Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN tính dân chủ hóa trong văn xuôi việt nam giai đoạn sau 1975 qua tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.94 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
TÍNH DÂN CHỦ HÓA TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN SAU 1975 QUA TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI
XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU

Người thực hiện: Vũ Tuấn Anh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2019


MỤC LỤC
CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT……………………………………………………..2
1. MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….. 3
1.1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................3
1.2. Mục đích nghiên cứu................................................................................4
1.3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................4
1.5. Điểm mới của sáng kiến............................................................................4
2. NỘI DUNG ............................................................................................. .......4
2.1: VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM SAU NĂM
1975……………………………………………………………………………...4
2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử…………………...…..………….................... ….....….4
2.1.2. Tình hình văn hoá, xã hội.….......................................................................5


2.1.3. Diện mạo văn xuôi Việt Nam sau năm 1975………...................................5
2.2: TÍNH DÂN CHỦ HOÁ TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
SAU NĂM 1975 QUA TÁC PHẨM “ CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA
NGUYỄN MINH CHÂU………………………………………………..............7
2.2.1. Đề tài về cuộc sống thế sự, đời tư………………………………………...7
2.2.2. Tính đa diện trong cách tiếp cận hiện thực………………………………..8
2.2.3.Thành tựu nghệ thuật……………………………………………………..11
2.3.THIẾT KẾ GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ THỬ NGHIỆM : ÔN TẬP PHẦN
VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN SAU NĂM 1975 QUA TÁC PHẨM “
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA ”..CỦA NGUYỄN MINH
CHÂU.................................................................................................................11
2.4. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN………...…………..........….17
TƯ LIỆU THAM KHẢO………..……………………..…………………........20

1


CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
SGK: Sách giáo khoa
THPT: Trung học phổ thông
SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm
HSG: Học sinh giỏi

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Đọc văn là phân môn quan trọng trong chương trình Ngữ văn cùng với
Làm văn và tiếng Việt. Trong cơ cấu bộ môn Ngữ văn thì đọc văn (hay đọc hiểu

văn bản) có một vị trí và vai trò to lớn. Nếu tiếng Việt cung cấp cho các em vốn
từ, giúp các em biết cách thức hành văn và diễn đạt thì Đọc văn rèn cho các em
năng lực đọc hiểu và khả năng cảm thụ văn bản hoàn chỉnh.
Trong những năm gần đây, cấu trúc đề thi tốt nghiệp và đại học, mà bây
giờ hợp nhất thành một kì thi chung là kì thi trung học phổ thông quốc gia
(THPTQG) dần đi vào ổn định. Một đề thi sẽ có hai phần: đọc hiểu và làm văn.
Trong phần làm văn sẽ có hai câu hỏi nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Như vậy, người dạy và người học muốn đạt được hiệu quả buộc phải thay đổi
hình thức dạy và học sao cho đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đề thi. Dạy học
sinh kiến thức đảm bảo tính hệ thống từ dễ đến khó, từ đơn giản tới phức tạp để
học sinh luyện tập thành thạo các kĩ năng làm bài là nội dung chủ yếu của các
tiết dạy cũng như trong sinh hoạt tổ chuyên môn. Tất cả đều nhằm mục đích dạy
tốt, học tốt trong các nhà trường phổ thông.
Sau năm 1975 văn học Việt Nam có một sự chuyển mình rất mạnh mẽ.
Hoàn cảnh lịch sử thay đổi cùng với những biến động trong đời sống văn hoá, xã
hội buộc văn học phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Nền văn
học thời chiến đã có những thành tựu đáng kể mà hậu thế không thể phủ nhận.
Chính vì thế, khi ra khỏi cuộc chiến, dư âm của chiến tranh vẫn là đề tài của hầu
hết những sáng tác trong khoảng một thập niên đầu. Từ năm 1986 nhất là sau
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, văn học đổi mới khá toàn diện, nhất là trong
lĩnh vực văn xuôi. Những cây bút thời chiến như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn
Khải, Ma Văn Kháng… luôn nỗ lực đi đầu trong công cuộc cách tân nền văn
xuôi theo hướng dân chủ hoá. Vượt qua cái bóng của chính mình, họ khao khát
tìm kiếm thành công trong mảnh đất của đời sống hiện thực. Sau chiến tranh,
một loạt vấn đề được đem ra soi xét, mổ xẻ và được nhìn nhận lại. Đây là giai
đoạn văn học có nhiều đóng góp quan trọng nhưng thời lượng giảng dạy trong
chương trình Ngữ văn lớp 12 cho những tác phẩm này còn rất hạn chế. Tác
phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cũng chỉ học trong hai
tiết. Với đề tài: Tính dân chủ hoá trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn sau 1975
qua tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, ý tưởng của

người viết là sẽ tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử, văn hoá và xã hội tạo cơ sở để rút ra
những biểu hiện chung, mang tính khái quát của tinh thần dân chủ trong văn
học. Từ đó, cung cấp kiến thức nền tảng giúp các em có được chiếc “chìa khoá”
để tư duy và tự nghiền ngẫm những tác phẩm ra đời trong thời gian này. Để giải
quyết yêu cầu đặt ra trong đề tài là đáp ứng yêu cầu dạy và học phần văn xuôi
Việt Nam sau năm 1975, người viết sẽ tiến hành biên soạn tất cả những vấn đề
3


có thể xảy ra trong đề thi THPTQG khi hỏi về các tác phẩm này. Người viết sẽ
tiến hành khảo sát và thiết kế các đề bài liên quan dựa trên đặc điểm quan trọng
nhất của văn học Việt Nam giai đoạn sau năm 1975 là tính dân chủ theo mức độ
từ dễ đến khó, từ đơn giản, sơ lược dành cho học sinh trung bình, khá đến mức
độ cao hơn là dành cho học sinh giỏi.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm mục đích giúp các em học sinh tìm ra
được phương pháp học tập hiệu quả nhất, tiếp thu nhanh và chắc chắn nhất
những kiến thức quan trong trong chương trình. Từ đó giúp các em có hứng thú
hơn trong việc học tập bộ môn, góp phần hình thành tốt hơn kĩ năng cảm thụ văn
học cho các em.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Do điều kiện thời gian có hạn nên trong phạm vi đề tài này tôi chỉ đi vào
nghiên cứu: Tính dân chủ hoá trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn sau 1975
qua tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài này có hiệu quả, tôi đã chọn một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu và xử lí thông tin: Phương pháp này
giúp tôi tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu có liên quan. Qua đó xử lí các
thông tin để lựa chọn các tài liệu liên quan cơ bản và chính xác nhất.
- Phương pháp thực hành giảng dạy: Thông qua phương pháp này giúp

tôi truyền tải đến các em lượng kiến thức cơ bản trong đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp kiểm tra: Thông qua phương pháp này tôi sẽ đánh giá được
khả năng nắm bắt và tiếp thu kiến thức của học sinh ở mức độ nào, từ đó
phân loại học sinh để có cách dạy phù hợp.
1.5. Điểm mới của sáng kiến:
Với việc áp dụng đề tài: Tính dân chủ hoá trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn
sau 1975 qua tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu để
dạy học sinh lớp 12, không chỉ giúp học sinh có cái nhìn tổng quát về văn xuôi
Việt Nam sau năm 1975, mà còn giúp các em hệ thống, củng cố lại những kiến
thức đã học qua tác phẩm cụ thể. Từ đó học sinh sẽ có thể tiếp cận kiến thức một
cách hệ thống và logic nhất.
2. NỘI DUNG
2.1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM SAU NĂM 1975
2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử:
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc đã kết thúc thắng lợi
bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đất nước thống nhất bước vào thời kỳ
khôi phục và phát triển. Những thời cơ và thuận lợi để đưa đất nước ta đi lên đã
4


đến nhưng những khó khăn và thách thức thì lại vô cùng phức tạp. Cuộc chiến
tranh kéo dài khiến ruộng đất bỏ hoang nhiều, các cơ sở sản xuất và các thành
phố lớn của chúng ta đều bị phá hủy, chính sách cấm vận của các thế lực thù
địch, sự khủng hoảng dẫn đến tan rã của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và
sự sụp đổ của liên bang Xô Viết vào những năm đầu thập niên 90 đẩy đất nước
ta vào tình trạng khủng hoảng về đường lối. Hơn nữa hậu quả của những chủ
trương chính sách nặng nề như duy ý chí, chủ quan nóng vội cũng là một trong
những yếu tố kiềm chế sự phát triển của đất nước sau chiến tranh. Cuộc chiến
tranh giải phóng đã kết thúc nhưng tiếng súng xâm lược vẫn nổ ra ở biên giới
phía Bắc và Tây Nam, máu vẫn chảy ở chiến trường Campuchia tất cả những

biến cố đó đẩy nước ta vào cuộc khủng hoảng toàn diện ngày càng nặng nề.
Trước tình hình đó, đất nước buộc phải tiến hành đổi mới. Nghị quyết của Đại
hội Đảng lần thứ VI (1986) đã chỉ rõ đổi mới là “nhu cầu bức thiết”, là “vấn đề
có ý nghĩa sống còn” của toàn dân tộc.
2.1.2. Tình hình văn hoá, xã hội:
Những biến cố mạnh mẽ về lịch sử là cuộc va chạm dữ dội về văn hoá.
Các trào lưu tư tưởng và triết học phương Tây không ngừng du nhập vào Việt
Nam. “Công chúng đọc Francoise Sagan tại Sài Gòn cùng lúc với Paris. Trên hè
phố, nhất là tại các quán cà phê, người ta bàn luận về Malraux, Camus, cả về
Faulkner, Gorki, Husserl, Heiddegger” (Đặng Tiến, “Thơ miền Nam tiền
chiến”). Sài Gòn trở thành đô thị sầm uất và huyên náo vào bậc nhất lúc bấy
giờ. Mặc dù có tồn tại sự xô bồ trong cách tiếp nhận khi công chúng ham mê
triết học “Ồn ào như giới trẻ mê tài tử điện ảnh, mê ca sĩ như giới mộ đạo tôn
sùng cầu thủ bóng bầu dục, các võ sĩ quyền anh”. Nhưng không thể phủ nhận
một điều cuộc tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ của phương Tây đã thổi bùng
lên cuộc cách mạng văn hoá đầy hứng khởi.
Có thể nói, văn hoá giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của nhiều
khuynh hướng, sự hấp thu nhiều luồng tư tưởng nhưng trong mạch ngầm vẫn
vận hành theo cơ chế hiện đại. Văn học Việt Nam lúc này đang trở mình, lột xác
để thoát li khỏi cái bóng của văn hoá Trung Hoa, chuyển mình hoà nhập vào văn
mạch chung của thế giới.
2.1.3 Diên mạo văn xuôi Việt Nam giai đoạn sau năm 1975.
Văn học Việt Nam từ sau năm 1975 có một sự chuyển biến rất mạnh mẽ.
Nếu như trong 30 năm trước đó nền văn học cách mạng vận động theo quy tắc
thời chiến. Người ta có thể dễ dàng nhận thấy nhân vật trung tâm của văn học
giai đoạn này là con người trong mối quan hệ với vận mệnh đất nước, với lịch
sử dân tộc. Con người chủ yếu được đặt trong những biến cố chính trị, những
hoạt động lớn của cách mạng và kháng chiến. Trong một không gian rộng lớn
như vậy thì con người được chú trọng nhất đó là con người của quần chúng
thuộc tầng lớp công nông binh, được khắc hoạ bằng bút pháp lãng mạn mang

5


khuynh hướng sử thi đậm nét. Các nhân vật sống với thế giới của hiện tại và có
ước mơ mãnh liệt vào tương lai. Lịch sử trùng khớp với hiện tại, vẻ đẹp tâm hồn
của các nhân vật mang tầm vóc tư tưởng và ý thức chính trị. Từ sau năm 1975,
văn học có sự đổi khác, chuyển mình rất mạnh mẽ. Văn học vận động theo
hướng dân chủ hóa thể hiện ở nhiều phương diện.
a. Đổi mới quan niệm về nhà văn:
Quan niệm về nhà văn là một nội dung quan trọng làm nên ý thức và ý
nghĩa của văn chương mỗi thời. Sự chuyển biến về văn học, trước tiên biểu hiện
ở sự chuyển biến trong ý thức của người cầm bút. Chức năng cao cả của văn
chương được thể hiện ở quan niệm “Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”. Văn
chương nghệ thuật nói chung là để chuyên chở đạo lí, để nói chí tỏ lòng. Nhà
văn hiện diện trước hết như một nhà chính trị, một nhà đạo đức hay một nhà
giáo dục. Văn học không tách rời với nhiệm vụ giáo dục đạo đức và lối sống cho
con người. Cuộc kháng chiến cứu nước kết thúc, văn học trở về với quỹ đạo của
cuộc sống thời bình. Những sáng tác theo đường quen, lối mòn, những quy tắc
của thời chiến trở nên lạ lẫm với người đọc đương thời. Công chúng ngày càng
tỏ ra hờ hững, không mấy mặn mà khi đón nhận. Chính Nguyên Ngọc đã nhận
ra “khoảng chân không văn học”, sự “lệch pha” giữa văn học và công chúng.
Đại hội Đảng VI với chủ trương cởi trói, giải phóng nền văn nghệ, khuyến khích
sự tìm tòi, khám phá và những trải nghiệm cho văn nghệ sĩ đã khiến văn học
từng bước thoát khỏi sự lầm lạc ban đầu. Nhà văn ý thức được vị trí của mình
trong mối quan hệ với bạn đọc. Họ không phải nhà thông thái, tài năng và biết
tuốt. Họ nhận ra rằng cần tôn trọng kinh nghiệm cá nhân nhưng hoàn toàn không
nên độc tôn nó. Họ chấp nhận người đọc như một đối tác để cùng tham gia bàn
bạc, cùng trao đổi và thảo luận các hiện tượng nảy sinh cũng như các vấn đề của
cuộc sống.
b. Đổi mới quan niệm về hiện thực:

Nền văn học cách mạng giản đơn, nhất quán trong quan niệm về hiện
thực. Hiện thực được hiểu theo nghĩa hẹp, đồng nhất với biến cố và sự kiện
chính trị, lịch sử của đất nước thì văn học sau năm 1975 có sự thay đổi rõ nét.
Phạm vi hiện thực được nới rộng, có những khía cạnh chưa từng được nói tới
trong nền văn học giai đoạn trước đây như những mặt trái của cuộc chiến đấu,
những nhọc nhằn, gian khó của con người trong cuộc mưu sinh cũng như hành
trình tìm lại chính mình, tình yêu và hạnh phúc. Mặt tiêu cực, mặt trái của hiện
thực, cái xấu, cái ác trong đời sống được mổ xẻ và phanh phui đến tận cùng.
Trước hiện thực rộng lớn, chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ không thể biết hết,
những trải nghiệm của nhà văn trong tác phẩm chỉ là một giả thiết được đem ra
trao đổi. Trong rất nhiều tác phẩm đã xuất hiện cách nhìn hiện thực đa dạng,
nhiều chiều, thể hiện mối quan hệ tự do của nhà văn với hiện thực.

6


c. Đổi mới trong nghệ thuật trần thuật của những cây bút văn xuôi sau năm
1975.
Phương thức thể hiện hiện thực trong văn xuôi sau năm 1975 được thể
hiện bằng nhiều cách thức khác nhau. Trước một vấn đề, nhà văn có nhiều cách
để truyền tải tới bạn đọc như nói về cái thực thông qua cái ảo, nói cái hữu lí
thông qua cái phi lí, cùng với đó là các thủ pháp đa dạng, giàu hiệu quả: kì ảo,
huyễn tưởng, huyền thoại, giễu nhại, trào lộng. Sự đa thanh trong giọng điệu…
Nhìn như vậy có thể nói, từ “viết cái gì” đến “viết thế nào” là một bước chuyển
đáng kể của văn xuôi đương đại Việt Nam.
2.2. TÍNH DÂN CHỦ HOÁTRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
SAU 1975 QUA TÁC PHẨM “ CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA
NGUYỄN MINH CHÂU
2.2.1. Đề tài về cuộc sống thế sự, đời tư:
Có thể thấy cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu trước

năm 1975 là cảm hứng anh hùng cách mạng, còn sau năm 1975 là cảm hứng về
nhân cách con người, là hành trình “khám phá con người bên trong con người”
(Bakhtin). Theo mạch cảm hứng ấy, năm 1982 Nguyễn Minh Châu viết truyện
ngắn “Bức tranh”. Trong ý nghĩ tự phán xét, nhân vật hoạ sĩ đã vẽ một bức chân
dung tự hoạ nhằm thể hiện “khuôn mặt bên trong của chính mình”. Đáng lưu ý
là, nếu trong truyện “Bức tranh”, Nguyễn Minh Châu hướng cái nhìn nghệ thuật
vào thế giới nội tâm thì trong truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh
Châu lại hướng cái nhìn nghệ thuật ra thế giới bên ngoài, ra cuộc sống đời
thường, là sự nhận thức và phê phán cái xấu, cái ác trong cuộc sống thường
ngày. Cả hai tác phẩm đều được viết dưới sự chỉ đạo của quan điểm nghệ thuật:
chỉ ra mặt xấu, mặt tối để góp phần hoàn thiện nhân cách con người, làm cho
cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Đặc biệt, “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến
một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn
đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thực sự sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện
tượng, thật đúng như Nguyễn Minh Châu từng khẳng định: “Nhà văn không có
quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản
chất con người vào các tầng sâu lịch sử”.
Trong văn học cách mạng trước năm 1975, thước đo giá trị chủ yếu của
nhân cách là sự cống hiến, hy sinh cho cách mạng, là các tiêu chuẩn đạo đức
cách mạng được thể hiện chủ yếu trong mối quan hệ với đồng chí, đồng bào, với
kẻ thù. Sau năm 1975, văn chương trở về với đời thường và Nguyễn Minh Châu
là một trong số những nhà văn “mở đường tinh anh và tài năng nhất”. Ông trăn
trở khám phá và kiếm tìm chất liệu cũng như nguồn cảm hứng, đề tài mới cho
những sáng tác của mình. Thế giới nhân vật ông hướng tới cũng khác trước. Đó
không còn là những con người mang trong mình vẻ đẹp hoàn mĩ, không tì vết
7


như những viên ngọc quý trong những sáng tác trước năm 1975. Ở giai đoạn sau
1975, Nguyễn Minh Châu khám phá con người ở góc độ thế sự đời tư. Họ là

những con người với cuộc đời và số phận rất riêng, luôn phải vật lộn trong cuộc
mưu sinh đầy nhọc nhằn hay kiếm tìm hạnh phúc.
Ở khía cạnh nhận thức, quan điểm sáng tác của Nguyễn Minh Châu rất
giống với Tô Hoài khi cho rằng viết văn là quá trình nói ra sự thật cho dù đó là
một sự thật không mấy dễ chịu. Thậm chí phải phá vỡ đi những thần tượng trong
lòng bạn đọc. Chưa bao giờ văn học có khát vọng lớn lao là được nói ra sự thật
như bấy giờ. Khi làm cho người đọc ý thức về sự thật, có khả năng nhìn thẳng
vào sự thật, phát hiện nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp, chằng chịt thì văn
chương đã ít nhiều đáp ứng được nhu cầu nhìn nhận và hoàn thiện nhiều mặt của
nhân cách con người. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu là phát hiện về đời sống và con người theo hướng đó.
2.2.2. Tính đa diện trong cách tiếp cận hiện thực:
a. Phát hiện 1: Vẻ đẹp nên thơ của cảnh thuyền và biển- “Một bức tranh mực
tàu của một danh họa thời cổ”.
Phùng là kiểu nhân vật tư tưởng, người thay Nguyễn Minh Châu phát biểu
quan điểm về nghệ thuật cũng như cách nhìn hiện thực. Trong thời chiến, anh
từng là người lính không tiếc sinh mạng để bảo vệ cuộc sống bình yên của con
người và giữ hoà bình cho dân tộc. Bước ra khỏi cuộc chiến, anh trở về cuộc
sống đời thường, làm một nhiếp ảnh gia chăm sóc đời sống tinh thần, làm đẹp
cho đời. Khi nhận được yêu cầu của trưởng phòng chụp một bức ảnh bổ sung
vào bộ lịch xuân năm sau, Phùng đã tìm đến vùng biển miền Trung để thăm lại
chiến trường xưa. Đây là cơ hội để Phùng hội ngộ với Đẩu, người đồng đội cũ
mà bây giờ đang là chánh án toá án huyện. Sau mấy ngày phục kích cảnh biển,
Phùng không chụp được bức ảnh nào ưng ý. Vào lúc không ngờ nhất, khi anh
đang trú mưa và lúi húi thay phim bên bánh xích của một chiếc xe tăng hỏng,
anh phát hiện ra cảnh đắt trời cho: “Trước mặt tôi là bức tranh mực tàu của một
danh hoạ thời cổ. Mũi thuyền in một nét loè nhoè vào bầu sương mù màu trắng
như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng
người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum,
đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới…

toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp”. Vẻ đẹp
hoàn thiện, hoàn mĩ của bức tranh cảnh vật ấy có lẽ anh chỉ có diễm phúc bắt
gặp được một lần. Bức tranh nên thơ, hữu tình ấy như một phần thưởng cao quý
dành cho người nghệ sĩ kiên trì tìm kiếm cái đẹp.
Giây phút ấy, đôi mắt nhà nghề của người nghệ sĩ đã phát hiện ra vẻ đẹp
“trời cho” trên mặt biển mờ sương. Trước cái đẹp, Phùng “bối rối”, “trong tim
như có cái gì bóp thắt vào”, “Tôi tưởng thấy chính mình vừa khám phá thấy cái
chân lý của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm
8


hồn”. Niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ chính là cái hạnh phúc của khám phá
và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu. Dường như trong hình ảnh về
chiếc thuyền ngoài xa giữa trời biển mờ sương, anh đã bắt gặp cái tận Thiện, tận
Mỹ, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo, tinh khôi bởi
cái đẹp hài hoà, lãng mạn của cuộc đời.
b. Phát hiện thứ hai: Cảnh bạo hành trong gia đình thuyền chài- “Một câu
chuyện cổ tích đầy quái đản”.
Chiêm ngưỡng chiếc thuyền ngoài xa, nó đẹp hoàn hảo, không tỳ vết.
Những nó chỉ là “ánh trăng lừa dối” cảm giác của người nhìn. Bước ra từ chiếc
thuyền ngư phủ đẹp như mơ đó là câu chuyện trần trụi về sự thật cuộc đời. Nó
bất ngờ và trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống. Phùng đã từng có “cái
khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại
cảnh vừa mang lại”, anh đã từng chiêm nghiệm “bản thân cái đẹp chính là đạo
đức”. Nhưng đằng sau cái đẹp “toàn bích”, “toàn thiện” mà anh vừa nhìn thấy
trên mặt biển xa lại chẳng phải là “đạo đức”, là “chân lý của sự toàn thiện”. Sự
thật cuộc đời dần lộ diện. Đó là một người đàn bà ngoài bốn mươi tuổi, thân
hình “cao lớn” với những đường nét “thô kệch”, khuôn mặt rỗ, mệt mỏi sau một
đêm thức trắng để kéo lưới. Theo sau người đàn bà là gã đàn ông với tấm lựng
“rộng và cong như một chiếc thuyền”, “mái tóc tổ quạ”, “chân đi chữ bát”, hàng

lông mày cháy nắng rủ xuống “hai con mắt đầy vẻ độc dữ”. Dường như những
gì cần nói với nhau, họ đã nói cả rồi. Câm lặng, gã đàn ông trút cơn giận như lửa
cháy bằng một chiếc thắt lưng cứ quật tới tấp vào lưng người đàn bà. Hắn đánh
bằng tất cả giận dữ như trút nỗi uất ức và hận thù lên quân địch cùng với giọng
nguyền rủa cay nghiệt và độc địa “Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”. Trong
khi đó, người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục “không hề kêu một tiếng, không
chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”.
Phùng đã từng là người lính cầm súng chiến đấu để bảo vệ cuộc sống
thanh bình. Anh không thể chịu được khi chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ
một cách vô lý và thô bạo. Nhưng anh chưa kịp xông ra thì thằng Phác, con
người đàn ông vũ phu kia đã kịp tới để che chở cho người mẹ đáng thương.
Trước sự sững sỡ, bàng hoàng của Phùng, thằng Phác vung chiếc khoá sắt vừa
giằng được từ tay bố nó, quật vào giữa khuôn ngực kẻ đã hành hạ mẹ nó. Sau
khi giơ tay cho thằng bé hai cái tát như trời giáng, gã đàn ông bỏ lên thuyền và
trong phút chốc, chiếc thuyền lướt vó biến mất. Sự việc diễn ra quá nhanh và bất
ngờ khiến Phùng kinh ngạc đến mức “trong mấy phút đầu, tôi cứ há hốc mồm ra
mà nhìn”. Rõ ràng giữa cái Đẹp của ngoại cảnh và sự thật bên trong nó còn tiềm
ẩn rất nhiều điều bất ngờ. Người nghệ sĩ không chỉ đứng từ xa mà chiêm ngưỡng
hiện thực mà cần xích lại gần hơn nữa, phải rút ngắn khoảng cách giữa nghệ
thuật và cuộc đời. Để làm được điều đó đỏi hỏi người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa
diện, nhiều chiều về cuộc sống, không thể phiến diện, đơn giản như trước.
9


c. Phát hiện thứ 3: Câu chuyện ở toà án huyện - “Bài học về sự thật cuộc đời”.
Là một người đàn bà nhẫn nhục, cam chịu, bị chồng thường xuyên hành
hạ, đánh đập đến khốn khổ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”,
nhưng nhất quyết gắn bó với lão đàn ông vũ phu ấy. Điều ấy khiến Đẩu thực sự
tức giận, còn Phùng trong phút chốc cảm thấy ngột ngạt, cảm tưởng như căn
phòng lồng lộng gió biển bị hút hết không khí. Chị ta chấp nhận trận đòi roi của

chồng như một lẽ tất nhiên bởi “cần phải có những người đàn ông để chèo chống
khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên
dưới chục đứa”. Chị ta ý thức được thân phận của người đàn bà sống trên thuyền
phải sống vì các con, không thể sống cho riêng mình được. Trong khổ đau triền
miên, niềm hạnh phúc nhỏ nhoi: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó
được ăn no”, “trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà
thuận, vui vẻ” được chắt lọc giúp người đàn bà bất hạnh có đủ sức mạnh để
chống chọi và chịu đựng những cơn giận dữ như lửa cháy của chồng.
Người phụ nữ hiểu rõ nguồn cơn sự giận dữ của chồng, vốn trước kia là
một người đàn ông “hiền lành nhưng cục tính” vì nhọc nhằn mưu sinh nên trở
thanh vũ phu, thô bạo. Là một người vợ, chị hiểu, cảm thông, thương chồng và
tự trách chính mình “giá tôi đẻ ít đi”. Ẩn giấu đằng sau sự thô kệch, cam chịu,
nhẫn nhục của người đàn bà là những phẩm chất quý giá: một người vợ vị tha rất
thương chồng, người mẹ giàu tình yêu thương và đức hi sinh, một người phụ nữ
thấu hiểu lẽ đời. Thấp thoáng trong hình ảnh người đàn bà ấy là bóng dáng của
biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, đức hy
sinh.
Qua câu chuyện ở toà án huyện, người đọc thấy người đàn ông vũ phu, ,
man rợ và tàn bạo kia đáng thương hơn đáng trách. Lão vừa là nạn nhân của
cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho chính những
người thân của mình.
Trong một gia đình bạo hành, đáng thương nhất là những đứa trẻ. Chúng
bị đẩy vào tình thế thật khó xử: biết đứng về phía ai, biết làm thế nào để trọn đạo
làm con? Chị thằng Phác, một cô bé yếu ớt mà can đảm, đã phải vật lộn để tước
con dao trên tay thằng em trai, không cho nó làm một việc trái với luân thường
đạo lý. Chắc trong lòng cô bé tan nát vì đau đớn: bố điên cuồng hành hạ mẹ; chỉ
vì thương mẹ mà thằng em định cầm dao ngăn bố… Cô bé lúc ấy là điểm tựa
vững chắc cho người mẹ đáng thương. Cô đã hành động đúng khi cản được việc
làm dại dột của đứa em, lại biết chăm sóc, lo toan khi mẹ phải đến toà án huyện.
Còn thằng Phác lại thương mẹ theo kiểu một đứa con còn nhỏ, theo cái cách một

đứa con trai vùng biển. Nó “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt
người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ
chằng chịt”. Nó “tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt
ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh”. Mặc dù thật khó chấp nhận kiểu bảo
vệ mẹ của nó nhưng hình ảnh thằng Phác vẫn khiến người ta cảm động bởi tình
10


thương mẹ dạt dào. Đằng sau cái xấu xa, tồi tệ vẫn luôn tiềm ẩn cái Đẹp của tình
thương.
Để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống không chỉ cần lòng
tốt đơn thuần của sự thiện chí mà cần một giải pháp xã hội đồng bộ. Khi chưa có
những giải pháp dài hơi thì mọi ao ước đổi thay sẽ chỉ là những lí thuyết viển
vông.
2.2.3. Thành tựu nghệ thuật:
Với sự độc đáo trong xây dựng cốt truyện, cách tạo tình huống mang ý
nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ
nhân vật đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám
phá đời sống của tình huống truyện, lời kể chuyện trở nên khách quan, chân thật,
giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ các nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách
của từng người: giọng điệu lão đàn ông thật thô bỉ, tàn nhẫn với những từ ngữ
đầy vẻ tục tằn, hung bạo; những lời của người đàn bà thật dịu dàng và xót xa khi
nói với con, thật đớn đau và thấu trải lẽ đời khi nói về thân phận của mình;
những lời của Đẩu ở toà án huyện rõ là giọng điệu của một người tốt bụng, nhiệt
thành… Việc sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo như thế đã góp phần khắc
sâu thêm chủ đề, tư tưởng của truyện ngắn.
2.3.THIẾT KẾ GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ THỬ NGHIỆM ÔN TẬP PHẦN
VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN SAU NĂM 1975
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:

1. Về kiến thức
- Ôn tập lại những đơn vị kiến thức cơ bản về tác phẩm. Luyện các dạng đề liên
quan tới tác phẩm.
2. Về kĩ năng:
- Phân tích đề và lập dàn ý.
3. Về tư duy, thái độ:
- Vận dụng thao tác phân tích đề và lập dàn ý một cách thành thạo, chính xác.
Tạo thói quen lập dàn ý sơ lược trước khi viết bài.
B. Nội dung bài học
Đề số 1. Tình huống trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu.
Dàn ý:
I. Mở bài:
- NMC là nhà văn tiêu biểu của VHVN thời chống Mĩ cũng là người mở đường
xuất sắc cho công cuộc đổi mới văn học từ sau năm 1975. Ở giai đoạn trước,

11


ngòi bút của ông theo khuynh hướng sử thi, thời kì sau chuyển sang cảm hứng
thế sự với những vấn đề về đạo đức và triết lí nhân sinh.
- “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn xuất sắc của NMC trong giai đoạn sau.
Tác phẩm kể về một chuyến đi thực tế của một anh nghệ sĩ nhiếp ảnh. Qua đó
thể hiện cách nhìn sâu sắc của tác giả về cuộc sống và sự băn khoăn về thân
phận con người.
II. Thân bài:
1. Giới thiệu tình huống truyện.
- Đó là tính huống nhận thức trước một hiện tượng đầy nghịch lí của cuộc đời.
Nghệ sĩ Phùng đến vùng biển miền Trung chụp ảnh biển để làm lịch và tiếp cận
chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm hết sức thơ mộng. Ngay sau đó tại bãi

biển anh chứng kiến nghịch cảnh của cuộc sống. Đó chính là cảnh bạo hành
trong gia đình hàng chài sống trên chính chiếc thuyền kia.
2. Khía cạnh nghịch lí của tình huống.
- Cảnh thiên nhiên toàn bích nhưng cảnh đời thì đen tối. Người có thiện chí giúp
đỡ nạn nhân thì lại bị nạn nhân từ chối quyết liệt.
- Người vợ tốt thì lại bị chồng ngược đãi. Vợ bị bạo hành nhưng vẫn cam chịu,
quyết không bỏ chồng lại còn bênh vực kẻ vũ phu đó. Người chồng vẫn gắn bó
nhưng vẫn hành hạ vợ, con đánh bố.
3. Khía cạnh nhận thức của tình huống: Thể hiện qua những phát hiện về cuộc
sống của hai nhân vật Phùng và Đẩu.
a) Nhận thức về nghệ thuật và cuộc sống của người nghệ sĩ Phùng.
./ Cái đẹp ngoại cảnh có khi che lấp cái xấu của đời sống (ban đầu Phùng ngây
ngất trước cái đẹp bề ngoài của hình ảnh con thuyền. Về sau anh mới nhận ra vẻ
đẹp ngoại cảnh đó đã che lấp cuộc sống nhức nhối bên trong của con người.)
./ Cái xấu cũng có thể làm cho cái đẹp bị khuất lấp (tìm hiểu sâu gia đình hàng
chài, Phùng lại thấy cuộc sống nhức nhối đó làm khuất lấp nhiều cái đẹp của
không ít thành viên trong gia đình).
./ Từ sự phức tạp ấy, Phùng nhận ra để hiểu sự thật đời sống không thể nhìn đơn
giản, người nghệ sĩ cần có cái nhìn đa chiều và sâu sắc.
b) Nhận thức về con người và xã hội của người cán bộ Đẩu.
./ Đằng sau cái vô lí lại là cái có lí (Việc người đàn bà bị hành hạ là vô lí nhưng
người đàn bà không muốn bỏ chồng lại có lí riêng). Đằng sau cái tưởng chừng
đơn giản lại chất chứa nhiều phức tạp (Đẩu nghĩ li hôn sẽ giải quyết được mọi
việc nhưng về sau anh mới thấy mọi chuyện phức tạp hơn nhiều).
=> Muốn giải quyết những vấn đề của cuộc sống không chỉ dựa vào thiện chí,
pháp luật hoặc lí thuyết sách vở mà phải thấu hiểu cuộc sống và cần những giải
pháp thiết thực.
4. Ý nghĩa của tình huống.

12



- Có ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống và bộc lộ cái nhìn nhân đạo của tác
giả (Mâu thuẫn giữa nghệ thuật đơn giản và cuộc đời phức tạp, mâu thuẫn nằm
ngay trong đời sống, thân phận và bản chất con người).
- Nhờ có tình huống độc đáo, tác phẩm có sức hấp dẫn.
III. Kết luận
(HS tự viết)
Đề số 2: Cảm nhận của anh/chị về người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn
“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
Dàn ý
I. Mở bài:
- Nguyễn Minh Châu được mệnh danh “là người mở đường tinh anh” cho công
cuộc đổi mới văn học. Ông có nhiều tác phẩm viết về đời thường khiến người
đọc phải trăn trở, day dứt.
- “Chiếc thuyền ngoài xa” ra đời năm 1983, thuộc giai đọan sáng tác thứ hai của
Nguyễn Minh Châu, hình ảnh người đàn bà hàng chài: một người phụ nữ có số
phận đau khổ, bất hạnh nhưng lại giàu đức hy sinh, lòng tự trong, tình thương
con và thấu hiểu lẽ đời… đã để lại cho ta những ấn tượng sâu sắc, gợi những
nhận thức thấm thía về con người và cuộc sống.
II. Thân bài:
1. Ngoại hình
- Tên gọi phiếm định người đàn bà. Với cách gọi ấy, nhà văn đã giúp cho người
đọc suy tư về số phận của người đàn bà khốn khổ ấy cũng như biết bao người
phụ nữ khác, họ cũng đang rất khốn khổ, tồn tại thật trên cõi đời này.
- Ngoại hình xấu xí: Thân hình cao lớn với những đường nét thô kệch, khuôn
mặt mệt mỏi, tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, xấu, rỗ mặt.
=> Chi tiết về ngoại hình, dáng vẻ giúp cho chúng ta cảm nhận được phần nào
về số phận tội nghiệp, bất hạnh của chị. Cuộc sống vất vả, nghèo khổ cùng nỗi
đau thể xác và tinh thần bởi những lo toan và mưu sinh thường nhật, đã in dấu

và càng trở nên đậm nét trên hình hài của một người phụ nữ mới chỉ ngoài 40
mà như một bà già. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng cơn giận
dữ của người chồng vũ phu.
- xấu, rỗ mặt…
- Nghèo khổ vì đông con, thuyền chật, biển động suốt hàng tháng trời.
- Bị chồng đánh đập thô bạo.
2. Phẩm chất, tấm lòng đáng trân trọng:
a. Đó là sự cam chịu và nhẫn nhịn:
- Chị bị chồng đánh đập, hành hạ thường xuyên, “ba ngày một trận nhẹ, năm
ngày một trận nặng”. Những trận đòn cứ liên tục trút lên chị thật tàn bạo. Để rồi,
13


chị đã chịu đựng “cơn giận như lửa cháy” ấy hàng ngày của người chồng bằng
sự cam chịu đầy nhẫn nhục“không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng
không tìm cách chạy trốn” và xem chuyện chịu đựng là một lẽ đương nhiên mà
những người đàn bà vùng biển như chị phải chấp nhận. Với chị, muốn tồn tại thì
phải chấp nhận. - Chấp nhận bị đánh vì chị hiểu được nguồn gốc cơn giận của
chồng…nên chị chấp nhận đau đớn, làm chỗ cho chồng trút giận mỗi ngày. Sự
chịu đựng này phải chăng xuất phát từ lòng bao dung, và tình thương con sâu
sắc của chị.
b. Người mẹ giàu đức hi sinh:
- Chấp nhận những trận đòn của chồng, không chịu từ bỏ người chồng vũ phu vì
cuộc sống của những đứa con.
- Giữ cho con sự bình yên: khi các con lớn lên, bà xin lão chồng đưa bà lên bờ
mà đánh,…
- Bà sống là sống cho con chứ không phải sống cho mình.
-Chắt chiu niềm hạnh phúc gia đình: bà rất vui khi nói: vợ chồng con cái chúng
tôi có lúc cũng vui vẻ, hạnh phúc chứ..!, và vui nhất là nhìn đàn con chúng nó
được ăn no.

c. Người phụ nữ giàu tự trọng và sự bao dung:
- Khi biết cảnh mình bị chồng đánh, cảnh đứa con trai phản ứng lại cha bị người
khách lạ phát hiện, chị thấy “đau đớn- vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục
nhã”. Đó không phải là nỗi đau đớn về thể xác. Giọt nước mắt đau khổ của chị
trào ra – đó là giọt nước mắt của nhọc nhằn và chịu đựng. Chị không muốn bất
cứ ai chứng kiến và thương xót (kể cả thằng Phác- đứa con yêu của chị).
- Thông cảm cho chồng: vì cuộc sống đói khổ nên chồng bà mới đánh bà. “xưa
kia là anh con trai cục tính nhưng hiền lành, không bao giờ đánh đập tôi”.
- Nhận một phần lỗi về mình: Giá tôi đẻ ít đi…
d. Người đàn bà thất học nhưng thấu hiểu lẽ đời: Nhất là khi phải đến toà án
huyện, chính chị đã đem đến cho Phùng và Đẩu những xúc cảm mới:
- Lúc đầu, chị rụt rè, sợ hãi khi đến một không gian lạ. Chị tìm một góc tường ở
chốn công đường để ngồi; chị thưa gửi, xưng con và van xin “con xin lạy quí
toà…”. Trông chị thật nhỏ bé, tội nghiệp.
- Nhưng khi đã lấy được tự tin, tâm thế thay đổi, chị đột ngột chuyển cách xưng
hô: Chị- các chú. Các chú đâu phải là người làm ăn nên các chú đâu hiểu được
cái việc của người làm ăn lam lũ, khó nhọc; các chú đâu phải là đàn bà nên chưa
biết thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên chiếc thuyền không có đàn ông,
nhất là khi biển động, phong ba….=> Một sự hoán đổi thật ý nghĩa: ở đây, lẽ đời
đã thắng. Người lao động lam lũ, nghèo khổ không có uy quyền nhưng cái tâm
của một người mẹ giàu tình thương con, thấu hiểu lẽ đời là một thứ quyền uy có
sức công phá lớn điều này đã làm chánh án Đẩu và nghê sĩ Phùng thức tỉnh và
ngộ ra nhiều điều.
14


3. Nghệ thuật:
- Nhân vật được đặt trong những tình huống nghịch lý (bị chồng đánh nhưng
không phản ứng; không chịu bỏ chồng…) => nhận thức về những ngang trái,
phức tạp của cuộc sống và những éo le, đáng thương trong số phận con người.

- Xây dựng nhân vật vừa tiêu biểu, ấn tượng, vừa có cá tính.
- Chọn lọc chi tiết đặc sắc, hình ảnh gợi cảm.
- Cách kể chuyện chân thực.
III. Kết bài:
- Người đàn bà hàng chài vừa có nét tính cách tiêu biểu của người đàn bà vùng
biển nói chung, vừa có nét riêng.
- Là người phụ nữ Việt Nam giàu lòng vị tha, thương con vô bờ bến.
=> Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, chúng ta cảm nhận được những trăn
trở của NMC: làm sao cho con người thoát khỏi nghèo đói để không còn tình
trạng bạo lực gia đình, không còn những số phận đáng thương? Với tư cách một
nhà văn, tác giả mong muốn: nghệ thuật đừng bao giờ xa rời đời sống; phải nhìn
cuộc sống nhiều chiều, phải chia sẻ với những bất hạnh của con người …để
cuộc đời này mãi đẹp hơn.
C. Củng cố, dặn dò, BTN
1. Củng cố
- Học sinh cần nắm chắc kiến thức về tác phẩm, những vấn đề trọng tâm về nội
dung và nghệ thuật của từng tác phẩm.
2. Dặn dò
- HS học kĩ bài, lập lại dàn ý những đề đã học
3. BTVN
- Nâng cao bằng đề văn:
Đề bài: Nhà văn Nguyễn Minh Châu quan niệm rằng: “Mỗi người đều chứa
đựng trong lòng những nét đẹp đẽ, kỳ diệu đến nỗi cả một đời cũng chưa đủ để
nhận thức, khám phá tất cả những cái đó”, vì vậy ông coi thiên chức của nhà
văn là: “Cố gắng tìm kiếm những hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con
người”.
Qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa anh (chị) hãy làm rõ quan niệm
trên?
Gợi ý làm bài:
I. Mở bài:

- Nguyễn Minh Châu là nhà văn tài năng, giàu tâm huyết. Ông là người sớm ý
thức về sự đổi mới tư duy văn học, từ sau năm 1975 ông trở thành “người mở
đường tinh anh và tài năng” của nền văn học mới với những tác phẩm giàu tính
triết luận, giá trị nhân bản, về hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn
thiện nhân cách con người

15


- Vẻ đẹp của cuộc sống và con người nhiều khi không hiển hiện lung linh, rực
rỡ. Có lúc vẻ đẹp chúng ta hằng kiếm tìm tiềm ẩn nay trong cái vẻ xù xì, gai góc
mà không phải ai và lúc nào cũng có thể nhận ra được. Đó chính là vấn đề có ý
nghĩa cơ bản trong Chiếc thuyền ngoài xa – một tác phẩm tiêu biểu cho sáng tác
của Nguyễn Minh Châu thời kì đổi mới.
II. Thân bài:
1. Giải thích:
- Tác phẩm thể hiện quan niệm sâu sắc và rất nhân văn của ông về con người:
“Mỗi người đều chứa đựng trong lòng những nét đẹp đẽ, kỳ diệu đến nỗi cả một
đời cũng chưa đủ để nhận thức, khám phá tất cả những cái đó”.
2. Phân tích, chứng minh:
- Trong truyện, nhân vật để lại nhiều dư âm, trăn trở cho người đọc đồng thời
hiện thân cho vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn con người là nhân vật người đàn bà
hàng chài.
- Ngoại hình: Vốn sinh ra trong một gia đình khá giả, nhà ở phố huyện, nhưng
ngay từ nhỏ chị đã có một ngoại hình xấu xí “Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con
gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa”. Những nét xấu xí, thô kệch ấy,
qua bao nhiêu năm tháng lam lũ, vất vả, lo toan vì cuộc sống nghèo khổ nên
càng hằn sâu hơn: “trạc ngoài bốn mươi”, “đường nét thô kệch”, “rỗ mặt”,
“khuôn mặt mệt mỏi”, “tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá”, “cặp mắt nhìn
xuống chân”, tay “buông thõng xuống” ra vẻ nhẫn nhục, cam chịu…

- Cuộc sống: Nghèo khổ, lam lũ, lênh đênh sóng nước, đông con…thường xuyên
bị người chồng vũ phu hành hạ dã man
- Vượt lên trên hoàn cảnh, ngoại hình, cuộc sống lam lũ, cực nhọc, người phụ nữ
này mang nhiều vẻ đẹp tiềm ẩn đáng trân trọng.
- Sức chịu đựng phi thường và giàu lòng tự trọng. Cuộc đối thoại với Phùng,
Đẩu và việc từ chối bỏ chồng cho thấy người phụ nhữ này không nhu nhược,
yếu hèn mà là người sâu sắc và từng trải.
- Có cái nhìn thấu hiểu và đầy lòng vị tha: hiểu được tính cách, tâm lí và sự cùng
quẫn, bế tắc của người chồng vũ phu…
- Đặc biệt người phụ nữ này có tình yêu thương con vô bờ bến, sẵn sàng hi sinh
tất cả cho con; hạnh phúc khi con có được bữa ăn no; không muốn con thấy
những hành động vũ phu của người cha; đau đớn khi thấy con (thằng Phác) có
hành động thù địch với cha… Đây chính là vẻ đẹp tiềm ẩn mà nhà văn cố công
kiếm tìm bên trong tâm hồn con người lao động nghèo khổ giữa cuộc đời còn
nhiều nghịch lí.
*) Trong tác phẩm, nhà văn còn phát hiện vẻ đẹp trong tâm hồn các nhân vật
khác bằng cái nhìn thấu hiểu.

16


- Phùng, Đẩu – những người lính trở về với đời thường, mang bầu nhiệt huyết
chiến đấu chống lại cái xấu, cái ác, cái nghèo, chiến đấu cho cuộc đời tốt đẹp
hơn.
- Thằng bé Phác yêu mẹ bằng hành động quyết liệt.
- Ngay người chồng vũ phu cũng được nhà văn cảm thông qua cái nhìn vị tha
của người vợ.

III. Kết luận:
- Qua truyện ngắn, ta thấy một Nguyễn Minh Châu rất sâu sắc, có cái nhìn nhiều

chiều về con người và cuộc sống. Ông nhận thấy cuộc sống này có cả ánh sáng
và bóng tối, thiện và ác, xấu và đẹp…Ông kêu gọi con người cần có cái nhìn
thấu hiểu, vị tha để nhận thấy những hạt ngọc ẩn dấu trong tâm hồn mỗi con
người.
2.4. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN
2.4.1. Đánh giá về thành công khi áp dụng SKKN.
Qua việc thực hiện SKKN trong năm học, tôi đã thu được những thành công
sau:
+ Xác định được vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng. Thầy vận dụng
nhiều phương pháp dạy học, giúp học sinh học đi đôi với hành, vận dụng hợp lý
giữa lý thuyết với thực tế.
+ Học sinh phát huy được tính tư duy, sáng tạo, hứng thú và tích cực học tập;
nắm chắc kiến thức bài học, chủ động hơn trong việc tự học, tự nghiên cứu.
+ Các em có thói quen cẩn thận, sáng tạo trong học tập, biết ứng dụng để làm
các dạng bài tương tự như đọc hiểu, nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác
phẩm văn học, các dạng bài nghị luận văn học như phân tích, cảm nhận, bình
luận, so sánh… trong các chuyên đề khác
2.4.2. Đánh giá về hạn chế khi áp dụng SKKN.
- Một số em vốn từ còn hạn chế, chưa thực sự đầu tư thời gian cho học văn nên
sự tiến bộ chưa rõ rệt.
- Có em hiểu nội dung vấn đề nhưng diễn đạt còn lúng túng.
2.4.3. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
a) Bài học kinh nghiệm :
Để thực hiện được thành công sáng kiến người giáo viên cần:
+ Có nghiệp vụ tay nghề vững vàng, kiên trì bền bỉ rèn luyện học sinh.
+ Nhiệt tình trong giảng dạy, hết lòng vì học sinh thân yêu.
+ Không ngừng học tập để nâng cao kiến thức, phương pháp bồi dưỡng của từng
bài học, môn học.

17



+ Luôn xác định việc dạy đại trà với công tác bồi dưỡng học sinh có nguyện
vọng thi để xét tuyển đại học để góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của địa
phương tiến kịp với đà phát triển chung của xã hội.
b) Kiến nghị
Để tạo điều kiện cho giáo viên dạy và học sinh học tốt môn Ngữ văn nói
chung và phần văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 nói riêng, tôi mạnh dạn đề nghị
các cấp lãnh đạo tạo điều kiện về vật chất cũng như tinh thần (Như tăng cường
sách giáo khoa, sách hướng dẫn, mở các chuyên đề bồi dưỡng học sinh khá giỏi
và học sinh yếu kém, phổ biến kinh nghiệm và tài liệu bồi dưỡng học sinh của
trường bạn, tỉnh bạn) để thầy trò chúng tôi có thêm điều kiện để dạy và học tốt
môn học.
Tóm lại, qua việc giảng dạy Ngữ văn trong năm học 2018 – 2019, chúng
tôi đã thu được kết quả đáng khích lệ. Chất lượng giáo dục đại trà ngày càng
được cải thiện. Trong giờ học, chúng tôi luôn chú trọng phát huy tính tích cực
chủ động, sáng tạo của học sinh đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy
học ở nhà trường THPT.
Với kết quả đạt được trong năm học vừa qua, bản thân tôi sẽ tiếp tục phát
huy SKKN này. Rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng Thi đua - Khen
thưởng để SKKN đạt hiệu quả tốt hơn.
2.4.4. Đánh giá lợi ích thu được:
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm bản thân tôi cho rằng những
phương pháp này giúp các em ngày một tiến bộ.
- Thành công đề tài đã giúp nâng cao về chất lượng giáo dục của lớp, của
trường.
- Qua việc thực hiện đề tài, giáo viên đã giúp cho các em hứng thú và tích cực
hơn trong mọi hoạt động học ở trên lớp, tích luỹ được kinh nghiệm học tập cho
bản thân, nâng cao ý thức tự giác và tư duy trong học tập.
- Chất lượng bài viết có tiến bộ rõ rệt.

KẾT QUẢ CỤ THỂ
Bảng 1: Trước khi học chuyên đề

LỚP
12A4 (37 HS)
12A5 (41 HS)

Khá/giỏi (%)

TB (%)

TS
10
8

TS
7
8

%
27
19.5

Bảng 2: Sau khi học chuyên đề

18

Yếu (%)
%
18.9

19.5

TS
20
25

%
54.1
61


Lớp
12A4 (37 HS)
12A5 (41 HS)

Khá / giỏi (%)
TS
%
15
40.5
16
39

TB (%)
TS
14
15

%
37.8

36.6

Yêú
TS
8
10

%
21.7
24.4

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử:
STT
1
2

Lớp
12A4
12A5

Sĩ số
37
41

Ghi chú

Số Tên tổ chức/ cá Địa chỉ
TT nhân
áp
dung

SKKN
1

Vũ Tuấn Anh

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

Trường THPT Cẩm Thủy 3-Giáo dục
Cẩm Thủy – Thanh Hóa

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Cẩm Thủy,ngày 20 tháng 1 năm 2019
Tôi xin cam đoan SKKN trên là
hoàn toàn xuất phát từ thực tế giảng
dạy của bản thân, không coppy, sao
chép.
Người viết
(Kí và ghi rõ họ tên)

Vũ Tuấn Anh

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 12, Nhà xuất bản Giáo dục, 2010.
2. Sách giáo viên Ngữ văn 12 tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, 2010.

3. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, Nhà xuất bản Hà Nội.
4. Học tốt Ngữ văn 12, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố HCM, 2008.
5. Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001.
6. Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995 - Những đổi mới cơ bản, Nhà xuất bản giáo
dục 2007
7. Văn học Việt Nam sau 1975 và việc giảng dạy trong nhà trường, Nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam, 2009.
8. Hệ thống chương trình trong SGK văn học (Bậc THPT, phần tác phẩm văn
học Việt Nam), Nxb ĐHSPHN, 2000.

20



×