Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 175 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THÁI HÀ

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

HÀ NỘI - 2019


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THÁI HÀ

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Mã số: 62 38 01 01

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS TRẦN QUANG HIỂN
2. TS TRẦN XUÂN HỌC

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án

Trần Thái Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC
NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đến đề tài,
những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT
2.1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết xây dựng mô hình tổ chức và hoạt
động của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
2.2. Nguyên tắc, nội dung và điều kiện bảo đảm việc xây dựng mô hình tổ chức
và hoạt động của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
2.3. Mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính lãnh thổ đặc biệt ở
một số quốc gia trên thế giới và gợi ý tham khảo cho Việt Nam
Chương 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Kết quả đạt được trong xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị

hành chính – kinh tế đặc biệt ở Việt Nam hiện nay
3.2. Hạn chế trong xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành
chính – kinh tế đặc biệt ở Việt Nam hiện nay
3.3. Nguyên nhân
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC
BIỆT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
4.1. Quan điểm chỉ đạo xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành
chính – kinh tế đặc biệt ở Việt Nam trong thời gian tới
4.2. Giải pháp xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính –
kinh tế đặc biệt ở Việt Nam trong thời gian tới
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Trang
1

8
8
26

30
30
43
65

75

75
101
111

121
121
124
151
152
153
170


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở nước ta hiện nay, vấn
đề tiếp tục cải cách, kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của
bộ máy nhà nước là yêu cầu khách quan và tất yếu. Việc đổi mới, hoàn thiện bộ
máy nhà nước không chỉ thực hiện ở các cơ quan nhà nước ở Trung ương, mà còn
phải thực hiện đồng bộ đối với chính quyền địa phương, nhằm đảm bảo tính thống
nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống cơ quan nhà nước từ Trung ương
đến cơ sở.
Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 được thông qua tại
kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, có hiệu lực từ ngày 01-01-2014 đã mở ra nhiều
cải cách quan trọng liên quan đến việc tổ chức các cơ quan nhà nước và thực hiện
quyền lực nhà nước; trong đó, một trong những điểm mới về chính quyền địa
phương được đề cập đến là cho phép thành lập các đơn vị hành chính - kinh tế đặc
biệt (ĐVHC-KTĐB). Đây là một quy định ngắn gọn trong Hiến pháp, nhưng là
một thay đổi lớn trong tổ chức các đơn vị hành chính và có ý nghĩa lớn đối với sự

phát triển của đất nước trong những năm tới. Quy định này tạo điều kiện cho một
số địa phương có tiềm năng, điều kiện thuận lợi để phát triển, bứt phá bằng những
mô hình và cơ chế đột phá, phù hợp. Việc thành lập các ĐVHC-KTĐB cũng phù
hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới.
Để cụ thể hóa quy định trên của Hiến pháp, năm 2015 Quốc hội đã thông
qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương để thay thế cho Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) năm 2003. Luật Tổ chức chính
quyền địa phương dành một chương (chương V, từ điều 74 đến điều 77) quy định
về chính quyền địa phương ở ĐVHC-KTĐB.
Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã
ghi nhận trên nguyên tắc khả năng thành lập những ĐVHC-KTĐB với tổ chức, bộ
máy quản lý đặc thù, gắn với điều kiện địa lý, không gian riêng, không giống với các


2
đơn vị hành chính hiện có, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của
nước ta hiện nay. Tuy nhiên, chỉ với một điều luật trong Hiến pháp và bốn điều luật
trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương, việc xây dựng mô hình ĐVHC-KTĐB
trên thực tế là rất khó khăn. Vì vậy, về mặt lý luận, cần tiếp tục nghiên cứu mô hình
tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB để tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập
những đơn vị này ở Việt Nam.
Đây cũng là một trong những nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm
2016-2020 được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nêu ra: “Hoàn
thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm ở nông thôn,
đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo luật định” [33, tr.180]. Mới
đây, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII nêu chủ
trương: "Nghiên cứu, xây dựng thể chế vượt trội cho những địa phương, vùng kinh
tế động lực, khu hành chính - kinh tế đặc biệt để thực hiện tốt vai trò đầu tàu, thúc
đẩy kinh tế - xã hội" [26, tr. 61].
Về mặt lý luận, hiện nay khái niệm ĐVHC-KTĐB đã được quy định trong các

văn bản bản quy phạm pháp luật, các đặc điểm của loại hình đơn vị này cũng dần được
các nhà khoa học làm sáng tỏ. Tuy nhiên, nhiều vấn đề lý luận cơ bản về quá trình xây
dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB hiện nay, như khái niệm, đặc
điểm, nguyên tắc, nội dung, các điều kiện bảo đảm cho việc xây dựng thành công mô
hình này vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu sắc. Chủ nghĩa Mác –
Lênin đã khẳng định: lý luận được khái quát từ những kinh nghiệm thực tiễn, đến lượt
mìn, lý luận dẫn dắt, chỉ đạo, điều chỉnh hoạt động thực tiễn đạt kết quả cao; lý luận
khoa học làm cho hoạt động của con người trở nên chủ động tự giác, hạn chế tình trạng
mò mẫm, tự phát. Vì vậy, nếu thiếu những nghiên cứu về mặt lý luận thì quá trình xây
dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay sẽ khó
có thể thành công.
Về mặt thực tiễn, Kết luận của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung
ương khóa XI (số 74-KL/TW ngày 17-10-2013) đã nêu: “Sớm xây dựng, phê duyệt,
triển khai thực hiện một số đề án thành lập khu hành chính - kinh tế đặc biệt” [32, tr.


3
80]. Ba địa điểm gồm Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang), Bắc Vân
Phong (Khánh Hòa) đã được lựa chọn. Hiện nay, ba địa phương trên đang nghiên
cứu xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB để trình Quốc hội.
Trong quá trình nghiên cứu cũng nảy sinh nhiều ý kiến khác nhau trên những vấn đề
cơ bản về quan niệm và thiết kế mô hình tổ chức, hoạt động của loại hình đơn vị
hành chính mới này.
Xuất phát từ những yêu cầu bức thiết về lý luận và thực tiễn nêu trên, tác
giả chọn đề tài "Xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính
- kinh tế đặc biệt ở Việt Nam hiện nay" để nghiên cứu, viết luận án tiến sĩ chuyên
ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng

mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB, luận án đề xuất phương hướng
và những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của
ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ cụ
thể sau:
Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Hai là, làm rõ những vấn đề lý luận về xây dựng mô hình tổ chức và hoạt
động của ĐVHC-KTĐB như: khái niệm, nguyên tắc, nội dung và các điều kiện
bảo đảm xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB; kinh nghiệm
của các quốc gia trên thế giới trong xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của
những đơn vị hành chính lãnh thổ có tính chất đặc biệt.
Ba là, phân tích, đánh giá ưu điểm, hạn chế trong xây dựng mô hình tổ chức
và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay và chỉ ra nguyên nhân của
những ưu điểm và hạn chế đó.


4
Bốn là, xác định những quan điểm và đề xuất những giải pháp chủ yếu
nhằm xây dựng thành công mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB trong
thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của
ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay dưới góc độ khoa học Lý luận và lịch sử nhà
nước và pháp luật, cụ thể tiếp cận lý luận và lịch sử xây dựng mô hình tổ chức và
hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình xây dựng
mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB.

- Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu quá trình xây dựng mô hình tổ
chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện luận
án, tác giả có tham khảo một số mô hình đặc khu kinh tế (ĐKKT), khu kinh tế tự
do (KTTTD) của các quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc... Do khó
khăn trong việc thu thập và tiếp cận tài liệu về quá trình xây dựng mô hình tổ chức
và hoạt động của các ĐKKT thành công trên thế giới, nên tác giả chỉ phân tích một
số mô hình ĐKKT, KKTTD như đặc khu Thâm Quyến (Trung Quốc), KKTTD
Incheon (Hàn Quốc) để lựa chọn những yếu tố hợp lý nhằm áp dụng trong việc xây
dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình xây dựng mô hình tổ
chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam từ năm 2013 (năm Quốc hội
thông qua Hiến pháp năm 2013) đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật nói chung, về xây dựng chính
quyền địa phương nói riêng. Luận án khai thác các quan điểm, đường lối của Đảng


5
Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về xây dựng Nhà nước.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận án là tình hình nghiên cứu xây dựng mô hình tổ
chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở một số địa phương, có tham khảo thực
tiễn mô hình ĐVHC-KTĐB và ĐKKT, đặc khu hành chính (ĐKHC)… ở một số
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Luận án sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu cụ thể: lịch sử và
logic, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, tổng kết thực tiễn, so sánh.
- Phương pháp lịch sử và logic: Bằng phương pháp lịch sử và logic được
sử dụng ở chương 2 và chương 3, tác giả đã khái quát quá trình ra đời, phát triển
để tìm ra quy luật và xu hướng vận động của các đơn vị hành chính lãnh thổ có
tính chất đặc biệt ở Việt Nam, cũng như quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà
nước về ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp phân tích được sử dụng
ở tất cả các chương của luận án để làm rõ vấn đề lý luận về xây dựng mô hình tổ
chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay như: phân tích khái
niệm, nội dung, nguyên tắc, các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng mô hình tổ
chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để
tổng hợp các tri thức, số liệu, thông tin có được từ việc phân tích tài liệu, ý kiến
của các chuyên gia… nhằm tạo ra một hệ thống lý thuyết về vấn đề nghiên cứu
của luận án.
- Phương pháp diễn dịch và quy nạp: Hai phương pháp này được sử dụng
trong toàn bộ luận án để tác giả đưa ra các giả thiết nghiên cứu và kiểm định tính
đúng đắn của các giả thiết đó.


6
- Phương pháp tổng kết thực tiễn: Phương pháp tổng kết thực tiễn được sử
dụng chủ yếu ở chương 3 để đánh giá mức độ thành công, hạn chế trong thực tiễn
xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam trong thời
gian qua.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng ở chương 2 để có
sự đối chiếu giữa mô hình ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam với mô hình các đơn vị
hành chính lãnh thổ có tính chất đặc biệt khác như ĐKKT, ĐKHC ở một số quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, từ đó rút ra kinh nghiệm và lựa chọn những yếu
tố hợp lý, phù hợp để áp dụng trong việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động

của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có tính hệ thống và toàn diện về
việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện
nay. Trong đó, luận án có những điểm mới chủ yếu sau đây:
Một là, đưa ra khái niệm, chỉ ra những đặc trưng cơ bản và sự cần thiết của việc
xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam.
Hai là, làm rõ nội dung, nguyên tắc cơ bản, cũng như những điều kiện bảo
đảm cho việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB.
Ba là, khái quát quá trình hình thành và phát triển chủ trương, chính sách
của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động
của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam.
Bốn là, trên cơ sở đánh giá thực trạng việc xây dựng mô hình tổ chức và
hoạt động của ĐVHC-KTĐB, luận án đề xuất quan điểm chỉ đạo và một số giải
pháp chủ yếu, đồng bộ, khả thi để thực hiện tốt việc xây dựng mô hình tổ chức và
hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề
lý luận về xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB, làm phong


7
phú thêm kho tàng lý luận về xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của chính
quyền địa phương nói chung ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý
nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động
của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay.
Luận án được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy,

học tập về bộ máy nhà nước nói chung, về xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động
của ĐVHC-KTĐB nói riêng tại các cơ sở đào tạo chuyên và không chuyên về
Nhà nước và pháp luật.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh
mục các công trình của tác giả liên quan đến đề tài luận án đã công bố, nội dung
luận án gồm 04 chương, 10 tiết.


8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về mô hình tổ chức và hoạt động của
đặc khu kinh tế và các mô hình tương tự tại Việt Nam
- Bộ Khoa học và công nghệ, Đề tài “Xây dựng các khu kinh tế mở và các
đặc khu kinh tế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, [13]. Báo
cáo tổng quan kết quả nghiên cứu của đề tài gồm 06 chương: chương 1: Những
vấn đề lý luận cơ bản về KKTTD; chương 2: Các KKTTD trên thế giới; chương
3: Vấn đề xây dựng các loại hình KKTTD ở Việt Nam; chương 4: Thể chế kinh tế
cho các loại hình KKTTD ở Việt Nam; chương 5: Vấn đề lựa chọn địa điểm và xác
định các tuyến phát triển gắn với các KKTTD ở Việt Nam; chương 6: Những định
hướng vận động đầu tư. Với nội dung 06 chương nêu trên, đề tài đã làm rõ tiêu
chí của KKTTD trong điều kiện mới trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của một số
nước châu Á và trên thế giới. Đề tài cũng đã đánh giá thực trạng việc xây dựng
các khu kinh tế (KKT) mở, khu thương mại tự do ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề
tài đã xây dựng định hướng phát triển cụ thể các KKT mở, ĐKKT ở Việt Nam.
- Kỷ yếu hội thảo khoa học “Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Tổ chức chính

quyền địa phương” [144]. Trong kỷ yếu hội thảo có bài viết “Những yếu tố góp phần
tạo nên sự thành công một đặc khu kinh tế - bài học từ một số đặc khu kinh tế không
thành công trên thế giới” của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh. Bài viết phân
tích những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công một ĐKKT. Một là, lựa chọn đúng
địa điểm. Hai là, lựa chọn chiến lược phát triển ngành nghề phù hợp với tiềm năng
khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của địa điểm xây dựng ĐKKT. Ba là, cơ
chế, chính sách ưu đãi cạnh tranh toàn cầu ở mức cao nhất. Bốn là, thể chế đủ mạnh
và ổn định, được trao quyền tự chủ cao. Năm là, có nền hành chính hiện đại; bộ máy
hành chính tinh gọn, hiệu quả; thủ tục hành chính đơn giản, minh bạch và công khai.
Sáu là, cần có quyết tâm chính trị của cấp cao và khát vọng vươn lên của chính quyền


9
và nhân dân địa phương. Bảy là, có sự hỗ trợ ban đầu của Chính phủ cho sự phát triển
hạ tầng và nguồn nhân lực. Tám là, có quy mô và lộ trình phát triển phù hợp. Chín là,
có sự lãnh đạo, điều hành, quản lý xuyên suốt từ Chính phủ đến địa phương với mô
hình Ban Chỉ đạo quốc gia. Bên cạnh đó, các tác giả đã nêu ra một số mô hình ĐKKT
thất bại trên thế giới và chỉ rõ, nguyên nhân chính dẫn tới sự thất bại của các mô hình
đã nêu là do chưa đáp ứng đủ chín yếu tố đã được phân tích ở trên.
- Hoàng Xuân Hòa, “Xây dựng và phát triển mô hình đặc khu kinh tế - một
số kinh nghiệm đối với Việt Nam” [52]. Bài viết tập trung vào hai nội dung. Một
là, giới thiệu xu hướng xây dựng và phát triển các ĐKKT ở một số nước đang
phát triển trong khu vực. Hai là, phân tích một số vấn đề rút ra đối với Việt Nam
trong xây dựng và phát triển ĐKKT hiện nay, bao gồm: dự báo, đánh giá đúng
tình hình trong nước, bối cảnh thế giới, tận dụng triệt để thời cơ và thống nhất
trong nhận thức; xác định rõ chức năng cơ bản của ĐKKT; khung pháp lý rõ ràng,
dễ thực hiện, thể chế quản lý linh hoạt, bộ máy gọn nhẹ, hiện lực quản lý cao và
hệ thống chính sách ưu đãi hiệu quả; lựa chọn loại hình kinh tế phù hợp với mục
tiêu xây dựng ĐKKT; chọn địa điểm thích hợp để xây dựng ĐKKT; đa dạng hóa
hình thức huy động vốn phát triển hạ tầng; thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách

thu hút đầu tư nước ngoài.
- Võ Đại Lược, “Vấn đề xây dựng các loại hình khu kinh tế tự do ở Việt Nam”
[72]. Trong bài viết của mình, tác giả khẳng định việc xây dựng các loại hình KKTTD
ở Việt Nam là yêu cầu bức thiết hiện nay. Đồng thời, tác giả chỉ ra những tiêu chí
KKTTD về vị trí địa lý, thể chế kinh tế - hành chính hiện đại, kết cấu hạ tầng hiện đại,
nguồn nhân lực chất lượng cao, phải trong một quy hoạch phát triển liên hoàn của một
vùng hoặc một tuyến tăng trưởng. Bên cạnh đó, tác giả cũng liệt kê các loại hình
KKTTD có thể xây dựng ở Việt Nam: khu chế xuất, cảng tự do, khu kinh tế mở, ĐKKT
hay KKTTD, các thành phố mở, khu thương mại tự do.
- Đặng Phương Hoa, “Một số tiền đề cho việc thành lập khu kinh tế tự do ở
Việt Nam” [49]. Bài viết phân tích: công cuộc đổi mới của Việt Nam đã tạo dựng
được những tiền đề quan trọng cho một thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng


10
nói chung và tiền đề xây dựng và phát triển thành công KKTTD hiện đại nói riêng.
Mặc dù các quy chế, chính sách của Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh, nhưng ngày
càng được điều chỉnh theo định hướng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc
tế. Đặc biệt, việc bước đầu phân cấp quản lý, tạo điều kiện cho các chính quyền
địa phương nơi có khu công nghiệp được tự chủ về tài chính và hành chính là
bước tiến căn bản, tạo tiền đề cho những thể chế tiến bộ hơn về sau này.
- Hoàng Tùng, “Xây dựng đặc khu kinh tế: bắt đầu từ thể chế vượt trội”
[134]. Bài viết phân tích yêu cầu phải xây dựng và ban hành các thể chế hành chính
và kinh tế của các ĐKKT theo hướng hiện đại, mang tầm quốc tế, có sức cạnh tranh
vượt trội với các đặc khu đã hình thành trên thế giới. Để có thể phát triển các ĐKKT
cần sớm xây dựng, thông qua Luật về ĐKKT (hoặc Luật về đặc khu hành chính kinh tế), đã có trong chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội khóa XIII.
- Nguyễn Thanh Nghị, “Xây dựng và phát triển Phú Quốc thành đặc khu kinh
tế” [78]. Bài viết phân tích những tiềm năng, lợi thế và sự cần thiết xây dựng ĐKKT
Phú Quốc. Tác giả cũng làm rõ những thuận lợi và thách thức trong quá trình xây
dựng ĐKKT Phú Quốc, đưa ra kết luận: để thực hiện mục tiêu và định hướng trên,

một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu là phải xây dựng được một hành lang
pháp lý phù hợp với các cơ chế, chính sách và thể chế quản lý đặc thù cho Phú Quốc.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đặc khu kinh tế, khu kinh tế tự do
của nước ngoài và kinh nghiệm đối với Việt Nam
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
- Viện Kinh tế học, Kinh nghiệm thế giới về phát triển khu chế xuất và đặc
khu kinh tế [143]. Nội dung cuốn sách gồm 02 phần:
Phần thứ nhất: Kinh nghiệm thế giới về phát triển khu chế xuất (KCX).
Trong phần này, các tác giả đưa ra những thông tin khái quát về KCX và giới
thiệu kinh nghiệm của Ngân hàng thế giới và một số quốc gia trong việc phát triển
các KCX và khuyến nghị đối với Việt Nam.


11
Phần thứ hai: Các ĐKKT và các thành phố ven biển ở Trung Quốc. Ở phần
này, các tác giả tập trung phân tích vai trò, các chính sách phát triển, quản lý hành
chính và cấu trúc pháp luật của các ĐKKT ở Trung Quốc.
Cuốn sách là một tài liệu tham khảo tốt, giúp tác giả hiểu rõ hơn về hệ thống tổ
chức chính quyền địa phương ở các ĐKKT của Trung Quốc thời kỳ trước năm 1994.
- Đặng Thị Phương Hoa, Khu kinh tế tự do - thực tiễn phát triển ở Trung
Quốc và Ấn Độ [51]. Nội dung cuốn sách gồm 3 chương:
Chương 1: Thực tiễn của KKTTD trên thế giới. Trong chương này, tác giả nêu
lên những đặc điểm của KKTTD; phân loại KKTTD; sự cần thiết phải phát triển
KKTTD; thực tiễn phát triển KKTTD trên thế giới; các tiêu chí thành công của KKTTD.
Chương 2: Thực tiễn phát triển KKTTD ở Trung Quốc và Ấn Độ. Ở chương
này, tác giả tập trung phân tích bối cảnh kinh tế; quy trình thành lập và phát triển
KKTTD; những cải cách đột phá về thể chế và kết quả phát triển; khả năng liên
kết của KKTTD; khả năng vượt qua khủng hoảng và triển vọng của các KKTTD
ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Chương 3: Phát triển KKTTD - một số gợi ý. Tác giả phân tích xu hướng

tiếp tục hình thành KKTTD trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; những bài
học rút ra từ thực tiễn phát triển KKTTD của Trung Quốc và Ấn Độ, kể cả bài
học từ sự thất bại cũng như kinh nghiệm từ sự thành công. Ngoài ra, tác giả đã
đưa ra một số gợi ý khi phát triển KKTTD.
Khác với các nghiên cứu trước đó, cuốn sách tập trung trình bày sự khác
nhau nổi bật giữa các khái niệm cũ và mới về KKTTD để khẳng định KKTTD
trong điều kiện mới phải đổi mới thể chế, chứ không dừng lại ở những ưu đãi tài
chính. KKTTD được tiếp cận theo hướng thử nghiệm cải cách thể chế, dùng yếu
tố hướng ngoại truyền thống của khu vực này để phát triển các vùng khác trong
nước, liên kết vùng và phát triển vùng - một đặc tính then chốt mà khi vận hành
KKTTD nhất thiết phải đảm bảo.
- Cù Chí Lợi (chủ biên), Khu kinh tế tự do - những vấn đề lý luận và thực tiễn,
[68]. Cuốn sách được kết cấu thành ba chương. Chương I: phân tích “Những vấn đề


12
lý luận và kinh nghiệm quốc tế trong việc phát triển khu kinh tế tự do”. Đây là phần
nội dung quan trọng của cuốn sách, giúp người đọc định hình KKTTD hiện đại theo
cách tiếp cận của thế giới mà hiện nay ở Việt Nam chưa xây dựng được. Chương này
cũng phân tích sâu những kinh nghiệm của nước ngoài trong việc xây dựng các KKT,
đặc biệt là Trung Quốc. Chương 2: “Các khu kinh tế ở Việt Nam và bước chuyển
sang khu kinh tế tự do”, tập trung làm rõ các bước xây dựng KKT ở Việt Nam theo
hướng tiến tới KKTTD. Trong chương này, tác giả chủ yếu phân tích kết quả khảo
sát thực tiễn hệ thống các chính sách và thực tế phát triển của một số KKT (KKT đặc
biệt, KKT mở, KKT cửa khẩu…) gắn với biển, cửa khẩu, hành lang kinh tế, có cơ
chế hoạt động gần giống với KKT. Chương 3: Dựa trên những đánh giá sự phát triển
KKT và KKTTD ở Việt Nam, cơ sở khoa học cũng như những kinh nghiệm quốc tế,
tác giả đưa ra “Những quan điểm và giải pháp phát triển khu kinh tế tự do ở Việt
Nam”. Tuy nhiên, trong cuốn sách này, tác giả mới chỉ tập trung vào yếu tố kinh tế,
chưa đi sâu khai thác yếu tố hành chính của mô hình này. Tuy vậy, đây cũng là những

gợi mở cho luận án tiếp tục khai thác và giải quyết.
- Nguyễn Ngọc Dung, Phát triển đặc khu kinh tế ở Trung Quốc và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam, [23]. Tác giả khái quát quá trình hình thành, phát triển
và vai trò của KKT nói chung và ĐKKT nói riêng đối với các nền kinh tế đang
phát triển. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực tiễn phát triển của các ĐKKT ở
Trung Quốc (Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn và Hải Nam) trên các
phương diện: vị trí địa lý, cơ chế chính sách áp dụng, thành tựu kinh tế và những
vấn đề còn vướng mắc…, từ đó rút ra những bài học cho chiến lược xây dựng các
ĐKKT của Trung Quốc. Tác giả đã phân tích điều kiện, khả năng của Việt Nam
và những điểm tương đồng, khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc để làm cơ sở
cho Việt Nam vận dụng những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc
xây dựng và phát triển các ĐKKT của Việt Nam.
- Nguyễn Thị Thanh Hà, Đặc khu kinh tế Thâm Quyến – hai tiến trình phát
triển kinh tế từ khi cải cách, mở cửa đến nay, [42]. Tác giả phân tích một cách
tổng quát và toàn diện tiến trình phát triển kinh tế của đặc khu Thâm Quyến;


13
nghiên cứu sâu về phương thức phát triển kinh tế, những thành tựu đạt được,
những hạn chế và khó khăn của ĐKKT Thâm Quyến nói riêng và của các ĐKKT
của Trung Quốc nói chung. Qua đó, tác giả rút ra các bài học kinh nghiệm cho
việc xây dựng các KKT ở Việt Nam.
- Nguyễn Thị Quỳnh Thúy, Mô hình thí điểm cải cách kinh tế ở Trung Quốc
– nghiên cứu trường hợp các đặc khu kinh tế, [108]. Tác giả tập trung nghiên cứu
các mô hình thí điểm cải cách kinh tế ở Trung Quốc, trong đó có chương 3: Đặc
trưng thí điểm cải cách thông qua nghiên cứu về các đặc khu kinh tế. Nội dung
chương 3 đã khái quát quá trình thành lập các ĐKKT, ý nghĩa của việc xây dựng
các ĐKKT ở Trung Quốc và chỉ rõ tính chất thí điểm chính sách trong sự phát
triển của các ĐKKT ở quốc gia này.
- Cù Chí Lợi và Hoàng Thế Anh, “Đặc khu kinh tế Thâm Quyến Trung Quốc

- những đột phá và phát triển” [67]. Bài viết đã khái quát sự phát triển của ĐKKT
Thâm Quyến, tiến trình cải cách, mở cửa thị trường tại ĐKKT này. Bên cạnh đó, các
tác giả đã chỉ ra những điều kiện và đột phá chính sách góp phần tạo nên sự thành
công của Thâm Quyến, trong đó nhấn mạnh sự phân quyền lập pháp kinh tế ở đây.
- Nguyễn Văn Lịch, “Đặc khu kinh tế của Ấn Độ” [65]. Bài viết giới thiệu
quá trình hình thành và đặc điểm của các ĐKKT ở Ấn Độ. Trên cơ sở đó, tác giả
đưa ra một số kết luận về các ĐKKT ở Ấn Độ: các ĐKKT ở đây chủ yếu vẫn dựa
vào ưu đãi về chính sách còn thể chế kinh tế và hành chính về cơ bản vẫn chưa có
sự vượt trội. Đây là điểm yếu cơ bản khiến các đặc khu của quốc gia này không
thể phát triển mạnh mẽ.
- Hà Thị Hồng Vân, ““Đặc khu kinh tế mới” ở Trung Quốc - trường hợp
Trùng Khánh”, [142]. Bài viết gồm ba phần chính: phần một điểm lại sự phát triển
của các ĐKKT từ năm 1978 đến nay; phần hai phân tích về đặc khu thử nghiệm phối
hợp phát triển nông thôn – thành thị Trùng Khánh; phần ba so sánh về sự khác nhau
cơ bản giữa ĐKKT cũ và đặc khu Trùng Khánh.
- Nguyễn Minh Hằng và Trịnh Thị Hiên, “Bàn về đặc khu kinh tế của Trung
Quốc”, [44]. Bài viết giới thiệu những loại hình KKTTD của Trung Quốc và chỉ ra


14
những đặc điểm của các ĐKKT ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, các tác giả cũng phân
tích thành tựu phát triển và những thách thức mới của các ĐKKT ở Trung Quốc.
- Lê Văn Sang và Nguyễn Minh Hằng, “Các đặc khu kinh tế của Trung
Quốc và những gợi ý cho Việt Nam”, [109]. Bài viết đã giới thiệu khái quát về các
loại hình ĐKKT của Trung Quốc. Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra một số kết
luận về sự phát triển các ĐKKT của Trung Quốc: về sự lựa chọn địa điểm xây
dựng ĐKKT; các đặc điểm của các ĐKKT Trung Quốc. Từ đó, các tác giả nêu
một số gợi ý cho Việt Nam khi xây dựng các ĐKKT.
- Đặng Thị Phương Hoa, “Các khu kinh tế tự do Hàn Quốc”, [47]. Bài viết
đã phân tích những điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các KKTTD ở Hàn

Quốc và thực tiễn việc xây dựng các KKTTD ở Hàn Quốc hiện nay.
- Đặng Thị Phương Hoa, “Khu kinh tế tự do: khái niệm, đặc điểm, vai trò
và sự phát triển”, [50]. Bài viết đã nêu khái niệm KKTTD, các đặc điểm của
KKTTD (có chế độ ưu đãi đặc biệt, cơ cấu hành chính, các lĩnh vực ngành nghề
trong KKTTD). Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra vai trò của các KKTTD trong phát
triển KT-XH: thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; đẩy mạnh tạo việc làm; nâng
cao xuất khẩu; khuyến khích tạo ra những liên kết trong nước thông qua việc sử
dụng công nghệ và nguyên liệu địa phương.
- Nguyễn Văn Cường, “Chính sách, thể chế cho các khu kinh tế tự do: kinh
nghiệm thế giới” [22]. Bài viết đã phân tích bảy chính sách, thể chế được áp dụng
ở các KKTTD trên thế giới (chính sách thuế, chính sách đất đai, chính sách lưu
thông tiền tệ, chính sách tiêu thụ hàng hóa, chính sách bảo hộ thuế linh hoạt, chính
sách môi trường, thể chế hành chính và kinh tế hiện đại).
- Trần Duy Đông, “Kinh nghiệm phát triển các khu kinh tế tự do tại Hàn Quốc”,
[39]. Bài viết giới thiệu quá trình hình thành và phát triển cũng như một số vấn đề cụ
thể trong phát triển của các KKTTD tại Hàn Quốc. Bên cạnh đó, bài viết cũng nêu ra
một số nhận xét, đánh giá, một số kinh nghiệm của Hàn Quốc trong phát triển KKTTD
và khả năng vận dụng tại Việt Nam như: cần xem xét thực hiện thí điểm hình thành


15
một số khu công nghiệp (KCN) theo mô hình clusters; quy định thống nhất các KKT
trong các văn bản luật; tập trung ngân sách đầu tư vào những KKT nổi bật.
- Võ Đại Lược, “Khu kinh tế tự do trên thế giới”, [73]. Tác giả giới thiệu
tiến trình hình thành các KKTTD trên thế giới và các KKTTD ở Việt Nam. Từ
đó, tác giả đưa ra kết luận: Việt Nam cần xây dựng một KKTTD thực thụ mà ở
đó một thể chế kinh tế tự do phải được kết hợp với một thể chế hành chính tự do
theo nghĩa trao quyền quản lý hành chính độc lập, mạnh mẽ cho khu vực này để
có thể áp dụng ở đây một thể chế hành chính tiên tiến.
- Nguyễn Văn Sơn, “Một số khuynh hướng phát triển khu kinh tế tự do”,

[110]. Bài viết tập trung giới thiệu các loại KKT, lợi ích của các KKT, khuynh
hướng phát triển các KKT trên thế giới.
- Bùi Hồng Cường, “Xây dựng khu kinh tế tự do: kinh nghiệm các nước
châu Âu”, [21]. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá quá trình hình thành và phát
triển các KKTTD ở châu Âu, trên cơ sở đó tổng kết một số kinh nghiệm cho Việt
Nam khi thành lập các KKTTD.
- Phan Thị Thùy Trâm, “Phát triển và quản lý đặc khu kinh tế - kinh nghiệm
quốc tế và bài học cho Việt Nam”, [127]. Bài viết tập trung phân tích các bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng và quản lý các ĐKKT, trong đó
có tám kinh nghiệm thành công (như: vị trí địa kinh tế, chính trị chiến lược, đặc
trưng; quyết tâm đổi mới; mạnh dạn thí điểm; thể chế vượt trội; cơ chế chính sách
cạnh tranh toàn cầu; chi phí đầu vào sản xuất thấp và linh hoạt về lao động; có sự
hỗ trợ ban đầu của nhà nước trong phát triển hạ tầng; bộ máy hành chính gọn nhẹ,
thủ tục hành chính đơn giản) và các kinh nghiệm thất bại (như: vị trí không thuận
lợi; chính sách không cạnh tranh; kinh nghiệm phát triển ĐKKT còn nghèo nàn;
giá thuê và các dịch vụ còn mang tính bao cấp; cơ cấu hành chính không phù hợp;
không có sự phối hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp trong cung cấp hạ tầng).
- Hứa Thanh Bình, “Sự phát triển đặc khu kinh tế Thâm Quyến Trung Quốc
- gợi ý kinh nghiệm đối với Việt Nam”, [9]. Trên cơ sở lịch sử phát triển ĐKKT
Thâm Quyến, tác giả đưa ra một số gợi ý và kinh nghiệm với Việt Nam. Một là, tạo


16
ra các quyết sách cho ĐKKT. Hai là, giải phóng tư tưởng, mạnh dạn trong cải cách
và táo bạo trong thực hiện. Ba là, giữ vững định hướng và kiên trì xây dựng và hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN. Bốn là, cần kiên trì giữ vững phương thức
mở cửa và thực nghiệm. Năm là, thể chế, cơ chế linh hoạt, chủ động, tiếp cận quốc
tế. Sáu là, phải có biện pháp, chính sách thích hợp, đúng chỗ để trợ lực cho kinh tế.
- Trịnh Mạnh Linh, “Kinh nghiệm phát triển đặc khu kinh tế ở một số nước
châu Á và bài học rút ra cho Việt Nam”, [66]. Bài viết tổng hợp một số kinh nghiệm

phát triển ĐKKT ở châu Á như: lựa chọn địa điểm; lựa chọn chiến lược phát triển
ngành nghề phù hợp; cơ chế chính sách cạnh tranh toàn cầu; có nền hành chính
hiện đại; có quyết tâm chính trị của lãnh đạo và ý chí vươn lên của người dân; có
sự hỗ trợ ban đầu của nhà nước trong phát triển hạ tầng và nguồn nhân lực.
- Nguyễn Ngọc Dung, “Kinh nghiệm quốc tế về phát triển mô hình đặc khu
kinh tế”, [24]. Bài viết phân tích khái niệm ĐKKT và kinh nghiệm xây dựng và
phát triển ĐKKT ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Đubai. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất
một số vấn đề: một là, cần cẩn trọng trong việc lựa chọn số lượng và địa điểm các
ĐKKT nhằm tránh hiện tượng phát triển theo phong trào; hai là, phải xây dựng
hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; ba là, xây dựng thể chế kinh tế và
hành chính vượt trội, thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế; bốn là, lựa chọn
lĩnh vực ưu tiên và nhà đầu tư chiến lược cho từng ĐKKT.
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài
- Prihodko S., Volovik N., Hecht A., Sharpe B., Mandres M., “Special
economic zones” (“Các khu kinh tế đặc biệt”), [188]. Đề tài khoa học này đã giới thiệu
cách phân loại các KKT đặc biệt trên thế giới và các nguyên tắc hoạt động của các
KKT đặc biệt. Đề tài cũng phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới
trong việc thành lập các KKT đặc biệt (trong đó tập trung vào kinh nghiệm của
Canađa) và những bài học trong quá trình xây dựng và duy trì hoạt động của các KKT
đặc biệt của Cộng hòa Liên bang Nga. Đề tài cũng đã chỉ ra những nguyên nhân chính
dẫn đến sự thất bại của một số KKT đặc biệt tại Nga. Trên cơ sở đó, các tác giả kiến
nghị các giải pháp để xây dựng các KKT đặc biệt tại Nga với các dạng thức cơ bản
như: KCN về chế xuất, khu công nghệ và đổi mới, khu du lịch và giải trí.


17
- Indian Council for research on international economic realations (Trung
tâm nghiên cứu quan hệ kinh tế quốc tế của Ấn Độ), “Impact of special economic
zones on employment, poverty and human development” (“Ảnh hưởng của khu
kinh tế đặc biệt đối với vấn đề việc làm, sự nghèo đói và sự phát triển con người”),

[167]. Tài liệu gồm 06 chương, tập trung nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp cũng như
các ảnh hưởng gián tiếp của các KKT đặc biệt đối với KT-XH Ấn Độ (như: vấn đề
giải quyết việc làm, trình độ kỹ thuật, việc đào tạo cho người lao động, mức lương,
điều kiện làm việc, an sinh xã hội, tình trạng nhập cư…). Đồng thời, tài liệu cũng
ghi nhận những kết luận và kiến nghị của các nhà khoa học nhằm hạn chế những
ảnh hưởng tiêu cực của các KKT đặc biệt đến sự phát triển con người ở Ấn Độ.
- Ngân hàng thế giới, báo cáo “Special Economic Zone: Performance,
Lessions learned, and Implication for Zone development” (tạm dịch là “Khu kinh tế
đặc biệt: hiệu quả, các bài học kinh nghiệm và ý nghĩa phát triển khu vực”), [158].
Nội dung báo cáo tập trung vào bốn vấn đề. Một là, phân tích định nghĩa ĐKKT,
phân biệt các dạng thức của ĐKKT và các đặc điểm cơ bản của ĐKKT trên thế giới
và ở từng khu vực. Hai là, chỉ ra những thay đổi trong cách tiếp cận khái niệm
ĐKKT, trong đó nhấn mạnh khung chính sách và thể chế của các quốc gia về loại
hình này. Ba là, đánh giá tổng quát sự phát triển của các ĐKKT trên thế giới cả về
những thành tựu cũng như những tác động đến KT-XH. Bốn là, phân tích nguyên
nhân khiến một số ĐKKT trên thế giới thất bại, chỉ ra những yếu tố quan trọng đưa
lại thành công cho một số ĐKKT điển hình và đề xuất giải pháp tối đa hóa hiệu quả
hoạt động các các ĐKKT mới.
- Guangwen Meng, “Kinh nghiệm và triển vọng của khu kinh tế tự do Trung
Quốc sau hơn 20 năm” (do Đặng Thị Phương Hoa dịch), [75]. Bài viết phân tích những
thành tựu kinh tế - chính trị, những thách thức của các KKTTD Trung Quốc từ những
năm 1990 và sự chuyển đổi của các KKTTD ở quốc gia này trong thời gian tới.
- UNIDO (Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc) ở Việt Nam,
“Economic zones in the Asean industrial parks, special economic zones, eco
industrial parks, innovation district as strategies for industrial competitiveness”
(tạm dịch là “Các khu kinh tế ở khu vực Đông Nam Á các khu công nghiệp, khu kinh


18
tế đặc biệt, các khu công nghiệp sinh thái, các khu vực đổi mới như là các chiến lược

về năng lực cạnh tranh công nghiệp”), [190]. Trong công trình nghiên cứu này, bên
cạnh việc khái quát năm loại hình của KKT, các tác giả còn giới thiệu tương đối chi
tiết về các loại hình KKT ở từng quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tài liệu này
dành hẳn một phần khái quát quá trình hình thành và phát triển của các KKT ở Việt
Nam từ sau đổi mới đến năm 2015, trên cơ sở đó đề xuất ba kiến nghị: một là, chuyển
đổi mô hình các KKT đang tồn tại thành các KKT sinh thái; hai là, phát triển các
KCN tại thành phố Hồ Chí Minh; ba là, thiết lập một cơ quan quản lý các KKT
chung của ASEAN. Đây là tư liệu tốt để tác giả tham khảo trong quá trình nghiên
cứu thực trạng xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt
Nam hiện nay. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích các KCN mà chưa
đề cập đến các ĐKKT ở ASEAN và Việt Nam.
- GS Rob Jenkins, “The politics of Indian’s s special economic zones” (tạm
dịch là “Chính sách đối với các khu kinh tế đặc biệt của Ấn Độ”), [171]. Bài viết
gồm 05 phần, trong đó giới thiệu khái quát về KKT đặc biệt ở Ấn Độ và những
chính sách của nhà nước Ấn Độ tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập các KKT đặc
biệt ở đất nước này. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích quá trình sửa đổi, bổ sung
chính sách của chính phủ Ấn Độ đối với các KKT đặc biệt để thực hiện mục tiêu
cải cách đất nước này.
- Stephen Creskoff và Peter Walkenhorst, “Implications of WTO disciplines
for Special economic zones in developing countries” (tạm dịch là “Hàm ý của
những quy định của WTO đối với các khu kinh tế đặc biệt ở các quốc gia đang
phát triển”), [155]. Bài nghiên cứu giới thiệu những vấn đề khái quát về việc áp
dụng các quy định của WTO trong các chính sách ưu đãi của các nước đang phát
triển đối với các KKT đặc biệt.
- Thomas Parole và Gokhan Akind, “Special economic zones. Progress,
emerging challenges and future direction” (tạm dịch là “Đặc khu kinh tế. Tiến
bộ, những thách thức đang nổi lên và định hướng tương lai”), [183]. Đây là một
công trình nghiên cứu công phu, với 319 trang, chia thành ba phần, 12 chương.
Nội dung toàn bộ cuốn sách nhằm giải quyết ba vấn đề đặt ra cho các nhà hoạch



19
định chính sách: một là, làm thế nào để các ĐKKT có thể thành công trong việc
thu hút đầu tư và tạo việc làm?; hai là, làm thế nào để đảm bảo các ĐKKT hoạt
động hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích, bao gồm cả tạo điều kiện cho chuyển đổi cấu
trúc và thúc đẩy cải cách kinh tế?; ba là, làm thế nào để đảm bảo các ĐKKT không
chỉ đem lại những lợi ích về mặt vật chất, mà còn tạo ra các giá trị về mặt xã hội?.
- Thomas Farole, “Special economic zones: What have we learn?” (“Khu
kinh tế đặc biệt: chúng ta học được gì?”), [157]. Trong bài viết, tác giả tập trung
phân tích hai mô hình KKT đặc biệt kiểu cũ và kiểu mới, từ đó đưa ra một số bài
học kinh nghiệm cho việc phát triển các KKT đặc biệt, như yêu cầu sáp nhập các
KKT đặc biệt trên thực tế nhằm tăng hiệu quả hoạt động.
- Sean Woolfrey, “Special economic zones and regional integration in Africa”
(tạm dịch là “Các đặc khu kinh tế và sự hội nhập khu vực ở châu Phi”), [193]. Trong
bài viết của mình, ngoài việc khái quát những vấn đề cơ bản (như khái niệm, ý nghĩa
và sự ra đời) của ĐKKT trên thế giới nói chung và ở châu Phi nói riêng, tác giả còn
phân tích ảnh hưởng của sự phát triển của các ĐKKT đến khả năng hội nhập khu vực
của các quốc gia châu Phi. Tác giả cũng đưa ra kiến nghị với lãnh đạo các quốc gia
ở châu lục này: cân nhắc việc thành lập các ĐKKT một cách ồ ạt.
- “Global Experiences with Special economic Zones focus on China and
Africa” (tạm dịch là “Các kinh nghiệm toàn cầu với các khu kinh tế đặc biệt tập
trung vào Trung Quốc và châu Phi”), [202]. Các tác giả đã tóm tắt quá trình hình
thành, phát triển, những thành tựu trong việc thành lập các KKT đặc biệt ở Trung
Quốc và phân tích những bài học kinh nghiệm cho các quốc gia châu Phi. Những
yếu tố chính dẫn đến thành công của Trung Quốc trong việc phát triển các KKT
đặc biệt là: cam kết mạnh mẽ và lâu dài của Chính phủ, môi trường kinh doanh
cạnh tranh, địa bàn phù hợp, sự phát triển của công nghệ và sự liên kết chặt chẽ với
kinh tế địa phương. Đây cũng là những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham
khảo, áp dụng trong quá trình xây dựng các ĐVHC-KTĐB.
- Trung tâm International Property Reduction ở Trung Quốc và tổ chức

UNDP, “If Africa builds nests, will the birds come? Comparative Study on Special
Economic Zones in Africa and China” (tạm dịch là “Nếu châu Phi xây tổ, liệu


20
chim có đến? Nghiên cứu so sánh giữa đặc khu kinh tế của châu Phi và Trung
Quốc”) [168]. Công trình tập trung tập trung vào ba vấn đề cơ bản. Một là, khái
quát về các ĐKKT ở các quốc gia châu Phi (trên cơ sở phân tích một số ĐKKT
điển hình ở ba quốc gia Êtiôpia, Nigiêria và Dămbia). Hai là, khái quát về các
ĐKKT của Trung Quốc (khái niệm, phân loại, mô hình quản lý, ảnh hưởng của
các ĐKKT với việc xóa đói giảm nghèo). Ba là, đưa ra các kết luận về những kinh
nghiệm của Trung Quốc trong việc phát triển các ĐKKT và những khuyến nghị
đối với các quốc gia châu Phi trong việc phát triển các ĐKKT ở khu vực này. Trong
công trình nghiên cứu này, các tác giả có đề cập đến kinh nghiệm của Trung Quốc
trong xây dựng mô hình quản lý các ĐKKT. Nội dung này có giá trị tham khảo cho
tác giả khi nghiên cứu về tổ chức của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam.
- Hammad Altaf Khan, “Special economic zones” (“Các khu kinh tế đặc
biệt”) [173]. Bài viết phân tích đạo luật về các KKT đặc biệt của Pakixtan, nguyên
nhân và hướng sửa đổi đạo luật này, đồng thời chỉ ra điểm mấu chốt giúp các KKT
đặc biệt chính là một khung pháp luật phát triển và đầy đủ với những nguyên tắc
ổn định, minh bạch và phù hợp.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của đơn vị
hành chính – kinh tế đặc biệt
- Nguyễn Thị Ngọc Lan, “Tổ chức chính quyền địa phương tại các đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam hiện nay”, [64]. Luận án đã nghiên cứu,
làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn tổ chức chính quyền tại các ĐVHC-KTĐB, từ
đó đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng mô hình tổ chức chính quyền tại
các ĐVHC-KTĐB phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong điều kiện mới.
Luận án có giá trị tham khảo cho tác giả trong việc nghiên cứu đề tài của mình,
cụ thể là hai nội dung: tổ chức chính quyền các đơn vị hành chính lãnh thổ đặc

biệt ở một số quốc gia trên thế giới và lịch sử tổ chức các đơn vị hành chính lãnh
thổ đặc biệt ở Việt Nam.
- Kỷ yếu hội thảo khoa học “Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Tổ chức chính
quyền địa phương” do Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp với Quỹ Rosa
Luxemburg (Cộng hòa Liên bang Đức) tổ chức, [144]. Trong kỷ yếu hội thảo có


21
bài viết “Mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị, hải đảo và đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt” của tác giả Đỗ Thị Hòa liên quan đến ĐVHCKTĐB. Trong bài viết của mình, tác giả phân tích thực tế việc xây dựng đề án
“Đặc khu kinh tế Vân Đồn” và kiến nghị cần đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai xây
dựng Luật về khu hành chính - kinh tế đặc biệt theo yêu cầu xây dựng luật, pháp
lệnh của Quốc hội, đảm bảo kịp thời, đồng bộ với chủ trương chung.
- Nguyễn Thị Ngọc Lan, “Chính quyền địa phương tự quản trong tổ chức
chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam”, [60].
Theo tác giả, có bốn vấn đề cốt lõi của tự quản địa phương. Thứ nhất, chính quyền
địa phương là một thực thể duy nhất thực hiện quản lý nhà nước theo sự phân cấp
của Nhà nước. Thứ hai, xây dựng hệ thống pháp luật, trong đó quy định rõ chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương. Thứ ba, xây dựng cơ chế
kiểm soát của chính quyền trung ương với chính quyền địa phương. Thứ tư, đề cao
vai trò của chính quyền địa phương, đề cao quyền của cộng đồng. Trên cơ sở đó, tác
giả đề xuất một số vấn đề có thể vận dụng cho tổ chức chính quyền tại các ĐVHCKTĐB như sau: một là, xây dựng Luật ĐVHC-KTĐB và hoàn thiện, đổi mới hệ
thống chính sách, pháp luật liên quan; hai là, thực hiện phân cấp mạnh, giao quyền
tự chủ cho chính quyền địa phương tại ĐVHC-KTĐB trên hai lĩnh vực kế hoạch và
ngân sách; ba là, đề cao vai trò của chính quyền địa phương thông qua việc tạo cơ
chế pháp lý để nhân dân địa phương trực tiếp bầu, bãi miễn cơ quan chính quyền.
- Nguyễn Thị Ngọc Lan, “Bàn về xây dựng tổ chức chính quyền của đặc khu
hành chính - kinh tế ở nước ta”, [59]. Trong bài viết của mình, tác giả đã khái quát
đề án tổ chức chính quyền tại ba đặc khu hành chính - kinh tế ở Việt Nam và đề
xuất: một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đặc khu hành chính - kinh tế, về đầu

tư, luật chính quyền địa phương; hai là, xây dựng hệ thống thể hành chính và kinh
tế hiện đại, mang tầm quốc tế và có sức cạnh tranh vượt trội; ba là, xây dựng cơ
chế lãnh đạo công - quản trị tư; bốn là, mô hình tổ chức chính quyền theo hướng
có năng lực, đơn giản, gọn nhẹ, ít tầng nấc.


×