ngây điên cuồng cho trời đất cũng tang thương, mà khổ đau
niềm riêng.
14


Hàn Mạc Tử xuôi về quê cũ, giấu thân nơi nhà hoang
Mộng Cầm hỡi thôi đừng thương tiếc, tủi cho nhau mà thôi

Tình đã lỡ xin một câu hứa, kiếp sau ta trọn đôi
Còn gì nữa thân tàn xin để một mình mình đơn côi.
Tìm vào cô đơn đất Quy Nhơn gầy đón chân chàng đến
Người xưa nào biết, chốn xưa ngập đường pháo cưới kết hoa
Chốn hoang liêu tiêu sơ Hàn âm thầm nghe trăng vỡ
Khóc thương thân bơ vơ, cho đến một buổi chiều kia
Trời đất như điên cuồng khi hồn phách vút lên cao
Hàn Mặc Tử nay còn đâu?
Trăng vàng ngọc, trăng ân tình chưa phỉ
Ta nhìn trăng, khôn xiết ngậm ngùi chăng.
Rõ ràng âm nhạc tác động mạnh mẽ đến tâm hồn , ca khúc này vừa tái hiện cuộc
đời Hàn Mặc Tử , thi sĩ bất hạnh trong đời nhưng trường cưủ trong nghệ
thuật. Đồng thời thức dậy trí tò mò về đời và thơ Hàn Mặc Tử , học sinh
sẽ hứng thú theo dõi bài học.
- Khi dạy đoạn trích Tình yêu và thù hận trong vở kịch Rô mê ô & Juliets
của U. Seecxpia, tôi đọc diễn cảm cho học sinh nghe đoạn giới thiệu về
vở kịch :
Ngày xưa, ở thành Vê rô na tươi đẹp
Có hai nhà thuộc dòng thế phiệt trâm anh
Mối thù xưa bỗng gây cảnh bất bình
Máu lương thiện khiến tay người lành nhuộm đỏ
Số phận éo le, thâm thù hai họ
Lại khéo xui sinh hạ đôi tình nhân
Mối tình si thê thảm muôn phần
Chôn câu hận, chỉ còn đành một thác
15


Tình lứa đôi thảm thương tan nát
Trên xác con cha mẹ mới quên thù

Chuyện thương tâm trình diễn đôi giờ
Xin quý vị rán xem và chiếu cố
Sức mọn tài hèn chúng tôi xin gắng trổ
( Lời giới thiệu vở kịch Rô mê ô và Ju liets”- U.Sêcxpia )
e. Vận dụng :
- Hát, ngâm, đọc diễn cảm đã khơi dậy bầu không khí văn chương. Học sinh
thâm nhập ngay vào không khí giờ học ngay từ phút đầu tiên, lớp học vừa
sôi nổi nhưng không kém phần lắng đọng cảm xúc. Đây là yếu tố tuyệt
vời để tạo tâm thế vào nội dung bài học .
- Cách thức này áp dụng được hầu hết các tác phẩm văn chương , mọi thể loại
từ thơ trữ tình, tự sự, kịch bởi vì nguồn tư liệu rất phong phú trên intenet,
giáo viên chịu khó sưu tầm và vận dụng vào bài giảng phù hợp sẽ đạt
hiệu quả cao.
4. KẾT QUẢ .
Trên đây là một vài việc làm cụ thể của bản thân trong việc tạo hứng thú cho
học sinh yêu thích môn Ngữ văn thông qua hoạt động Khởi động.Qua việc sử
dụng các cách thức trên tôi đã thu được một số kết quả như sau :
- Tiết học trước đây trầm lắng, căng thẳng do áp lực điểm số kiểm tra bài cũ giờ
các em thấy thoải mái hơn, sôi nổi thảo luận cùng nhau và đã có kiến giải riêng
của bản thân. Tôi vừa tạo được tâm thế hứng thú học tập cho học sinh vừa có
được điểm kiểm tra miệng, bản thân học sinh không còn cảm gaics nặng nề lo sợ
bị kiểm tra bài cũ như tiết học truyền thống.
- Các em cản thấy hứng thú hơn, không uể oải trong tiết học.
- Các em rất hứng thú với việc thay đổi chủ đề tiếp cận, ý thức và chuẩn bị bài,
tra cứu tài liệu phục vụ học tập hiệu quả .
- Tỉ lệ học sinh khá tăng lên đáng kể. Có thể thấy thông qua bảng so sánh sau:
Khi chưa áp dụng ( Năm học 2017-2018)
TIÊU CHÍ

TỈ LỆ(%)

16


Học sinh yêu thích môn Ngữ văn
32
Học sinh không yêu thích môn Ngữ 68
Văn
Điểm TBM loại khá
Điểm TBM loại giỏi

10
0

Sau khi áp dụng ( Năm học 2018-2019 )
TIÊU CHÍ
TỈ LỆ(%)
Học sinh yêu thích môn Ngữ văn
82
Học sinh không yêu thích môn Ngữ 18
Văn
Điểm TBM loại khá
Điểm TBM loại giỏi

35
5
IV. KẾT LUẬN .

1. Kết luận : Với việc sử dụng “Một số phương pháp tạo hứng thú học tập
môn Ngữ Văn cho học sinh THPT thông qua hoạt động Khởi động” như trên
đã trình bày , học sinh đã có sự chuyển biến trong tâm thế và nhận thức về bộ

môn. Các em không còn thụ động mà cảm thấy hứng thú chờ đợi tiết học hơn,
hiểu bài và hăng say phát biểu. Chủ động tìm hiểu kiến thức có liên quan đến bài
học và lí giải được những nét riêng của tác giả trong cùng thời đại. Tuy nhiên,
tiết học còn nhiều hoạt động khác chứ không phải chỉ có hoạt động Khởi động .
Vì thế giáo viên cần linh hoạt khéo léo để dẫn dắt lô gic các phần của bài học,
vừa đảm bảo được thời lượng và kiến thức, vừa tạo hứng thú học tập cho học
sinh.
2.Kiến nghị :
Sự thay đổi chương trình và sách giáo khoa sắp tới đã có sự tác động tích
cực đến ngành giáo dục. Nó là tiền đề và cũng là động lực tạo nên một sự đổi
thay toàn diện, sâu rộng về nội dung, phương pháp giảng dạy...Đề tài này cũng
chỉ là hệ quả tất yếu của quá trình vận động ấy.
* Đối với cấp trên :
- Thường xuyên tổ chức những đợt tập huấn về các phương pháp nâng cao
chất lượng bộ môn Ngữ văn , qua đó có được những tiết dạy mẫu xuất sắc để
17


cho anh, chị em học tập. Từ đó phân tích cụ thể mặt tích cực và hạn chế để trao
đổi kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau, nhất là phương pháp giảng dạy theo tinh
thần đổi mới sách giáo khoa.
* Đối với tổ chuyên môn:
Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa sinh động, hấp dẫn, đa dạng nhằm gây
hứng thú cho học viên đối với bộ môn Ngữ văn.
* Đối với giáo viên Ngữ văn:
- Ngoài việc nắm vững chuyên môn còn phải rèn luyện, nghiên cứu
thêm về nghệ thuật sư phạm, tìm tòi các biện pháp gây hứng thú học tập, tạo một
không khí học tập vui vẻ, thoải mái giúp học viên ngày càng yêu thích bộ môn
Ngữ văn.
- Bên cạnh đó, phải thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp,

phát huy thế mạnh của công nghệ thông tin vào dạy học bằng cách tìm các thông
tin mới, hấp dẫn trên mạng internet, đưa vào giáo án điện tử làm cho các tiết học
sinh động, lượng thông tin học sinh thu được nhiều và chính xác hơn so với
phương pháp dạy học truyền thống.
Trong quá trình xây dựng đề tài, ắt hẳn không tránh khỏi những thiếu sót
nhưng hi vọng đề tài này sẽ góp phần làm thay đổi không khí lớp học, làm cho
học sinh ngày càng yêu mến và hứng thú học tập môn Ngữ văn hơn. Bản thân
rất mong nhận được sự đóng góp của quý đồng nghiệp để đề tài sáng kiến kinh
nghiệm này đầy đủ hơn và có thể áp dụng có hiệu quả trong quá trình dạy và học
môn Ngữ văn.
Xác nhận cuả thủ trưởng đơn Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2019.
vị

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của tôi viết, không sao chép nội dung
của người khác .
Vũ Thị Thùy .

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Website:http:// www.moet.gov.vn.
2.Thông tư hướng dẫn về việc sáng kiến kinh nghiệm của Sở GD&ĐT Thanh
Hóa.
3. Dự thaỏ môn Ngữ văn theo chương trình mới – Bộ GD &ĐT.
4.Năm bước tổ chức hoạt động dạy học theo mô hình Trường học mới - Bộ GD
&ĐT.
5. PPCT Ngữ văn lớp10,11, 12 của trường THPT Hậu Lộc 3.
6. SGK, SGV , chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn lớp 10,11,12,- Bộ GD

&ĐT.

19



×