Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

SKKN một số phương pháp tạo hứng thú học tập môn ngữ văn cho học sinh THPT thông qua hoạt động khởi động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 3
***************

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP
MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG KHỞI ĐỘNG”.

Người thực hiện : Vũ Thị Thuỳ
Chức vụ: Giáo viên
SKKK thuộc môn :Ngữ Văn

THANH HÓA,NĂM 2018


MỤC LỤC
-------MỤC

NỘI DUNG

I

MỞ ĐẦU

1
2
3
4


II
1
2
3
4
III
1
2

Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Cơ sở lí luận
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Hiệu quả thực hiện
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

TRAN
G
1

1
2
3

3
3
3
6
9
16
17
17
18


3

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài :
Từ xưa đến nay, sự phát triển của xã hội, của con người về mọi mặt từ
vật chất đến tinh thần, đều không thể thiếu vai trò của giáo dục. Giáo dục
đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy xã hội tiến lên. Vijaya Lakshmi
Pandit đã nói :
Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công
cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con
người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện.[1]
Giáo dục là môt lĩnh vực vô cùng rộng lớn bao gồm giáo dục nhân cách
làm người, làm cho con người chúng ta nhận thức được cái đúng, cái sai, cái
thiện, cái ác, cái chính, cái tà để từ đó chúng ta sống một cuộc sống thật sự
có ý nghĩa, hợp với đạo lí làm người, góp phần làm cho cuộc sống xã hội
ngày càng tốt đẹp hơn. Môn Ngữ Văn trong nhà trường chính là một trong
những bộ môn quan trong để thực hiện và hoàn thành sứ mệnh đó .Thế
nhưng, một thực trạng đáng lo ngại đó là học sinh hiện nay yêu thích và theo
đuổi môn Văn rất ít. Một phần vì môn Văn là bộ môn duy nhất thi theo hình

thức tự luận buộc học sinh phải đọc nhiều và phải có kĩ năng diễn đạt . Mặt
khác, một số em dù rất thích môn Văn nhưng không phải em nào cũng tiếp
thu dễ dàng. Học sinh có năng khiếu về môn Văn rất hạn chế. Vậy nguyên
nhân xuất phát từ đâu? Từ học sinh ? Hay từ đặc thù môn học ? Hay do
chính người truyền đạt, chưa thắp được ngọn lửa đam mê, chưa khơi dậy
được ngọn lửa cho tâm các em ?
Ngày nay, .phương pháp đổi mới dạy -học văn đã được chú trọng
nhằm phát triển hứng thú học văn của học sinh. Một trong những mục đích


4

của giờ văn là làm sao gây được rung động thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho
học sinh. Vậy nên, người dạy không chỉ cần nắm được kiến thức trọng tâm,
cần nghiên cứu, chuẩn bị bài thật chu đáo trước khi lên lớp mà còn phải hiểu
được đặc điểm đặc thù của đối tượng lớp học. Bản thân tôi thiết nghĩ, trong
cuộc sống cũng như trong dạy học bước khởi đầu của một tiết học sẽ tạo tiền
đề vững chắc, là yếu tố tiên quyết đảm bảo cho tiến trình dạy học được “đầu
xuôi đuôi lọt”.
Mục đích của hoạt động Khởi động là dẫn vào bài học, nối liền bài cũ
với bài mới, gợi ý cho học sinh, kích thích hứng thú, làm rõ mục đích, tạo
được không khí học tập tích cực, sôi nổi ở học sinh. Khổng Tử đã từng nói “
Biết mà học, không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui mà
học”[2]. Từ nội dung của câu nói và thực tế giảng dạy, ta thấy niềm vui và
sự ham thích sẽ là một động lực lớn giúp học sinh vượt qua khó khăn để
vươn lên trong học tập. Có thể nói hoạt động Khởi động có vai trò như trải
nệm để dẫn dắt học sinh nhận thức tác phẩm văn học một cách hứng thú, say
mê.
Hoạt động Khởi động chỉ là khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm bài
dạy, nhưng lại ở vào vị trí mở đầu, có tác dụng đặt nền móng và gắn bó với

các hoạt động còn lại. Vậy nên, người dạy không thể bỏ qua. Xuất phát từ
những lí do mang tính thiết thực đó, trong phạm vi của một sáng kiến, tôi xin
đề cập đến đề tài “Một số phương pháp tạo hứng thú học tập môn Ngữ
Văn cho học sinh THPT thông qua hoạt động Khởi động” .
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của tôi khi nghiên cứu vấn đề này là đề xuất một số phương
pháp tạo hứng thú học tập môn Ngữ Văn cho học sinh THPT thông qua hoạt
động Khởi động. Mặt khác , tôi cũng mong thông qua đề tài này sẽ tạo ra


5

được sự tương tác giữa người dạy và người học một cách tích cực, kích thích
trí tò mò, thức dậy niềm đam mê học hỏi từ học sinh , tạo được không khí
sôi nổi cho tiết học ngay từ đầu. Từ đó, định hình kiến thức và thu hút học
sinh tích cực tham gia vào các hoạt động tiếp theo.
3. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu về Hoạt động khởi động và một số phương pháp Khởi động để
tạo hứng thú học tập trong giờ dạy-học môn Ngữ Văn ở trường THPT Hậu
Lộc 3- Huyện Hậu Lộc – Thanh Hoá.
4. Phương pháp nghiên cứu :
-Phương pháp đối chứng .
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
-Phương pháp kiểm tra.
II. PHẦN NỘI DUNG.
1.Cơ sở lí luận :
1.1. Luật Giáo dục Điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tích tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
khả năng làm việc theo nhóm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,

tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, hứng thú có hai nghĩa, đó là “Biểu hiện
của một nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn, tạo ra khoái cảm,
thích thú và huy động sinh lực để cố gắng thực hiện” và “hứng thú là sự
ham thích “ [3].Qua khái niệm trên ta thấy rằng: hứng thú có nghĩa là tâm
trạng vui vẻ, thích thú, hào hứng của con người đối với một hoạt động nào
đó.


6

Khi có được sự say mê, thích thú con người sẽ làm việc có hiệu quả
hơn, dễ thành công và thành công nhanh hơn, bởi lẽ hứng thú còn chính là
động lực thúc đẩy hoạt động của con người đi sâu vào bản chất của đối
tượng nhận thức mà không dừng lại ở bề ngoài của hiện tượng, nó đòi hỏi
con người phải hoạt động tích cực, chịu khó tìm tòi hoặc sáng tạo.
“Chúng ta không thể dạy ai làm bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể
giúp họ khám phá điều đó”[4] .
Vì thế, nếu giáo viên khơi dậy được sự hứng thú, say mê cho học sinh
thì sẽ tạo ra động cơ học tập giúp các em vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để
đạt kết quả học tập tốt nhất, khi đó các em sẽ tiếp nhận tri thức một cách chủ
động và tự giác, không bị ép buộc,...
Khi hứng thú học tập, trong tiết học các học sinh sẽ:
- Hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung câu trả lời của
bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước những vấn đề nêu ra.
- Hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ
rõ ràng.
- Chủ động vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề
mới, tập trung chú ý vào vấn đề đang học.
- Kiên trì hoàn thành bài tập, không nản chí trước những tình huống

khó khăn..
Khi học sinh hứng thú với bài học, với môn học sẽ tạo không khí thi đua
học tập sôi nổi, tích cực, say mê nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi...đây chính là
một trong những tiền đề dẫn đến sáng tạo và tài năng và chúng tôi tin rằng
quá trình dạy học nhất định sẽ đạt được kết quả cao.


7

“Hứng thú, ham mê học tập là một trong những nguồn gốc chủ yếu nhất
của việc học tập có kết quả cao, là con đường dẫn đến sáng tạo và tài
năng.”[5]
Tóm lại, hứng thú là một phương tiện dạy học có hiệu quả. Và
người giữ vai trò quyết định tạo ra hứng thú trong quá trình dạy học không
ai khác chính là người thầy.
“Một ông thầy mà không dạy cho trò được việc ham muốn học tập thì
chỉ là đạp búa trên sắt nguội mà thôi”[6]
1.2.Khái niệm Khởi động
Là hoạt động đầu giờ giúp các em hứng thú bước vào tiết học mới hoặc
thông qua hoạt động khởi động để ôn lại những kiến thức cũ có liên quan
đến nội dung bài học mới.
Khởi động còn gọi là Lời mở đầu, là một phương thức dẫn dắt học sinh
một cách có ý thức , có mục đích đi vào tri thức mới, là khâu mở đường , bắt
đầu của dạy học trên lớp.
Khi có được sự khởi động con người đi sâu vào bản chất của đối
tượng nhận thức mà không dừng lại ở bề ngoài của hiện tượng, nó đòi hỏi
con người phải hoạt động tích cực, chịu khó tìm tòi hoặc sáng tạo.
1.2.1.Vai trò của Khởi động .
Khởi động trong quá trình dạy học của bất kì phân môn nào, đặc biệt môn
Ngữ Văn sẽ thức dậy lòng ham muốn đi tìm chân lí và hứng thú học tập của

học sinh. Xét lâu dài, khởi động còn có vai trò bồi dưỡng tinh thần tự giác
học tập cho học sinh, kích thích trì tò mò và khả năng học hỏi . Dạy học là
một quá trình, nó bắt đầu từ khâu thiết kế , biên soạn và lên lớp. Trong đó
phần Khởi động nếu biên soạn kĩ càng sẽ có vai trò rất lớnđối với mỗi tiết
học:


8

-Vai trò mở đường cho tiến trình dạy học
-Vai trò khái quát nội dung bài dạy.
-Vai trò định hướng học sinh tiếp cận văn bản.
Tóm lại,hoạt động Khởi động trong dạy - học Văn như khúc dạo đầu của
một bản nhạc. Nó sẽ có tác dụng chỉ huy, phát hiệu lệnh và thức dậy niềm
đam mê học hỏi,tạo tâm thế thoải mái để hướng đến các hoạt động tiếp theo.
1.2.2.Yêu cầu đối với phương pháp Khởi động .
Thời gian lên lớp chỉ gói gọn trong vòng 45 phút, nên khi soạn giảng
cũng như tiến trình lên lớp người dạy không được “rộng rãi”, và công phu ở
bước này. Thông thường, người dạy chỉ giành khoảng 5 phút để khởi động
vào bài mới (bằng nhiều cách). Vậy nên, yêu cầu đầu tiên của hoạt động
Khởi động là cần ngắn gọn, súc tích, khái quát cao, lời gọn ý sâu, lấy ít dẫn
nhiều chứ không dài dòng, tùy tiện. Nội dung Hoạt động Khởi động cần khái
quát, cô động nhưng phải phong phú. Về ngôn ngữ thì cần trong sáng, tinh
tế, súc tích.
Thứ hai, tùy vào từng bài dạy mà giáo viên có thể vận dụng và chú ý
từng yêu cầu riêng. Trong đó, có những yêu cầu sau mà người dạy cần lưu ý:
- Làm nổi bật tính mũi nhọn của bài dạy.
- Làm nổi bật tính quan hệ giữa các phần, giữa nội dung bài học.
- Làm nổi bật tính thú vị mang tính nghệ thuật của hoạt động dạy học.
- Làm nổi bật tính đơn giản, dẽ hiểu của ngôn ngữ.

- Làm nổi bật tính khái quát tập trung, nâng cao gợi ý.
Từ đó , có thể thấy Hoạt động Khởi động đòi hỏi người dạy không được máy
móc, khô khan mà phải linh động, kết hợp nhiều phương pháp sinh động,
nhiều ý tưởng sáng tạo.Qua hoạt động này để tạo cuốn hút cho học sinh ngay


9

từ đầu tiết học. Như vậy, người giáo viên sẽ truyền được cảm hứng , định
hướng bài học ngay từ những phút đầu tiên .
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .
2.1. Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, tiến trình hoạt động theo mô hình
trường học mới Việt Nam bao gồm 5 bước. Quy trình này được vận dụng
vào mỗi bài học hoặc một chủ đề , cụ thể gồm các hoạt động :
-Hoạt động khởi động: Hoạt động này giúp học sinh huy động những kiến
thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có lien quan đến bài
học mới .
- Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động này giúp học sinh tìm hiểu
nội dung kiến thức của chủ đề, rèn luyện năng lực cảm nhận, cung cấp cho
học sinh cơ sở khoa học của những kiến thức được đề cập đến trong chủ đề .
- Hoạt động luyện tập: Hoạt động này yêu cầu học sinh phải vận dụng những
kiến thức vừa tiếp thu được ở hoạt động 2 để giải quyết những nhiệm vụ cụ
thể , qua đó giúp giáo viên xem học sinh đã nắm được kiến thức hay chưa và
nắm ở mức độ nào.
- Hoạt động vận dụng: Hoạt động này nhằm tạo cơ hội cho học sinh vận
dụng những kiến thức, kĩ năng,thể nghiệm giá trị đã đượchọc vào trong cuộc
sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng .
-Hoạt động tìm tòi mở rộng: Hoạt động này khuyến khích học sinh tiếp tục
tìm hiểu them để mở rộng kiến thức, nhằm giúp học sinh hiểu rằng ngoài
kiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học

hỏi, khám phá .
Trong các hoạt động đó, có thể thấy hoạt động Khởi động là hoạt động đầu
tiên tạo tâm thế và góp phần nâng cao hiệu quả giờ học .


10

2.2.Trong quá trình lên lớp, mỗi giáo viên đều chuẩn bị kĩ lưỡng công phu
cho bài soạn, giáo án đã chuẩn bị kĩ lưỡng ,thiết kế các khâu lên lớp đã khoa
học nhưng vẫn băn khoăn làm sao gây cuốn hút cho tiết dạy ngay từ khi
bước vào bài giảng lại là vấn đề gian nan không phải giờ học nào cũng thành
công được. Thông thường, trong tiết dạy truyền thống, phần Khởi động
chính là phần kiểm tra bài cũ. Giáo viên gọi 01 đến 02 học sinh lên bảng
trong khoảng thời gian 5 phút, trả lời câu hỏi liên quan đến kiến thức bài học
trước,sau đó, giáo viên dẫn vào bài mới. Tôi đã từng rất nhiều lần dự giờ
thăm lớp của đồng nghiệp, bản thân tôi thấy làm như thế rất nhàm chán, hiệu
quả không cao bởi chỉ kiểm tra được số ít học sinh lên bảng (khoảng 2,3 học
sinh ).Số học sinh ở dưới lớp không tập trung , thậm chí có những em chưa
học bài cũ cứ cuối gằm mặt xuống vì sợ bị gọi lên bảng . Có những học sinh
đã học thuộc bài cũ nhưng khi giáo viên gọi lên bảng, do tâm lí căng thẳng,
chịu áp lực của điểm số nên lại quên mất không trả lời được. Thực tế đó làm
cho không khí lớp học nặng nề, sự hứng thú trong học tập dường như bị ngủ
quên.
2.3. Trường THPT Hậu lộc 3 thuộc sáu xã vùng đồi của Huyện nhà, chất
lượng đầu vào nhìn chung khá thấp so với mặt bằng chung của các trường
trong Huyện Hậu Lộc. Vì vậy khi học các môn trong nhà trường, các em đã
cố gắng song việc lĩnh hội còn nhiều hạn chế . Với riêng bộ môn Ngữ văn,
do đặc thù đó là môn học nghệ thuật, môn học mà chất liệu là ngôn từ với
những hàm nghĩa sâu xa nên việc tiếp nhận môn học này lại càng khó khăn
hơn.

Bản thân là giáo viên dạy Văn, tôi luôn trăn trở làm sao cho học sinh của
mình luôn yêu thích môn Ngữ văn, làm sao để chất lượng học tập môn Ngữ
văn của học sinh được cải thiện hơn và làm sao học sinh tự bộc lộ mình , nói


11

lên được những suy nghĩ trước tập thể và trong những trang viết của mình
.và làm sao trong mỗi tiết giảng luôn để lại cho học sinh những ấn tượng khó
quên, bởi chính học sinh là người đã tìm tòi, khám phá ra những cái hay, cái
đẹp của giá trị tác phẩm văn chương.Và cũng từ sau mỗi tiết học đó, học
sinh đặt câu hỏi ngược trở lại cho giáo viên Vì sao?Tại sao? thiết nghĩ đó
tiết học thành công.
3. Phương pháp pháp cụ thể:
Người Việt Nam chúng ta quan niệm “đầu xuôi đuôi lọt”, mốc khởi
đầu làm nền tảng vô cùng quan trọng cho những việc tiếp theo. Tiến trình
lên lớp gồm 5 hoạt động, tôi chọn hoạt động Khởi động để nâng cao hiệu
quả giờ dạy cũng là có nguyên do của vấn đề từ quan niệm đó. Với tư cách
là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn, rút kinh nghiệm từ thực
tế giảng dạy tôi xin đề xuất một số phương pháp tạo hứng thú trong giờ
dạy- học Ngữ Văn THPT thông qua hoạt động Khởi động như sau:
3.1 Thi tìm các câu danh ngôn.
a. Khái niệm
Danh ngôn là chỉ những lời răn dạy và những câu triết lí hàm nghĩa
sâu sắc, có tác dụng răn dạy, được mọi người sử dụng hằng ngày trong cuộc
sống. Có danh ngôn là lời nói, lời răn của danh nhân như: “Học, học nữa,
học mãi” (Lê – nin); “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn
khó chữa” (M. đơ Mông – te – nhơ); “Tình yêu là niềm say mê đem lại hạnh
phúc cho người khác” (F.Sile); “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách
núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học)…Cũng có danh

ngôn là thành ngữ, tục ngữ như “Giấy rách phải giữ lấy lề”, “Chuột sa chĩnh
gạo”, “Ăn cây nào rào cây ấy”, “Đũa mốc đòi chòi mâm son”, “Ở hiền gặp
lành”, “Uống nước nhớ nguồn”,….


12

Sưu tầm danh ngôn để vận dụng vào hoạt động Khởi động khi dạy
học trên lớp có thể thu hút được sự chú ý của học sinh, tạo sự mới mẻ, khác
lạ, kích thích và nâng cao hứng thú học tập ở học sinh đồng thời rèn kĩ năng
đọc sưu tầm tài liệu, bồi dưỡng lối sống, nhân cách , mở rộng vốn kiến thức
cho học sinh.
b. Ví dụ
Ví dụ
Tiết 19: Tấm Cám (truyện cổ tích) [trang 65, Ngữ Văn 10 - tập 1]
- GV: Trong quan niệm của dân gian, khi một người làm một việc nào đó
xấu hoặc ác thường để lại hậu quả khôn lường. Chúng ta thường nghe nhắc
tới hậu quả đó bằng những câu châm ngôn mang đậm tính triết lí. Hãy tìm
những câu châm ngôn đó và cho biết nó được đúc kết qua những tác phẩm
Văn học dân gian nào ?
- HS: Thi tìm giữa các tổ. Tổ nào tìm được nhiều tổ đó chiến thắng . Trên cơ
sở đó giáo viên thưởng bằng điểm số để lấy điểm miệng hoặc tràng pháo
tay .
( HS có thể dẽ dàng tìm được những câu như : “ác giả ác báo – gieo gió gặt
bão”, hoặc “ở hiền gặp lành”, “Đời cha ăn mặn đời con khát nước “,’Ai làm
người nấy chịu “, “Sống tham , chết thối “,”Có phúc có phận “…
- HS: Thạch Sanh, Tấm Cám..ạ!
- GV: Đúng rồi. Trong truyện Tấm Cám sự chiến thắng trọn vẹn của cái
THIỆN đã chứng minh cho quy luật “ác giả ác báo”, “ở hiền gặp lành” của
dân gian. Muốn hiểu tình tiết của câu chuyện như thế nào – chúng ta cùng

đi vào bài học.
=> Hoạt động Khởi động nếu giáo viên vận dụng sưu tầm những câu danh
ngôn, có thể phát huy được những khả năng không ngờ, kích thích trí tưởng


13

tượng của học sinh , bồi dưỡng lối sống cao đẹp, nhân hậu – và như thế
người dạy vừa truyền đạt được kiến thức, vừa rèn luyện khả năng tiếp thu ở
các em.
3.2 Kết hợp thực tế
a. Khái niệm
Kết hợp thực tế có nghĩa là kết hợp giữa thực tế học tập – cuộc sống –
xã hội. Kết hợp thực tế sẽ giúp cho hoạt động dạy học thân thiết hơn, gần gũi
và khoáng đạt hơn. Dùng phương pháp này chỉ là cái “cớ” để dẫn vào bài
học, vừa làm phong phú nội dung dạy học, vừa phát huy tính tích cực ở học
sinh và tính chỉ dẫn của người dạy.
b. Ví dụ
Ví dụ 1:
Tiết 36.Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt [trang 113, Ngữ Văn 10 - tập 1]
- GV: (có thể lấy dẫn chứng từ thực tế để hỏi học sinh). Quá trình giao tiếp
giữa bạn bè trong giờ ra chơi, hoạt động dạy học trong nhà trường, hoạt
động mua bán ngoài chợ,… theo các em thuộc ngôn ngữ gì?
- HS: Ngôn ngữ sinh hoạt ạ!
- GV: Đúng rồi. Những quá trình giao tiếp đó thuộc ngôn ngữ sinh hoạt. Vậy
ngôn ngữ sinh hoạt có những đặc điểm gì? Chúng ta cùng nhau đi vào tìm
hiểu nội dung bài học.
Ví dụ 2
Tiết 36. Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt [trang 31, Ngữ Văn 12 - tập
1]

- GV: (lấy 1 hoặc vài bài viết của học sinh để làm mẫu + áp dụng trong tiết
trả bài kiểm tra). Yêu cầu học sinh khác phát hiện và sửa lỗi chính tả cho
đúng.


14

- GV: (Sau khi học sinh đã phát hiện và sửa lỗi). Chúng ta đều biết cùng với
quốc kỳ, quốc ca thì ngôn ngữ tiếng Việt đã trở thành một biểu tượng của sự
thống nhất độc lập của quốc gia đó. Nên việc nói đúng viết chuẩn tiếng Việt
cũng là một biểu hiện của thái độ tự tôn, ý thức bảo vệ tài sản quốc gia dân
tộc. Vậy làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt? Chúng ta cùng
đi vào tìm hiểu nội dung bài học.
Ví dụ 3
Tiết 76. Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu [trang 69, Ngữ Văn
12- tập 2]
- GV: Nền kinh tế càng phát triển sẽ kéo theo nhiều sự đổi thay trong cuộc
sống. Và một trong những vấn đề đó là sự suy đồi về đạo đức, xuống cấp
trầm trọng của các mối quan hệ vợ - chồng, cha – con, anh – em,… Vậy,
trong đời thường, đã bao giờ các em chứng kiến cảnh một người chống vũ
phu đánh vợ? Một đứa con bất chấp đạo lí đánh lại cha không?
- HS: Có ạ! HS có thể minh chứng cụ thể theo bốn địa bàn khu dân cư.
- GV: Đúng vậy. Thực trạng đau lòng đó đã được Nguyễn Minh Châu khám
phá trong bình diện của nền văn học mới – bình diện đạo đức thế sự thông
qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.
=>Do yêu cầu về mặt thời gian của phương pháp Khởi động phải ngắn
gọn, giản dị dễ hiểu nhưng phải đầy đủ mang tính thuyết phục cao, tránh dài
dòng làm phân tán sự chú ý của học sinh. Mẫu dạy này hết sức hiệu quả về
điều đó. Chỉ trong thời gian ngắn, giáo viên đã đặt học sinh vào tình thế
“phán – xử”, vừa là người thách thức, vừa lấy chính mình để đi tìm câu trả

lời.
3.3. Sử dụng máy chiếu để nhìn hình – gọi tên
a. Khái niệm.


15

Sử dụng máy chiếu là một loại dạy học trực quan so với sử sụng tranh
ảnh minh họa, băng ghi hình,… Dù hình thức có khác nhau nhưng đều đem
lại hiệu quả tích cực trong dạy học. Sử dụng máy chiếu có phạm vi tương
đối rộng. Tiêu đề, các mục đề, tóm tắt nội dung, từ vựng, hình tượng trong
bài, hiệu ứng,… đều có thể chiếu. Sử dụng máy chiếu so với việc dạy học
truyền thống sẽ tiết kiệm thời gian, sức lực và học tập có phần hiệu quả
nhanh gọn, khoa học hơn.
b. Ví dụ .
Ví dụ 1:Tiết 26.Đất Nước - Chương V –Trường ca “Mặt đường khát
vọng”–Nguyễn Khoa Điềm [ Trang 117, Ngữ Văn 12, Tập 1].
- GV:
+Sử dụng 6 bức ảnh chiếu được đánh số theo thứ tự : 1. Hòn Vọng Phu,
2.Hòn Trống Mái, 3.Đền Hùng ,4.Sông Cửu Long, 5.Núi con Cóc, 6.Núi
con Gà.
+ Công bố thể thức thi giữa các tổ : Sau mỗi hình là một bức tranh , lớp chia
thành 3 tổ, mỗi tổ cử đại diện chọn số thứ tự bức tranh , hình ảnh hiện ra và
tổ đó gọi đúng tên .Nếu tổ đó sai nhường quyền cho tổ còn lại .
+ Thư kí công bố kết quả , cả lớp tuyên dương bằng tràng pháo tay hoặc
giáo viên có thể lấy thưởng điểm cho tổ xuất sắc đó vào điểm miệng.
- HS các tổ lần lượt gọi tên hình ảnh,nêu được mối liên hệ giữa các bức hình
đều là những thắng cảnh đẹp điểm tô của đất nước.
- Gv : Những cuộc đời đã hoá núi sông ta để tạo nên danh thắng nổi
tiếng.Vậy ai tạo ra ? Đó chính Nhân dân và cũng chính là thông điệp tác giả

Nguyễn Khoa Điềm gửi gắm qua chương V này.
Ví dụ 2:
Tiết 33. Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân [trang 107, Ngữ Văn 11-tập 1]


16

- GV: Sử dụng 3 bức ảnh chiếu: 1. Chữ thư pháp, 2. Hình ông đồ ngồi viết
thư pháp, 3. Hình Huấn Cao cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang cho chữ.
Chiếu bức ảnh thứ nhất: Các em có biết đây là loại chữ gì không?
- HS: Chữ thư pháp ạ!
- GV: Chiếu bức ảnh thứ 2. Các em biết, trước đây viết thư pháp là một nét
đẹp truyền thống, thể hiện văn hóa của dân tộc. Nay nó chỉ còn “vang bóng”
– “ông đồ vẫn ngồi đó; qua đường không ai hay”. Chiếu bức ảnh thứ 3. Hình
người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang cho chữ trong bức tranh, các
em có biết ai không?
- HS: Một người tử tù ạ!
- GV: Đúng rồi. Nhìn hình ảnh chúng ta sẽ thấy một cảnh tượng xưa nay
chưa từng có như thế. Vậy vì sao lại gọi đó là cảnh xưa nay chưa từng có,
chúng ta cùng tìm hiểu bài để có câu trả lời.
=> Khởi động bằng máy chiếu khi giảng dạy môn Ngữ Văn sẽ làm cho bài
giảng thêm sinh động hơn. Khi dẫn nhập lại chèn thêm những bức ảnh chân
thực làm tăng thêm sự thu hút mạnh mẽ ở học sinh. Có thể tạo cho học sinh
một ấn tượng tổng thể, khắc sâu hơn nhận thức của học sinh.
3.4. Thảo luận có chủ đề thông qua bảng điền khuyết.
a. Khái niệm
Phương pháp Khởi động thảo luận có chủ đề là lúc giáo viên vừa bước
vào lớp, đúng lúc học sinh đang chờ đợi giáo viên giảng bài; hoặc khi lớp
chưa ổn định, chưa chú ý thì lúc này giáo viên có thể áp dụng. Phương pháp
này tôi thường áp dụng vào những chủ đề học sinh đã được học kiến thức có

cùng đề tài, chủ đề tiếp nối ở lớp dưới. Cách này phù hợp để liên hệ đối
sánh trong viết bài của học sinh.
b. Ví dụ


17

Ví dụ 1:
Chủ đề Ca dao :Tiết 27. [ Ngữ Văn 10 - tập 1]
- GV: Phát phiếu điều tra thông tin theo mẫu :
Họ và tên .................................................Lớp
Điều em đã biết

Điều em muốn biết

Điều em đã biết sau khi học xo
bài

- HS điền vào cột 1,2 sau đó GV thu lại, cuối buổi học phát tiếp để các em
hoàn thành cột 3.
- GV: Các em trình bày đều có ý. Mang theo những vấn đề đó, sau đây
chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học để trả lời cho câu hỏi nhé.
Ví dụ 2:
Tiết 49.Đọc văn : Chí Phèo – Nam Cao [trang 137, Ngữ Văn 11 - tập 1]
Áp dụng như bảng biểu trên.
3.5.Trò chơi ô chữ văn học
a. Khái niệm
Trò chơi ô chữ là hình thức người chơi tổ chức đưa ra những ô vuông
để trống , yêu cầu người chơi phải điền cho đúng những chữ mà người tổ
chức đã gợi ý cho mỗi ô chữ bằng một chìa khoá .căn cứ vào chìa khoá và

năng lực của bản thân người chơi có thể hoàn thành ô chữ
b. Ví dụ
Ví dụ : Tiết 79. TRUYỆN KIỀU-NGUYỄN DU [trang 92, Ngữ Văn 10
- tập 2]
-Đây là phần kiến thức được nhắc lại ở cấp THCS , giáo viên cho học sinh
tham gia vào trò chơi dựa trên những kiến thức đã biết về tác giả Nguyễn Du
và tác phẩm Truyện Kiều nên dễ dàng điền ô chữ . Giáo viên chia ra nhóm
hoặc cá nhân.


18

- Yêu cầu cầu của trò chơi: Học sinh nắm được những nội dung cơ bản về
tác giả Nguyễn Du và tác phẩm truyện Kiều cũng như các nhân vật trong
truyện. Đặc biệt, khi kết thúc trò chơi học sinh phải nắm được một trong hai
giá trị lớn của Truyện kiều đó là “giá trị nhân đạo”.
- Giáo viên dùng máy chiếu và lần lượt đưa ra các câu hỏi cho các nhóm
thực hiện, bắt đầu từ nhóm 1. Các nhóm có quyền lựa chọn ô hàng ngang.
Nếu nhóm nào không trả lời được theo thời gian quy định thì phải nhường
lượt cho nhóm khác tiếp tục trò chơi.
- Nhóm nào tìm được kiến thức ở ô hàng ngang thì được cộng điểm, tìm
được ô hàng dọc khi chưa giải hết ô hàng ngang sẽ là đội thắng cuộc.
(Có phụ lục kèm theo )
=>Cách Khởi động bằng trò chơi ô chữ này khá quen thuộc và đã được
áp dụng nhiều nhưng nó lại được sự đón nhận rất nhiệt tình và hứng khởi
của các em học sinh.. Trò chơi này thích hợp với một giờ văn học hoặc tiếng
Việt.
4. Hiệu quả thực hiện .
Qua thời gian giảng day, đặc biệt là những tiết có sự vận dụng phương
pháp tạo hứng thú học tập thong qua hoạt động Khởi động, tôi nhận thấy kết

quả đạt được rất đáng khích lệ, cụ thể:
- Tạo được sự cuốn hút bài học ngay từ những phút đầu tiên của tiết học .
- Không tạo áp lực lên phái học sinh mà tạo được tinh thần thoải mái.
- Kiểm tra được nội dung kiến thức xâu chuỗi giữa bài cũ và bài mới một
cách linh hoạt, số lượt học sinh tham gia 100% chứ không phải chỉ vài ba em
hoạt động để kiểm tra bài cũ .


19

- Tạo sự tương tác tốt giữa người dạy và người học theo mối quan hệ hai
chiều, giáo viên dễ dàng định hướng và điều khiển các hoạt động một cách
nhẹ nhàng.
-Kích thích trí tò mò, ham học hỏi, tư duy lô gíc ở học sinh, giáo viên không
phải thuyết trình từ đầu đến cuối mà trở thành người định hướng, truyền cảm
hứng .
Như vậy so với thời điểm mà tôi chưa áp dụng phương pháp khởi động
trong giảng dạy môn Ngữ văn, tôi nhận thấy rằng: Nếu như trước đây các
em học sinh lo lắng khâu kiểm tra bài cũ, sợ áp lực điểm số và tâm lí thấy
tiết học dài hơn thì nay, khi áp dụng phương pháp đổi mới hoạt động Khởi
động các em háo hức đón chờ tiết học. Đó là kết quả mà tôi không thể mong
đợi hơn. Vẻ rất lo ngại mỗi khi đến tiết Ngữ văn thì bây giờ các em rất hồ
hởi và phấn khởi. Bởi lẽ, từ sự thích thú, yêu mến môn học này đã giúp các
em chăm chỉ học tập và kết quả học tập ngày càng tốt hơn. Cụ thể như trong
năm học 2016-2017, kết quả xếp loại học lực môn Ngữ văn vào cuối năm
của học sinh 04 lớp tôi dạy tại Trường THPT Hậu Lộc 3
Hai lớp không áp dụng phương pháp Khởi động :
Tổng số
76


Giỏi
02

Khá
18

TB
48

Yếu
8

Kém
0

Yếu
2

Kém
0

Hai lớp áp dụng đổi mới hoạt động Khởi động :
Tổng số
76

Giỏi
6

Khá
30


TB
38

So sánh với kết quả của hai nhóm lớp , tôi nhận thấy rằng việc học tập
của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt. Nhiều em trước đây học còn trung bình
hoặc yếu thì nay có sự tiến bộ rất nhiều. Kết quả này đã được nhà trường,
đồng nghiệp cũng như các bậc phụ huynh học sinh ghi nhận và tỏ ra rất hài
lòng.


20

III.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1.Kết luận .
” Mở đầu là một nghệ thuật vĩ đại”[7]. Học văn trước hết là để hiểu
văn: biết cảm thụ, phân tích văn. Sau đó là hiểu đời, rút ra được bài học sâu
xa về cuộc sống để có cách sống đẹp. Vì vậy dưới sự dẫn dắt của giáo viên,
các em phải tham gia phân tích tác phẩm một cách chủ động, tích cực, tự
giác với niềm hăng say thật sự qua hệ thống câu hỏi giáo viên đưa ra hoặc có
thể tự mình nêu vấn đề và trình bày ý kiến cảm nhận vào một chi tiết, một
hình ảnh, một câu thơ, một phần tác phẩm hay toàn bộ tác phẩm. Các ý kiến
đó có thể đánh giá cái hay cái đẹp và cả những hạn chế nữa.
Khi xác định được trọng tâm dạy – học như vậy, kết hợp với việc áp
dụng các phương pháp Khởi động như trên. Bước đầu, cả người dạy và
người học khi bắt đầu một tiết học Ngữ văn đã phá bỏ được sự nhàm chán,
uể oải khi tiếp cận văn bản. Giáo viên đã truyền được niềm đam mê và hứng
thú học tập cho các em. Bên cạnh đó chính người dạy đã nhận được những
phản hồi tích cực từ phía học sinh, kêt thúc mỗi tiết dạy bao giờ cũng là
những câu hỏi ngoài lề, liên hệ thực tế. Vậy nên, quá trình dạy học trên lớp

chỉ gói gọn trong vòng 45 phút, khiến cả người dạy – người học cảm thấy rất
ngắn, tiết học trôi qua rất nhanh, trọng tâm kiến thức được truyền đạt, đồng
thời hình thành kĩ năng sống, giao tiếp và học tập cho học sinh. Đây chính là
động lực cũng là mục tiêu để người dạy tiếp tục áp dụng và tìm tòi, đổi mới
các phương pháp trong dạy học.
2.Kiến nghị :
Sự thay đổi chương trình và sách giáo khoa sắp tới đã có sự tác động
tích cực đến ngành giáo dục. Nó là tiền đề và cũng là động lực tạo nên một


21

sự đổi thay toàn diện, sâu rộng về nội dung, phương pháp giảng dạy...Đề tài
này cũng chỉ là hệ quả tất yếu của quá trình vận động ấy.
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số phương pháp
tạo hứng thú học tập môn Ngữ Văn cho học sinh THPT thôngqua hoạt
động Khởi động” . Những vấn đề, biện pháp, cách thức đã nêu trên chỉ là
những bước khởi đầu có tính định hướng, gợi ý; còn thực hiện nó như thế
nào, hiệu quả ra sao còn tùy thuộc rất nhiều vào nghệ thuật vận dụng của
thầy cô giáo và môi trường, cũng như hoàn cảnh, đối tượng học sinh ...
Bản thân người viết chỉ mong sao những ý kiến này sẽ đóng góp được
phần nào trong việc tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập môn Ngữ
văn và giúp các em yêu thích hơn môn học này.
Trên cơ sở những điều đã đạt được của đề tài nghiên cứu, tôi xin đề
xuất một số ý kiến sau:
* Đối với cấp trên :
- Thường xuyên tổ chức những đợt tập huấn về các phương pháp nâng
cao chất lượng bộ môn Ngữ văn , qua đó có được những tiết dạy mẫu xuất
sắc để cho anh, chị em học tập. Từ đó phân tích cụ thể mặt tích cực và hạn
chế để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau, nhất là phương pháp giảng

dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa.
* Đối với tổ chuyên môn:
Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa sinh động, hấp dẫn, đa dạng nhằm
gây hứng thú cho học viên đối với bộ môn Ngữ văn.
* Đối với giáo viên Ngữ văn:
- Ngoài việc nắm vững chuyên môn còn phải rèn luyện, nghiên cứu
thêm về nghệ thuật sư phạm, tìm tòi các biện pháp gây hứng thú học tập, tạo


22

một không khí học tập vui vẻ, thoải mái giúp học viên ngày càng yêu thích
bộ môn Ngữ văn.
- Bên cạnh đó, phải thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của đồng
nghiệp, phát huy thế mạnh của công nghệ thông tin vào dạy học bằng cách
tìm các thông tin mới, hấp dẫn trên mạng internet, đưa vào giáo án điện tử
làm cho các tiết học sinh động, lượng thông tin học viên thu được nhiều và
chính xác hơn so với phương pháp dạy học truyền thống.
Trong quá trình xây dựng đề tài, ắt hẳn không tránh khỏi những thiếu
sót nhưng hi vọng đề tài này sẽ góp phần làm thay đổi không khí lớp học,
làm cho học sinh ngày càng yêu mến và hứng thú học tập môn Ngữ văn hơn.
Người viết rất mong nhận được sự đóng góp của quý đồng nghiệp để đề tài
sáng kiến kinh nghiệm này đầy đủ hơn và có thể áp dụng có hiệu quả trong
quá trình dạy và học môn Ngữ văn.
Xác nhận cuả thủ trưởng đơn
vị

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2018.
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của tôi viết , không sao chép nội dung

của người khác .
Vũ Thị Thùy .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.SGK Ngữ Văn 10-Tập 1, 2 Nhà xuất bản Giáo Dục, 2007
2 SGK Ngữ Văn 11-Tập 1, 2. Nhà xuất bản Giáo Dục, 2007
3. SGK Ngữ Văn 12-Tập 1, 2. Nhà xuất bản Giáo Dục, 2007
4. Nguyễn Thị Thu Hiền , GV Trường THPT Phú Tân – Cà Mau “ Một số
phương pháp dẫn nhập trong giảng dạy môn Ngữ Văn –THPT”. SKKN năm
học 2013-2014.


23

5. “Phát triển tính tích cực , tính tự lực của học sinh trong qua trình dạy
học, Bộ GD&ĐT, Vụ giáo viên(Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên chu kì 9396)- Nguyễn Ngọc Bảo.
6. ”Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường THPT – Nguyễn Thị
Thanh Hương”.

TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].VijayaLaksmiPandit(1900-1990),Nhà hoạt động giáo dục Ấn Độ
[2]. Khổng Tử (551TCN-479 TCN ), Nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính
trị nổi tiếng người Trung Hoa.
[3] Từ điển Tiếng Việt – NXB Văn Hoá Thông tin năm 1998.
[4] Galileo-Nhà Cải cách giáo dục người Nhật Bản.


24


[5] “Một số vấn đề lí luận và thực tiễn” – Viện Khoa học giáo dục .
[6]Horaceman(1796-1859),Nhà hoạt động cải cách giáo dục người Mĩ.
[8]Longfellow(1807-1882 ),Nhà thơ chân quê nước Mĩ.

PHỤ LỤC
1. PHỤ LỤC GIẢI PHÁP 3.3 : SỬ DỤNG MÁY CHIẾU NHÌN HÌNH -GỌI TÊN
Tiết 26: Đất Nước- Chương V Trường ca “Mặt đường khát vọng”


25

HÌNH 1: HÒN VỌNG PHU

HÌNH 2: HÒN TRỐNG MÁI

HÌNH 3: ĐỀN HÙNG


×