Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN phương pháp soạn giảng tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong chương trình địa lý lớp 11 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.13 KB, 20 trang )

1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Bước sang thế kỷ XXI, nhân loại đang phải đối mặt với một trong những
thách thức lớn nhất đó là sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu đã và đang
tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất, đời sống của con người; môi
trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của mọi quốc gia trên trái đất. Những biểu hiện,
đặc điểm, nguyên nhân và tác động của biến đổi khí hậu đã được nghiên cứu, tìm
hiểu cặn kẽ. Các giải pháp mang tính chiến lược toàn cầu và của mỗi quốc gia về
ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu đã được đề ra và thực hiện ráo riết.
Nhận thức rõ những ảnh hưởng to lớn, nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây
ra, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia
ứng phó với biến đổi khí hậu. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã phê duyệt kế hoạch
hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành và đưa nội dung ứng phó với
biến đổi khí hậu vào chương trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011-2015.
Nhằm định hướng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trên có hiệu quả,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tích hợp vấn đề này vào một số môn học cấp
THPT như: Địa lí, vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ..
Đứng trước thực tế trên, đồng thời bản thân là giáo viên giảng dạy môn bộ
môn Địa lí, tôi đã chọn đề tài “Phương pháp soạn giảng tích hợp giáo dục ứng
phó biến đổi khí hậu trong chương trình Địa lí lớp 11,Trung học phổ thông”.
Qua đề tài này, tôi muốn giới thiệu những địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó
với biến đổi khí hậu; những gợi ý về tổ chức dạy học tích hợp ứng phó với biến đổi
khí hậu; minh họa một số bài soạn tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi
khí hậu trong chương trình Địa lí lớp 11. Mong rằng với những vấn đề được đề cập
trong đề tài sẽ góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập của
giáo viên và học sinh; đồng thời giúp các thầy cô giáo thấy rõ hơn vai trò, những
thuận lợi và khó khăn trong quá trình soạn giảng và giảng dạy cũng như tính hiệu
quả của việc giảng dạy tích hợp giáo dục về ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy
học môn Địa lí.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng việc tuyên truyền, giáo dục ứng


phó với biến đổi khí hậu trong dạy học môn địa lí lớp 11 ở các trường THPT trên
địa bàn tỉnh và trường THPT Hà Trung để đề ra giải pháp hợp lý nhằm giúp các em
học sinh hiểu và nắm được nội dung của biến đổi khí hậu, đồng thời cho các em
thấy được quyền và nghĩa vụ cũng như bổn phận của mỗi công dân trong ứng phó
với biến đổi khí hậu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu quá trình giảng dạy tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí
hậu trong các giờ dạy học Địa lí ở khối lớp 11 thông qua các băng, đĩa dạy mẫu.
- Nghiên cứu cách thiết lập và xây dựng giáo án phục vụ việc dạy học Địa lí.
- Xin ý kiến đóng góp của đồng nghiệp trong trường và các trường khác.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1


1.4.1. Phương pháp nghiên cứu luận:
- Thu thập những thông tin lý luận của việc soạn giảng và dạy tích hợp giáo
dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học ở trường THPT qua tài liệu.
- Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học (Bộ giáo dục và Đào tạo)
- Các tập san, thời báo giáo dục nói về việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Tham khảo các diễn đàn trên mạng về phương pháp soạn giảng tích hợp
giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp khảo sát: Quan sát kết quả đạt được từ hoạt động dạy học của
giáo viên và hoạt động của học sinh thông qua các băng đĩa dạy mẫu, thao giảng ở
tổ chuyên môn và thao giảng ở trường…
- Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với đồng nghiệp, học sinh về
hiệu quả của việc soạn giảng và giảng dạy tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi
khí hậu trong dạy học Địa lí 11.
1.4.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
- Tham khảo những báo cáo, tổng kết và giảng dạy tích hợp giáo dục ứng

phó với biến đổi khí hậu vào dạy học.
- Tham khảo những kinh nghiệm của đồng nghiệp.
2. Nội dung.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến.
2.1.1. Một số kiến thức cơ bản để ứng phó với biến đổi khí hậu.
* Khái niệm về biến đổi khí hậu (BĐKH)
BĐKH là sự thay đổi của khí hậu mà nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp bởi
hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và tác
động thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh.
Nói một cách khác, BĐKH là sự biến đổi của trạng thái khí hậu so với trung bình
hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một thời gian dài, thường là vài thập kỷ
hoặc hàng trăm năm và lâu hơn.
* Những biểu hiện của BĐKH
- Nhiệt độ không khí của Trái Đất đang có xu hướng nóng dần lên.
- Sự dâng cao của mực nước biển gây ngập úng và xâm nhập mặn ở các vùng
thấp ven biển, xóa sổ nhiều đảo trên biển và đại dương.
- Có sự xuất hiện của nhiều thiên tai bất thường, trái quy luật, mức độ như
bão, mưa lớn, hạn hán gây lên những tổn thất to lớn về người và tài sản.
* Đặc điểm của BĐKH toàn cầu
- Diễn ra chậm, từ từ, khó phát hiện, khó đảo ngược.
- Diễn ra trên phạm vi toàn cầu, có ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực có liên
quan đến sự sống và hoạt động của con người.
- Cường độ ngày càng tăng và hậu quả khó lường trước.
* Nguyên nhân của BĐKH
- Do những quá trình tự nhiên.
2


- Do ảnh hưởng hoạt động của con người.
- Có thể nói, hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra những

biến đổi khí hậu hiện nay trên Trái Đất
* Tác động của BĐKH đối với tự nhiên và hoạt động của con người
- Sự nóng lên của Trái Đất.
- Tác động của nước biển dâng.
- Làm tăng cường các thiên tai.
* Ứng phó với biến đổi khí hậu
Ứng phó với BĐKH có hai khía cạnh: giảm nhẹ BĐKH và thích ứng với nó.
- Giảm nhẹ: Theo Ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) giảm nhẹ có nghĩa
là sự can thiệp của con người nhằm giảm nguồn phát thải khí nhà kính, hoặc cải
thiện các bể chứa khí nhà kính.
- Thích ứng: Thích ứng đề cập đến khả năng tự điều chỉnh của một hệ thống
để thích nghi với những biến đổi của khí hậu nhằm giảm nhẹ những nguy cơ thiệt
hại, đối phó với những hậu quả (có thể xảy ra) hoặc tận dụng những cơ hội.
* Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
Thực tế cho thấy, BĐKH đang đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của
con người trên khắp hành tinh và làm cho Trái Đất của chúng ta ngày càng mỏng
manh, dễ bị tổn thương và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trong tương lai.
Ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải nhận thức hơn đối với môi trường thông qua
từng công việc cụ thể của mỗi cá nhân.
2.1.2. Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường trung học phổ
thông.
a. Vai trò của giáo dục phổ thông trước những thách thức của biến đổi
khí hậu.
- Số lượng học sinh các cấp ngày càng nhiều; riêng số lượng học sinh trung
học chiếm gần 1/10 dân số nước ta và có liên quan đến hàng triệu hộ gia đình.
- Học sinh phổ thông là lực lượng chủ lực trong việc thực hiện và duy trì các
hoạt động tuyên truyền về ứng phó với biến đổi khí hậu trong và ngoài nhà trường.
b. Mục tiêu của giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường
THPT.
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh về biến đổi

khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Tăng cường năng lực, kĩ năng, hình thành thái độ, hành vi của cán bộ quản
lí, giáo viên và học sinh cấp THPT về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí
hậu trên toàn cầu, khu vực và trong nước.
- Đưa các nội dung giáo dục về ứng phó với biến đổi khí hậu tích hợp vào
các môn Sinh học, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Công nghệ…
c. Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường THPT
* Quan niệm về dạy học tích hợp

3


Tích hợp có nghĩa là “gộp lại, sát nhập lại thành một tổng thể”. Phương thức
tích hợp các môn học trong quá trình dạy học, hay dạy học tích hợp, đã được vận
dụng tương đối phổ biến ở nhiều quốc gia.
* Phương thức, hình thức dạy học tích hợp nội dung giáo dục ứng phó
với biến đổi khí hậu trong các môn học cấp THPT
- Các phương thức tích hợp thường dùng hiện nay:
+ Tích hợp toàn phần: được thực hiện khi hầu hết kiến thức của môn học,
hoặc nội dung của một bài học cụ thể, cũng chính là các kiến thức về giáo dục ứng
phó với biến đổi khí hậu.
+ Tích hợp bộ phận: được thực hiện khi có một phần kiến thức của môn học
hoặc bài học có nội dung về giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Hình thức liên hệ: là hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một số
nội dung của môn học có liên quan tới nội dung về giáo dục ứng phó với biến đổi
khí hậu, song không nêu rõ trong nội dung của bài học. Đây là trường hợp thường
xảy ra.
- Các hình thức tổ chức dạy học tích hợp:
+ Hình thức thứ nhất: Thông qua các bài học trên lớp. Trong trường hợp này
giáo viên thực hiện các phương thức tích hợp với mức độ đã nêu ở trên.

+ Hình thức thứ hai: Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cũng có thể
được triển khai như một hoạt động lập song vẫn gắn liền với việc vận dụng kiến
thức môn học. Các hoạt động có thể như: tham quan, ngoại khóa, tổ chức các nhóm
ngoại khóa chuyên đề, tổ chức thực hiện dự án, nghiên cứu một đề tài….
2.1.3. Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Địa lí
lớp 11.
Tham gia vào việc tích hợp giáo dục về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến
đổi khí hậu, môn Địa lí 11 ở cấp THPT giúp học sinh đạt được mục tiêu cụ thể sau:
* Kiến thức: Học sinh được củng cố, mở rộng những kiến thức về biến đổi
khí hậu biểu hiện của biến đổi khí hậu, tác động của chúng.
* Kĩ năng: Học sinh có một số kĩ năng nhận biết vấn đề liên quan đến biến
đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu ở địa phương để bảo vệ cá nhân, tham
gia bảo vệ người thân, bạn bè và cộng đồng.
* Thái độ: Học sinh sẵn sàng tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi
khí hậu ở địa phương, chia sẻ với những rủi ro do tác động của biến đổi khí hậu gây
ra trong phạm vi cộng đồng, quốc gia, khu vực và cả quốc tế.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Dạy học tích hợp biến đổi khí hậu trong trường THPT nói chung, bộ môn
Địa lí nói riêng là việc làm rất quan trọng góp phần nâng cao nhận thức cho học
sinh, ý thức về bảo vệ môi trường và có những hành động góp phần để hạn chế biến
đổi khí hậu. Tuy nhiên hiện nay việc dạy học tích hợp nội dung này chưa được
nhiều giáo viên chú trọng. Từ thực trạng đó và kết hợp với việc dạy học của bản
thân trong việc dạy học tích hợp. Cho nên, tôi đề xuất những giải pháp thông qua
4


các bài học cụ thể trong môn Địa lí lớp 11 để nâng cao chất lượng bộ môn trong
việc phòng chống biến đổi khí hậu.
2.3. Thực tiễn áp dụng đề tài.
2.3.1. Giới thiệu địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu

trong môn Địa lí 11 (sách giáo khoa xuất bản năm 2011).
Mức độ
Bài
Địa chỉ tích hợp Nội dung tích hợp
tích hợp
Bài 1: Sự - Mục III. Cuộc * Kiến thức:Công nghệ năng lượng Liên hệ
tương phản cách mạng khoa sạch giúp sử dụng hiệu quả nhiên
về trình độ học và công nghệ liệu, giảm sự phát thải khí nhà kính,
phát
triển hiện đại.
giảm nhẹ tác động của biến đổi khí
kinh tế - xã
hậu
hội của các
* Kĩ năng: Nhận xét giá trị của công
nhóm nước
nghệ sạch.
Bài 3: Một - Mục I. Bùng nổ * Kiến thức:
Bộ phận
số vấn đề dân số.
- Bùng nổ dân số là nguyên nhân
mang
tính - Mục II. Môi gián tiếp gây ra BĐKH do tăng nhu
toàn cầu
trường
cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch, gia
+ 1. BĐKH toàn tăng lượng khí nhà kính.
cầà suy giảm tầng - Lượng khí cacbonic gia tăng là
ô dôn.
nguyên nhân trực tiếp gây ra BĐKH.

+ 3. Suy giảm đa - Hoạt động công nghiệp và sinh
dạng sinh học.
hoạt là nguyên nhân gián tiếp gây ra
BĐKH do đã đưa vào khí quyển một
lượng lớn khí nhà kính.
- Một số loài sinh vật không có khả
năng thích ứng với môi trường
BĐKH sẽ bị tuyệt chủng.
* Kĩ năng: Phân tích mối liên hệ
giữa con người với biến đổi khí hậu,
với sự suy giảm đa dạng sinh học;
liên hệ thực tế
Bài 5: Một * Tiết 1: Một số * Kiến thức:
Liên hệ
số vấn đề vấn đề của Châu - Rừng bị khai thác quá mức làm
của châu lục Phi
giảm khả năng hấp thụ khí cacbonic.
và khu vực
- Mục I. Một số - Khai thác nhiên liệu hóa thạch ở
(tiết 1,2,3)
vấn đề về tự Châu Phi là nguyên nhân gián tiếp
nhiên
dẫn đến sự gia tăng hàm lượng các
- Mục II. Một số chất khí nhà kính.
vấn đề về dân cư - Vấn đề gia tăng dân số ở Châu Phi
và xã hội.
làm gia tăng nhu cầu về năng lượng,
5



* Tiết 2: Một số
vấn đề của Mỹ La
Tinh.
- Mục I. Một số
vấn đề tự nhiên,
dân cư và xã hội
* Tiết 3: Một số
vấn đề của khu
vực Tây Nam Á
và Trung Á
- Mục I. Đặc
điểm của khu vực
Tây Nam Á và
Trung Á
- Mục II. Một số
vấn đề của khu
vực Tây Nam Á
và Trung Á
+ 1. Vai trò cung
cấp dầu mỏ.
Bài 6: Hợp * Tiết 2: Kinh tế
chủng quốc - Mục II. Các
Hoa Kì
ngành kinh tế

Bài 8: Liên * Tiết 1: Tự
Bang Nga
nhiên, dân cư và
xã hội.
- Mục II. Điều

kiện tự nhiên.
* Tiết 2: Kinh tế
- Mục II. Các
ngành kinh tế
+ 1. Công nghiệp
+ 2 .Nông nghiệp
Bài 9. Nhật * Tiết 2: Các
Bản
ngành kinh tế và
các vùng kinh tế
- Mục I. Các

gián tiếp gây BĐKH.
- Đàn gia súc ở Nam Mỹ phát thải
nhiều khí metan gây BĐKH.
- Cần có giải pháp khai thác nhiên
liệu hóa thạch hợp lí
- Khai thác nhiên liệu hóa thạch ở
khu vực Tây Nam Á và Trung Á là
nguyên nhân gián tiếp dẫn đến sự gia
tăng hàm lượng các chất khí thải nhà
kính.
* Kĩ năng: phân tích lược đồ, bảng
số liệu và thông tin để nhận biết các
vấn đề Châu Phi, Mĩ La Tinh

* Kiến thức:
- Hoa Kì là nước đứng thứ hai trên Liên hệ
thế giới phát thải khí nhà kính (6007
triệu tấn cacbonic trong năm 2007)

* Kĩ năng: Nhận biết một số nhóm
ngành công nghiệp phát thải khí nhà
kính chính ở Hoa Kì.
* Kiến thức:
- Nga là nước đứng đầu thế giới về Liên hệ
khai thác nhiên liệu hóa thạch gây
BĐKH.
- Nga là nước đứng thứ 3 trên thế
giới phát thải khí nhà kính.
* Kĩ năng: Nhận biết một số ngành
nông nghiệp, công nghiệp trực tiếp
và gián tiếp gây hiệu ứng nhà kính ở
LB Nga.
* Kiến thức:
Nhật Bản là nước đứng thứ 5 trên Liên hệ
thế giới phát thải khí nhà kính.
* Kĩ năng: Nhận biết một số ngành
6


ngành kinh tế
(công nghiệp)
* Tiết 1: Tự
nhiên, dân cư và
xã hội.
- Mục III. Dân cư
và xã hội.
1. Dân cư
* Tiết 2: Kinh tế
- Mục II. Các

ngành kinh tế
+ 1. Công nghiệp
+ 2. Nông nghiệp
* Tiết 1: Tự
nhiên, dân cư và
xã hội.
- Mục II. Dân cư
và xã hội.
+ 1. Dân cư
* Tiết 2: Kinh tế
- Mục II. Công
nghiệp.
- Mục IV. Nông
nghiệp

công nghiệp gián tiếp gây ra hiệu
ứng nhà kính ở Nhật Bản.
Bài
10:
* Kiến thức:
Cộng
hòa
- Trung Quốc là nước đông dân nhất Liên hệ
nhân
dân
thế giới, tác động mạnh đến BĐKH.
Trung Hoa
- Trung Quốc là nước phát thải khí
nhà kính nhiều nhất thế giới, gây
biến đổi khí hậu.

- Trung Quốc sản xuất nhiều lúa gạo,
sinh ra khí metan làm BĐKH.
* Kĩ năng: Nhận biết một số loại
nhiên liệu Trung Quốc đang khai
thác gây hiệu ứng nhà kính.
Bài 11: Khu
* Kiên thức:
Liên hệ
vực
Đông
- Diện tích rừng suy giảm, làm giảm
Nam Á
khả năng hấp thụ khí cacbonic.
- Đông Nam Á có số dân đông là
một trong những nguyên nhân gián
tiếp gây BĐKH.
- Nông nghiệp lúa nước là một trong
những nguyên nhân gián tiếp gây
BĐKH.
* Kĩ năng: Phân tích một số ngành
công nghiệp và nông nghiệp phát
thải nhiều khí nhà kính vào môi
trường.
2.3.2. Phương pháp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn
Địa lí 11.
Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn địa lí 11 thường vận dụng
nhiều phương pháp như:
* Phương pháp đàm thoại gợi mở: Thường được sử dụng đối với học sinh
cả lớp, nhóm hoặc từng học sinh. Phương pháp này sử dụng hệ thống câu hỏi và
những dẫn dắt, giúp học sinh trả lời những câu hỏi do giáo viên đề ra để các em tìm

hiểu và lĩnh hội nội dung về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu.
* Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan
- Phương pháp sử dụng bản đồ
Trong dạy học, giáo viên có thể sử dụng bản đồ để minh họa, phân tích nội
dung bài học (ví dụ, chỉ rõ sự phân bố các sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ...) và
hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức.
- Phương pháp sử dụng tranh ảnh, video, phim
Khi sử dụng tranh ảnh, phim, video giáo viên cần gợi ý học sinh quan sát,
mô tả các sự vật, hiện tượng thể hiện trong tranh ảnh, phim, video. Tiếp đó cần tìm
7


hiểu nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng sự vật đó; nêu suy nghĩ, cảm nhận của
học sinh về nội dung tranh ảnh, phim, video được sử dung.
* Dạy học theo kiểu nêu và giải quyết vấn đề
Dạy học theo kiểu nêu vấn đề với sự phối hợp giữa giáo viên – nêu vấn đề và
học sinh – xử lí thông tin, tìm tòi, nhằm giải quyết vấn đề, ở đây là những vấn đề
liên quan đến biến đổi khí hậu, ứng phó với biến đổi khí hậu. Phương pháp này tạo
nhu cầu, gây hưng phấn cho hoạt động nhận thức của học sinh, thúc đẩy các em
tích cực, độc lập tìm tòi để giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phương pháp tham quan, điều tra khảo sát thực địa
Phương pháp này không chỉ giúp học sinh kiểm nghiệm các kiến thức đã học
trên lớp, đồng thời còn đi sâu, tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu, ứng phó với
biến đổi khí hậu tới hoạt động sản xuất của người dân ở địa phương.
* Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục
Đối với phương pháp này giáo viên cần đưa các em vào những tình huống
cần tìm hiểu, cần giải quyết buộc các em phải vận dụng vốn hiểu biết của mình.
* Phương pháp hoạt động thực tiễn kết hợp giải quyết vấn đề cộng đồng
Giáo viên cần khai thác tình hình cụ thể của địa phương để giáo dục học
sinh,.Việc tổ chức cho học sinh tìm hiểu những vấn đề của môi trường ở địa

phương có thể triển khai dưới hình thức giao cho học sinh thực hiện các dự án nhỏ,
phù hợp với điều kiện của nhà trường và với trình độ của học sinh.
* Phương pháp học tập theo dự án:
Việc lựa chọn các vấn đề nghiên cứu nên vừa sức với học sinh và phù hợp
với điều kiện hiện có của trường và của địa phương. Học tập theo dự án sẽ tạo hứng
thú, đồng thời rèn luyện tính tự lập, phương pháp giải quyết vấn đề, hạn chế việc
học thụ động của học sinh
2.3.3. Một số bài soạn tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu
trong môn địa lí lớp 11 THPT.
BÀI 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI.
(Mức độ tích hợp: liên hệ)
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các
nhóm nước: phát triển, đang phát triển, các nước công nghiệp mới (NICs).
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cách mạng khoa học và công nghệ
hiện đại.
- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.
8


- Công nghệ sạch giúp sử dụng có hiệu quả nhiên liệu, giảm sự phát thải khí
nhà kính, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.
2. Kĩ năng:
- Nhận xét được sự phân bố các nhóm nước trên bản đồ phân bố các nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức GDP/người (USD/người – năm 2004).
- Phân tích được bảng số liệu về kinh tế - xã hội của từng nhóm nước.

- Nhận xét giá trị của công nghệ sạch.
3. Thái độ: Xác định cho mình trách nhiệm học tập để thích ứng với cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Phóng to các bảng 1.1, 1.2 trong SGK.
- Bản đồ các nước trên thế giới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Thế giới hiện có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ
khác nhau. Trong quá trình phát triển, các nước này đã phân hóa thành hai nhóm
nước khác nhau: nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển có sự tương
phản rõ về trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên
cứu về sự khác biệt đó, đồng thời nghiên cứu về vai trò ảnh hưởng cuả cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại đối với kinh tế - xã hội thế giới và tác động
đến biến đổi khí hậu của thế giới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: cá nhân/cặp đôi.
I. SỰ PHÂN CHIA THÀNH CÁC
NHÓM NƯỚC:
GV: Các nước trên thế giới được xếp 1. Nhóm nước phát triển:
vào hai nhóm nước: đang phát triển - Có bình quân tổng sản phẩm trong nước
và phát triển.
theo đầu người (GDP/người) lớn, đầu tư ra
- Hai nhóm nước này có đặc điểm nước ngoài (FDI) lớn, chỉ số phát triển con
khác nhau như thế nào ?
người (HDI) cao.
2. Nhóm nước đang phát triển:
- Quan sát hình 1, em có nhận xét gì - Có GDP/người nhỏ, nợ nước ngoài nhiều,

về sự phân bố các nước và vùng lãnh và HDI thấp.
thổ trên thế giới theo mức GDP/người - Một số nước trở thành nước công nghiệp
?
mới (NICs) như: Hàn Quốc, Xin-ga-po,
Đài Loan, Bra-xin, Ac-hen-ti-na...
 GDP/người rất chênh lệch giữa các nơi.
- Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận + khu vực có thu nhập cao là Tây Âu, Bắc
nhóm  Đại diện nhóm lên báo cáo Mỹ, Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản...
kết quả.
+ Khu vực có thu nhập khá là Tây Nam Á,
GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá Bra-xin, Ac-hen-ti-na, a rập Xê-ut...
9


kiến thức.
Hoạt động 2: cá nhân/cặp đôi.
- Dựa vào bảng 1.1, hãy nhận xét về
GDP/người của một số nước phát
triển và đang phát triển?
- Dựa vào hình 1.2, hãy nhận xét tỉ
trọng GDP phân theo khu vực kinh tế
của các nhóm nước?

- Sự khác biệt về các chỉ số xã hội
của các nhóm nước thể hiện như thế
nào?
- Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận
nhóm  Đại diện nhóm lên báo cáo
kết quả.
GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá

kiến thức.

Hoạt động 3: cá nhân/cặp đôi.
- Cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại diễn ra khi nào và có
đặc trưng nổi bật gì.

+ khu vực có thu nhập thấp là Trung Phi,
Trung Á, Nam Á...
II. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA
CÁC NHÓM NƯỚC:
1. GDP/người có sự trên lệch lớn giữa
hai nhóm nước:
- các nước phát triển có GDP/người cao
gấp nhiều lần GDP/người của các nước
đang phát triển.
2. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh
tế có sự khác biệt:
- Các nước phát triển:
+ Khu vực I chiếm tỉ lệ thấp (2%).
+ Khu vực III chiếm tỉ lệ cao (71%).
- Các nước đang phát triển:
+ Khu vực I còn chiếm tỉ lệ tương đối lớn
(25%).
+ Khu vực III mới đạt dưới 43% (dưới
50%).
3. Các nhóm nước có sự khác biệt về các
chỉ số xã hội:
Các nước phát triển cao hơn các nước đang

phát triển.
- Tuổi thọ người dân:
+ Các nước phát triển là 76.
+ Các nước đang phát triển là 65.
+ Trung bình thế giới là 67.
- Chỉ số HDI:
+ Các nước phát triển là 0,855.
+ Các nước đang phát triển là 0,694.
+ Trung bình thế giới là 0,741.
III. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI:
1. Thời điểm xuất hiện và đặc trưng:
- Thời gian: cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ
XXI.
- Đặc trưng: xuất hiện và bùng nổ công
nghệ cao.
- Có 4 ngành công nghệ trụ cột là: công
nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công
nghệ thông tin, công nghệ năng lượng.
10


- Cuộc cách mạng và khoa học hiện 2. Ảnh hưởng:
đại có ảnh hưởng như thế nào đến nền - Xuất hiện nhiều ngành mới, nhất là trong
kinh tế thế giới và sự biến đổi khí hậu lĩnh vực công nghệ và dịch vụ, tạo ra
trên thế giới?
những bước chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ.
(Trong mục này giáo viên đặc biệt - Xuất hiện nền kinh tế tri thức.
chú ý đến ảnh hưởng của khoa học
công nghệ đối với BĐKH)

- Công nghệ sạch giúp sử dụng có hiệu
- Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận quả nhiên liệu, giảm sự phát thải khí nhà
nhóm  Đại diện nhóm lên báo cáo kính, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí
hậu.
kết quả.
GV: Nhận xét, bổ sung  Chuẩn hoá
kiến thức.
IV. ĐÁNH GIÁ:
Câu 1: Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế-xã
hội của các nhóm nước phát triển và đang phát triển?
Câu 2: Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại đến nền kinh tế-xã hội thế giới?
V. Dặn dò về nhà:
Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài.
BÀI 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
(Mức độ tích hợp: Bộ phận)
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết và giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển
và già hoá dân số ở các nước phát triển.
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân, tác động của các vấn đề
môi trường và BĐKH.
- Phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường, nhận thức được sự cần
thiết để bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng:
- Phân tích được bảng số liệu, biểu đồ, xử lí thông tin, liên hệ thực tế...
3. Thái độ: Nhận thức được để giải quyết vấn đề toàn cầu cần phải có sự
đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Biểu đồ dân số từ đầu Công nguyên và dự báo đến năm 2050.

- Bảng tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm.
- Một số hình ảnh về sự phát thải khí cacbonic.
- Một số hình ảnh về sự suy giảm đa dạng sinh vật.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
11


2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế. Xu hướng toàn
cầu hóa dẫn đến những hệ quả gì?
- Các tổ chức liên kết khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở nào?
- Xác định các nước thành viên của tổ chức Asean?
3. Bài mới
GV cho HS xem bức ảnh đường phố Hà Nội những năm 60, 70 và Hà Nội
ngày nay. Sau đó đặt câu hỏi: Các em hãy tìm sự khác nhau của môi trường tự
nhiên, kinh tế - xã hội qua 2 bức ảnh trên? HS trả lời, GV bổ sung và đi vào nội
dung chính của bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu vấn đề dân số.
I. DÂN SỐ
- Hình thức: nhóm
1. Bùng nổ dân số
Bước 1: GV chia HS thành các nhóm và - So sánh tỉ suất gia tăng dân số
giao nhiệm vụ cho các nhóm (4 nhiệm + Tỉ suất gia tăng tự nhiên của các
vụ)
nước đang phát triển lớn hơn các nước
- Nhiệm vụ nhóm 1: Đọc sgk mục I.1, kết phát triển
hợp phân tích bảng 3.1  So sánh tỉ suất + Sự gia tăng dân số hiện nay trên thế

gia tăng dân số tự nhiên của các nước giới diễn ra chủ yếu ở các nước đang
đang phát tiển với các nước phát triển và phát triển. Các nước này chiếm khoảng
80% dân số và 95% dân số gia tăng
toàn thế giới?
- Nhiệm vụ nhóm 2: Tìm hiếu các hậu hàng năm của thế giới.
quả của thảm họa gia tăng dân số đối với - Hệ quả gia tăng dân số
+ Tích cực: tạo ra nguồn lao động dồi
tự nhiên và kinh tế - xã hội?
- Nhiệm vụ nhóm 3: Đọc sgk mục 2, kết dào.
hợp phân tích bảng 3.2  So sánh cơ + Tiêu cực: gây ra sức ép nặng nề về
cấu dân số theo nhóm tuổi của các nước tài nguyên môi trường: khai thác sử
dụng nhiên liệu hóa thạch làm lượng
phát triển và các nước đang phát triển?
- Nhiệm vụ nhóm 4: Dân số già gây ra khí nhà kính gia tăng gây ra BĐKH,
những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã dân số tăng nhu cầu khai thác tài
nguyên và năng lượng gây ra BĐKH.
hội?
Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi. Một Gây sức ép đối với phát triển kinh tế và
HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm chất lượng cuộc sống...
1, một HS trình bày kết quả thảo luận của 2. Già hoá dân số:
- Biểu hiện:
nhóm 2..Các HS khác bổ sung ý kiến
Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của + Trong cơ cấu dân số tỉ lệ người dưới
HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên
60 tuổi ngày càng nhiều.
và bổ sung.
+ Tuổi thọ dân số thế giới ngày càng
tăng.
Hoạt động 2: Các vấn đề môi trường
Các nước phát triển có dân số già hơn.

- Hình thức nhóm
- Hậu quả:
12


GV chuyển ý: Ngoài thảm họa gia tăng
dân số, môi trường là vấn đề toàn cầu ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc
sống.
Bước 1: GV chia HS ra thành các nhóm
và giao nhiệm vụ cho các nhóm (3 nhiệm
vụ)
Nhiệm vụ nhóm 1: Đọc sgk mục II.1 và
yêu cầu HS tìm hiểu các hậu quả do
BĐKH, nhiệt độ Trái Đất tăng lên và tầng
ô dôn bị thủng đối với đời sống trên Trái
Đất.
Nhiệm vụ nhóm 2: Đọc sgk mục II.2 và
yêu cầu HS nhận định về ý kiến “Bảo vệ
môi trường là vấn đề sống còn của nhân
loại”
Nhiệm vụ nhóm 3: Đọc sgk mục II.3 và
yêu cầu HS nêu một số loài động vật ở
nước ta hiện đang có nguy cơ tuyệt
chủng, hoặc còn lại rất ít.
Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi. Một
HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm
1, một HS trình bày kết quả thảo luận của
nhóm 2, các HS khác bổ sung ý kiến
Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của

HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm
và bổ sung (trong mục này giáo viên đặc
biệt chú ý nêu nguyên nhân chính gây
BĐKH do khí nhà kính từ các hoạt động
của con người phát thải vào khí quyển,
biểu hiện của BĐKH là nhiệt độ Trái Đất
tăng, và nói kĩ hơn hậu quả của BĐKH
đối với đời sống)
Hoạt động 3: Các vấn đề toàn cầu khác
Hình thức cá nhân
GV: cho HS đọc sgk mục III và yêu cầu
HS kết hợp với hiểu biết của cá nhân, tìm
một số biểu hiện xung đột sắc tộc, tôn
giáo và nạn khủng bố, hoạt động kinh tế
ngầm? đưa ra các ví dụ
HS trả lời

+ Thiếu nguồn lao động.
+ Chi phí lớn cho phúc lợi xã hội.
II. MÔI TRƯỜNG:
1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy
giảm tầng ôdôn:
- Biểu hiện BĐKH: nhiệt độ không khí
trung bình của Trái Đất đang có xu
hướng tăng.
- Nguyên nhân BĐKH: Sự gia tăng
đáng kể CO2 do các hoạt động công
nghiệp của con người
- Hậu quả của BĐKH:
+ Thiên tai, mưa a xít cực đoan hơn

+ Suy giảm đa dạng sinh học
+ Ngập lụt vùng ven biển
+ Ảnh hưởng đế cơ sở hạ tầng và hoạt
động kinh tế.
+ Mất mùa
+ Sức khỏe, dịch bệnh
- Nguyên nhân suy giảm tầng ôzôn: do
con người tạo ra khí CFCs, và khí này
khi thải vào môi trường gây suy giảm
tầng ô dôn.
- Hậu quả của lỗ thủng tầng ôzôn: tầng
ô dôn bị thủng làm lượng tia tử ngoại
trong bức xạ Mặt Trời truyền xuống
Trái Đất quá mạnh ảnh hưởng lớn đến
đời sống sinh vật, đặc biệt gây ra bệnh
ung thư da.
2. Ô nhiểm nguồn nước ngọt, biển và
đại dương:
- Nguyên nhân:
+ Do chất thải sinh hoạt và công nghiệp
đổ ra sông, hồ, biển...
+ Do sự cố tràn dầu, đắm tàu, rửa tàu...
- Hậu quả: thiếu nước sạch
3. Suy giảm đa dạng sinh học:
- Nguyên nhân: Do sự khai thác quá
mức của con người.
- Hậu quả: Nhiều loài sinh vật bị tuyệt
chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt
13



GV tổng hợp ý kiến của HS và rút ra kết
luận mối đe dọa trực tiếp của xung đột
sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố tới sự
ỗn định, hòa bình của thế giới. Điều cực
kỳ nguy hiểm là phần tử khủng bố đã sử
dụng các thành tựu khoa học, công nghệ
thực hiện hoạt động khủng bố. Vì vậy, tất
cả mọi người đều phải tham gia chống
khủng bố.

chủng (hổ, voi, sếu đầu đỏ…)
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC:
1. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn
giáo và nạn khủng bố:
- Chống xung đột sắc tộc, tôn giáo và
nạn khủng bố là nhiệm vụ của từng cá
nhân.
2. Hoạt động kinh tế ngầm, sản
xuất,vận chuyển, buôn ma túy.
Hoạt động kinh tế ngầm, sản xuất, vận
chuyển, buôn bán ma túy…là những
mối đe dọa đối với ỗn định và hòa bình
trên thế giới, cần phải có sự hợp tác
tích cực giữ các quốc gia và toàn thể
cộng động quốc tế.

IV. ĐÁNH GIÁ
Câu 1: Chứng minh rằng trên thế giưói , sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu
ở những nước đang phát triển, già hoá dân số diễn ra ở các nước phát triển?

Câu 2: Giải thích câu nói: “ trong bảo vệ môi trường cần phải tư duy toàn
cầu, hành động địa phương”?
V. Dặn dò về nhà:
Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài.
BÀI 11. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
(Mức độ tích hợp: liên hệ)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Mô tả được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Đông Nam Á
- Phân tích được tính thống nhất về đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông
Nam Á.
- Phân tích được đặc điểm kinh tế-xã hội và những ảnh hưởng của các đặc
điểm đó đến sự phát triển kinh tế của khu vực.
- Đánh giá được ảnh hưởng của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên, điều kiện xã hội đến phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ, phân tích hai biểu đồ đặc trưng cho mỗi đới
khí hậu.
- Đọc và phân tích bảng số liệu, đưa ra nhận định về xu hướng phát triển dân
số của khu vực Đông Nam Á.
3. Kĩ năng sống:
- Giao tiếp: lắng nghe phản hồi ý kiến, trình bày suy nghĩ về thuận lợi, khó
khăn về tự nhiên
14


- Tư duy: phân tích tư liệu để hiểu về điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội của
ĐNA
- Làm chủ bản thân: Thực hiện nhiệm vụ được phân công

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ tự nhiên Đông Nam Á.
- Bản đồ hành chính Đông Nam Á.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Vào bài mới:
GV treo bản đồ Tự nhiên Châu Á và giới thiệu: Chúng ta đã học qua nhiều quốc gia
và khu vực trên thế giới. Có một khu vực rất thân thiện với chúng ta, hôm nay
chúng ta sẽ nghiên cứu và tìm hiểu, đó là khu vực Đông Nam Á.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí I.TỰ NHIÊN
và phạm vi lãnh thổ Đông Nam Á (làm 1. Vị trí địa lí và lãnh thổ:
việc cả lớp)
- Nằm ở Đông Nam lục địa Á-Âu
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bản đồ - Diện tích rộng, gồm 11 quốc gia trong
giáo khoa treo tường hoặc tập bản đồ thế đó có Việt Nam.
giới và các châu lục trả lời các câu hỏi:
- Nằm trọn trong khu vực nội chí tuyến
- Khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu - Có biển
quốc gia, đó là những quốc gia nào?
- Là cầu nối thông thương hàng hải quan
- Xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh trọng của thế giới.
thổ của khu vực.
Bước 2: HS làm việc với câu hỏi
Bước 3: HS trả lời, GV giúp HS chuẩn
kiến thức.
Chuyển ý: Với vị trí như trên, chúng ta
cùng tìm hiểu ý nghĩa vị trí địa lí của
khu vực.

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan
sát bản đồ và thực hiện phiếu học tập số
1, sau đó gọi 1-2 HS trình bày trước lớp
(GV có thể chiếu bản trong hoặc kẻ
nhanh trên bảng phiếu học tập 1)
Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu đặc
điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm tự 2. Đặc điểm tự nhiên:
nhiên Đông Nam Á (làm việc theo a. Đông Nam Á lục địa: nhiều núi, nhiều
nhóm)
sông lớn, có nhiều đồng bằng phù sa
Bước 1: GV chia lớp thành 8-10 nhóm màu mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa,
thực hiện nhiệm vụ theo phiếu học tập 2. nhiều than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc...
Để điền thông tin vào phiếu, GV yêu cầu b. Đông Nam Á biển đảo: nhiều đảo với
15


HS nghiên cứu bài học trong sgk, bản đồ
tự nhiên châu Á.
Bước 2: Lấy ý kiến tổng hợp của các
nhóm có cùng phiếu học tập.
Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của
HS và kết luận các ý đúng của mỗi
nhóm (Xem thông tin phản hồi phần phụ
lục)
Hoạt động 3: Đánh giá giá trị của điều
kiện tự nhiên Đông Nam Á (làm việc
theo nhóm)
Bước 1: GV phát cho HS giấy dính, yêu
cầu HS (theo nhóm) ghi vào giấy một

câu (đơn nghĩa) thể hiện thuận lợi hoặc
khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông
Nam Á.
GV ghi trên bảng:
Thuận lợi

Khó khăn

Yêu cầu HS sau khi ghi xong, lên bảng
dán theo đúng vị trí.
Bước 2: Cử 2 HS lên bảng tổng hợp kết
quả của hai nhóm và ghi tóm tắt lên
bảng
Bước 3: GV nhận xét, bổ sung, kết luận
cho hoạt động
Hoạt động 4: Tìm hiểu về dân cư, xã
hội Đông Nam Á (Làm việc cá nhân
hoặc cặp đôi)
Bước 1: GV kẻ lên bảng sơ đồ hình
thành kiến thức.

Đặc điểm xã hội

Dân cư

Dân tộc

Tôn giáo

Bước 2: GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk

và chuẩn bị ý để nối tiếp sơ đồ trên.

nhiều núi lửa, ít sông lớn, khí hâu xích
đạo và nhiệt đới ẩm, nhiều than đá, dầu
mỏ, sắt, thiếc, đồng...
c. Rừng bị thu hẹp diện tích bởi nạn
cháy rừng và sự tàn phá của bàn tay con
người. Sự suy giảm diện tích rừng làm
giảm khả năng hấp thụ khí cácbonnic
của môi trường tự nhiên.
3. Đánh giá về đặc điểm tự nhiên của
ĐNA:
- Thuận lợi: khí hậu nóng ẩm, đất phù sa
màu mỡ phát triển nông nghiệp nhiệt
đới, biển phát triển ngư nghiệp, du
lịch và có lượng mưa dồi dào, giàu
khoáng sản, rừng nhiệt đới phong phú và
đa dạng.
- Khó khăn: động đất, núi lửa, sóng thần,
bão lụt, hạn hán, rừng và khoáng sản
giàu chủng loại nhưng hạn chế về tiềm
năng khai thác.
- Cảnh quan rừng xích đạo và nhiệt đới
ẩm rất điển hình nhưng hiện nay rừng đã
bị thu hẹp diện tích bởi nạn cháy rừng
và sự tàn phá của bàn tay con người. Sự
suy giảm diện tích rừng làm giảm khả
năng hấp thụ khí cácbonic của môi
trường tự nhiên.
II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI:

1. Dân cư:
- Dân số đông năm 2005 có 556 triệu
người.
- Có cơ cấu dân số trẻ.
- Phân bố dân cư không đồng đều.
- Dân tộc: đa dân tộc, nhiều dân tộc
phân bố ở nhiều quốc gia.
 Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào,
thị trường tiêu thụ rộng lớn.
 Khó khăn: Sức ép về giáo dục, y tế,
việc làm...
2. Xã hội:
- Các nước đều đa dân tộc, tôn giáo.
16


Bước 3: GV gọi 3 HS lên bảng để ghi - Kết cấu xã hội có những nét tương
tiếp vào sơ đồ. Gọi các HS khác nhận đồng.
xét, bổ sung.
 Thuận lợi: bản sắc văn hoá phong
Sau cùng, GV nhận xét, chốt lại kiến phú đa dạng là tiền đề quan trọng để
thức và hoàn thiện sơ đồ.
phát triển kinh tế-xã hội.
GV lưu ý, nền văn hóa lúa nước ở Đông  Khó khăn: Làm cho vấn đề đoàn kết
Nam Á là nguyên nhân góp phần gây dân tộc, giữ gìn an ninh xã hội trở thành
biến đổi khí hậu.
vấn đề nhạy cảm...
IV. Kiểm tra, đánh giá:
1. Hãy nêu những đặc điểm về vị trí địa lí và lãnh thổ của khu vực Đông
Nam Á?

2. Hãy nêu những đặc điểm tự nhiên và dân cư và xã hội của khu vực Đông
Nam Á?
V. PHỤ LỤC
1. Phiếu học tập số 1
Vị trí Đông Nam Á
Yêu cầu phát hiện/trả lời
- Tiếp giáp với biển và đại dương nào?
- Nằm trong các đới khí hậu nào?
- Tiếp giáp với các nước lớn và các nền
văn minh nào?
2. Phiếu học tập số 2
Yếu tố
Đông Nam Á lục địa
Đông Nam Á biển đảo
(nhiệm vụ của nhóm 1)
(nhiệm vụ của nhóm 2)
Địa hình và sông ngòi
Khí hậu và cảnh quan
Tài nguyên khoáng sản
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua thực tế dạy học ở trường và giảng dạy học sinh khối 11, sau khi triển khai
những công việc mà đề tài đã nêu. Tôi thấy việc thiết kế một bài giảng tích hợp
giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Địa lí mà vẫn đảm bảo được kiến
thức, nội dung của bài học, lại vừa giúp học sinh hiểu và có ý thức về vấn đề biến
đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời rèn luyện được kỹ năng địa
lí cho học sinh là một việc làm rất cần thiết. Từ thực tế, qua phương pháp soạn
giảng tích hợp, giảng dạy hướng dẫn học sinh thì có khoảng trên 90% các em nắm
được những kiến thức và sự hiểu biết nhất định về vấn đề biến đổi khí hậu cũng
như những biện pháp khắc phục nhằm giảm thiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu ở

gia đình, ngoài xã hội mà trước hết là trong trường học nơi các em đang học tập
hàng ngày. Như vậy, so với cách soạn giảng không tích hợp giáo dục ứng phó với
biến đổi khí hậu trong bài thì phương pháp này đã đem lại hiệu quả rất khả quan,
tuy nhiên vẫn còn lại một số học sinh gặp khó khăn trong việc xác định kiến thức
17


chính trong bài, cũng như cách tìm hiểu, sưu tầm, phân tích tổng hợp kiến thức liên
quan đến biến đổi khí hậu mà trong bài đề cập tới.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận:
Qua đề tài này sẽ giúp các thầy cô giáo nắm thêm được một số kiến thức về
biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu, các phương pháp soạn giảng tích
hợp và cách chọn những bài, mục có thể tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí
hậu để đạt hiệu quả cao hơn trong giảng dạy. Đồng thời qua đó thầy cô giáo sẽ
kiểm tra được việc nắm kiến thức, kỹ năng cụ thể của từng học sinh từ đó có biện
pháp, phương hướng trang bị và củng cố cho các em. Tuy nhiên việc tích hợp, lồng
ghép giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian một tiết học, một tiết
thực hành trên lớp để bồi dưỡng cho học sinh một lúc nhiều kiến thức, kỹ năng là
hết sức khó khăn. Với mục đích này và trong khuôn khổ của đề tài sẽ không thể đáp
ứng hết được những yêu cầu, mong muốn của thầy cô giáo và các em học sinh, tuy
nhiên phần nào cũng mở ra những hướng, những gợi ý cần thiết để các thầy cô giáo
và các em học sinh hoàn thiện thêm phần kỹ năng soạn giảng cũng như cung cấp
kiến thức Địa lí và giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong giảng dạy và học
tập.
Nội dung của đề tài không lớn, tuy nhiên nó đề cập đến nhiều vấn đề mà đang
được ngành giáo dục cũng như toàn xã hội quan tâm, đặc biệt là phương pháp soạn
giảng tích hợp, lồng ghép giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Địa lí
mặc dù vậy đề tài chưa thật sự hoàn chỉnh, nội dung bài viết có thể chưa thật đầy
đủ…Vì vậy, rất mong được các thầy cô giáo và các em học sinh chia sẻ, góp ý để

đề tài được hoàn thiện hơn.
3.2. Kiến nghị:
Đối với giáo viên dạy khối 11 cần mạnh dạn và đầu tư nhiều hơn nữa vào soạn
giảng theo hướng tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong tất cả các
bài, các mục có thể nhằm giúp trang bị cho các em học sinh những kiến thức cơ bản
nhất về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đối với các cấp lãnh đạo: đề nghị mở các lớp tập huấn cách soạn giảng tích
hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu ở các bộ môn như: Địa lí, Sinh học…
Xác nhận
của thủ trưởng đơn vị

Hà Trung, ngày 25/5/2019.
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.

Nguyễn Thị Chung
18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Địa lí lớp 11 – NXB Giáo dục năm 2011.
2. Sách câu hỏi và bài tập Địa lí – NXB Giáo dục năm 2011.
3. Tập bản đồ - bài tập thực hành Địa lí 11 - NXB Giáo dục năm 2011.
4. Sách giúp em học tốt Địa lí 11 – NXB Đại Học Quốc Gia T.P Hồ Chí Minh.
5. Sách giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu – NXB Giáo dục.
6. Sách dân số và môi trường – NXB Giáo dục.
7. Các trang web. www.edu.com; www.bachkim.vn; www.giaovien.net; …

19



20



×