Tải bản đầy đủ (.pdf) (240 trang)

Văn hóa châu âu lịch sử thành tựu hệ giá trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.54 MB, 240 trang )

LƯƠNG VĂN KẾ

TT TT-TV * ĐHQGHN

306.94
L U -K

2010

02030
NHA XUẨT BÁN GIÁO Dực VIỆT


LƯƠNG VĂN KẾ

VĂN HOÁ CHÂU ÂU
LỊCH s ử . thanh tựu . HỆ GlA TRỊ
m

m

m

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

m


Công ty cổ phần Sách Đại học - Dạy nghé, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giữ
quyér, công bố tốc phẩm


805-2010/CXB/36-1301/GD

Mã số: 7X494YO - DAI


LỜI NÓI ĐẦU
H ai tiếng “ch âu  u ” khi v an g lên đ ều gợi lên tro n g tâm trí
m ọ i ngư ời n h iề u liên tưởng. Đó có th ể là cảnh q u a n địa lý xa lạ
v ớ i n h ữ n g rừ n g cây tu y ế t p h ủ trắ n g xoá, n h ữ n g thảo n g u y ê n bằng'
p h ă n g m ênh m ô n g đ ế n tận chân trời; n h ữ n g đô thị p h ồ n h oa với
a h ữ n g đại lộ th ê n h th a n g và n h ữ n g toà n h à trá n g lệ, toả hào
q u a n g của n ền v ă n m in h rực rỡ; là n h ữ n g con n g ư ờ i có vóc d á n g
cao lớn, da trắn g , m ắ t xanh, tóc vàng, vừa m ạ n h m ẽ vừa cao sang
đ ế n m ức n h iều n g ư ờ i ch âu Á coi đó là ch u ẩn m ực cao n h ấ t của cái
đ ẹ p đ án g ước m ơ v .v ... N h ư n g châu  u cũ n g gợi lên tro n g ký ức
củ a n h ữ n g n g ư ờ i lớ n tu ổ i và từ n g trải về m ộ t q u á k h ứ k h ô n g bình
y ê n thờ i kỳ chủ n g h ĩa thực dân, m à n ạn n h â n chính là n h iều d ân
tộc Á, Phi, tro n g đ ó V iệt N am là m ộ t ví d ụ tiêu biểu. N h ư n g thực
sự trê n h ế t h ìn h ả n h ch âu  u v ẫn là h iện th â n của m ộ t n ề n v ăn
h o á - v ăn m in h rực rỡ n h ất, th ấm đ ư ợ m tin h th ầ n r\hân v ă n n h ấ t
từ n h iề u th ế kỷ trư ớ c cho đ ến tận thờ i đ ại của c h ú n g ta. D ù còn
n h iề u tra n h cãi về v ị th ế của châu  u trê n chính trư ờ n g quốc tế
c ũ n g n h ư các v â n đ ề b ê n tro n g xã hộ i của nó, n h ư n g cái chủ n g h ĩa
n h â n v ăn m à n ó sá n g tạo ra cho bản th ân n ó và cho n h â n loại là
b ấ t h ủ và v ẫ n là lý tư ở n g p h ấ n đ â u của n h iều xã hội. N gười ta tìm
th ấ y tro n g n ề n v ă n h o á châu  u, n h ấ t là k h u vực Tây  u, n h ữ n g
g iá ư ị cao q u ý đ ư ợ c g ọ i là hệ g iá trị n h â n văn của loài người: xã
h ộ i d â n chủ; k in h t ế h iệ n đại, p h ồ n vinh và p h á t triển b ền vững;
co n n g ư ờ i cá n h â n tự d o và tràn đ ầ y n ă n g lực sáng tạo, cuộc sống
3



h ạ n h phúc. N h ữ n g đ iều đó k h ô n g p h ả i b ỗ n g n h iê n có được, m à
tấ t th ảy đ ề u là k ết q u ả của h à n g n g à n n ă m lao đ ộ n g , tra n h đ â u
và suy tư, th ấm đ ẫ m m á u và n ư ớ c m ắ t củ a n h â n d â n các d â n tộc
ch âu Âu.
N ền v ăn h o á rực rỡ ây, b ằn g cách n à y h a y cách khác - tu y ê n
tru y ền , lôi kéo, d ụ dỗ, m ồi n h ử kinh t ế v à n h iề u ỊcKi b ằ n g cả chiến
h ạ m và đại bác - đ ã chiếu rọi k h ắ p h o à n cầu, đ e m đ ế n cho n ề n
v ăn hoá các k h u vực v à quốc gia n h ữ n g đ ặ c tín h m ới: tính h iệ n
đại. V iệt N am đ ã từ n g có m ộ t lịch sử q u a n h ệ phứ c tạ p với ch âu
 u nói riêng, p h ư ơ n g Tây nói chung/ và tro n g m ối q u a n hệ đ ó cái
m ấ t của ch ú n g ta rấ t n h iều n h ư n g cái đ ư ợ c cũ n g k h ô n g ít. Dù
được - m ấ t th ế n ào thì v ăn h oá ch âu  u v ẫ n đã và đ a n g gây ản h
h ư ở n g lên n ề n v ă n h o á của thời đại, n h ấ t là tro n g xu h ư ớ n g to àn
cầu h o á m ạn h m ẽ h iệ n nay. Do đó, đ ể có th ể ứ n g x ử có hiệu quả
với v ăn hoá ch âu  u, p h ụ c vụ sự n g h iệ p p h á t triển v ă n h oá và con
ngư ờ i V iệt N am xứ ng tầm thờ i đại, c h ú n g ta p h ải tra n g bị tố t n h â t
cho trí tu ệ của m ình b ằ n g n h ữ n g h iể u b iế t đ ú n g đ ắ n vâ đ ầ y đ ủ
n h ấ t về v ăn hoá, v ăn m in h châu  u, từ đ ó rú t ra đ ư ợ c n h ậ n thức
là n ên học gì, trá n h gì từ n ền v ăn h o á n à y và n ê n “tiếp b iến ”
ch ú n g n h ư th ế nào.
C u ố n sách n ày là m ộ t p h ầ n k ế t q u ả n g h iê n cứ u của tác giả
tro n g đề tải khoa học trọ n g đ iểm cấp N h à n ư ớ c “A n h h ư ở n g của
văn h o á Tây  u , Bắc M ỹ đ ố i v ớ i t h ế g iớ i và V iệt N a m tro n g q uá
trình toàn cầu h o á ” (2007 - 2010) c ũ n g n h ư k ế t q u ả tích lũ y từ
q u á trìn h g iản g d ạy về ch âu  u h ọ c n h iề u n ă m q u a . C u ố n sách
h ư ớ n g đ ế n độc giả là sinh viên và g iả n g v iên các n g à n h Q uốc tế
học, châu  u học, châu M ỹ học, v ă n h o á học, các k h o a V ăn hoá và
N g ô n n g ữ Â u - Mỹ; các n h à n g h iê n cứ u v ề v ăn h o á, chính trị và

q u a n h ệ quốc tế; các n h à n g h iên cứu k h u vực, n h ấ t là châu  u và
4


p h ư ơ n g Tây; các cơ q u a n n g h iê n cứu và hoạch đ ịn h chính sách.
Sách cũng có th ể bổ ích cho tấ t cả n h ữ n g ai q u a n tâm về châu Âu
và p h ư ơ n g Tây.
Do k h u ô n k h ổ h ạ n c h ế của cu ố n sách, tác giả chủ yếu h ư ớ n g
sự p h â n tích vào ba k h ía cạn h chủ yếu của v ăn hoá châu  u là: (1)
các cội n g u ồ n của v ăn h o á c h â u  u, tro n g đó chủ yếu là cội n g u ồ n
châu Âu, (2) các th à n h tự u to lớn của v ăn h oá châu  u q ua các
thờ i đại, và (3) hệ giá trị đặc sắc của n ề n v ăn hoá, v ă n m in h v ĩ đại
này. N hìn m ộ t cách k h á i q u á t, đ ây là m ộ t công trìn h được xây
d ự n g theo q u a n đ iểm “lịch sử tri thứ c”. C u ố n sách tạm thờ i kh ô n g
đề cập đ ến các v ẫn đề k hác n h ư : ản h h ư ở n g của v ăn hoá châu  u
trên th ế giới và kinh n g h iệ m tiếp th u v ă n h oá châu  u của các
nước. Đ ây là n h ữ n g n ộ i d u n g q u a n trọ n g của n h ữ n g ch u y ên khảo
khác m à tác giả sẽ cô n g b ố k h i đ iều kiện cho phép.
Tác giả xin bầy tỏ lò n g cảm ơn sâu sắc n h ấ t đ ế n các cơ q u a n
h ữ u q u a n của Bộ K hoa học và C ông n g hệ, T rư ờ n g Đại học Khoa
học Xã hội v à N h ân v ă n (Đ ại học Q uốc gia Hà Nội), các đ ồ n g
ng h iệp , cộng sự tích cực củ a tác giả tro n g su ố t m ấy n ă m qua. Tác
giả cũ n g bày tỏ lòng tri â n v ớ i gia đ ìn h và bè b ạn đ ã cổ cũ đ ộ n g
viên và chăm sóc tậ n tìn h cho tác giả tro n g q u á trìn h biên soạn

cuốn sách này.
Tác giả trâ n trọ n g cảm ơ n N hà x u ấ t b ản G iáo dụ c V iệt N am
đã g ó p ý kiến, biên tậ p c ô n g p h u và g iú p tác giả x u ất b ản cuốn
sách này.
Dù đã rấ t cô" gắn g , n h ư n g chắc chắn cuốn sách n ày chưa đ á p

ứng đư ợ c n h u cầu tìm h iể u củ a tấ t cả độc giả q u a n tâm , cho n ên
tác giả m o n g n h ậ n đ ư ợ c ý k iế n p h ê b ìn h và b ổ k h u y ế t củ a to à n
th ể b ạ n đọc, n h ấ t là c ủ a các c h u y ê n gia n g h iê n cứu, g iả n g v iên
đại h ọ c và sin h viên. M ọi ý kiến đóng góp xin gửi về: C ông ty c ổ


phần Sách Đại học - Dạy nghề, N h à x u ất b ản G iáo dục V iệt N am 25 H àn T huyên, H à Nội.
Xin trân trọ n g cảm ơn!

H ầ N ội, m ùa H è 2010
T Á C G IẢ

6


Phần thứ nhất
CỘI NGUỔN CỦA VĂN HOẢ CHÂU Âu


Chương I

KHÔNG GIAN VĂN HOÁ
VÀ KHƯ Vực VĂN HOÁ CHÂU Âu

I. CÁC CẤP ĐỘ KHÔNG GIAN VĂN HOÁ

1. Các cách xác định không gian văn hoá
Nếu hiểu văn hoá như là một bộ phận cấu thành bản sắc của một
cộng đồng xã hội, thì không gian văn hoá chỉ là một bề chiều và bộ phận
cấu thành thiết yếu của không gian xã hội mà thôi. Do đó, muốn xác định

được không gian văn hoá thì cần hiểu khái niệm không gian xã hội. Vậy
thế nào là không gian xã hộil.
Có rất nhiều cách định nghĩa không gian xã hội - một thuật ngữ chủ
chốt của xã hội học và các ngành khoa học xã hội hiện đại. Nhà xã hội
học Pháp E. Durkheim đã sử dụng thuật ngữ này trong công trình Những
dạng thức cơ bản của đời sống tôn giáo (Les formes élementaires de la
vie reliqieuse, 1913) với nghĩa bối cảnh không gian đối lập với thời gian.
Còn nhà nhân học cấu trúc vĩ đại Lévi-Strauss trong bài viết nhan đề “Cơ
cấu xã hội” (1953) đã định nghĩa không gian xã hội là
cách thức
những hiện tượng xã hội được phân bô' trên bản đồ và những sự ràng
buộc của sự phân bô'đó"'. Cái gọi là những sự ràng buộc bao gồm cơ cấu

1 Dần theo G. Condominas: Không gian x ã hội vùng Đông Nam Á, N gọc Hà, Thanh
Hằng dịch; Hổ Hải Thuỵ hiệu đính. Hà Nội, 1996, tr. 14-15.

7


xã hội, cấu hình không gian những nơi cư trú của con người như các làng
bản và các trại di cư. Nhà nhân học nổi tiếng về Đông Nam Á và Viột
Nam G. Condominas đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn và hàm súc:
“Không gian xã hội là cái không gian được xác định bởi tập hợp các hệ
thống quan hệ đặc triừig của một nhóm người nào đó"2. Theo đó, không
gian xã hội có hàm nghĩa rộng của khái niệm không gian, trong đó nơi
sinh sống chỉ là một bộ phận của không gian xã hội và là một trong
những yếu tố quan trọng nhất của không gian văn hoá. Tuy nhiên, có thể
thấy định nghĩa này mang đậm màu sắc đặc trưng học gắn với từng nhóm
sắc tộc hay nhóm xã hội cụ thể.
Chúng tôi cho rằng, cần nới rộng không gian xã hội hơn nữa, trong

đó các thuộc tính và quan hệ văn hoá chỉ tạo nên một trong những bộ
phận thiết yếu nhất của không gian xã hội mà thôi. Vậy không gian xã
hội là không gian bao hàm toàn bộ các quan hệ và đặc tính xã hội (kinh
tế, chính trị, văn hoá) của một cộng đồng người. Khái niệm “cộng đồng
người” ở đây mang nghĩa tập hợp người chứ không phải một nhóm người
với những đặc trưng riêng có. Một cộng đồng người có thể bao gồm một
hay nhiều nhóm người đặc trưng. Sự tương tác giữa các cá nhân và nhóm
người như vậy làm nảy sinh quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội mở rộng đến
đâu thì không gian xã hội mở rộng đến đó.
Đặc điểm của không gian xã hội thể hiện ở các phương diện
sau đây3:
- Quan hệ gữa con người với môi truờng sinh thái (không gian và
thời gian địa lý), ở đâý thể hiện ỉihững âự khác biệt trong quan niệm của
từng nhóm người trong định vị không gian, thời gian, vị trí của con người.
- Quan hệ trao đổi của cải, chẳng hạn sản phẩm của các nền kinh tế
phương Tây bao giờ cũng mang hàm lượng chất xám (công nghệ), cách
thức đối xử với đồng tiền, thừa kế và trao tặng tài sản, phạm vi trao đổi
thương mại (rộng hay hẹp) v.v...

2 G. Condominas: Không gian x ã hội vùng Đông Nam Á, Sđd, tr. 16-17.
3 Tham khảo G. Condominas: Không gian x ã hội vùng Đông Nam Á, Sđd, tr. 2 2 -5 5 .

8


- Quan hệ giao tiếp (ngôn .ngữ và chữ viết), đây là một trong những
quan hệ tạo thành nền vãn hoá và đặc trung vãn hoá của cộng đồng. Do
đó ngôn ngữ là một trong những tiêu chí xác định sắc tộc, dân tộc và giới
hạn của nền văn minh.
- Quan hệ họ hàng và láng giềng, đây là quan hệ sơ cấp bên trong

nhóm và có thể vượt ra ngoài nhóm. Ở một số xã hội, quan hệ gia tộc
(huyết thống) hay quan hệ láng giềng rất quan trọng, chảng hạn các xã
hội phương Đông như Trung Quốc, Việt Nam. Tính chất làng xã rất bền
vững và chi phối nhiều quan hệ xã hội quan trọng ở Việt Nam. Trong khi
đó, các quan hệ gia đình và xóm giềng ít quan trọng ở các xã hội Tây
phương hiện đại.
Không gian vãn hoá chiếm vị trí nào trong tổng thể không gian xã
hội đó?. Có hai góc nhìn về không gian văn hoá. Thứ nhất, không gian
ván hoá trùng khít với không gian xã hội về mặt ranh giới bên ngoài.
Theo đó, không gian xã hội mở rộng đến đâu thì không gian văn hoá lan
tới đó. Bởi vì khi đó văn hoá được hiểu như là thuộc tính, cách thức hay
phương thức mà con người hành động và giải quyết vấn đề trong kinh tế,
chính trị, hoạt động văn hoá, ứng xử với môi trường. Khi đó người ta có
ván hoá chính trị, văn hoá kinh tế (kinh doanh), vãn hoá quân sự, vãn hoá
giao tiếp, văn hoá giao thông, văn hoá pháp luật, vãn hoá môi trường, văn
hoá nghệ thuật v.v... Thứ hai, không gian văn hoá chỉ là một bề chiều
(ciimension), là một trong những yếu tố cấu thành xã hội, nên nó bao gồm
các loại yếu tố có thể đếm được như tư tưởng, tôn giáo, ngôn ngữ, tác
phẩm văn hoc nghê thuât, hoat động giảị trí, bao gồm cả vật thể (ví dụ
nhà thờ) và phi vật thể (giáo lý, Kinh thánh).
Muốn phân loại không gian vãn hoá, người ta buộc phải căn cứ vào
những tiêu chí nhất định để kết quả phân định không gian văn hoá phù
hợp với cảm quan về thực tế của đời sống xã hội. Nhìn chung có 3 cách
xác định không gian văn hoá trên thế giới, đó là:
- Xác định theo biên giới địa lý chính trị.
- Xác định theo nhân chủng và ngôn ngữ.
- Xác định theo tư tưởng và tôn giáo.

9



1.1. Không gian văn hoá theo biên giới đia lý chính tri
Đây là cách phân loại thường gặp nhất trong nghiên cứu văn hoá.
Đó là việc vạch ranh giới không gian văn hoá theo đường biên giới củũ
một quốc gia hay biên giới của một khối quốc gia liền kê' có lưu ý đến yếu
tố cội nguồn dân tộc học. Cái đơn vị mà nhà nghiên cứu thu được bước
đầu chính là các nền văn hoá quốc gia - dân tộc. Bước thứ hai, người ta sẽ
xác định được các không gian văn hoá rộng hơn - khu vực văn hoá xuyên
quốc gia hay gọi tắt là khu vực vân hoá.
Với bước thứ nhất, bản đồ văn hoá thế giới trước hết sẽ trùng khớp
với đường biên giới quốc gia. Chỉ trong một số trường hợp, ranh giới quốc
gia và ranh giới vãn hoá dân tộc mới bị lấn sang nhau hay không còn
trùng khít nhau nữa. Chẳng hạn, đường biên vãn hoá dân tộc Triều Tiên
bao trùm hai quốc gia hợp pháp là Đại Hàn Dàn Quốc (Nam Triều Tiên)
và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên). Như vậy,
bản đồ văn hoá thế giới trên đại thể sẽ bao gồm khoảng trên dưới 190 đơn
vị. Trong bản đồ văn hoá vĩ mô đó, các yếu tố vãn hoá địa phương (sắc
tộc/ vi mô) bên trong nền văn hoá của quốc gia sẽ không được thể hiện.
Tuy nhiên có thể thấy rằng, sự phân chia này vẫn hàm chứa những mâu
thuẫn, trước hết ở chỗ đa phần các quốc gia trên thế giới là các quốc gia
đa dân tộc, bất kể quốc gia đó theo thể chế đơn nhất hay thể chế liên
bang. Thậm chí có quốc gia (như Liên bang Nga) có tới trên 100 dân tộc.
Do đó nhà nghiên cứu bắt buộc phải vận dụng “áp lực hệ thống” đế chỉ
coi quốc gia đa dân tộc (cũng tức là đa văn hoá) đó là một nền văn hoá
dân tộc Điều này cũng phù hợp với thực tiễn lịch sử nhân loại, vì nếu
các nhóm sắc tộc hay dân tộc chung sống với nhau dưới cùng một điều
kiện chính trị, xã hội, nhất là dưới những chính sách thống nhất của quốc
gia trong một thời gian dài, thì tất yếu hình thành một nền văn hoá
chung, bản sắc chung trên cơ sở văn hoá của một hay một vài dân tộc
chiếm đa số.

Với việc căn cứ vào đường biên đồng nhất về địa lý chính trị, thì
việc phân cắt không gian văn hoá thế giới cũng có thể đưa đến kết quả là
các khu vực liên quốc gia hay khối quốc gia có chung những đặc điểm
địa chính trị. Những nét chung đó có thể dựa trên sự đồng nhất cội nguồn

10


chủng tộc và dựa trên các mối liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia cùng
khối bời các hiệp định khu vực, sự giao lưu và ảnh hưởng lẫn nhau mang
tính truyền thống trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội.
Theo đó, bức tranh văn hoá toàn cầu sẽ không thê bao gồm tới trên dưới
190 đơn vị như đường biên quốc gia nữa, mà chỉ bao gồm dưới một chục
hay một vài chục đơn vị khu vực mà thôi. Số lượng cụ thể là tuv thuộc các
tiêu chí xác định. Nếu theo tiêu chí các nền văn minh như của s.
Huntington hay A. Toynbee trước đó, thì số lượng các nền văn minh chỉ
vào khoảng 6 - 2 i. Cách xác định khu vực văn hoá theo ranh giới không
gian địa lý của các tổ chức khu vực dẫn đến sự xuất hiện của một số đơn
vị khu vực văn hoá như: khu vực văn hoá Liên minh châu Âu (EU), khu
vực văn hoá Bắc Mỹ (theo NAFTA), khu vực văn hoá Cộng đồng các
quốc gia độc lập (SNG), khu vực văn hoá Trung Mỹ và Caribbean
(MERCOSUR), khu vực văn hoá Đông Nam Á (ASEAN), khu vực vãn
hoá Liên minh châu Phi (AU).
Nhược điểm của cách phân loại không gian văn hoá khu vực theo
ranh giới địa chính trị là ở chỗ nhiều khi ranh giới tổ chức chính trị khu
vực không trùng khớp với ranh giới của bản sắc văn hoá khu vực. Ở đây
người ta buộc phải thừa nhận tính độc lập tương đối của các lĩnh vực văn
hoá và chính trị. Chẳng hạn, khi hoạch định ranh giới văn hoá khu vực
Đông Nam Á (ASEAN), thì Việt Nam không còn nằm trong khu vực văn
minh Đông Á trên nền tảng văn hoá Trung Hoa cổ điển với các nước

Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông c ổ (?), Trung Quốc, Singapore nữa, mà nó
phải thuộc về khu vực văn hoá Đông Nam À. Điều này chỉ phù hợp một
phần nhưng lại trái với lịch sử, với tinh thần và tinh hoa của nên văn minh
Đại Việt trong quá khứ và hiện tại.
Khu vực là một khái niệm địa lý mang tính tương đối. Trên thế giới
có lẽ chỉ có 2 khu vực được xem là có sự trùng khớp giữa biên giới văn
hoá với biên giới chính trị: khu vực Liên minh châu Âu (27 nước thành
viên) và khu vực ASEAN (10 nước thành viên). Tuy vậy tên gọi văn hoá
khu vực Liên minh châu Âu hay văn hoá khu vực ASEAN vẫn khá khiên
cưỡng. Điều này có thể hiểu được, vì rằng nếu như văn hoá là sản phẩm
lịch sử nhiều thế kỷ, thì liên kết chính trị và kinh tế khu vực lâu nhất như
11


Liên minh châu Âu EU cũng chỉ từ năm 1952 đến nay mà thôi. Khối
ASEAN còn trẻ hơn nhiều (nãm 1967). Hơn nữa, nhìn vào thực trạng cội
nguồn và bản sắc văn hoá, người ta vẫn hoài nghi về một bản sắc chung
của cả khu vực chính trị đó. Nhưng dù sao cũng không thê phủ nhận rằng,
biên giới liên kết chính trị và kinh tế khu vực cũng phải dựa trên những
tiền đề văn hoá chung nhất định. Vì thế việc kết nạp một thành viên mới
nào đó có thể thuận lợi hay khó khãn một phần là vì bản sắc văn hoá của
quốc gia ứng viên đó, chẳng hạn trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ gặp nhiều khó
khăn trong việc gia nhập Liên minh châu Âu - EU.
Do đó có thể nói, việc xác định không gian văn hoá theo biên giới
địa lý chính trị chỉ phù hợp với đơn vị quốc gia mà thôi, vì nhìn chung
người ta thấy có sự trùng khớp biên giới quốc gia và biên giới dân tộc, tạo
thành các đơn vị nửa chính trị nửa văn hoá là các quốc gia - dân tộc. Bản
sắc và truyền thống của quốc gia do vậy cũng đồng thời là bản sắc và
truyền thống dân tộc.


1.2. Không gian văn hoá theo nhản chủng và ngôn ngữ
Cách phân loại khu vực văn hoá mang tính vĩ mô này dựa trên
nguyên tắc cội nguồn dân tộc học, tức là dựa vào khởi nguyên của giống
người và trên tiêu chí lãnh thổ mà cư dân cùng cội nguồn đó sinh sống.
Cách phân loại này có nhiều cấp khác nhau: từ cấp liên châu lục (ví dụ,
không gian văn hoá các ngôn ngữ Ấn - Âu bao gồm cả chãu Âu, châu
Mỹ, Ấn Độ và dải đất Trung Á, Trung Cận Đông), đến cấp tiểu khu vực
(ví dụ, khống gian vàn hoá Đõng Nam Á bao gồm các nước Đông Nám Á
hải đảo, các nước trên bán đảo Đông Dương hay Đông Nam Á lục địa,
lãnh thổ phía Nam sông Trường Giang - Trung Quốc).
Có điều đặc biệt, cách phân loại không gian văn hoá theo cội nguồn
nhân chủng và ngôn ngữ có thể tiến hành đến cấp vi mô/ địa phương, khi
người ta muốn tìm bản sắc văn hoá của từng sắc tộc trong một quốc gia
có một nền văn hoá đa sắc tộc (ví dụ Việt Nam). Khi đó, địa bàn cư trú
của các tộc người thiểu số sẽ là cơ sở để vẽ bản đồ không gian vãn hoá.
Do theo đuối đặc trưng cội nguồn nhân chủng và ngôn ngữ nên ranh giới
giữa các không gian vãn hoá có thể không trùng khít với ranh giới địa lý


12


hành chính bên trong quốc gia cũng như ranh giới địa lý chính trị giữa
các quốc gia. Ví dụ, bản đồ không gian văn hoá Thái sẽ không chỉ gói
gọn trong lãnh thổ của nước Thái Lan, mà còn ăn sâu vào nhiều phần lãnh
thổ của các nước láng giềng khác: phía Nam Trung Quốc, Đông
Myanmar, toàn bộ lãnh thổ nước Lào, nhiều địa phương vùng Tây Bắc
Việt Nam. Do tính chất phân tán về địa bàn cư trú của các sắc tộc hay là
tính đa sắc tộc trên cùng một không gian địa lý, mà bản đồ không gian
văn hoá vi mô xác định theo cội nguồn dân tộc và ngôn ngữ sẽ bị chia cắt,

không liền mạch.

1.3. Không gian văn hoá theo tư tưởng và tôn giáo
Điển hình cho phương pháp lấy sự khác biệt về tư tưởng tôn giáo để
phân chia không gian văn hoá là của nhà nghiên cứu chính trị quốc tế
s. Huntington (Mỹ) trong tác phẩm Sự va chạm của các nền văn minh
(The Clash of Civilization, 1996). Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng,
Huntington phân loại các nên văn minh (Civilization) chứ không phải là
các nền văn hoá (Culture), bởi vì hai khái niệm này có phần trùng nhau
nhưng cũng có phần khác nhau. Huntington cho rằng, cả văn minh và vãn
hoá đều hướng đến lối sống tổng thể của một dân tộc, và nền văn minh là
một nền văn lioá m à rộng. Cả hai khái niệm đều chứa đựng những giá trị,
tiêu chuẩn, thể chế và phương thức tư duy. Nhumg nền văn minh là một
không gian văn hoá. Và lịch sử nhân loại là lịch sử của các nền văn minh.
Vậy là ờ đây có 2 điểm đáng chú ý: (1) Huntington xem văn hoá chỉ bao
gồm các yếu tố tinh thần (phi vật thể); (2) ông đã theo cách không gian
hoá văn hoá - nói cách khác là vât chất hoá vãn hoá, để giải thích khái
niệm văn minh. Liệu cách làm này có có ổn về mặt logic và thực sự có
sức thuyết phục?.
Theo Huntington, giữa phân chia khu vực kinh tế và phân chia về
văn hoá có quan hệ lịch sử với nhau. Kết quả sự phân chia đó là sự ra đời
của hai không gian văn hoá siêu vĩ mô là phương Đông và phương Tây. ở
đấy sự khác biệt cốt lõi không phải là sự khác biệt về kinh tế, mà là về
nền tảng triết học, hệ giá trị và lối sống. Theo đó, các nước giàu đều ở
phuơng Tây và có chung một số đặc điểm nào đó. Những đặc điểm chung
đó làm cho họ khác với các nước nghèo thuộc về phương Đông, v ề mặt
13


kinh tế và chính trị, các nước giàu có phương Tây đã nô dịch các nước

nghèo phương Đông thông qua chủ nghĩa thực dân trong hơn 4 thế kỷ.
Mâu thuẫn và xung đột giữa các xã hội bùng phát, và cuối cùng thì các
nước nghèo đã vùng lên lật đổ ánh thống trị thực dân phương Tây, giành
độc lập dân tộc.
Tuy nhiên cũng theo Huntington, sự phân giới phương Đông và
phương Tây hàm chứa những điều bất ổn, do chỗ nếu phương Tây có
những đặc điểm khá thống nhất thành một chỉnh thể nào đó, thì các xã
hội phi phương Tây lại không có sự thống nhất đó. Do đó theo tác giả,
tính đoàn kết của cộng đồng phi phương Tây và sự phân chia Đông - Tây
là những chuyện hoang đường do phương Tây sáng tác. Cũng do thế giới
quá phức tạp nên không thể đơn giản chia thế giới thành Bắc và Nam theo
kinh tế, hay Đông và Tây theo văn hoá được, vì sự phân biệt Đông - Tây
hàm ý hệ tư tưởng, chứ không phải là hàm ý phân biệt văn hoá.
Vậy vấn đề ở đây là, giữa “phương Tây” trên nền tảng hộ tư tưởng
và khu vực “Tây Âu - Bắc Mỹ” có những sự trùng khớp và sự khác biệt
nào hay không?.

1.4. Các loại hình văn hoá của nhản loại
Việc xác định loại hình các nền văn hoá càng ngày càng trở nên có
ý nghĩa thực tiễn và lý luận sâu sắc, vì việc định vị đúng bản sắc của các
nền văn hoá sẽ giúp cho quá trình họrp tác kinh tế, quá trình quản trị
doanh nghiệp đa quốc gia cũng như quá trình đạt được thoả thuận quốc tế
trở .nên thuận lợi bơn, tránh được đổ vợ .trọng các.qụậ trình hợp .tặc độ. 'Cộ
nhiều cách phân loại các nền vãn hoá, trong đó các nhà nghiên cứu
thường sử dụng cách đối lập từng cặp một trên cơ sở có hay không một
thuộc tính nào đấy. Nhìn chung, việc phân loại có thể dựa trên mấy nền
tảng sau đây:
- Dựa trên định hướng hành vi trong quan hệ giữa người và người;
- Dựa trên định hướng hành vi trong quan hệ giữa con người và
thời gian;

- Dựa trên định hướng hành vi trong quan hệ giữa con
không gian (ngoại cảnh);

14

R gười




-

Dựa trên định hướng hành vi trong quan hộ giữa con người và cấu

trúc xã hội/ tổ chức.
Mỗi một nền tảng phân loai ấy, đến lượt nó, lại có thể phân loại các
nền văn hoá thành nhiều kiểu nhổ hơn. Chẳng hạn, trên cơ sở so sánh đặc
điểm về định hướng tư duy và quan hệ íừig xử giữa con người với nhau ở
các nền vãn hoá dân tộc, người ta có thể phân loại các nền văn hoá thành'
từng cặp đối lập như sau:
1. Văn hoá định hướng Chủ nghĩa phổ biến hay Chủ nghĩa đặc trưng
(luậl lệ hay quan hệ).
2. Văn hoá định hướng Chủ nghĩa cộng đồng hay Chủ nghĩa cá
nhân (nhóm hay cá nhân).
3. Văn hoá định hướng trung lập cảm giác hay đậm cảm giác (chuỗi
cảm giác).
4. Vãn hoá định hướng đặc trưng hay phổ biến (chuỗi liên quan).
5. Văn hoá định hướng thành tích hay quy gán (địa vị được nhất trí
như thế nào).4
Nãm định hướng giá trị này ảnh hưởng lớn đến cung cách ứng xử về

mọi phương diện (chính trị, kinh doanh, quản lý, phản ứng) của con người
thuộc các nền vãn hoá khác nhau trước các tình huống khó xử. Vị trí, mối
quan hệ của con người cùng với những kiểu quan hệ này là kim chỉ nam
chỉ dẫn cho niềm tin và hành động cho họ suốt cuộc đời. Chẳng hạn, đối
với các nền văn hoá định hướng phổ biến, thì hành vi của người ta chủ
yếu là dựa trên luật lệ. Nó hàm ý rằng, mọi người đều “bình đẳng" về
nghĩa vụ và quyền lợi trong phạm vi lớp, hạng của hệ thống mà người ta
thuộc vào. Nghĩa là nó dựa trên tính duy lý. Nhưng nếu bạn là “người
khác loại” thì các luật lệ sẽ không thể áp dụng. Cách hành xử dựa trên
luật lệ có xu hướng bác bỏ mọi “ngoại lệ”. Các quốc gia theo văn hoá phổ
biến mạnh đều có hệ thống pháp luật và toà án rất phát triển. Họ thường
sử dụng toà án để giải quyết các mâu thuẫn. Chẳng hạn, nước Mỹ nổi

4 Trompenaars, F./ Hampden-Tumer, Ch.: Chinh phục các làn sóng văn hoá. Long
Hoàng và các tác giả khác dịch. Hà Nội 2006, tr. 7 0-106.

15


tiếng thế giới về thích kiện tụng, có nhiều luật sư nhất hành tinh theo bình
quân dân số. Quốc gia càng theo Chủ nghĩa phổ biến mạnh mẽ bao nhiêu,
thì càng cần phát triển thể chế để bảo vệ chân lý bấy nhiêu.
Trong khi đó, các phán xét ở các nền văn hoá định hướng đặc trưng
lại coi trọng tính chất đặc biệt của hoàn cảnh gặp phải. Nếu một người
không phải người lạ mà là một người thân, như bố, mẹ, gia đình, chồng...
thì người ta trước tiên phải có trách nhiệm bảo vệ người ấy dù cho luật lệ
có quy định gì đi chăng nữa. Vậy là văn hoá định hướng đặc trưng dựa
trên nền tảng của tình cảm cá nhân, quan hệ cá nhân, tức duy tình.
Thành viên của cả hai xã hội nói trên đều có xu hướng không tin
tưởng nhau. Chẳng hạn, trong kinh doanh làm ãn, người theo Chủ nghĩa

phổ biến sẽ nghĩ rằng “không thể tin người theo Chủ nghĩa đặc trưng vì
họ luôn giúp đỡ bạn bè họ”, còn người theo chủ nghĩa đặc trung lại nghĩ
“không thể tin người theo chủ nghĩa phổ biến vì họ, ngay cả bạn bè còn
không giúp đỡ”. Có thể nói, quan điểm của người theo chủ nghĩa phổ
biến và đặc trưng không dễ dàng tương thích nhau. Nền vãn hoá, cá tính,
tôn giáo, và các mối quan hệ sẽ chỉ dẫn cho người ta nên ủng hộ cách này
hơn hay cách kia hơn. Chỉ đôi khi hai loại hình văn hoá này mới đạt đến
sự nhất trí. Chẳng hạn không có nền văn hoá nào mà không lên án hành
vi quấy rối tình dục, mạc dù lý do phản đối có khác nhau: người theo văn
hoá phổ biến phản đối vì coi đó là vi phạm luật pháp; còn người theo chủ
nghĩa đặc trưng thì phản đối vì lý do đạo đức.
Một. số nhà.nghiên, cứu người.Mỹ còn.chọ rằng, Chủ. nghĩa phổ biến
thuộc về những cộng đồng hiện đại hoá, phức tạp hoá và có kinh tế phát
triển; còn chủ nghĩa đặc trưng thuộc về những cộng đồng với phần lớn là
nông thôn, nơi mà con người biết rõ về nhau với tư cách cá nhân. Hàm ý
của họ là nếu các quốc gia muốn giàu có hơn thì nên bắt chuớc nước Mỹ5.
Điều này là thiếu sức thuyết phục, vì ở đây, trong những tình huống phức
tạp, cần tôn trọng nhũng lợi thế văn hoá. Việc tạo ra sự giàu có và phát
triển của các quốc gia đều là những quá trình tiến bộ nhờ vào việc phát

5 Dẫn theo: Trompenaars, F./ Hampden-Tumer, Ch.: Chinh phục các làn sóng vân hoá.
Long Hoàng và các tác giả khác dịch. Hà Nội, 2006, ư. 78.

16


hiện ra những ưu điểm của từng kiểu văn hoá, cả văn hoá định hướng phổ
biến/ luật lệ và vãn hoá định hướng đặc trưng/ tình cảm cá nhân.
Không những thế, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra sự tương
quan nhất định giữa phân chia không gian văn hoá và phân chia loại hình

văn hoá. Chẳng hạn, các nền văn hoá Nhật Bản, Pháp, Venezuela thiên về
đặc trưng, còn các nền vãn hoá Bắc Mỹ, Tây Âu và Bắc Âu theo đạo Tin
Lành thiên về loại hình văn hoá phổ biến, sở dĩ như thế là vì tín đồ Tin
Lành tuân thủ các điều răn của Chúa dựa trên văn bản kinh thánh. Đạo
Tin Lành không có các cha linh mục làm người trung gian giữa con chiên
và Chúa trời, không có ai chú ý nghe những lời thú tội riêng tư, tha thứ
cho tội lỗi hay chiếu cố đặc biệt cho riêng ai. Trong khi đó, Cơ đốc giáo
La Mã lại giữ lại nhiều đặc điếm của chủ nghĩa đặc trưng: có cha linh
mục nghe xưng tội, rửa tội và tha thứ... Điều này khiến cho mọi con
chiên tuy không tuân thủ điều răn của Chúa mà vẫn thấy động lòng khi
gặp các cảnh ngộ đặc biệt của người khác. Chúa có thể tha thứ cho họ
ngay cả khi họ nói dối, khi họ nói dối vì bảo vệ nguời thân6.

1.5. Xác đinh không gian văn hoá khu vưc theo tông hơp
các tiêu chí
Sự phân cấp và phân loại các không gian văn hoá, như trên đã phân
tích, là phụ thuộc vào hệ tiêu chí mà nhà nghiên cứu đưa ra. Vấn đề quan
trọng nhất là ở chỗ, việc xác định không gian văn hoá đó nhằm mục đích
gì? Theo quan điểm của chúng tôi, việc xác định không gian văn hoá,
phân cấp và phân loại các không gian văn hoá cần gắn với việc tìm hiểu
đúng đắn bản sắc văn hoá của khu vực, của các dân tộc và mối tương tác
giữa các nền văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá. Để đạt được điều đó,
rõ ràng nhà nghiên cứu không thể chỉ căn cứ thuần tuý vào một tiêu chí
duy nhất hay phiến diện nào, mà cần dựa trên một hệ tiêu chí tổng hợp,
trong đó dành vị trí ưu tiên (chứ không phải duy nhất) cho tiêu chí địa lý.
Tổng hợp các tiêu chí phân chia không gian văn hoá khu vực bao gồm:
-

Tiêu chí ranh giới địa lý: giới hạn không gian tự nhiên, thuận lợi


trong xác định không gian văn hoá khu vực liên quốc gia.

6 Trompenaars, F./ Hampden-Tumer, Ch.: Chinh phục các làn sóng văn hoá. Sđd, tr. 82.

ĐAI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
2-VHCKẲUẰU...

TRUNG TÂM THỐNG TIN THƯ VIỄN
Õ I O Ĩ O Ơ V


- Tiêu chí lịch sử: cội nguồn dân tộc học và lịch sử di dân, thuận lợi
trong xác định không gian văn hoá khu vực.
- Tiêu chí địa chính trị: dựa trên bản sắc chính trị và liên kết chính
trị khu vực - dân chủ và liên kết chiều sâu.
- Tiêu chí vãn hoá: dựa trên bản sắc về lối tư duy, lối sống, loại
hình ngôn ngữ và giao tiếp (cá nhân - cộng đồng).
Các tiêu chí này dường như có sự liên quan mật thiết với nhau, bỡi
vì người ta thấy có sự chi phối của điều kiện địa lý và sinh thái đối với
quá trình di dân, sự phát triển lịch sử của xã hội, kinh tế và chính trị khu
vực; có sự chị phối của cội nguồn dân tộc học (nhân chủng) đối với câu
trúc chính trị quốc gia và khu vực (địa chính trị), đối với lối sống, lối tư
duy và lối giao tiếp (văn hoá và ngôn ngữ) của các khu vực vãn hoá.
Mỗi một nền văn minh đều mang những đặc tính sau đây:
- Mỗi nền văn minh bao giờ cũng là hợp thể của nhiều nền văn
minh, nghĩa là có các không gian văn hoá khác nhau. Quy mô của nền
vãn minh có thể bao phủ toàn cầu hoặc ở một khu vực rộng lớn bao gồm
lãnh thổ nhiều quốc gia.
- Các nền văn minh đều mang tính chỉnh thể, tính hệ thống. Nển
tảng của tính hệ thống này chính là những liên hệ về cội nguộn chung và

tính đồng nhất về một số nét bản sắc văn hoá.
- Các nền văn minh thường bao giờ cũng có tính bền vững lâu dài
nhiều thế kỷ do đặc tính nhân văn bền vững của nó, trong khi đó chính trị
chỉ mang tính ngắn hạn. Do đó một nền văn minh có thể bao chứa nhiều
nền chính trị khác nhau trong không gian và thời gian.
- Giữa các nền văn minh hay khu vực văn hoá đều có quan hộ với
nhau. Đó có thể là quan hệ cội nguồn hay quan hệ tiếp xúc, quan hệ giữa
trung tâm và ngoại vi, giữa trình độ phát triển cao và trình độ thấp, giữa
khuôn mẫu điển hình và biến thể.
- Trong cùng một thời đại, thế giới có thể có nhiều nền văn minh
tồn tại song song; trong nghiên cứu khoa học thì số lượng các nền vãn
minh có thể được xác định khác nhau tuỳ theo quan điểm của các nhà

18


nghiên cứu. Trong thời đương đại trên thế giới có cả thảy 6 nền văn
minh là7:
(1) Văn minh Đông Á trên nền tảng văn minh Trung Hoa (với tính
từ sinic), bao gồm nền văn hoá chung của các quốc gia Trung Quốc,
Mông Cổ, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, hai quốc gia Việt Nam và
Singapore ở Đông Nam Á. Đặc điểm cơ bản của nền văn minh Đông Á là
sự hoà hợp của các tôn giáo Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo, trong đó
Nho giáo đóng vai trò nền tảng.
(2) Văn minh Ấn Độ: lãnh thổ cốt lõi là tiểu lục địa Ấn Độ theo Ấn
Độ giáo, gồm một số quốc gia như nước Ấn Độ và một số nước khác ở
Đông Nam Á (Myanmar, Thái Lan, Lào).
(3) Vãn minh Trung Đông - Bắc Phi Hồi giáo: xuất xứ từ bán đảo A
Rập, bao gồm nhiều nền văn hoá hoặc tiểu văn minh lấy tư tưởng và giáo
lý Hồi giáo làm nền tảng. Không gian của nền văn minh này bao gồm

khối các nước A Rập Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ, một vài nữóc khá phát
triển ở Bắc Phi (Angeria, Ai Cập, Lybia, Maroco) và Đông Nam Á hải
đảo (Indọnesia, Malaysia, Bruney).
(4) Văn minh Đông Âu và Đông Nam Âu Chính thống giáo: Đó là
nền văn minh Cơ đốc giáo ly khai mạng màu sắc Byzantine gắn bó với
Nhà nước. Sau hơn ba thế kỷ (VIII - XI), nền văn minh Thiên chúa giáo
ly khai này đã bao trùm nhiều quốc gia Đông Âu và Nam Âu mà trung
tâm là Nga, ít chịu ảnh hưởng của các trào lưu phương Tâys.
(5) Văn minh phương Tây: Đây là nén văn minh lấy Cơ đốc giáo
làm nền tảng. Nền văn minh này xuất hiện sau Công nguyên khoảng

7 Trong phân loại các nền vãn minh, Huntington đã tách vãn minh Nhật Bản ra khỏi văn
minh Trung Hoa, trong khi lại gán vào văn rninh Trung Hoa cả các khu vực ngoài Trung
Quốc có Hoa kiều sinh sống (kể cả ở Mỹ?). Còn văn minh Mỹ Latinh rõ ràng lại đữợc
xác định theo màu sắc (văn hoá) chính trị, trong khi lẽ ra nó đáng được coi là một bộ
phận của văn minh phương Tây (mà nòng cốt là Thiên chúa giáo).
* Toynbee, A.J.: Nghiên cừu lịch sít nhăn loại. Viột Thư dịch. TP Hồ Chí Minh, 2009,
tr. 25.

19


800 năm sau một quá trình Thiên chúa giáo hoá gần một thiên niên kỷ,
gồm 3 bộ phận địa lý là Tây Âu, Bắc Mỹ và Mỹ Latinh. Riêng khu vục
Mỹ Latinh thì văn minh phương Tây được pha trộn với một sô' yếu tố bản
địa, mà nổi bật nhất là tính chuyên quyền.
(6) Văn minh châu Phi: Bất chấp ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh
phương Tây, bản sắc bộ lạc vẫn bao trùm và mạnh mẽ, người châu Phi có
ý thức phát triển bản sắc của mình. Trung tâm của văn minh châu Phi là
Tiểu Sahara, với Nam Phi là hạt nhân.

Trong tương quan giữa phân chia không gian văn hoá và loại hình
văn hoá khu vực, thì quan trọng nhất là tương quan giữa sự phân chia loai
hình văn hoá phương Tây - phương Đông và hai vùng địa lý Âu - Mỹ với
các phần còn lại của thế giới. Ớ đây, trên một mức độ nhất định, người

ta

buộc phải đồng ý với Huntington trong cách phân biệt các nền vãn mirh
(chứ không phải đối địch và xung đột văn minh) của ông.
Khi nghiên cứu không gian văn hoá hay'diện mạo các nền văn
minh, có một số nét cần lưu ý về mặt phương pháp luận:
-

Trong xác định ranh giới các nền văn minh, chúng ta thấy rằng,

ranh giới đó không phải lúc nào cũng rạch ròi, mà chúng thường xuyén
có sự đan xen, xâm nhập vào nhau, tạo ra những “nét nhoè”, ví dụ kí.u
vực Đông Nam Á, Bắc Phi và Trung Đông. Nhà sử học Anh lừng danh A.
Toynbee đã từng chỉ ra rằng, bản thân một nền văn minh luôn ià kết quả
sáng tạo chung của nhiều giống người, nhiều cộng đồng người có gốc gác
khác nhau và chịu ảnh hưởng của những nền vãn hoá khác nhau Quan
điểm phân biệt chủng tộc cũng như quan điểm quyết định luận địa lý và
sinh thái học không thể giúp lý giải các nền văn minh9. Vậy là ở đây xuất
hiện hai cấu hình: cấu hình Trung tâm - Ngoại vi hay Tâm - Biên khi xét
dưới góc độ một nền văn minh và cấu hình Tiếp xúc/ Lan toả khi nhìn từ
góc độ tổng hợp các nền văn minh. Tất cả tạo nên bức tranh đa sắc và đa
tầng cụa văn minh nhân loại.

9 Toynbee, A J.: Nghiên cídi lịch sử nhân loại. Viột Thư dịch, Hà Nội 2009, tr. 9 -2 0 .


20


-

Quan hệ giữa các nền văn minh là rất phức tạp, đa dạng và luôn

luôn biến động theo thời gian. Do đó có khi người ta thấy các nền văn
minh chung sống hoà hợp với nhau, bổ sung cho nhau; lại có thời kỳ
chúng xung đột với nhau, thậm chí vô cùng đẫm máu. Vấn đề là ở chỗ, tại
sao các nền văn minh (thông qua các chế độ chính trị và nhà nước) lại
thay đổi ứng xử với nhau như vậy. ở đây, rõ ràng người nghiên cứu cần
quan sát và phân tích toàn diện, khách quan, đặt các hiện tượng xung đột
và hoà hợp văn minh trong tổng thể các quan hệ với kinh tế, chính trị và
địa lý. Bản chất nhân vãn của phân tích là hướng đến sự chung sống hoà
bình giữa các nền văn minh; tuyệt đối tránh việc nhấn mạnh tính chất đối
lập, xung đột, chẳng hạn quan điểm nhấn mạnh xung đột của Huntingtontrong sách Sự va chạm của các nền văn minh (1996). Quan điểm tiêu cực
và thiên vị của tác giả này ngay từ rất sớm đã gặp phải nhiều ý kiến phản
bác, điển hình là tác phẩm Sự cộng sinh giữa các nền văn hoá của Harald
M ueller10. Mueller phản bác hầu như tất cả các quan điểm phiến diện
(simple) mang màu sắc kỳ thị chính trị của Huntington, vạch rõ những sai
lầm và tác hại chính trị của các quan điểm đó. Ông kêu gọi các cường
quốc là chủ thể chủ yếu của nền chính trị thế giới không được hoảng sợ
trước sự rối loạn và khủng hoảng. Để tránh khủng hoảng và xung đột, cần
thay đổi cách thức ứng xử. Các nền vãn hoá hoàn toàn có thể cộng sinh
với nhau, văn hoá Nhật Bản trước đây và sự nghiệp hiện đại hoá ở Trung
Quốc, Việt Nam ngày nay là những ví dụ điển hình về khả năng hoà hợp
văn hoá Đông và Tây. Tuy nhiên ở đây vẫn tồn tại một số vấn đề do khác
biệt về quan niệm giá trị, nhất là giá trị chính trị. Điều này cũng là bình
thường trong quan hệ quốc tế, vì ẩn chứa phía sau của những khác biệt

giá trị (văn hoá) là sự đối lập về lợi ích kinh tế và chính trị. Sự nghi kỵ lẫn
nhau giữa phương Tây và phương Đông là do quá khứ thực dân và áp bức
dàn tộc nhiều thế kỷ mà có. Bức tường ngăn cách ách ấy không dễ gì gạt
bỏ được. Nhưng người ta có thể tin, tất cả đều sẽ được vượt qua.

10 M ueller, H.: D as Zusammenleben der Kulturen (Chung sống giữa các nền văn hoấ),
Frankfurt/ M. (CHLB Đức), 1998.

21


2. Đặc trưng của không gian văn hoá khu vực
Vấn đ ề bản sắc văn hoá khu vực
Văn hoá khu vực là không gian văn hoá tồn tại đồng thời trong một
không gian xuyên quốc gia và thường bao gồm nhiều nền văn hoá dân
tộc. Ngoài chỉ dấu về liên kết chính trị ra, hạt nhân của văn hoá khu vực
là những nét bản sắc chung của các nền văn hoá dân tộc tạo ra sự kết dírìh
cộng đồng của khu vực. Nói một cách khác, sự đồng nhất văn hoá chính
là một trong những tiền đề tạo ra liên kết I^hính trị và kinh tế của khu vực.
Về nguyên tắc, số lượng các nét bản sắc vãn hoá khu vực phải ít hơn so
với tổng số nét bản sắc của các nền văn hoá có ở các quốc gia trong khu
vực, nghĩa là số lượng nét bản sắc tỷ lệ nghịch với độ mở về không gian.
Ví dụ, văn hoá khu vực Alpe - Adriatic bao gồm các nền văn hoá dân tộc
Trung Âu và Nam Âu, trải rộng theo các sườn của dãy Alpe (Trung Âu)
đến Nam Âu (Biển Adriatic), giữa các lưu vực sông Danup, sông Rheine
bao trùm nhiều quốc gia như Italia, Thuỵ Sĩ, Đức, Áo, Séc, Slovakia,
Hungary, một số nước thuộc Nam Tư cũ v.v...
Các nhà nghiên cứu đã khẳng định những tính chất cơ bản của bản
sắc văn hoá khu vực là:
- Có cùng một cội nguồn ngôn ngữ xa xưa (ví dụ, vùng Alpe chung

dòng ngôn ngữ Âu châu, thuộc ngữ hệ Ấn - Âu) hoặc chịu ảnh hưởng lẫn
nhau rõ nét thông qua tiếp xúc lâu dài.
- Có cung một lịch sử (Ví dụ, khu vực Alpe là lịch sử của đế chế
Habsburg/ Áo - Đức).
- Có cùng một tôn giáo và một hệ giá trị (luân lý, niềm tin, ý nghĩa
của đời người, giá trị thẩm mỹ, các ý niệm hiện đại như dân chủ, nhãn
quyền, nhà nước, kinh tế thị trường và tự do, giáo dục v.v..
- Có cùng một truyền thống văn hoá chung (văn hoá Hy Lạp và La
Mã): chung hồi ức, quá khứ, nỗi tiếc nuối (Nostalgy), huyền thoại, một
chút không tưởng, giải trí, ước mơ, ý tưởng và trừu tượng hoá v.v...
- Cùng thuộc về một khối liên kết kinh tế - chính trị hiện nay và
tương lai, ví dụ: Liên minh châu Âu.

22


Khi nghiên cứu bản sắc văn hoá khu vực, người ta phải chú ý các
luận đề quan trọng sau đây:
(1) Bản sắc khu vực hình thành bới sự phân biệt 3 chiều: phân biệt
với các khu vực xung quanh; phân biệt với các nền văn hoá có không gian
hẹp hơn (như vãn hoá tiểu khu vực, quốc gia); phân biệt với các nền văn
hoá có không gian rộng hơn (ví dụ với văn hoá phương Tây và vãn hoá
nhân loại nói chung).
(2) Bản sắc vãn hoá khu vực hình thành bởi sự đồng nhất hoá bên
trong (homo^emsation) thông qua: trao đổi kinh tế và đồng nhất hoá
tương quan vật chất; nhất thể hoá xuyên biên giới và xây dựng tình
đoàn kết; giao tiếp xuyên biên giới và đồng nhất hoá văn hoá; cá nhân
hoá và đồng nhất hoá bản sắc.
(3) Bản sắc văn hoá khu vực mang tính lịch sử: nghĩa là những nét
chung của khu vực có thể biến đổi theo thời gian và không gian. Sự biến

đổi của thời gian sẽ có thể làm cho một khu vực nào đó vốn đồng nhất về
vãn hoá dần trớ thành những khu vực mang những nét khác biêt nhau, tới
mức các khu vực này không còn có thổ quy về chung một không gian văn
hoá được nữa. Khu vực văn hoá Địa Trung Hải bao gồm hai bờ biển Nam
Âu và Bắc Phi trong thời cổ đại (thời cổ đại La Mã và trước đó) đã từng là
một khu vực vãn hoá thống nhất. Nhưng sau khi Đế chế La Mã thần
thánh tan vỡ (thế kỷ XI), thì tính thống nhất của vùng văn hoá Địa Trung
Hải cũng biến mất: bờ biển Nam Âu quay về với vùng văn hoá châu Âu,
còn bờ Bắc Phi quay vể với khu vực văn hoá Bắc Phi - Trung Đông hoặc
vãn hoá châu Phi.
(4) Bản sắc khu vực hình thành bởi sự thu nạp yếu tố ngoại lai: khu
biệí và kết hợp giữa trung tâm và ngoại vi. Văn hoá châu Âu cũng là ví dụ
điển hình về sự hấp thu văn hoá ngoại lai làm văn hoá của mình.
(5) Bản sắc khu vực trong các quá trình đan xen: khu vực hoá, tái dân tộc hoá, tái khu vực hoá và toàn cầu hoá.
(6) Bản sắc văn hoá khu vực hình thành bởi hành động của giới tinh
hoa xã hội: chính khách, thương gia và doanh nhân, các trí thức, các
nhà hoạt động văn hoá (nhà văn, nhạc sĩ, hoạ sĩ, các nghệ sĩ sân khấu,
điên ảnh).
23


(7) Bản sắc khu vực hình thành trong xung đột đồng thời với chủ
nghĩa dân tộc và xu thế toàn cầu hoá.
(8) Bản sắc khu vực hình thành trong xung đột giữa kiến tạo bản sắc
và đánh mất bản sắc khu vực.
(9) Bản sắc văn hoá khu vực hình thành như là kết quả của nền sản
xuất xã hội trong liên kết khu vực.
(10) Bản sắc vãn hoá khu vực là kết quả của hệ thống truyền thông
xuyên quốc gia hiện đại.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng, các nét bản sắc chung của khu vực

không phải là cái có sẵn và bất di bất dịch; mà trái lại, chúng là kết quả
của vận động lịch sử. Để tạo dựng bản sắc chung của khu vực, các nhà
nước cần có sự phối hợp về chính sách văn hoá. Ở đây, người ta có thể
tìm thấy hình mẫu ở chính sách văn hoá của Liên minh châu Âu (EU).
Liên minh châu Âu đã đi tiên phong trên thế giới về phối hợp chính sách
văn hoá khu vực, đặc biệt là từ cuối những năm 1980 trở lại đây.

n. CÁC KHÁI NIỆM CHÂU Âu, TÂY Â u VÀ PHƯƠNG TÂY
1. Các loại hình văn minh trong lịch sử
Trong nghiên cứu lịch sử văn minh nhân loại, các nhà khoa học
phân biệt hai hình thái xã hội cơ bản là xã hội nguyên thuỷ và xã hội văn
minh. Hai hình thái xã hội này có những điểm chung nhất định, vì giữa
Chúng phải có điểm đồng nhất thì nhân loại mới có thể phát triển từng
bước đến mức độ văn minh như ngày nay. Trước hết, cả hai đều là các xã
hội có tổ chức. Tính có tổ chức của xã hội nguyên thuỷ thể hiện ở chỗ:
tôn giáo nông nghiệp đơn vụ; tín ngưỡng tôtem (vật tổ) gắn liền với chế
độ ngoại hôn; quy tắc cấm kỵ, kết nạp và phân cấp bậc theo tuổi tác; thiết
lập các nhóm theo giới tính khi đến một tuổi nhất định.
Nhưng sự khác biệt giữa xã hội nguyên thuỷ và xã hội văn minh là
rất căn bản. Khác biệt trước hết là về số lượng các xã hội. Sô' lượng các
nển văn minh của nhân loại là rất nhỏ, mà theo A.J. Toynbee chỉ có cả
thảy 21 nền văn minh có tính chất điển hình. Trong khi đó, số lượng các

24


×