Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học tích hợp trong giờ đọc hiểu văn bản văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.61 KB, 22 trang )

Sở giáo dục và đào tạo Thanh hóa

TrUờng thpt Lý THNG KIT

SNG KIN KINH NGHIM

MộT Số KINH NGHIệM VậN DụNG PHƯƠNG PHáP
DạY HọC TíCH HợP TRONG Giờ Đọc hiểu
văn bản văn học

Ngời thực hiện: Lờ Th Hng Hnh
Chc v : Giỏo Viờn
n v cụng tỏc: Trng THPT Lý Thng Kit
Lnh vc: Ng Vn.

THANH HểA, NM 2018


MỤC LỤC
I.Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.Lí do chọn đề tài:..........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu:..................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu:.................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................1
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:.....................................2
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề: ............................................................................2
2.2. Cơ sở thực tiễn:............................................................................................2
2.3. Thực trạng của việc vận dụng PPDH tích hợp trong bộ môn Ngữ văn hiện
nay:......................................................................................................................3
2.4. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:.......................................5
2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:........................................................17


2.5.1. Về phía học sinh.......................................................................................17
2.5.2. Về phía giáo viên....................................................................................17
III. Kết luận và đề xuất:..................................................................................18
TƯ LIỆU THAM KHẢO................................................................................19

DANH MỤC..............................................................................................20

1


MỘT SỐ KINH NGHIỆM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH
HỢP TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
I.Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài:
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)là một yêu cầu của nền giáo
dục hiện nay nhằm đáp ứng các mục tiêu của sự nghiệp giáo dục đào tạo trong
thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một trong những PPDH mới là
PPDH tích hợp. Phương pháp này được chính thức đưa vào áp dụng trong nhà
trường phổ thông từ năm học 2002-2003, khi chúng ta tiến hành cải cách giáo
dục ở cấp THCS.
Đối với bậc THPT, việc học tập và vận dụng PPDH này đã có một thời
gian đủ để chúng ta tổng kết lại thực tiễn, những mặt đã làm được và chưa làm
được của giáo viên về việc vận dụng PPDH này.
Trên tinh thần đó, là một giáo viên dạy Ngữ Văn, tôi xin được bàn về
vấn đề nêu trên qua đề tài: “Một vài kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy
học tích hợp trong giờ đọc hiểu văn bản văn học”. Bàn về PPDH là bàn về một
vấn đề có tính chất nghiên cứu khoa học sâu và rộng. Ở đây, nhằm phục vụ trực
tiếp cho công tác dạy học tôi chỉ nói về kinh nghiệm vận dụng PPDH tích hợp
trong giờ đọc hiểu văn bản văn học (VBVH) mà thôi.
1.2. Mục đích nghiên cứu:

Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm phục vụ trực tiếp cho công tác dạy học
tích hợp một giờ học môn Ngữ Văn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này sẽ tổng kết kinh nghiệm dạy học sử dụng phương pháp tích hợp
trong giờ đọc hiểu văn bản văn học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài này, tôi sử dụng một số phương
pháp như: phân tích, so sánh, phân loại, thống kê.
2


II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
2.1.1. Quan điểm về nội dung và phương pháp giáo dục của Nhà nước ta
là giáo dục toàn diện. Điều 5, Luật Giáo dục [1] ghi rõ: “ Nội dung giáo dục phải
đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống “ . “ Phương
pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của
người học.”
2.1.2. Quan điểm đó được cụ thể hóa trong việc thiết lập chương trình và
biên soạn sách giáo khoa theo hướng tích hợp và PPDH tích hợp được Bộ chỉ đạo
cho cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên trực tiếp đứng lớp học tập và áp dụng.
2.1.3. Việc vận dụng PPDH tích hợp là một trong những cơ sở đánh giá
hiệu quả của một tiết dạy về mặt phương pháp .
2.1.4. Đặc trưng bộ môn Ngữ văn có khả năng lớn trong việc vận dụng
PPDH tích hợp:
- Nội dung, kiến thức, mục tiêu cần đạt ở ba phân môn Đọc hiểu, Tiếng
Việt, Làm văn có quan hệ mật thiết với nhau và đều hướng tới mục tiêu cuối
cùng là nâng cao trình độ sử dụng Tiếng Việt và khả năng cảm thụ văn học cho
học sinh.
- Cả ba phân môn là những môn học có tính chất công cụ và có tính nghệ

thuật, liên quan đến việc sử dụng tiếng Việt.
- Cả ba phân môn đều do một giáo viên dạy trên một đơn vị lớp.
2.2. Cơ sở thực tiễn:
2.2.1. Sách giáo khoa ( SGK ) biên soạn theo hướng tích hợp các phần
Ngữ và Văn. Cấu trúc chương trình các cấp học được xây dựng theo mô hình
những đường tròn đồng tâm. Trong hướng dẫn học bài và dạy học, có những vấn
đề SGK yêu cầu cần phải sử dụng PPDH tích hợp trong tiết dạy.
---------------------[1]. Luật giáo dục số 38/2005/QH11 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông
qua ngày 27 tháng 6 năm 2005

3


2.2.2. Các phân môn của bộ môn Ngữ văn ở THPT có quan hệ khá chặt
chẽ. Làm văn cùng với Văn học và Tiếng Việt tạo thành “cái kiềng” Ngữ văn
trong chương trình Ngữ văn ở các bậc học phổ thông. Sự cấu tạo này thể hiện rất
rõ, từ chương trình, SGK cho đến các tiết học cụ thể, các bài kiểm tra, các bài
thi. Ở SGK, văn bản văn học vừa là đối tượng học tập vừa là ngữ liệu, phương
tiện để phục vụ học tập các phân môn Tiếng Việt, Làm văn. Ngược lại, khi học
đọc hiểu văn bản văn học ( VBVH ) lại dùng những tri thức khoa học của phân
môn Tiếng Việt và Làm văn để khai thác.
2.2.3. PPDH Ngữ văn ở THPT dựa trên hai trục Đọc văn và Làm văn cũng
thể hiện rất rõ tính chất tích hợp. Dạy đọc văn là để cung cấp tri thức và phương
pháp cho làm văn và ngược lại, dạy làm văn là để củng cố tri thức và phương
pháp đọc hiểu VBVH.
2.2.4. Mặt khác, là một môn thuộc khoa học xã hội, môn Ngữ Văn có liên
quan mật thiết đến các môn học khác như Lịch Sử, Địa Lí, Giáo Dục Công Dân.
Do vậy, tích hợp dạy học các kiến thức trong môn Ngữ Văn có một khả năng lớn.
2.2.5. Việc kiểm tra thi cử, đề thi, kiểm tra hiện nay đòi hỏi sự vận dụng
tích hợp nhiều loại kiến thức, phương pháp, kĩ năng.

2.3. Thực trạng của việc vận dụng PPDH tích hợp trong bộ môn Ngữ
văn hiện nay:
2.3.1. Thực trạng: Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng PPDH tích hợp
là một tất yếu trong dạy học bộ môn Ngữ văn. Thế nhưng, việc vận dụng
phương pháp này trong thực tế không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả.
+ Nhiều giờ dạy, giáo viên chưa chú ý đến việc vận dụng PPDH tích hợp.
Do đó, dẫn đến việc khai thác bài dạy thiếu tính hệ thống, thiếu chiều sâu, làm
cho chất lượng bài dạy không đạt.
Ví dụ: Đọc hiểu truyện ngắn “ Những đứa con trong gia đình ” của
Nguyễn Thi, khi phân tích các đặc điểm phẩm chất của những con người trong
gia đình nhân vật Việt, cần phải liên hệ đến phẩm chất của các nhân vật trong tác
4


phẩm “Rừng xà xu” của Nguyễn Trung Thành để thấy rõ hơn, sâu sắc hơn
những phẩm chất lịch sử của con người Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ
đồng thời để thấy vẻ đẹp riêng của mỗi con người ở những vùng văn hóa, vùng
đất khác nhau. Có như vậy mới giúp học sinh thấy được mối liên hệ của các tác
phẩm, chiều sâu của hình tượng…
+ Nhiều giờ dạy, giáo viên tích hợp một cách gượng gạo, các đơn vị kiến
thức được tích hợp không có mối liên hệ gắn bó.
Ví dụ: Đọc hiểu truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu lại đem so sánh nhân vật người đàn bà làng chài với nhân vật bà Hiền
trong tác phẩm “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải về tiêu chí vai trò của
người phụ nữ trong gia đình thì qủa là gượng ép. Bởi lẽ, hai người đàn bà trong
hai gia đình ở hai hoàn cảnh khác nhau, được xây dựng bởi hai cảm hứng khác
nhau thì làm sao mà liên hệ so sánh được.
+ Nhiều giờ dạy, giáo viên lựa chọn đơn vị kiến thức tích hợp chưa đúng
trọng tâm.Vẫn thừa nhận là dạy học cần vận dụng PPDH tích hợp song việc vận
dụng này là để phục vụ cho mục tiêu của bài dạy chứ không phải là sử dụng tích

hợp tùy tiện được. Kiểu vận dụng này, vô hình trung làm lệch nội dung, mục tiêu
cần đạt của tiết dạy.
Ví dụ: Đọc hiểu “Vợ Nhặt” của Kim Lân thì mục tiêu cần đạt về nội dung
là thấy được vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động nghèo bên bờ vực của
cái chết. Đó là lòng ham sống, khát vọng hạnh phúc và lòng nhân ái của con
người. Như vậy, nếu tích hợp liên hệ người vợ nhặt với nhân vật chị Dậu (Tắt
đèn – Ngô Tất Tố) chỉ để nói về thân phận con người thì đã làm lạc hướng mục
tiêu bài học.
+ Khi vận dụng PPDH tích hợp, giáo viên thiếu sự chuần bị kĩ , sử dụng
tích hợp một cách tùy hứng dẫn đến hiệu quả tích hợp không cao.
Ví dụ: Giáo viên chưa chủ động chuẩn bị dữ liệu để phục vụ việc dạy học
tích hợp. Dạy bài “Sóng” của Xuân Quỳnh điểm nhấn sẽ là cảm quan và khát
vọng của Xuân Quỳnh về tình yêu lứa đôi. Tất nhiên với bài này, tích hợp với
5


cảm quan và khát vọng của Xuân Diệu về tình yêu là hoàn toàn hợp lí. Thế
nhưng, một điều oái oăm là khi nhắc đến Xuân Diệu, ông hoàng của thơ tình yêu
thì giáo viên lúng túng không biết chọn bài thơ nào, tứ thơ , câu thơ nào cần viện
dẫn để phân tích, so sánh để thấy điểm giống nhau và điểm khác biệt giữa hai thi
nhân khi nói về tình yêu.
2.3.2. Nguyên nhân:
Có mấy nguyên nhân sau đây:
- Chưa có ý thức, chưa chú trọng đến PPDH tích hợp còn mới mẻ đối với
giáo viên THPT.
- Kĩ năng lựa chọn các đơn vị kiến thức tích hợp còn hạn chế: tích hợp
không đúng trong tâm; tích hợp gò ép, gượng gạo.
- Chủ quan, tùy hứng, thiếu sự chuẩn bị, thiếu kế hoạch.
- Chưa hiểu rõ quy trình chuẩn bị để thực hiện dạy học theo PPDH tích hợp.
2.3.3. Hậu quả:

Từ những nguyên nhân trên, có thể thấy, việc áp dụng một PPDH nhỏ mà
không đúng dẫn đến một hậu quả lớn. Đó là:
+ Học sinh không nhận ra được sự gắn kết của các đơn vị kiến thức trong
SGK, một vấn đề mà người biên soạn sách rất lưu tâm.
+ Học sinh không cảm nhận được chiều sâu, những vẻ đẹp riêng của mỗi
tác phẩm văn học trong hệ thống thể loại, đề tài, chủ đề.
+ Ảnh hưởng đến chất lượng viết bài làm văn ở học sinh .Đó là sự vận
dụng kết hợp các kiến thức Tiếng Việt, Văn học, các môn học khác vào Làm văn
không phong phú. Tức là ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
+ Ảnh hưởng đến phương pháp và năng lực cảm thụ văn học của học sinh.
2.4. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
2.4.1. PPDH tích hợp trong môn Ngữ Văn là gì?
Tích hợp trong quá trình dạy học là sự phối kết hợp các tri thức của một
số môn học có những nét chính, tương đồng xoay quanh một chủ đề nào đó. Nói
cách khác, tích hợp là phương pháp phối hợp một cách riêng lẻ các môn học
6


khác nhau, các phân môn học khác nhau theo những hình thức, cấp độ khác
nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích , yêu cầu cụ thể nào đó của tiết
học. Tích hợp trong môn Ngữ văn là sự kết nối tri thức giữa ba phân môn: Tiếng
Việt, Đọc hiểu và Làm văn và giữa môn Ngữ Văn với các môn học khác. Đó
chính là phương pháp tiếp cận kiến thức từ việc khai thác các tri thức cụ thể của
các phân môn, liên môn trên cở sở một hoặc một số bài học có những nội dung,
đơn vị kiến thức liên quan.
2.4.2. Xác định đúng nội dung, mục tiêu tích hợp:
Để vận dụng PPDH tích hợp có hiệu quả, người dạy cần phải xác định
chính xác, đúng đắn mục tiêu, nội dung , nguyên tắc, phương pháp tích hợp
trong bài dạy. Theo kinh nghiệm của tôi, các nội dung trên sẽ là:
2.4.2.a. Mục tiêu: (Trả lời câu hỏi: sử dụng PPDH tích hợp trong bài dạy

để làm gì?)
+ Khắc sâu kiến thức bài học.
+ Thể hiện tính liên kết, mối quan hệ hữu cơ của chương trình.
+ Rèn luyện kĩ năng tiếp nhận kiến thức liên môn cho học sinh.
2.4.2.b. Nội dung: (Trả lời câu hỏi: Trong bài dạy, nội dung nào cần phải
dạy theo lối tích hợp?)
+ Các nội dung kiến thức có những điểm liên quan, tương đồng với các
bài đã học.
+ Các nội dung kiến thức cần đến việc sử dụng kiến thức của các bộ môn
khác, phân môn khác để làm phương tiện, công cụ khai thác.
2.4.2.c. Nguyên tắc: (Trả lời câu hỏi: Sử dụng PPDH tích hợp trong bài
dạy xuất phát từ những cơ sở nào?).
+ Căn cứ vào mục tiêu cần đạt của tiết học.
+ Căn cứ vào nội dung chương trình (các bài học trước hoặc sau bài cần
dạy có liên quan )
2.4.2.d. Phương pháp: (Trả lời câu hỏi: Cách thức sử dụng PPDH tích hợp
như thế nào?).
7


+ Xác định nội dung, phạm vi kiến thức cần tích hợp.
+ Lựa chọn dữ liệu tích hợp.Ví dụ minh họa: Khi dạy bài đọc hiểu VBVH
“Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi, tôi làm như sau:
- Về mục tiêu sử dụng PPDH tích hợp, tôi cần cho học sinh hiểu được:
+ Những phẩm chất cách mạng của gia đình nhân vật Việt vừa có tính chất
truyền thống của một gia đình cách mạng, vừa là những phẩm chất tiêu biểu cho
con người miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đồng thời,
cho học sinh thấy vẻ đẹp riêng trong tính cách của từng nhân vật. Thực hiện
được như thế là giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
+ Khi dạy, tôi chọn các VBVH có nội dung liên quan với VBVH “Những

đứa con trong gia đình” để so sánh và khái quát nội dung nêu trên như: “Rừng
xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành, “Đất ”của nhà văn Anh Đức. Nghĩa là
tôi vừa cho học sinh thấy sự liên kết giữa các bài học trong chương trình vừa
giúp học sinh kĩ năng, vốn kiến thức để làm văn.
- Về nội dung cần tích hợp trong bài dạy: Với bài dạy này tôi chọn nội dung
cần tích hợp để so sánh, đối chiếu, củng cố và khắc sâu kiến thức học sinh là:
+ Những vẻ đẹp phẩm chất của hai nhân vật Chiến và Việt (so sánh với
Dít, Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu”, nhân vật ông Tám trong tác phẩm “Đất”)
+ Kĩ năng nghị luận về tác phẩm, đoạn trích tác phẩm văn xuôi (đã học ở
bài trước) và làm bài viết ở bài sau.
+ Sử dụng các nội dung của bài học Nhân vật giao tiếp để phân tích đoạn
hội thoại của hai nhân vật Việt và chị Chiến trong tác phẩm.
- Về nguyên tắc tôi dựa vào mục tiêu cần đạt của tiết học (theo tài liệu
chuẩn kiến thức):
+ Hiểu được vẻ đẹp phẩm chất cách mạng truyền thống của những con
người trong gia đình Việt đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người
Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Kĩ năng nghị luận về đoạn trích tác phẩm văn xuôi.
8


- Về phương pháp, tôi tiến hành xác định nội dung tích hợp trong bài dạy.
Đó là:
+ Những vẻ đẹp phẩm chất của hai nhân vật Chiến và Việt.
+ Kĩ năng nghị luận về tác phẩm, đoạn trích tác phẩm văn xuôi (đã học ở
bài trước)
+ Sử dụng các nội dung của bài học Nhân vật giao tiếp để phân tích đoạn
hội thoại của hai nhân vật Việt và chị Chiến trong tác phẩm. Trên cơ sở đó, tôi
lựa chọn các dữ liệu cụ thể để tích hợp (sẽ nói ở sau).
2.4.3. Chuẩn bị các dữ liệu để tích hợp:

Một trong những yếu tố quyết định thành công của việc vận dụng PPDH
tích hợp là việc chuẩn bị dữ liệu để tích hợp (dữ liệu được hiểu là các đơn vị
kiến thức cần có để tích hợp). Để việc chuẩn bị dữ liệu tích hợp có hiểu quả, tôi
xác định mục tiêu, nguyên tắc và phương pháp chuẩn bị như sau:
a. Mục tiêu: (Trả lời câu hỏi: sử dụng dữ liệu tích hợp trong bài dạy để
làm gì ?)
+ Giúp giáo viên chủ động trong việc sử dung PPDH tích hợp.
+ Giúp vận dụng PPDH tích hợp đúng mục tiêu và có hiệu quả.
b. Nguyên tắc: (Trả lời câu hỏi: Các dữ liệu tích hợp trong bài dạy phải
đáp ứng những tiêu chí nào ?)
+ Các dữ liệu phải có điểm tương đồng ( đề tài, chủ đề , loại, thể, kiểu…)
+ Các dữ liệu phải phù hợp với đơn vị kiến thức cần tích hợp.
c. Phương pháp: (Trả lời câu hỏi: Cách thức chuẩn bị dữ liệu tích hợp như
thế nào?)
+ Các dữ liệu nằm trong tác phẩm của chương trình ngữ văn đã học.
+ Các dữ liệu phải được viết ra, phải được đối chiếu , so sánh.
Ví dụ minh họa: Khi dạy trích đoạn “ Đất nước” trích Trường ca “Mặt
đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, tôi thực hiện việc chuẩn bị các dữ
liệu tích hợp như sau:
- Về mục tiêu ( như đã xác định ở trên )
9


- Về nguyên tắc và phương pháp:
+ Tôi tiến hành lựa chọn các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 12
có cùng đề tài, chủ đề với trích đoạn bài dạy “Đất nước” đã nêu. Đó là các bài
thơ: “Việt Bắc” ( Tố Hữu ), “Đất nước” ( Nguyễn Đình Thi ), “Bên Kia sông
Đuống” (Hoàng Cầm )
+ Tiến hành xác định nội dung tích hợp. Đối với bài dạy này, tôi xác định
lựa chọn nội dung tích hợp là ở đề tài, nội dung cảm hứng, chủ đề, cách thể hiện

ở mỗi tác phẩm.
+ Tiến hành tạo các dữ liệu: Viết sẵn ý đồ vào thiết kế bài dạy hay các thẻ
tư liệu cầm tay. Sau đây là một dạng thẻ dữ liệu cầm tay:Các bài thơ “Việt Bắc”
( Tố Hữu ), “Đất nước” ( Nguyễn Đình Thi ), “Bên Kia sông Đuống” ( Hoàng
Cầm ), “Đất nước” (“Trường ca Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa
Điềm ) có những điểm chung sau:
* Viết cùng một đề tài quê hương đất nước. Phần lớn viết trong bối cảnh
đất nước bị ngoại xâm
* Cảm hứng: bày tỏ lòng yêu quê hương đất nước, tự hào, ngợi ca đất
nước, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
* Cách thể hiện: Thơ trữ tình. Điểm khác biệt: Hoàng Cầm viết về chính
quê hương mình trong nỗi đau bị giặc chiếm đóng và tàn phá. Tố Hữu viết về
chiến khu Việt Bắc trong sự gắn bó với cách mạng và kháng chiến. Nguyễn
Đình Thi viết về một đất nước đang lớn lên trong nhận thức, tư tưởng của mình
còn Nguyễn Khoa Điềm lại viết về một đất nước vừa gần gũi gắn bó vừa rất đỗi
thiêng liêng trong tâm thức mọi người. Tất cả góp phần làm phong phú thêm
gương mặt đất nước trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam.
2.4.4. Sử dụng linh hoạt các hình thức tích hợp:
Có hai hình thức tích hợp cơ bản sau:
2.4.4.a. Tích hợp ngang: là hình thức tích hợp liên môn, liên phân môn và
là hình thức tích hợp theo từng thời điểm. Cụ thể là đối với môn Ngữ Văn, giáo
10


viên sử dụng tri thức của các phân môn Tiếng việt , Lí luận văn học, Làm văn để
giãi mã VBVH hoặc ngược lại.
Ví dụ: Khi dạy bài “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh, tôi đã sử dụng kiến
thức của bài Luật thơ, phần luật của thể thơ năm chữ để lí giải âm điệu, nhịp
điệu của bài thơ và lối tự sự - trữ tình của tác giả trong bài thơ
II.4.4.b. Tích hợp dọc: Tích hợp theo thể loại, đề tài, chủ đề của

TPVH.Mục đích của việc tích hợp này chủ yếu là so sánh, đối chiếu giữa các bài
học có cùng đề tài, chủ đề, các đơn vị kiến thức có quan hệ tương đồng để khắc
sâu kiến thức cho học sinh, giúp cho học sinh nhận ra những điểm giống nhau và
khác biệt của các nội dung cần quan tâm trong bài dạy VBVH.
Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh, một bài thơ tập
trung thể hiện những cảm nhận, suy tư và khát vọng của Xuân Quỳnh về tình
yêu , tôi liên hệ với ca dao nói về tình yêu lứa đôi, với thơ Xuân Diệu để học
sinh thấy được nét độc đáo, sự tinh thế và chiều sâu trong suy cảm của nữ thi sĩ
này. Như vậy, cùng dạy một bài “Sóng”của Xuân Quỳnh tôi đã linh hoạt sử dụng
hai hình thức tích hợp. Cách làm này giúp cho giờ dạy tránh được sự nhàm chán,
giúp cho việc khai thác kiến thức trong bài dạy rộng và sâu, học sinh lĩnh hội
được nhiều kiến thức và thấy được sự kết nối của các phân môn trong bộ môn,
các bài học trong chương trình , rèn luyện cho học sinh kĩ năng so sánh văn học
và giúp cho giờ học có hứng thú.
2.4.5. Ra đề kiểm tra đánh giá theo hướng tích hợp.
Kiểm tra là khâu đánh giá kết quả học tập của học sinh, giúp giáo viên
dựa vào kết quả dạy học mà điều chỉnh phương pháp dạy học hợp lí nhằm nâng
cao chất lượng dạy học. Kiểm tra theo hướng tích hợp là một hướng kiểm tra
hiện đại được áp dụng trong nhà trường những năm gần đây, nhất là trong các kì
thi lớn.
Đề kiểm tra luôn thể hiện xu hướng tích hợp kiểu thức theo hai kiểu hình
thức tích hợp đã nêu. Đối với môn Ngữ Văn, trong đề kiểm tra, người ra đề đồng
thời kiểm tra các tri thức Tiếng Việt, Văn học và Làm văn. Thậm chí, xuất phát
11


từ một ngữ liệu (đoạn văn, tác phẩm ngắn), người kiểm tra đồng thời kiểm tra
kiến thức của các phân môn (tích hợp ngang trong kiểm tra). Trong đề kiểm tra,
cần kiểm tra đơn vị kiến thức có liên quan đến nhiều đơn vị bài học về đề tài,
chủ đề, nội dung cảm hứng (tích hợp dọc).

2.4.6. Minh họa những điều đã rút ra trên đây trong một bài học sử dụng
PPDH tích hợp .
Sau đây là một bài học minh chứng rõ ràng nhất cho các hình thức tích
hợp đã nêu ở trên. Đây là giờ đọc hiểu văn bản dạy học tích hợp liên môn Ngữ
Văn, Lịch Sử, Giáo Dục Công Dân trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.
Tên bài học: DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN NGỮ VĂN – LỊCH
SỬ - GDCD TRONG TÁC PHẨM “VỢ NHẶT” CỦA KIM LÂN
A. Các nội dung liên quan:
+ Môn Ngữ Văn:
Ngữ Văn 10, tiết 37 tóm tắt văn bản tự sự.
Ngữ Văn 11, tiêt 25 thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng.
+ Môn Lịch Sử:
Lịch Sử 12, tiết 16 phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa
Tháng Tám 1939-1945.
+ Môn GDCD:
GDCD 10, tiết 11, một số phạm trù cơ bản của đạo đức học.
B. Cụ thể như sau:
Trong phần yêu cầu học sinh tóm tắt tác phẩm là tôi đã tích hợp với
phân môn Làm văn bài “ Tóm tắt văn bản tự sự”_ Ngữ Văn 10. Trong phần nêu
ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt” của tác phẩm, nêu ý nghĩa của từ “chậc, kệ” , nêu ý
nghĩa của từ “ phấp phỏng” thể hiện tâm trạng của bà cụ Tứ ,tôi đã tích hợp với
phân môn Tiếng Việt “Thực hành nghĩa của từ trong sử dụng” – Ngữ Văn 11.
Khi giảng về cái đói cái chết nơi xóm ngụ cư và cái đói ở gia đình nhân
vật Tràng, tôi sẽ lồng kiến thức môn Lịch Sử về nạn đói mà dân ta đã trải qua
năm 1945. Đồng thời sẽ cho các em xem một vài tranh ảnh, tư liệu về nạn đói.
12


Tranh ảnh, tư liệu lịch sử nói về nạn đói năm 1945 do gv và hs sưu tầm:


Không có số liệu chính xác về số người đã chết đói, nhưng một số nguồn
khác nhau ước tính là từ khoảng 400.000 đến 2 triệu người đã bị chết đói tại
miền bắc Việt Nam trong thời điểm này.[2]
Tháng 5 năm 1945, bảy tháng sau khi trận đói bùng nổ tại miền Bắc, tòa
khâm sai tại Hà Nội ra lệnh cho các tỉnh miền Bắc phúc trình về tổn thất. Có 20
tỉnh báo cáo số người chết vì đói ở miền bắc là hơn 380.000, chết vì bệnh – không
rõ nguyên nhân – là hơn 20.000, tổng cộng 400.000 chỉ tính riêng miền Bắc.
Tháng 10 năm 1945, theo báo cáo của một quan chức quân sự của Pháp
tại Đông Dương khi đó là tướng Mordant thì khoảng nửa triệu người chết. Toàn
quyền Pháp Jean Decoux thì viết trong hồi ký của ông về thời kỳ cầm quyền tại
Đông Dương "À la barre de l’Indochine" – là có 1 triệu người miền Bắc chết
đói. Ảnh. Võ An Ninh.

-------------------------[2]. Trích bài báo: “ Tận mắt xem 19 bức ảnh về nạn đói năm 1945 của cố nghệ sĩ Võ
An Ninh”, báo giaoduc.net.vn ngày 11/06/2012, nguồn Internet

13


Những người chết đói ở trại Giáp Bát được cải táng về nghĩa trang Hợp
Thiện (Hà Nội). Ảnh Võ An Ninh.

[3]
-------------------------[3]. Trích bài báo: “ Tận mắt xem 19 bức ảnh về nạn đói năm 1945 của cố nghệ sĩ Võ
An Ninh”, báo giaoduc.net.vn ngày 11/06/2012, nguồn Internet

14


Các nhà sử học Việt Nam ước đoán là từ 1 đến 2 triệu. Nhiều nhà sử học

sau này nêu con số 1 triệu trong khi những người sinh sống tại miền Bắc khi đó
thì thiên về con số 2 triệu, là điều Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhắc đến trong bài
Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945. Ảnh Võ An Ninh

Những xác người chết chưa kịp chôn cất. Ảnh Võ An Ninh.
Ruộng mùa có 22.000 mẫu, gặt được 6.362 mẫu. Mỗi mẫu độ 3 tạ. Số
thóc đã thu nộp là 2.664 tấn. Ruộng chiêm 22.283 mẫu, chỉ cấy có 10.093 mẫu.
Dân số phủ Kim Sơn (Ninh Bình) ngót 11 vạn, một vạn đã bỏ đi.

[4].
---------------------------------------[4]. Trích bài báo: “ Tận mắt xem 19 bức ảnh về nạn đói năm 1945 của cố nghệ sĩ Võ
An Ninh”, báo giaoduc.net.vn ngày 11/06/2012, nguồn Internet

15


Tổ chức công nhân cứu quốc ở nhà in báo Tin Mới đã bí mật dập lại đem
giao cho nhà văn Tô Hoài chuyển đến báo Cứu Quốc (bí mật) của Tổng bộ,
trong đó có đoạn: “Người chết đói nhiều đến nỗi không thể chôn kịp, vì người đi
chôn cũng đã ốm đói rồi... Ảnh Võ An Ninh.
Dân phủ Nghĩa Hưng (Nam Định) có 15 vạn người, số chết mỗi ngày
khoảng 500. Thóc phải nộp nhà nước là 1.250 tấn, nhưng chức dịch chỉ thu được
986 tấn. Dân đói phải ăn củ chuối và ăn cả thịt người...”. Ảnh Võ An Ninh.

Mỗi ngày có 400 người chết. Nếu không được cứu, đến tháng 5, số chết sẽ
tới 5 vạn. Ruộng cày được 2.400 mẫu, mỗi người hơn 2 sào. Vụ tháng 10 sẽ thu
mỗi năm nhiều nhất là 2 tạ thóc, cộng là 4.800 tấn. “Công toa” nhà nước thu
thóc đã thu 1.586 tấn, chỉ còn 3.214 tấn, chia ra thì mỗi đầu người được 32 cân,
ăn trong 6 tháng. [5]


-------------------------[5]. Trích bài báo: “ Tận mắt xem 19 bức ảnh về nạn đói năm 1945 của cố nghệ sĩ Võ
An Ninh”, báo giaoduc.net.vn ngày 11/06/2012, nguồn Internet

16


Có làng 400 dân, ruộng không có người làm, bán không ai mua, mỗi mẫu
đáng 1.000đ, bán không nổi 30đ. Phủ này người ta đương mong được chóng
chết. Trẻ con 7 - 8 tháng đến 1 - 2 tuổi bị cha mẹ bỏ hoặc cha mẹ đã chết, ngồi
nheo nhóc khắp nơi, đi đường nào cũng thấy.[6].
Khi tìm hiểu về thái độ của bà cụ Tứ và cô con dâu, tôi đã giúp học sinh
tích hợp với môn GDCD . Thái độ đó chính là tình yêu thương , lòng nhân ái ,
nét nổi bật trong tâm hồn người dân Việt Nam (“Một số phạm trù cơ bản của đạo
đức học”- GDCD 10).
C. Hiệu quả của việc dạy học tích hợp kiến thức liên môn truyện ngắn
“Vợ nhặt”:
- Tích hợp với môn Lịch sử đã giúp học sinh hiểu được tình cảm thê thảm
của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân
Pháp và phát xít Nhật gây ra.

-------------------------[6].Trích bài báo: “ Tận mắt xem 19 bức ảnh về nạn đói năm 1945 của cố nghệ sĩ Võ
An Ninh”, báo giaoduc.net.vn ngày 11/06/2012, nguồn Internet

17


- Tớch hp vi mụn Lch s ó giỳp hc sinh hiu c nim khỏt khao
hnh phỳc gia ỡnh, nim tin bt dit vo cuc sng v tớch hp vi mụn GDCD
hiu tỡnh thng yờu ựm bc ln nhau gia nhng con ngi lao ng
nghốo kh ngay trờn b vc thm ca cỏi cht.

- Nm c nhng nột c sc v ngh thut ca thiờn truyn: sỏng to
tỡnh hung, bỳt phỏp hin thc, gi khụng khớ, miờu t tõm lớ, dng i thoi...
- Biết trân trọng những giá trị tình cảm của con ngời:
sự yêu thơng đùm bọc lẫn nhau trong hoàn cảnh khốn cùng
nhất, biết vợt lên trên hoàn cảnh để sống tốt đẹp hơn.
- Cm ghột bn phong kin, thc dõn Phỏp v phỏt xớt Nht gõy ra nn úi
thờ thm.
- c bi p lũng t ho, tinh thn noi gng th h ụng cha u tranh
v nn c lp t do ca T Quc.
- Sng phi cú nim tin, tinh thn lc quan, ngh lc sng.
2.5. Hiu qu ca sỏng kin kinh nghim:
2.5.1. V phớa hc sinh:
i tng kho sỏt:
Hc sinh lp 12 C1 trng THPT Lý Thng Kit nm hc 2017-2018.
- a s cỏc em u hng thỳ vi gi hc, nm c trng tõm bi hc
nhanh v sõu sc hn.
- Tng cng vic gn kin thc lý thuyt v thc hnh trong nh trng
vi thc tin i sng;
2.5.2. V phớa giỏo viờn:
- Khuyn khớch hc sinh vn dng kin thc ca mụn Ng vn v cỏc
mụn hc liờn quan, tng cng kh nng vn dng tng hp, kh nng t hc, t
nghiờn cu ca hc sinh.
- Gúp phn i mi hỡnh thc, phng phỏp dy hc v i mi kim tra,
ỏnh giỏ kt qu hc tp.
18


III. Kết luận và đề xuất:
Tôi nhận thấy cần tiếp tục chú trọng hơn nữa PPDH tích hợp. Mỗi giáo
viên cần đầu tư thích đáng hơn nữa trong quá trình giảng dạy, đặc biệt ở những

giờ hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn băn. Có thể nói đây là công việc thường
xuyên, liên tục mà mỗi giáo viên cần nhận thức rõ và thực hiện tốt hơn nữa để
không ngừng nâng cao hiệu quả cảm thụ sâu sắc tác phẩm văn học.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã từng tiến hành trong quá
trình sử dụng phương pháp dạy học tích hợp. Những giải pháp đó có thể chưa
phải là tối ưu. Vì lẽ đó tôi rất mong tất cả bạn bè, đồng nghiệp góp ý xây dựng
để sáng kiến kinh nghiệm của tôi có hiệu quả thiết thực hơn nữa, góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ Văn trong nhà trường./.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa ngày 6 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác
Người viết

Lê Thị Hồng Hạnh

19


TƯ LIỆU THAM KHẢO
[1]. Luật giáo dục số 38/2005/QH11 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam thông qua ngày 27 tháng 6 năm 2005.
[2]. Nguồn Internet. Báo giaoduc.net.vn ngày 11/06/2012, tận mắt xem
19 bức ảnh về nạn đói năm 1945 của cố nghệ sĩ Võ An Ninh.
[3].Sách giáo khoa Ngữ Văn 11- 12, Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam.
[4]. Sách giáo khoa Lịch Sử 12, Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam.
[5]. Sách giáo khoa Giáo Dục Công Dân 10, Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt

Nam.
[6]. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức - kĩ năng môn Ngữ Văn, Nhà
Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam, 2010.
[7]. Kĩ năng đọc - hiểu văn bản Ngữ Văn 12- Nguyễn Kim Phong chủ
biên, Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam năm 2009.
[8]. Chuyên đề dạy học Ngữ Văn 12 – Vợ nhặt ( Kim Lân)- chủ biên
Hoàng Dục, Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam năm 2008.
[9]. Ôn luyện kiến thức tác phẩm Ngữ Văn 12 ( Nguyễn Văn Hiếu –
Nguyễn Thị Mai Lan – Nguyễn Thị Tuyết Nhung ), Nhà Xuất Bản Giáo Dục
Việt Nam 2010.

20


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Hồng Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Lý Thường Kiệt, TP Thanh Hóa.

TT
1.

Tên đề tài SKKN

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá

giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng
viết bài văn nghị luận về tác
phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết

Sở

C

2016 - 2017

trong sách giáo khoa Ngữ văn
11 – 12
----------------------------------------------------

21




×