Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN đọc hiểu tác phẩm tự sự trong văn học hiện đại từ góc độ nhân vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.48 KB, 16 trang )


`SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI

ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM TỰ SỰ TRONG VĂN HỌC
HIỆN ĐẠI TỪ GÓC ĐỘ NHÂN VẬT

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ Văn

THANH HÓA, NĂM 2018

2


MỤC LỤC
Nội dung
Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
Phần nội dung
1. Cơ sở lí luận
1.1. Tác phẩm tự sự


1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Đặc điểm của tác phẩm tự sự
1.2. Nhân vật trong tác phẩm tự sự
1.2.1. Khái niệm nhân vật
1.2.2.Phân loại nhân vật
1.2.3. Ý nghĩa của việc tìm hiểu nhân vật
2. Thực trạng của vấn đề
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Xác định đúng mục đích của việc đọc-hiểu nhân vật
3.2. Đọc-hiểu nhân vật theo kiểu, loại
3.3. Đọc-hiểu nhân vật qua các phương diện được mô tả
3.3.1. Lai lịch
3.3.2. Ngoại hình
3.3.3. Cử chỉ, hành động
3.3.4. Đời sống nội tâm
3.3.5. Ngôn ngữ nhân vật
3.3.6. Mối quan hệ của nhân vật với nhân vật khác
4. Hiệu quả của SKKN
Kết luận, kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài SKKN đã được xếp loại

3

Trang
3
3
3
3
3

3
3
3
4
4
4
4
5
5
5
5
5
6
6
6
7
8
10
11
11
12
12
14
15


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn, tác phẩm tự sự
chiếm một số lượng lớn. Đối với tác phẩm tự sự, nhân vật có vai trò vô cùng

quan trọng, nhân vật là trụ cột của sáng tác, nhân vật chính là nơi tập trung
mang chở nội dung phản ánh, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, là nơi kí thác
quan niệm về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật của nhà văn. Qua số
phận của một nhân vật có thể thấy được cả một lớp người, một thời đại, một
xã hội. Bởi thế đọc-hiểu nhân vật trở thành con đường quan trọng nhất để xác
định giá trị của tác phẩm, để nhận ra lí tưởng thẩm mĩ cùng tài năng phong
cách nghệ thuật của nhà văn.
Việc đọc-hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự phải phù hợp với mục
đích, kiểu loại nhân vật. Thế nhưng trong thực tế, nhiều giáo viên và học sinh
chưa hiểu thấu đáo vấn đề, xem việc đọc-hiểu nhân vật đơn giản chỉ là liệt kê
ra những đặc điểm về chân dung ngoại hình, những dấu hiệu của đặc điểm
tâm lí, tính cách và phân tích nhân vật tính cách cũng giống như nhân vật tư
tưởng hay nhân vật loại hình.
Trong các kì thi, kiểu bài cảm thụ về nhân vật, làm nổi bật giá trị nội
dung tư tưởng của tác phẩm qua nhân vật, làm sáng tỏ một ý kiến bàn về văn
học qua nhân vật chiếm một số lượng lớn.
Từ những lí do trên, người viết chọn đề tài: Đọc-hiểu tác phẩm tự sự
trong văn học hiện đại từ góc độ nhân vật.
2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao năng lực đọc-hiểu tác phẩm tự sự cho học sinh: Đọc-hiểu
nhân vật là chìa khoá giúp học sinh nắm vững hơn cốt truyện, tư tưởng và
những thông điệp thẩm mĩ mà nhà văn muốn gửi gắm đồng thời hiểu rõ tài
năng nghệ thuật của nhà văn
Nâng cao kĩ năng viết bài văn cảm thụ về nhân vật, làm nổi bật giá trị
nội dung tư tưởng của tác phẩm qua nhân vật, làm sáng tỏ một ý kiến bàn về
văn học qua nhân vật.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài hướng tới đối tượng nghiên cứu là Đọc- hiểu tác phẩm tự sự
trong văn học hiện đại từ góc độ nhân vật.
4. Phương pháp nghiên cứu

Thống kê, phân tích, tổng hợp
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
1.1. Tác phẩm tự sự
4


1.1.1. Khái niệm
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tự sự là “phương thức tái hiện đời
sống bên cạnh hai phương diện khác là trữ tình và kịch được dùng làm cơ sở
để phân loại tác phẩm văn học”[4,tr 385]
Trong Từ điển văn học: Tự sự là thuật ngữ chỉ một trong ba phương
thức biểu đạt của văn học(bên cạnh trữ tình và kịch)[5,tr 1903]
Như vậy tác phẩm tự sự là một thể loại văn học phản ánh hiện thực đời
sống trong quá trình khách quan của nó qua con người, hành vi, sự kiện và
được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó.
1.1.2. Đặc điểm của tác phẩm tự sự
Khác với tác phẩm trữ tình in đậm dấu ấn chủ quan, tác phẩm tự sự
phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó. Đặc điểm chung của tác
phẩm tự sự là có cốt truyện, nhân vật, lời kể của người kể chuyện, chi tiết, kết
cấu…
Nhân vật là yếu tố quan trọng hàng đầu của tác phẩm tự sự. Nhân vật
được miêu tả chi tiết và sinh động trong mối quan hệ chặt chẽ với hoàn cảnh,
với môi trường xung quanh.
Cốt truyện là hệ thống sự kiện xảy ra trong đời sống của nhân vật, có
tác dụng bộc lộ tính cách, số phận nhân vật.
Chi tiết là những biểu hiện cụ thể , lắm khi nhỏ nhặt nhưng lại cho thấy
tính cách nhân vật và diễn biến quan hệ của chúng, đồng thời cũng thể hiện
sự quan sát và nghệ thuật kể chuyện của tác giả. Do đó chi tiết rất quan trọng
đối với nhân vật, vừa tạo sức hấp dẫn, thú vị vừa bộc lộ ý nghĩa của chúng.

Hoàn cảnh là toàn bộ các quan hệ xã hội, điều kiện sống tạo thành nền
tảng khách quan của đời sống nhân vật.
Sự miêu tả hoàn cảnh có tác dụng biểu hiện địa vị, tâm tình nhân vật và
gây không khí hứng thú cho người đọc.
Kết cấu là cách tổ chức tác phẩm. Phần mở đầu và kết thúc phải có sự
phối hợp để tạo ra ý nghĩa của tác phẩm. Sự lựa chọn và sắp xếp các chi tiết
đời sống có tác dụng làm nổi bật ý nghĩa của tác phẩm. Sự sắp xếp các
chương đoạn có hiệu quả tạo sự chờ đợi, gây hứng thú cho người đọc.
Tác phẩm tự sự sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau. Ngoài
ngôn ngữ người kể chuyện còn có ngôn ngữ nhân vật. Bên cạnh lời đối đáp lại
có lời độc thoại nội tâm. Lời kể khi thì ở bên ngoài, khi lại nhập vào lời nhân
vật. Ngôn ngữ gần với ngôn ngữ đời sống, lời kể thể hiện được điểm nhìn, cá
tính và phong cách lời văn của tác giả.
1.2. Nhân vật trong tác phẩm tự sự
1.2.1. Khái niệm

5


Nhân vật là con người, thần, bán thần, vật được miêu tả cụ thể trong tác
phẩm bằng những phương tiện nghệ thuật, trong đó con người là đối tượng
phổ biến và bao trùm nhất.
Con người trong tác phẩm không đồng nhất với con người có thật ngay
cả khi tác giả xây dựng với những nét rất gần với nguyên mẫu.Trong một số
tác phẩm, nhân vật là loài vật, đồ vật, nhưng đều miêu tả theo quy luật của con
người. Nhân vật có thể có tên riêng hoặc không có tên riêng.
1.2.2. Phân loại nhân vật
Từ những góc độ khác nhau, có thể chia nhân vật thành nhiều kiểu, loại
khác nhau:
Dựa vào vai trò trong triển khai cốt truyện, nhân vật được chia thành:

nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm
Dựa vào sự tác động của nhân vật đối với sự phát triển của xã hội, nhân
vật được chia thành: nhân vật chính diện, nhân vật phản diện.
Dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật được chia thành: nhân vật chức
năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng.
1.2.3. Ý nghĩa của việc tìm hiểu nhân vật
Nhân vật có vai trò phản ánh, qua nhân vật nhà văn khái quát hoá hiện
thực cuộc sống. Nhân vật còn là yếu tố truyền tải tư tưởng của tác giả, tạo nên
tính thuyết phục cho tác phẩm. Hiểu đúng, hiểu sâu về nhân vật, người đọc sẽ
nắm được nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời mới viết
được bài văn hay về cảm thụ nhân vật.
2. Thực trạng của vấn đề
Về phía giáo viên: Theo chương trình giáo dục nhà trường, thời gian lên
lớp cho mỗi tác phẩm còn hạn chế, vì thế giáo viên không có điều kiện để
hướng dẫn học sinh khai thác sâu về nhân vật ở nhiều góc độ.
Về phía học sinh: Vốn hiểu biết còn hạn hẹp, khả năng cảm thụ nhân
vật chưa tốt và thiếu niềm đam mê môn học. Vì thế khi cảm nhận về nhân vật
chủ yếu là liệt kê ra những phương diện về lai lịch, ngoại hình, hành động,
ngôn ngữ, nội tâm nhân vật hoặc thuật lại cốt truyện theo nhân vật mà chưa
“đọc” ra được ý nghĩa và những thông điệp thẩm mĩ từ những dấu hiệu đó.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Xác định đúng mục đích của việc đọc-hiểu nhân vật
Thông thường khi đọc-hiểu về nhân vật, giáo viên giúp học sinh chỉ ra
được các đặc điểm của nhân vật như: hình dáng, lời nói, cử chỉ, thế giới nội
tâm, mối quan hệ với nhân vật khác… Nếu chỉ vậy thì chưa đủ, đây mới chỉ là
những phương tiện, những dấu hiệu được cảm nhận bằng trực giác. Mục đích
của việc đọc hiểu nhân vật là chỉ ra được tâm lí, tính cách, bản chất xã hội của
nhân vật, từ đó làm rõ ý nghĩa phản ánh, ý nghĩa tư tưởng, thông điệp thẩm mĩ
và những sáng tạo được nhà văn thể hiện qua nhân vật.Như vậy xác định đúng
6



mục đích của việc đọc hiểu nhân vật trong quá trình đọc - hiểu tác phẩm tự sự
là điều cần thiết.
3.2. Đọc- hiểu nhân vật theo kiểu loại
Xây dựng nhân vật theo kiểu loại nhân vật nào thể hiện rõ ý đồ nghệ
thuật của nhà văn, vì thế khi đọc hiểu tác phẩm cần xác định kiểu loại nhân
vật để từ đó có cách tiếp cận phù hợp.
Đối với nhân vật loại hình (nhân vật thể hiện tập trung một loại phẩm
chất, tính cách của con người hoặc các phẩm chất tính cách của một loại
người nhất định của thời đại) như Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”
(Nguyễn Tuân), Tnú trong “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành), kiến thức cơ
bản trọng tâm là làm sáng tỏ đặc điểm phần loại.
Đối với nhân vật tư tưởng ( nhân vật tập trung thể hiện một tư tưởng,
một ý thức tồn tại trong đời sống tinh thần của xã hội) như Hộ trong “Đời
thừa” (Nam Cao), Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh
Châu), kiến thức cơ bản trọng tâm phân tích là tư tưởng, ý thức của nhân vật.
Đối với nhân vật tính cách (một kiểu nhân vật phức tạp được miêu tả
trong tác phẩm như một nhân cách , một cá nhân có cá tính nổi bật) như Chí
Phèo trong “Chí Phèo” (Nam Cao), Mị trong “Vợ chồng Aphủ” (Tô Hoài),
trọng tâm cần phân tích không phải ở chỗ chỉ ra được những đặc điểm tính
cách bất biến mà chính ở sự thay đổi, chuyển biến của tính cách trong những
môi trường, hoàn cảnh sống cùng những mâu thuẫn, xung đột trong nội tâm,
tâm lí, tính cách của nhân vật.
3.3. Đọc-hiểu nhân vật qua các phương diện được miêu tả
3.3.1. Lai lịch
Lai lịch là một trong những phương diện góp phần hình thành đặc điểm
tính cách, chi phối số phận của nhân vật. Qua lai lịch của một nhân vật, nhà
văn có thể khái quát phần nào hiện thực cuộc sống và thể hiện tình cảm của
mình đối với con người.

Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là một đứa con hoang
bị bỏ rơi ở cái lò cũ, không qua bàn tay chăm sóc của người mẹ, không hơi ấm
của tình cha, không họ hàng thân thích. Hoàn cảnh xuất thân ấy là một trong
những nguyên nhân tạo nên số phận cô độc, thê thảm của nhân vật. Dựng lại
hoàn cảnh xuất thân ấy, nhà văn đã đẩy bị kịch bị bần cùng hoá của Chí lên
đến đỉch điểm. Chí không chỉ không nhà, không cửa, không tấc đất cắm dùi
mà còn không cha, không mẹ, không nguồn gốc – cái tài sản chí ít nhất mỗi
người sinh ra đều có thì Chí lại không có.
Xuân tóc đỏ trong tiểu thuyết “Số đỏ”(Vũ Trọng Phụng) vốn mồ côi
cha mẹ từ nhỏ, sống với người bác họ, vì hành vi vô giáo dục bị đuổi ra khỏi
nhà, sống lang thang nơi vỉa hè Hà Nội làm nhiều nghề mạt hạng. Hoàn cảnh
ấy đã góp phần tạo nên tính cách lưu manh của nhân vật sau này.
7


Chiến, Việt trong truyện ngắn“Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn
Thi) sinh ra trong một gia đình nông dân Nam bộ giàu truyền thống yêu nước
và cách mạng. Vì thế cả hai đều có tinh thần dũng cảm yêu nước, có khát
vọng lên đường đi chiến đấu để trả thù cho quê hương.
APhủ trong truyện ngắn “Vợ chồng APhủ”(Tô Hoài) không còn cha
mẹ, anh em sau một trận đậu mùa. Chỉ có một mình APhủ sống sót, APhủ
giống như cái mầm cây khoẻ mạnh đã qua sự chắt lọc của tự nhiên. APhủ bị
người làng bắt đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái, APhủ trốn lên
vùng núi cao, đi làm thuê làm mướn. Chính hoàn cảnh ấy đã hun đúc cho
APhủ một sức sống mạnh mẽ, một tính cách gan góc.
3.3.2. Ngoại hình
Ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của nhân vật, bao gồm diện mạo, dáng
điệu, tác phong, trang phục… Miêu tả ngoại hình nhân vật, tác giả nhằm cá
thể hoá nhân vật, tạo cho người đọc ấn tượng riêng về nhân vật không lẫn với
nhân vật khác. Đồng thời qua vẻ bề ngoài mà phần nào hé mở tính cách, bản

chất của nhân vật. Phần lớn ngoại hình nhân vật thống nhất với đặc điểm tính
cách và chiều sâu nội tâm. Song cũng có trường hợp vẻ bên ngoài và bên
trong trái ngược (Chí Phèo, Thị Nở, Người đàn bà hàng chài…). Hướng dẫn
học sinh cảm nhận về nhân vật cần qua các chi tiết ngoại hình mà thấy được
tính cách, bản chất, nội tâm của nhân vật và cách thể hiện riêng của nhà văn.
Trong tác phẩm Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã đặc tả một cách chi tiết ngoại
hình Chí Phèo sau 7,8 năm đi ở tù về: “Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới
đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc
lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm
gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực
phanh đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả
hai cánh tay cũng thế, trông gớm chết”, “cái mặt của hắn vàng vàng lại muốn
xạm màu gio, nó vằn dọc vằn ngang, không thứ tự, biết bao nhiêu là sẹo”.
Ngoại hình ấy thể hiện tính cách lưu manh, đó là hình hài của một tên côn đồ
uống máu người không biết tanh. Miêu tả hình hài quái gở của Chí Phèo, nhà
văn muốn nhấn mạnh tính chất khốc liệt của nhà tù thực dân. Chính nhà tù đã
đặt Chí Phèo lên bàn phẫu thuật để cắt xẻo thành một hình hài méo mó dẹo
dọ. Hình hài của Chí Phèo không gì khác chính là bản cáo trạng đanh thép đối
với xã hội bất nhân đã làm tha hoá con người, đã tàn phá ghê gớm thể xác con
người. Đồng thời nhà văn muốn bày tỏ nỗi cảm thông, nỗi đau đớn trước tình
trạng thể xác con người bị dày vò, bị vằm nát. Tuy mang bộ mặt của một con
vật lạ nhưng ẩn bên trong đó vẫn là lương tri của một con người. Vẻ đẹp của
lương tri đã ánh lên khi Chí Phèo gặp được Thị Nở, được sống trong tình yêu,
tình thương mộc mạc chân chất của Thị. Sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và bên
trong đó là một thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn sử dụng để thể hiện niềm tin
8


mãnh liệt vào tính người. Nhân vật Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo” cũng
phải chịu những đau khổ về ngoại hình, Thị xấu đến ma chê quỷ hờn “Cái

mặt của Thị thực là một sự mỉa mai của hoá công: nó ngắn đến nỗi người ta
có thể tưởng bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là
tai hại, nếu hai má nó phinh phính thì lại còn được hao hao như mặt lợn…Cái
mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh
muốn chen lẫn nhau với cái môi cũng cố to cho không thua với cái mũi…”.
Nhưng đằng sau ngoại hình khó nhìn ấy lại là một tấm lòng chân thành, mộc
mạc. Trong khi cả xã hội chỉ thấy ở Chí Phèo chất quỷ dữ thì chính Thị Nở lại
nhận ra Chí hiền như đất. Nếu cả xã hội thực dân phong kiến đẩy Chí Phèo từ
chỗ là con người thành con quỷ thì chính tình yêu của Thị Nở lại đưa Chí
Phèo từ chỗ con quỷ trở thành con người. Bát cháo hành ấm nóng tình người
của Thị đã đánh thức lương tri trong con người Chí. Miêu tả vẻ bề ngoài đối
lập với bên trong của nhân vật Thị Nở, nhà văn đã bày tỏ niềm tin vững chắc
vào tình người ở những người nông dân khốn khổ. Như vậy qua ngoại hình
Chí phèo, Thị Nở, cần phải “đọc” ra được thái độ nhân văn của tác giả, chất
nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
Trong tác phẩm “Vợ chồng Aphủ”(Tô Hoài), khi miêu tả nhân vật Mị
nhà văn gợi lại dáng điệu “ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu
ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi
cõng nước dưới khe suối lên cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi” “mỗi
ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Dáng điệu ấy
góp phần biểu hiện thân phận khổ đau, cô đơn, tủi nhục.
Hình ảnh người vợ nhặt trong truyện ngắn“Vợ nhặt ”(Kim Lân), hiện
ra với một chân dung ngoại hình thảm hại “Hôm nay thị rách quá, áo quần tả
tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn
thấy hai con mắt”. Hằn in trên ngoại hình ấy là tất cả sự đói khát, nghèo khổ,
cùng cực trong cuộc đời của người nông dân Việt Nam vào nạn đói 1945.
Người đàn bà trong“Chiếc thuyền ngoài xa”(Nguyễn Minh Châu) được
miêu tả: “Thân hình cao lớn, thô kệch, mặt đầy những nốt rỗ chằng chịt, với
khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt, tấm lưng áo bạc phếch, nửa thân dưới ướt sũng.
Đó là bức kí hoạ chân dung của một người lao động vùng biển nghèo khổ, lam

lũ, vất vả, cực nhọc trong cuộc sống mưu sinh và hành trình tìm kiếm hạnh
phúc.
3.3.3. Cử chỉ, hành động
Khắc hoạ nhân vật, nhà văn thường lựa chọn những hành động độc đáo
gây được ấn tượng sâu đậm đối với người đọc. Hành động là phương diện
quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật, bản chất nhân vật. Đối với các tác
phẩm tự sự trong dòng văn học hiện thực phê phán, tính cách nhân vật không
phải ngay từ đầu đã được hình thành trọn vẹn. Chính hành động có tác dụng
9


bộc lộ quá trình phát triển của tính cách và thúc đẩy diễn biến của hệ thống
cốt truyện. Vì thế cần phải chú ý hành động khi đọc-hiểu nhân vật.
Đối với nhân vật Chí Phèo hành động đâm chết Bá Kiến và kết liễu
cuộc đời mình nói lên nhiều điều. Nó thể hiện sự thức tỉnh của Chí Phèo, nó
thể hiện khao khát được sống đúng là một con người. Tìm đến cái chết chính
là để khẳng định nhân cách của mình. Chí Phèo đã lựa chọn cái chết- một sự
lựa chọn nghiệt ngã nhưng đó là cách duy nhất để con người lương thiện trong
Chí được sống, để nhân cách được tồn tại. Với hành động đó Chí Phèo đã chết
như một con người.
Phân tích nhân vật Huấn Cao trong“Chữ người tử tù”(Nguyễn Tuân),
phải chú ý đến hành động đầu tiên khi nhân vật đến trại giam vùng Tỉnh Sơn
đó là cái dỗ gông “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình
thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”. Đây là
hành động không chỉ rất khó vì nó dài tám thước, nặng đến bảy, tám tạ, mà
còn là hành động không được phép vì nó tượng trưng cho sự trói buộc, quyền
uy, pháp luật phong kiến. Chính vì vậy hành động dỗ gông thể hiện khí phách
hiên ngang, tinh thần bất khuất của một trang anh hùng lẫm liệt sẵn sàng vượt
lên cả cường quyền. Nếu hành động dỗ gông làm nổi bật vẻ đẹp khí phách thì
hành động cho chữ lại là biểu hiện cao của vẻ đẹp thiên lương. Cho chữ là để

bàn giao lại cái đẹp cho đời cho người và hơn cả đây là hành vi đáp nghĩa cao
đẹp.
Nhân vật Mị trong tác phẩm“Vợ chồng APhủ”được Tô Hoài mô tả
bằng rất ít hành động, chủ yếu là dòng nghĩ suy trong tâm tư. Tuy nhiên trong
ít hành động đó cần phải chú ý đến hành động uống rượu của Mị trong đêm
tình mùa xuân“Mị lén lấy hũ rượu uống ực từng bát”. Hành động khác
thường ấy thể hiện một đời sống nội tâm sục sôi bên trong, một sự nổi loạn
tâm lí của nhân vật. Mị uống rượu hay Mị uống hận, uống cái đắng cay của
phần đời đã qua, uống cái khao khát của phần đời chưa tới, uống để quên đi
hiện tại cũng là để nhớ về ngày trước. Tiếp đó là hành động “đến góc nhà, lấy
ống mỡ, xắn thêm một miếng bỏ vào đĩa đèn cho sáng”, Mị đang thắp sáng
cho căn phòng của mình, thắp sáng cho tâm hồn mình, cuộc đời mình, Mị
không còn chịu nổi bóng tối vây bọc lấy mình nữa. Sau nữa “Mị quấn lại tóc,
Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”. Qua những hành động đó
nhà văn đã diễn tả được cảm xúc xôn xao rạo rực trong khát vọng tự do, tình
yêu, hạnh phúc của nhân vật. Và đỉnh điểm của khát vọng ấy là hành động cắt
dây cởi trói cho A Phủ, chạy theo A Phủ. Mị đã tự giải thoát cho mình thoát
khỏi cường quyền và thần quyền của nhà thống lí Pá Tra, điều đó thể hiện sức
sống mãnh liệt trong tâm hồn. Khác với nhân vật Mị, A Phủ nghĩ ít chủ yếu là
hành động, ấn tượng nhất là hành động đánh A Sử “chạy vụt ra vung tay ném
con quay rất to vào mặt A Sử… A Phủ xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu
10


xuống, xé vai áo, đánh tới tấp”. Hành động đó nói lên tính cách mạnh mẽ,
thẳng thắn, bộc trực, không sợ cường quyền của nhân vật.
Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu),
hành động đánh vợ của lão đàn ông bộc lộ rõ tính cách vũ phu, tâm lí bức xúc
vì gánh nặng của cuộc sống mưu sinh đầy khốn khó.
3.3.4. Đời sống nội tâm

Nội tâm nhân vật là những tâm tư tình cảm bên trong của nhân vật. Văn
học là một môn khoa học hướng đến đối tượng là con người nhưng đó là con
người bên trong với những diễn biến tâm lí tinh tế sâu sắc với những trạng
thái cảm xúc phong phú. Vì thế khi sáng tạo, các nhà văn rất chú trọng đi sâu
vào đời sống nội tâm của nhân vật. Để diễn tả được thế giới nội tâm nhân vật,
nhà văn phải có vốn hiểu biết sâu về cuộc sống và con người, nắm bắt được
những chuyển biến dù nhỏ nhất của trạng thái tâm lí. Bởi thế qua đời sống nội
tâm của nhân vật, người đọc hiểu được tính cách nhân vật, thấy được tài năng
và tấm lòng của nhà văn.
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ”(Thạch Lam) có cốt truyện rất đơn giản, chủ
yếu là dòng chảy tâm trạng của hai đứa trẻ An và Liên trong sự biến chuyển
của thời gian từ chiều muộn đến tối hẳn và đêm khuya. Lúc chiều buông
xuống trước cảnh phố huyện nghèo nàn, tiêu điều, xơ xác, Liên không hiểu
sao nhưng thấy lòng buồn man mác. Đêm về phố huyện ngập trong bóng tối,
ánh sáng chỉ còn leo lét, lấp lánh…Liên thấy tâm hồn yên tĩnh hẳn có những
cảm giác mơ hồ không hiểu. Hai chị em cố thức đợi chuyến tàu Hà Nội trong
nỗi khắc khoải hồi hộp mong chờ, vui sướng khi tàu đến gần và đầy tiếc nuối
vì chỉ trong khoảnh khắc tàu đã vụt qua để rồi lặng theo mơ tưởng. Tâm trạng
ấy chỉ có ở những tâm hồn trong sáng đầy sức sống mà thôi. Miêu tả đời sống
nội tâm của hai đứa trẻ nhất là tâm trạng đợi tàu gắn với hành trình đến và đi,
từ xa đến gần, từ gần đến xa của chuyến tàu Hà Nội, nhà văn đã thể hiện niềm
xót thương vô hạn đối với những kiếp người tàn tạ đang phải sống cơ cực
quẩn quanh, chìm khuất, niềm trân trọng nâng niu đối với những khát mơ giản
dị, khiêm nhường, đẹp đẽ của con người. Đồng thời, nhà văn muốn lay tỉnh
những ai đang sống ủ ê, mòn mỏi, hãy biết vươn lên, biết ước mơ, biết hướng
đến cuộc sống có ánh sáng. Thông điệp mà nhà văn tha thiết gửi đến người
đọc là hãy cứu lấy những đứa trẻ, hãy cứu lấy tương lai. Chất trữ tình, chất
nhân văn của tác phẩm toát ra từ những cảm xúc, cảm giác trong mạch tâm lí
đó của nhân vật.
Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao có nhiều trang viết cảm động

chứng tỏ trình độ bậc thầy của một nhà văn hiện thực tâm lí. Đó là những
trang viết về đời sống nội tâm rất phức tạp đầy tính bất ngờ đột biến nhưng rất
lôgic, đúng quy luật tâm lí từ thức tỉnh, hi vọng, thất vọng, đau đớn, phẫn uất
và cuối cùng là tuyệt vọng của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở cho đến lúc kết
11


liễu cuộc đời. Dù viết về trạng thái tâm lí của nhân vật trong một khoảnh khắc
hay cả một quá trình, nhà văn đều khẳng định được tài, tâm của mình. Miêu tả
diễn biến tâm lí của Chí Phèo, Nam Cao muốn khẳng định bản tính lương
thiện của con người không bao giờ mất đi, nó chỉ lặn sâu vào tiềm thức, khi
được sống trong tình yêu, tình người nó sẽ trở về. Tin vào bản tính tốt đẹp của
con người, đồng thời nhà văn muốn lên án ố cáo đanh thép cái xã hội bất nhân
và đặt ra một vấn đề khẩn thiết: Hãy cứu lấy nhân phẩm cho con người.
Đọc-hiểu về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt là chủ yếu đi
sâu vào đời sống nội tâm phức hợp: vừa buồn vừa vui, vừa mừng vừa tủi, vừa
lo lắng vừa hi vọng, vừa đau đớn xót xa của một người mẹ hồn hậu giàu tình
thương con trong một tình huống dở khóc dở cười.
3.3.5. Ngôn ngữ nhân vật
Ngôn ngữ nhân vật là lời nói của nhân vật trong tác phẩm. Đây là
phương diện thể hiện rõ tính cách của nhân vật thậm chí là của một tầng lớp
người nhất định. Có thể xem nó là một trong những yếu tố góp phần tự hoạ
chân dung nhân vật.
Xuân tóc đỏ trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng khi đã trở
thành nhà cải cách xã hội, giáo sư quần vợt, cố vấn báo gõ mõ… vẫn mở
miệng ra là “mẹ kiếp, nước mẹ gì”. Điều đó chứng tỏ bản chất lưu manh, vô
học, vô giáo dục của hắn.
Nhân vật Bá Kiến trong “Chí Phèo”(Nam Cao) được miêu tả với giọng
nói rất sang, tiếng cười Tào Tháo, thể hiện rõ bản chất xảo quyệt, thâm độc,
gian hùng của hắn.

Trong “Rừng xà nu”(Nguyễn Trung Thành), cụ Mết là nhân vật được
hiện lên thật ấn tượng qua ngôn ngữ. Lời nói của cụ đanh, mạnh, chắc, ngắn
gọn phát ra như hiệu lệnh tấn công, giọng nói ồ ồ dội vang lên từ trong lồng
ngực như mang theo cả âm vang của núi rừng. Ngôn ngữ đó thể hiện sức
mạnh, khí phách anh hùng, tinh thần bất khuất của con người Tây Nguyên.
3.3.6. Mối quan hệ của nhân vật với nhân vật khác
Nhân vật trong tác phẩm tự sự không hiện ra đơn độc mà bao giờ cũng
được đặt trong mối quan hệ với các nhân vật khác. Thông qua các mối quan
hệ, nhân vật sẽ bộc lộ tính cách và truyền đi bức thông điệp tư tưởng, thẩm mĩ
của nhà văn. Nhân vật có thể được đặt trong mối quan hệ cùng tuyến hoặc
khác tuyến, trong mối quan hệ tương đồng hoặc tương phản.
Phân tích nhân vật Chí Phèo nên đặt Chí trong mối quan hệ với người
sinh ra Chí, Bá Kiến, bà ba Bá Kiến, Binh Chức, Năm Thọ, Thị Nở, bà cô Thị
Nở. Đặt trong mối quan hệ với người mẹ mới cảm nhận hết được những tủi
cực, đau đớn, những đáng thương, tội nghiệp của Chí. Ngay từ khi hoài thai,
người mẹ ấy đã không mừng vui chờ đón sự ra đời của đứa con vì thế vừa
sinh ra đã lập tức vứt Chí Phèo trong cái lò gạch cũ. Chí Phèo không nhận
12


được hơi ấm của tình mẫu tử, không được một bàn tay săn sóc của người mẹ,
không qua thời cháo sữa. cuộc đời Chí Phèo từ khi mới sinh ra đã tròn trĩnh là
một con số không. Trong mối quan hệ với bà ba Bá Kiến, Chí Phèo là thân
phận một đứa ở. Bị mụ chủ sai làm việc bất chính, Chí Phèo cảm thấy nhục
nhã, không làm không được nhưng làm thì Chí Phèo thấy lòng tự trọng bị tổn
thương. Như vậy đặt trong mối quan hệ đó nhà văn đã làm nỗi bật cả vẻ đẹp
nhân cách và nỗi đau nhân phẩm của nhân vật. Khi đến với Thị Nở, Chí Phèo
đã trở về là một con người lương thiện, hiền lành như xưa, nhân tính được hồi
sinh mạnh mẽ. Đặt Chí trong mối quan hệ với Thị Nở nhà văn thể hiện được
niềm tin của mình vào tính người và tình người. Như vậy đặt trong rất nhiều

mối quan hệ, nhân vật sẽ hiện ra đầy đủ, sâu sắc và làm nổi bật chủ đề tư
tưởng tác phẩm.
Trong tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành ), đặt các nhân vật
cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, Heng trong mối quan hệ với nhau, người đọc sẽ cảm
nhận được nét đẹp truyền thống, sự tiếp nối truyền thống của con người Tây
Nguyên, con người Việt Nam trong kháng chiến.
Đọc-hiểu tác phẩm tự sự từ góc độ nhân vật cần lưu ý thêm: khi cảm
nhận nhân vật không chỉ dừng ở cấp độ cụ thể như lai lịch, ngoại hình, cử chỉ
hành động, nội tâm, ngôn ngữ, mối quan hệ với các nhân vật khác, mà cần
nâng lên tầm khái quát để chỉ ra ý nghĩa chung của nhân vật trong việc thể
hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm, quan niệm của nhà văn. Cần khái quát nghệ
thuật xây dựng nhân vật để thấy được những sáng tạo riêng in đậm cá tính của
nhà văn.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
+ Đối với chất lượng giảng dạy và giáo dục của bản thân: Những giải pháp
trên luôn thôi thúc tôi không ngừng nâng cao tinh thần học, đọc, tìm tòi, sáng
tạo. Áp dụng những giải pháp trên bài dạy trở nên sâu hơn, phong phú hơn,
chất lượng được nâng cao hơn.
+ Đối với đồng nghiệp:
- Sáng kiến kinh nghiệm đã được đưa ra thảo luận trong tổ chuyên môn, được
giáo viên áp dụng và mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy.
- Giúp giáo viên tích luỹ thêm kinh nghiệm giảng dạy, xác định được hướng
dạy, hướng khai thác tác phẩm hướng ra đề kiểm tra, hướng ôn tập nhằm đáp
ứng yêu cầu đề thi học sinh giỏi, đề thi THPTQG.
+ Đối với học sinh:
- Nâng cao vốn hiểu biết về văn chương
- Bồi dưỡng tâm hồn thêm phong phú, nhạy cảm
- Phát huy khả năng cảm thụ văn học, thâm nhập sâu vào thế giới nghệ thuật
của tác phẩm
- Say mê với môn học, có hứng thú tìm tòi, sáng tạo

13


- Khả năng tư duy được mài sắc, khả năng diễn đạt được nâng cao
- Làm tốt các dạng đề thi về cảm nhận nhân vật hoặc làm nổi bật một nội dung
tư tưởng, một ý kiến nhận xét nào đó qua nhân vật.
- Kết quả học tập tiến bộ trông thấy trong mỗi tiết học và trong các bài làm
văn.
Sau đây là kết quả thực nghiệm ở lớp A9 trong hai năm học vừa qua
Lớp
Học kì
Giỏi
Khá
Trung bình Yếu
11A9
Học kì I
5%
20%
70%
5%
Học kì II
8%
32%
60%
2%
12A9
Học kì I
15%
40%
45%

0
Học kì II
30%
50%
20%
0
PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Văn học là nhân học, văn học là khoa học về con người-con người
trong chiều sâu của nội tâm, con người trong thế giới phong phú, phức tạp của
những trạng thái xảm xúc. Dù viết về loài vật, đồ vật…thì nhà văn đều miêu tả
theo quy luật của con người, nhằm nói đến con người, cuộc sống của con
người. Sáng tạo tác phẩm, công việc đầu tiên mà nhà văn phải chuẩn bị là
nhân vật. Đây là hình tượng nghệ thuật biết nói, giúp nhà văn phát ra những
thông điệp. Vì thế đọc-hiểu tác phẩm tự sự từ góc độ nhân vật là yêu cầu bắt
buộc. Cách tiếp cận nhân vật sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp người đọc hiểu sâu
về nội dung tư tưởng và tài năng nghệ thuật của nhà văn để từ đó đánh giá
đúng giá trị tác phẩm và đóng góp của nhà văn cho lịch sử văn học nước nhà.
Qua thực tế áp dụng các giải pháp đã nêu trong sáng kiến kinh nghiệm,
kết quả giảng dạy của bản thân và giáo viên trong tổ chuyên môn, sự tiến bộ
trong học tập của học sinh, tôi nhận thấy tính khả thi của đề tài. Tuy nhiên đề
tài vẫn cần được bổ sung và hoàn thiện trong quá trình giảng dạy nên tôi rất
mong được sự góp ý nhiệt tình của đồng nghiệp.
2. Kiến nghị
Để sáng kiến kinh nghiệm phát huy được hiệu quả tôi xin kiến nghị: các
nhà trường bổ sung tài liệu tham khảo hằng năm vào thư viện để giáo viên và
học sinh có điều kiện học tập, nâng cao chất lượng dạy và học.
Xin trân trọng cảm ơn !
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị


Thanh Hoá, ngày 20 tháng 5 năm 2018
CAM ĐOAN KHÔNG COPY
Nguyễn Thị Hà
14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nguyễn Đăng Mạnh,
NXB Giáo dục, 1994
2. Nghĩ tiếp về Nam Cao, NXB Hội nhà văn Việt Nam, HN 1992
3. Tìm hiểu truyện ngắn, Trần Thanh Địch, NXB Tác phẩm mới, Hội nhà
văn Việt Nam, 1988
4. Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, NXB Giáo dục, 2004
5. Từ điển văn học, Đỗ Đức Hiểu, NXB Thế giới, 2003

15


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
CẤP SỞ GD-ĐT XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hà
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ trưởng chuyên môn – Trường THPT Lương
Đắc Bằng
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh Kết quả
Năm học
giá xếp đánh giá đánh giá
loại

xếp loại
xếp loại
1
Dạy bài thơ Tràng giang của
Sở GD và
C
1996-1997
Huy Cận từ góc độ thi pháp
ĐT
2
Cơ sở lí luận của việc đổi mới Sở GD và
C
1998-1999
phương pháp dạy học Văn
ĐT
3
Thiết kế giờ dạy đoạn trích
Sở GD và
B
2001-2002
Trao duyên
ĐT
4
Chủ động, sáng tạo trong
Sở GD và
C
2002-2003
cách đặt câu hỏi nhằm phát
ĐT
huy trí lực cho học sinh

5
Tìm hiểu nhân vật Thuý Kiều Sở GD và
C
2007-2008
trong đoạn trích Trao duyên
ĐT
và Nỗi thương mình dưới góc
độ bản thể luận
6
Đọc – hiểu kịch bản văn học
Sở GD và
B
2013-2014
theo đặc trưng thể loại
ĐT
7
Một số phương pháp ôn thi
Sở GD và
B
2014-2015
THPTQG môn Ngữ Văn
ĐT
8
Luyện kỹ năng so sánh trong Sở GD và
B
2016-2017
cảm thụ văn học
ĐT

16




×