Tải bản đầy đủ (.pdf) (432 trang)

Giáo trình lịch sử học thuyết chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.79 MB, 432 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XẢ HỘI VÀ NHÂN VĂN

______________________________________• __________ «___________________________

t



KHOA KHOA HOC CHÍNH TRI

LƯU MINH VĂN (Chủ biên)
GIÁO TRÌNH

LICH S ỉ

mẫm
CHINH m

DÙNG CHO HỆ ĐÀO TẠO cử NHÂN CHÍNH TRI HOC

Tú SÁCH KHOA HỌC
MS: 294-KHXH-2017

HQS
GDG

HắNỌỊ NHÀ XUẤT BẢN ĐAI H O C Q U Ố C G IA HÀ NÔI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC CHỈNH TRỊ



L ư u M in h V ă n ( C h ủ b iê n )

GIÁO TRÌNH

LỊCH sử HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ
(Dùng cho hệ đào tạo cử nhân Chính trị học)

NHA XUÁT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI


Biên soạn:
Chương 1

TS. Phan ChíThành,TS. LƯU Minh Văn

Chương 2

TS. Lưu Minh Văn

Chương 3

TS. Phan ChíThành

Chương 4

TS. Phan ChíThành

Chương 5


TS. Lưu Minh Văn

Chương 6

TS. Lưu Minh Văn

Chương 7

TS. Lưu Minh Văn

Chương 8

TS. Lưu Minh Văn, ThS. Vũ Thị Minh Thắng
TS. Nguyễn Thị Châu Loan

Chương 9:

PGS. TS. Vũ Hoàng Công

Chương 10: PGS. TS. Lại Quốc Khánh


MỤC LỤC
Trang
Lời nói đáu.........................................................................................................................13

Chương 1

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu LỊCH sử HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ
1.1.


Đôi tượng nghiên cứu
của môn học Lịch sử học thuyết chính trị..................................... 17

1.2.

Những đặc trưng của học thuyết chính trị.................................. 19

1.3.

Phân kỳ lịch sừ học thuyết chính trị............................................. 24

1.4. Phương pháp nghiên cứu Lịch sử học thuyết chính t r ị ..............25

Chương 2

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ• AI CẬP,
• 9 LƯỠNG HÀ VÀ ẤN ĐỘ
• cồ ĐẠI

2.1. Tư tưởng chính trị Ai Cập cô đại.................................................... 31
2.1.1. Bôi cảnh hình thành tư tưởng chính trị Ai Cập cổ đ ại.. 31
2.1.2. Nội dung tư tưởng chính trị Ai Cập cổ đại.................... 37
2.2.

Tư tưởng chính trị Lưỡng Hà cổ đ ạ i............................................43
2.2.1. Bôl cảnh hình thành tư tưởng chính trị
Lưỡng Hà cổ đại................................................................... 43
2.2.2. Nội dung tư tưởng chính trị Lưỡng Hà cổ đại............... 48


2.3.

Tư tưởng chính trị Ấn Độ cổ đại................................................... 54
2.3.1. Bổĩ cảnh hình thành tư tưởng chính trị Ấn Độ cổ đại... 54
2.3.2. Nội dung tư tưởng chính trị Ấn Độ cổ đại..................... 59


8

GIÁO TRlNH LỊCH sử HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ

Chương 3

CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ TRUNG QUỐC cổ ĐẠI
3.1.

Bô'i cảnh hình thành các học thuyê't chính trị
Trung Quốc cổ đại........................................................................... 73

3.2.

Các học thuyết chính trị tiêu biểu của Trung Quôc cổ đại....... 78
3.2.1.

Học thuyết chính trị của Lão Tử........................................78

3.2.2

Học thuyết chính trị của Khổng Từ.................................. 84


3.2.3.

Học thuyết chính trị của Mạnh T ử ................................... 96

3.2.4.

Học thuyết chính trị của Mặc Từ.................................... 103

3.2.5.

Học thuyết chính trị của Hàn Phi................................... 110

Chương 4

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM THỜI KỲ PHONG KIẾN
4.1.

Bổĩ cảnh hình thành tư tưởng chính trị Việt Nam
thòi kỳ phong kiên..........................................................................127

4.2.

Nội dung và giá trị tư tưởng chính trị Việt Nam
thời kỳ phong kiến..........................................................................138
4.2.1. Nội dung tư tưởng chính trị Việt Nam
thời kỳ phong kiến..............................................................138
4.2.2. Các giá trị căn bản của tư tưởng chính trị Việt Nam
thời kỳ phong kiến............................................................. 157

Chương 5


CÁC HỌC
• THUYẾT CHÍNH TRỊ• HY LẠP
• - LA MẪ cổ ĐẠI

5.1.

BÔI cảnh hình thành các học thuyết chính trị
Hy Lạp - La Mã cổ đ ại....................................................................173
5.1.1. Địa lý tự nhiên, dân cư.......................................................173
5.1.2. Sự phát triển kinh tế ...........................................................175


Mục lục

9

5.1.3. Đời sống chính trị - nhà nước
và các cuộc cải cách dân chủ.............................................. 177
5.1.4. Văn hóa và khoa học........................................................... 202
5.2.

Các học thuyêí chính trị Hy Lạp - La Mã cổđ ại........................204
5.2.1.

Học thuyết chính trị của Herodotus................................ 204

5.2.2.

Học thuyết chính trị của Democritus.............................. 208


5.2.3.

Học thuyết chính trị của Plato.......................................... 212

5.2.4.

Học thuyết chính trị của Aristotle................................... 221

5.2.5.

Học thuyết chính trị của Polibius.................................... 227

5.2.6.

Học thuyết chính trị của Cicero....................................... 230

Chương 6

CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ PHƯƠNG TÂY THỜI KỲ TRUNG cổ
6.1.

Bối cảnh hình thành học thuyết chính trị
phương Tây thòi kỳ Trung cổ........................................................239

6.2.

Các học thuyết chính trị phương Tây thời kỳ Trung cổ........... 242
6.2.1.


Học thuyết chính trị của Augustine................................242

6.2.2.

Học thuyết chính trị của Aquinas.................................... 248

6.2.3.

Học thuyết chính trị của phong trào "Tà giáo"..............254

Chương 7

CÁC HỌC
• THUYẾT CHÍNH TRỊ• PHƯƠNG TÂY THỜI KỲ PHỤC
• HƯNG
7.1.

Bổĩ cảnh hình thành của các học thuyết chính trị
phương Tây thời kỳ Phục hưng....................................................263

7.2.

Các học thuyết chính trị thời kỳ Phục hưng.............................. 266
7.2.1.

Học thuyết chính trị của Machiavelli.............................266

7.2.2.

Học thuyết chính trị của More......................................... 281


7.2.3. Tư tưởng chính trị của Phong trào Cải cách Tôn giáo..... 288


10

GIÁO TRlNH LỊCH sử HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ

Chương 8

CÁC HỌC
• THUYẾT CHÍNH TRỊ• PHƯƠNG TÂY THỜI KỲ CẬN
• ĐẠI

8.1.

Bôi cảnh hình thành các học thuyết chính trịphương Tây
thời kỳ Cận đ ại................................................................................297

8.2.

Các học thuyết chính trị phương Tây thời kỳCận đại..............298
8.2.1.

Học thuyết chính trị của Hobbes ....................................298

8.2.2.

Học thuyết chính trị của Locke........................................ 306


8.2.3.

Học thuyết chính trị của Montesquieu ..........................316

8.2.4.

Học thuyết chính trị của Rousseau..................................327

8.2.5.

Học thuyết chính trị của M ill........................................... 337

8.2.6.

Học thuyết chính trị của Tocqueville..............................353

Chương 9

HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
9.1.

Bôi cảnh hình thành học thuyết chính trị
chủ nghĩa Mác - Lênin....................................................................377

9.2.

Nội dung cơ bản của học thuyết chính trị
của chủ nghĩa Mác - Lênin.............................................................384
9.2.1. Về bản châ't, nguồn gốc và quy luật của chính trị......... 384
9.2.2. Về nhiệm vụ chính trị của giai câ'p vô sản

trong cách mạng xã hội chủ nghĩa....................................392
9.2.3. Những nguyên tắc cơ bản
của học thuyết chính trị mác xít........................................393


Mục lục

11

Chương 10

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ Hố CHÍ MINH
10.1. Bôi cảnh hình thành tư tường chính trị Hổ ChíMinh..............407
10.2. Nội dung, đặc điểm và giá trị cơ bản
của tư tưởng chính trị Hổ Chí Minh............................................ 413
10.2.1. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chi Minh................413
10.2.2. Đặc điểm và giá trị
của tư tưởng chính trị Hổ Chí Minh..............................424
10.3.

Giá trị của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh..................426

TÀI LIỆU ĐỌC THÊM ....................................................................................... 433



LỜI NÓI ĐẨU
Nghiên cứu Lịch sử học thuyết chính trị (và Lịch sử tư tưởng
chính trị) là hành trình gian nan, nhưng cũng nhiều lý thú bởi sẽ
được chiêm ngưỡng, được cùng suy tư với các nhà tư tưởng, lý

thuyết gia, chính khách (qua các tác phẩm, các đúc kết, các chiêm
nghiệm của họ, trong đó có người cách chúng ta cả ngàn năm) về
thế giới chính trị. Vì vậy, khi đến với môn học "Lịch sử học thuyết
chính trị" với niềm say mê, tinh thần khám phá, người học sẽ nhận
được những kiến thức cơ bản về lịch sử chính trị, về cách nhân
loại và mỗi cộng đổng đã đôi mặt và giải bài toán tồn tại, phát
triển của chính mình. Cũng qua môn học, các quy luật, phạm trù,
khái niệm, v.v... của Chính trị học sẽ hiện ra với những sắc thái đa
dạng, phong phú, được "cọ sát" nhiều chiều bởi những cách tiếp
cận, cách kiến giải từ những "bộ óc" và "trái tim" lớn, đó là những
Plato, Aristotle, Khổng Tử, Lão Tử, Hàn Phi, là Machiavelli,
T. Hobbes, J. Locke, ià c . Mác, Ph. Ăngghen, V. I. Lênin, Hổ Chí
Minh, v.v... Với nghĩa đó, nghiên cứu lịch sử học thuyết chính trị
là con đường giúp hình thành nhãn quan khoa học, tư duy phê
phán về chính trị, góp thêm hành trang hữu ích giúp ta tự tin đi
trong thê'giới đa dạng và đầy biến động.
Trong quá trình biên soạn Giáo trình Lịch sử học thuyết chính trị
chúng tôi cũng đối mặt với những khó khăn [mà nhiều nhà nghiên
cứu lĩnh vực lịch sử học thuyết chính trị thường gặp], chẳng hạn,
về nguồn tài liệu gốc, những khác biệt của hệ thống thuật ngữ
giữa các thời đại, của bôi cảnh, và cách tiếp cận đã đưa đêh những


GIÁO TRÌNH LỊCH sử HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ

14

kiến giải, cách hiểu và đánh giá khác nhau có khi về cùng một tác
giả hay cùng một luận điểm, vì vậy, gắng hiểu, giải mã đúng các
tư tưởng và sự kiện là kỳ vọng của bất cứ người nghiên cứu nào,

dù không bao giờ là dễ dàng. Đối mặt với những khó khăn đó,
việc chọn được và trụ chắc trên những quan điểm và phương
pháp khoa học sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đúng, khách quan về
các tư tưởng, các học thuyết chính trị trong lịch sử, đánh giá được,
tìm được cái có giá trị để lớn lên "trên vai của những người khổng
lổ". Những thành tựu của phép biện chứng duy vật trong nghiên
cứu lịch sử xã hội (trong đó có lịch sử tư tưởng) là một trong
những điểm tựa phương pháp luận như vậy.
Giáo trình gồm 10 chương. Chương 1 [Dan nhập] giới thiệu
những vấn đề phương pháp luận cho nghiên cứu, học tập môn
học "Lịch sử học thuyết chính trị". Ở đó, độc giả sẽ tìm thấy
những chỉ dẫn cần thiết cho nghiên cứu các học thuyết, các tư
tưởng chính trị trong lịch sử. Đó là thảo luận về khái niệm lịch sử
học thuyết chính trị (định nghĩa, đặc điểm, tính chất), về đôi
tượng nghiên cứu, về phân kỳ, về phương pháp nghiên cứu,
v.v... Từ chương 2 đến chương 10 là hành trình khám phá các học
thuyết chính trị, các chương này đều được trình bày theo cách: đi
từ bối cảnh (điều kiện) hình thành các học thuyết chính trị đến
nội dung các học thuyết và về giá trị và hạn chế của các học
thuyết, các tư tưởng.
Tập thể tác giả biên soạn giáo trình (đã nhiều năm tham gia
giảng dạy và nghiên cứu lịch sử các học thuyết chính trị) là những
giảng viên của Khoa Khoa học Chính trị thuộc Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, là
những giảng viên kiêm nhiệm của Khoa Khoa học Chính trị trong
nhiều năm. Có được bản thảo này chúng tôi xin gửi những lời cảm
ơn trân trọng đên GS.TS. Phùng Hữu Phú, GS.TS. Đỗ Quang


Lời nói đẩu


15

Hung và các đổng nghiệp vì nhũng gợi ý, động viên trong nhiều
năm; đến PGS.TS. Nguyễn Vũ Hảo (Bộ môn Lịch sử Triết học,
Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) và
PGS.TS. Lưu Văn Quảng (Viện Chính trị học, Học viện Chính trị
Quốc gia HỔ Chí Minh) đã dành thời gian đọc, góp nhiều ý kiến
quý báu để hoàn thiện bản thảo; đến ThS. Nguyễn Văn Thắng giảng viên Khoa Khoa học Chính trị, đã trợ giúp các hoạt động tổ
chức biên soạn; và đặc biệt đến các bạn sinh viên ngành Chính trị
học từ khóa QH 2008-X1 đến khóa QH 2014-X là những người đã
tiếp cận sớm bản thảo này, nhiều chỉnh sửa của chúng tôi được
gợi ý tù’ những tương tác với các bạn sinh viên.
Giáo trình được biên soạn làm tài liệu phục vụ giảng dạy, học
tập môn học Lịch sử học thuyết chính trị ở bậc đào tạo đại học ngành
Chính trị học (và các ngành khác liên quan) tại Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Giáo
trình đã đáp úng yêu cầu: tính cơ bản, tính hệ thống, tính lịch sử là
kỳ vọng của nhóm biên soạn.
Mặc dù các tác giả đã rất cô' gắng song giáo trình không tránh
khỏi những hạn chế nhất định. Tập thể tác giả rất mong nhận được ý
kiên góp ý của bạn đọc, của các bạn sinh viên để bổ sung, sửa chữa.
Các góp ý xin gửi về Bộ môn Lý thuyết chính trị, Khoa Khoa học
Chính trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn
Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, hoặc qua email:
Lưu Minh Văn
(Trưởng Bộ môn Lý thuyết chính trị)

1 Khóa sinh viên đầu tiên hệ đào tạo đại học ngành Chính trị của Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.




Chương 1

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHẤP NGHIÊN cứu
LỊCH
SỬ HỌC

• THUYẾT CHÍNH TRỊ•
1.1. Đối tượng nghiên CÚU của môn học Lịch sử học thuyết chính trị
1.

Học thuyết chính trị là hình thức phát triển cao và tập trung

của tư tưởng chính trị. Với tư cách là hình thái của ý thức xã hội, tư
tưởng chính trị là sự phản ánh của đời sống chính trị nói chung, từ
quan niệm về chính trị, đến những khía cạnh khác nhau của đời
sống chính trị như quyền lực chính trị, thiết chế chính trị, tổ chức
nhà nước, đảng chính trị, pháp luật, chính khách, công dân và
những môi quan hệ giữa chính trị với các mặt khác của đời sông
xã hội, vói sự vận động, phát triển của xã hội, V.V..
Lịch sử học thuyết chính trị là môn học của chuyên ngành
Chính trị học. Nó nghiên cứu học thuyết (hoặc tư tưởng) chính trị
theo hai hệ quy chiêu chính sau: thứ nhâĩ, nghiên cứu tư tưởng
chính trị của mỗi giai đoạn lịch sử với tư cách là phản ánh lý luận
vê' hiện thực chính trị; thứ hai, quá ưình xã hội là quá trình liên tục,
thời đại sau là kết quả của thời đại trước, do đó luôn chứa đựng
những nhân tố kế thừa. Nghĩa là Lịch sử học thuyết chính trị còn
nghiên cứu tư tưởng (quan niệm, lý thuyết) chính trị trong lịch sử

như là sự phát triển liên tục của tư

iy TRUNG TẰMTHỐNG TINTHƯVIỆN
000$ 0 o o o


GIÁO TRlNH LỊCH sử HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ

18

Vì vậy, qua lịch sử học thuyết chính trị có thể nhìn ra quy luật nội
tại của sự hình thành và phát triển của tư tưởng chính trị.
Các học thuyết chứứi trị xuất hiện đổng thời với sự xuất hiện
của khoa học thế giới quan. Do đó, các điều kiện về nhận thức và
về xã hội cho sự ra đời của các học thuyết chính trị cũng là cua
triết học, vì vậy không chỉ ở thời kỳ cổ đại thường thây nhiều nhà
tư tưởng chính trị cũng là nhà triết học.
Tóm lại, Lịch sử học thuyết chính trị là môn học nghiên cún
các học thuyết chính trị vừa với tư cách là sự phản ánh của đời
sông chính trị trong mỗi giai đoạn lịch sử, vừa với tư cách là một
giai đoạn xác định trong lịch sử tư duy chính trị của nhân loại.
2.

Chính trị chỉ là một phương diện của đời sống xã hội. Nó

xuâ't hiện trong những điều kiện xã hội phân chia thành giai cấp và
biên đổi cùng với sự biên đổi của những điều kiện đó. Những đặc
trung của đời sống chính trị - xã hội ở mỗi thời đại, suy cho cùng,
quy định nội dung của học thuyết chính trị thời đại đó. Do đó,

muôn hiểu được thực châ't nội dung của các học thuyết chính trị,
cần phải hiểu đặc trưng của đời sống chính trị - xã hội trong thòi
đại nó ra đời. Mặt khác, các đặc trưng chính trị ở mỗi thời đại
thường được biểu hiện thông qua những đặc trưng, nhũng sự kiện
lịch sử. Vì vậy, cần phải hiểu được lịch sử của thòi đại mới có thể
hiểu được tư tưởng chính trị của thòi đại đó. Tuy nhiên, vói tư cách
là một hình thái ý thức xã hội, tư tưởng chính trị nói chung và các
học thuyết chính trị nói riêng còn có tính độc lập tương đối. Nó
cũng chính là lĩnh vực chứa đựng các phản ánh vượt trước, những
tư tưởng về chính trị của bản thân các nhà tư tưởng chính trị.
Trong bản chất thực tiễn của mình, đời sông xã hội là đời
sống có ý thức. Đó là ý thức xã hội. Do đó, xã hội hóa là một quy
luật có tính bản chất của đời sông xã hội. Chính trị là một trong
những biểu hiện của quy luật đó. Chính trị thực hiện chức năng


Chương 1. ĐỖI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu LỊCH sử.

19

thông nhất và cô'kết cộng đống xã hội, tức là tô’ chức và quản lý đời
sông xã hội ớ một trình độ cao hơn so với các tổ chức và quản lý
xã hội có trước nó trong lịch sử (xã hội nguyên thủy). Khi chính trị
xuất hiện và tổn tại song song với các hình thức tổ chức xã hội
khác, nó luôn là một hình thức cao nhất và chung nhất, chi phối
các hình thức khác. Do đó, chính trị có tính phô quát và có phạm
vi vĩ mô. Chính trị thâu tóm vào lĩnh vực của nó các quan hệ, các
lợi ích và các hình thức hoạt động liên quan tới sự tổn vong, ổn
định và phát triển của cộng đồng và giữa các cộng đổng. Biểu hiện
cao nhất và tập trung nhất của chính trị là tất cả những gì liên

quan đến Nhà nước: bản chất, vai trò xã hội, tổ chức và các hoạt
động của Nhà nước và mối liên hệ giữa Nhà nước với những bộ
phận còn lại của xã hội, tức là với các tổ chức xã hội khác, và với
thần dân hay công dân của nó.
1.2. Những đặc trưng của học thuyết chính trị
a. Tính tư tưởng
Đời sống chính trị của mỗi thời đại là kết quả của tương quan
giai câp ở thời đại đó, trong đó giai cấp thống trị, tức là giai cấp
nắm được quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước - có vai trò chi
phối các giai cấp khác. Vì vậy, những biểu hiện quan phương về
mặt tư tưởng bị chi phôi bởi hệ tư tưởng của giai cấp thống trị. Do
đó, các học thuyết chính trị bao giờ cũng mang khuynh hướng giai
cấp của giai cấp thống trị.
Nhung cũng chính vì là sự phản ánh của đời sống chính trị,
các học thuyết chính trị còn phản ánh tư tưởng của các giai cấp
khác, thông qua việc phản ánh các tương quan giai câ'p, các xu thế
vận động của xã hội, những nhu cầu xã hội đối với chính trị, từ
thể chế chính trị, thiết chế nhà nước, luật pháp, chính khách, v.v..,
và nguyện vọng của các tầng lớp dân cư. Tư tưởng chính trị là
biểu hiện ở dạng thức cô đọng của cuộc đâu tranh tư tưởng của


20

GIÁO TRlNH LỊCH sử HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ

các giai câ'p với nhau xung quanh những vấn đề trên. Bởi vì các
giai cấp đều nhận thây việc giải quyết những vấn đề đó có ảnh
hưởng căn bản và lâu dài tới các lợi ích thiết thân của mình. Tuy
nhiên, tùy thuộc vào thực lực của giai cấp thổng trị và khả năng

chi phôi sinh hoạt tinh thần của nó mà tư tưởng chính trị của các
giai câp được thể hiện trong các hình thức và mức độ khác nhau.
b. Tính thực tiễn
Các học thuyết xã hội bao giờ cũng có tính thực tiễn ở mức độ
khác nhau, bởi vì nó phản ánh chính đời sông xã hội, một hiện
thực có bản châ't thực tiễn. Nhưng học thuyết chính trị có tính thực
tiễn rõ rệt hơn và trực tiếp hơn các học thuyết xã hội khác, bởi vì
nó phản ánh đời sông chính trị - lĩnh vực mà ở đó tính thực tiễn
luôn được thể hiện ra ở tầm vĩ mô và qua những quan hệ phổ quát
nhâ't. Nó cũng chỉ tập trung phản ánh hình thức xã hội của thực
tiễn, chứ không đề cập tới tương quan giữa con người với tự nhiên
một cách trực tiếp.
Tính thực tiễn của các học thuyết chính trị được thể hiện ở hai
khía cạnh: khuynh hướng xã hội hóa và khuynh hướng lợi ích.
Khuynh hướng xã hội hóa được phản ánh trong các học
thuyết chính trị là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của
thực tiễn nhân loại. Hình thức xã hội và nội dung tự nhiên là cấu
trúc nội tại của thực tiễn. Tác động giữa hai mặt này của thực tiễn
làm cho thực tiễn trở thành một quá trình phát triển, chứa đựng
toàn bộ các quy luật biện chứng mà tư duy nhân loại đã nắm
được. Trong hiện thực, sự phát triển của mối quan hệ giữa con
người và thiên nhiên thúc đẩy quá trình hoạt động giữa người và
người (một trong các biểu hiện của nó là phân công lao động), và
ngược lại, trao đổi hoạt động làm cho tri thức và kinh nghiệm của
nhân loại tăng lên nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn. Do đó, sự liên
kết, cô' kết con người ngày càng được mở rộng về quy mô, và càng


Chương 1. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu LỊCH sử.


21

ngày càng phong phú về nội dung. Vì vậy, xã hội hóa trở thành xu
hướng không thể cưỡng lại của nhân loại trong tiến trình lịch sử.
Trong triết học chính trị - một dạng lý thuyết ở cấp độ thế giới
quan của tư tưởng chính trị, chẳng hạn, trong các lý thuyết về thế
giới đại đổng khuynh hướng xã hội hóa được thể hiện ở vấn đề đi
tìm giá trị đổng nhất (hoặc tính đổng nhất) là cơ sở để cố kết tất cả
các dân tộc thành một cộng đổng duy nhất toàn nhân loại. Xu
hướng tư tưởng này xuẩt hiện rất sớm, như là phản lóng của bản
châ't xã hội hóa trong nhân tính trước hiện thực con người áp bức,
bóc lột, tàn sát con người - hiện thực trong đó con người bị phân
chia thành giai cấp đối kháng, thành các cộng đổng không chỉ
khác biệt mà còn thù địch với nhau. Vì thực tiễn chưa thể có đủ
điều kiện cho chúng, trước đây các tư tưởng của xu hướng này chi
thuần túy là một phản kháng tinh thần, do đó có tính ảo tưởng.
Các học thuyết chính trị còn phản ánh quá trình xã hội hóa
trong hiện thực của nó, bởi vì trong hiện thực, mọi hoạt động của
con người luôn bị chi phối bởi lợi ích, từ lợi ích cá nhân, lợi ích của
nhóm, tầng lớp, giai cấp, đên lợi ích của dân tộc, quốc gia và của
toàn nhân loại. Lợi ích là một trong những thuộc tính xã hội của
thực tiễn. Vì vậy, như một nghịch lý, chính sự phân chia con
người thành thân phận, tầng lớp, giai cấp, dân tộc cũng là quá
trình đồng nhất hóa, tức xã hội hóa của nhân loại. Vì vậy, cần phải
học cách đọc được các lợi ích nào đứng đằng sau những lời tuyên
bố, V. I. Lênin nói về điều đó như sau: "Chừng nào người ta chưa
biết phân biệt được lợi ích của giai câp này hay của giai câp khác,
ẩn đằng sau bất kỳ những câu nói, những lời tuyên bố và những
lời hứa hẹn nào có tính chất đạo đức, tôn giáo, chính trị và xã hội,
thì trước sau bao giờ người ta cũng vẫn là kẻ ngốc nghếch bị

người khác lừa bịp và tự lừa bịp mình về chính trị"2. Sau những
2 V. ỉ. Lênin: toàn tập, tập 23, Nxb. Tiến bộ, M. (tiếng Việt), 1980, tr. 57.


22

GIÁO TRlNH LỊCH sử HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ

quan điểm về bản châ't nhà nước, những phương án tổ chức bộ
máy nhà nước, những đòi hỏi về thuộc tính cần phải có của luật
pháp, những phẩm chầt cần phải có của chính khách, của công
dân... bao giờ cũng là chỗ đứng (lập trường) xác định của nhà tư
tưởng: vì lợi ích nào mà cần phải làm thếnày hay thếkia. Chính trị là
vũ đài của những cuộc đấu tranh giữa các lợi ích, nó là phương
thức căn bản nhất, triệt để nhất để giành lấy lợi ích.
c. Tính sáng tạo
Do có tính thực tiễn cao, các học thuyết chính trị thường thê
hiện tính năng động, sáng tạo, tức thể hiện bản chất văn hóa của
tư tưởng chính trị.
Phản ánh đời sống chính trị trong các học thuyết chính trị
không đơn thuần là phản ánh thụ động hiện thực. Ngay cả ở các
nhà tư tưởng chính trị khách quan, tư tưởng chính trị của họ cũng
chứa đựng những yếu tô' sáng tạo, những kế hoạch, những quan
điểm về khía cạnh của đời sống chính trị chưa từng có trong hiện
thực. Đó là những sản phẩm của sáng tạo tinh thần. Sự khác nhau
giữa khuynh hướng chủ quan và khách quan trong tư tưởng chính
trị là sự khác nhau về nguổn gô'c của những sáng tạo tinh thần đó.
Một đằng, các nhà tư tưởng chính trị khách quan đưa ra những kê'
hoạch, những mẫu hình tương lai của chính trị trên cơ sở tổng kết
các kinh nghiệm trong quá khứ và hiện tại. Các sáng tạo tinh thần

được họ tạo ra là hình ảnh chủ quan về nền chính trị tương lai
được rút ra từ logic khách quan của đời sống được phản ánh vào ý
thức chủ quan của nhà tư tưởng. Đằng kia, các nhà tư tưởng chính
trị chủ quan lại không quan tâm tới thực tiễn chírih trị. Từ những
kết luận triết học, họ đề xuất các quan niệm về một nền chính trị
cần phải có, không tính tới các điều kiện lịch sử vốn là những
nhân tố quy định thực chất của nền chính trị trong mỗi thời đại.
Những tư tưởng này có thể rất sâu sắc, rất táo bạo, và thường
chính vì vậy mà nó thiếu tính thực tiễn và dễ không tưởng.


Chương 1. ĐỐI TƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu LỊCH sử.

23

Đặc trung sáng tạo của các học thuyết chính trị có vai trò râ't
quan trọng, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển đời sông
chính trị trong lịch sử. Trong lĩnh vực này, kinh nghiệm chính trị
được đánh giá, được tu chình bằng những tư tưởng nổi tiếng, và
đế lại nhũng bài học quý giá về tất cả các bình diện của đời sống
chính trị. Những tác giả của những tư tưởng ấy, ở một sô' nơi gọi
là "những bậc thánh hiền", những nhà tư tưởng lớn, những "bộ óc
vĩ đại nhất". Lý luận của họ trở thành tài sản quý giá, thành vôĩi
tri thức chính trị có giá trị khuyến cáo râ't cao. Có nhũng học
thuyết chính trị trở thành hệ tư tưởng chính trị chính thống của
nhiều thế chế chính trị trong hàng thiên niên kỷ, ảnh hưởng không
chì ở quốc gia dân tộc nơi nó được sinh ra, mà còn ở rất nhiều
quốc gia khác, như tường hợp của học thuyết chính trị Nho gia và
Pháp gia trong lịch sử chính trị Trung Quốc. Râ't nhiều tư tưởng,
quan niệm trong kho tàng văn hóa đổ sộ đó đến nay vẫn còn giá

trị to lớn.
d. Tính đặc thù
Tính đặc thù của các học thuyết chính trị bị quy định bởi tính
đặc thù của thực tiễn, tính đặc thù của lịch sử nhân loại và logic
của chính nó.
Do những điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử, quá trình xã
hội hóa của nhân loại là không đồng đều cả về mặt tiên bộ và các
bước đi cụ thể. Chúng cũng không giống nhau về mặt câ'u trúc, về
các nhân tố quy định quá trình xã hội hóa, và cả về vai trò của
những nhân tô' đó trong quá trình ấy. Mỗi cộng đổng dân tộc là
một quá trình xã hội hóa có tính liên tục với những đặc trưng về
lịch sử, về văn hóa và những truyền thông khác nhau. Quá trình
chính trị là một khía canh của quá trình dân tộc, hơn thế nữa lại là
khía cạnh đặc trưng nhất. Những đặc thù dân tộc không thể
không kì dâu ấn đậm trong các học thuyết chính trị.


24

GIÁO TRÌNH LỊCH sử HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ

Đặc trưng này làm cho công việc nghiên cứu các học thuyết
chính trị càng trở nên khó khăn, nhưng cũng định hướng cho công
việc nghiên cứu hướng tới những kết quả chính xác hơn. Người ta
không thể nhận xét về một quan điểm chính trị chính xác khi tách
nó khỏi các điều kiện cụ thể, ữong đó cũng rất quan trọng là yếu
tố văn hóa và truyền thống dân tộc với tư cách là các nhân tố
khách quan làm cơ sở và tác động chi phối đến đời sông chính trị.
Ngay một quan niệm nào đó có một giá trị phổ quát được phổ cập
sang một dân tộc khác, thì nó cũng đã bị biến đổi ở những mức độ

khác nhau trong quá trình tiếp biên văn hóa. Cùng một luận điểm
của đạo Nho chẳng hạn, sẽ có giá trị khác nhau trong đời sông
tinh thần của người Trung Quốc và người Việt Nam. Cũng như
thế, các tư tưởng của Montesquieu và Rousseau có ý nghĩa khác
nhau trong tư tưởng chính trị Pháp và Hoa Kỳ.
1.3. Phân kỳ lịch sử học thuyết chính trị
Phân kỳ lịch sử là công việc phức tạp đôì với bất kỳ khoa học
nào. Với lịch sử các học thuyết chính trị cũng vậy. Sự khác nhau
giữa các kiểu phân kỳ bị quy định bởi cơ sở (tiêu chí) phân kỳ mà
các nhà khoa học lựa chọn. Cơ sở ây lại bị quy định bởi thế giới
quan của họ khi nghiên cứu, tái hiện và trình bày lịch sử. Thậm chí,
ngay trong sô' những nhà khoa học có cùng thế giới quan, họ cũng
có thể có sự khác nhau ở những phương án phân chia cụ thể.
Các nhà chính trị học mác-xít, bắt riguổn từ nguyên tắc thế
giới quan duy vật biện chứng, coi chính trị là một yêu tố trong
thượng tầng kiên trúc của xã hội, suy cho cùng bị quy đinh bởi
quan hệ kinh tế (tức là cơ sở hạ tầng của đời sông xã hội). Nên về
căn bản, họ phân chia lịch sử các học thuyết chính trị trên cơ sở
hình thái kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tính cụ thể và phong phú của
lịch sử và tính năng động của tư duy làm cho tương quan giữa


Chương 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu LỊCH sử.

25

lịch sử các hình thái kinh tế - xã hội và lịch sử các học thuyết chính
trị không hoàn toàn phù hợp theo tương quan đơn giản. Mặt khác,
tính đặc thù của các học thuyết chính trị như đã trình bày ở phần
trước, làm cho trong cùng một thời lỳ lịch sử nhân loại, ở các châu

lục, khu vực, quốc gia khác nhau, nhưng có khi chúng lại đang ở
vào các giai đoạn phát triển khác nhau. Vì thế, sự phân kỳ không
thể chỉ lệ thuộc vào tiên trình thời gian thuần túy được.
Cũng do tính đặc thù của lịch sử, quá trình tiếp biến của đời
sống chính trị ở các hoàn cảnh xã hội khác nhau còn khác nhau cả
về các đặc trưng nội tại của mỗi quá trình ây. Ví dụ không thể phủ
nhận sự khác nhau giữa lịch sử chính trị ở Tây Âu và lịch sử chính
trị châu Á. Thậm trí trong cùng một vùng, sự khác nhau như thế
cũng rất rõ rệt giữa quốc gia, dân tộc này với quốc gia, dân tộc kia.
Tính phong phú của lịch sử các học thuyết chính trị làm cho việc
phân kỳ lịch sử chỉ có giá trị gần đúng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu Lịch sử học thuyết chính trị
+ Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu lịch sử học
thuyết chính trị là phép biện chứng duy vật và việc vận dụng nó
vào nghiên cứu đời sông xã hội. Các luận điểm của chủ nghĩa duy
vật lịch sử được vận dụng làm nguyên tắc trong quá trình nghiên
cứu là luận điểm về các điều kiện kinh tế (quan hệ kinh tê), suy
cho cùng, quy định các đặc trưng của thượng tầng kiến trúc, trong
đó có các quan hệ chính trị và tư tưởng chính trị, và luận điểm vê'
tính độc lập tương đối của ý thức xã hội trong quá trình phản ánh
tổn tại xã hội.
+ Trên cơ sở phương pháp luận đó, một sô' phương pháp sau
đây thường được chú ý vận dụng để có thể đánh giá các học
thuyết chính trị và tìm ra logic nội tại của quá trình tư duy chính
trị của loài người:


26

GIÁO TRlNH LỊCH sử HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ


Phương pháp lịch sử, phương pháp này đòi hỏi phải nghiên
cứu các học thuyết chính trị trong hoàn cảnh lịch sử mà nó ra đời,
đổng thời xem xét nó như là phản ánh của nhà tư tưởng về quá
trình lịch sử theo quan niệm của người đó, khả năng k ế thừa của
người đó đối với các học thuyết có trước. Đặt các học thuyết chính
trị vào hoàn cảnh lịch sử ra đời của nó giúp người nghiên cứu hiểu
rõ thực chất của những quan điểm chính trị, giá trị lý luận và thực
tiễn của các quan niệm đó, và khuynh hướng giai cấp của nhà tư
tưởng. Đồng thời tính lịch sử lại luôn có hình thức cụ thể theo
nhiều khía cạnh: dân tộc, văn hóa, truyền thống, thậm trí địa vị xã
hội của cá nhân nhà tư tưởng. Phương pháp lịch sử hàm chứa
được khả năng đánh giá chính xác mỗi học thuyết chính trị.
Tính kế thừa là một quá trình liên tục. Tư duy chính trị cũng
là một quá trình liên tục, dù rằng cấu trúc của tính liên tục tư
tưởng khác với cấu trúc của tính liên tục thực tiễn. Trong quá trình
liên tục ấy, mỗi nhà tư tưởng chính trị là một điểm hội tụ và phán
ánh tư duy chính trị của thời đại mình. Do đó, học thuyết của họ
vừa kế thừa lịch sử, vừa phản ánh thời đại. Đối chiêu với quy luật
xã hội hóa không ngừng của lịch sử, chúng ta sẽ nhận thấy điều
đó rõ ràng hơn.
Phương pháp logic, hay phương pháp dõi theo logic khách
quan của lịch sử. Vì vậy, có thể gọi cả hai phương pháp này bằng
một tên chung là phương pháp logic và lịch sử. Ví dụ, với phương
pháp logic, chúng ta dễ dàng phân biệt tư tưởng về nền dân chủ
của các nhà tư tưởng chính trị Âu - Mỹ thời cận đại với tư tưởng
dân chủ của các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại, hay có thể phát hiện
ra sự khác nhau căn bản trong tư tương cách mạng dân chủ của
Robespie và Tôn Trung Sơn,


V. V..

Phương pháp logic còn đòi hỏi

khả năng suy luận của nhà nghiên cứu trong phát hiện, đánh giá
các sáng kiến chính trị của các nhà tư tưởng bằng cách đối chiếu
với các kết quả xã hội mà thực tiễn mang lại.


Chương 1. DỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu LỊCH s ử ..

27

Phương pháp so sánh. Phương pháp này thường xuyên được sử
dụng trong quá trình nghiên cún. Kết hợp và dựa trên phương
pháp logic và lịch sử, phương pháp so sánh làm nổi bật những
đóng góp cho sự phát triển tư duy nhân loại của các nhà tư tưởng,
phân biệt và nêu lên những khác biệt giữa các tư tưởng chính trị ở
các thời đại khác nhau, thậm chí sự khác nhau trong các giai đoạn
phát triển tư tưởng khác nhau của cùng một nhà tư tưởng.
Các thao tác (phương pháp) phụ trợ khác là khái quát hóa,
trừu tượng hóa, văn bản học, chú giải học, v.v.., cũng thường
xuyên phải được vận dụng trong quá trình nghiên cứu.
Cần nhấn mạnh là các phương pháp kể trên không đứng cạnh
nhau, mà luôn được kết hợp với nhau và tất cả được thực hiện
trong khuôn khổ phương pháp luận của phép biện chứng duy vật.
Để đáp ứng những yêu cầu đã nêu trên, giáo trình được trình
bày theo bô' cục sau đây:
Chương 1: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Lịch sử
học thuyết chính trị

Chương 2: Tư tưởng chính trị Ai Cập, Lưỡng Hà và Ấn Độ cổ đại
Chương 3: Các học thuyết chính trị Trung Quô'c cổ đại
Chương 4: Tư tưởng chính trị Việt Nam thời kỳ phong kiến
Chương 5: Các học thuyết chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại
Chương 6: Các học thuyết chính trị phương Tây thòi kỳ Trung cổ
Chương 7: Các học thuyết chính trị phương Tây thời kỳ
Phục hung
Chương 8: Các học thuyết chính trị phương Tây thời kỳ
Cận đại
Chương 9: Học thuyết chính trị chủ nghĩa Mác - Lênin
Chương 10: Tư tưởng chính trị Hổ Chí Minh.


28

GIÁO TRlNH LỊCH sử HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ

TÓM TẤT
Môn học Lịch sử học

Lịch sử học thuyết chính trị là môn học

thuyết chính trị

quan trọng của chuyên nghành Chính trị
học. Nó cung cấp cho người học những
tri thức nền tảng (về các quy luật, phạm
trù, khái niệm, v.v. ) về chính trị, về
khoa học chính trị đã được chắt lọc, khái
quát, chiêm nghiệm qua trí tuệ uyên bác,

tinh tế của các nhà tư tưởng trong lịch
sử phát triển lý luận và tư duy chính trị.

Đối tượng nghiên cứu

Lịch sử học thuyết chính trị nghiên cứu

môn học Lịch sử học

các học thuyết chính trị [vừa với tư cách

thuyết chính trị

là sự phản ánh của đời sống chính trị
trong lịch sử, vừa với tư cách là lịch sử
phát triển tư tưởng, lý luận khoa học về
chính trị của nhân loại]. Chính trị (và các
học thuyết, tư tưởng chính trị) xuất hiện
trong những điều kiện xã hội phân chia
thành giai câp. Những đặc trưng của đời
sổng kinh tế - chính trị - xã hội - văn hóa
ở mỗi thời đại. suy cho cùng, quy định
nội dung của học thuyết chính trị thời
đại đó. Do đó muôn hiểu được thực châ't
nội dung của các học thuyết chính trị,
trước hết cần phải hiểu đặc điểm thời
đại các học thuyết ra đời.



×