Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BÀN VỀ ĐỀ VĂN MỞ (09)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.12 KB, 4 trang )


…………………………..
Đề thi đại học 'đánh đố': Tại sao không?
Cập nhật lúc 09:15, Chủ Nhật, 19/07/2009 (GMT+7)
,
- "Đề thi trong chương trình, không đánh đố" là điệp khúc quen thuộc trong các báo cáo tổng kết
tuyển sinh đại học đã nhiều năm. Thế nhưng sự “đánh đố” nhất định mới kích thích sáng tạo và phân hoá
chất “văn” của học sinh.
Thí sinh làm bài thi tại Hội đồng thi Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).
Ảnh: An Bang
Mô hình 1 câu - 10 điểm
Dạng đề thi tuyển sinh đại học trước khoảng 1989 – 1990 về trước, hay còn gọi là kiểu đề truyền thống, tồn tại
khá lâu trong suốt thời kỳ chiến tranh, và một thời gian dài sau khi thống nhất đất nước.
Dạng đề này thường là đề nghị luận văn học - chính trị - xã hội, yêu cầu sử dụng các kiểu bài chính: phân tích,
chứng minh, giải thích, bình luận hoặc hỗn hợp.
Dạng đề này thường chỉ có một câu. Học sinh muốn làm tốt, ngoài hiểu biết sâu rộng về văn học, còn có những
hiểu biết sâu rộng về tình hình đất nước, về chính trị xã hôị, về thực tiễn cuộc sống và bao giờ cũng phải bộc lộ
được thái độ, tâm trạng, tâm hồn, tình cảm cũng như ý thức trách nhiệm của cá nhân mình trước cuộc sống đó.
Hiệu quả là có rất nhiều bài văn nghị luận văn học được viết rất giỏi về nghệ thuật và bộc lộ được cả năng lực
lẫn phẩm chất con người của học sinh.
Giáo viên muốn chấm được loại đề này thường phải đòi hỏi cao về năng lực chuyên môn và khả năng cảm thụ
nghệ thuật. Chính giáo viên cũng phải bộc lộ rõ mình khi chấm bài. Và không thể chấm qua loa được.
Mô hình 3 câu, điểm "2 – 3 – 5"
Tuy nhiên, từ sau khi có Đổi Mới năm 1986, những vấn đề nghị luận chính trị, xã hội có phần nặng nề thái quá
trong chương trình, nội dung sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn dần bộc lộ những bất cập.
Đổi mới giáo dục đem đến nhiều cái mới. Một cái mới rất lớn là thay đổi kiểu đề thi (và bài thi) tuyển sinh đại
học môn Ngữ văn. Dạng mới được định hình, dần dần cố định như một “mô hình”.
“Mô hình” đề thi (và bài thi) hiện nay có mấy đặc điểm chính:
- Ban đầu, có thêm nội dung kiểm tra trình độ tiếng Việt, nay đã giảm và mất dần.
- Cơ cấu điểm thường chia theo tỉ lệ: 2 – 3 – 5, tương ứng với yêu cầu kiểm tra kiến thức về lịch sử văn học, tác
gia tác phẩm, và kiến thức làm văn (thường là bình giảng).


Ngay khi nó mới ra đời, đã gậy được chú ý, tạo thiện cảm, vì mấy điểm:
- Học sinh dễ học, dễ làm, vì bó gọn trên tinh thần “không ra ngoài SGK” (?!), không phải liên hệ, động não
nhiều, không phải tìm kiếm rộng ra cả những vấn đề của chính trị, xã hội của đất nước.
Thêm nữa, trên thị trường có rất nhiều sách hướng dẫn, luyện thi, văn mẫu, cách giải đề mẫu, các lò luyện mẫu...
- Giáo viên chấm nhàn. Đáp án đủ ý, rành mạch. Thang điểm chi tiết, đầy đủ, cụ thể. Nên chấm rất nhanh.
Tuy nhiên, sau gần 20 năm áp dụng, "mô hình" này bộc lộ nhiều nhược điểm, thậm chí, ngày càng tụt lùi. Mấy
điểm thấy rõ:
- Xây dựng đội ngũ sĩ tử từ chương: Quy định thi không ra ngoài nội dung SGK được áp dụng máy móc thành
ra thiếu tính khoa học. Khoa học về văn học, nghệ thuật về văn học không phải là một thứ tách rời cuộc sống xã
hội, không tách rời chính trị và thời cuộc.
- Công thức, rập khuôn: Các đề thi chỉ quanh quẩn tầm chương trích cú về mấy tác phẩm văn học nổi tiếng quen
thuộc. Các vấn đề cần tìm hiểu cũng nhùng nhằng, mang cảm giác nhàm chán, tù túng và viển vông.
Trong khi đó, đề thi tuyển sinh đại học cần có sự “đánh đố” nhất định, như thế mới kích thích sáng tạo, mới có
sự phân hoá chất “văn” của học sinh.
Có giáo viên ví von: "Quanh đi quẩn lại cũng chỉ “Yêu Căm Ai Lạc Dậu Pha Phèo...” (?!)
Một tâm lý ngán ngẩm bao trùm các hội đồng chấm thi. Người ta thỉnh thoảng lại thấy rộ lên một hiện tượng
buồn cười, ngô nghê của những bài viết để đỡ buồn ngủ.
-Phiến diện: Điều này thấy rõ khi đề thi chỉ khoanh vùng trong một số tác gia, tác phẩm văn học có chọn lựa của
thời kỳ hiện đại. Quy định rằng kiến thức “không đi ra ngoài SGK” là một sự gò trói văn chương, nhưng thực tế,
các đề thi – bài thi tuyển sinh cũng không đi hết SGK.
Những thành tựu lớn lao của văn học dân gian, của văn học cổ điển không bao giờ được đề cập tới.
Nhiều HS không biết viết để làm gì.
Không thể hiện được ý tưởng của
tâm hồn mình mà chỉ trình bày suy
nghĩ, ý tưởng, thậm chí tình cảm của
người khác. Đây là một sự nói dối
thuần thục và bài bản.
Học sinh chỉ cần “ngắt ngọn” ít kiến thức về văn học hiện đại là đủ. Hoặc có những hiểu biết lệch lạc, què quặt,
phiến diện.
Điều đó lý giải vì sao gần đây, một học sinh khi thi giỏi văn ở Thủ đô đã viết một cách thiếu trách nhiệm và vô

cảm trước cả những tác phẩm trở thành mẫu mực như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
- Hời hợt, nông cạn, vô hồn: Nhiều giáo viên lo ngại về tình trạng vô hồn của các bài văn trường quy đủ ý
nhưng hời hợt, nông cạn và thiếu biểu cảm, thiếu tâm hồn.
Có những câu văn “nhai lại” rất cao siêu, thâm thuý già giặn như của “bác học” nhưng thực ra trống rỗng.
- Xa rời thực tế: Vì bó hẹp trong khuôn khổ SGK, vì khuôn cứng vào nghị luận thuần văn chương, thuần từ
chương, nên các đề văn đã bắt học sinh đuổi theo một thứ kiến thức viển vông, xa thực tế, thậm chí vô bổ. Nhiều
HS không biết viết để làm gì. Không thể hiện được ý tưởng của tâm hồn mình mà chỉ trình bày suy nghĩ, ý
tưởng, thậm chí tình cảm của người khác.
Xa hơn, đó là một thứ tri thức, tình cảm, tâm trạng của người khác. Đây là một sự nói dối thuần thục và bài bản.
Vì sao?
Một trong những yếu tố khiến cho văn chương không còn hấp dẫn, đó là sự can thiệp của kỹ thuật, của công
nghệ.
Thêm nữa, con người văn chương nay cũng mất dần. Các giá trị văn hoá đang bị giày xéo không thương tiếc.
Văn học là tâm hồn con người và là nghệ thuật của con người. Dạy văn là dạy người và dạy nghệ thuật.
Đề thi và bài thi tuyển sinh phải đáp ứng được hai điều đó, giúp học sinh bộc lộ phẩm chất tâm hồn con người và
kỹ năng nghệ thuật.
Cần phải cấp bách thay đổi kiểu đề thi, kiểu bài thi tuyển sinh đại học hiện nay, vì không phản ánh đúng yêu cầu
tri thức cần có.
• Vũ Định (ĐHQG Hà Nội)
Ý kiến phản hồi :
Xin hãy bình tĩnh để nhận ra cái lý, cái tình trong bài viết của Vũ Định. Theo tôi, do giới hạn
của bài viết, người viết khó nói cụ thể một số khái niệm, dễ dẫn tới có sự hiểu chưa thấu đáo.
Hệ thống ý rõ ràng, nhiều kiến thức mang tính hệ thống về kiểu ra đề Văn cũ và mới, cái ưu và
cái nhược, những ý kiến đề xuất ... Và trong nhiều ý của VĐ thì tôi cũng rất tán đồng. Nhân đây
tôi cũng xin nói thêm, ngay khi môn Văn vừa thi (TNTHPT 09) được nửa buổi, đã có người hô
hào "Đề mở - Hay..." tôi thấy thật vội vàng.
Tiện đây, tôi xin cung cấp một "BỘ GIÁO DỤC - ĐỀ CHÍNH THỨC (BẢN CHÍNH) : ĐỀ
THI TNPTTH NĂM 1984 - 1985 MÔN LÀM VĂN (180 phút, không kể thời gian chép đề) -
Học sinh chọn một trong hai đề :
Đề 1 : Tấm lòng yêu thương mênh mông đối với đất nước, đối với con người trong thơ Chủ

tịch Hồ Chí Minh.
Đề 2 : "Với chế độ mới, nhân dân ta đã vứt bỏ được những xiềng xích nghìn năm trói buộc con
người; người lao động từ địa vị làm thuê đã bước lên vị trí người chủ chân chính của đất nước
và xã hội, giành lại những phẩm giá dân tộc và phẩm giá làm người." ( Báo cáo chính trị của
B.C.H Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V.)
Phân tích một số nhân vật tiêu biểu trong truyện, kí Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám
(có thể đối chiếu với văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 ) để làm sáng tỏ nhận
định trên.
.................... Quí bạn đọc chắc sẽ có những suy nghĩ khi đọc lại Bộ Đề Văn này và mấy nhận
xét của bạn Vũ Định ở trên. Phải nói là ngay cả để "không mở" như đề số 2 thì phạm vị tư liệu,
kiến thức cần huy động, lời văn, cách diễn đạt, tầm hiểu biết, tư tưởng, tâm hồn ... của người
làm bài trong 3h đồng hồ ấy thật là mênh mông. Không thể cứ "chớp" của nhau để kiếm điểm
để rồi không đủ t/c vào ĐH thì cũng vào được một chỗ nào đó bằng số con điểm cóp ấy như
kiểu ra đề nhiều câu, rõ ý... như hiện nay.
Không thể đưa lên ở đây nhiều Đề hay trong nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, điều có thể
khẳng định chắc chắn là : Với tầm vóc của thời gian, dung lượng kiến thức và phạm vi cho tư
tưởng, tình cảm của người viết là rất "rộng", các kĩ năng diễn đạt cũng được thể hiện rất rõ
trong một "tác phẩm" hoàn chỉnh ... cho nên Kiểu ra đề thi trước đấy có nhiều ưu điểm để đưa
người học đi sâu hơn, có chất hơn, có chiều sâu của tâm hồn ... và kèm theo cũng là những mặt
chưa được như của kiểu ra đề Mới hiện nay. Vậy vấn đề là ở chỗ nên nghiên cứu để có một
Kiểu ra đề phù hợp, tận dụng được các mặt tối ưu (cũ và mới) đồng thời biết lấy cái căn bản cốt
yếu của môn Văn làm trọng.
Từ việc nghiên cứu, tìm ra cách ra đề đến việc xác định Đáp án, yêu cầu NGƯỜI CHẤM lại là
một quá trình. Hoàn thiện hai quá trình đó là một trong những nhiệm vụ cấp bách không thể
chậm trễ của BGD. Từ đó mà ảnh hưởng trực tiếp đến việc Dạy - Học của Thầy và Trò, đồng
thời định hình cụ thể mục tiêu đào tạo của Bộ môn Văn đối với con người VN hiện đại.
Nhìn lại Đề và Đáp án môn Văn năm nay, nhiều ý kiến vui mừng là đúng. Song vẫn không phải
là không có những "độ vênh" để lại nhiều băn khoăn. VD: Câu2 trong Đề thi TNPTTH và thi
ĐH đều đặt ra y/c "không quá 400 từ" - "...600 từ" vậy mà khi xem Đáp án thì y/c này hoàn
toàn không được đề cập đến. GK khi CHẤM gặp rất nhiều lúng túng, không thể xử lý được.

Không phải chỉ "đếm ý cho điểm" mà ngay cả những y/c về mặt kỉ năng trong Đáp án thì nhiều
khi cũng rất khó để vận dụng khi chấm. Đành rằng, Tâm và Tài của người chấm để nhận biết
cái được, cái chưa, căn cơ để "cộng, trừ" và cho điểm. Tuy nhiên, NGƯỜI CHẤM luôn bị đặt
vào những h/c và một tâm thế không chủ động. Thành ra, những sai số nhỏ nhoi là chuyện
không phải bàn ở đây. Cái chính là những định hình, định hướng và nó phải được nghiên cứu
để thành một thể chế hẳn hoi, một trong những hoạt động căn bản của việc Dạy - Học ở nhà
trường hiện nay. (…..)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×