Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

SKKN: Một số phương pháp gây hứng thú học môn tiếng Anh cho học sinh khối lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.17 KB, 17 trang )

PHÒNG GD & ĐT TP BUÔN MA THUỘT
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG
------------------------------------

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
GÂY HỨNG THÚ HỌC MÔN TIẾNG ANH
CHO HỌC SINH KHỐI LỚP 3

NĂM HỌC: 2014-2015

Giáo viên: Nguyễn Thị Minh

1


MỤC LỤC
I. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu.
II. Phần nội dung :
1. Cơ sở lý luận
2.Thực trạng
a. Thuận lợi- khó khăn
b. Thành công- hạn chế
c. Mặt mạnh- mặt yếu
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động…
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng
3. Giải pháp, biện pháp:


a.

Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

b.

Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

c.

Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp

d.

Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp

e.

Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
III. Phần kết luận, kiến nghị:
1. Kết luận:
2.Kiến nghị:

2


I -PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Trong quá trình hoạt động của con người nói chung sự hứng thú đóng một
vai trò hết sức là quan trọng, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực
vào các hoạt động đó. Khi có hứng thú tham gia hoạt động, dù khó khăn vất vả con
người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao.
Trong hoạt động học tập nói riêng, sự hứng thú luôn luôn tỉ lệ thuận với kết
quả học tập của học sinh, bên cạnh những học sinh thích và đam mê với việc học
tập thì cũng có một bộ phận không nhỏ các em không thích học, chán học, nguyên
nhân là do mất hứng thú học tập. Tình trạng chán học, không thích học do mất
hứng thú học này đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em nói riêng
và chất lượng giáo dục ở bậc tiểu học nói chung. Đặc biệt là bộ môn Tiếng Anh,
đây là một môn học tiếng nước ngoài mà các học sinh tiểu học mới bắt đầu làm
quen, với một lượng từ vựng và mẩu câu mới kết hợp với các kỹ năng nghe, nói,
đọc, viết đòi hỏi các em phải say mê và sáng tạo trong học tập mới đạt hiệu quả
cao.
Qua quá trình giảng dạy, nhận thấy lợi ích và kết quả của việc hứng thú trong
học tập của các em học sinh mới tập làm quen với bộ môn Tiếng Anh ở tiểu học.
Hơn ai hết, giáo viên tiểu học phải coi trọng việc bồi dưỡng hứng thú học tập cho
các em ngay từ những buổi học đầu tiên, những bài học đầu tiên. Đây là một quá
trình lâu dài và đòi hỏi sự khéo léo trong nghệ thuật sư phạm, nên tôi chọn đề tài
“ Một số phương pháp gây hứng thú học môn Tiếng anh cho học sinh khối lớp
3”. Tôi muốn góp một phần nhỏ bé của mình cùng với các đồng nghiệp để ngày
càng nâng cao chất lượng giáo dục trong bộ môn Tiếng Anh nói riêng và trong
trường tiểu học nói chung.
2. Mục tiêu– nhiệm vụ:
- Mục tiêu: thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy và học của Bộ giáo dục
và đào tạo, là một giáo viên tôi nhiệt liệt hửng ứng sự đổi mới mang tính tích cực.
Mỗi giáo viên phải luôn tìm ra những phương pháp giảng dạy tốt nhất nhằm tạo
được sự hứng thú học tập cho học sinh và mang lại hiệu quả tối ưu nhất . Giúp học
3



sinh có được những kiến thức cơ bản về bộ môn, hình thành và phát triển các kĩ
năng, vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Nhiệm vụ: Hứng thú học tập của học sinh phần lớn chịu sự ảnh hưởng bởi
giáo viên. Vì vậy để đạt được những thành công trong việc truyền đạt kiến thức
giáo viên phải không ngừng trau dồi kỹ năng, phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, cải
tiến phương pháp giảng dạy, đảm bảo việc truyền thụ tri thức ngày càng chính xác,
hấp dẫn, có chất lượng. Giáo viên cần giúp cho học sinh thấy được ý nghĩa và vai
trò của các kiến thức môn học đối với cuộc sống, luôn tạo ra các hoàn cảnh nhằm
kích thích hứng thú học tập của học sinh, tăng tính tích cực của trí tuệ.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối lớp 3 trường tiểu học Kim Đồng, phường Tân Hòa, thành phố
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu về việc áp dụng một số phương pháp
gây hứng thú học môn Tiếng Anh cho học sinh khối lớp 3 ở trường tiểu học Kim
Đồng, phường Tân Hòa, thành phố Buôn Ma Thuột, là đối tượng học sinh mới bắt
đầu làm quen tiếng anh qua bộ sách tiếng anh ở bậc Tiểu học (Sách tiếng anh lớp 3)
của Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở tìm hiểu khảo sát và đánh giá nhận
xét, số liệu khảo sát thực tế; Tìm hiểu tài liệu sách báo và áp dụng thực tế giảng dạy
với phương pháp quan sát và đàm thoại.

4


II. PHẦN NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
Sự hứng thú trước hết là biểu hiện ở sự tập trung cao độ, đó là sự say mê hấp

dẫn bởi nội dung của hoạt động và là động lực thúc đẩy con người tham gia tích
cực, sáng tạo vào hoạt động đấy. Trong học tập hứng thú đóng một vai trò rất quan
trọng nó làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức và làm say mê học tập. Ngược
lại nếu không có hứng thú thì hoạt động gì cũng không mang lại hiệu quả và nó còn
làm mất đi động cơ học tập dẫn đến kết quả học tập sẽ không cao.
Vì vậy muốn học sinh học tốt môn Tiếng Anh thì người giáo viên trực tiếp giảng
dạy không nên truyền đạt kiến thức một cách rập khuôn, máy móc làm cho học sinh
học tập một cách thụ động, mà cần phải gây hứng thú học tập cho các em bằng
cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập giúp các em luôn vui tươi,
thoải mái, hồn nhiên, tự tin, biết hợp tác với nhau làm việc,biết xưng hô và giao
tiếp đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh, thông qua việc học Tiếng Anh học sinh có
thêm hiểu biết và tình yêu đối với tiếng việt…
2. Thực trạng của vấn đề:
a. Thuận lợi – khó khăn:
-Tiếng Anh tiểu học được bộ giáo dục và đào tạo nghiên cứu và biên soạn dựa
trên đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học nên về mặt nội dung rất thú vị, hấp
dẫn và gần gũi với đời sống hàng ngày của các em.
- Tuy nhiên trên thực tế chỉ có một số ít học sinh thực sự yêu thích môn học
này, còn đa số học sinh vẫn chưa thực sự chú trọng và chưa có ý thức tự giác,
thích học. Các em dường như nhút nhát và sợ hãi mỗi khi mắc lỗi và thiếu tính chủ
động tích cực trong việc học Tiếng Anh, cho nên dẫn đến tình

trạng chất lượng

của môn Tiếng anh chưa cao.
b. Thành công – hạn chế:
- Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng nhanh.
Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản
xuất. Trong bối cảnh đó, giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát
5



triển kinh tế xã hội. Các nước trên thế giới kể cả những nước đang phát triển đều
coi giáo dục là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của
mỗi quốc gia. Đảng và Nhà nước ta đã xác định phát triển giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu, là nền tảng, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong
giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong đó, Tiếng Anh
là một trong những ngôn ngữ có vai trò như một phương tiện tích cực hỗ trợ hiệu
quả nhất cho quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của nước nhà. Vì vậy nâng cao
chất lượng bộ môn Tiếng Anh là một trong những mối quan tâm hàng đầu của sự
nghiệp giáo dục hiện nay, đặc biệt là ở bậc tiểu học các em học sinh mới bắt đầu
làm quen với bộ môn Tiếng Anh.
- Bên cạnh sự thành công vẫn còn một số hạn chế như các em không có môi
trường để giao tiếp hàng ngày nên nhanh quên, và chưa có khả năng tiếp thu nhanh
những kiến thức đã học để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Hơn nữa, ở lứa tuổi
tiểu học các em thường rất hiếu động, ham hiểu biết cái mới song các em lại chóng
chán, nhanh quên.
c. Mặt mạnh – mặt yếu:
- Trường tiểu học Kim Đồng nằm ở Quốc lộ 26, đường Phạm Văn Đồng,
phường Tân Hòa, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Trường có 18 lớp, 03 lớp
khối 3, trường có khuôn viên đẹp, rộng rãi, là trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1,
hầu hết học sinh theo học ở trường có tuổi đồng đều, ngoan, lễ phép và sinh sống
trên địa bàn phường Tân Hòa nên đi lại rất thuận lợi.
- Tuy nhiên bên cạnh đó, phần lớn gia đình các em học sinh đều làm nông nên
có ít thời gian để nhắc nhở các em học tập, trường có nhiều học sinh có hoàn cảnh
khó khăn và trang thiết bị dạy học chưa đầy đủ.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
- Vì trường học nằm ở địa bàn thành phố nên bản thân thân tôi cũng có nhiều
thuận lợi trong quá trình giảng dạy. Nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều cách nghĩ
hạn chế về môn tiếng anh, phụ huynh học sinh chỉ ra sức đầu tư cho con em mình

6


học tập các môn như Toán, Tiếng Việt… còn các môn khác bị xem nhẹ nên vô tình
đã tác động đến tinh thần học tập của học sinh.
e. Phân tích đánh giá các thực trạng:
Trên thực tế Tiếng Anh tiểu học vẫn là một môn học tự chọn nên tình trạng
xao lãng việc học, học sinh học đối phó và ít có sự quan tâm của phụ huynh học
sinh là dễ hiểu, các em chỉ tập trung vào các môn học như Toán, Tiếng Việt. Bên
cạnh đó tình hình kinh tế của địa phương chưa phát triển nên phụ huynh chưa quan
tâm đến việc học của con em, thiếu các điều kiện học tập cần thiết, trang thiết bị
dạy học cho bộ môn của trường còn chưa đầy đủ.
Ngoài ra, một số giáo viên chưa thay đổi phương pháp dạy học và chưa chịu
khó tìm tòi học hỏi. Vậy để học sinh bậc tiểu học học tốt môn Tiếng Anh và quan
trọng là vận dụng được khả năng giao tiếp tiếng anh trong các cấp học sau này.
Chúng ta cần hiểu rỏ tâm lý trẻ trước khi áp dụng một phương pháp dạy mới. Vấn
đề này đòi hỏi người làm giáo dục, các thầy cô phải tâm huyết với nghề, hội đồng
sư phạm nhà trường luôn quan tâm hàng đầu, nỗ lực đề ra kế hoạch, chương trình,
hình thức, cải tiến phương pháp để dạy và học tốt hơn, nâng cao chất lượng và hiệu
quả giáo dục.
Dựa vào tâm lý này của trẻ, hãy làm cho trẻ thấy việc học tiếng Anh như một
trò chơi hay nói cách khác lồng vui chơi trong việc dạy – học tiếng Anh. Luôn tạo
cho các em môi trường học tập lành mạnh, thoải mái, nắm bài vững mà không
nhàm chán, tạo không khí vui tươi thoải mái trong giờ học, gây hứng thú cho học
sinh khi tiếp thu văn hoá nước ngoài mà bản thân các em chưa biết.
3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
- Từ thực tế trên tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng học tập của các em thì
điều đầu tiên người giáo viên phải làm là tạo cho học sinh sự hứng thú, ham muốn
học tập, tạo sự tò mò và muốn biết được những điều mình sắp được học. Học sinh

cần được tham gia tích cực và chủ động vào môi trường giao tiếp đa dạng với các
7


hoạt động tương tác như trò chơi, bài hát, bài đọc nhịp, kể chuyện, đóng vai,vẽ
tranh… dưới sự hướng dẫn của giáo viên để hình thành các kĩ năng ngôn ngữ, tạo
không gian học tập nhẹ nhàng, thú vị và hấp dẫn cho học sinh.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
Qua quá trình giảng dạy thực tế ở trường tôi xin đề xuất một số phương pháp
giúp học sinh tiểu học có hứng thú học tập đối với bộ môn tiếng anh như sau:
b.1. Tạo hứng thú học tập bằng việc xây dựng môi trường thân thiện giữa
thầy và trò, trò và trò.
Đặc thù của học sinh lớp 3 ở bậc tiểu học là các em mới làm quen với ít môn học
và tiếp xúc với ít giáo viên bộ môn, bên cạnh đấy hầu hết học sinh mới bắt đầu học
tiếng anh nên có vốn Tiếng Anh còn hạn chế, các em cảm thấy không tự tin và
không có hứng thú trong việc học bộ môn. Chính vì lẻ đó nhiều học sinh cảm thấy
chán và ngồi thụ động trong giờ học, làm cho không khí lớp học rất căng
thẳng. Nhưng nếu giáo viên biết tạo môi trường, bầu không khí thân thiện trong lớp
học thì lớp học sẽ sôi nổi, học sinh sẽ hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập.
Đơn giản chỉ là những cử chỉ, nụ cười, những lời hỏi thăm về sức khỏe…
b.2. Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua các lời nhận xét.
Để tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên tiểu học cần biết tổ chức quá trình dạy học
một cách lạc quan luôn chú trọng vào mặt thành công của trẻ. Đồng thời, cần tập
cho mình có một cách nhìn và nghĩ: Học sinh tiểu học em nào cũng ngoan, em nào
cũng giỏi, em nào cũng cố gắng. Chỉ có em này ngoan, giỏi, cố gắng nhiều hơn, em
kia ngoan, giỏi, cố gắng ít hơn mà thôi. Luôn có thái độ nâng đỡ, khích lệ, thông
cảm, chú trọng vào mặt thành công của các em. Đó là khả năng biết tự kiềm chế,
khả năng đồng cảm với học sinh, khả năng làm việc kiên trì tỉ mỉ. Luôn tìm cách
thể hiện dạy học một cách nhẹ nhàng tự nhiên không gây căng thẳng cho học sinh.
Cũng cần phải biết tỏ ra ngạc nhiên, vui sướng, cần phải tôn trọng những sáng tạo

của học sinh, dù rất nhỏ. Hơn ai hết, giáo viên tiểu học phải coi trọng việc bồi
8


dưỡng hứng thú học tập cho các em ngay từ những buổi học đầu tiên, những bài
học đầu tiên. Đây là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự khéo léo trong nghệ thuật
sư phạm. Có thể chỉ với một lời khen giáo viên đã kích thích sự hứng thú vốn tiềm
ẩn trong học sinh, thái độ hứng thú đó sẽ là điểm khởi đầu cho một chuỗi những
biến đổi trong nhận thức của học sinh về lợi ích của việc học. Đặc biệt đối với học
sinh tiểu học, với tâm lí thích được khen và động viên thì những lời khuyến khích
của thầy cô sẽ là động lực thúc đẩy các em cố gắng hơn, tập trung hơn trong giờ
học.
Ví dụ: Nếu học sinh làm bài đúng, sau khi cho các em học sinh khác nhân
xét câu trả lời của bạn mình giáo viên có thể khen: “Hôm nay cô thấy em làm bài
tập này rất tốt và rất sáng tạo” hoặc “Em hiểu bài, trả lời rất tốt, hoặc em giỏi lắm”
hay “ good; well done; very good; …”. Nếu học sinh trả lời sai giáo viên không nên
chỉ trích hay chê bai mà chỉ nhận xét một cách nhẹ nhàng như: “Cảm ơn câu trả lời
của em, em cần chú ý đọc kỹ câu hỏi nhé” hoặc “câu trả lời của em có ý đúng tuy
nhiên em có thể trả lời như sau….”
b.3. Tạo hứng thú cho học sinh bằng cách hoạt động học tập theo nhóm:
Học theo nhóm là hình thức học tập có sự hợp tác của nhiều thành viên trong lớp
nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập chung. Được tổ chức một cách khoa học,
học theo nhóm sẽ phát huy tính tích cực, sáng tạo, năng lực, sở trường, tinh thần và
kĩ năng hợp tác của mỗi thành viên trong nhóm. Học theo nhóm dưới sự dẫn dắt
của giáo viên là phương pháp học rất tích cực. Học sinh được phân nhóm nhỏ từ 2,
3 đến 5 em cùng thảo luận, giải quyết một vấn đề chung mà giáo viên vừa đưa ra.
Kết thúc thảo luận các em trình bày lại bằng tiếng Anh, tùy theo khả năng của các
em.
Hoạt động này giúp học sinh tự tin hơn khi làm việc cùng bạn và các em học
sinh có thể giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.


9


Ví dụ: Sau khi học xong bài 8: school things, sách tiếng anh lớp 3, giáo
viên đưa ra chủ đề: các nhóm thi nhau kể tên các từ tiếng Anh chỉ các đồ dùng học
tập. Các nhóm thi nhau xem ai viết được nhiều hơn và cho các nhóm đọc to kết quả
của mình. Sau đó các nhóm khác lắng nghe và nhận xét cách đọc của nhóm vừa
trình bày. Hoặc học sinh có thể thực hành đọc bài hội thoại theo nhóm 2. Giáo viên
chỉ là người khuyến khích sự tham gia của học sinh và sửa những thiếu sót của các
em. Trong quá trình thảo luận nhóm giáo viên nên đi dến từng nhóm để quan sát và
nhắc nhở những học sinh lười tham gia vào hoạt động nhóm, tránh việc chê các em
trước nhóm bạn, làm các em xấu hổ và lần sau ngại tham gia.
b.4. Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua các bài hát, bài chant:
Dạy tiếng Anh cho trẻ em không hề đơn giản, bởi trẻ em thường mất tập trung
trong khi học và lại không thích ôn lại bài sau giờ học, do đó cũng rất dễ quên, nếu
chỉ bắt các em đọc đi đọc lại, ôn đi ôn lại từ vựng thì làm các em chán và không
thích học. phương pháp hiệu quả nhất trong trường hợp này là thông qua các bài
hát. Học tiếng anh qua các bài hát, ý tưởng tuy cũ nhưng chưa bao giờ là lỗi thời.
Các em không nhất thiết phải hiểu hết toàn bộ bài hát nói gì. Quan trọng nhất ở đây
là các em có niềm hứng thú với tiếng Anh và nhớ được từ vựng đã học mà không
cảm thấy bị gò bó hay ép buộc phải học nhiều. Thỉnh thoảng, tôi còn cho các em
đổi lời bài hát bằng cách sử dụng các từ vựng vừa học.
Ví dụ: Sau khi học bài unit 1 sách tiếng anh lớp 3, giáo viên có thể dùng thẻ hình
hoặc các con rối để học sinh thay thế các nhân vật qua bài hát “ The hello song”
nhằm mục đích cho học sinh ôn lại các nhân vật vừa học như: Hello, I am Mai
Hoặc thay thế lời bài hát “ The bedroom in my house” trong unit 14 bằng các căn
phòng khác đã học như “the kitchen in my house” …
b.5. Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua tranh ảnh:
Tranh ảnh luôn hấp dẫn và thu hút với tất cả học sinh tiểu học. Học sinh rất hứng

thú với các nhân vật trong tranh, các em thích miêu tả hay đoán về hành động của
10


các nhân vật mà giáo viên đưa ra để giới thiệu bài học, qua đó học sinh tiếp thu bài
mới một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
Ví dụ: khi dạy Unit 15 lesson 2, phần 1. listen and repeat giáo viên có thể
đưa 4 bức tranh của người máy và lần lượt hỏi “ what is he doing?” học sinh sẽ
đoán và trả lời từ đó đi vào nội dung bài học rất dễ hiểu.

b.6. Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua các trò chơi:
Trò chơi học tập là một bộ phận không nên thiếu trong nội dung của một bài
học, nó cũng có thể đánh giá sự thành công của một tiết dạy nếu giáo viên khéo léo
thiết kế trò chơi hợp lý và khoa học. Đó chính là cách tổ chức dạy học dưới dạng
các trò thi đố, các trò chơi, tổ chức hoạt động sắm vai, tổ chức hoạt động học theo
nhóm.. Trong thực tế dạy học, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng đều gây được
không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Nghiên cứu cho thấy, trò chơi
học tập có khả năng kích thích hứng thú và trí tưởng tượng của trẻ em, kích thích
sự phát triển trí tuệ của các em.
Ví dụ: Sau khi học xong unit 8 sách tiếng anh 3, giáo viên có thể cho học sinh
chơi trò chơi “noughts and crosses” để ôn lại tên của đồ vật và cấu trúc giới thiệu
tên của đồ vật với “It’s a/ an…/ they are…..”
11


Hoặc khi học bài Unit 14 lesson 2 sách tiếng anh lớp 3 giáo viên có thể cho
các em chơi trò chơi sắp xếp tranh theo sự chỉ dẫn của 1 bạn khác, qua đó học sinh
sẽ ôn lại được các từ vựng chỉ vị trí của đồ vật như: phía trước, phía sau, phía trên,
phía dưới, gần…
b.7. Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua áp dụng công nghệ thông

tin:
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, có rất nhiều trang web hổ trợ
cho việc dạy và học, giáo viên có thể tham khảo tài liệu, bài giảng hay lấy tranh
ảnh. Nếu giáo viên khéo léo thiết kế tiết dạy áp dụng công nghệ thông tin thì lớp
học sẽ rất thú vị, các em học sinh sẽ rất thích thú với những hình ảnh đẹp, sinh
động và nhiều màu sắc. Bên cạnh đó với những nguồn tài liệu nghe, nhìn phong
phú thì không những chỉ giúp trẻ học tốt môn tiếng anh mà còn giúp trẻ tiếp cận
sớm với công nghệ thông tin trong xã hội hiện đại.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:
12


Để thực hiện được các giải pháp, biện pháp này đòi hỏi phải có sự kết hợp nhịp
nhàng giữa thầy và trò, giữa phụ huynh và nhà trường. Giáo viên và phụ huynh
phải luôn động viên học sinh và giáo dục cho học sinh biết được tầm quan trọng
của bộ môn tiếng anh. Ngoài ra giáo viên luôn phải tìm tòi đổi mới các phương
pháp dạy học, tâm huyết với nghề và luôn gây được sự hứng thú cho học sinh.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Các giải pháp trên luôn có mối liên hệ chặt chẻ, khăng khít với nhau, bổ sung cho
nhau. Nếu người giáo viên đứng lớp biết kết hợp các giải pháp, biện pháp đó một
cách khéo léo, khoa học và sáng tạo thì sẽ gây được hứng thú cho học sinh và tiết
học sẽ rất thành công.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
-Có thể thấy việc áp dụng các phương pháp dạy học gây hứng thú cho học
sinh vào thực tế đã đem lại kết quả cao hơn nhiều so với lúc tôi chưa cải tiến
phương pháp dạy, điều đó đã thúc đẩy tôi không ngừng phấn đấu để đạt được kết
quả cao hơn. Tôi đã góp phần nhỏ bé của mình vào thành tích chung của nhà
trường đưa chỉ tiêu phấn đấu của nhà trường cao hơn đại hội công nhân viên chức
đầu năm đã đề ra.
- Đề tài này có thể làm tài liệu tham khảo, giảng dạy ở trường Tiểu học Kim

Đồng và các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu:
- Qua ứng dụng các phương pháp trên vào các tiết dạy khối lớp 3 ở trường tiểu
học Kim Đồng tôi thấy học sinh có thái độ học tập rất tích cực, các em luôn chủ
động chuẩn bị và xây dựng bài.
- Học sinh luôn hứng thú với bài học, có nhu cầu tiếp thu kỹ năng, kiến thức
mới và vận dụng vào thực tế, tình huống giao tiếp.
- Học sinh biết cách làm việc theo nhóm, luôn nhường nhịn, giúp đỡ nhau khi
cần thiết. Tích cực giao tiếp bằng tiếng anh.
13


- Học sinh tự tin trình bày ý kiến của mình qua kỹ năng nói hoặc viết bằng
Tiếng Anh.
- Nhiều học sinh thấy thích môn học và tham gia tích cực vào các cuộc thi như
Olympic Tiếng Anh trên mạng Internet, funkid trên mạng điện thoại… và đã đạt
được thành tích cao.
Sau đây là một số thông kê thể hiện sự yêu thích của các em học sinh đối với
môn tiếng anh.
 Đầu năm học 2014-2015
Lớp

Tổng số học sinh

Thích môn học

Không thích

3A


36

25

11

3B

35

20

15

3C

37

27

10

Lớp

Tổng số học sinh

Thích môn học

Không thích


3A

36

33

3

3B

35

30

5

3C

37

35

2

 Sau 2 tháng học

Các biện pháp trên đã tạo hứng thú học tập cho học sinh và cũng giúp cho việc
truyền đạt kiến thức của giáo viên có hiệu quả hơn. Học sinh tiếp thu bài một cách
tích cực, chủ động và ghi nhớ lâu cho nên chất lượng học đã tăng khá đồng đều.

Đại bộ phận đa số các em đã có sự tự giác và yêu thích môn học, ở các tiết học có
phần sôi nổi hơn, lượng học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài khá nhiều, góp
phần làm cho giờ học sinh động.

14


III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
-Với sự phát triển của công nghệ thông tin và khoa học kỹ thật trong sự
nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì tiếng anh đóng một vai trò rất
quan trọng, nó vừa là phương tiện giao tiếp, vừa là chìa khóa để đi đến thành công
do đó người giáo viên phải luôn tìm tòi ra những phương pháp dạy tốt gây được
hứng thú cho học sinh, làm cho học sinh luôn say mê môn học thông qua thái độ,
cử chỉ, những lời nhận xét mang tính động viên, khích lệ, luôn tạo không khí thoải
mái cho lớp học thông qua các trò chơi, bài hát, tranh ảnh nhiều màu sắc hấp dẫn,
qua các kênh hình và tiếng và đặc biệt là qua các hoạt động trong lớp học.
- Với sự đổi mới về sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy, kết hợp với
nhiều thủ thuật dạy học với sự giúp đỡ của công nghệ thông tin, tiết dạy luôn được
các em học sinh háo hức, mong đợi. Dần dần các em thấy thích và say mê môn học.
2. Kiến nghị:
- Sở Giáo dục và Đào tạo nên duy trì việc tổ chức tập huấn phương pháp
giảng dạy cho giáo viên hằng năm nhằm nắm bắt thêm nhiều phương pháp mới để
vận dụng trong các bài dạy.
- Phòng Giáo dục Thành phố Buôn Ma Thuột kết hợp với nhà trường trang bị
đầy đủ các thiết bị dạy học cho giáo viên và học sinh để đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao trong việc dạy và học.
Buôn Ma Thuột, ngày 6 tháng 3 năm 2015.
Người viết


Nguyễn Thị Minh

15


Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu bồi dưỡng tiếng anh thường xuyên của Sở Giáo dục và Đào tạo
tỉnh Đắk Lắk cấp hàng năm.
2. Tạp chí Special English.
3. Teach English của Adrian Doff.

16


NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
17



×