Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN HƯỚNG dẫn học SINH TIẾP cận bài THƠ “TRÀNG GIANG” của HUY cận dưới góc NHÌN KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.13 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
TT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1

NỘI DUNG
Mở đầu
Lí do chon đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung
Cơ sở lí luận của vấn đề

2.2

Cơ sở thực tiễn của vấn đề

9

2.3

Các giải pháp để giải quyết vấn đề
Không gian thiên nhiên quê hương, đất nước – không gian

10



2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.4
3
3.1
3.2

của cái tuyệt đích, vô cùng
Không gian ứng chiếu, giao thoa tâm tình giữa chủ thể và
ngoại giới
Không gian mang dấu ấn thế giới quan phương Đông – một
chỉnh thể thống nhất của những mặt đối lập
Hiệu quả của đề tài
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị

TRANG
2
2
5
6
6
6
6

10
14

16
18
19
19
19

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.1.1. Nếu Xuân Diệu là nhà thơ luôn nhạy cảm với thời gian thì Huy Cận là
nhà thơ của không gian. Không gian nghệ thuật thơ Huy Cận là cả một thế giới bên
trong sâu lắng, bàng bạc mông mênh cảm xúc. Lấy cảm hứng từ vũ trụ và thiên
nhiên, thơ Huy Cận là cõi bao la trong nỗi buồn mênh mang, là sự cảm nhận thân
1


phận bé nhỏ cô độc của con người trước vũ trụ, là cái hữu hạn đời người trước vô
tận của đất trời…
Đi tìm những nét đặc trưng trong thi pháp nghệ thuật của Huy Cận, thế giới
nội tâm sâu lắng qua hình ảnh của không gian là hướng tiếp cận đúng đắn, sẽ giải
mã được những vấn đề cốt lõi trong thơ Huy Cận. Không gian trong thơ Huy Cận
hiện hữu như: Dòng sông, bầu trời, con đường, biển cả… Song tất cả cũng để toát
lên nỗi buồn thiên cổ, nỗi buồn như từ thuở con người cảm nhận được kiếp người,
cảm nhận cái tôi bé nhỏ của một linh hồn lạc loài chấp chới. Phải đến sau Cách
mạng tháng Tám, cuộc sống mới đã thổi vào hồn thơ Huy Cận một nguồn gió mới
làm thay đổi điểm nhìn, cách nhìn của nhà thơ. Vẫn bút pháp tài hoa lãng mạn, vẫn
cảm hứng về vũ trụ nhưng hồn thơ thi nhân căng tràn nhựa sống, đầy ắp niềm tin
“Trời mỗi ngày lại sáng”. Điểm nhìn đã thay đổi tất yếu tứ thơ cũng thay đổi, hình
tượng thiên nhiên, vũ trụ cũng thay đổi và tạo nên thông điệp mới về con người,
cuộc sống.
1.1.2. Bắt đầu từ những vần thơ trong tập Lửa thiêng, không gian nghệ thuật

của Huy Cận thường gắn liền với những dòng sông mênh mông nước: “Nắng đã xế
về bên xứ bạn/ Chiều mưa trên bãi, nước sông đầy” (Vạn lý tình). Sông nước cứ
dềnh lên, mênh mông không tìm thấy đâu là bến bờ. Đó chính là dòng cảm xúc.
Không gian nghệ thuật của nhà thơ như kéo dài vô tận: “Sóng gợn tràng giang
buồn điệp điệp/ Con thuyền xuôi mái nước song song/ Thuyền về nước lại sầu trăm
ngả/ Củi một cành khô lạc mấy dòng” (Tràng giang). Giữa cái mênh mông của
sông dài trời rộng, một con thuyền trôi xuôi, một cành củi khô lạc giữa dòng, đó là
biểu tượng thân phận con người bơ vơ giữa dòng đời, giữa thiên nhiên. Cái cảm
giác cô đơn của con người trong thơ Huy Cận không chỉ đặt trong không gian ba
chiều mênh mông bát ngát mà còn có cả chiều thứ tư: Chiều thời gian vô tận (sóng
gợn tràng giang), đó là nỗi buồn nhân thế từ ngàn xưa vọng về theo cơn sóng gợn
để lay động tâm thức nhà thơ. Không gian vô định, thời gian vô tận chỉ con người

2


nhỏ bé hữu hạn. Giáo sư Phan Cự Đệ đã gọi đó là “Cái buồn trong cuộc đời thực
thành những dòng lệ trong văn chương”.
1.1.3. Theo quan niệm mỹ học của các nhà thơ mới, cái đẹp luôn gắn với cái
buồn, cái buồn trong Tràng giang cứ chất chồng tầng tầng lớp lớp, cứ luôn hiện
hữu như từng cơn sóng gợn mặt nước sông dài, và thiên nhiên được cá thể hóa
thành “Củi một cành khô” lạc giữa dòng trôi vô định, thành những cánh bèo dật dờ
nước cuốn: “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng/ Mênh mông không một chuyến đò
ngang/ Không cầu gợi chút niềm thân mật/ Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng” (Tràng
giang).
Thân phận bọt bèo, trôi về đâu? Không gian với tính ước lệ tượng trưng qua
hình ảnh những cánh bèo trôi. Nhà thơ mang cả nỗi buồn thời thế, mang cả tâm
trạng cô độc trong thế giới nội tâm sâu thẳm trong không gian hiu quạnh. Không
một con đò, không một chiếc cầu, không chợ, không khói chiều, chỉ có thi nhân cô
độc dưới bóng chiều lặng ngắm những cánh bèo cứ lặng lẽ nối tiếp nhau phiêu dạt

qua bờ xanh bãi vàng hiu hắt để nỗi buồn cứ dợn lên cứ lan tỏa thấm sâu nỗi nhớ
quê nhà của thân phận lạc loài.
Không gian bên ngoài đi vào thơ Huy Cận thành thế giới nội tâm, nhà thơ
thường chọn những khoảng cách vô tận mang tính đối lập: “Nắng xuống trời lên
sâu chót vót/ Sông dài, trời rộng, bến cô liêu” (Tràng giang); “Lên bề cao hay đi
xuống bề sâu?/ Không biết nữa - Có chút gì làm ngợp” (Đi giữa đường thơm);
“Nắng đã xế về bên xứ bạn/ Chiều mưa trên bãi, nước sông đầy” (Vạn lý tình).
Không có sự giao thoa, chỉ có khoảng cách mưa - nắng, dài - rộng, lên xuống, cao - sâu… Ngay cả trong lời tự tình tuyệt đẹp của Ngậm ngùi, không gian
cũng bị chia cắt trên cũng một bãi sông: “Nắng chia nửa bãi chiều rồi/ Vườn
hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu” (Huy Cận).
Đó chính là nỗi cô đơn giằng xé đến tột cùng. Nếu như Xuân Diệu: “Hôm
nay trời nhẹ lên cao/ Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”, thì Huy Cận lại mang
đến một trường liên tưởng rất lạ tạo cho người đọc một cảm giác không gian như
3


đè nén lên tâm can để con người có thể cân đo không gian trong thoáng mơ hồ:
“Tai nương giọt nước mái nhà/ ghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn” (Buồn
đêm mưa). Cái buồn vô cớ mà vẫn cứ buồn, chừng như cái buồn ấy cứ chực chờ
một ngoại cảnh nào đó có tác động hay không thì vẫn tuôn tràn. Những giọt mưa là
những giọt buồn tích tụ, lắng đọng trong cảm giác lả tả mơ hồ của cõi vô thức.
1.1.4. Không gian nghệ thuật luôn có ranh giới với không gian vật chất bên
ngoài, nó là thế giới tinh thần là điểm nhìn của nhà thơ. Huy Cận chọn không gian
của buổi chiều trong Ngậm ngùi: “Tay anh em hãy tựa đầu/ Cho anh nghe nặng
trái sầu rụng rơi”…
Trong tập thơ Lửa thiêng, Huy Cận không vẽ nên những bức tranh hoành
tráng của thiên nhiên, không tô vẽ sắc màu rực rỡ mà chủ yếu là sắc màu tâm
tưởng, bàng bạc, đìu hiu heo hút của ngôi làng vùng sơn cước, là tiếng thở dài, tủi
nhục của người dân mất nước, là tâm trạng cô đơn đến tột cùng của con người
trước vũ trụ…

Và có lẽ phải đến cuối những thập niên 50 của thế kỷ 20, tâm hồn thơ Huy
Cận mới dạt dào nhựa sống thời đại: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã
cài then đêm sập cửa/ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng
gió khơi” (Đoàn thuyền đánh cá).
Không là “Nắng chia nửa bãi”, không là “Hơi may hiu hắt bốn bề tâm tư”
mà là một bầu trời lồng lộng cao rộng in ráng đỏ xuống mặt biển bao la, là nhịp
điệu cuộc sống mạnh mẽ, tấp nập, mặc cho bóng đêm đổ ập vào. Sóng cồn lên nhốt
ánh sáng bằng động tác sập cửa nhanh mạnh, dứt khoát. Bóng đêm phủ trùm nhưng
con người không bơ vơ, rợn ngợp mà đầy ắp niềm lạc quan yêu đời: “Thuyền ta lái
gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng” (Đoàn thuyền đánh cá).
Đó là cách đặt con người ngang tầm vũ trụ, con thuyền là gạch nối để liên
kết trời và biển. Nhà thơ khắc tạc không gian đầy sắc màu: Lấp lánh của cá
song giữa ánh trăng vàng chóe rồi vẩy bạc đuôi vàng, rạng đông… Đó là những

4


màu tươi sáng của cuộc sống ấm no, của hạnh phúc. Tầm thước con người trở nên
rộng lớn, bài thơ là khúc tráng ca về lao động, về tình yêu thiên nhiên, cuộc sống.
1.1.5. Tràng giang là điển hình cho tư duy không gian đầy “khắc khoải” của
Huy Cận, là những gì tinh tuý nhất của “Lửa thiêng”. Nhà phê bình Đỗ Lai Thuý
cho rằng Huy Cận là nhà thơ của “sự khắc khoải không gian”. “Tràng giang là một
bài thơ về không gian, chứa đầy không gian”. Nhà thơ mô tả cái mênh mông của
không gian bằng những vật thể nhỏ như một cành củi, cồn nhỏ lơ thơ, những đám
bèo dạt trên mặt nước... bởi lẽ, chúng dễ chuyên chở cảm giác cô đơn, rợn ngợp
của con người.
Đề tài “Hướng dẫn học sinh tiếp cận bài thơ “Tràng giang” dưới góc
nhìn không gian nghệ thuật” sẽ đem lại cái nhìn vừa cụ thể lại vừa mới mẻ, đa
chiều, tạo hứng thú cho các em tiếp nhận tác phẩm một cách sâu sắc, trọn vẹn hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu

Đề tài này đi sâu vào hướng tiếp cận văn bản thơ trữ tình từ góc nhìn thi
pháp học. Xuất phát từ thực tế dạy văn bản văn học hiện nay, người dạy chỉ định
hướng học sinh tiếp nhận theo phương pháp truyền thống: tìm hiểu tác giả, chủ đề
tư tưởng của tác phẩm, phân tích nội dung, những biểu hiện nghệ thuật ở các khổ
thơ, bài thơ…. Điều đó dẫn đến cách dạy – học nặng tính công thức, đơn điệu,
nhàm chán. Giờ dạy - học thơ trữ tình nặng tính thao tác, thiếu chiều sâu cho
những tìm tòi, trải nghiệm, rung cảm nghệ thuật. Văn bản văn học nói chung, văn
bản thơ trữ tình nói riêng có tính mở, đa ngôn, đa nghĩa. Người dạy có thể định
hướng học sinh cách tiếp cận nhiều chiều, trong đó tiếp cận từ góc nhìn thi pháp về không gian, thời gian nghệ thuật sẽ giúp học sinh có cái nhìn sâu sắc, đa chiều
từ đó khơi dậy ở học sinh những rung cảm thẩm mĩ, đi tới tận sâu thẳm những điều
ẩn kín ở chủ thể trữ tình.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này hướng đến nghiên cứu những vấn đề cụ thể sau đây:

5


Không gian trong thơ Huy Cận nói chung, không gian nghệ thuật trong bài
thơ Tràng Giang:
- Không gian thiên nhiên quê hương, đất nước – không gian của cái Tuyệt
đích, Vô cùng.
- Không gian ứng chiếu, giao thoa tâm tình giữa chủ thể và ngoại giới.
- Không gian mang dấu ấn thế giới quan phương Đông – một chỉnh thể
thống nhất của những mặt đối lập
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp so sánh.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Tiếp cận tác phẩm văn chương dưới góc nhìn thi pháp học là hướng nghiên
cứu được các nhà khoa học quan tâm. Trong đó, các vấn đề cơ bản, nổi bật như
điểm nhìn nghệ thuật, kết cấu trần thuật, giọng điệu, không gian, thời gian … là
chìa khoá giúp giải mã thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Đối với thơ ca, tiếp cận
dưới góc nhìn này lại càng khả dĩ, bởi sẽ soi sáng nhiều vấn đề quan trọng khi
người dạy, người học bước vào khám phá thế giới nghệ thuật của tác phẩm thơ ca.
Bàn về không gian nghệ thuật trong tác phẩm trữ tình, Giáo sư Trần Đình Sử
cho rằng: “Nếu hiểu thơ ca là sự cảm nhận thế giới và con người thì thời gian,
không gian chính là hình thức để con người cảm nhận thế giới và con người”. Mọi
sự vật, hiện tượng đều được gắn với hệ tọa độ không – thời gian xác định, nên
những cảm nhận của con người về thế giới đều bắt đầu từ sự đổi thay của không

6


gian, thời gian. Và từ sự đổi thay của không gian – thời gian, con người nhận ra sự
đổi thay trong chính mình.
Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính trong cuốn Thi pháp ca dao thì: “Thời gian
và không gian là những mặt của hiện thực khách quan được phản ánh trong tác
phẩm tạo thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Thời gian nghệ thuật, không gian
nghệ thuật một mặt thuộc phương diện đề tài, mặt khác thể hiện nguyên tắc cơ bản
của việc tổ chức tác phẩm của từng tác giả, từng thể loại, từng hệ thống nghệ
thuật”
Ở đề tài này, người viết sẽ trình bày về hướng tiếp cận không gian nghệ
thuật trong bài thơ Tràng giang. Bởi vì với Huy Cận, không gian trở thành mọi
thước đo của tư tưởng, tình cảm, với những biểu hiện từ hình thức cho đến nội
dung biểu đạt của tác phẩm.

Để hiểu đầy đủ, sâu sắc hơn về không gian nghệ thuật trong Tràng giang của
Huy Cận, người viết xin viện dẫn ra đây một số vấn đề lí luận về không gian,
không gian nghệ thuật, những đặc điểm của không gian nghệ thuật để làm điểm tựa
cho phần trình bày Không gian nghệ thuật trong bài thơ Tràng giang của mình:
Khái niệm không gian
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê đã cắt nghĩa, lí giải về không gian
như sau: “Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật hiện tượng
xung quanh đời sống con người”.
Không gian chính là môi trường chúng ta đang sống với sự tồn tại của các sự
vật. Không gian chính là hình thức tồn tại của vật chất với những thuộc tính như
cùng tồn tại và tách biệt, có chiều kích và kết cấu.
Khái niệm không gian nghệ thuật
Để hiểu được khái niệm không gian nghệ thuật một cách cơ bản và khái quát
nhất, tôi xin được viện dẫn cách hiểu của Lê Bá Hán trong cuốn Từ điển thuật ngữ
văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật
thể hiện tính chỉnh thể của nó”.
7


Giáo sư Trần Đình Sử lí giải thêm: “Không gian nghệ thuật là hình thức tồn
tại cùng thế giới nghệ thuật”. Ông còn khẳng định một cách hết sức chắc chắn:
“Không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có một nhân
vật nào không nào không có một nền cảnh nào đó”, và “không gian nghệ thuật là
sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan
niệm nhất định về cuộc sống”
Như vậy, không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại và triển khai của thế
giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống,
“mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật”. Và sự miêu tả, trần thuật bên trong tác
phẩm văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, ta xác định được vị trí của
chủ thể trong không – thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn, diễn ra trong một

trường nhìn nhất định. Căn cứ vào điểm nhìn mà xác định được vị trí của chủ thể
trong không – thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn, khoảng cách nhìn, ở đặc
điểm của khách thể được nhìn. Điểm nhìn không gian được thể hiện qua các từ chỉ
phương vị (phương hướng, vị trí), để tạo thành “viễn cảnh nghệ thuật”.
Tóm lại, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ
thuật. Không gian nghệ không những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn
học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy những quan niệm về thế giới,
chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách
quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng
nghệ thuật. Vì vậy không thể tách hình tượng ra khỏi không gian mà nó tồn tại.
Lửa thiêng của Huy Cận nói chung và bài thơ Tràng giang nói riêng đã mang
đầy đủ những đặc điểm thi pháp của Thơ Mới, trong đó đặc sắc nghệ thuật đã hình
thành phong cách thơ độc đáo của Huy Cận là không gian nghệ thuật. Không gian
trong Tràng giang là không gian vũ trụ bao la, bất tận với trời rộng, sông dài, là
không gian cõi lòng của các tôi trữ tình nhỏ bé, lạc loài, cô đơn, bơ vơ - nỗi niềm
tâm trạng con người khi đối diện trước không gian; bộc lộ nỗi “khắc khoải không
gian” của hồn thơ Huy Cận. Bàn về thơ Huy Cận, Xuân Diệu cho rằng: "Huy Cận
8


như không ở trong thời gian mà chỉ ở trong không gian". Hoài Thanh trong Thi
nhân Việt Nam đã nhận xét vô cùng tinh tế, chính xác: "Người thấy lạc loài giữa
cái mênh mông của không gian, cái xa vắng của thời gian, lời thơ vì thế mà buồn
rười rượi".
2.2.Cơ sở thực tiễn của vấn đề
2.2.1. Như một thói quen, người giáo viên dạy văn thường hay đứng ở một
góc nhìn để lí giải tác phẩm nên bỏ qua nhiều khía cạnh khác quan trọng, trong đó
có góc nhìn thi pháp học. Tiếp nhận văn học từ góc độ Thi pháp học là quan tâm
đến vấn đề không gian nghệ thuật. Không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại
của thế giới nghệ thuật. Với tư cách là phương thức tồn tại của thế giới nghệ thuật,

không gian có thể biểu hiện ở các phạm trù như cao – thấp, rộng – hẹp, trong –
ngoài, thoáng đãng – tù túng hoặc gắn với các địa điểm cụ thể như núi non, sông
biển, nhà cửa, con đường, bầu trời…
Khi tìm hiểu không gian nghệ thuật, bên cạnh việc chỉ ra đặc điểm của thế
giới nghệ thuật được tái hiện, còn cần chỉ ra quan niệm của nhà văn về không gian.
Chỉ ra được quan niệm của nhà văn về không gian cũng chính là chỉ ra được cảm
nhận của nhà văn về cuộc sống, thấy được chiều sâu trong tư tưởng nghệ thuật của
nhà văn.
2.2.2. Khi dạy bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận, người dạy thường tiếp cận
từ góc độ tác giả, rồi phân tích từng khổ thơ với các biểu hiện nội dung và nghệ
thuật. Hướng tiếp cận ấy mang tính công thức, tuy không sai nhưng lại thiếu chiều
sâu, không thể hiện được năng lực định hướng, tổ chức của người dạy và năng lực
khám phá, sáng tạo của người học. Tiết học nặng về thuyết trình tác giả, các bước
tiếp cận tác phẩm công thức, đơn điệu, thiếu tính sáng tạo. Giờ học trở nên nhàm
chán.
2.2.3. Từ thực trạng còn nhiều bất cập ấy, việc tìm tòi một hướng tiếp cận
mới khi dạy tác phẩm “Tràng giang” là điều trăn trở của không ít thầy cô dạy văn.
Qua thực tiễn giảng dạy, chúng tôi nhận thấy tiếp cận tác phẩm này dưới góc nhìn
9


thi pháp học, nhìn bài thơ Tràng giang như một kiến trúc về không gian, với nhiều
kiểu kết cấu không gian khác nhau. Không gian nghệ thuật như là chìa khoá giúp
người học bước vào thế giới nghệ thuật của nhà thơ với những quan niệm thẩm mĩ,
tư tưởng, tình cảm sâu sắc, mới mẻ. Đây là hướng đi cần thiết, sẽ khơi nguồn cảm
hứng mới cho cả người dạy và người học tiếp nhận tác phẩm thêm sâu sắc, trọn
vẹn hơn.
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
2.3.1. Không gian thiên nhiên quê hương, đất nước – không gian của cái tuyệt
đích, vô cùng.

Trước hết, dạy bài Trang giang tôi khái quát cho học sinh: Tràng
giang trước hết là một bức họa với chất liệu ngôn từ nghệ thuật. Nó họa lại một
không gian sông nước mênh mông, rộng lớn với bốn chiều kích dài – rộng – cao –
sâu. Ở chiều kích nào cũng được đẩy lên tới cái tuyệt đích, vô cùng, hạt nhân trung
tâm là cái tôi trữ tình luôn khát khao chiếm lĩnh, bao trọn.
Bài thơ “được sông Hồng gợi tứ”. Vậy thì chí ít, dòng sông trên trang thơ
Huy Cận sẽ có dáng hình của sông trên bất cứ mảnh đất nào của nước ta, chứ
không nhất thiết phải là sông Hồng. Thế nên, Huy Cận định danh cho không gian
ấy là Tràng giang. Cái tên đẩy nhẹ cánh cửa ngôn từ, hé mở một không gian có gì
như cổ kính, trang trọng lắm. Điệp âm “ang” giao thoa về ngữ âm, tạo hình trong
trí tưởng tượng người đọc về một dòng sống dài vô tận, rộng mênh mang.
Dòng Tràng giang đã được cảm nhận từ hai thước đo: thước đo địa lí và thước đo
lịch sử. Tràng giang không chỉ vô thủy vô chung dưới góc nhìn của địa lí mà trầm
tích trong dòng chảy ấy là bề dày lịch sử – văn hóa. Có một dòng sông chảy song
hành cùng dòng chảy miên viễn của thời gian vũ trụ, khởi nguyên từ thượng nguồn
quá khứ, lặng lờ trong thực tại và miên man tới tận tương lai vô cực. Một sự bề thế
đáng tự hào của dòng sông đất nước, quê hương mình.
Trong bài thơ, Huy Cận cứ nhắc mãi về cái ấn tượng “trời rộng”, “sông dài”
từ lời đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” đến tận câu thơ cuối khổ thứ
10


hai: “Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”. Không gian được mở ra ở tầm thấp lẫn tầm
cao: trên là “trời rộng” thênh thang, dưới là “dòng dài” miệt mài chảy trôi, kéo mãi
tới tận chân trời. Ấn tượng về sự “rộng” “dài” của không gian được tấu lên từ dòng
thơ đầu của khổ thứ nhất: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”. Sóng trên mặt
sông chỉ “gơn”, chỉ lăn tăn, miên man không dứt khiến dòng sông mềm như một
dải lụa, uốn nhẹ thân mình trong gió chiều miên man. Từ láy “điệp điệp” trước
nhất miêu tả động thái của từng lớp sóng sông. Từng con sóng nhỏ nối đuôi nhau,
kéo nhau hết lớp nọ đến lớp kia đưa nhau đến tận cùng khoảng giới hạn của đường

chân trời xa xăm. Nói là giới hạn, chứ biết đường chân trời chẳng qua chỉ là cái
giới hạn tương đối mà con người tự huyễn hoặc để thỏa mãn nhu cầu chiếm lính vũ
trụ của mình. Không gian thơ được mở ra tới vô cùng.
Khi đã hình dung cái tuyệt đích của không gian Tràng giang ở bề “rộng”
“dài”, Huy Cận đẩy không gian bằng chiều kích thứ ba và thứ tư – chiều cao và
chiều sâu. Một không bốn chiều được xác lập cũng là khi sự vô biên, tính chất vũ
trụ của Tràng giangvững chãi ở chiếc ngai vàng Tuyệt đích:
“Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”
Phê bình hai câu thơ này, PGS.TS Chu Văn Sơn đã thể hiện được khả năng thẩm
bình tuyệt hay, tuyệt khéo của mình: “Câu trên là sự vô biên được mở về chiều cao.
Câu dưới là sự vô biên về cả bề rộng và chiều dài. Có một khoảng không gian đang
giãn nở ra trong cụm từ “nắng xuống trời lên”. Hai động từ ngược hướng “lên” và
“xuống” đem lại một cảm giác chuyển động rất rõ rệt. Nắng xuống đến đâu, trời
lên đến đó. Và nó được hoàn tất bởi cụm từ “sâu chót vót”.” Trong lời bình của
PGS.TS Chu Văn Sơn, ông đã diễn lại bằng văn xuôi cái ý tưởng cấu trúc hình ảnh
thơ của Huy Cận. Huy Cận đã tưởng tượng nắng như một cây sào có khả năng giãn
nở hai đầu. Một đầu soi chiếu, đâm vào lòng sông, đầu kia chống trời lên cao vút.
Nắng trở thành một thực thể nhị chức năng, mở rộng không gian ra ở chiều sâu và
tầm cao. Sự đẩy căng biên độ không gian tạo nên một hiệu ứng cộng hưởng bất
11


ngờ “sâu chót vót”. “Sâu chót vót” là sáng tạo ngôn từ độc đáo của Huy Cận. nhà
thơ không dùng từ “cao” mà dùng từ “sâu” vì nó vừa gợi độ cao, vừa gợi cái hun
hút, thăm thẳm của bầu trời hoàng hôn, từ “chót vót” lại càng làm tăng thêm cái
rợn ngợp của khung cảnh.
Để rồi đến câu thơ: “Mênh mông không một chuyến đô ngang”, các chiều
kích không gian bị xóa mờ; để rồi, ấn tượng đó gói lại trong một từ láy “mênh
mông”. Chỉ thế thôi cũng đủ để nói về cái tuyệt đích, vô cùng của không

gian Tràng giang.
Thứ hai, tôi nhấn mạnh cho học sinh hiểu được: Không gian Tràng
giang không chỉ rộng dài, cao sâu tuyệt đối, vô cùng mà qua những kí hiệu ngôn từ
mà Huy Cận đưa đến độc giả, ta còn nhận ra một Tràng giang hoang vu, vắng lặng
cũng vô cùng, tuyệt đối. Tràng giang chẳng khác nào một không gian rơi vào quên
lãng, cách li hoàn toàn với sự sống của con người. Có thuyền trên sông nhưng
“thuyền xuôi mái” chẳng bàn tay người chèo lái, dẫn đưa; có làng nhưng tiếng làng
xa ngái như có như không, có chợ nhưng chợ chiều đã tắt tiếng người; rồi không
đò, không cầu. Chỉ có riêng một cái Tôi nhỏ bé, cô đơn cùng sóng nước, càng khát
khao tình đời, tình người, càng cố nương theo ngọn “gió đìu hiu” đi tìm hơi thở
cuộc sống thì càng thật vọng, ê chề. Không gian cồn nhỏ “lơ thơ” giữa sóng nước
là sự thu nhỏ của Tràng giang giữa biển đời. Một không gian chơi vơi, và như bị
quên lãng, không ai nhắc tên, không ai nhớ đến.
Thứ ba, tôi lí giải không gian nghệ thuật của Tràng giang như là tiêu biểu
cho khung cảnh thiên nhiên quê hương, đất nước dẫn ta tới vẻ đẹp trù phú của một
vùng trên lãnh thổ nước nhà, và giúp ta cảm nhận được tình yêu, niềm tự hào của
Huy Cận đối với cảnh sắc quê hương. Chính tình yêu, niềm tự hào ấy khiến thơ
viết về thiên nhiên đất nước là một sở trường, một điểm mạnh của Huy Cận.
Tràng giang là một bức tranh thiên nhiên đẹp, bàng bạc một nét đẹp cổ xưa.
Vẫn là đề tài quen thuộc, những thi liệu và bút pháp nghệ thuật vốn có trong thơ
cổ, Huy Cận đã vẽ nên trên nền trời mây, sông nước mênh mông vô cùng, vô tận
12


những sự vật nhỏ bé, đặc trưng. Có lẽ điều khiến người đọc ấn tượng trong bài thơ
là những hình ảnh như sóng gợn, thuyền trôi, gió đìu hiu, bến cô liêu, bèo dạt,
mây cao, núi bạc, chim nghiêng… gợi nên cái hồn thiên nhiên của thơ ca cả nghìn
năm trước. Quả thực, nếu cứ nhìn người ta vẫn ngỡ đó là không gian của cảnh đẹp
tiêu sơ, vắng lặng vốn thấy trong thơ Đường. Mà có lẽ nét cổ xưa nhất trong bài
thơ phải kể đến hình ảnh chim nghiêng cánh nhỏ ở khổ cuối cùng. Nó gợi lên cảnh

sắc rất thơ. Cánh chim chở trời chiều, chở linh hồn của vũ trụ reo rắc xuống trần
gian.
Nhưng tác giả của Lửa thiêng lại kiếm tìm những sự vật mới, khiến bức
tranh thiên nhiên mang hơi thở hiện đại. Có lẽ chưa bao giờ người ta bắt gặp trong
thơ trước đó những thứ đời thường, bình dị, mộc mạc, chẳng hề ước lệ tượng
trưng như Củi một cành khô lạc mấy dòng. Sắc thái của khung cảnh thiên nhiên
bỗng trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết, khi thi nhân bỗng nhìn thấy một sự vật đã
khô kiệt, mất hết sức sống, đang trôi nổi, lênh đênh trên dòng nước. Chưa bàn đến
ý nghĩa tâm tư mà nhà thơ gửi gắm, chỉ thấy chi tiết này đã phác họa thêm cho
bức tranh trang giang cái nét đẹp rất riêng. Thiên nhiên đẹp chưa chắc đã là những
gì mơn mởn sức sống, chính cái khô kiệt của cành củi trên dòng sông càng làm
cho cảnh vật có nét đẹp cuốn hút của nó. Thậm chí ngay cả cái cách nhìn những
cánh bèo của tác giả cũng gợi lên cảm giác về một khung cảnh thiên nhiên không
phải bằng những nét vẽ cầu kì.
Thiên nhiên Tràng giang còn mang những nét hùng vĩ, tráng lệ mà chẳng
cần đến những núi non trùng điệp, chỉ cần mọi thứ được khuếch đại hết tầm theo
mọi chiều của không gian như trong bài thơ này: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc;
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”. Nét thơ mộng trong khung cảnh vì thế
cũng dần dần được mở ra.
2.3.2. Không gian ứng chiếu, giao thoa tâm tình giữa chủ thể và ngoại giới.
13


Sự ứng chiếu, giao thoa giữa chủ thể và ngoại giới, trong đa số các trường
hợp, mà Tràng giang là một điển hình, được biểu hiện bằng mối tương giao giữa
tình và cảnh: mỗi một động thái của cảnh đều có sự dẫn chiếu với một trạng thái,
tâm tình của cái Tôi trữ tình.
Cảnh trong không gian nghệ thuật Tràng giang rất có tình. Trời, sông vô
tình sao “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”? Sóng vô tình sao “buồn điệp
điệp”? Thuyền nước vô tình sao “Thuyền về nước lại” bỏ không một khoảng trống

“sầu trăm ngả”? Gió vô tình sao “đìu hiu”? Bến vô tình sao “cô liệu”? Nhiều người
nhìn vào những cuộc chia li trong không gian Tràng giang, để rồi nói cảnh nơi đây
vô tình. Tôi nghĩ vô tình thì không hẳn, mà đúng hơn là cảnh đang bị cái Tôi trữ
tình chủ quan hóa để rồi mất mối dây liên lạc với nhau, với bến đỗ và với đời. Xa
nhau, thuyền nước cũng buồn, hơn nữa là “sầu”. Cách li với bàn tay chèo lái của
con người thuyền “xuôi mái”, ủ ê. Xa rời một điểm tựa, một bến đỗ, củi, bèo lênh
đênh. Bị lãng quên, bỏ rơi, bến “cô liêu” sầu tủi. Có quá nhiều cuộc chia li trong
không gian Tràng giang, nhưng không phải chúng không cần nhau nữa, không có
cảm xúc gì khi mất nhau. Cảnh đã được Huy Cận thổi hồn, để rồi hóa thân thành
những số phận hoặc phải chia lìa, hoặc bị bỏ rơi, bị quên lãng, hoặc lênh đênh, trôi
nổi. Sự nhân cách hóa những sự vật vô giác vô tri đã làm cho không gian Tràng
giang mang cái màu sắc buồn man mác, rồi càng ngày càng thấm sầu.
Không chỉ có vậy, như đã khẳng định ở trên những sự vật trong không
gian Tràng giang là biến thể đồng dạng của nhau, là sự hình hóa, vật hóa, xác hóa
cái “hồn buồn” của cái Tôi trữ tình Hay nói một cách khác, Tràng giang thực sự là
nơi ứng chiếu, giao thoa của chủ thể và khách thể, của tình và cảnh. Từ một dòng
sông cụ thể, nhà thơ suy ngẫm về những dòng sông quê hương; từ một nỗi buồn cá
nhân, nhà thơ suy ngẫm về kiếp người giữa cuộc đời.
Những câu thơ như: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”, “Sóng gợn
tràng giang buồn điệp điệp” rồi rất rất nhiều những hình ảnh thơ là kết quả của thủ
pháp nhân cách hóa sự vật kể trên đều khiến độc giả suy tư, rằng, cảm xúc đó, tâm
14


tình đó của chủ thể hay ngoại giới, của cảnh hay của người. Tình như hòa vào cảnh
để cảm nhận cảnh, để thấy cảnh cũng như những sinh thể sống có hồn, cũng ăm ắp
tâm tư. Cảnh thấm đẫm nỗi buồn của con người mà trở nên lênh đênh, biệt ly, bị bỏ
rơi. Sự đồng điệu, hô ứng đó càng cho thấy bút pháp “tả cảnh ngụ tình” truyền
thống vẫn có một ý nghĩa và vai trò quan trọng trong quá trình tạo tác văn chương
nghệ thuật của thi nhân muôn đời.

2.3.3. Không gian mang dấu ấn thế giới quan phương Đông – một chỉnh thể
thống nhất của những mặt đối lập
Triết học phương Đông nhấn mạnh sự thống nhất trong mối quan hệ giữa
con người và vũ trụ với công thức bộ ba “Tam tài”: thiên – địa – nhân là một
nguyên tắc “thiên nhân hợp nhất”. Ta lưu tâm tới triết học Trung Hoa – nền triết
học có truyền thống lịch sử lâu đời nhất (hình thành cuối thiên niên kỷ II đầu thiên
niên kỷ I TCN) – quan niệm con người là thành tố, tiểu vũ trụ, tế bào trong hệ
thống, đại vũ trụ và cơ thể lớn của thế giới.
Thơ mới là phong trào thi ca với lực lượng xung yếu là những người trí thức
tiểu tư sản có tư tưởng cởi mở, dung hòa được nhiều làn gió văn hóa từ bốn
phương thổi tới, trong đó, văn hóa Trung Hoa vẫn luôn là nền văn hóa có ảnh
hưởng trực tiếp và sâu rộng nhất, kế đó mới là văn hóa Pháp. Sự ảnh hướng đó
trong thơ Huy Cận nói chung và Tràng giang nói riêng là rất rõ ràng, mà rõ nhất là
khi đi tìm hiểu kết cấu không gian nghệ thuật của thi phẩm. Không gian mang tư
cách của một chỉnh thể thống nhất những mặt đối lập: hữu – vô, thực – ảo,
Thực chất hai cặp phạm trù này không tách bạch nhau mà hòa lẫn nhau
trong Tràng giang. Cụ thể, cái Hữu là những thực thể, tổn tại trước mắt của cái Tôi
trữ tình; cái Vô nằm trong hi vọng, mường tượng, là những hư ảnh vụt hiện trong ý
thức như những bong bóng xà phòng, rồi tắt ngấm khi đập phải bức tường của hiện
thực.
Cái Hữu tồn tại xuyên suốt dọc chiều dài bài thơ, luôn hiện ra trong sự nhỏ
bé, yếu ớt, mỏng manh, lênh đênh giữa sóng nước, bị bỏ rơi, bị lãng quên. Nó gợi ý
15


niệm về con người và cuộc đời. Đó là “con thuyền xuôi mái”, là “củi một cành
khô”, là “lơ thơ cồn nhỏ”, là “bến cô liêu”, là “bèo dạt … hàng nối hàng” và là
“chim nghiêng cánh”. Hữu là cái hiện tồn của cuộc đời, và cuộc đời trong nhãn
quan của cái Tôi Huy Cận là như vậy. Tất cả đều gợi buồn, nỗi buồn của cá nhân
cái Tôi trữ tình đồng vọng với nỗi buồn nhân thế.

Cái Vô tồn tại như những điểm sáng, quầng sáng nhỏ nhoi lấm tấm trên cái
màu buồn mà cái Hữu bao bọc lấy trang thơ. Nó vụt sáng trong tâm tưởng, trong hi
vọng, trong khát khao của cái Tôi trữ tình; để rồi, chính hiện thực hoặc chính cái
Tôi ấy phủ nhận sự tồn tại của cái Vô, kéo mình trở về đối diện với hiện thực. Đó
là “tiếng làng xa vãn chợ chiều”, là cầu, là đò nối liền đôi bờ sông nước.
Cái Tôi trữ tình ở đây đôi khi còn phân vân về sự tồn tại của cái Vô nữa.
“Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”. Từ “đâu” đa sắc thái: vừa nghe như một lời
khẳng định đâu đây có tiếng làng phát ra từ một khu chợ tàn chiều thu đó, vừa
nghe như một lời phân vân có hay không âm thanh của cuộc sống con người kia,
vừa nghe như một lời phủ nhận phũ phàng chẳng có cái nhịp thở phập phồng của
cuộc sống ở xa xôi kia đâu. Dù có hay không có thì âm thanh, hơi thở, nhịp điệu
cuộc sống đều chỉ như ảo vọng: hoặc xa xôi hoặc viễn tưởng. Và dường như không
muốn tự huyễn hoặc bản thân, cái Tôi ấy chấp nhận trong thất vọng:
“Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật.”
Sự tồn tại song hành của những cặp phạm trù đối lập hữu – vô, thực – ảo
cho thấy được tính chất nhị nguyên trong kết cấu không gian nghệ thuật của Tràng
giang – một không gian phản ánh nguyên lý tồn tại và phát triển của thế giới theo
quan niệm của triết học phương Đông, và cụ thể là triết học Trung Hoa. Nó khắc
sâu thêm sự ứng chiếu, giao thoa giữa chủ thể và ngoại giới. Cái Tôi trữ tình đã
điền vào khoảng trống của không gian Tràng giang sự vụt hiện của cái Vô, cái Ảo,
khiến những ý niệm về cuộc đời và con người không chỉ tồn tại những lẽ “vô
thường” tất yếu với những kiếp chúng sinh trầm luân trong biển đời mà tại đó còn
16


những ước mơ, hi vọng, khát khao mong manh, mơ hồ ẩn hiện trong tiềm thức, vô
thức của con người.
Ngoại giới nhị nguyên; ý thức con người còn đa diện, phức tạp hơn nhiều.
Bởi ý thức, từ cái nhìn cấu trúc, là một mặt phẳng tọa độ với hai trục tung – hoành

giao cắt, mỗi trục lại là một tiểu hệ thống thống nhất các thành tố. Trục hoành ý
thức gồm tri thức, tình cảm và ý chí; giao cắt với trục tung ý thức bao gồm: tự ý
thức, tiềm thức và vô thức. Ý thức của cái Tôi trữ tình trong không gian nghệ
thuật Tràng giang cũng phức tạp và đa diện như thế! Cái Hữu, cái Thực đưa đến
cho cái Tôi trữ tình những nhận thức về con người và cuộc đời, nảy sinh nỗi buồn
cá nhân đồng vọng trong nỗi buồn nhân thế; để rồi từ đó, chính cái Tôi ấy, bằng
sức mạnh tinh thần và khát khao giao cảm cấu thành cái Vô, cái Ảo điền vào
khoảng trống của không gian. Quá trình đó cũng diễn ra tương tự ở kết cấu trục
tung của ý thức chủ thể: cái Vô, cái Ảo tồn tại trong tiềm thức và vô thức thực chất
là sản phẩm từ sự tự ý thức về mình của cái Tôi trữ tình giữa không gian trời nước
mênh mang.
2.4. Hiệu quả của đề tài.
Trong năm học 2018 – 2019, tôi được phân công dạy 02 lớp 11. Khi áp dụng đề tài
vào thực tiễn giảng dạy đã mang lại những hiệu quả tích cực như sau:
- Bản thân tôi cảm thấy hứng thú, dạy có cảm xúc và không còn tình trạng bị
gò bó, dập khuôn.
- Học sinh được tiếp cận văn bản từ góc nhìn mới nên tự giác, chủ động, hào
hứng lĩnh hội và xây dựng bài tích cực
- Khi đề tài được chia sẻ với đồng nghiệp trong tổ thì nhận được sự đồng
tình, hưởng ứng, coi đây là sáng kiến có tính đổi mới và có thể áp dụng, nhân rộng
trong thực tiễn dạy học ở nhà trường.
Thử nghiệm đề tài
Tôi áp dụng thử nghiệm vào 2 lớp có trình độ tương đương nhau trong bài thi 2
tiết. 01 lớp chưa áp dụng và 01 lớp áp dụng đề tài. Kết quả có sự khác biệt rõ rệt.
17


Đề bài: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tràng giang Huy Cận.
- Lớp 11A4 chưa áp dụng đề tài
Sĩ số

39

Điểm
yếu-kém
4

%

Điểm TB

%

10%

25

64%

Điểm
Khá- giỏi
10

%

Ghi chú

26%

- Lớp 11A7 áp dụng đề tài
Sĩ số

42

Điểm
yếu-kém
1

%

Điểm TB

%

2%

21

50%

Điểm
Khá- giỏi
20

%

Ghi chú

48%

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận

Trước thực trạng học sinh đang ngày càng mất đi sự tập trung, hứng thú
trong giờ học Văn hoặc chỉ học một cách đối phó để hoàn thành các kì thi mà
không nhận thức được một cách sâu sắc rằng “Văn học là nhân học”, giá trị của
văn chương là thẩm thấu trong cuộc hành trình của cả cuộc đời mỗi con người, thì
việc đổi mới phương pháp tiếp cận bài học trong từng tiết học là việc quan trọng và
cần thết để tạo hứng thú học tập trong giờ học Ngữ văn.
Ý thức được tầm quan trong đó, trong hoạt động giảng dạy môn Ngữ văn,
nhất là dạy – học Văn theo định hướng năng lực, người thầy phải trau dồi kiến
thức, đổi mới phương pháp để làm sao giờ học Văn phải thật sự mang lại sự hứng
khởi cho cả người dạy và người học.
Với đề tài này chúng tôi hy vọng khắc phục được nhược điểm trong giảng
dạy: dạy theo thói quen, máy móc, công thức, tiếp cận văn bản theo theo phương
pháp xã hội học đơn thuần. Điều đó triệt tiêu đi sự sáng tạo ở người dạy, sự tích
cực, chủ động của người học.
3.2. Kiến nghị
18


Để việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, vận dung đề tài SKKN
này vào thực tiễn nói riêng một cách có hiệu quả, tôi xin có ý kiến đề xuất như sau:
+ Vế phía Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa: tổ chức các chuyên đề, hội
thảo về kinh nghiệm dạy học, đổi mới phương pháp đề giáo viên các trường THPT
có điều kiện giao lưu, học hỏi lẫn nhau, chia sẻ và lắng nghe những kinh nghiệm
hay trong quá trình dạy học, nhất là đổi mới phương pháp.
+ Về phía BGH nhà trường: quan tâm chỉ đạo, kiểm tra chuyên môn. Lắng
nghe tâm tư, nguyện vọng của giáo viên, học sinh, nhất là những thuận lợi, khó
khăn trong quá trình dạy học để có giải pháp hành động phù hợp. Tạo điều kiện về
thời gian, kinh phí thực nghiệm, nhân rộng để SKKN này có thể áp dụng trong
thực tiễn giảng dạy giờ học văn trong nhà trường.
+ Về phía đồng nghiệp: trao đổi, góp ý mang tính xây dựng để đề tài được

hoàn thiện, được thực nghiệm. Tránh tình trạng sáng kiến chỉ của cá nhân, áp dụng
đơn lẻ.
Lời cam đoan

Tác giả SKKN

Tôi xin cam đoan đề tài SKKN này do
tôi tự viết, không sao chép. Nếu sai tôi
hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Nguyễn Văn Hào

SỞ GD & ĐT THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
_____________________

19


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH
TIẾP CẬN BÀI THƠ “TRÀNG GIANG” CỦA HUY CẬN
DƯỚI GÓC NHÌN KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT

Người thực hiện: Nguyễn Văn Hào
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
\


Thanh hóa, tháng 5 năm 2019

20



×