Tải bản đầy đủ (.pdf) (567 trang)

Giáo trình pháp luật về thị trường chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.57 MB, 567 trang )

ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘI

KHOA LUÂT

PGS.ĨS. LÊ THỊ THU THỦY (Chủ biên)

G I Á O

T

R



N

H

PHÁP LUẬT
VẼ THỊ TRƯỞNG
CHIỈilmì KHOÁN

TỦ SÁCH KHOA HỌC
MS: 296-KHXH-2017

HỊHỊ

gpe

H* ẼỄOỊ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI H Ọ C Q U Ố C GIA HÀ NỘI



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
_________ KHOA LUẬT_________
PGS. TS. LÊ THỊ THU THỦY (Chủ biên)

GIÁO TRÌNH

PHÁP LUẬT VẼ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC g u ố c GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TẦM THÔNG TINTHƯVIỀN


Biên soạn:
PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy

Chương 1,5

PGS.TS. Lê Thị Thu Thuỷ; ThS. Đỗ Minh Tuấn

Chương 3,4,7

PGS.TS. Phạm Thị Giang Thu; ThS. Nguyễn Thị Thanh Tú

Chương 2

TS. Nguyễn Thị Lan Hương; ThS. Đỗ Minh Tuấn

Chương 6



DANH MỤC Từ VIẾT TẮT
CK

Chứng khoán

TTCK

Thị trường chứng khoán

CTCK

Công ty chứng khoán

SGDCK

Sở Giao dịch chứng khoán

UBCKNN

ủy ban Chứng khoán Nhà nước


MỤC LỤC


____•

Lòi nói đầu................................................................................................... 15


Chương 1:

1.

NHỮNG VẤN ĐỂ cơ BẢN VẼ CHỨNG KHOÁN, THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VÀ PHAP lu ậ t V ẽ t h ị trư ờ n g ch ứ n g khoán

Những vâh đề chung về chứng khoán..............................................18

1.1. Khái niệm "chứng khoán".................................................................. 18
1.2. Đặc điểm của chứng khoán.................................................................23
1.3. Phân loại chứng khoán........................................................................26
2.

Tổng quan về thị trường chứng khoán............................................ 39

2.1. Khái niệm, đặc điểm thị trường chứng khoán................................ 39
2.2. Bản chất, vai trò và chức năng của thị trường chứng khoán..... 47
2.3. Phân loại thị trường chứng khoán.................................................... 53
2.4. Các chủ thê tham gia thị trường chứng khoán...............................64
2.5. Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán.............. 77
3.

Những vâh đề cơ bản của pháp luật
về thị trường chứng khoán.................................................................80

3.1. Khái niệm "pháp luật về thị trường chứng khoán"...................... 82
3.2. Câu trúc của pháp luật về thị trường chứng khoán...................... 85
4.


Tác động của pháp luật đôì với thị trường chứng khoán............. 87


GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

10

Chương 2:
1.

PHÁP LUẬT VẼ NHÀ ĐẨU TƯ CHỨNG KHOÁN

Những vân đề chung về nhà đầu tư chứng khoán....................... 93

1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại nhà đầu tư chứng khoán.......93
1.2. Vai trò của nhà đầu tư chứng khoán
trên thị trường chứng khoán............................................................104
2.

Nội dung pháp luật về nhà đầu tư chứng khoán.........................105

2.1. Vị trí pháp lý của nhà đầu tư........................................................... 105
2.2. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư chứng khoán....................... 108
2.3. Các biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ nhà đầu tư
trên thị trường chứng khoán............................................................116

Chương 3:
1.


PHÁP LUẬT VẼ CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOAN

Khái niệm, đặc điểm hoạt động kinh doanh chứng khoán
trên thị trường chứng khoán............................................................131

2.
2.1.
2.2.
2.3.

Pháp luật về công ty chứng khoán................................................. 133
Khái niệm, đặc điểm công ty chứng khoán...................................134
Mô hình, chức năng và vai trò của công ty chứng khoán.......... 145
Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc hoạt động
kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán................... 153
2.4. Nội dung pháp luật về công ty chứng khoán...............................162
3. Pháp luật về quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ......................... 259
3.1. Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán........................................... 261
3.2. Pháp luật về công ty quản lý quỹ................................................... 269
4.

Pháp luật về ngân hàng giám sát.................................................... 275

5. Pháp luật về tổ chức xếp hạng tín nhiệm.......................................276
5.1. Khái niệm "về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm".................................276
5.2. Vai trò của xếp hạng tín nhiệm....................................................... 279
5.3. Địa vị pháp lý của tổ chức xếp hạng tín nhiệm ............................281
5.4. Vârt đề giải quyết xung đột lợi ích trong hoạt động
của tổ chức xếp hạng tín nhiệm....................................................... 282
5.5. Trách nhiệm pháp lý của tổ chức xếp hạng tín nhiệm................286



Mục lục
Chương 4:
1.

PHÁP LUẬT VẾ CHÀO BẤN CHỮNG KHOÁN

Nhũng vâh đô' chung về chào bán chứng khoán...........................291

1.1. Khái niệm và đặc điểm của chào bán chứng khoán..................... 291
1.2. Chủ thể chào bán chứng khoán........................................................295
1.3. Vai trò của chào bán chứng khoán...................................................296
1.4. Bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư
trong hoạt động chào bán chứng khoán........................................ 297
2.

Nội dung pháp luật về chào bán chứng khoán............................. 300

2.1. Pháp luật vể chào bán chứng khoán ra công chúng.....................300
2.2. Pháp luật về chào bán riêng lẻ..........................................................326
2.3. Các hoạt động chào bán chứng khoán
không phải đăng ký phát hành........................................................344
3.

Quản lý nhà nước đổĩ với chào bán chứng khoán........................350

3.1. Sự cần thiết của quản lý nhà nước
đôì với chào bán chứng khoán.........................................................350
3.2. Các mô hình quản lý nhà nước

đôì với chào bán chứng khoán trên thế giói.................................. 353
3.3. Mô hình quản lý nhà nước đôi với chào bán chứng khoán
ở Việt Nam hiện nay.......................................................................... 359
3.4. Xử lý vi phạm pháp luật trong chào bán chứng khoán
ở Việt Nam .......................................................................................... 362
4.

Xu hướng phát triêh của pháp luật về chào bán chứng khoán....364

Chưong 5:
1.

PHÁP LUẬT VẼ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KH0ẤN t ậ p tr u n g

Những vấn đề chung về Sở giao dịch chứng khoán................... 369

1.1. Khái niệm, đặc điểm của Sở giao dịch chứng khoán.................. 369
1.2. Vai trò của Sở giao dịch chứng khoán............................................374
1.3. Mô hình Sở giao dịch chứng khoán................................................ 379


GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

12

1.4. Các nguyên tắc hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán....... 392
2.

Nội dung pháp luật về Sở giao dịch chứng khoán.....................403


2.1. Vị trí pháp lý của Sở giao dịch chứng khoán..............................403
2.2. Cơ câ'u tổ chức của Sở giao dịch chứng khoán............................406
2.3. Hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán................................... 416

Chương 6:

PHÁP LUẬT VỂ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KH0ẤN p h i t ậ p tr u n g (THỊ TRƯỜNG OTC)

1. Những vâri đề chung về thị trường OTC..................................... 467
1.1. Khái niệm và đặc điểm thị trường OTC....................................... 467
1.2. Lợi ích và rủi ro của thị trường OTC............................................ 472
2.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.

Yêu cầu điều chỉnh pháp luật về thị trường O TC ........................475
Về tổ chức quản lý thị trường...........................................................475
Về chủ thể tham gia thị trường........................................................476
Về hàng hóa trên thị trường..............................................................477
Phương pháp giao dịch trên thị trường......................................... 478

3.
3.1.
3.2.
3.3.

Pháp luật về thị trường OTC ở một số nước trên thế giới........ 478
Về tổ chức quản lý thị trường...........................................................478

Chủ thể tham gia thị trường............................................................. 481
Điều kiện để chứng khoán được báo giá
trên thị trường OTC........................................................................... 483
3.4. Về phương thức giao dịch trên thị trường O TC...........................486
3.5. Qui định về bảo vệ nhà đầu tư.........................................................488
3.6. Xử lý vi phạm.......................................................................................491
4. Pháp luật về thị trường OTC ở Việt Nam......................................492
4.1. Bôi cảnh xây dựng pháp luật
về thị trường chứng khoán phi tập trung......................................492
4.2. Cơ sở pháp lý về thị trường chứng khoán chưa niêm yết........ 493
4.3. Pháp luật về thị trường chứng khoán chưa niêm y ế t................. 495


Mục lục
Chương 7:

PHÁP LUẬT VẾ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOẤN

1.
Những vâh đê' chung về quản lý thị trường chứng khoán..... 501
1.1. Sự cần thiết phải quản lý thị trường chứng khoán......................501
1.2. Khái niệm và đặc điểm của quản lý thị trường chứng khoán.. 506
1.3. Khái niệm và câu trúc pháp luật về quản lý
thị trường chứng khoán.....................................................................508
2.

Nội dung pháp luật về quản lý thị trường chứng khoán.......... 510

2.1. Chủ thê quản lý thị trường chứng khoán.....................................510
2.2. Hoạt động quản lý thị trường chứng khoán................................533

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................... 561


LỜI NÓI ĐẨU
Thị trường chứng khoán là thị trường tài chính đặc biệt, có vai
trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế ở các quốc gia
trên thế giới. Lịch sử phát triển thị trường chứng khoán trên thế
giới đã khẳng định thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn
trung và dài hạn cho nền kinh tế. Những tác động của thị trường
này đối với sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung và doanh
nghiệp, nhà đầu tư nói riêng là không nhỏ. Các quan hệ phát sinh
trên thị trường chứng khoán rất đa dạng và phức tạp. Vì vậy, để
thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả, nhà nước đã ban
hành các văn bản pháp luật qui định về tổ chức và hoạt động của
thị trường chứng khoán. Các văn bản này tạo khuôn khổ pháp lý
cho các hoạt động trên thị trường chứng khoán. Đặc biệt, trong bối
cảnh hội nhập và quốc tế hóạ thị trường chứng khoán hiện nay,
pháp luật về thị trường chứng khoán có nhiều chinh sửa, bổ sung
để đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế và phù hợp với thực tiễn
hoạt động của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, cũng phải nói
rằng, trong những điều kiện biên đổi không ngừng của các quan
hệ kinh tế thì việc hoàn thiện nội dung của pháp luật về thị trường
chứng khoán là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc nghiên
cứu các vân đề lý luận cũng như thực trạng pháp luật về thị
trường chứng khoán là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Để đáp ứng nhu cầu nêu trên, chúng tôi biên soạn cuốn giáo
trình "Pháp luật về thị trường chứng khoán". Giáo trình này đi sâu


16


GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT VỂ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

nghiên cứu các vấn đề cơ bản về chứng khoán, thị trường chímg
khoán và pháp luật thị trường chứng khoán, nội dung điều chính
của pháp luật về thị trường chứng khoán ở Việt Nam, có sự tham
khảo với pháp luật về thị trường chứng khoán của một số nước
trên thế giới như Hoa Kỳ, Hàn Quô'c, Trung Quốc, Nhật Bản...
Giáo trình là tài liệu học tập đôi với sinh viên, học viên cao học
Khoa Luật - ĐHQGHN và là tài liệu tham khảo đối với sinh viên
của các cơ sở đào tạo luật khác, cũng như đối với giảng viên dạy
pháp luật về thị trường chứng khoán, các nhà quản lý, các chủ
thể tham gia thị trường chứng khoán. Trong quá trình biên soạn,
mặc dù các tác giả đã đầu tư nhiều thời gian và công sức, song có
thể vẫn còn những hạn chế, thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận
được ý kiến đóng góp, bổ sung để lần tái bản sau giáo trình được
hoàn thiện hơn.

Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐẼ Cơ BẢN VẾ CHỨNG KHOÁN, THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VÀ PHÁP LUÂTVỂ THLTRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trong lịch sử hình thành và phát triển thị trường tài chính,
thị trường tiền tệ được hình thành trước do ban đầu nhu cầu vốn
cũng như tiền tiết kiệm trong dân cư chưa cao và nhu cầu về vốn
này chủ yếu là vốn ngắn hạn. Hay nói cách khác, thị trường tiền

tệ là thị trường vốn ngắn hạn, nơi diễn ra các hoạt động cung và
cầu về vốn ngắn hạn. Sau đó, củng với sự phát triển kinh tế, nhu
cầu về vốn trung, dài hạn cho đầu tư phát triển ngày càng cao và
thị trường vốn trung và dài hạn đã ra đời đế đáp úng các nhu
Cầu này. Để huy động được các nguồn vốn trung và dài hạn, bên
cạnh việc đi vay ngân hàng thông qua hình thức tài chính gián
tiếp, Chính phủ và một sô' công ty còn thực hiện huy động thông
qua việc phát hành các chứng khoán. Một khi các chúng khoán
đã được phát hành có giá trị nhât định thì tâ't yếu sẽ làm nảy sinh
nhu cầu về mua, bán, trao đổi các chúng khoán đó. Chính vì vậy,
nói đến thị trường chứng khoán là nói đến hoạt động giao dịch
mua bán chứng khoán, v ề nguyên tắc, giá chứng khoán mua bán
trên thị trường chứng khoán do cung cầu quyết định.
Thị trường chứng khoán là loại thị trường phổ biến trong nền
kinh tế thị tcường hiện nay. Theo cách hiếu Ihôn ■’'
tkị -thi-------y
ĐẠIHỘC
HA NỘI
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯVIỀN


SSHBBHRSm HSSì

GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

trường chúng khoán là một loại thị trường vôn trung và dài hạn
và là bộ phận của thị trường tài chính, nơi trao đổi, mua bán các
loại chứng khoán: cổ phiếu, trái phiếu, chúng chỉ quĩ đầu tư, các
loại chứng khoán phái sinh. Kinh nghiệm phát triển thị trường
chứng khoán của các nước trên thế giới trong thời gian qua cho

thấy cần phải áp dụng nhiều biện pháp để khuyến khích phát
triển thị trường vôVi, trong đó có những biện pháp phát triển thị
trường tín dụng trung, dài hạn và những biện pháp phát triển thị
trường chúng khoán. Thị trường chứng khoán là kênh huy động
vôn quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thông
qua hoạt động phát hành chứng khoán của các chủ thể này1.
Chúng khoán là đối tượng giao dịch trên thị trường chúng khoán,
có nhũng đặc thù nhât định so với các loại giây tờ có giá khác.

1.

Những vấn đế chung về chứng khoán

7. 1. Khái niệm "chứng khoán"
Khi nói tới bất kỳ một loại thị trường nào, bên cạnh việc xác
định chủ thể tham gia, người ta phải xác định đối tượng giao dịch
trên thị trường đó là gì. Điều này có nghĩa là phải xác định hàng
hoá được giao dịch trên thị trường.
Chứng khoán và thị trường chứng khoán đã xuât hiện trên
thế giới được gần sáu thế kỷ (từ giữa thế kỷ XV). Ở Việt Nam
trong thời kỳ Pháp thuộc, công trái cũng đã được phát hành. Từ
khi nước Việt Nam được thành lập đến nay, Chính phủ Việt Nam
không chỉ phát hành công trái mà còn cả trái phiếu nhằm huy

1 Huy động vôn bằng phát hành chứng khoán có các ưu điếm so với vay ngân
hàng: Huy động được nguồn vốn dài hạn; không nhất thiết phải có tài sản
đảm bảo; gắn kết ngưòi đầu tư với tố chức phát hành; đảm bảo quản trị công
ty hiệu quả hơn...



Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỂ cơ BẢN VÉ CHỨNG KHOÁN,THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN...

động vốn với mục đích sứ dụng khác nhau. Đặc biệt tù’ khi có
Luật Công ty (năm 1990) thì ở Việt Nam các loại chúng khoán đã
xuất hiện ngày càng phong phú hơn. Vậy chúng khoán là gì và sự
khác biệt cua nó so với các loại giấy tờ có giá khác thê hiện ở khía
cạnh nào?
c . Mác trong tác phẩm Tư bản của mình có viết "Chứng
khoán chúng ta có thể chia ra làm hai phần: giây tờ thương mại, có
nghĩa là các kỳ phiếu hiện thời và các chúng khoán công khai, ví
dụ như công trái, tín phiếu, tât cả các cổ phiếu - nói tóm lại là các
giây tờ mang lại lãi suất và có khác biệt cơ bản với kỳ phiếu. Trong
số này có thể tính đến cả thế chấp
Trên thế giới hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái
niệm chúng khoán. Các khái niệm này thường dựa trên bản chất
và hình thức của chứng khoán. Những quan điểm chính bao gổm:
Chúng khoán là:
+ Văn bản xác nhận việc góp vốn vào công ty (cổ phiếu) hoặc
văn bán xác nhận nợ (trái phiếu, tín phiếu)2.
+ Cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu được lưu
thông do các công ty và các cơ quan nhà nước phát hành
+ CỔ phiếu, cũng như trái phiếu và các giấy tờ xác nhận nợ 4.
+ Giấy chứng nhận đầu tư được trình bày dưới dạng cổ phiếu
hay trái phiếu3.

1

c. Mác (1978), Tư bản. Matxcơva: IPL., T.3. tr. 509 - 510.

2 Banking Terminology (1989), Wash., American Bankers Association, tr.319.

3 p. Wyckoff. (1973), The Language of Wall Street, Nevv York, Hopkison and
Blake, tr.193.
4 American Bankers Association (1968), Glossary of Fudicairy Temrs, tr.38.
5 Perrick G. Hanson (1985), Dictionary of Banking and Finance, London,
Pulman Publishing Ltd.,1985, tr. 575.


GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT VẾ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

+ Các chứng chỉ chứng nhận quyền đối với tài sản và trên cơ
sở xác nhận đó có thể thực hiện việc chuyển giao hoặc thực hiện
quyền đối với tài sản. Nói tóm lại chứng khoán là: Thẻ bảo hiểm,
Giấy biên lai nhận chở hàng lên tàu, giấy kho vận hàng và các giấy
tờ tương tự \
+ Giây tờ có yêu cầu về tài sản hữu hình 2.
+ Giấy tờ xác nhận quyền tài sản hoặc quyền thu lợi nhuận 3.
Các định nghĩa trên cho thấy: Chứng khoán là giây tờ có giá
ghi rõ quyền tài sản thể hiện quyền chủ nợ và quyền sở hữu và
trên cơ sở xác nhận đó có thể thực hiện việc chuyển nhượng hoặc
thực hiện các quyền khác đối với chứng khoán. Trên phương diện
tài chính, chứng khoán là tài sản đặc biệt, cho phép người sở hữu
chứng khoán các quyền tài sản. Người sở hữu chúng khoán có
quyền tự do sở hữu và chuyển nhượng chứng khoán (trừ loại
chứng khoán hạn chế chuyển nhượng4).
Chứng khoán khác với tiền tệ và hàng hóa khác ớ chỗ, nó cho
phép người sở hữu chứng khoán được thực hiện những quyền
nhất định như quyền được dự họp Đại hội đổng cổ đông, quyền
tham gia biểu quyết... Trong những trường hợp cần thiết, nhà đầu

1 Eugene F. Biigham, Louis c. Gapenskí (1985),

Management, New York, the Dryden Press., tr. 92.

Intermediate

ĩunancial

2 Japan Securities Research Institute (1999), Securities Market in Japan, Tokyo,
tr.251.
3 The VVolrd Bank (1991), World Bank Glossarv, tr. 93.
4 Ví dụ: CỐ phiếu hạn chế là loại cố phiếu được nắm giử bởi các cô đông trong nội
bộ công ty (Insider holdings)- những thành viên có quyền quản lý công ty
và quyền mua bán chuyến nhượng loại cố phiếu này bị hạn chế. Loại cổ phiếu
này chỉ được phép giao dịch dưới sự cho phép và theo quy định của Luật Chứng
khoán ở mỗi nước (ví dụ Đạo luật Chứng khoán- SEC ở Mỹ năm 1933).


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐẼ cơ BẢN VÉ CHỨNG KHOÁN, THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN...

tư có thế đối hàng hóa và/ hoặc tiền ra chúng khoán nếu họ cho
rằng chứng khoán sẽ có giá trị hơn hàng hóa và tiền1.
Theo qui định cúa Luật sứa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Chứng khoán năm 2010 (Khoản 3 Điều 1) thì chúng khoán là bằng
chúng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối
với tài sàn hoặc phần vốn của tô chức phát hành. Chứng khoán
được thê hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ
liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:
a) Cô phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Quyền mua cô phần, chứng quyền, quyền chọn mua,
quyền chọn bán, hợp đổng tương lai, nhóm chúng khoán hoặc chi
số chúng khoán;

c) Hợp đồng góp vốn đầu tư;
d) Các loại chúng khoán khác do Bộ Tài chính quy định."
Có thế thây, định nghĩa chúng khoán này chưa nêu được hết
các dâu hiệu pháp lý cơ bản của chứng khoán, cụ thể là: sự cần
thiết của việc xuâ't trình chứng khoán (hoặc các giây tờ chúng
nhận quyền sở hữu chứng khoán) để thực hiện các quyền của
người sở hữu chứng khoán và mối quan hệ không thê tách rời
giữa chứng khoán và các quyền đi kèm với nó.
Bộ luật Dân sự Liên bang Nga ngày 21 tháng 10 năm 1994
(Khoản 1 Điều 142) đưa ra khái niệm chứng khoán như sau:
"Chứng khoán là chứng chỉ xác nhận quyền tài sản, được lập tuân
thủ cách trình bày đã được quy định với những nội dung bắt buộc
mà khi xuất trình chính chứng chỉ thì mới thực hiện hoặc chuyển

1 Chủ biên: B.A. Galanova, A.I. Bacova (1998), Thị trường chứng khoán, Học viện
kinh tế Liên bang Nga mang tên G.v. Plekhanov, NXB. Tài chính và Thông
kỏ, Mátxcơva, tr. 9.


GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT VÉ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

nhượng được các quyền ghi trong chứng chỉ". Điều luật này cũng
chỉ ra rằng: Chuyển nhượng chứng khoán cũng có nghĩa là chuyển
nhượng tâ't cả các quyền tài sản do chứng khoán xác nhận. Chính
định nghĩa này đã chứa đựng tính chât đặc trưng cơ bản nhâ't của
chứng khoán.
Khác với pháp luật Việt Nam và pháp luật Liên bang Nga,
pháp luật của các nước phương Tây, nơi chúng khoán có lịch sử
hình thành và lưu thông hàng thế kỷ đã có cách diễn đạt rất đơn
giản về chứng khoán. Theo Luật Dân sự Thuỵ Sỹ: "Chúng khoán

là tất cả các giấy tờ mà các quyền liên quan đến nó không thể thực
hiện hoặc chuyên giao cho người khác nếu như không xuât trình
giây tờ đó"1. Pháp luật về chứng khoán của Pháp, Cộng hoà Liên
bang Đức cũng định nghĩa chứng khoán tương tự. Bằng cách này
các nhà lập pháp phương Tây làm phong phú các dâu hiệu pháp
lý và tính chất đặc trưng cơ bản của chứng khoán và như vậy họ
cho rằng chúng khoán là những giây tờ được trình bày không có
những mục và nội dung nhất định. Điều này được minh chúng
trong khái niệm chứng khoán có từ ngữ "là tất cả các giây tờ". Tuy
nhiên, khái niệm chúng khoán này có thể sẽ tạo ra cơ sở cho việc
lạm dụng chứng khoán và gây nhầm lẫn chứng khoán với các loại
giấy tờ có giá khác, trên cơ sở đó có thể dẫn đến vi phạm và gây ra
thiệt hại lớn cho nhà đầu tư chứng khoán.
Từ những phân tích trên có thể định nghĩa chứng khoán như
sau: " Chứng khoán là giây tờ có giá, xác nhận các quyền và lợi ích hợp
pháp của người sở hữu chứng khoán đôĩ với tài sản hoặc vốn của tô’chức
phát hành". Khái niệm chứng khoán như vậy mới phản ánh được
bản chất và các đặc trung cơ bản của chứng khoán.

1 Xem Điều 965 Luật Dân sự Thuỵ Sỹ năm 1983.


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÊ CHỨNG KHOÁN, THỊ TRƯỜNG CHỮNG KHOÁN...

Trong nền kinh tế thị trường phát triến, chứng khoán được
phát hành ngày càng nhiều nhằm đáp úng nhu cầu về vốn của
doanh nghiệp. So với tiền mặt, chúng khoán có một số lợi ích thiết
thực như: 1. Có thể chuyên nhượng thông qua hoạt động mua bán
chúng khoán trên thị trường chứng khoán (tập trung hoặc phi tập
trung); 2. Việc "trộm cắp" chứng khoán đế hưởng lợi khó thực

hiện vì phải tuân thủ qui trình nhất định mới thực hiện được
quyền của người sở hữu chứng khoán; 3. Chứng khoán vừa là
giấy tờ có giá trị, vừa là chúng cứ để bảo vệ các quyền và lợi ích
hợp pháp của người sở hữu chứng khoán; 4. Việc phát hành
chứng khoán làm gia tăng tinh thần trách nhiệm đôi với doanh
nghiệp và củng cố đoàn kết trong doanh nghiệp, bởi lẽ người sở
hữu chúng khoán (nếu là chứng khoán vốn) chính là chủ sở hữu
công ty.
1.2. Đặc điểm cùa chứng khoán

Chúng khoán có những đặc điểm riêng, trên cơ sở đó có thể
phân biệt với các loại giấy tờ có giá khác. Những đặc điểm cơ bản
của chứng khoán bao gổm:
1. Chứng khoán xác nhận quyền sở hữu tài sản nhất định và
nó có thể được chuyển nhượng từ chủ thể này sang chủ thể khác.
Dâu hiệu pháp lý này giúp chúng ta phân biệt chứng khoán với
tem bưu điện và tem thuế, cũng như tiền bởi vì những giấy tờ này
không thể hiện các quyền nhất định như quyền tham dự cuộc họp
của Đại hội đổng cổ đông, quyền được hưởng cổ tức, quyền biểu
quyết,... khi cổ đông sở hữu một số lượng cổ phiếu tối thiểu theo
qui định trong Điều lệ công ty cổ phần.
2. Mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời giữa chứng
khoán và các quyền "đi kèm" theo với nó. Khi sử dụng hoặc
chuyển nhượng chứng khoán cũng đồng nghĩa với việc cho phép


GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

sử dụng hoặc chuyển nhượng các quyền được ghi nhận trong
chứng khoán. Nói một cách khác "quyền phát sinh từ chúng

khoán đi liền với quyền đối với chúng khoán" và đồng thời
"quyền đối với chứng khoán đi liền với quyền .phát sinh từ
chứng khoán".
3. Mệnh giá của chứng khoán (đối với phần lớn các loại chứng
khoán) không phải là giá trị thực tế của chứng khoán mà chỉ là giá
trị danh nghĩa, còn giá trị thực tế của nó phụ thuộc vào tình hình
hoạt động kinh doanh, uy tín của tổ chức phát hành, tình hình
cung cầu chứng khoán và sự phát triển của nền kinh tế.
4. Chứng khoán có khả năng sinh lời
Đây là đặc trưng rất quan trọng của chứng khoán. Chính đặc
điểm này là cơ sở thu hút các nhà đầu tư. Bất kỳ nhà đầu tư nào
khi tham gia kinh doanh thì mục tiêu của họ đều là tối đa hóa lợi
nhuận từ kinh doanh, nghĩa là phải tận dụng hết khả năng sinh lời
của đôi tượng kinh doanh. Chứng khoán là hàng hóa đặc'biệt, nó
phản ánh tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động và uy tín của các
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự đa dạng về các loại chứng khoán là
ưu điểm tạo điều kiện cho việc giao dịch các hàng hóa này đáp
ứng nhu cầu của nhà đẩu tư và "tính linh hoạt" của hoạt động
kinh doanh. Thông qua đó các nhà đầu tư không chỉ nắm được
tình hình hiện tại mà còn có thể tính toán phân tích và có những
dự đoán đầu tư nhằm hưởng lợi nhuận trong tương lai. Nguyên
do là vì giá trị chúng khoán tại thời điểm phát hành chỉ là giá trị
danh nghĩa còn giá trị thực tế có thể tăng lên hoặc thấp xuống phụ
thuộc vào nhiều yếu tô' như: tình hình tài chính, uy tín doanh
nghiệp và chính sách kinh tế của Nhà nước.... Do vậy nếu nhà đầu
tư nắm bắt được thông tin tổt và có trình độ chuyên môn vững có
thể phân tích, đầu tư để hưởng lợi nhuận tối đa của một loại
chứng khoán trong tương lai.



C h ư ơ n g 1 : NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ CHỮNG KHOÁN, THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN...

5. Chúng khoán có tính thanh khoán
Khác với các loại hàng hóa khác, chú sờ hữu chúng khoán có
thể chuyển nhượng chúng khoán cho người khác hoặc chuyển đổi
chứng khoán thành tiền mặt nếu tuân thủ đầy đủ các quy định cúa
pháp luật. Đặc tính này nhằm đám báo tính ổn định của các loại
chúng khoán, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, tránh nguy cơ biến
động lớn trên thị trường. Bên cạnh đó, chính đặc điểm này của
chứng khoán cũng thê hiện ưu điểm của chứng khoán so với các
loại giây tờ khác như: chứng chỉ tiết kiệm, vì trong hoạt động gửi
tiết kiệm, người gửi tiền phải đợi đến khi đáo hạn mới được thanh
toán chuyến đổi hoặc nếu rút tiền trước thời hạn thì chỉ được
hưởng lãi suât tiền gửi không kỳ hạn.
6. Chúng khoán có tính rủi ro
Trên thị trường chúng khoán các loại chúng khoán được phát
hành và giao dịch chịu tác động của quy luật cung cầu, quy luật
giá trị, quy luật cạnh tranh. Hơn thế nữa, chứng khoán là loại giấy
tờ có giá thường với thời hạn trung hạn, dài hạn, do vậy trong
khoáng thời gian đó có thể có rất nhiều biến động xảy ra ảnh
hưởng đến giá trị của chúng khoán. Chính đặc trưng này đòi hỏi
nhà đầu tư cần cân nhắc, phân tích kỹ lưỡng và nắm bắt cơ hội để
đầu tư. Giá trị các loại chứng khoán chịu tác động của nhiều yếu
tố như lạm phát, tỷ giá, lãi suất, tình hình tài chính và hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp và chính sự thay đổi của pháp luật
cũng là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến sự biến đổi giá trị
của các loại chứng khoán.
Các đặc điểm trên có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Chính tính rủi ro của chứng khoán làm hạn chế sự tham gia của
các nhà đầu tư, song tính thanh khoản và khả năng mang lại lợi

nhuận cao là sức hút hấp dẫn với họ. Độ rủi ro càng cao sẽ tạo ra
lợi nhuận càng lớn cho nhà đầu tư.


GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT VÉ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Như vậy có thể thây rằng mục đích ban đầu của việc phát
hành chứng khoán là nhằm huy động nguổn vốn nhàn rỗi trong
công chúng, về sau do sự phát triển của kinh tê' thị trường chứng
khoán đã trở thành thị trường hấp dẫn đôi với các chủ thể kinh
doanh. Các ưu điểm đặc thù của chứng khoán là cơ sở thu hút các
nhà đầu tư. Ngày nay có thể nói hoạt động đầu tư, kinh doanh
chứng khoán đã trở thành hoạt động hết sức phổ biến, có thể xem
nó là hình thức kinh doanh của nền kinh tế hiện đại.
Ngoài ra, đặc điểm của chứng khoán còn thể hiện ớ tính chuẩn
mực của chứng khoán. Tính chuẩn mực của chứng khoán được thê
hiện ở chỗ chứng khoán bao giờ cũng tuân thủ các chuẩn mực về
nội dung (chuẩn mực về quyền và lợi ích hợp pháp do chứng
khoán xác nhận, chuẩn mực về nguyên tắc thống kê và các điều
kiện khác để sử dụng các quyền và lợi ích đó, chuẩn mực về các
giao dịch liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán tò người
này sang người khác, chuẩn mực về cách trình bày, về hình thức
của chứng khoán

V .V .).

Chính tính chuẩn mực làm cho chứng khoán

trở thành hàng hoá có thể dễ dàng được chuyển nhượng.
1.3. Phân loại chứng khoán


Việc định danh chứng khoán có ý nghĩa hết sức quan trọng,
tạo cơ sở pháp lý cho việc xác định một loại giây tờ nào đó có phải
là chứng khoán hay không, thông qua đó đảm bảo chất lượng các
loại chứng khoán, uy tín cho nhà phát hành và bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của nhà đầu tư.
Một trong những ưu điểm của chứng khoán thu hút nhà đầu tư
là sự đa dạng về loại hình các chứng khoán. Khi đầu tư vào chứng
khoán, ngoài việc cần vốn, kiên thức chuyên môn thì nhà đầu tư cần
phải lựa chọn loại hình chứng khoán phù họp với đặc trưng về vốn,
quy mô, ngành nghề hoạt động kinh doanh của mình. Muốn vậy các


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ cơ BẢN VÊ CHỨNG KHOÁN, THỊ TRƯỜNG CHỮNG KHOÁN...

nhà đầu tư cần nắm bắt được ưu, nhược điểm của tùng loại chúng
khoán để có được quyết định đầu tư hợp lý nhằm thu được lợi
nhuận cao và đảm bảo khả năng thu hồi vốn.
Chúng khoán rất đa dạng và do đó củng có nhiều cách khác
nhau để phân loại chứng khoán. Các tiêu chí để phân loại chúng
khoán bao gồm:
- Chú thể phát hành chúng khoán;
- Trách nhiệm trả nợ của người phát hành đối với người sở
hữu chúng khoán;
- Việc niêm yết chúng khoán trên thị trường chúng khoán;
- Hình thức ghi tên;
Dựa vào các tiêu chí nêu trên, có thể phân loại chứng khoán
như sau:
• Theo tiêu chí chủ thể phát hành, chứng khoán được phân loại
thành: chứng khoán của nhà nước, chúng khoán của doanh nghiệp.

- Chứng khoán của nhà nước thông thường là các chúng khoán
do Chính phủ hay được Chính phủ bảo lãnh phát hành và các
chúng khoán do cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương phát
hành như trái phiếu Chính phủ, ưái phiếu công trình, công trái...
- Chúng khoán của doanh nghiệp là loại chứng khoán do
công ty phát hành bao gồm cổ phiếu và trái phiêu, chứng chi quỹ
và các chứng khoán phái sinh.
• Theo tiêu chí trách nhiệm trả nợ của người phát hành đối
với người sở hữu chứng khoán, chứng khoán có thể chia thành hai
loại: chứng khoán vốn và chứng khoán nợ.
- Chứng khoán vô'n: là loại chứng khoán xác nhận khoản vổin
góp của chủ sở hữu đối với tài sản của tổ chức phát hành (cổ
phiêu, chứng quyền, chứng chỉ quỹ đầu tư), thể hiện sở hữu của


GIÁO TRlNH PHÁP LUẬT VÉ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

người nắm giữ chứng khoán đôi vói doanh nghiệp - chù thể phát
hành. Người nắm giữ chúng khoán có quyền hưởng thu nhập của
doanh nghiệp hàng năm và cùng chia sẻ những rủi ro trong doanh
nghiệp. Có nghĩa là khi doanh nghiệp làm ăn có lãi thì người nắm
giữ chứng khoán được hưởng cổ tức. Khi doanh nghiệp làm ăn
thua lỗ, phá sản thì cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ của doanh nghiệp.
- Chứng khoán nợ: là giấy chứng nhận nợ có kỳ hạn. Khác với
chứng khoán vôn, chứng khoán nợ không thể hiện quyền sở hữu
của người nắm giữ chứng khoán đối với doanh nghiệp, ngược lại
nó thể hiện quyền chủ nợ của người sở hữu chứng khoán đối với
tổ chức phát hành. Người nắm giữ chứng khoán nợ được trá lại
vốn ban đầu khi đến hạn và hưởng lãi theo định kỳ hoặc nhận lãi

khi hết hạn tuỳ theo hợp đồng giữa người phát hành và chủ nợ.
Chứng khoán nợ có thể là trái phiếu, công trái...


Theo tiêu chí niêm yết chứng khoán trên thị trường, chúng

khoán được phân ra thành hai loại: chứng khoán được niêm yết và
chứng khoán không được niêm yết.
- Chứng khoán được niêm yết là những chúng khoán đủ điều
kiện được giao dịch tại các SGDCK. Loại chứng khoán này được
mua bán công khai tại SGDCK và do chính SGDCK quyết định
việc cho phép niêm yết hay hủy niêm yết.
- Chứng khoán không được niêm yết là những chứng khoán
không đủ điều kiện được giao dịch tại SGDCK. Loại chúng khoán
này được giao dịch trên thị trường phi tập trung (thị trường giao
dịch qua quầy - OTC và thị trường chứng khoán trao tay).

1 TS. Dương Đăng Huệ, Nguyễn Hữu Tử - Đoàn Cường (1999), "C ác loại hàng
hoá chứng khoán mua bán trên thị trường chứng khoán", Tạp chí Thông tin
khoa học pháp lý, s ố 9/1999, tr.26.


C h ư ơ n g 1 : NHỮNG VẤN ĐÉ cơ BẢN VÉ CHỨNG KHOÁN, THỊ TRƯỜNG CHỨN6-KH0ÁN...

• Theo tiêu chí hình thức ghi tên, chúng khoán được phân loại
thành: chứng khoán ghi danh, chúng khoán không ghi danh
(chúng khoán xuâ't trình).
- Chứng khoán ghi danh là loại chứng khoán có ghi tên của
người sơ hữu. Khi chuyển nhượng chúng khoán ghi danh, người
nắm giũ' chứng khoán mới cần phải đăng ký chuyển danh trong sô

đăng ký của người phát hành. Trên thực tế, loại chứng khoán này
lưu thông trên thị trường không nhiều và hạn chế trong giao dịch.
- Chứng khoán xuât trình là loại chứng khoán mà người phát
hành không tiến hành ghi tên người sở hữu và được chuyển
nhượng cho người khác đơn giản bằng cách chuyển giao chúng
khoán cho họ.
Ngoài ra, chúng khoán còn có thể được phân loại theo tiêu
chí: thời gian lun hành chúng khoán, theo tiêu chí ân định lãi suât,
theo tiêu chí thu hổi, theo tiêu chí tiền tệ ghi trong mệnh giá
• Theo tiêu chí thời gian lưu hành, chứng khoán có thể phân
loại thành chúng khoán lưu hành ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và
không thời hạn.
- Thông thường người ta gọi chứng khoán lưu hành ngắn hạn
là những chúng khoán có thời hạn thanh toán dưới một năm;
- Chứng khoán lun hành trung hạn là loại chứng khoán có
thời hạn thanh toán từ một đến năm năm;
- Chứng khoán lưu hành dài hạn là loại chứng khoán có thời
hạn thanh toán trên năm năm;
- Chứng khoán lưu hành không thời hạn là loại chúng khoán
không có kỳ hạn thanh toán vốn (ví dụ cổ phiếu).
1 Mirkin IA. M Chửng khoán và thị trường chừny khoán (1995), Mátxcva. Nxb.
"Perxpektiva", tr. 78- 81.


GIÁO TRlNH PHÁP LUẬT VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

• Theo tiêu chí lãi suât, chứng khoán có thế được phân loại
thành chứng khoán có lãi suất cố định và chứng khoán có lãi suất
thay đổi.
- Chứng khoán có lãi suât cô' định là loại chúng khoán mà tại

thời điểm phát hành người phát hành đã ấn định lãi suất theo tỷ lệ
phần trăm đối với mệnh giá của chúng khoán. Lãi suât này vẫn
được giữ nguyên ngay cả trong trường hợp lãi suất trên thị trường
có biến động;
- Chúng khoán có lãi suất thay đổi là loại chúng khoán có lãi
suất được người phát hành điều chỉnh lãi suất theo sự biến động
của lãi suất trên thị trường.
• Theo tiêu chí thu hổi, chứng khoán được phân ra làm hai
loại chứng khoán thu hổi và chúng khoán không thu hổi.
- Chứng khoán thu hổi là loại chứng khoán có thể bị người
phát hành thu hổi trước thời hạn thanh toán. Chúng khoán lưu
hành không có thời hạn cũng có thể bị thu hổi nếu như điều này
đã được quy định khi phát hành chứng khoán (ví dụ, cổ phiếu ưu
đãi). Nhà đầu tư phải bán lại cho chủ thể phát hành cổ phiếu ưu
đãi theo các điều kiện khi phát hành.
- Chứng khoán không thu hổi là loại chứng khoán không được
thu hổi và thanh toán trước thời hạn được quy định khi phát hành.
• Theo tiêu chí tiền tệ ghi trong mệnh giá, chúng khoán được
phân ra thành ba loại: chứng khoán có mệnh giá ghi bằng nội tệ,
chúng khoán có mệnh giá ghi bằng ngoại tệ, chứng khoán có
mệnh giá ghi bằng hai loại tiền tệ (nội tệ và ngoại tệ).
Ngoài các tiêu chí để phân loại chứng khoán như đã nêu trên,
chúng khoán còn có thể được phân loại theo các tiêu chí khác như:
• Tiêu chí phạm vi lưu hành: chúng khoán được lưu hành rộng
rãi, chứng khoán lưu hành trong phạm vi hẹp, chúng khoán không


×