Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Bài tập tiếng việt thực hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 192 trang )

TRÍ DÕI

BÀI TẬP

TIẾNG VIỆT
THỰC HÀNH


NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC


TRẦN TRÍ DÕI

BÀ I T Ậ P

TIẾNG VIỆT THựC HÀNH
(D ù n g cho sinh viên Đ ại học và Cao đẳn g
ở g iai đoạn đại cương)

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC -1 9 97


4 (V )(03^ 285/107 _ 97
GD - 97

Mã số . p EK09B7


LỜI NÓI ĐẨU

Cuốn Bài tập tiếng Việt thực hành được biên soạn


theo chương trình môn TIÊNG VIỆT THỤC HÀNH đã
được Bộ Giáo dục - Đào tạo và sau đó là Đại học Quốc
gia Hà Nội thông qua dưới dạng đề cương và các câu hỏi
chuẩn kèm theo. Chương trình này đã được chúng tôi sử
dụng giảng dạy cho nhiều khoá Đại học Đại cương
(chương trình A có 4đvht 60 tiết và chương trình B có
3đvht = 45 tiết) của các ngành VI, VII và V của Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Khác với việc dạy tiếng Việt lý thuyết, việc dạy
tiếng Việt thực hành là nhằm giúp cho sinh viên phát
triển các kỹ năng nói và viết từ ĐÚNG cho đến HAY và
từ đó góp phần rèn luyện khả năng tư duy cho sinh viên.
Cách dạy này thực chất là cung cấp cho sinh viên những
cái cần để sử dụng tiếng Việt chứ không phải là giao cho
sinh viên cái mà người thầy giáo biết về tiếng Việt. Vì
vậy khi lựa chọn các bài tập, chúng tôi cố gắng làm nổi
bật tính thực hành của các thao tác trong việc xây dựng
các văn bản tiếng Việt.

3


Tuy những người soạn thảo chương trình chính thức
của Bộ Giáo dục - Đào tạo không nói ra nhưng ai cũng
biết cơ sở của chương trình này là phần tiếng Việt mà
sinh viên đã học trong 12 năm học ở phổ thông. Khi làm
các bài tập mà chúng tôi soạn thảo, sinh viên đã được giả
định là phải nắm vững phần cơ sở tiếng Việt đã học, phải
vận dụng tất cả những hiểu biết có tính cơ sở mà họ đã
có. Ngoài ra, kinh nghiệm giảng dạy cho chúng tôi thấy

nhiều khi việc viết sai, hay nói sai của sinh viên là do sự
chểnh mảng, thiếu cẩn thận trong khi vận dụng các hiểu
biết của mình chứ họ không phải là người không nắm
được phần cơ sở. Nói một cách khác, muốn sử dụng đúng
và hay tiếng Việt, ngoài việc nắm vững phần cơ sở của
ngôn ngữ này ra, sinh viên phải ý thức rất rõ rằng sự cân

thận là yếu tố quan trọng hàng đầu để chúng ta xây dựng
ĐÚNG và HAY một văn bản.
Trong những năm qua chúng tôi đã tham gia giảng
dạy nhiều chương trình tiếng Việt thực hành khác nhau.
Một thời gian dài, môn học này chỉ dành cho sinh viên
Ngữ văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ). Từ
khi có chủ trương sinh viên học h a i g ia i đoạn ở bậc đại
học, tất cả các nhóm ngành khoa học tự nhiên của Đại
học Tổng hợp Hà Nội đều có học một chương trình tiếng
Việt thực hành. Tất nhiên, chương trình sau này khác với
4


chương trình trước đây. v ề sau, trên kinh nghiệm của
chương trình thử nghiệm ấy, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã
biên soạn một chương trình tiếng Việt thực hành mới.
Chúng tôi soạn cuốn b à i tập này là căn cứ vào chương
trình đó. Ọua thực tế giảng dạy, chúng tôi biết rằng 60
tiết lý thuyêt và bài tập của chương trình này không thể
thoả mãn yêu cầu đặt ra là giúp cho sinh viên viết và nói
đúng tiếng Việt. Hy vọng trong tương lai, chương trình
này sẽ dài hơn và do dó sẽ có thể tlioả mãn hơn nhu cầu
cấp thiết thực sự của xã hội.

Sau khi soạn thảo xong cuốn bài tập này, chúng tôi
đã nhờ GS.TS. Nguyễn Lai và GS.PTS. Đinh Văn Đức đọc
và góp cho nhiểu ý kiến quý báu. Tuy vậy, việc biên soạn
cuốn Bài tập tiến ạ Việt thực hành này chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong rằng
các bạn sinh viên đại học đại cương, sinh viên các trường
cao đẳng, các thầy cô giáo và nói chung những ai sử dụng
cuốn bài tập này chỉ giáo cho chúng tôi những chỗ cần
phải sửa chữa, cần phải bổ sung. Chúng tôi xin cảm tạ
trước về những ý kiến quý báu đó.

Hà N ộ i, ngày 20 thánạ 8 năm 1997
rri

*

_

_• 2

Tác giá

5


Phần thứ nhất

CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÂU HỎI CHUAN
MÔN TIẾNG VIỆT THựC HÀNH


I - TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH A

053(TV)104

(Vietnamese in practisting)
4 đvht = 60 tiết

- Phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (chủ yếu là
viết và nói) cho sinh viên các nhóm ngành khoa học xà
hội - nhân văn.
- Góp phần cùng các môn học khác rèn luyện tư duy
khoa học cho sinh viên.

Chương I
TẠO LẬP VÀ TIẾP NHẬN VĂN BẢN

30(30,0)

1.1. Tạo lập văn bản.
1.1.1.
của văn bản.

6

Xác lập chủ đề chung và các chủ đề bộ phận


1.1.2. Xây đựng lập luận phục vụ chủ đề văn bản.
1.1.3. Xây dựng kết cấu văn bản.
1.1.4. Viết đoạn văn và liên kết đoạn văn.

í.2. Tiếp nhận văn bản khoa học (văn bản phổ biến
khoa học, văn bản nghị luận xã hội, nghị luận văn
học).
1.2.]. Tóm tắt một văn bản khoa học.
1.2.2. Tổng thuật các tài liệu khoa học.
1.3. Viết luận văn, tiểu luận khoa học.
1.3.1. Lập đề cương nghiên cứu.
1.3.2. Trình bày lịch sử vấn đề.
1.3.3. Cấu trúc thường gặp của một tiểu luận, luận
văn khoa học.
1.3.4. Ngôn ngữ trong tiểu luận, luận văn khoa

học.

Chương II
RÈN LUYỆN KỶ NĂNG ĐẶT CÂU

15(15,0)

lí. I . Chữa các lỗi thông thường về câu trong văn bản.
II. 1.1. Các lỗi về cấu tạo câu.
7


II. 1.2. Các lỗi về dấu câu.
II. 1.3. Các lỗi về liên kết câu.
II.2. Biến đổi câu trong văn bản.
11.2.1. Mở rộng và rút gọn câu.
11.2.2. Thay đổi trật tự thành tố trong câu.
11.2.3. Thay đổi các lối nói (phủ định/khẳng định,

tường thuật/nghi vấn/mệnh lệnh/cảm thán, lời nói trực
tiếp/lời nói gián tiếp).

Chương III
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DÙNG TỪ
VÀ KỸ NĂNG VỀ CHÍNH TẢ

15(15,0)

III. 1. Chữa các lỗi thông thường về dùng từ trong văn
bản.
III. 1.1. Các lỗi về nghĩa của từ.
III. 1.2. Các lỗi về phong cách.
III.2. Chữa các lỗi thông thường về chính tả.
111.2.1. Các lỗi về thanh điệu.
111.2.2. Các lỗi vể vần.
111.2.3. Các lỗi về phụ âm đầu.

8


III.3. Tìm hiểu quy tác viết hoa và quy tắc phiên âm
tiếng nước ngoài.
111.3.1. Quy tắc viết hoa.
111.3.2. Quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài.

9


II - TIẾNG VIỆT T H ự C HÀNH B


053(TV)105

(Vietnamese in practisting)
3 đvht = 45 tiết
- Phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (chủ yếu là
viết và nói) cho sinh viên các nhóm ngành khoa học xã
hội - nhân văn.
- Góp phần cùng các môn học khác rèn luyện tư duy
khoa học cho sinh viên.

Chương I
TẠO LẬP VÀ TIẾP NHẬN VĂN BẢN

30(30,0)

1.1. Tạo lập văn bản.
1.1.1. Xác lập chủ đề chung và các chủ đề bộ phận
của văn bản.
1.1.2. Xây dựng lập luận phục vụ chủ đề vănbản.
1.1.3. Xây dựng kết cấu văn bản.
1.1.4. Viết đoạn văn và liên kết đoạn văn.
1.2. Tiếp nhận văn bản khoa học (văn bản phổ

biến

khoa học, văn bản nghị luận xã hội, nghị luận văn
học).

10



1.2.1. Tóm tắt một văn bản khoa học.
1.2.2. Tổng thuật các tài liệu khoa học.
I.3. Viết luận văn, tiểu luận khoa học.
1.3.1. Lập đề cương nghiên cứu.
1.3.2. Trình bày lịch sử vấn đề.
1.3.3. Cấu trúc thường gặp của một tiểu luận, luận
vãn khoa học,
1.3.4. Ngôn ngữ trong tiểu luận, luận văn khoa
học.

Chương II
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐẶT CÂU, DÙNG TỪ
VÀ KỸ NĂNG VỀ CHÍNH TẢ

15(15,0)

II. I . Chữa các lỗi thông thường về câu trong văn bản.
II. 1.1. Các lỗi về cấu tạo câu.
II. ỉ .2. Các lỗi về dấu câu.
II. 1.3. Các lỗi về liên kết câu.
ĨI.2. Chữa các lỗi thông thường về dùng từ trong văn
bản
II.2.1. Các lỗi về nghĩa của từ.
11

'



II.2.2. Các lỗi về phong cách.
II.3. Viết hoa và phiên âm tiếng nước ngoài.
11.3.1. Viết hoa.
11.3.2. Phiên âm tiếng nước ngoài.

12


III - CÂU HỎI C H U Ẩ N CÙA CHƯƠNG TRÌNH
T IẾN G VIỆT THỰC HÀNH A
(Đã nghiệm thu)
Câu 1 :
Đọc một văn bản, xác định chủ đẻ chung, chủ đề
bộ phận và quan hệ giữa chúng với nhau.
Càu 2 :
Cho một số chủ đổ (quãng 3). Hãy chọn một chủ
đề và thử xây dựng hệ thống chủ đề bộ phận để có
thê xây dựng một văn bản.
Càu 3 :
Cho mộl đề tài, thử xây dựng những lập luận cần
thiết để có một văn bản tốt, chú ý sao cho lập luận
phải :
- Họp lý, chặt chẽ.
- Có tính thuyết phục.
- Rõ ràng và có lợi nhất cho người viết.
Câu 4 :
Cho một để tài, bằng những tri thức đã học và kinh

13



nghiệm cuộc sống hãy xây dựng đề cương cho bà)
viết của mình về đề tài đó.
Câu 5 :
Cho một đoạn văn. Hãy phân tích kết cấu của nó
rồi viết lại thành một đoạn văn có kết cấu khác.
Câu 6 :
Cho một đề tài. Hãy viết một số đoạn mở đầu theo
các kiểu khác nhau cho văn bản giới thiệu đề tài
đó.
Càu 7 :
Cho một đoạn văn. Hãy tìm, phân tích các phương
tiện liên kết hình thức của nó và nhận xét cách sử
dụng các phương tiện đó của tác giả.
Càu 8 :
Cho một đoạn văn. Hãy tìm và phân tích các liên
kết nội dung (liên kết đề tài, liên kết logic) của nó.
Nhận xét cách triển khai nội dung của tác giả (trình
tự sắp xếp, tính chính xác, tính đầy đủ, tính nghệ
thuật).
Câu 9 :
Cho một văn bản chưa tách đoạn trên chữ viết. Hãy
14


tách vãn bản thành các đoạn văn theo quy tắc thông
thường. Giải thích cơ sở của cách tách đoạn đó.
Càu 10 :
Từ một văn bản có nhiều lỗi về cách tách đoạn (bài
làm của học sinh PTTH), hãy nêu các lỗi rồi tách

lại cho đúng và giải thích rõ lý do).
Cáu 11 :
Cho một đoạn văn có độ dài quãng 150 chữ. Hãy
tóm tắt thành 3 hoặc 4 câu và giải thích cách làm
của mình.
Câu 12 :
Cho một bài báo thời sự (hoặc một bài văn chính
luận) có độ dài quãng 500 chữ. Hãy tóm tắt thành
văn bản ngắn quãng 100 chữ.
Càu 13 :
Cho một văn bản thuộc một trong các giáo trình
đang học có độ dài quãng 1000 chữ. Hãy :
a) Gạch một gạch dưới những ý quan trọng
nhất.
b) Gạch hai gạch dưới những ý quan trọng thứ
hai.
15


Câu 14 :
Cho một đoạn vãn có những chỗ sai về liên kết nội
dung .
Hãy tìm chỗ sai và chữa lại cho đúng.
Câu 15 :
Cho một đoạn văn có những chỗ sai về liên kết
hình thức.
Hãy tìm chỗ sai và chữa lại cho đúng.
Câu 16 :
Cho một hộp phiếu các tài liệu tham khảo về một
đề tài nào đấy.

Hãy sắp xếp thành một danh sách theo quy định
hiện hành.
Câu 17 :
Cho một đoạn văn. Hãy lập danh sách các câu và
tìm đề, thuyết của chúng.
Câu 18 :
Cho một đoạn văn với nhiều câu rất dài. Hãy viết
đoạn văn ấy với những câu ngắn hơn.

16


Câu 19 :
Cho một đoạn văn. Hãy lập danh sách các câu và
thay đổi trật tự các thành phần trong câu ở những
trường hợp có thể được.
Câu 20 :
Cho hai đoạn văn trong đó có sô câu giống nhau
nhưng trật tự sắp xếp các thành phần câu khác
nhau. Hãy chọn đoạn văn nào có hiệu quả diễn
đạt tốt hơn và cho biết lý do.
Câu 21 :
Cho một đoạn văn trong đó còn thiếu các từ ngữ
tình thái cần thiết. Hãy hoàn chỉnh đoạn văn đó
bằng phép điền từ.
Câu 22 :
Cho một đoạn văn trong đó còn thiếu các quan hệ
từ cẩn thiết. Hãy hoàn chỉnh đoạn văn đó bằng
phép điền từ.
Câu 23 :

Cho một văn bản chưa đánh dấu. Hãy điền các
dấu câu cần thiết và viết lại cho đúng quy tắc
chính tả chữ viết.


Càu 24 :
Cho một đoạn văn trong đó có một số câu sai về cấu
tạo.
Hãy tìm và chữa lại cho đúng.
Càu 25 :
Cho một đoạn văn trong đó có một số câu sai về
quan hệ nghĩa giữa các thành phần, giữa các vế
câu. Hãy tìm và chữa lại cho đúng.
Càu 26 :
Cho một đoạn đối thoại. Hãy chuyển lời nói trực
'tiếp thành lời nói gián tiếp.
Cáu 27 :
Lập một bối cảnh giao tiếp trong đó có một số từ
dùng sai (đặc biệt là từ Hán Việt). Hãy tìm, phân
tích và chữa lại cho đúng.
Câu 28 :
Lập một bối cảnh giao tiếp trong đó có một chỗ bỏ
trống. Hây dùng phép điền từ vựng thích hợp và
giải thích.

18


Câu 29 :
Dùng phcp thế từ vựng để sử dụng tính từ đạt hiệu

quả biểu đạt tốt hơn trong các bối cảnh giao tiếp.
Câu 30 :
Dùng phép thế từ vựng để sử dụng tính từ đạt hiệu
quả biểu đạt tốt hơn trong bối cảnh giao tiếp.
Câu 31 :
Cho một động từ (hoặc một tính từ). Hãy :
- Lập danh sách các động từ (hoặc tính từ) có cùng
chung nét nghĩa với nó.
- Phân biệt sắc thái nghĩa và cách dùng của chúng.
Câu 32 :
Cho một văn bản chưa thể hiện đúng các quy tắc
chính tả (chưa tách câu, chưa viết hoa hoặc viết hoa
không đúng các tên riêng, phiên âm từ nước ngoài
chưa đúng). Hãy viết lại theo đúng các quy tắc
chính tả hiện hành.

19


IV. CÂU HỎI CHUẨN CỦA CHƯƠNG TRÌNH
TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH lì
(Đã nghiệm thu)
Càu 1 :
Đọc một văn bản, xác định chủ để chung, chủ đề
bộ phận và quan hệ giữa chúng với nhau.
Câu 2 :
Cho một số chủ đề (quãng 3). Hãy chọn một chủ
đề và thử xây dựng hệ thống chủ đề bộ phận để có
thể xây dựng một văn bản.
Câu 3 :

Cho một đề tài, thử xây dựng những lập luận cần
thiết để có một văn bản tốt, chú ý sao cho các lập
luận phải :
- Hợp lý, chặt chẽ.
- Có tính thuyết phục.
- Rõ ràng và có lợi nhất cho người viết.
Câu 4 :
Cho một đề tài, bằng những tri thức đã học và kinh

20


nghiệm cuộc sống hãy xây dựng đề cương cho bài
viết của mình về đề tài đó.
Câu 5 :
Cho một đoạn văn. Hãy phân tích kết cấu của nó
rồi viết lại thành một đoạn văn có kết cấu khác.
Câu 6 :
Cho một đề tài. Hãy viết một số đoạn mở đầu theo
các kiểu khác nhau cho văn bản giới thiệu đề tài
đó.
Cảu 7 :
Cho một đoạn văn. Hãy tìm, phân tích các phương
tiện liên kết hình thức của nó và nhận xét cách sử
dụng các phương tiện đó của tác giả.
Câu 8 :
Cho một đoạn văn. Hãy tìm và phân tích các liên
kết nội dung (liên kết đề tài, liên kết logic) của nó.
Nhận xét cách triển khai nội dung của tác giả (trình
tự sắp xếp, tính chính xác, tính đầy đủ, tính nghệ

thuật).

21


Câu 9 :
Cho một đoạn văn chưa tách đoạn trên chữ viết.
Hãy tách đoạn văn đó thành các đoạn văn theo các
quy tắc thông thường. Giải thích cơ sở của cách
tách đoạn đó.
Câu 10 :
Từ một văn bản có nhiều lỗi về cách tách đoạn (bài
làm của học sinh PTTH), hãy nêu các lỗi rồi tách
lại cho đúng và giải thích lý do.
Càu 11 :
Cho một đoạn văn có độ dài quãng 150 chữ. Hãy
tóm tắt thành 3 hoặc 4 câu và giải thích cách làm
của mình.
Câu 12 :
Cho một bài báo thời sự (hoặc một bài viết chính
luận) có độ dài quãng 500 chữ. Hãy tóm tắt thành
văn bản ngắn quãng 100 chữ.
Càu 13 :
Cho một văn bản thuộc một trong các giáo trình
đang học có độ dài quãng 1000 chữ. Hãy :
22


a) Gạch một gạch dưới những ý quan trọng nhất.
b) Gạch hai gạch dưới những ý quan trọng thứ hai.

Càu 14 :
Cho một đoạn văn có những chỗ sai về liên kết nội
dung.
Hãy tìm chỗ sai và sửa lại cho đúng.
Cáu 15 :
Cho một đoạn văn có những chỗ sai về liên kết
hình thức. Hãy tìm chỗ sai và sửa lại cho đúng.
Cáu 16 :
Cho một hộp phiếu các tài liệu tham khảo về một
đề tài nào đấy. Hãy sắp xếp thành một danh sách
theo quy định hiện hành.
Cáu 17 :
Cho một đoạn văn. Hãy lập danh sách các câu và
tìm đề, thuyết cho chúng.

Cảu 18 :
Cho một đoạn văn trong đó còn thiếu các từ ngữ
tình thái cần thiết. Hãy hoàn chỉnh đoạn văn đó
bằng phép điền từ.
23


Câu 19 :
Cho một đoạn văn trong đó còn thiếu các từ ngừ
tình thái cần thiết. Hãy hoàn chỉnh đoạn văn đó
bằng phép điền từ.
Câu 20 :
Cho một văn bản chưa đánh dấu câu. Hãy điền các
dấu câu cần thiết và viết lại cho đúng quy tắc chính
tả chữ viết.

Câu 21 :
Cho một đoạn văn trong đó có một số câu sai về
cấu tạo. Hãy tìm và chữa lại cho đúng.

Câu 22 :
Cho một đoạn văn trong đó có một số câu sai về
quan hệ nghĩa giữa các thành phần, giữa các vế
câu. Hãy tìm và chữa lại cho đúng.
Càu 23 :
Lập một bối cảnh giao tiếp trong đó có một số từ
dùng sai (đặc biệt là từ Hán Việt). Hãy tìm, phân
tích và chữa lại cho đúng.

24


×