Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2013
NÂNG CAO SỨC HẤP DẪN CỦA MÔN NGỮ VĂN CHO
HỌC SINH TRƯỜNG THPT NHƯ THANH 2 THÔNG
QUA MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGỒI GIỜ
LÊN LỚP
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, có thể nói xu hướng học
sinh THPT ngày càng thờ ơ đối với những bộ mơn khoa học
xã hội trong đó có mơn Ngữ Văn gần như đã trở thành một
tât yếu, hay nói như TS Chu Văn Sơn, đã trở thành một xu
hướng thời đại, trong hồn cảnh đó tại trường THPT Như
Thanh 2 lại có truyền thống đa số các em học sinh vẫn lựa
chọn khối C để định hướng cuộc đời của mình . Có thể đây
khơng phải là một hiện tượng đặc biệt và có nhiều lí do để giải
thích song với tư cách là một giáo viên Ngữ Văn đã nhiều năm
gắn bó và có những cống hiến chuyên môn nhất định đối với
nhà trường, cá nhân tôi có thể khẳng định: đội ngũ giáo viên
xã hội nhà trường đã có nhiều nỗ lực để tạo nên một sức hấp
dẫn riêng của bộ môn đối với học sinh, trước hết là ở bộ mơn
Ngữ Văn. Trong đó , bên cạnh những nỗ lực nâng cao chất
lượng giờ dạy, chúng tôi cũng đã không ngừng phối hợp cùng
Ban chuyên mơn, Đồn trường tổ chức nhiều hoạt động giáo
dục ngồi giờ lên lớp (HĐGDNGLL) bổ ích, thiết thực nâng
cao sức hấp dẫn của bộ môn đối với học sinh.
Việc tổ chức các HĐGDNGLL trong nhà trường THPT
không phải là một điều gì mới mẻ và ( dường như) đã được
1
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải
hầu khắp các trường trong tỉnh triển khai từ nhiều năm qua, Sở
GD-ĐT, Tỉnh đồn cũng đã có một số chương trình tập huấn
cho cán bộ đoàn cũng như giáo viên cốt cán bộ mơn để có
những kĩ năng nhất định triển khai hoạt động này trong trường
học. thế nhưng , việc triển khai trong thực tế tại các trường
học lại phụ thuộc rất nhiều vào sự sáng tạo của từng cán bộ
giáo viên phụ trách và điều kiện cụ thể của từng trường, đặc
biệt, việc tổ chức các HĐNGLL hướng vào một môn học cụ
thể như mơn Ngữ văn thì quả là cịn ít ỏi. Bản thân tơi trong
những năm qua đã có được may mắn khi vừa được phụ trách
lớp chọn Văn của nhà trường lại vừa kiêm nhiệm cơng tác
đồn nên đã có những điều kiện thuận lợi để tổ chức các
HĐGDNGLL hướng vào mục tiêu nâng cao sức hấp dẫn của
mơn Ngữ Văn đối với học sinh . Tuy cịn những bỡ ngỡ song
tơi cũng đã cảm thấy có những kết quả rõ rệt ban đầu và vì
vậy, tơi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài này để làm một Sáng kiến
kinh nghiệm, vừa là để tổng kết lại một quá trình hoạt động
ban đầu, vừa để anh em đồng nghiệp tham khảo và góp ý để
cơng tác tốt hơn.
2. Lịch sử của đề tài:
+ Việc tổ chức các HĐGDNGLL, như đã trình bày , là
một hoạt động đã quen thuộc từ nhiều năm qua ở các nhà
trường phổ thông song có thể nói, hình thức thực hiện cũng
như kết quả đạt được lại rất khác nhau phụ thuộc vào sự sáng
tạo, năng động của cán bộ giáo viên phụ trách cũng như các
điều kiện khác trong từng nhà trường .
+ Trong vòng 2 năm qua tại trường THPT Như Thanh
2, tôi là một trong những người phụ trách trong việc tổ chức
2
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải
các HĐGDNGLL cho học sinh hướng tới việc làm tăng sức
hấp dẫn của bộ mơn Ngữ văn, các hình thức tổ chức chủ yếu
gồm: tổ chức Câu lạc bộ em yêu Ngữ văn; tổ chức các cuộc thi
làm Báo tường, Tập san; tổ chức các buổi Sinh hoạt tập thể
sân khấu hóa các tác phẩm văn học, các trị chơi thực hành
ngơn ngữ…cho đến nay, tôi là người đầu tiên trong nhà trường
viết sáng kiến kinh nghiệm về đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu:
- Tổng hợp lại một số hình thức HĐGDNGLL hướng tới
làm tăng sức hấp dẫn của môn Ngữ văn đối với học sinh đã
tiến hành tại trường THPT Như Thanh 2 trong thời gian qua
nhằm đúc rút kinh nghiệm thực hiện.
- Nghiên cứu trao đổi các hình thức hoạt động nhằm
nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn trong nhà trường
nói chung.
4. Đối tượng nghiên cứu:
- Các hình thức HĐGDNGLL được tổ chức thực hiện
trong nhà trường.
- Hoạt động giảng dạy và học tập môn Văn của giáo viên
và học sinh.
5. Phạm vi của đề tài;
Đề tài được sử dụng trong các HĐGDNGLL do Nhà
trường, Đoàn trường tổ chức, các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ,
giờ học tự chọn môn Ngữ văn.
6. Giá trị sử dụng của đề tài:
3
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải
Đề tài có giá trị tham khảo đối với các đồng chí giảng
dạy bộ mơn Ngữ văn trong nhà trường THPT và cũng có giá
trị tham khảo đối với những người làm công tác Đoàn trong
trường học.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Thực trạng của vấn đề
1. Thực trạng từ phía học sinh
Trường THPT Như Thanh 2 là một ngơi trường đóng trên
địa bàn xã Thanh Tân- một xã phía nam nghèo khó của vùng
đất Như Thanh, nơi chung sống của đồng bào thuộc nhiều dân
tộc khác nhau như Thái, Mường, Thổ, Kinh…Địa bàn tuyển
sinh của nhà trường chủ yếu là học sinh từ các xã Thanh Tân,
Thanh kỳ, Yên lạc, Xuân Thái- những xã đặc biệt khó khăn
của huyện Như Thanh. Những học trị vùng cao chưa có nhiều
điều kiện tiếp cận với những cơng nghệ số của thế kỉ XXI với
điểm tuyển sinh vào lớp 10 chỉ cần trên không là đủ đậu luôn
luôn là một thách thức không nhỏ của tất cả cán bộ giáo viên
nhà trường trong sự nghiệp giáo dục, tuy nhiên, quả là trong
khó khăn bao giờ cũng nảy mầm hy vọng, đa số các em vì
nhiều lí do vẫn cịn giữ được lịng u thích mơn văn và lựa
chọn khối C . Khối C luôn là niềm tự hào của nhà trường
trong các kì thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh và cũng là khối có
tỉ lệ áp đảo trong các kì thi đại học- cao đẳng cả về số lượng
hồ sơ và thành tích đạt được. Có thể nói, truyền thống chuộng
khối C của học sinh trong trường là điều kiện thuận lợi cơ bản
4
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải
để chúng tôi tổ chức các HĐGDNGLL nhằm không ngừng
nâng cao sức hấp dẫn của môn văn đối với học sinh.
2. Thực trạng từ phía giáo viên
Từ nhiều năm qua, trường THPT Như Thanh 2 ln có
một nét khá đặc biệt: đa số các đồng chí cán bộ giáo viên nhà
trường đều từ những vùng quê xa lên công tác, ở trọ lại khu
tập thể nhà trường, phần lớn anh chị em tuổi đời còn rất trẻ
(dưới 30) đang tràn đầy khát khao và nhiệt tình cống hiến,
riêng tổ Ngữ văn thì lại có số lượng khá đơng (9 đ/c) nên càng
có thuận lợi trong việc trao đổi chuyên môn và hoạt động
phong trào, hơn nữa, các đ/c trong BGH Nhà trường, BCH
Đoàn trường lại luôn sẵn sang quan tâm tạo điều kiện và phối
hợp trong các hoạt động chuyên môn cũng như phong trào, cá
nhân tơi cũng có kiêm nhiệm cơng tác của Đồn trường nên
đã có điều kiện để tổ chức được một số HĐGDNGLL mang
đặc thù bộ mơn qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học
mơn Ngữ văn nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường
nói chung.
II. Các hình thức tổ chức và biện pháp cụ thể
1.Các hình thức tổ chức:
-Tổ chức câu lạc bộ Em yêu Ngữ văn
-Tổ chức làm báo tường, tập san
-Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể thi diễn xướng tác
phẩm văn học.
5
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải
-Tổ chức các trò chơi thực hành ngôn ngữ.
2.Các biện pháp thực hiện cụ thể:
2.1. Tổ chức câu lạc bộ khoa học Em yêu Ngữ văn.
Việc tổ chức các câu lạc bộ khoa học trong nhà trường là
một hoạt động nhằm thu hút những học sinh có năng lực học
tập trong từng bộ mơn khác nhau dưới sự tổ chức của giáo
viên và những thành viên có kinh nghiệm qua đó nâng cao
chất lượng và nhất là nâng cao hứng thú học tập đối với các
thành viên khác. Hình thức tổ chức này có thể được tiến hành
ở nhiều bộ môn khác nhau và ở nhiều cấp độ quy mô khác
nhau như quy mô tồn trường, nhóm lớp, lớp hay đơn giản chỉ
là nhóm học sinh u thích mơn học. Trong những năm qua,
với tư cách là một trong những người phụ trách lớp chọn Văn
của nhà trường đồng thời lại kiêm nhiệm công tác Đồn nên
tơi đã có điều kiện thuận lợi để tổ chức hoạt động này ở cấp độ
toàn trường với cách thức cụ thể như sau:
Bước 1. Thành lập Ban chủ nhiệm câu lạc bộ.
Ở phạm vi toàn trường BCMCLB nên có sự tham gia của
đơng đủ các giáo viên bộ mơn của tổ, đại diện của BCH Đồn,
Hội Liên hiệp thanh niên, ở phạm vi nhỏ hơn, BCMCLB do
giáo viên bộ môn phụ trách, thành viên là những học sinh giỏi
hoặc cán sự bộ mơn. BCM CLB có trách nhiệm định ra thể lệ
hoạt động của CLB, thời gian tổ chức, xin kinh phí ( đóng góp
hoặc xin từ quỹ Đoàn-Hội) tổ chức vấn để hoạt động, chấm và
trao giải thưởng sau mỗi đợt hoạt động. CLB có thể hoạt động
định kì theo tháng hoặc theo kì. Tất nhiên, dù ở cấp độ nào thì
vai trị của giáo viên bộ môn vẫn là quyết định.
6
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải
Bước 2. Chọn chủ đề hoạt động.
Đây chính là vấn đề then chốt tạo nên sự thành công cho
hoạt động của một CLB, sức hấp dẫn và khả năng thu hút
đông đảo thành viên tham gia phụ thuộc rất nhiều vào mức độ
hấp dẫn, độc đáo của chủ đề đươc chọn. việc biên soạn chủ đề
nhất thiết phải do giáo viên bộ môn phụ trách. Chủ đề hoạt
động có thể tương ứng với chủ đề của từng đợt thi đua trong
năm học hay cũng có thể dựa theo chủ đề tự chọn trong
chương trình theo từng khối lớp tương ứng với đối tượng tổ
chức. Với mức độ tổ chức ở quy mơ tồn trường thì chủ đề
đưa ra nhất thiết phải phù hợp với học sinh cả ba khối lớp.
Ví dụ chủ đề hoạt động của CLB do chúng tôi tổ chức
cho học sinh trong toàn trường tham gia vào tháng 11/2012
lấy chủ đề là Tơn sư trọng đạo có nội dung cụ thể như sau:
Mời các bạn tham gia CLB em yêu Ngữ văn bằng cách trả lời
các câu hỏi sau;
Giải mã ô chữ văn học về ngày nhà giáo Việt Nam ( xây
dựng ô chữ)
2. Hãy sáng tác một tác phẩm ( thể loại tự chọn) thể hiện
những trải nghiệm, suy ngẫm của em về thầy cô và nhà
trường?
1.
Hoặc chủ đề hoạt động của CLB dành cho học sinh
khối 11,12 theo chủ đề tìm hiểu về thành ngữ và tục ngữ
được chúng tơi tổ chức vào tháng 3/2013 có nội dung và
hình thức cụ thể như sau:
7
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải
HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN – TỔ NGỮ VĂN
TRƯỜNG THPT NHƯ THANH II
CÂU LẠC BỘ EM YÊU KHOA HỌC – MÔN NGỮ VĂN
Như Thanh, ngày 5 tháng 3 năm 2013
“Thừa một con thì có” là truyện cười dân gian quen
thuộc đối với mọi người dân Việt Nam. Trong cuộc thi kể
chuyện bằng thành ngữ và tục ngữ do Hội VHDG Việt Nam tổ
chức, câu chuyện trên đã được một tác giả kể lại bằng thành
ngữ và tục ngữ được mọi người chú ý lắng nghe và tán
thưởng.
Chúng tôi xin giới thiệu câu chuyện kể trên và mời các bạn
tham gia câu lạc bộ “Em yêu khoa học – Môn ngữ văn”
bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
1. Hãy liệt kê tất cả những tục ngữ và thành ngữ trong câu
chuyện được kể.
2. Theo bạn, tục ngữ và thành ngữ khác nhau ở điểm nào?
Truyện cười dân gian:
Thừa một con thì có
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, đứng núi này trông núi nọ, già
kén kẹn hom, ghét của nào trời trao của nấy. Chị nọ phận
8
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải
hẩm duyên ôi, kết tóc xe tơ với một anh chàng mặt nạc đóm
dày, xấu ma chê quỷ hờn lại đần độn ngốc nghếch, vơ tâm vơ
tính, ruột để ngồi da, thiên lơi chỉ đâu đánh đấy, mười tám
cũng ừ mười tư cũng gật, học chẳng hay cày chẳng biết, lúng
túng như thợ vụng mất kim, chỉ được cái sáng tai họ điếc tai
cày là giỏi.
Trăm dâu đổ đầu tằm, giỗ tết cúng bái trong nhà, cơng to
việc lớn ngồi xóm, hai sương một nắng, tất bật quanh năm,
một tay chị lo toan định liệu. Anh chồng thì như gà què ăn
quẩn cối xay, lừ đừ như ông Từ vào đền, như cỗ máy khơng
giật khơng động. Giàu vì bạn, sang vì vợ, hàng xóm láng
giềng kháo nhau: “Chàng ngốc thật tốt số, mả táng hàm rồng,
như mèo mù vớ cá rán”.
Chị vợ mỏng mày hay hạt, tháo vát đảm đang, hay lam
hay làm, vớ phải chàng ngốc đành nước mắt ngắn nước mắt
dài, đeo sầu nuốt tủi, ngậm bồ hòn làm ngọt cho qua ngày
đoạn tháng. Nhiều lúc tức bầm gan tím ruột, cực chẳng đã,
chị định một liều ba bảy cũng liều, lành làm gáo vỡ làm muôi,
rồi anh đi đường anh, tơi đi đường tơi cho thốt nợ. Nhưng
gái có chồng như gông đeo cổ, chim vào lồng biết thuở nào
ra, nên đành ngậm đắng nuốt cay, một điều nhịn chín điều
lành, tốt đẹp phô ra xấu xa đậy lại, vợ chồng đóng cửa bảo
nhau cho êm cửa êm nhà, sao nỡ vạch áo cho người xem lưng,
xấu chàng hổ ai?
9
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải
Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa. Biết
chồng tại gia tu khơng trót, liền trổ tài điều binh khiển tướng
dạy chồng một phen, những mong mở mày mở mặt với bàn
dân thiên hạ, không thua anh kém chị trong họ ngồi làng.
Một hơm ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh, giữa
thanh thiên bạch nhật, chị vợ dỗ ngon dỗ ngọt bảo chồng đi
chợ mua bị, khơng quên dặn đi dặn lại: đến chợ phải tùy cơ
ứng biến, xem mặt đặt tên, liệu cơm gắp mắm, tiền trao cháo
múc, đồng tiền phải liền khúc ruột kẻo lại mất cả chì lẫn chài.
Được lời như cởi tấm lịng, ngốc ta mở cờ trong bụng,
gật đầu như búa máy, vội khăn gói quả mướp lên đường quyết
phen này lập công chuộc tội. Bụng bảo dạ, phải đi đến nơi về
đến chốn, một sự bất tín vạn sự bất tin, ngốc quàng chân lên
cổ đi như chạy đến chợ. Chợ giữa phiên, người đông như
kiến, áo quần như nêm, biết bao của ngon vật lạ, thèm nhỏ dãi
mà đành nhắm mắt bước qua. Hai tay giữ bọc tiền khư khư
như từ giữ oản, ngốc nuốt nước bọt bước đến bãi bán bị.
Sau một hồi bới lơng tìm vết, cị kè bớt một thêm hai, nài
lên ép xuống, cuối cùng ngốc cũng mua được 6 con bị. Thấy
mình cũng được việc, không đến nỗi ăn không ngồi rồi báo
hại vợ con, ngốc mừng như được của. Hai năm rõ mười, ai
dám bảo anh ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như
mèo mửa. Nghĩ vậy, ngốc ung dung leo lên lưng con bị đi
đầu, mồm hơ miệng hét, diễu võ dương oai lùa đàn bò ra về
mà lòng vui như hội.
10
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải
Giữa đường, sực nhớ lời vợ dặn, suy đi tính lại, cẩn tắc
vơ áy náy, ngốc quyết định đếm lại đàn bò cho chắc chắn.
Ngoảnh trước ngó sau, đếm đi đếm lại, đếm tái đếm hồi vẫn
chỉ thấy có 5 con, cịn 1 con khơng cánh mà bay đâu mất.
Tốt mồ hơi, dựng tóc gáy, mặt cắt khơng cịn một giọt máu,
ngốc vị đầu gãi tai, sợ về nhà vợ mắng cho mất mặn mất nhạt
rồi lại bù lu bù loa kêu làng kêu nước mà than thân trách
phận. Hồn vía lên mây, run như cầy sấy, ngốc về với bộ mặt
buồn thiu như đưa đám.
Thấy chồng về, chị vợ tươi cười như hoa ra đón, nhưng
ngốc vẫn ngồi như bụt mọc trên lưng con bò đi đầu, chắp tay
lạy vợ như tế sao:
- Mình ơi! Tơi đánh mất bị! Xin mình tha tội cho tơi…
Nhìn chồng mặt như chàm đổ mình dường giẽ run, chị vợ
không khỏi lo vốn liếng đi đời nhà ma, liền rít lên như xé lụa:
- Đồ ăn hại. Đàn ơng mà trói gà khơng chặt. Làm sao lại
để bị sổng?
Sợ thót tim vãi đái, nhưng ngốc vẫn lấy hết sức bình tĩnh để
phân trần:
- Tơi mua tất cả 6 con, họ cũng giao đủ 6 con, bây giờ đếm
mãi vẫn chỉ có 5 con.
Nhìn ngốc ta vẫn ngồi như đóng đinh trên lưng bị, chị vợ
hiểu rõ đầu đi cơ sự, dở khóc dở cười bảo chồng:
11
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải
- Thôi xuống đi, thiếu đâu mà thiếu, có mà thừa một con
thì có.
Bài dự thi gửi về cho BCMCLB ( THẦY NGUYỄN
VĂN HẢI ) trước ngày 15/3/2013. Phần thưởng sẽ được
trao cho bài dự thi trả lời nhanh nhất và tìm ra được đúng
nhiều nhất những tục ngữ, thành ngữ trong câu chuyện
trên.
Gợi ý đáp án: - Trong truyện cười trên có tất cả 31 tục ngữ
và 70 thành ngữ.
- Sự khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ: tục ngữ là
một câu, diễn đạt một ý trọn vẹn; thành ngữ là một hiện tượng
ngôn ngữ( cách diễn đạt quen thuộc) không nhằm diễn đạt
một ý trọn vẹn.
Bước 3. Tổ chức thực hiện
- BCMCLB phổ biến chủ đề hoạt động cho tất cả các
thành viên và đối tượng học sinh mà CLB hướng tới ( tồn
trường hay khối lớp, nhóm lớp mình phụ trách) hình thức có
thể là phổ biến trước cờ, in và dán thông báo lên bảng tin, phô
tô gửi cho các lớp hay đọc cho cả lớp chép tay, phổ biến thời
hạn nộp bài( thường là 1 tuần), công bố giải thưởng( sách
tham khảo, tạp chí Văn học và tuổi trẻ).
- Các thành viên BCM thu bài, tổng hợp và phân loại,
tổ chức chẩm với sự tham gia của giáo viên bộ mơn trong Tổ
hoặc đại diện cán bộ Đồn, chọn ra các bài tham dự đạt giải
nhất, nhì, ba, khuyến khích…
12
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải
- Trao giải: nên bố trí trao giải thưởng trước cờ để
động viên học sinh, có thể cho các em giới thiệu về mình, phát
biểu cảm tưởng hoặc ngâm thơ ( cũng là một dịp để các em
rèn luyện kĩ năng diễn đạt),
Bước 4. Tổng kết.
Cuối mỗi đợt hoạt động thầy cô giáo phụ trách CLB
phải có những ý kiến tổng hợp đánh giá lại hoạt động,tuyên
dương những cá nhân, tập thể tham gia nhiệt tình, có chất
lượng , góp ý phê bình những lớp, thành viên còn thờ ơ chậm
trễ, định ra kế hoạch cho đợt hoạt động tiếp theo.
Các thành viên của CLB em yêu Ngữ Văn lớp 12 B6 năm
2012
2.2 .
Tổ chức các hoạt động làm báo tường, tập san.
Việc tổ chức các hoạt động làm báo tường, tập san vốn là
một hoạt động quen thuộc của các nhà trường, nhất là trong
dịp thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng
13
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải
năm. Đối với môn Ngữ văn, đây là cơ hội để giáo viên rèn
luyện cho học sinh nhiều kĩ năng quan trọng như: kĩ năng
trình bày văn bản, tạo lập văn bản theo phong cách báo chí, là
cơ hội để học sinh thử sức sáng tạo những tác phẩm văn học
mang đậm bản sắc học trị và qua đó, bồi dưỡng tình u đối
với môn Văn. Tại trường THPT Như Thanh2, hoạt động này
đã được chúng tôi tổ chức thường xuyên từ nhiều năm nay
trong mỗi dịp 20/11 và đã tạo được một phong trào thi đua sôi
nổi trong học sinh. Đối với nhà trường, có lẽ đây chỉ là một
hoạt động phong trào nhưng đối với giáo viên và học sinh u
thích mơn văn thì đây lại là một cơ hội thực sự để đưa môn
Văn đến gần hơn với cuộc sống, là dịp để học sinh nhận ra ý
nghĩa quan trọng của năng lực Văn chương trong những hoạt
động cụ thể.
14
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải
Học sinh say mê làm báo tường
Cách tiến hành
Bước 1. Phát động phong trào.
Đây vốn là cơng việc của Nhà trường, Đồn trường, nếu
Đồn trường khơng tổ chức thì giáo viên bộ mơn nên tư vấn
hoặc tự tổ chức ở đơn vị lớp phụ trách vì đây là một hoạt động
rất thiết thực và bổ ích. Tại trường THPT Như Thanh 2, cá
nhân tơi ln tư vấn cho Đồn trường phát động phong trào thi
đua này giữa các chi đoàn trong khoảng một tháng (từ 20/10
đến 20/11) nhằm chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
Hình thức thể hiện luân phiên giữa các năm là báo tường
( trình bày trên giấy A0) hoặc tập san ( trên giấy A4), đề ra
yêu cầu cụ thể cả về nội dung và hình thức trình bày với tỉ lệ
điểm 6/4.
Bước 2. Thực hiện
Với tư cách là một giáo viên bộ môn ( nếu cùng là giáo
viên chủ nhiệm lớp thì càng tốt), chúng ta phải xem đây là một
cơ hội để rèn luyện những kĩ năng văn chương cho học
sinh.Vì vậy chúng ta cần đặt mục tiêu cùng học sinh thực hiện
tốt nhất cuốn tập san ( báo tường) của lớp mình, cụ thể như
sau:
- Thành lập Ban biên tập: gồm cán bộ lớp, cán bộ đoàn
và những thành viên có năng lực trong lớp, BBT có trách
nhiệm hình thành ý tưởng, lên kế hoạch hoạt động, biên tập
bài vở, hoàn chỉnh tập san.
15
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải
- Chọn chủ đề; tùy theo nội dung thể hiện để lựa chọn,
chủ đề phải đảm bảo tính thống nhất, bao quát được nội dung
các bài viết trong tờ báo và hơn nữa, cần thể hiện sự sáng tạo,
tránh trùng lặp với những chủ để đã được thể hiện trước đó.
Chúng ta có thể tham khảo các chủ đề như Ánh sao soi đường
(11B1), Cầu kiều(11B4), Điều giản dị (12A7), Chân trời
mới( 12A5)…
- Biên tập và hoàn thiện: giáo viên cùng BBT thu nhận
bài viết của các thành viên trong lớp, biên tập cho phù hợp với
chủ đề tờ báo ( chú ý giữ nguyên văn bài viết của các bạn,
trường hợp muốn chỉnh sửa phải xin phép và được đồng ý),
trình bày theo hình thức phù hợp ( kết hợp trang trí, ảnh, tạo
điểm nhấn…), hoàn thiện tờ báo theo thời hạn
- chọn người thuyết trình về nội dung và hình thức tờ báo
để trình bày trước Ban giám khảo.
Một số hình ảnh của báo tường lớp 12B6 năm học 20112012
16
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải
Bước 3. Chấm và trao giải.
Sau thời gian quy định, Ban tổ chức sẽ phải tiến hành
yêu cầu các lớp nộp sản phẩm của lớp mình và tổ chức chấm.
Thành phần BGK gồm đại diện cán bộ đồn, các giáo viên bộ
mơn Văn và giáo viên có kinh nghiệm trong trường. Quy trình
chấm và trao giải phụ thuộc vào tình hình cụ thể trong từng
thời điểm khác nhau song nhìn chung đều phải đảm bảo u
cầu về tính khách quan, cơng bằng, cơng khai trung thực. Đặc
biệt, điều quan trọng nhất là các giáo viên phải biết chọn lọc
qua những tờ báo, cuốn tập san còn non trẻ của các em những
bài viết hay, có giá trị để phổ biến rộng rãi ít nhất là trong
phạm vi nhà trường như cho photo để dán trên bảng tin, phổ
17
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải
biến đọc ở các lớp hoặc tập hợp những bài viết hay thành tập
riêng giữ trong thư viện…những hoạt động này sẽ tạo nên rất
nhiều những hứng thú trong học sinh, kích thích khả năng
sáng tạo của các em , giúp các em nhận ra rằng những tác
phẩm văn học thật sự là một giá trị thiêng liêng và như vậy, sẽ
góp phần bồi dưỡng tình yêu của học sinh đối với văn học.
2.3. Tổ chức các hoạt động diễn xướng văn học
Diễn xướng văn học chính là những hoạt đơng đưa
văn học trở về hình thức tồn tại cội nguồn của nó, tức là trở về
với cuộc sống thường ngày của con người. Trong phạm vi nhà
trường nói chung và trong phạm vi từng lớp học nói riêng,
diễn xướng văn học có nghĩa là hoạt động qua đó người giáo
viên giúp học sinh nhận rõ bản chất nghệ thuật một cách trực
quan của tác phẩm văn học. Các hình thức diễn xướng mà
chúng ta có thể áp dụng trong giờ học văn khác nhau bao
gồm: tổ chức cho học sinh ngâm ( đọc ) thơ, kể chuyện ( phân
vai hoặc độc diễn), diễn kịch …việc lựa chọn các hình thức
này trong từng tiết học còn phụ thuộc vào nội dung từng bài
học( tác phẩm được học thuộc thể loại gì), ở đây tơi muốn bàn
đến việc tổ chức cho học sinh thi diễn xướng
như một
HĐGDNGLL giữa các nhóm, tổ trong lớp với nhau hoặc giữa
các lớp với nhau.
Cách thức tiến hành
Bước 1. Chuẩn bị.
18
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải
Giáo viên chia lớp học thành 2 đội chơi độc lập,cử
người phụ trách đội, giao nội dung để các đội có thời gian
chuẩn bị trước ở nhà ( ví dụ thi đọc ca dao chủ đề than thân,
thi kể chuyện dân gian Việt Nam, thi diễn chèo, tuồng..), chọn
thời gian thi đấu ( giờ học tự chọn theo chủ đề hoặc giờ ngoại
khóa), chọn Ban giám khảo ( gồm giáo viên, cán bộ lớp, cán
bộ đoàn..) .
Bước 2. Tiến hành
Tấm và Cám
ngâm thơ
Một tiết mục
Sau khi ổn định tổ chức, giáo viên ra đề bài để hai đội
cùng thi, hình thức thi đấu có thể thay đổi theo từng buổi học.
Chẳng hạn, đối với học sinh khối 10, chúng ta có thể tổ chức
một buổi ngoại khóa theo ba lượt thi như: lượt một, thi đọc ca
dao theo chủ đề than thân, mỗi đội lần lượt đọc một bài ca dao
19
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải
theo chủ đề, hai đội cùng đổi lượt cho nhau, đội nào khi đến
lượt mà khơng đọc được thì bị xử thua cuộc. sau lượt một đến
lượt hai, mỗi đội cử ra một đại diện( có thể nhiều hơn tùy theo
thời gian và thực lực) để ngâm thơ, ban giám khảo chấm điểm
theo các tiêu chí: giọng ngâm, kĩ thuật diễn xuất…sang lượt
ba, các đội thi diễn kịch diễn xuất một tác phẩm dân gian
( Tấm Cám, Chèo Quan âm Thị Kính, Truyện cười Tam đại
con gà…), giám khảo chấm theo các tiêu chí: nội dung thể
hiện, kĩ thuật diễn xuất, trang phục…việc tổ chức thi diễn
xướng như vậy ln có tác dụng rất tốt trong việc khắc sâu và
mở rộng kiến thức cho học sinh, chẳng hạn, các em sẽ được bổ
sung và ghi nhớ ngay những câu ca dao về chủ đề than thân
mà các em vừa thể hiện như;
Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngồi thì đen
20
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi
Ngoài những bài ca dao quen thuộc trong sách giáo khoa,
các em còn sưu tầm được khá nhiều những câu ca dao cùng
chủ đề khác:
Thân em như quế giữa rừng
Ong chưa từng đốt muỗi đừng vo ve
Thân em như quế giữa rừng
Hương thơm ai biết, ngát lừng ai hay?
Thân em như trái bần trơi
Gió dập song dồi biết tấp vào đâu?...
Có em còn đọc cả thơ Hồ Xuân Hương
Thân em như củ ốc nhồi
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hơi…
Thân em như trái mít trên cây
Da nó su si múi nó dày…
Thậm chí nhiều em cịn tự sáng tác:
Thân em như bơng hoa rừng
Ai thương thì hái xin đừng trêu em…
Thân em như mía trên nương
Trải bao sương gió thành đường ngọt
tươi…
Tất nhiên, trong khn khổ của một hoạt động ngoại khóa,
trong q trình diễn xướng tác phẩm đơi khi chúng ta phải
chấp nhận sự đổi thay, thêm bớt về mặt ngôn từ, cách thức thể
21
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải
hiện tác phẩm trong một phạm vi nhất định với mục đích để
các em dễ dàng thể hiện hơn hoặc tạo khơng khí sơi nổi hơn.
Nếu sự thay đổi, thêm bớt của các em gây ảnh hưởng đến nội
dung tác phẩm thì giáo viên nhất định phải nhắc nhở thậm chí
phê bình để tránh những xu hướng cảm nhận lệch lạc có thể
phát sinh.
Bước 3. Tổng kết.
Sau mỗi lượt thi của hai đội, giáo viên đại diện cho BGK
phải đưa ra nhận xét về thành tích của từng đội, chủ yếu là
tuyên dương những cố gắng của các em trong việc thể hiện ,
uốn nắn những lệch lạc nếu có, cơng bố điểm của từng tiết
mục. Sau ba lượt thi, đội nào có tổng điểm cao hơn sẽ là đội
thắng cuộc, phần thưởng của đội thắng cuộc có thể là một
cuốn sách tham khảo, tạp chí Văn học và tuổi trẻ hoặc đơn
giản chỉ là tuyên dương tinh thần học tập, giáo viên cũng có
thể khen thưởng cho những cá nhân có đóng góp nổi bật trong
từng tiết mục, khen thưởng các em bằng cách cho điểm
miệng…mục đích là để ghi nhận sự cố gắng của các em, giúp
các em thêm đam mê với văn chương- một môn học nghệ
thuật đặc thù.
2.4.
Tổ chức các trị chơi học tập thực hành ngơn ngữ.
Trị chơi học tập là những hình thức tổ chức trị chơi
nhằm phục vụ mục đích dạy học theo tinh thần Học mà chơi,
chơi mà học. việc tổ chức các trò chơi học tập khơng chỉ nhằm
mục đích giải trí mà cịn góp phần củng cố tri thức, rèn luyện
kĩ năng cho học sinh. Đối với bộ mơn Ngữ văn, trong q
trình dạy học, chúng ta có thể tổ chức cho học sinh tham gia
nhiều trò chơi học tập khác nhau như : trị chơi tìm từ đồng
nghĩa, trái nghĩa, trị chơi tìm từ điền trống…
a.Trị chơi tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
22
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải
- Giáo viên chia mỗi lớp thành hai hoặc bốn đội chơi,
mỗi đội chuẩn bị sẵn một loạt từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Trong
mỗi lượt chơi có một đội nêu câu hỏi bằng cách đưa ra một từ,
các đội khác sẽ phải nhanh chóng tìm ra từ đồng nghĩa hoặc
trái nghĩa, trong khoảng thời gian nhất định (khoảng 5 phút)
các đội trình đáp án, đội nào tìm ra nhiều nhất đáp án đúng sẽ
thắng cuộc, đội ít nhất là thua cuộc. giáo viên là trọng tài điều
khiển cuộc chơi. Tham gia trò chơi này, học sinh không những
được rèn luyện phản ứng ngôn ngữ nhanh nhạy mà còn được
bổ sung vốn từ phong phú. Ví dụ các em sẽ có được vốn từ
đồng nghĩa, trái nghĩa như sau:
Từ đồng nghĩa:
+ chết, hy sinh, từ trần, băng hà, quy tiên, về đất, toi, mất..
+ Ăn, xơi, mời, nhậu, đớp, tọng, chén…
+ Vui, phấn khởi, tí tởn, sướng, hí hửng…
+ Rét, giá, lạnh. Cóng, tê, buốt…
+ Rộng rãi, mênh mông, bao la, bát ngát, thênh thang…
Từ trái nghĩa:
+ Trái nghĩa với tươi: héo (rau), ươn, ôi ( thịt, cá), ủ ê, rầu
rĩ (người)…
+ Trái nghĩa với chín: xanh (quả), sống (cơm), non (mụn
nhọt, tư tưởng..)…
Trong quá trình tổ chức trị chơi, giáo viên nên u cầu học
sinh ghi chép ngữ liệu làm tư liệu học tập, đồng thời kết hợp
giảng giải , giải đáp thắc mắc của các em về các hiện tượng
ngôn ngữ, chẳng hạn trong các từ đồng nghĩa thì mỗi từ lại có
một sắc thái biểu cảm khác nhau, trong từ trái nghĩa thì mỗi từ
có thể có nhiều từ trái nghĩa mà các từ này lại khơng đồng nghĩa
với nhau như ví dụ đã dẫn.
b. Trị chơi tìm từ bỏ trống.
23
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải
Bên cạnh việc tổ chức cho học sinh tìm từ đồng nghĩa, trái
nghĩa, giáo viên nên tiếp tục tổ chức cho các em trò chơi tìm từ
điền trống. mục đích của trị chơi này là giúp học sinh rèn luyện
năng lực lựa chọn từ ngừ phù hợp ngữ cảnh trên cơ sở vốn từ đã
có. Đối với trị chơi này, giáo viên sẽ đóng vai trò là người tổ
chức, ra đề và các đội chơi sẽ lựa chọn đáp áp kết hợp giải thích
lí do. Ngữ liệu mà giáo viên đưa ra nên là những câu thơ hay ở
ngồi chương trình để vừ đảm bảo giá trị nghệ thuật lại tránh
được tình trạng học sinh đã biết trước đáp án.
Ví dụ 1: Tìm từ phù hợp điền trống cho ngữ liệu sau
( cho trước các từ: mong, thương, nhớ, yêu)
Ngồi buồn… mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương
Ca dao
Giáo viên cho học sinh lựa chọn , phân tích lí do lựa chọn
của mình để đi đến kết luận : từ nhớ là phù hợp nhất để nói về
tâm trạng nhớ nhung pha chút ân hận của người con khi nghĩ
về người mẹ đã vất vả ni mình thuở xưa.
Ví dụ 2: Tìm từ điền trống cho ngữ liệu sau: cho
trước các từ: lo, chạy, thiếu, tìm, kiếm.
Van nợ lắm khi trào nước mắt
….ăn từng bữa tốt mồ hơi.
Thơ Tú Xương
Giáo viên cho học sinh lựa chọn sau đó tiến hành phân
tích để đi đến kết luận: từ chạy là phù hợp hơn cả trong văn
cảnh bởi khơng chỉ nói lên được tình cảnh nghèo khó của nhà
thơ mà cịn có giá trị tạo hình khi khắc họa hình ảnh thi nhân
nghèo phải tất tả chạy vạy lo lắng cho từng bữa ăn, hơn nữa,
chạy đối với vay ở câu trên cũng chỉnh hơn về nghĩa so với
các từ khác.
24
Người thực hiện : Nguyễn Văn Hải
C. KẾT LUẬN
I. Kết quả đạt được của đề tài.
Trong những năm qua tại trường THPT Như Thanh II,
song song với những nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất
lượng giờ dạy của tập thể giáo viên trong tổ, việc tổ chức các
HĐGDNGLL đã thực sự góp phần tạo nên sức hấp dẫn của bộ
môn Ngữ văn trong nhà trường bất chấp xu thế kĩ thuật công
nghệ của thời đại. Liên tục từ nhiều năm nay, năm nào nhà
trường cũng có học sinh đạt giải trong kì thi học sinh giỏi
mơn văn cấp tỉnh, tỉ lệ học sinh theo khối C của nhà trường
luôn chiếm trên 70% số hồ sơ thi đại học, cao đẳng. Đặc biệt,
trong năm học 2011-2012, chỉ tính riêng hai lớp 12B4 và 12
B6 do tôi phụ trách giảng dạy, số học sinh thi đậu chính quy
vào các trường đại học khối C đã là 15 em, trong đó có nhiều
em điểm môn văn rất cao như các em Trương Thị Thùy đậu
Đại học Luật Hà Nội với 8.5 điểm môn văn, em Đinh Xuân
Minh đậu Đại học kiến trúc Hà Nội với 8.5 điểm môn văn, em
Cao Thạch Linh đậu Học viện an ninh nhân dân với 8.0 điểm
môn văn, tổng điểm ba môn đạt 25.5 điểm, cao nhất huyện
Như Thanh… trong kì thi học sinh giỏi tỉnh vừa qua, đội tuyển
Văn của nhà trường đạt tổng cộng 7 giải trong đó có 4 giải ba
…
II. Những kiến nghị, đề xuất.
Trong quá trình tổ chức các HĐGDNGLL ở cấp độ một
bộ môn Ngữ văn, mặc dù đã đạt được một số thành cơng bước
đầu song tơi vẫn cịn gặp phải khá nhiều những khó khăn
25