Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

skkn nâng cao hứng thú học tập môn giáo dục công dân 10 (phần công dân với đạo đức) thông qua các câu chuyện đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.6 KB, 29 trang )

PHẦN A: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:" Người có tài mà không có đức là người vô dụng,
người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Nhân dân ta có câu:
" Tiên học lễ, hậu học văn" Các câu nói trên khẳng định vai trò cực kỳ quan
trọng của phẩm chất đạo đức của con người trong sự nhìn nhận, đánh giá, sự tồn
tại và phát triển của mỗi người nói riêng và xã hội nói chung. Chủ trương của
Đảng và Nhà nước ta hiện nay là giáo dục toàn diện, "Mục tiêu của giáo dục
phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân..." (Điều 23 Luật Giáo dục năm 2005).
Để thực hiện được điều đó, các môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường
đều có ý nghĩa, vai trò nhất định. Trong đó, môn Giáo dục công dân có vai trò
quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục cho học sinh ý thức, hành vi người
công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người toàn diện. Đặc biệt, chương
trình Giáo dục công dân lớp 10 đã đề cập đến một chủ đề lớn: "Công dân với
đạo đức", đó là bản chất và vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội. Mặt khác,
qua môn Giáo dục công dân lớp 10 học sinh hiểu được các quy tắc chẩn mực
đạo đức, quyền và nghĩa vụ cơ bản của một người thanh niên Việt Nam hiện
nay, có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực, có ý thức tuân thủ pháp
luật và có khả năng thực hiện đúng những quy tắc chuẩn mực của xã hội.
Tuy nhiên, trong thực tế dạy và học, vai trò môn Giáo dục công dân từ trước
tới nay chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn như nó vốn có. Ở năm học đầu
cấp, học sinh chịu nhiều áp lực bởi chương trình học nặng hơn cũng như lo lắng
nhiều cho việc thực hiện ước mơ, hoài bão bằng con đường thi cử. Các em đa số
chú tâm, giành nhiều thời gian cho những môn học mà tới đây các em sẽ thi tốt

1


nghiệp và thi Đại học. Môn Giáo dục công dân thường bị các em coi nhẹ, "học


đối phó để lấy điểm mà thôi".
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên và qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ
môn, tôi đã trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu và sử dụng các câu chuyện đạo đức vào
từng bài dạy sao cho phù hợp nhằm gây sự hứng thú cho học sinh; góp phần
nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy - học môn Giáo dục công dân lớp 10.
II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân nói chung và Giáo dục công
dân 10 nói riêng là một vấn đề được đông đảo các cấp lãnh đạo, các nhà khoa
học, nhà quản lý và những người làm công tác giảng dạy bộ môn Giáo dục công
dân quan tâm, trăn trở. Nhưng đến nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu một
cách có hệ thống về vấn đề "Nâng cao hứng thú học tập môn Giáo dục công
dân lớp 10 thông qua việc sử dụng câu chuyện đạo đức". Tuy nhiên, theo sự
tìm hiểu và tham khảo, tác giả phát hiện có một số công trình liên quan đến vấn
đề này:
- Sáng kiến kinh nghiệm "Giáo dục đạo đức theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí
Minh" cấp THPT năm 2011-2012 – Hoàng Thị Tuyến (trường THPT Hoài Đức
A – Hà Nội).
- Sáng kiến kinh nghiệm "Nâng cao ý thức và thích học môn Giáo dục công
dân" - Trần Ngọc Tuấn.
- "Tình huống Giáo dục công dân 10", chủ biên Trần Văn Thắng, NXB Giáo
dục, năm 2008.
Nhìn chung tất cả các cuốn sách, bài viết trên chưa đi sâu vào việc sử dụng các
câu chuyện đạo đức trong dạy và học môn Giáo dục công dân 10 để gây hứng
thú cho học sinh. Với kinh nghiệm giảng dạy còn "mỏng", tôi xin được mạnh
dạn đưa ra một biện pháp trong việc nâng cao hứng thú cho học sinh bằng cách
sử dụng các câu chuyện đạo đức.
III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu
2



Đánh giá được thực trạng việc học tập môn Giáo dục công dân 10 của học
sinh ở trường Trung học phổ thông. Thông qua đó, nâng cao ý thức và sự thích
thú học môn Giáo dục công dân lớp 10 bằng việc sưu tầm, chọn lọc các câu
chuyện đạo đức phù hợp với nội dung từng bài.
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề nâng
cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 10.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Sưu tầm, chọn lọc những câu chuyện đạo đức, đồng thời nghiên cứu nội dung
chương trình Giáo dục công dân lớp 10 và việc học tập của học sinh đối với môn
học. Từ đó, sử dụng câu chuyện đạo đức phù hợp trong từng tiết học để nâng
cao hứng thú cho học sinh.
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh các lớp 10 mà tôi được phân công trực tiếp giảng dạy năm học 20122013: Lớp 10A1, 10A2, 10A3, 10A4, 10A5 - Trường THPT Quan Hóa.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Chương trình Sách giáo khoa Giáo dục công dân 10 (phần công dân với đạo
đức) Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2011.
V. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật: Lôgic,
lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh... để giải quyết nội dung đề tài.
- Đặc biệt là phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học trên lớp,
giao bài tập, củng cố bài học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài kết hợp với kiểm
tra, đánh giá).
VII. BỐ CỤC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Phần A: Mở đầu.
Phần B: Nội dung.
3



Chương I: Những ưu điểm, nhược điểm của đề tài.
Chương II: Những vấn đề chung.
Chương III: Sử dụng câu chuyện đạo đức nhằm nâng cao hứng thú học tập môn
Giáo dục công dân lớp 10.
Phần C: Kết luận.
PHẦN B: NỘI DUNG
Chương I
NHỮNG ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA ĐỀ TÀI
I. ƯU ĐIỂM
Giáo viên có thể dễ dàng sử dụng các câu chuyện đạo đức có trong các cuốn
sách quà tăng cuộc sống hay có trong đời sống hàng ngày từ nguồn tài liệu vô
cùng phong phú: trên trang kiếm google, Báo Tuổi trẻ, Đài truyền hình Việt
Nam...
Việc sử dụng câu chuyện đạo đức giúp giáo viên giảm bớt được thuyết trình,
giảng giải; đồng thời trau dồi trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm...
- Khi sử dụng câu chuyện đạo đức vào bài giảng GDCD 10 sẽ làm tăng tính thực
tiễn của môn học.
Việc sử dụng câu chuyện đạo đức sẽ nâng cao tính chủ động, sáng tạo, bồi đắp
niềm hứng thú, tình yêu, sự say mê đối với môn học... Đồng thời, giúp các em
củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức trọng tâm bài học một cách hiệu quả; nâng
cao kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày ý kiến trước đám
đông.
Những câu chuyện đạo đức phản ánh những sự việc diễn ra trong cuộc
sống,những câu chuyện rất gần gũi và dễ hiểu đối với học sinh, tạo cho các em
có niềm tin vào các chuẩn mực đạo đức. Qua đó, các em sẽ phát triển khả năng
thích ứng được với cuộc sống bên ngoài, có được lối sống đẹp, có cách ứng xử
hay với những trường hợp cụ thể xảy ra trong cuộc sống.
II. NHƯỢC ĐIỂM


4


Nội dung chương trình Giáo dục công dân lớp 10 rộng nên việc sưu tầm tài
liệu cần phải chọn lọc. Việc chọn lọc câu chuyện đạo đức cũng rất mất thời gian
đối với cả giáo viên và học sinh. Giáo viên phải đầu tư thời gian để cập nhật các
câu chuyện đạo đức có tính thời sự và liên quan đến nội dung bài học.
Khi giảng dạy bằng câu chuyện đạo đức, nếu giáo viên không có năng lực
quản lý lớp, không định hướng cho học sinh đi vào giải quyết những vấn đề
trọng tâm thì sẽ bị cuốn theo những cuộc tranh luận của học sinh.
Đòi hỏi tinh thần tự học, thái độ làm việc nghiêm túc và khả năng tư duy độc
lập, sáng tạo, năng động... Nếu học sinh học thụ động, không hợp tác thì sẽ làm
giảm hiệu quả bài giảng.
Chương II
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cở sở lí luận
Trước hết, ta nên bàn về một số khái niệm về đạo đức. Đạo đức là tập hợp
những quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp
người nhất định về thế giới, về cách sống. Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi
của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội.
Đạo đức được xem là khái niệm về luân thường đạo lý của con người, nó
thuộc về vấn đề tốt-xấu, hơn nữa xem như là đúng-sai, được sử dụng trong ba
phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc
còn được gọi giá trị đạo đức; nó gắn với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân
văn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này.
Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội là tập hợp những nguyên tắc,quy tắc
nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau,
với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai chúng

được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận
xã hội.

5


Đạo đức bao gồm các phẩm chất: Lịch sự, lòng biết ơn, lòng tự trọng, tính
thật thà, tính giản dị, tính tiết kiệm, tính trung thực, lòng tôn sư trọng đạo, lòng
tự tin, tinh thần đoàn kết, lòng dũng cảm, lòng khoan dung, tính siêng năng, lòng
tương trợ, tính liêm khiết, chí công vô tư, ý chí tự lập, biết giữ chữ tín, tính tự
chủ, lý tưởng, tinh thần năng động sáng tạo, tôn trọng danh dự, về lương tâm
con người
Đạo đức có thể định nghĩa theo các khía cạnh sau:
Đạo đức là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách
ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên.
Đạo đức là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ
con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả
bản thân mình.
Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc xử lý các mối quan hệ trong gia đình,
cộng đồng hay xã hội, được thừa nhận rộng rãi. Đạo đức quy định hành vi, quan
hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội nói chung; là những nguyên tắc
phải tuân theo trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội, phù
hợp yêu cầu của mỗi chế độ chính trị và kinh tế xã hội nhất định. Nếu không
tuân theo những "nguyên tắc" ấy thì được gọi là người vô đạo đức.
2. Cở sở thực tiễn
Trong giai đoạn hiện nay, nhiều thầy cô giáo, một số nhà quản lý giáo dục
có cái nhìn bi quan về thực trạng đạo đức của học sinh. Một số người tỏ ra bất
lực trước các đối tượng học sinh nhất là những học sinh cá biệt. Tình trạng gia
tăng số học sinh hư, học sinh cá biệt không có gì đáng ngạc nhiên.. Có thể dẫn
ra đây một số nguyên nhân chủ yếu:

Sự thiếu quan tâm chăm sóc của bố mẹ, gia đình và người thân. Một số bậc
phụ huynh cũng vì lo toan cuộc sống mưu sinh mà quên bẵng đi việc giáo dục
con cái, do đời sống gia đình khó khăn, quanh năm làm ăn lam lũ hoặc phải đi
làm ăn xa, hoặc các em thuộc gia đình có bố mẹ ly dị, thiếu sự chăm sóc của bố
hoặc mẹ, đôi khi thiếu cả hai, phải sống với ông bà cho nên không đủ điều kiện
6


chăm sóc, quản lý con cái, việc giáo dục con cái phó mặc cho Nhà trường.
Nhiều em bị ảnh hưởng nặng nề từ bạo lực gia đình, sinh ra tính cục cằn, cáu
bẩn, bạo lực còn bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc sống gia đình không êm ấm..
Sự phát triển của kinh tế xã hội và mặt trái của cơ chế thị trường cũng đang
đặt ra một thực tế là: Nhiều học sinh, do gia đình có điều kiện kinh tế khá giả,
được nuông chiều thái quá. Họ chỉ biết dùng tiền để chăm sóc con cái mà thiếu
sự quản lý con mình, có tiền, nhiều em bị lôi kéo, sa vào các trò chơi độc hại, sa
vào tệ nạn xã hội.
Sự bùng nổ của thông tin: Ngày nay, dưới sự bùng nổ của thông tin, của
Điện thoại di động, của Internet, của phim ảnh, của các Website đen đã tác động
không nhỏ đến nhận thức, lối sống và cách hành xử của học sinh. Việc sử dụng
điện thoại di động, mạng internet của học sinh dẫn đến một thực tế là lợi bất cập
hại, vì mục tiêu học tập thì ít mà cho chát chít, yêu đương thì nhiều. Mạng
Internet, phim ảnh, hệ thống chức năng thẻ nhớ trên điện thoại di động cũng là
những phương tiện gián tiếp tác động làm hư hỏng học sinh bởi bản tính tò mò,
hiếu động của tuổi mới lớn…. và nhiều kênh thông tin khác cũng khiến cho
nhiều học sinh lao vào như con thiêu thân. Việc học sinh mê game, chát ảnh
hưởng từ phim: thích quen "hoàng tử" trong phim, có trang phục giống trong
phim, thích chơi đồ vật kiểu Mỹ… thường xuyên vô lễ với thầy cô. Nhiều học
sinh chỉ chào thầy cô trong trường, còn ra đường thì xem như chưa hề quen biết.
Nhiều học sinh do học yếu, ngồi nhầm lớp nhiều năm dẫn đến tình trạng
ngồi trong lớp nghe thầy cô giảng bài nhưng chẳng hiểu gì, chẳng học được gì

sinh ra quậy phá dần dần thành thói quen. Ngồi trong lớp là cực hình, nên dẫn
đến tình trạng bỏ giờ, bỏ lớp phổ biến.
Rõ ràng, chương trình giáo dục đạo đức được xuyên suốt từ bé đến lớn. Bậc
mầm non là giáo dục lễ giáo, bậc tiểu học là môn đạo đức, bậc trung học là môn
giáo dục công dân. Dạy đạo đức trong nhà trường vẫn được coi là một trong
những hướng đi quan trọng để chống sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận
học sinh. Nhưng chương trình sách giáo khoa quá ôm đồm, nặng về lý thuyết
7


không gắn liền với đời sống, thiếu kỹ năng sống, không tạo được dấu ấn để hình
thành nhân cách học sinh. Chương trình học rất nhiều nhưng rất khó nhớ, khó
nhập tâm. Chương trình sách giáo khoa giáo dục công dân bậc phổ thông chưa
có những thay đổi quyết liệt. Nhiều kiến thức mang tính triết học, hàn lâm,
mang tính áp đặt, nhồi nhét, khô cứng, thiếu vắng việc hình thành những thói
quen đạo đức đúng đắn, chưa tạo dấu ấn trong tâm hồn học sinh khiến học sinh
dễ bị tác động của hoàn cảnh xã hội
II. THỰC TRẠNG VIỆC HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP
10
Hiện nay, ở trường Trung học phổ thông môn Giáo dục công dân lớp 10 do
tính đặc thù của môn thuộc khoa học xã hội; bên cạnh đó, kiến thức môn học
liên quan đến các quy tắc, chuẩn mực đạo đức cho nên rất "gần gũi", tuy nhiên,
học sinh không hứng thú học. Trong thời gian tôi giảng dạy, tôi thấy tình trạng
học sinh không học bài cũ, không xem bài mới còn phổ biến, khi đưa ra một yêu
cầu về nhà sưu tầm tranh ảnh hoặc viết cảm nghĩ thì học sinh không có hứng
khởi làm, có làm cũng là miễn cưỡng, bắt buộc do đó hiệu quả mang lại không
cao. Từ việc không thích học môn Giáo dục công dân lớp 10 cho nên học sinh
có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc,
ý thức pháp luật kém, thiếu niềm tin trong cuộc sống, không có tính tự chủ, dễ bị
lôi cuốn vào những việc xấu.

Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, như: Đa số giáo viên chưa đầu tư xứng
đáng cho môn học, vẫn còn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình
xen kẽ hỏi đáp, giảng giải kiến thức, ít phát huy tính tích cực và phát triển tư
duy; chỉ khai thác những câu chuyện, thông tin, sự kiện, tình huống có sẵn ở
sách giáo khoa, chưa tự tìm tòi những điều mới để đưa vào bài giảng của mình
sao cho phù hợp, sinh động. Ngoài ra, trong thực tế dạy và học ở trường,
phương tiện dạy học còn thiếu thốn. Tranh ảnh trực quan giúp học sinh tìm hiểu
và liên hệ trực tiếp vào cuộc sống nhà trường chưa được trang bị. Đặc biệt, do
tâm lý chung của mọi người, trong đó cha mẹ học sinh cho rằng đây là môn học
8


phụ, kết quả học tập thế nào không quan trọng lắm, vì vậy cũng không quan tâm
nhiều và chưa chú ý động viên con em tích cực học tập.
Từ những lí do trên mà trong giờ học Giáo dục công dân lớp 10 chưa gây hứng
thú cho học sinh. Vì vậy, trong giảng dạy Giáo dục công dân lớp 10, tôi đã sử
dụng các câu chuyện đạo đức để gây hứng thú cho học sinh.
III. QUAN NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CÂU CHUYỆN ĐẠO ĐỨC.
1. Quan niệm về câu chuyện đạo đức
Câu chuyện đạo đức là những câu chuyện phản ánh những sự việc, những
hành động, việc làm diễn ra trong thực tiễn cuộc sống xã hội hàng ngày của con
người, được thể hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đài phát thanh,
đài truyền hình, hoặc ở các tạp chí, sách báo, trên mạng internet...
2. Vai trò của câu chuyện đạo đức
Câu chuyện đạo đức góp phần hình thành cho học sinh những phương pháp
học tập tích cực, năng động, sáng tạo, tạo cho học sinh hiểu sâu và nhớ lâu kiến
thức đạo đức. Bằng những câu chuyện đạo đức học sinh sẽ hứng thú tìm tòi các
tình tiết và tìm cách giải quyết, phán đoán phù hợp với thực tiễn. Vì tính thực
tiễn của câu chuyện đạo đức rất cao, nên sẽ giúp học sinh có kinh nghiệm, thái
độ ứng xử trong cuộc sống một cách hợp lý nhất.

Sử dụng những câu chuyện đạo đức ngắn gọn, hấp dẫn sẽ là phương pháp hiệu
quả để tạo được ở các em học sinh những ấn tượng mạnh mẽ, những cảm xúc
sâu sắc và sự hứng thú trong học tập.
.

Chương III
SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN ĐẠO ĐỨC NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ
HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10

I. NGUYÊN TẮC SƯU TẦM CÂU CHUYỆN ĐẠO ĐỨC NHẰM PHỤC
VỤ CHO GIẢNG DẠY GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10.
Để đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình sử dụng câu chuyện đạo đức vào giảng
dạy Giáo dục công dân lớp 10 thì giáo viên cần chú ý các nguyên tắc:

9


Các câu chuyện đạo đức phải xuất phát từ nội dung cơ bản của bài, sát với
thực tế cuộc sống, phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lý lứa tuổi học sinh.
Các câu chuyện đạo đức phải ngắn gọn, súc tích, đảm bảo tính thẩm mỹ, ngôn
ngữ chính xác, dễ hiểu, không cầu kỳ, sáo rỗng. Các câu chuyện đạo đức được
khai thác theo các hướng khác nhau, thể hiện ở cách giáo viên đặt câu hỏi gợi ý
cho học sinh.
Trong quá trình sưu tầm các câu chuyện đạo đức để giảng dạy Giáo dục công
dân lớp 10, giáo viên phải vận dụng một cách đồng bộ tất cả các nguyên tắc trên,
nếu bỏ qua một nguyên tắc nào đó thì khi đưa câu chuyện vào giảng dạy sẽ
không hoàn thành mục tiêu bài học.
II. QUY TRÌNH SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN ĐẠO ĐỨC ĐỂ GIẢNG DẠY
GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10.
Sử dụng câu chuyện đạo đức để dạy học Giáo dục công dân lớp 10, giáo viên

phải thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Giáo viên chuẩn bị các câu chuyện đạo đức có nội dung phù hợp với
bài học. Sau đó, giáo viên tóm tắt ý chính của câu chuyện cho ngắn gọn, dễ hiểu,
dễ đưa vào bài học.
Bước 2: Học sinh lắng nghe câu chuyện. Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích
và trả lời câu hỏi ở cuối câu chuyện.
Bước 3: Giáo viên theo dõi, lắng nghe, phân tích và tổng hợp các ý kiến của học
sinh trả lời; đồng thời nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận.
Để làm rõ quy trình sử dụng câu chuyện đạo đức trong dạy học môn Giáo dục
công dân lớp 10, tôi xin đưa ra một số ví dụ cụ thể sau:
Ví dụ 1: Sau khi truyền đạt kiến thức ở phần 1a: " Lòng yêu nước" (khái niệm) Bài 14: "Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Giáo viên kể cho
học sinh nghe câu chuyện đạo đức:
PHAN ĐÌNH GIÓT- Người anh hùng lấp lố Châu Mai
Phan Đình Giót (1922-13/03/1954) sinh ra trong một gia đình rất nghèo,bố mất
trong nạn đói 1945,anh phải đi ở từ năm 13 tuổi,rất cực nhọc,vất vả.
10


Cách mạng tháng tám thành công,anh tham gia tự vệ chiến đấu. Đến 1950 anh
xung phong đi bộ đội chủ lực. Trong cuộc sống tập thể quân đội anh luôn tự
giác,gương mẫu về mọi mặt,hết lòng thương yêu giúp đỡ đồng đội,sẵn sàng
nhận khó khăn về mình,nhường thuận lợi cho bạn nên được đồng đội mến
phục.Phan Đình Giót tham gia nhiều chiến dịch lớn: Trung du,Hòa Bình,Tây
Bắc,Điện Biên Phủ. Anh đã được truy phong là anh hùng liệt sĩ vào ngày
31/03/1955. Khi hy sinh anh là tiểu đội phó bpj binh đại đội 5B,tiểu đoàn
428,trung đoàn 141,đại đoàn 312,đảng viên đảng cộng sản việt nam,huân
chương quân công hạng nhì. Mùa đông 1953,đơn vị anh được lệnh tham gia
chiến dich lịch sử ĐBP. Hành quân gần 500km vượt qua nhiều đèo cột,mang
vác nặng nhưng đồng chí vẫn kiên trì,giúp đỡ đồng đội về đến đích. Trong
nhiêmj vụ xẻ núi,mở đường,kéo pháo lên đèo,xuống dốc,vào trận địa rất gay

go,gian khổ,anh nêu cao tinh thần gương mẫu,bền bỉ và động viên anh em kiên
quyết chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của cấp trên. Chiều ngày
13/03/1954,quân ta nổ súng tiêu diệt Hùm Lam,cả trận địa rung chuyển mù mịt
sau nhiều loạt pháo do ta bắn. Các chiến sĩ đại đội 58 lao lên mở đường,đã liên
tiếp đánh đến quả bộc phá thứ 8. Anh Phan Đình Giót đã đánh đến quả thứ 9 thì
bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ 10. Quân pháp tập
trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa của ta,đồng đội bị thương vong
nhiều. Lửa căm thù bốc cao,anh lao lên đánh tiếp hai qua nữa phá tan hàng rào
cuối cùng,mở thông đường để đồng đội đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời
cơ địch đang hoang mang, Phan Đình Giót vọt lên bám chắc lô cốt số 2,ném thủ
pháo,bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh lại bị thương vào vai,máu chảy đầm
đìa nhưng bất ngờ từ hỏa điểm lô cốt số 3 của lính pháp bắn rất mạnh vào đội
hình ta. Lực lượng xung kích bị trùn lại,Phan Đình Giót cố gắng lê lên,nhích
dần đến lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt ngay lô cốt này.
Anh đã dùng hết sức mình còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào Lỗ
Châu Mai,Miệng hô to:" Quyết hy sinh...vì Đảng...vì Dân" rồi dướn người lấy
đà lao cả thân mình vào bịt kín Lỗ Châu Mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của
11


Pháp đã bị dập tắt,toàn đơn vị của ta ào ật xông lên như vũ bão,tiêu diệt gọn cứ
điểm Hùm Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch ĐBP.
Anh ngã xuống cũng như hàng nghìn chiến sĩ khác trong kháng chiến chống
Pháp,các anh đã về với đất mẹ thân yêu,anh ra đi thế nào thì khi trở về với đất
mẹ vẫn giản dị như thế:"Thân cát bụi lại trở về với cát bụi". Nhưng cái chết của
anh đâu phải là hết vì cái chết của anh làm thơm đất,thơm trời,để đóa hoa tự do
được nở,quả độc lập được kết trái. Đúng là cái chết biến thành bất tử,là con
người như chân lí sinh ra. Anh là tấm gương sáng cho hàng lớp người đi sau tự
soi mình và noi theo lòng dũng cảm,ý trí quyết tâm,lòng căm thù giặc,hy sinh
mình để lấy bốn chữ: "Độc Lập Tự Do".

Bước 1: Giáo viên tóm gọn ý chính và kể cho học sinh nghe về câu chuyện để
củng cố phần 1a trong khoảng 2 phút. Giáo viên đưa ra câu hỏi sau khi kết thúc:
Em có nhận xét gì hành động của anh hùng Phan Đình Giót?
Bước 2: Học sinh lắng nghe câu chuyện và trả lời câu hỏi sau khi kết thúc câu
chuyện. Học sinh thảo luận nhóm và trình bày ý kiến của mình.
Bước 3: Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhóm, đồng
thời bổ sung, kết luận: Hành đông lấp lố châu mai của anh hùng Phan Đình Giót
trong chiến dịch Điện biên phủ lịch sử thể hiên rõ nét, chân thực về lòng yêu
nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng và tính mạng của mình để phục vụ
cho Tổ quốc .
Ví dụ 2: Sau khi truyền đạt kiến thức ở phần 3c: "Mối quan hệ gia đình và trách
nhiêm của các thành viên" - Bài 12: "Công dân với tình yêu hôn nhân và gia
đình", Giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện đạo đức: Bức tranh đẹp nhất
Một họa sĩ suốt đời mơ ước một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị
giáo sư để biết điều gì đẹp nhất. Vị giáo sư trả lời: "Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần
gian là Niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người." Người họa sĩ cũng đặt
câu hỏi tương tự với một cô gái và được trả lời: "Tình yêu" là điều đẹp nhất
trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười
cho kẻ đang than khóc, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao quý, cuộc sống sẽ nhàm
12


chán biết bao nếu không có tình yêu" Cuối cùng, người họa sĩ gặp một người
lính mới trở về từ mặt trận, khi được hỏi, người lính trả lời: "Hòa bình” là cái
đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình,ở đó có cái đẹp." Khi trở về nhà, người
họa sĩ nhận ra Niềm tin,trong ánh mắt các con, Tình yêu trong cái hôn của
người vợ. Chính những điều đó khiến tâm hồn ông ngập tràn hạnh phúc và bình
an. Bây giờ thì ông đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi tác phẩm
của mình hoàn thành, người họa sĩ đặt tên cho bức tranh của mình là: "GIA
ĐÌNH"

Bước 1: Giáo viên tóm gọn ý chính và kể cho học sinh nghe về câu chuyện để
củng cố phần 3c trong khoảng 2 phút. Giáo viên đưa ra câu hỏi sau khi kết thúc:
Vì sao gia đình là bức tranh đẹp nhất trần gian?
Bước 2: Học sinh lắng nghe câu chuyện và trả lời câu hỏi sau khi kết thúc câu
chuyện. Học sinh thảo luận nhóm và trình bày ý kiến của mình.
Bước 3: Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhóm, đồng
thời bổ sung, kết luận: Thật vậy, gia đình là nơi đầy ấp tiếng cười của trẻ thơ,
tiếng hát của người mẹ và sức mạnh của người cha. Nơi đó có hơi ấm của những
con tim biết yêu, là ánh sáng của đôi mắt tràn đầy hạnh phúc, là sự ân cần, là
lòng chung thủy. Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ học những
điều hay lẽ phải, niềm tin và lý tưởng sống.
III. CÁC CÁCH SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN ĐẠO ĐỨC ĐỂ GIẢNG DẠY
GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10.
1. Sử dụng câu chuyện đạo đức để giới thiệu bài
Thay thế cho cách giới thiệu bài thông thường bằng phương pháp thuyết trình,
giáo viên có thể sử dụng một câu chuyện đạo đức để gây hứng thú cho học sinh
khi bước vào bài mới.
Ví dụ: Để dẫn học sinh vào bài 12: "Công dân với tình yêu hôn nhân và gia
đình", Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện sau: Chỉ có Thời Gian mới hiểu
được giá trị của Tình Yêu . . !

13


Ngày xửa ngày xưa, có một hòn đảo nơi đó có tất cả mọi cảm xúc sinh sống:
Hạnh Phúc, Nỗi Buồn, Tri Thức và những cái khác, bao gồm cả Tình Yêu.
Một ngày kia, các cảm xúc được thông báo rằng hòn đảo này sẽ chìm, vì
vậy tất cả đều đóng thuyền và rời đi, ngoại trừ Tình Yêu,Tình Yêu là người
duy nhất ở lại. Tình Yêu muốn chống chọi đến giờ phút cuối cùng khi hòn
đảo sắp chìm, Tình Yêu mới quyết định nhờ giúp đỡ. Sự Giàu Có đang đi

qua Tình Yêu trên một chiếc thuyền rất lớn. Tình Yêu nói: "Giàu Có ơi, có
thể đưa tôi đi cùng với không? "Sự Giàu Có trả lời: "Không, tôi không thể.
Trong thuyền có rất nhiều vàng và bạc, ở đây không có chỗ cho anh đâu.
"Tình Yêu bèn quyết định nhờ Phù Hoa, người cũng đi qua trên một con
thuyền rất đẹp: "Phù Hoa, hãy giúp tôi!" - "Tôi không thể giúp anh, Tình
Yêu ạ. Anh quá ẩm và có thể sẽ làm ẩm thuyền của tôi, " Phù Hoa trả lời.
Nỗi Buồn đang ở gần đó, Tình Yêu hỏi: " Nỗi Buồn ơi, hãy cho mình đi với
cậu"- "Ôi, Tình Yêu, mình buồn quá, mình chỉ muốn được ở một mình . . .
"Bỗng nhiên có một tiếng gọi: "Lại đây Tình Yêu. Ta sẽ đưa cháu đi" , đó
là một người lớn tuổi. Quá vui mừng và sung sướng,Tình Yêu quên cả hỏi
họ đang đi đâu. Khi đến một miền đất khô ráo , người lớn tuổi đó lại tiếp
tục đi con đường của mình. Tình Yêu hỏi Tri Thức , một người đứng tuổi
khác: Ai đã vừa giúp cháu vậy? Đó là Thời Gian - Tri Thức trả lời. Thời
Gian ư? Tình Yêu hỏi - Nhưng tại sao Thời Gian lại giúp cháu ? Tri Thức
mỉm cười khôn ngoan và nói: "Bởi lẽ chỉ có Thời Gian mới hiểu được giá
trị của Tình Yêu”."Chỉ có thời gian mới hiểu được giá trị của tình yêu"
Vậy: Tình yêu là gì? Thế nào là tình yêu chân chính? Là học sinh chúng ta nên
có thái độ như thế nào trong tình yêu đó cũng chính là nội dung tiết 1 của bài
học hôm nay, bài 12: "Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình"?
Ví dụ: Để dẫn học sinh vào bài 13: "Công dân với cộng đồng". Giáo viên có thể
sử dụng câu chuyện sau:
Ở một làng nọ có những người nông dân chuyên làm nghề trồng bắp. Có một
bác nông dân nhờ biết áp dụng khoa học kĩ thuât nên cuối mùa đã thu được
14


những trái bắp tốt. Trong khi đó những người nông dân trong làng, vì không
nắm được kĩ thuật nên bắp bị sâu rầy mất mùa, đói kém. Và thế là bác nông dân
kia một mình một chợ tha hồ giàu to. Thế nhưng đầu mùa sau người ta lại thấy
bác nông dân kia đem những hạt giống tốt tặng những người hàng xóm và lại

còn vui vẻ bày cho họ cách chăm sóc ruộng bắp của mình nữa. Ngạc nghiên
trước việc làm của bác, một phóng viên đã hỏi bác: “sao ông lại cho láng giềng
những hạt bắp giống tốt nhất của mình như vậy, trong khi họ cũng tham gia
cạnh tranh với ông ?” “Ồ ! người nông dân trả lời, anh không biết rằng những
luồng gió thổi những hạt phấn hoa từ những cây bắp này sang những cây bắp
khác sao? nếu láng giềng tôi trồng toàn những cây bắp kém chất lượng thì sự
thụ phấn có thể khiến những cây bắp của tôi cũng sản sinh ra những trái bắp
kém chất lượng. Do đó nếu muốn có những trái bắp tươi tốt, tôi phải giúp
những người hàng xóm tôi có những trái bắp tươi tốt. Lý do chỉ là đơn giản vậy
thôi."
Hỏi: Em có suy nghĩ gì về việc làm của bác nông dân?
Giáo viên: Các em thấy không chân lí thật là giản dị. Những ai muốn có cuộc
sống tốt đẹp phải giúp người khác tìm được cuộc sống tốt đẹp cho họ. Những
ai muốn có hạnh phúc nên giúp đỡ người khác tìm được hạnh phúc. Nếu
không muốn khổ đau thì đừng đem đau khổ cho người khác. Bởi cuộc sống
của mỗi người gắn liền với tất cả mọi người, đó cũng là biểu hiện sinh động
của công dân với cộng đồng. Vậy cộng đồng là gì? Trách nhiệm của công
dân với cộng đồng ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
2. Sử dụng câu chuyện đạo đức để dẫn dắt vào từng đơn vị kiến thức.
Nội dung câu chuyện ở đây có thể không phải là nội dung chung của toàn
bài mà chỉ là một câu chuyện mang một nội dung của một đơn vị kiến thức.
Dẫn dắt theo lối này là một cách làm có hiệu quả, tạo cho học sinh sự bất ngờ,
thu hút được sự chú ý của các em.

15


Ví dụ 1: Để dẫn học sinh vào phần 3c: "Mối quan hệ gia đình và trách
nhiệm của các thành viên" bài 12: " Công dân với tình yêu hôn nhân và gia
đình". Giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện đạo đức: Chiếc Bát Gỗ

Một ông già gầy yếu phải dọn đến ở chung với con trai, con dâu và một
đứa cháu nội lên 4 tuổi. Ông già hai tay run rẩy, mắt đã mờ, chân bước
không vững. Cả gia đình ngồi ăn chung nơi bàn ăn. Nhưng người ông lớn
tuổi với hai tay lụng cụng và đôi mắt kèm nhèm khiến cho việc ăn uống rất
khó khăn. Những hạt đậu rớt từ muỗng xuống sàn nhà. Khi ông với tay lấy
ly sữa thì sữa đổ tóe ra khăn bàn. Người con trai và con dâu rất bực mình vì
phải lau chùi dọn dẹp cho ông. Người con trai nói: “Chúng mình phải làm một cái
gì để giải quyết vấn đề này. Anh chán ngấy cái vụ ông đánh đổ sữa, ăn uống nhồm nhoàm, và
đánh đổ thức ăn trên sàn nhà.” Sau

đó hay vợ chồng bàn nhau đặt một cái bàn

trong góc phòng. Ở đó, người ông phải ngồi ăn một mình trong khi cả gia
đình ăn uống vui vẻ. Vì ông cụ đã đánh vỡ mấy cái đĩa, thức ăn của ông
được bỏ vào một cái bát gỗ. Khi cả gia đình liếc nhìn về phía ông cụ, đôi khi
thấy ông chảy nước mắt khi phải ngồi một mình. Vậy mà, mỗi khi ông đánh
rơi muỗng nĩa hay đánh đổ thức ăn, hai vợ chồng vẫn còn la rầy ông. Đứa
cháu

4

tuổi

quan

sát

mọi

sự


trong

thinh

lặng.

Một tối kia, ngay trước bữa ăn, người cha thấy đứa con nghịch với mấy
khúc gỗ vụn trên sàn. Anh ta dịu dàng hỏi: “Con đang làm gì vậy?” Đứa bé cũng
trả lời dịu dàng không kém: “Con đang làm một cái bát nhỏ cho ba và mẹ ăn khi con lớn
lên” Nó

cười và tiếp tục làm việc. Những lời nói của đứa trẻ làm cho cặp vợ

chồng sững sờ không nói nên lời. Rồi những giọt nước mắt tuôn rơi trên mặt
họ. Dù không nói ra lời, cả hai đều hiểu phải làm cái gì. Tối hôm ấy, người
con trai, cầm tay bố và dịu dàng dắt ông cụ trở về bàn ăn của gia đình. Và
trong suốt những ngày còn lại của cuộc đời ông cụ được ngồi ăn chung với
gia đình. Và từ đó cả chồng lẫn vợ dường như không còn chú ý đến những
lúc muỗng nĩa rơi, sữa bị đổ tràn hay khăn bàn bị dính bẩn.
Hỏi: Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên?
16


Giáo viên: Qua câu chuyện trên, chúng ta không cần phải nói nhiều thêm
nữa, bản thân câu chuyện đã mang đến cho chúng ta ý nghĩa thiêng liêng của
nó: hãy yêu thương cha mẹ, như cách họ yêu thương ta... Trong câu
chuyện này ngoài ý nghĩa về mặt đạo đức, chúng ta còn thấy nó xuất
hiện các mối quan hệ trong gia đình, Vậy đó là những mối quan hệ nào
và trách nhiệm các thành viên ra sao chúng ta di vào phần c, mục 3.

Ví dụ 2: Để dẫn học sinh vào phần 2a: "Lương tâm là gì", bài 11: "Một số
phạm trù cơ bản của đạo đức học". Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện: Hoa
hồng tặng mẹ"
Các em ạ, ở phương tây có một ngày rất hay: ngày của mẹ (Mother's day).
Một hôm nhân ngày của mẹ, một thanh niên đi làm xa nhà ra bưu điện để gửi
điện hoa về cho mẹ. Xong việc anh thấy lòng nhẹ nhàng và thanh thản. Trên
đường quay ra bỗng anh gặp một em bé nhỏ đang đứng bên quầy hoa với hai
hàng nước mắt rưng rưng. Động lòng thương, hỏi ra anh biết em bé cũng muốn
mua cho mẹ một bó hoa nhưng không đủ tiền. Anh thanh niên liền mua hoa cho
em bé và đề nghị được chở em về nhà. Em bé đồng ý, nhưng các em biết không?
Em lại dẫn anh thanh niên ra một nghĩa trang. Thành kính đặt bó hoa lên một
ngôi mộ rồi em ôm chầm lấy nấm mồ khóc nức nở. Thì ra em đã không còn mẹ.
Vô cùng xúc động trước hoàn cảnh của em bé. Anh thanh niên sau khi đưa em
về nhà đã tức tốc thay đổi ý định, anh lái xe một mạch về thăm mẹ, anh muốn
ôm lấy mẹ mà nói rằng: "mẹ ơi con yêu mẹ vô cùng”
Hỏi: Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên?
Giáo viên: Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy Người có đức có tâm trước hết
phải là người biết yêu mẹ kính cha, biết quan tâm, chăm sóc cha, mẹ chính hành
động của em bé đã thức tỉnh lương tâm của người con. Vậy lương tâm là gì? Có
bao nhiêu trạng thái của lương tâm, phải làm thế nào để trở thành người có
lương tâm? Chúng ta đi vào phần a của mục 2.
3. Sử dụng câu chuyện đạo đức để làm rõ kiến thức
17


Là hình thức giáo viên dùng câu chuyện đạo đức có nội dung phù hợp để làm
sáng tỏ tri thức của bài thay cho việc dùng lý luận để phân tích, lý giải tri thức
cho học sinh.
Ví dụ 1: Ở mục 2a: "Nhân nghĩa" - bài 13: "Công dân với cộng đồng", sau khi
cung cấp kiến thức về các biểu hiện của sống nhân nghĩa: . Biểu hiện : Nhân ái,

thương yêu, giúp đỡ nhau. Nhường nhịn, đùm bọc lẫn nhau.Vị tha, bao dung, độ
lượng. Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện:
Ở Palextin có hai biển hồ cùng lấy nước từ một nguồn là sông Giócđan.
Nhưng các em biết không ở biển hồ thứ nhất, nước bị ô nhiễm nghiêm trọng,
không có một sinh vật nào sống sót được, nó được gọi với cái tên là biển hồ
chết, sở dĩ như vậy là vì nó nhận nước rồi giữ lấy cho riêng mình chẳng trao đổi
cho sông hồ nào cả. Còn biển hồ thứ hai có tên gọi là biển hồ Galile nước trong
xanh, cá tôm đày ắp, sinh vật xanh tươi. Bởi vì nó nhận nước rồi lại chia đều
cho nhiều hồ và sông khác. Một sự khác nhau thật là thú vị phải không các em?
Hỏi: Em có suy nghĩ gì từ câu chuyện trên?
Giáo viên: Trong câu chuyện trên, chúng ta thấy hạnh phúc không phải chỉ là
nhận lấy mà còn là biết cho đi. Người hạnh phúc nhất ở trên đời là người biết
đem đến cho người khác nhiều hạnh phúc nhất. Các em thấy không cho không
phải là mất đi mà lại được, chúng ta cho đi tức là chúng ta đã nhận về. Bởi vậy
trong cuộc sống các em phải luôn biết chia sẻ với người khác. Nếu biết sống vì
người khác thì cuộc đời chúng ta sẽ tốt đẹp hơn nhiều lần, cuộc đời sẽ có ý
nghĩa thêm bội phần. Có người nói "người ta kính trọng bạn không phải những
gì bạn nhận được. Sự kính trọng là phần thưởng dành cho những gì mà bạn cho
đi".
Ví dụ 2: Để làm rõ tri thức phần 1b “Thế nào là một tình yêu chân chính” với
những biểu hiện :Tình cảm chân thực, quyến luyến, gắn bó. Quan tâm đến nhau,
không vụ lợi. Chân thành, tôn trọng lẫn nhau. Sự cảm thông, lòng vị tha. Giáo

18


viên có thể sử dụng câu chuyện: Đám cưới xúc động của chàng trai tật
nguyền và cô dâu xinh đẹp
Chú rể trong đám cưới như cổ tích là anh Đặng Hoàng Giáo – SN 1976,
cao 68cm, cân nặng 12kg, đôi chân teo tóp, bại liệt vì nhiễm chất độc da cam trú tại xóm Giang Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh); cô dâu là chị

Mai Thị Hiệp, SN 1991, một cô gái xinh xắn, dễ thương đến từ xã Nghĩa Trung,
huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
Nhiễm chất động chết người, sống được đã là một điều may mắn đối với
người đàn ông tật nguyền Đặng Hoàng Giáo. Thế nên cái tin anh có người yêu,
tổ chức đám cưới đầu xuân với một cô dâu xinh xắn khiến làng trên xóm dưới
bàn tán xôn xao suốt nhiều tháng qua. Nhiều người háo hức chờ đợi ngày
vui của người đàn ông bất hạnh ấy, để được tận mắt chứng kiến cô gái dũng
cảm “liều” xây dựng lứa đôi với người chồng tật nguyền ấy. 11h trưa, khi đoàn
xe đưa chú rể và cô dâu từ huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An về đến con đường đất
chạy dọc bờ biển Thạch Kim, hàng trăm người đứng chật lối đi vỡ òa trong
niềm xúc động khi chứng kiến một tình yêu đẹp và đáng khâm phục. Cô dâu xinh
xắn, rạng ngời, khuôn mặt luôn nở nụ cười tươi nhẹ nhàng bế chú rể lên chiếc
xe lăn đã được kết hoa tân hôn rồi nhẹ bước đẩy xe lăn cho chú rể vượt qua con
đường đông kín người dân đến chúc phúc. Những ai chứng kiến đám cưới cổ
tích này đều không cầm được nước mắt, mừng cho chàng trai thiệt thòi lấy được
vợ hiền, cảm phục cô gái trẻ mà dũng cảm với tình yêu của mình. Ngay tại buổi
hôn lễ, đôi trẻ chia sẻ về cuộc tình nhiều sóng gió của mình. Anh Hoàng Giáo
cho biết cuộc tình của họ bắt đầu từ cuộc điện thoại nhầm của cô dâu khi ấy
đang phụ giúp việc nhà cho một người quen ở Hà Nội vào số máy của anh. Sau
cuộc điện thoại đó, đôi bên chuyện trò qua lại và chỉ vài tuần sau đó, anh Giáo
đã xin phép mẹ già đón xe ra Hà Nội gặp Hiệp. Lần gặp gỡ đầu tiên, Hiệp có
chút bỡ ngỡ, bần thần, nhưng cô đã không cưỡng lại tình cảm sâu sắc của mình
với chàng trai tật nguyền ấy. 8 tháng sau đó, họ tổ chức đám cưới dẫu biết cuộc
19


sống phía trước sẽ có muôn vàn khó khăn. Có lẽ đây là đám cưới duy nhất ở Hà
Tĩnh từ trước tới nay được nhiều "người dưng" tới chúc phúc và chia sẻ hạnh
phúc như vậy.
Hỏi: Em có suy nghĩ gì trước tình yêu của anh Giáo và chị Hiệp ?

Giáo viên: Câu chuyện trên nói về chuyện tình đẹp trong muôn vàn sắc mầu của
tình yêu. Đây chỉ là 1 trong số rất nhiều câu chuyện tình yêu có trong xã hội
nhưng nó đặc biệt ở chỗ họ đến với nhau bằng một tình yêu mà ít người bình
thường có được và làm được như thế. Tình yêu đó mang biểu hiện của tình yêu
chân chính, đúng không cả lớp!
4. Sử dụng câu chuyện đạo đức để củng cố bài học
Sau khi kết thúc bài học, giáo viên kể cho học sinh nghe một câu chuyện có
nội dung phù hợp để củng cố lại tri thức đã truyền thụ cho học sinh. Đây là cách
củng cố bài vừa hấp dẫn, vừa hiệu quả; giúp học sinh liên tưởng đến tri thức bài
học và tri thức cuộc sống được thể hiện qua câu chuyện; đồng thời, làm cho giờ
học kết thúc một cách nhẹ nhàng, tạo tâm lý hào hứng, đón chờ giờ học sau của
học sinh.
Ví dụ: Để củng cố kiến thức bài 15 - lớp 10: "Tự hoàn thiện bản thân". Giáo
viên có thể kể câu chuyện: Chúng ta quyết định số phận của chính mình
Leonardo Da Vinci vẽ bức tranh “Bữa tiệc ly" mất bảy năm liền. Đó là bức
tranh vẽ Chúa Jesus và 12 môn đệ trong bữa ăn cuối cùng trước khi Ngài bị
môn đệ Judas phản bội. Leonardo tìm người mẫu rất công phu. Giữa hàng
ngàn thanh niên, ông mới chọn được một chàng trai có gương mặt thánh thiện,
một tính cách thanh khiết tuyệt đối làm người mẫu vẽ Chúa Jesus. Da Vinci làm
việc không mệt mỏi suốt sáu tháng liền trước chàng trai và hình ảnh Chúa Jesus
đã hiện ra trên bức vẽ.Sáu năm tiếp theo ông lần lượt vẽ xong 11 vị môn đệ, chỉ
còn có Judas, người môn đệ đã phản bội Chúa vì 30 đồng bạc. Hoạ sĩ muốn tìm
một người đàn ông có khuôn mặt hằn lên sự hám lợi, lừa lọc, đạo đức giả và
cực kỳ tàn ác. Khuôn mặt đó phải toát lên tính cách của kẻ sẵn sàng bán đi
người bạn thân nhất, người thầy kính yêu nhất của chính mình… Cuộc tìm kiếm
20


dường như vô vọng. Bao nhiêu gương mặt xấu xa nhất, độc ác nhất, Vinci đều
thấy vẫn chưa đủ để biểu lộ cái ác của Judas. Một hôm, Da Vinci được thông

báo có một kẻ mà ngoại hình có thể đáp ứng yêu cầu của ông. Hắn đang ở trong
một hầm ngục ở Roma, bị kết án tử hình vì giết người và nhiều tội ác tày trời
khác… Da Vinci lập tức lên đường đến Roma. Trước mặt ông là một gã đàn ông
nước da đen sạm với mái tóc dài bẩn thỉu xoã xuống gương mặt, một khuôn mặt
xấu xa, hiểm ác, hiển hiện rõ tính cách của một kẻ hoàn toàn bị tha hoá. Đúng,
đây là Judas! Được sự cho phép đặc biệt của đức vua, người tù được đưa tới
Milan, nơi bức tranh đang vẽ dang dở. Mỗi ngày tên tù ngồi trước Da Vinci và
người hoạ sĩ thiên tài cần mẫn với công việc truyền tải vào bức tranh diện mạo
của kẻ phản phúc. Khi nét vẽ cuối cùng hoàn thành, kiệt sức vì phải đối mặt với
cái ác một thời gian dài, Vinci quay sang bảo với lính gác: "Các ngươi đem hắn
đi đi !" Lính canh túm lấy kẻ tử tù nhưng hắn đột nhiên vùng ra và lao đến quỳ
xuống bên chân Da Vinci, khóc nức lên : "Ôi, ngài Da Vinci! Hãy nhìn con!
Ngài không nhận ra con ư ?" Da Vinci quan sát kẻ mà sáu tháng qua ông đã
liên tục nhìn mặt. Cuối cùng ông đáp: "Không! Ta chưa từng nhìn thấy ngươi
cho đến khi ngươi được đưa đến từ hầm ngục Roma". Tên tử tù kêu lên: "Ngài
Vinci… Hãy nhìn kỹ tôi! Tôi chính là người mà bảy năm trước ngài đã chọn làm
mẫu vẽ Chúa Jesus…" Câu chuyện này có thật, như bức tranh "Bữa tiệc ly" là
có thật. Chàng trai từng được chọn làm hình mẫu của Chúa Jesus, chỉ sau hơn
2000 ngày đã tự biến mình thành hình tượng của kẻ phản bội ghê gớm nhất
trong lịch sử.
Hỏi: Qua câu chuyện trên, ý nghĩa sâu xắc mà câu chuyên muốn truyền tải là gì?
Gợi ý trả lời: Chúng ta thấy một thông điệp mà tác giả muốn gửi tới đó là chúng
ta quyết định lấy số phận của chúng ta, hôm nay có thể chúng ta học chưa tốt,
còn ham chơi nhưng bằng nghị lực, quyết tâm, vượt lên để khẳng định bản thân,
chúng ta sẽ được mọi người đánh giá rất cao. Ngược lại, nếu hôm nay chúng ta
đã tốt mà không tiếp tục phấn đấu chắc chắn chúng ta sẽ tụt hậu. Qua đây, thể
hiện rõ ý nghĩa lớn lao và quan trong của việc Tự hoàn thiện bản thân.
21



Tóm lại, khi giảng dạy Giáo dục công dân lớp 10, giáo viên có thể sử dụng
những câu chuyện đạo đức khác nhau và những cách sử dụng câu chuyện để dạy
học khác nhau. Giáo viên cần khai thác tối đa để nâng cao hứng thú học tập môn
Giáo dục công dân lớp 10.
PHẦN C: KẾT LUẬN
I. KIỂM CHỨNG
1. Khi chưa sử dụng câu chuyện đạo đức vào dạy học Giáo dục công dân
lớp 10
Lớp

Sĩ số

Số

học

sinhSố học sinh cóSố

hứng thú vớithái
môn học

độ

thường với

học

sinh

bìnhkhông hứng thú

với

môn học
môn học
10A1 30
4,4%
26,7%
68,9%
10A2 29
2,4%
23,8%
73,8%
10A3 38
4,5%
29,5%
66%
10A4 36
5%
22,5%
72,5%
10A5 37
7%
34,8%
58,2%
2. Khi sử dụng câu chuyện pháp luật vào dạy học Giáo dục công dân lớp 10
Lớp

Sĩ số

Số


học

sinhSố học sinh cóSố

hứng thú vớithái
môn học

độ

thường với

môn học
10A1 30
37,8%
48,8%
10A2 29
42,9%
40,4%
10A3 38
43,2%
43,2%
10A4 36
45%
35%
10A5 37
30,2%
46,5%
II. NHỮNG KẾT QUẢ BAN ĐẦU


học

sinh

bìnhkhông hứng thú
với
môn học
13,4%
16,7%
13,6%
20%
23,3%

Câu chuyện đạo đức là một trong những phương tiện giảng dạy hiệu quả
chương trình Giáo dục công dân lớp 10. Cụ thể là:

22


- Học sinh hứng thú say mê, tích cực, chủ động suy nghĩ trong việc tìm tòi kiến
thức.
- Học sinh mạnh dạn, chủ động tranh luận cởi mở, sôi nổi, tự tin đưa ra ý kiến
của mình, lắng nghe ý kiến đóng góp, phê bình của các bạn; từ đó giúp học sinh
hoà đồng với cộng đồng, tạo cho học sinh tự tin hơn.
- Trong quá trình học tập lĩnh hội kiến thức của bài học và từ đó biết vận dụng
kiến thức của bài học vào thực tiễn cuộc sống và giải thích được các hiện tượng
xảy ra ở địa phương mình.
- Học sinh lĩnh hội và nắm được kiến thức bài học một cách nhanh nhất, chắc
chắn và nhớ lâu kiến thức đã học.
- Đã chuyển trọng tâm từ hoạt động của thầy sang hoạt động của trò.

- Đã giúp học sinh từ chỗ học tập thụ động, chuyển sang hoạt động chủ động,
học sinh tích cực chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng thu thập, xử lý trình bày trao
đổi thông tin thông qua các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức hướng dẫn.
.
III. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Qua tổ chức thực hiện cũng như qua kết quả nghiên cứu bước đầu từ thực tế
giảng dạy, tôi có một vài kiến nghị, đề xuất như sau:
1. Kiện toàn đội ngũ giáo viên. Định kỳ tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ
chuyên môn, phương pháp giảng dạy và cập nhật kiến thức pháp luật cho giáo
viên.
2. Sử dụng các câu chuyện pháp luật phải kết hợp khéo léo với các phương pháp
dạy học khác để tạo nên sự cộng hưởng và đạt hiệu quả cao.
3. Xây dựng hệ thống tài liệu tham khảo. Giáo viên cần có nguồn cung cấp các
câu chuyện đạo đức phong phú: sách báo, phương tiện thông tin đại chúng...
Mỗi giáo viên phải thường xuyên xây dựng cho mình thói quen đọc và nghe.
4. Học sinh rèn luyện cho mình thói quen học tập tích cực, chủ động; rèn luyện
kỹ năng diễn đạt trước lớp.

23


5. Tôi cũng rất mong muốn được nhà trường và các cấp quản lí giáo dục quan
tâm, giúp đỡ tạo điều kiện để có thể sử dụng phương pháp này trong giảng dạy
bộ môn Giáo dục công dân lớp 10 ở các lớp khác trong những năm học tiếp
theo để có thể rút ra được những kết luận chính xác hơn, góp phần cùng toàn
trường, toàn ngành và toàn xã hội nâng cao chất lượng giáo dục
IV. LỜI CẢM ƠN
Để nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân nói chung và môn Giáo
dục công dân lớp 10 nói riêng luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ, là mục đích hướng
tới của từng giáo viên có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, nhưng đây

không phải là điều đạt được dễ dàng. Vấn đề cốt lõi của nâng cao hứng thú học
môn Giáo dục công dân lớp 10 là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ
động, sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động, liên hệ trực tiếp với những
hành động của bản thân và xã hội là đúng hay sai, từ đó giúp các em tránh được
những cám dỗ của xã hội. Bản thân tôi khi lựa chọn đề tài "Nâng cao hứng thú
học tập môn Giáo dục công dân lớp 10 thông qua việc sử dụng câu chuyện
pháp luật" đã vấp phải không ít khó khăn trong quá trình nghiên cứu và thực
hiện. Phần vì là giáo viên trẻ, kinh nghiệm giảng dạy của bản thân chưa nhiều;
phần vì đối tượng học sinh, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế.
Song bằng nỗ lực của bản thân, qua đề tài này tôi muốn có cái nhìn mới về đổi
mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân trong nhà trường phổ
thông. Từ đó, đưa ra một số kết luận và kiến nghị qua quá trình thực hiện, với hi
vọng rằng đề tài này là một tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với các đồng
nghiệp, đặc biệt là các đồng nghiệp trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục công dân
lớp 10.
Đề tài này được đúc kết từ những trải nghiệm của bản thân, do đó không thể
tránh khỏi những hạn chế và bất cập. Tôi rất mong nhận được những đóng góp
quý báu của đồng nghiệp, Hội đồng khoa học nhà trường, đặc biệt là những
thông tin phản hồi từ phía học sinh để đề tài này hoàn thiện hơn.

24


Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, bạn bè
đồng nghiệp và các học sinh những năm qua đã nhiệt tình quan tâm, hưởng ứng
và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Quan Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2013

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác

ĐINH THỊ LỢI

25


×