Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Để Đông Hà xứng tầm là thành phố trực thuộc tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.23 KB, 2 trang )

Để Đông Hà xứng tầm là thành phố trực thuộc tỉnh
Kỳ họp bất thường lần thứ 14, HĐND tỉnh Quảng Trị (khóa V) tuần qua đã thông qua Nghị quyết
thành lập thành phố Đông Hà trực thuộc tỉnh. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước
trưởng thành, phát triển của tỉnh nói chung và thị xã Đông Hà nói riêng.
Đây cũng là cơ sở quan trọng, tạo điều kiện cho Đông Hà phát huy mạnh mẽ hơn chức năng đô
thị trung tâm của tỉnh và khu vực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh, bền vững về kinh tế -
xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước, đảm bảo an ninh quốc
phòng, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, xây
dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, từ đó tạo điều kiện thúc
đẩy các thị xã và thị trấn trong tỉnh phát triển.
Từ một đô thị có quá trình hình thành và phát triển từ những năm cuối thế kỷ 18, trải qua nhiều
thời kỳ phát triển khác nhau, Đông Hà trở thành một đầu mối giao lưu, một vị trí quan trọng đối với
Quảng Trị nói riêng và cả miền Trung nói chung, đặc biệt là từ ngày tỉnh Quảng Trị được tái lập
(7/1989), Đông Hà được chọn là thị xã tỉnh lỵ.
Với điểm xuất phát rất thấp, song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đông Hà đã đoàn kết, vượt
qua khó khăn, xây dựng thị xã ngày càng đổi mới, phát triển. Đến nay, thị xã đã có bước chuyển
mình đáng kể và có nhiều khả năng phát triển mạnh trong thời kỳ mới. Kinh tế thị xã phát triển theo
hướng CNH-HĐH, tăng dần tỉ trọng thương mại, dịch vụ, công nghiệp và giảm tỉ trọng nông - lâm
nghiệp. Các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp, các trung tâm thương mại từng
bước được hình thành và đi vào hoạt động; hệ thống cơ sở hạ tầng đang được quan tâm đầu tư
xây dựng. Việc Bộ Xây dựng công nhận Đông Hà là đô thị loại 3 từ ngày 13/12/2005 là sự ghi
nhận những bước phát triển quan trọng của thị xã.
Ba năm qua, được sự quan tâm của cả tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Đông Hà đã
nỗ lực phấn đấu khắc phục những hạn chế về cơ sở hạ tầng, cảnh quan, môi trường nên đã có
những thay đổi vượt bậc. Tốc độ đô thị hóa nhanh, cơ sở hạ tầng đô thị ngày càng được quan tâm
xây dựng đã hội đủ các yếu tố, chức năng đặc thù để phát triển thành thành phố trung tâm tỉnh lỵ.
Việc thành lập thành phố Đông Hà là nguồn cổ vũ, động viên để địa phương tích cực phấn đấu
vươn lên giành nhiều thành tựu hơn nữa trong công cuộc đổi mới, xây dựng thành phố Đông Hà
nói riêng và cả tỉnh nói chung ngày càng giàu mạnh, hiện đại và văn minh. Điều này cũng phù hợp
với tiến độ quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị của cả nước và định hướng quy hoạch tổng thể
phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 và quy hoạch xây dựng phát triển đô thị tỉnh Quảng Trị


đến năm 2010, chiến lược đến năm 2020; phù hợp với trình độ quản lý Nhà nước ở địa phương,
đáp ứng nguyện vọng chính đáng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã và của tỉnh.
Trước khi đưa ra HĐND tỉnh biểu quyết thông qua Đề án thành lập thành phố Đông Hà trực thuộc
tỉnh để đề nghị Chính phủ công nhận, Ban Pháp chế - HĐND tỉnh Quảng Trị đã có báo cáo thẩm
tra, ngoài khái quát những ưu điểm của đề án cũng đã chỉ ra những hạn chế cần khắc phục. Đó là
hiện trạng cơ sở hạ tầng của Đông Hà vẫn chưa đồng bộ và đang trong quá trình hoàn thiện; tiến
độ xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội còn chậm, nhất là các công trình trọng điểm.
Công tác quy hoạch tổng thể và chi tiết về kiến trúc đô thị, hạ tầng cơ sở của thị xã chưa được
đầu tư thỏa đáng, nhất là quy hoạch về nhà ở, đất xây dựng công trình dân dụng, hệ thống giao
thông, vỉa hè, cây xanh, hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng đô thị.
Công tác quản lý đô thị còn một số hạn chế, tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số nơi vẫn còn
chậm được khắc phục. Sự tăng trưởng về kinh tế của thị xã chưa tương xứng với tiềm năng, lợi
thế, chưa tạo được sức hấp dẫn để thu hút đầu tư. Ý thức thực hiện nếp sống văn minh đô thị của
người dân chưa cao.
Tuy đã hội đủ các yếu tố, đảm bảo tiêu chuẩn để đề nghị Chính phủ nâng cấp Đông Hà thành
thành phố trực thuộc tỉnh, nhưng để phát triển nhanh và bền vững, tương xứng với tầm vóc của
thành phố trung tâm trực thuộc tỉnh, Đông Hà cần tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện các chủ
trương, chính sách tạo vốn đầu tư phát triển đô thị, đặc biệt là đẩy nhanh cơ cấu kinh tế theo
hướng thương mại- dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp; khai thác mọi tiềm
năng, thế mạnh của tỉnh kết hợp với huy động mọi nguồn lực từ bên ngoài để phát triển toàn diện.
Thời gian tới cần đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng đô thị, đẩy nhanh tiến độ thi công các công
trình, dự án đã được triển khai. Bổ sung quy hoạch tổng thể và chi tiết kinh tế - xã hội, kiến trúc đô
thị, đồng thời có sự quản lý nghiêm ngặt về quy hoạch đô thị; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ quản lý Nhà nước cho cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đô thị; tăng
cường giáo dục ý thức và nếp sống văn minh đô thị cho người dân; tiếp tục có chính sách hỗ trợ,
giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo khi Đông Hà trở thành thành phố sẽ phát triển
hài hòa và mạnh mẽ của một đô thị trẻ trên hành lang kinh tế Đông- Tây.
Thực tế ở các tỉnh trong nước, có những thị xã tỉnh lỵ đã đủ điều kiện để nâng cấp lên thành phố,
nhưng họ chưa làm thủ tục, bởi những nơi đó vốn có tiềm lực kinh tế mạnh nên chủ trương cứ để
cho đô thị phát triển tự nhiên, để khi hội đủ điều kiện sẽ có sự nhảy vọt trong đề nghị nâng cấp đô

thị lên một bậc cao hơn.
Trong điều kiện tiềm lực còn hạn chế, việc nâng cấp thị xã Đông Hà lên thành phố trực thuộc tỉnh
là một bước đi cần thiết để có định hướng đầu tư phát triển đúng hướng, đón đầu quy hoạch xây
dựng phát triển đô thị tỉnh Quảng Trị đến năm 2010, chiến lược đến năm 2020: "Đô thị Đông Hà là
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng- an ninh của tỉnh...đồng thời là một
trong những đô thị của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Đông- Tây".

PHƯƠNG MINH

×