Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Quản lý nhà nước về đất rừng của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN ĐÌNH TUÂN

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT RỪNG
CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN ĐÌNH TUÂN

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT RỪNG
CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
TỈNH LẠNG SƠN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã Số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THU HOÀI


C NHẬN CỦA
C N

C NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

TS. NGUYỄN THỊ THU HOÀI

PGS.TS. NGUYỄN TR C LÊ

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ
cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận văn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn



LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết
ơn tới tất cả các cơ quan và cá nhân và đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý Thầy, Cô và các
nhân viên của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp đỡ
tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS.
Nguyễn Thị Thu Hoài đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
đã tin tưởng hỗ trợ những số liệu cần thiết để tôi hoàn thành công trình. Chân
thành cảm ơn Quý đồng nghiệp đã nhiệt tình tổng hợp, cung cấp các số liệu
phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn này.
Cuối cùng, chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè cùng lớp, đồng
nghiệp những người đã luôn tạo mọi điều kiện, cổ vũ và động viên tôi trong
suốt thời gian thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Tác giả luận văn


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT RỪNG
CẤP TỈNH ..................................................................................................................5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................5
1.1.2. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu và khoảng trống trong nghiên cứu ............5
1.2. Cơ sở lý luận đối với công tác quản lý Nhà nƣớc về đất rừng .............................6
1.2.1. Các khái niệm cơ bản ....................................................................................6
1.2.2. Vai trò của đất rừng đối với con ngƣời .......................................................10
1.2.3. Nội dung quản lý Nhà nƣớc về đất rừng .....................................................13
1.2.4. Công cụ quản lý Nhà nƣớc về đất rừng ......................................................18
1.2.5. Tiêu chí đánh giá quản lý Nhà nƣớc về đất rừng ........................................18
1.2.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý Nhà nƣớc về đất rừng ...........21
1.3. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng đối với công tác quản lý Nhà nƣớc về đất
rừng và bài học rút ra cho Sở Tài Nguyên và Môi trƣờng tỉnh Lạng Sơn ................23
1.3.1. Kinh nghiệm của Sở Tài Nguyên và Môi trƣờng tỉnh Thừa Thiên Huế trong
quản lý nhà nƣớc về đất rừng ................................................................................23
1.3.2. Kinh nghiệm của Sở Tài Nguyên và Môi trƣờng tỉnh Lào Cai trong quản lý
nhà nƣớc về đất rừng .............................................................................................25
1.3.3. Bài học rút ra cho Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Lạng Sơn ...............26
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................27
2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu ................................................................27
2.1.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu sơ cấp thông qua điều tra, khảo sát .............27


2.1.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp.........................................................28
2.2. Phƣơng pháp xử lý tài liệu, số liệu .....................................................................29
2.2.1. Phƣơng pháp thống kê mô tả.......................................................................29
2.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích ............................................................30
2.2.3. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu ..................................................................30

2.2.4 Phƣơng pháp phân tổ thống kê .....................................................................31
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT RỪNG CỦA SỞ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH LẠNG SƠN .........................................32
3.1. Khái quát về Sở Tài Nguyên và Môi Trƣờng tỉnh Lạng Sơn.............................32
3.1.1 Thông tin chung, vị trí, chức năng, nhiệm vụ ..............................................32
3.1.2. Khái quát về đất rừng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ......................................40
3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về đất rừng của Sở Tài Nguyên và Môi
Trƣờng tỉnh Lạng Sơn ...............................................................................................43
3.2.1. Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất rừng ................................................43
3.2.2. Tổ chức thực hiện nội dung quản lý đất rừng .............................................44
3.2.3. Kiểm tra, giám sát bằng lực lƣợng của Nhà nƣớc đối với việc quản lý
đất rừng .................................................................................................................48
3.3. Đánh giá về công tác quản lý nhà nƣớc về đất rừng của Sở Tài Nguyên và Môi
Trƣờng tỉnh Lạng Sơn ...............................................................................................52
3.3.1. Đánh giá của đối tƣợng khảo sát .................................................................52
3.3.2. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nƣớc về đất rừng của Sở Tài
Nguyên và Môi Trƣờng tỉnh Lạng Sơn .................................................................54
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT RỪNG CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH
LẠNG SƠN ...............................................................................................................59
4.1. Định hƣớng nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về đất rừng của Sở Tài nguyên
và Môi trƣờng tỉnh Lạng Sơn ....................................................................................59
4.1.1. Tình hình mới ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về đất rừng .....................59


4.1.2. Định hƣớng nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về đất rừng của Sở Tài
nguyên và Môi trƣờng tỉnh Lạng Sơn ...................................................................60
4.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về đất rừng của Sở Tài nguyên và
Môi trƣờng tỉnh Lạng Sơn.........................................................................................61
4.2.1 Hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý tài nguyên rừng nói chung và

đất rừng nói riêng ..................................................................................................61
4.2.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nƣớc về đất rừng ......................................64
4.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nƣớc về
đất rừng .................................................................................................................69
KẾT LUẬN ...............................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................73
PHỤ LỤC


DANH MỤC C C CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

2

NNL

Nguồn nhân lực

3


NXB

Nhà xuất bản

4

QLNN

quản lý nhà nƣớc

5

TCHC

Tổ chức hành chính

6

TN&MT

Tài nguyên và Môi trƣờng

7

UBND

Ủy ban nhân dân

i



DANH MỤC C C ẢNG
Bảng 3.1. Phân loại đất rừng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015-2017 .......40
Bảng 3.2: Chỉ tiêu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất rừng cấp tỉnh đến năm 2020
phân bổ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ..........................................................................43
Bảng 3.3: Chỉ tiêu thực hiện sử dụng đất rừng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn
2015-2017..................................................................................................................45
Bảng 3.4: Kết quả khảo sát đánh giá hiệu quả của viêc sử dụng công cụ pháp luât
trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất rừng của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh
Lạng Sơn ...................................................................................................................49
Bảng 3.5: Tình hình tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra về công tác quản lý và sử dụng đất
rừng của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015 – 2017 ................51
Bảng 3.6: Kết quả khảo sát về mức độ hiệu quả của nội dung quản lý nhà nƣớc về
đất rừng của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Lạng Sơn ......................................52
Bảng 3.7: Kết quả khảo sát đánh giá mức độ các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản
lý nhà nƣớc về đất rừng của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Lạng Sơn .................53

ii


DANH MỤC C C HÌNH
Hình 1. 1. Cấu trúc quản lý nhà nƣớc về đất rừng tại cấp xã tỉnh Thừa Thiên Huế ......24
Hình 1.2. Cấu trúc quản lý nhà nƣớc về đất rừng của nhóm hộ cấp thôn tỉnh Thừa
Thiên Huế ..................................................................................................................24
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn ............................37

iii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai nói chung và đất rừng nói riêng là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô
cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện đầu tiên và là nền tảng tự nhiên của
bất kỳ sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng nào. Đó còn là thành phần
quan trọng nhất của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố các khu dân cƣ, xây dựng
các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng“.
Đất rừng là sản phẩm của tự nhiên nên bị giới hạn về số lƣợng, con ngƣời có
thể cải tạo tính chất của đất, thay đổi mục đích sử dụng đất song lại không thể làm
tăng hay giảm diện tích đất theo ý muốn. Trong khi đó dƣới tác động của nền kinh
tế thị trƣờng, tình hình gia tăng dân số nhƣ hiện nay cùng với sự phát triển của xã
hội trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nƣớc đã dẫn
đến diện tích đất rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp. Vấn đề này đã trở thành đòi hỏi
bức thiết đối với công tác quản lý nhà nƣớc (QLNN) về đất rừng. Công tác quản lý
và sử dụng đất cũng vì thế mà trở thành một trong những nội dung quan trọng của
QLNN để đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hợp lý, đạt hiệu quả cao
và bền vững.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Đông Bắc Bộ, nơi chiếm giữ vị trí địa lý
vô cùng quan trọng với 2 cửa khẩu quốc tế giao thông với Trung Quốc, với núi rừng
chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh. Với diện tích rừng lớn nhƣ vậy, công tác QLNN
về đất rừng của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Lạng Sơn rất cần sự quản lý chặt
chẽ của các cơ quan nhà nƣớc.
Trong những năm qua, đặc biệt từ khi Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản
hƣớng dẫn có hiệu lực thi hành, công tác quản lý nhà nƣớc đối với đất rừng do Sở
Tài nguyên và Môi trƣờng (TN&MT) tỉnh Lạng Sơn trực tiếp quản lý dƣới sự giám
sát và chỉ đạo của UBND tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng
bƣớc đi vào nề nếp. Tuy vậy, trong những năm gần đây quá trình tổ chức quản lý và
sử dụng đất rừng cũng đã bộc lộ những tồn tại, nảy sinh nhiều vấn đề mới nằm
ngoài tầm kiểm soát của nhà nƣớc nhƣ: sử dụng đất không đúng mục đích, giao đất


1


trái thẩm quyền, tranh chấp và lấn chiếm đất đai, quy hoạch sai nguyên tắc, khiếu
nại tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai ngày càng nhiều…Ðiển hình là ở
Lâm trƣờng Hữu Lũng I (HLI), của Công ty TNHH một thành viên Lâm trƣờng
Ðông Bắc, thuộc Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam. Lâm trƣờng HLI thành lập từ
năm 1960, đƣợc giao hơn 70 nghìn ha, chiếm 51% diện tích đất lâm nghiệp của
huyện Hữu Lũng, để trồng gỗ trụ mỏ. Ðến năm 1996, trƣớc yêu cầu đổi mới doanh
nghiệp, Lâm trƣờng HLI đƣợc kiện toàn tổ chức với nhiệm vụ trồng và khai thác
rừng, cung cấp gỗ trụ mỏ, làm dịch vụ các dự án lâm nghiệp; sản xuất và cung cấp
cây giống chất lƣợng cao. Vì vậy, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có Quyết định
19QÐ/UB-KT (năm 1996), về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp
cho Lâm trƣờng HLI, với tổng diện tích hơn 8.916 ha. Ðến năm 1999, Lâm trƣờng
HLI chia tách, thành lập thêm Lâm trƣờng Hữu Lũng III, trong đó Lâm trƣờng HLI
quản lý hơn 4.300 ha (trong tổng diện tích trên), chủ yếu nằm trên địa bàn xã Tân
Thành (3.500 ha). Với diện tích này, Lâm trƣờng HLI đã trồng mới đƣợc 1.475 ha
và đến tháng 5- 2005 bắt đầu khai thác gỗ. Ngay khi lâm trƣờng vừa khai thác xong,
72 hộ dân ở hai thôn Khuôn Dầu và Gốc Ðào (xã Tân Thành) đã lấn chiếm hơn 26
ha để trồng bạch đàn, sắn... mà vụ việc đến nay vẫn chƣa đƣợc xử lý dứt điểm. Sự
việc không chỉ dừng ở đó, đến đầu tháng 4 năm nay, một số hộ thôn Ðồng Cẩy,
cũng thuộc xã Tân Thành, tiếp tục công khai lấn chiếm gần hai ha đất, ngay sau khi
lâm trƣờng vừa khai thác xong gỗ. Lâm trƣờng đã tổ chức cho công nhân đến nhổ
số cây trồng trái phép trên phần đất lâm trƣờng quản lý, nên đã dẫn đến xô xát giữa
ngƣời dân với công nhân lâm trƣờng. Theo con số thống kê chƣa đầy đủ, ít nhất đã
có 370 ha đất của Lâm trƣờng HLI bị ngƣời dân lấn chiếm.
Trong công tác quản lý và sử dụng đất rừng của Sở TN&MT cũng bộc lộ
những hạn chế nhƣ:
Một là, tình trạng vi phạm trong quản lý và sử dụng đất rừng trên địa bàn vẫn
xảy ra.

Hai là, tình trạng lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên đất rừng; tự ý
chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang đất nông nghiệp; quản lý, sử dụng

2


đất rừng không đúng quy định, kém hiệu quả.
Ba là, việc điều hành quy hoạch, quản lý và sử dụng đất rừng còn tình trạng
không phân định quản lý rõ giữa các cơ quan quản lý dẫn đến việc chồng chéo trong
công tác quản lý.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên đề tài: “Quản lý nhà nước về đất rừng
của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn”đƣợc chọn làm luận văn thạc sĩ.
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Thực trạng quản lý nhà nước về đất rừng
hiện nay của Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn.Sở Tài Nguyên và Môi
trường tỉnh Lạng Sơn cần phải làm gì và làm như thế nào để hoàn thiện quản lý nhà
nước về đất rừng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý nhà nƣớc về đất rừng của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng
tỉnh Lạng Sơn.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà
nƣớc về đất rừng.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về đất rừng của Sở
Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Lạng Sơn.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý
nhà nƣớc về đất rừng của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Lạng Sơn trong thời
gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý nhà nƣớc về đất rừng của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng
tỉnh Lạng Sơn, trong đó đối tƣợng trực tiếp thực hiện quả lý nhà nƣớc về đất rừng là
phòng quản lý đất đai của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Lạng Sơn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

3


- Về không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi chức năng quản lý đất
đai của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Lạng Sơn.
- Về thời gian:Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đất rừng giai đoạn 2015
- 2017. Các giải pháp đƣợc đề xuất cho những năm tiếp theo.
4. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc
kết cấu thành 4 chƣơng.
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn trong
công tác quản lý Nhà nƣớc về đất rừng cấp tỉnh
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đất rừng của Sở Tài nguyên và
Môi trƣờng tỉnh Lạng Sơn
Chƣơng 4:Định hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về
đất rừng của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Lạng Sơn

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN TRONG CÔNG T C QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

VỀ ĐẤT RỪNG CẤP TỈNH
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, quản lý nhà nƣớc về
đất đai nói chung và đất rừng nói riêng là một lĩnh vực đã và đang thu hút đƣợc
nhiều nhà khoa học, nhiều công trình đƣợc lựa chọn làm mục tiêu và nội dung
nghiên cứu. Tuy nhiên, tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về đất rừng lại chƣa có nhiều
công trình và đề tài nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Có thể kể một số công
trình liên quan đến đề tài nhƣ sau:
- Một số bài viết trong hội thảo về quy hoạch sử dụng đất đai trong thời kỳ
công nghiệp hoá do Hội khoa học đất phối hợp với Viện nghiên cứu Địa chính thực
hiện năm 2007 cũng đã đề cập đến một số vấn đề về đánh giá hiệu quả của việc
chuyển đổi mục đích sử dụng trong quy hoạch đất đai phụ vụ cho phát triển các khu
công nghiệp, đô thị và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
1.1.2. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu và khoảng trống trong nghiên cứu
Nhìn chung, các tác giả của các công trình nghiên cứu khoa học trên đã tiếp
cận tìm hiểu công tác quản lý nhà nƣớc về đất nói chung và đất rừng nói riêng từ
nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau; nghiên cứu, phân tích và đƣa ra những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai.
Tuy nhiên, trong số các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên còn ít tài
liệu nghiên cứu một cách hệ thống về công tác quản lý nhà nƣớc về đất rừng của
Sở TN&MT một tỉnh. Vấn đề quản lý nhà nƣớc về đất rừng một cách toàn diện;
đánh giá về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên trách quản lý về đất rừng
của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh, đặc biệt là công tác quản lý nhà nƣớc về đất
rừng tại tỉnh Lạng Sơn một cách đầy đủ thì chƣa có công trình nào đề cập đến.
Chính vì vậy, đề tài QLNN đối với đất rừng của Sở Tài nguyên và Môi

5



trƣờng tỉnh Lạng Sơn sẽ có đƣợc khoảng trống nghiên cứu cần thiết và có tính thực
tiễn đối với địa bàn nghiên cứu.
Mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu trƣớc đó có những giá trị nhất định
làm cơ sở cho việc đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc trong quy
hoạch và sử dụng đất. Tác giả kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên
cứu đã công bố để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận văn.
1.2. Cơ sở lý luận đối với công tác quản lý Nhà nƣớc về đất rừng
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước
Theo “Giáo trình quản lý hành chính nhà nước”:“Quản lý nhà nước là sự
tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình
xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ
xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà
nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN”.
Nhƣ vậy, QLNN là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nƣớc, đƣợc sửa
dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội. quản lý nhà nƣớc đƣợc
xem là một hoạt động chức năng của nhà nƣớc trong quản lý xã hội và có thể xem là
hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nƣớc đƣợc hiểu theo hai nghĩa.
Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nƣớc là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nƣớc, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tƣ pháp.
Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nƣớc chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
QLNN bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn
bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tƣợng bị quản lý và
vấn đề tƣ pháp đối với đối tƣợng quản lý cần thiết của Nhà nƣớc. Hoạt động QLNN
chủ yếu và trƣớc hết đƣợc thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nƣớc, song có thể
các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện
nếu đƣợc nhà nƣớc uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nƣớc theo
quy định của pháp luật.

6



1.2.1.2. Khái niệm đất rừng
Ngay từ thuở sơ khai, con ngƣời đã có những quan niệm cơ bản nhất về đất
rừng , vì ngay từ giai đoạn sơ khai đó, hoạt động của con ngƣời đã gắn với đất rừng
qua hoạt động săn bắt giản đơn. Với sự phát triển toàn diện của xã hội loài ngƣời,
quan niệm về đất rừng của nhân loại cũng thay đổi, mà hƣớng rõ nhất của sự thay
đổi quan niệm về đất rừng của con ngƣời là quy mô diện tích của đám cây, đƣợc gọi
là đất rừng. Khi con ngƣời còn sống hoang sơ, quanh quẩn trên địa bàn hẹp, không
có giao lƣu với các cộng đồng khác, họ có thể coi là đất rừng cả những đám cây
chừng vài ngàn mét vuông, dù ngoài phạm vi đó có thể là thảo nguyên hay sa mạc
mênh mông. Nhƣng khi con ngƣời đã mở rộng quy mô cộng đồng, quần cƣ trên
từng phần châu lục nhƣ một quốc gia, có nhà nƣớc, đại diện cho toàn dân làm chủ
lãnh thổ, tầm nhìn của nhà nƣớc là tầm bao quát cả non sông đất nƣớc, trên đó có
vùng cát, vùng cỏ, vùng cây, vùng núi đất và đá, vùng đầm lầy,.. thì quan niệm về
đất rừng cũng đã thay đổi, không phải cứ nơi nào có “ba cây chụm lại” là “thành
hòn núi cao”, là đƣợc gọi là đất rừng.
Tuy nhiên, tiêu chí “quy mô diện tích thảm cây” cũng chỉ là tƣơng đối, tùy
sự trải nghiệm thiên nhiên của con ngƣời. Với ngƣời dân có quê cha đất tổ là vùng
U Minh, thì những cánh đất rừng Tràm đâu đó ở ngoài Bắc chỉ đƣợc họ coi là “vạt
Tràm”, vì cả U Minh Thƣợng Hạ của họ là một vùng với “Bầu trời thì cao, cánh
đồng thì rộng”
Vì thế, từ quan niệm dân gian đến quan niệm có tính học thuật để từ đó con
ngƣời có tổ chức, con ngƣời xã hội, có thể xác định đúng đối tƣợng mà xã hội cần
thống nhất cách ứng xử là đất rừng, rồi từ đó định ra những chuẩn mực ứng xử nhất
định, trong đó có sự ứng xử của Nhà nƣớc qua công tác quản lý đất rừng, vấn đề về
“Khái niệm đất rừng” không thể coi là “Chuyện tƣơng đối”, mà phải đƣợc đặt ra và
xử lý một cách nghiêm túc, bởi nếu không, mọi quy tắc ứng xử với đất rừng, đƣợc
đặt ra, sẽ khó có thể đƣợc tôn trọng trên thực tế.
Đã có nhiều chính kiến về khái niệm “đất rừng”, có thể xem xét qua một vài

nhận định nêu dƣới đây:

7


Năm 1930, Morozov đƣa ra khái niệm, theo đó, đất rừng là một tổng thể cây
gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất
và trong khí quyển. đất rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của
cảnh quan địa lý.
Năm 1952, M.E. Tcachenco thì cho rằng, đất rừng là một bộ phận của cảnh
quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và
vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình, chúng có mối quan hệ sinh học và
ảnh hƣởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài.
Năm 1974, I.S. Mê lê khôp cho rằng: đất rừng là sự hình thành phức tạp của
tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.
Theo Wikipedia tiếng Việt, đất rừng là quần xã sinh vật trong đó cây đất
rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã
sinh vật và môi trƣờng, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ
mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh đất rừng và các hoàn cảnh khác.
Có lẽ, trong các khái niệm hay quan niệm trên về đất rừng , chỉ có quan niệm
của Morozov và của Wikipedia tiếng Việt là hoàn hảo hơn cả.
Đồng tình với Morozov và Wikipedia tiếng Việt, đồng thời muốn diễn đạt
mạch lạc hơn, dùng từ phổ thông hơn, theo tôi, quan niệm về đất rừng có thể hiểu
nhƣ sau:
Đất rừng là một quần thể thực vật, trong đó, thực vật thân gỗ chiếm đa số,
quần tụ trên một diện tích đáng kể, so với diện tích cư trú của cộng đồng người, nơi
cư trú của chúng có nguồn gốc tự nhiên.
Trong quan niệm về đất rừng vừa nêu, có mấy điểm đáng lƣu ý nhƣ sau:
- Trƣớc hết, đó là quần thể thực vật. Yếu tố động vật không quyết định việc
“đất rừng có là đất rừng hay không”.

- Thứ hai, quần thể thực vật đó phải chủ yếu là cây thân gỗ. Bởi vì, nếu quần
thể thực vật đó chủ yếu là cây thân thảo thì đó là “Thảo nguyên”.
- Thứ ba, tính đa dạng thực vật trong sự “tƣơng sinh” không quyết định “tính
đất rừng” của thảm thực vật.

8


- Thứ tƣ, về diện tích của tổng thảm thực vật: Quy mô của thảm thực vật
đƣợc gọi là đất rừng, phải bao trùm cả không gian cƣ trú của cộng đồng cơ bản của
con ngƣời, đồng thời đủ sức tạo nên môi trƣờng sinh thái cho cộng đồng ngƣời này.
Thứ năm, về nguồn gốc thiên nhiên của nơi có đất rừng.
Ý muốn nói rằng, một thảm cây thân gỗ, với diện tích mênh mông đến đâu đi
nữa, mà đất đó không từng là đất hoang tự nhiên, thì việc gọi chúng là đất rừng
cũng có phần không thuận.
1.2.1.3. Khái niệm quản lý nhà nước về đất rừng
Từ việc làm rõ các khái niệm ở phần trên cùng với một số văn bản có đề cập
đến quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động đất rừng ta có thể định nghĩa về quản lý nhà
nƣớc đối với hoạt động đất rừng nhƣ sau:
QLNN đối với hoạt động đất rừng là quá trình nhà nước sử dụng trong phạm
vi quyền lực của mình tác động có tổ chức và điều chỉnh vào các quan hệ nảy sinh
trong hoạt động đất rừng nhằm đảm bảo cho hoạt động quy hoạch và sử dụng đất
rừng diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, và thực hiện đúng chức năng nhiệm
vụ của cơ quan quản lý đất đai.
QLNN đối với hoạt động đất rừng là một quá trình từ việc xây dựng, ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất rừng; Tuyên truyền, phổ biến,
chế độ, chính sách pháp luật về quản lý đất rừng; Tổ chức thực hiện chiến lƣợc, chế
độ, chính sách về đất rừng đến việc tổ chức bộ máy thực hiện cũng nhƣ thanh tra,
kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý đất rừng.
Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngƣời đại diện cho lợi ích

của toàn dân. Quyền sở hữu đất rừng chỉ thuộc về Nhà nƣớc, tức là đất rừng không
thuộc quyền sở hữu của bất kỳ tổ chức nào hay bất kỳ một cá nhân nào “Nhà nƣớc
không thừa nhận việc đòi lại đất đƣợc giao theo qui định của Nhà nƣớc cho ngƣời
khác sừ dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất rừng của Nhà nƣớc Việt Nam
dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền nam Việt Nam và
Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

9


1.2.2. Vai trò của đất rừng đối với con người
1.2.2.1. Vai trò kinh tế
Về kinh tế, vai trò của đất rừng đối với đời sống con ngƣời thể hiện trên
nhiều cấp độ khác nhau, tùy trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất của cộng
đồng con ngƣời.
- Trong thời nguyên thủy và ở các vùng sâu, vùng xa của thời đại ngày nay,
đất rừng là nguồn cung cấp nhiều loại thực phẩm sơ khai cho con ngƣời, điển hình
và phổ biến là rau, củ, quả. Bên cạnh đó, đất rừng còn là nguồn cung cấp protit tự
nhiên cho con ngƣời. Đó là muôn loài thú nhỏ nhƣ thủy sản ở các khe lạch, chim
muông, cày cáo, lớn là các loại hƣơu, nai, mãnh thú. Đồng thời, đất rừng cũng là
nguồn cung ứng các tƣ liệu sinh hoạt phục vụ nhu cầu mặc và ở của con ngƣời.
- Tiến lên một bƣớc, đất rừng là địa bàn đầu tiên để con ngƣời chuyển từ
cách kiếm sống chủ yếu là hái lƣợm, săn bắt sang thuần dƣỡng động vật và cây
trồng, cây con tự nhiên thành gia súc, gia cầm, cây canh tác. đất rừng trở thành công
cụ, đối tƣợng để con ngƣời tác động vào, để phục vụ cho hoạt động sản xuất của
con ngƣời.
- Ngày nay, các giá trị trên về kinh tế của đất rừng vẫn còn nguyên giá trị,
nhƣng với trình độ KH&CN cao, giá trị kinh tế của đất rừng đã thể hiện dƣới hình
thái khác. Hình thái đó là nguồn nguyên liệu. Từ nguồn nguyên liệu, có bản chất là
Xeluloz, con ngƣời bằng công nghệ hóa học, có thể chế tạo nên đủ mọi loại vật

dụng của mình, điển hình là đồ gỗ và hàng dệt may, hoặc các sản phẩm của giấy.
Ngày nay, sợi Coton, có nguồn gốc là xeluloz, là loại sợi chủ yếu làm nên hàng dệt
may với mọi cấp chất lƣợng phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của chúng ta.
Về vai trò kinh tế của đất rừng còn có thể nói đến nhiều hơn nữa, nhƣng nhƣ
thế cũng đã đủ để thấy rằng, “đất rừng là nguồn sống của con ngƣời, đất rừng nuôi
ngƣời”, và con ngƣời hoạt động gắn với đất rừng, nhờ đất rừng.
1.2.2.2. Vai trò môi sinh
Thật ra, với các giá trị kinh tế của đất rừng, nhƣ đã nêu, ta đã có thể coi đó là
vai trò môi sinh của đất rừng đối với con ngƣời, vì tất cả các giá trị kinh tế của đất

10


rừng cũng chính là các giá trị làm nên môi trƣờng sống cho ngƣời: con ngƣời sống
trong sự nuôi dƣỡng của đất rừng.
Tuy nhiên, khi nói đến vai trò môi sinh của đất rừng, ngƣời ta nói thiên về
các yếu tố cấu thành “bầu sinh khí” mà con ngƣời phải có mới sống đƣợc và đất
rừng có vai trò tạo nên một phần căn bản của môi sinh đó.
Trên giác độ đó, ta thấy vai trò môi sinh của đất rừng giúp cho hoạt động sống
của con ngƣời, gắn liền trực tiếp tới sự tồn tại của xã hội loài ngƣời. Cụ thể hơn:
- Đất rừng điều hòa nhiệt độ, giảm nóng lạnh thái quá cho con ngƣời, nhƣ lá
phổi của loài ngƣời, nhằm dung hòa khí hậu giúp cho con ngƣời có cuộc sống tốt hơn.
- Đất rừng làm trong lành không khí để con ngƣời đƣợc hít thở đúng dƣỡng
khí, khử trừ khí độc và bụi bậm.
- Đất rừng điều hòa thủy văn, gió, mƣa, giúp con ngƣời tránh bớt hạn, lụt,
bão tố, gió xoáy, gió lốc...
1.2.2.3. Vai trò quân sự, quốc phòng
Vai trò này không phổ biến nhƣng không cá biệt, thể hiện rõ ở các quốc gia,
dân tộc nhỏ, yếu, luôn bị các thế lực ngoại xâm uy hiếp, tấn công. Chỉ riêng câu thơ
“đất rừng che bộ đội, đất rừng vây quân thù” của Tố Hữu và tên tác phẩm “đất rừng

Xà Nu” của Nguyên Ngọc cũng đã đủ nói lên vai trò của đất rừng về mặt này đối
với các quốc gia, dân tộc nhỏ, yếu, luôn bị các thế lực ngoại xâm uy hiếp, tấn công
nói chung, Việt Nam ta nói riêng. Nhìn xa hơn, ta thấy, các bộ tộc nguyên thủy, sau
này là các nhà nƣớc của các quốc gia nhỏ yếu, khi khởi nghiệp, đều lấy các vùng
“Thâm sơn, cùng cốc” làm địa bàn đóng bản doanh của mình: Bà Trƣng đóng đô ở
Mê Linh, các Vua Hùng đóng đô ở Nghĩa Lĩnh, các Vua Đinh và Tiền Lê đóng đô ở
Hoa Lƣ, khi khởi nghiệp nhà Hậu Lê lấy Lam Sơn làm căn cứ địa khởi nghĩa, thắng
giặc Minh rồi còn còn xây dựng Lam Kinh,...Ngay cả sau này, trong thời đại Hồ
Chí Minh, chúng ta cũng có “Thủ đô gió ngàn” ở chiến khu Việt Bắc, có “Chiến
khu Đ”, có đất rừng Tây Ninh, có đƣờng Trƣờng Sơn chạy dọc trong các cánh đất
rừng...làm địa bàn của Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam. Nhờ đó
mà các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam đều đƣợc bảo vệ từ đất rừng và dân

11


tộc Việt Nam đƣợc tồn tại cho đến ngày nay là một phần lớn nhờ đất rừng.
1.2.2.4. Vai trò văn hóa
Các nhà văn hóa học đã nói đầy đủ về văn hóa đất rừng. Với đối tƣợng và
phạm vi nghiên cứu của luận văn này, về văn hóa chúng tôi không đi sâu, mà chỉ
nói đến giá trị văn hóa của đất rừng.
Nếu văn hóa là dấu tích của con ngƣời trong ứng xử với đất, với trời và với
nhau theo hƣớng chân-thiện-mỹ thì đất rừng chính là một “Trƣờng văn hóa” đó và
là “Trƣờng” đầu tiên, nơi con ngƣời thực hiện các ứng xử với đất, với trời và với
nhau theo hƣớng chân thiện mỹ. Bởi vì, đất rừng là môi trƣờng sống đầu tiên của
tuyệt đại bộ phận các chủng ngƣời trên trái đất. Và tính chân thiện mỹ của con
ngƣời trong ứng xử với đất và với trời chính là trong ứng xử với đất rừng - NGƢỜI
NUÔI SỐNG HỌ. Đồng thời, chính trong quá trình ứng xử với đất rừng để tìm
nguồn sống, con ngƣời đã biết phải ứng xử với nhau nhƣ thế nào cho đúng mực
nhất, có lợi lâu bền nhất. Tất cả những cái đó in vào lịch sử cộng đồng, làm nên cái

gọi là “Văn hóa cộng đồng”.
Ngày nay, tuy đại bộ phận thế giới con ngƣời đã bớt lệ thuộc vào đất rừng,
nhƣng đất rừng vẫn là tất cả những gì thiêng liêng nhất, giúp con ngƣời nhớ về tổ
tiên, nhớ về cội nguồn, tìm thấy ở đó mục tiêu và động lực để sống, chiến đấu trong
cuộc sống hiện tại với tâm nguyện là làm sao cho xứng đáng với tổ tiên, nòi giống,
quê hƣơng mình. Nếu với con ngƣời nói chung, nông thôn là cội nguồn của văn hóa
dân tộc, thì về mặt nào đó, đất rừng cũng là nông thôn, bởi phần lớn loài ngƣời có
cuộc sống tiền khởi ở đất rừng, từ đất rừng với tên gọi là buôn, bản, họ mới xuôi
sông về đồng bằng, lập quê hƣơng mới, đƣợc gọi là làng thôn ở đồng bằng. Với
cách nhìn đó, đất rừng là cái nôi văn hóa của nhiều dân tộc, bảo vệ đất rừng là bảo
về văn hóa dân tộc, mà văn hóa trƣờng tồn đƣợc thì dân tộc trƣờng tồn, dù nhất thời
có bị ngoại bang lấn chiếm.
1.2.2.5. Vai trò tinh thần
Con ngƣời có mối lo đầu tiên là làm sao có đủ miếng cơm, manh áo nhƣng
cơm, áo lại không là tất cả. Nhu cầu về các giá trị tinh thần trong đời sống của con

12


ngƣời cũng là nhu cầu không thể thiếu, nó đƣợc đúc kết trong cả quá trình hình
thành và tồn tại, phát triển của mỗi dân tộc.
Sự vui chơi, giải trí của con ngƣời vô cùng đa dạng. Một trong những hƣớng
đất rừng của con ngƣời là về với thiên nhiên, gồm Núi (đất rừng) - Đồi – Sông Biển. Không ít ngƣời tự tạo nên các hòn non bộ, giả sơn, hoang viên,...với sự cố
gắng làm cho chúng “gần nhƣ thật” để đƣợc hòa vào thiên nhiên đất rừng núi. Mang
đất rừng vào hoạt động sống là sự yêu đất rừng, con ngƣời đều muốn thể hiện lối
sống gắn với đất rừng. Tuy nhiên, tất cả chúng không thể nào thay đƣợc đất rừng tự
nhiên. Và công nghiệp Đất rừng sinh thái đã trở thành ngành kinh tế lớn của nhiều
quốc gia trong thời đại ngày nay vì nhu cầu tinh thần về mặt đó của con ngƣời và vì
mức sống cao, đã đủ cho không ít ngƣời có thể tìm đến thú vui tinh thần cao sang
này. Vai trò tinh thần của đất rừng chính là ở chỗ đó.

1.2.3. Nội dung quản lý Nhà nước về đất rừng
1.2.3.1 Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất rừng
Quy hoạch đất rừng là việc bố trí sắp xếp các loại đất rừng cho các đối tƣợng
sử dụng theo các phạm vi không gian và trong từng khoảng thời gian nhất định với
mục đích phục vụ tốt cho chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc của
từng địa phƣơng, cho phép sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ đất rừng.
Kế hoạch sử dụng đất rừng bao gồm phân loại đất rừng, xác định phƣơng
hƣớng, mục tiêu, các chỉ tiêu về sử dụng đất rừng và xây dựng phát triển quỹ đất
theo từng thời kỳ cụ thể ngắn hạn, cho quá trình chuyển mục đích sử dụng đất giữa
các loại đất.
Đất rừng phòng hộ, đặc dụng không đƣợc phép chuyển mục đích sử dụng
nhƣng đƣợc kết hợp khai thác sử dụng vào mục đích khác có thể phát triển xây dựng
các nhà hàng (thƣơng mại dịch vụ) hoặc các cơ sở dịch vụ trong các khu rừng sinh thái
để phục vụ kinh doanh đất rừng sinh thái tăng sức hấp dẫn và hiệu quả của rừng.
Nhƣ vậy, trong nhiều loại đất chuyển đổi thì Nhà nƣớc quy định bằng luật
hoá những trƣờng hợp phải xin phép của cơ quan Nhà nƣớc và khi chuyển đổi mục
đích thì đƣợc phép của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền .

13


Làm tốt công tác quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất là đảm bảo
một lộ trình về sử dụng, về chuyển mục đích sử dụng các loại đất cho phù hợp với
sự phát triển chung của xã hội và sử dụng đất có kế hoạch (1 năm, 5 năm) có hiệu
quả, đất có giá trị cao.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đƣợc quan tâm là chất lƣợng,
làm tốt đƣợc điều này nó sẽ giúp đóng vai trò điều tiết quỹ đất quốc gia trong quá
trình đầu tƣ phát triển thị trƣờng, trong việc quản lý việc cho phép chuyển mục đích
sử dụng đất rừng hoặc trong việc giao đất, cho thuê đất, tránh đƣợc chồng chéo
chuyển mục đích sử dụng hoặc trong việc giao đất, cho thuê đất, tránh đƣợc chồng

chéo trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch
xây dựng..
1.2.3.2. Tổ chức thực hiện quản lý sử dụng đất rừng
*Thiết lập bộ máy quản lý ; xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách có liên quan
đến đất rừng
Thành lập lực lƣợng chuyên trách của Nhà nƣớc theo các loại đất rừng,
các vùng đất rừng công ích và theo các loại việc, nhƣ trồng rừng, bảo vệ, phát
triển đất rừng
- Khoán, quản lý nhà nƣớc về đất rừng bằng ngân sách nhà nƣớc với sự giám
sát, kiểm tra của Nhà nƣớc cho các Công ty, nông trƣờng và các cá nhân trong và
ngoài nƣớc chuyên trồng rừng, bảo vệ đất rừng để đất rừng làm đúng và đầy đủ
chức năng công ích của nó.
- Đặt thành điều kiện bắt buộc đối với ngƣời khai thác, sử dụng đất rừng khi
các cơ quan Nhà nƣớc cấp phép cho các đơn vị kinh tế, tổ chức sự nghiệp trong việc
sử dụng đất rừng vào các hoạt động kinh tế, quản lý đất rừng,..của họ mà họ đƣợc
cấp phép. Đó là một khoản - khoản nghĩa vụ, mà ngƣời đƣợc cấp phép khai thác đất
rừng phải thực hiện.
- Giao đất rừng cho nhân dân khai thác và sử dụng có kèm theo nhiệm vụ
xây dựng và bảo vệ đất rừng. Đồng thời có kèm theo những hỗ trợ của Nhà nƣớc để
ngƣời dân có thể thực hiện đƣợc các nghĩa vụ ấy, nhƣ chế độ giao đất, giao đất rừng

14


mà Việt Nam đang áp dụng. Bằng cách này, ngƣời dân đƣợc hƣởng lợi từ đất rừng
đồng thời phải có nghĩa vụ tạo dựng và bảo vệ đất rừng.
Sau khi đã định rõ hƣớng sử dụng các vùng đất rừng vào việc xây dựng đời
sống nhân dân và phục vụ lợi ích toàn diện, lâu dài của cả quốc gia, dân tộc, thì đất
rừng phải đƣợc đƣa vào cuộc sống, nhân dân phải đƣợc tiếp cận đất rừng với các
mục đích khác nhau. Lúc này, vấn đề đặt ra là, nhân dân với tƣ cách cá nhân hoặc tổ

chức sẽ hành xử với đất rừng theo chuẩn mực nào hay muốn hành xử thế nào cũng
đƣợc. Điều đó chắc chắn là không. Và lúc này cơ quan quản lý phải tính toán và
quy định chuẩn mực hành vi của công dân, tổ chức công dân và của cả Nhà nƣớc
khi sử dụng đất rừng.
Tùy theo loại hành vi tác động vào đất rừng, Nhà nƣớc có những chƣơng,
mục trong các đạo luật có liên quan đến đất rừng, hoặc đạo luật chuyên về đất rừng .
Các quy phạm pháp luật này liên quan đến ba mặt lớn sau đây:
- Tác động đến loại đất rừng nào.
- Tác động vì mục đích gì.
- Tác động theo cách nào, phƣơng thức nào, phƣơng tiện nào.
Mọi hành vi tác động đến đất rừng mà không trả lời thỏa đáng ba câu hỏi
trên sẽ không đƣợc thực hiện. Ví dụ, công dân sẽ không đƣợc tác động vì mục đích
kinh tế lên đất rừng phòng hộ, đất rừng bảo tồn di tích văn hóa. Hoặc công dân tác
động lên đất rừng kinh tế vì mục đích kinh tế những không đƣợc khai thác theo
phƣơng thức đốt cháy, nổ mìn để chặt hạ, phải dùng các phƣơng tiện cơ giới thuộc
chủng loại, đẳng cấp nào.
* Tổ chức đưa công dân, tổ chức vào các cuộc khai thác, sử dụng đất rừng theo
chiến lược, quy hoạch và pháp luật đã định
Hoạt động này của QLNN về đất rừng bao gồm nhiều công việc cụ thể,
trong đó điển hình là:
- Phổ biến, tuyên truyền cho toàn dân, các doanh nhân, các nhà đầu tƣ trong
và ngoài nƣớc biết rõ tƣ tƣởng, quan điểm, đƣờng lối, kế hoạch và pháp luật nhà
nƣớc có liên quan đến đất rừng.

15


×