Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

So sánh cảnh cho chữ của Huấn Cao và cảnh vượt thác sông Đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.11 KB, 18 trang )

Bài văn mẫu lớp 12
So sánh cảnh cho chữ của Huấn Cao và cảnh vượt thác
sông Đà
So sánh cảnh cho chữ của Huấn Cao và cảnh vượt thác sông Đà - Mẫu 1
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam
hiện đại. Trước Cách mạng, ông được biết đến với tư cách là một nhà văn lãng
mạn nổi tiếng với những sáng tác “Vang bóng một thời” “Thiếu quê hương”,
sau Cách mạng, cảm hứng nghệ thuật được khơi nguồn từ hiện thực cuộc sống
mới, ông trở thành một nhà văn kháng chiến, một nhà văn Cách mạng, say sưa
tìm kiếm, khám phá và ngợi ca vẻ đẹp của non sông gấm vóc và vẻ đẹp của con
người Việt Nam trong lao động và chiến đấu: “Tùy bút Sông Đà”, “Hà Nội ta
đánh Mỹ giỏi” Dù ở giai đoạn sáng tác nào, văn Nguyễn Tuân cũng đem đến
cho người đọc sự cuốn hút đặc biệt bởi ngòi bút tài hoa uyên bác .Trong văn
nghiệp của Nguyễn Tuân, truyện ngắn Chữ người tử tù (trong tập Vang bóng
một thời- sáng tác trước Cách mạng) và Người lái đò sông Đà (trong tùy bút
Sông Đà - sáng tác trong chuyến đi thực tế lên Tây Bắc 1958) là hai thành công
nổi bật, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của tác giả ở hai giai đoạn sáng
tác. Đặc biệt là cảnh cho chữ và cảnh vượt thác được xem là những áng văn
đẹp nhất trong văn học Việt Nam. Qua đó không những giúp ta cảm nhận được
sự tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân mà còn thấy được nét ổn định và nét mới
trong phong cách nghệ thuật của tác giả trước và sau Cách mạng.
Cảnh cho chữ nằm ở phần cuối truyện ngắn Chữ người tử tù. Câu chuyện là
cuộc gặp gỡ giũa hai con người trong một tình huống vô cùng hi hữu: Một bên
là Huấn Cao có tài viết chữ nhanh và đẹp, văn võ song toàn nhưng lại là kẻ
phản nghịch lãnh án tử hình; một bên là viên quản ngục - kẻ thực thi pháp luật
đang giam giữ Huấn Cao nhưng lại là người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, yêu
quý cái đẹp. Trên bình diện xã hội, họ đối lập nhau, nhưng trên bình diện nghệ
thuật , họ đều là những nghệ sĩ chân chính.Sự gặp gỡ giũa hai con người ấy
trong chốn đề lao tạo ra một tình huống đầy kịch tính, kịch tính càng được đấy



đến cao trào khi quản ngục bỗng nhận được công văn khẩn và biết sáng sớm
mai Huấn Cao đã bị giải ra pháp trường . Liệu cái sở nguyện thiết tha của viên
quản ngục là có được chữ Huấn Cao để treo trong nhà có thực hiện được
không? Liệu tấm lòng biệt nhỡn liên tài của ông có được Huấn Cao thấu hiểu?
Liệu con người tài hoa Huấn Cao trước khi từ giã cõi đời có kịp để lại cho đời
những dòng chữ cuối cùng? Đặt trong dòng cốt truyện, trong kết cấu của tác
phẩm, cảnh cho chữ có vai trò “cởi nút”, giải tỏa. Từ đây, nổi bật lên vẻ đẹp kỳ
vĩ của nhân vật , nổi bật lý tưởng thẩm mỹ của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân.
Cảnh cho chữ là một cảnh mà các nhà phê bình nhận định rằng “một cảnh
tượng xưa nay chưa tùng có”. Tại sao lại khẳng là " xưa nay chưa từng có",
trước tiên đối với Thư pháp (nghệ thuật viết chữ đẹp) là một thú chơi tao nhã
mang nét đẹp của văn hóa phương Đông. Nó thường diễn ra trong thư phòng
hoặc trong khung cảnh sơn thủy hữu tình, trời trong gió mát, có trà, có rượu, có
hoa. Vậy mà cảnh cho chữ ở đây lại diễn ra trong đêm khuya ,ngay trong nhà
giam tăm tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, nền đầy phân chuột phân
gián, trái ngược với những cái tăm tối bẩn thỉu ấy, nổi bật lên ánh sáng đỏ rực
của một bó đuốc, khói tỏa ra như đám cháy nhà, tấm lụa trắng tinh, chậu mực
thơm thật đúng là một hoàn cảnh, thời gian, không gian “xưa nay chưa từng
có”.
Tư thế của người cho chữ và nhận chữ lại càng “chưa từng có” hơn nữa: Người
cho chữ là kẻ tử tù chỉ sáng sớm mai đã ra pháp trường, cổ vẫn đeo gông, chân
vướng xiềng đang dậm tô những nét chữ vuông tươi tắn trên tấm lụa bạch trắng
tinh còn nguyên vẹn lần hồ. Những thứ gông xiềng quái ác ấy càng tô đậm lên
vẻ đẹp hiên ngang, hành động nghĩa hiệp, thiêng liêng của người cho chữ.
Tương phản với tư thế, hành động này là người được nhận chữ: viên quán ngục
lại khúm núm, thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực.Trong cảnh này
có rất nhiều điều trái với trật tự thông thường, nhà lao - nơi ngự trị của bóng
tối, cái xấu, cái ác trở thành nơi để sáng tạo nghệ thuật - sản sinh ra cái Đẹp;
người tù vượt lên sự trói buộc của gông xiềng trở thành người nghệ sĩ với niềm
cảm hứng sáng tạo nghệ thuật mãnh liệt, ông hiện lên một cách uy nghi, đĩnh



đạc, đường hoàng. Đó chính là sự lên ngôi của cái đẹp giữa chốn ngục tù, là
chiến thắng của cái Đẹp, cái cao thượng, cái thiên lương trong lành đối với
những cái xấu, cái ác, cái thấp hèn. Hai con người ở những vị trí đối kháng trở
thành hai người bạn tri âm. Cái Đẹp đã đưa họ đến với nhau, không còn ranh
giới giữa phạm nhân và quan coi ngục mà là một tấm lòng đáp lại một tấm
lòng. Vì thực sự coi nhau là tri âm, cho chữ xong, Huấn Cao còn đỡ quản ngục
dậy và nói với ông những lời khuyên chân thành, tâm huyết: “…Thầy Quản
nên tìm về quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đã rồi hãy nghĩ đến
chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến
nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Ngục quan cảm động, chắp tay vái
người tù: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh.Thái độ của Huấn cao thể hiện vẻ đẹp
văn hóa và tinh thần nghĩa hiệp sáng ngời của một tấm lòng bè bạn, lời khuyên
của Huấn Cao mang ý nghĩa sâu sắc: Cái Đẹp không thể chung sống với cái ác,
cái xấu, cái gốc của chữ nghĩa chính là thiên lương, người nghệ sĩ say mê cái
đẹp trước hết phải giữ được thiên lương. Trước lúc giã từ cõi đời, Huấn cao đã
để lại lời di huấn ấy với niềm thiết tha mong mỏi con người còn sống sáng ra lẽ
đó. Niềm mong mói ấy không phải chỉ có thời ông Huấn mà đến hôm nay nó
vẫn còn nguyên giá trị. Đó cũng chính là lý tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Tuân
về sự thống nhất giữa TÂM và TÀI, giữa THIỆN và MỸ.
Đoạn văn đã thể hiện tài nghệ của Nguyễn Tuân trong việc dựng cảnh , tạo
không khí, giọng văn trang trọng, cổ kính, vận dụng khai thác triệt để thủ pháp
tương phản để dựng nên một cảnh tượng đúng là “xưa nay chưa từng có. cảnh
cho chữ là một trong những áng văn đẹp nhất của văn học Việt nam hiện đại, là
một điểm sáng góp phần không nhỏ làm nên thành công cho tác phẩm Chữ
người tử tù cảnh cho chữ đem đến một kết thúc có hậu, giúp người đọc thêm
yêu mến một nét đẹp trong văn hóa dân tộc, cảm phục trước một tài năng, nhân
cách cao cả, gieo vào lòng người một niềm tin bất diệt vào chiến thắng của
thiên lương.

Còn trong cảnh vượt thác trong tác phẩm "Người lái đò sông Đà" thì Nguyễn
Tuân lại miêu tả ông lái đò là một người lao động, là hình ảnh của con người


Tây Bắc trong công cuộc lao động, xây dựng cuộc sống mới., đồng thời cũng là
một nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh.
Để hiểu được tài nghệ siêu phàm của ông đò, trước hết chúng ta phải nói đến
sông Đà - đối tượng mà ông chinh phục. Tác giả đã miêu tả ông đò trong thế
tương phản với thế lực thiên nhiên hùng hậu sông Đà - một nhân vật vô cùng
sống động - mang diện mạo và tâm địa của thứ kẻ thù số một đối với con người
(diện mạo đó được thể hiện qua địa thể hiểm trở: Bờ đá, ghềnh, xoáy
nước. Đáng gờm hơn cả là tâm địa của nó qua cách bày binh bố trận nham
hiểm với vô số những boong-ke chìm, pháo đài đá nổi, ba lớp trùng vi thạch
trận Để chinh phục một đổi thủ cao tay như thế, đòi hỏi ở người lái đò một sự
từng trải, dày dặn kinh nghiệm, một bản lĩnh gan dạ can trường, một sự thông
minh khôn khéo và đặc biệt là tài năng siêu việt...Sự am hiểu kỹ càng về đối
tượng chính là một yếu tố quan trọng giúp cho ông có được tư thế chủ động
trong cuộc chiến với sông Đà Cảnh vượt thác chính là tâm điểm nóng nhất, một
trận thủy chiến vô cùng ác liệt, gay cấn, đầy không khí chiến trận, từ đó làm
nổi bật vẻ đẹp của ông đò: người lao động- nghệ sĩ tài ba.
Không khí trận mạc ngay từ câu văn mở đầu cảnh vượt thác : “Thạch trận dàn
bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hợp với đá, thác nước reo hò làm
thanh viện cho đá”. Cảnh hỗn chiến ác liệt diễn ra. “Mặt nước hò la vang dậy,
ùa vào mà bẻ gãy cán chèo, sóng nước như thể quân liều mạng xông vào mà
“đá trái” mà "thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền
lên". Sóng thác đã đánh miếng đòn hiểm độc nhất bóp chặt lấy hạ bộ” khiến
cho ông đò đau điếng mặt méo bệch đi. Nguy hiểm là vậy nhưng ông lái đò vẫn
cố nén vết thương, hai chân kẹp chặt cuống lái, bình tĩnh “hai tay giữ mái chèo
khỏi bị hất lên khỏi sóng”.vẫn nghe tiếng chỉ huy ngắn gọn, tỉnh táo, của người
cầm lái, con thuyền thoát khỏi nguy hiểm vậy là phá xong cái trùng vi thạch

trận thứ nhất.
Thế nhưng trận chiến chưa dừng ở đó mà mỗi lúc càng quyết liệt hơn. Không
một chút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và phải thay đổi
chiến thuật. Nhờ kinh nghiệm đà dặn, ông đã nắm chắc binh pháp của thần


sông thần đá, nắm vững quy luật phục kích của lũ đá nơi ái nước nguy hiểm
này:
Trùng vi thứ hai tăng thêm nhiều cửa tử hơn đánh lừa con thuyền, cửa sinh lại
bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn: “Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh
trên sông đá“. Ông lái đò bắt đầu cuộc tấn công bằng cách “nắm chặt được cái
bờm sóng đúng luồng rồi” ông cho con thuyền “phóng nhanh vào cửa sinh mà
lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy”. Bọn tướng đá, đứa thì “ông tránh
mà rảo bơi chèo lên“, đứa thì bị “ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường
tiến". Cuối cùng ông thắng còn bọn đá tướng thất bại thảm hại “tiu nghỉu cái
mặt xanh lè thất vọng".
Trùng vi thứ ba, bên phải bên trái đều là “luồng chết cả”. Đã vậy, còn bố trí
luồng sống ngay giữa bọn đá hậu vệ". Ông lái đò mưu trí “phóng thẳng con
thuyền, chọc thủng cửa giữa đó” rồi đưa thuyền ”vút qua cổng đá cánh mở
cánh khép“. “Chiếc thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa
xuyên vừa tự động lái lượn được”Thế là hết thác. Thật là tài tình hết chỗ nói.
Tài nghệ lái đò vượt thác như ông cũng được xếp vào bậc siêu phàm xưa nay
chưa từng có! Đọc đến đây ta mới có cảm giác vỡ òa, thở phào nhẹ nhõm.
Đoạn văn huy động sức mạnh của quan sát, tưởng tượng, liên tưởng,các phép
nhân hóa, so sánh , tương phản được vận dụng linh hoạt, ngôn ngữ phong phú,
giàu tính tạo hình, vận dụng kiến thức nhiều ngành nghệ thuật, đặc biệt là quân
sự, võ thuật,tác giả tạo nên một cảnh chiến trận giàu kịch tính, tạo cảm giác
mãnh liệt. Sông Đà hùng hậu, hung bạo, lắm mưu nhiều kế, ông đò bé nhỏ giữa
muôn trùng sóng nước nhưng có trí lực, tài nghệ phi thường. Hàng loạt những
động từ mạnh thể hiện sự cuồng nộ của sông Đà: (rống lên, nhổm dậy, vồ lấy,

đánh quật, túm lấy, thúc gối, đá trái, đội ,lật ngửa, bóp chặt…); đối chọi với
chúng, ông đò trong thể cưỡi hổ tung hoành nắm chặt,kẹp chặt, ghì
cương,phóng nhanh, lái miết, đè sấn, chặt đôi, phóng thẳng, xuyên nhanh, chọc
thủng…) Mật độ động từ dày đặc diễn tả nhiều hành động liên tiếp dồn dập,
mạnh mẽ khiến người đọc như nghẹt thở để rồi thở phào nhẹ nhõm khi kết


thúc. Cảnh vượt thác có thể xem là đoạn hay nhất trong bản anh hùng ca ngợi
ca trí dũng tuyệt vời của con người lao động.
Nguyễn Tuân có một sự tài hoa khi tìm ra những đề tài độc đáo, cùng với tài
năng sử dụng ngôn từ độc đáo. Nhưng phong cách của ông qua " Chữ người tử
tù" và "Người lái đò sông Đà" đều có nét ổn định và nét đổi mới.
Nét ổn định của Nguyễn Tuân đó là phong cách tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn
Tuân qua hai cảnh trên. Khám phá sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mỹ, con
người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Cả hai hình tượng nhân vật: Huấn Cao và
ông đò đều là những con người tài hoa nghệ sĩ . Cho dù họ ở những thuộc
những giai đoạn, tầng lớp khác nhau, làm những công việc khác nhau nhưng
đều là đối tượng của cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân (Huấn Cao trong cảnh cho
chữ hiện lên với vẻ đẹp của tài thư pháp, của thiên lương, khí phách; ông đò
trong vượt thác lại được thể hiện qua tài nghệ tay lái ra hoa)
Sự uyên bác của Nguyễn Tuân được thể hiện qua việc vận dụng vốn hiểu biết
sâu rộng về nhiều lĩnh vực: văn hóa, lịch sử, địa lý, điện ảnh hội họa, quan sự,
võ thuật hai cảnh trên đều đem đến cho người đọc những kiến thức bổ ích một
cách thú vị.
Đặc biệt có cảm hứng đối với những cảnh tượng tạo cảm giác mãnh liệt. Ông là
nhà văn của những tình cảm lớn, những cảm giác mạnh, trong hai cảnh đã phân
tích đều truyền đến cho người đọc những rung cảm mãnh liệt Thủ pháp tương
phản thường được vận dụng để tô đậm những cảnh tượng gây ấn tượng dữ
dội .Trong cảnh cho chữ ông Huấn đã cho chữ trong hoàn cảnh ngục tù tăm
tối ,trong cảnh vượt thác ông đò bé nhỏ chinh phục sông Đà hung bạo .

Vốn ngôn ngữ phong phú, chuẩn xác, giàu giá trị tạo hình, gợi cảm.câu văn
được gọt cẩn trọng. Ngôn từ trong văn ông biến hóa khôn lường. Ông được
mệnh danh là thầy phù thủy của ngôn ngữ. ở cả hai cảnh trong hai tác phẩm đã
khẳng định tài nghệ đó của ông.
Còn đối với những nét đổi mới ta có thể thấy được rằng, trong cảnh cho chữ


ông tìm cái đẹp vang bóng một thời đã lùi vào quá khứ, ở các bậc siêu phàm,
trong cảnh vượt thác ông đã phát hiện và ngợi ca cái đẹp trong đời sống thực
tại của đất nước, nhân dân lao động. Ngày trước
ông đem cái tài hoa uyên bác để chống đối, phủ nhận thực tại đen tối, giờ
đây,ông dùng nó để kiếm tìm và khẳng định những vẻ đẹp trong xã hội
mới(vàng). Trước đây ông tuyệt đối hóa cái phi thường, nay ông phát hiện sự
thống nhất giữa cái phi thường và bình thường. Ngôn ngữ trước đây cổ kính,
đài các, giọng văn ngang tàng, kiêu bạc, nay hiện đại, gắn với đời thường. Qua
sự thay đổi đó làm cho văn Nguyễn Tuân vẫn tài hoa uyên bác mà không
Ngông ngạo, tài hoa uyên bác mà đôn hậu tin yêu.
Hai tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyên Tuân, những
chúng ta có thể thấy sự đối lập trong cách viết. Sau Cách mạng tháng tám theo
chủ trưởng của Đảng và Nhà nước không chỉ Nguyễn Tuân mà rất nhiều tác giả
khá cũng thay đổi phong cách sáng tác từ trước đó của bản thân. Nhưng sự thay
đổi là sự tất yếu, sự thảy đổi càng làm cho các tác phẩm của Nguyễn Tuân gần
gũi với đời sống hiện đại.
So sánh cảnh cho chữ của Huấn Cao và cảnh vượt thác sông Đà - Mẫu 2
Nguyễn Tuân (1910 - 1987) được mệnh danh là một nhà văn suốt đời đi tìm cái
đẹp của cuộc đời và viết lên những áng văn hay cho hậu thế. Trước Cách mạng
tháng Tám năm 1945, quan niệm cái đẹp của Nguyễn Tuân là những thứ chỉ
còn xuất hiện trong quá khứ ở những bậc cao nhân tài hoa. Còn sau cách mạng
với sự thay đổi của thời đại quan điểm cái đẹp của ông đã thay đổi gắn liền với
cuộc sống thường nhật từ những gì dung dị nhất. Thông qua hai nhân vật Huấn

Cao trong "Chữ người tử tù" và ông lái đò trong "Người lái đò sông Đà" ta thấy
rõ nhất sự chuyển dịch trong cảm hứng sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân.
Có thể nói, "Chữ người tử tù" được xem là truyện ngắn xuất sắc nhất của
Nguyễn Tuân trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Truyện
ngắn này được trích ra từ tập "Vang bóng một thời" đây là tập truyện kể về


những con người tài hoa giờ đã vang bóng một thời. Nhân vật chính của truyện
là Huấn Cao người mang vẻ đẹp của một người nghệ sĩ tài hoa với khả năng
viết chữ thư pháp đẹp nức tiếng gần xa. Ngay cả viên quản ngục của một huyện
nhỏ vô danh cũng biết: "Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm có được chữ ông Huấn
Cao mà treo trong nhà là có một vật báu ở trên đời". Cho nên sở nguyện của
viên quản ngục là một ngày kia ngôi nhà của ông sẽ được treo một đôi câu đối
do chính tay ông Huấn Cao viết.
Huấn Cao không chỉ có tài viết chữ đẹp mà ông còn có một thiên lương trong
sáng. Ông không bao giờ ép mình cho chữ vì tiền hay vì quyền thế. Ông chỉ
cho chữ những người biết trân quý cái đẹp cái tài. Cho nên suốt đời Huấn Cao
mới chỉ viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn mà ông
yêu mến. Lúc đầu, ông tỏ ra khinh bạc viên quản ngục vì nghĩ rằng hắn định có
âm mưu đen tối gì với mình khi biệt đãi trong phòng giam. Rồi từ từ Huấn Cao
mới cảm nhận được tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" của ông quản ngục và viên
thơ lại. Họ là những người biết yêu cái đẹp thành tâm xin chữ Huấn Cao. Và để
không phụ lòng viên quản ngục ông đã cho chữ ngay trong nhà lao. Nguyễn
Tuân đã mô tả cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
Nhân vật Huấn Cao không chỉ đẹp ở tài năng mà còn đẹp ở cái tâm và ý chí bất
khuất hiên ngang của người quân tử. Ở ông có khí phách của người anh hùng
mà không phải ai cũng có thể có được. Thông qua nhân vật Huấn Cao, nhà văn
Nguyễn Tuân đã bộc lộ niềm tin bất diệt vào những cái đẹp mang giá trị cao
quý ngay cả trong những nơi tối tăm, dơ bẩn nhất vẫn tỏa sáng.
Nếu như Huấn Cao được ví như anh tài xuất chúng được xây dựng trong hoàn

cảnh có một không hai thì nhân vật ông lái đò lại có chút bình dị hơn. Trong
tùy bút "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân nhân vật ông lái đò được xây
dựng hết sức chân thật qua công việc ông làm. Ông lái đò là người có ngoại
hình rất đặc biệt với hai tay "lêu nghêu", chân "khuỳnh khuỳnh", giọng nói thì
"ào ào như tiếng nước trước mặt", đôi mắt thì "vòi vọi như lúc nào cũng mong


một cái bến xa nào đó". Với đặc điểm ngoại hình như thế chúng ta thấy được
rất phù hợp với môi trường lao động trên sông nước của ông.
Ông lái đò được Nguyễn Tuân miêu tả là một người rất tài trí và có phong thái
ung dung pha chút nghệ sĩ. Ông là người làm nghề rất có tâm hiểu biết tường
tận từng ngóc ngách của con sông cũng như tính nết của nó. Ông nhớ như đóng
đanh vào lòng những luồng nước và tất cả những con thác hiểm trở. Nắm bắt
được trận đồ binh pháp của thần sông, thần đá. Thuộc làu quy luật phục kích
của lũ đá nơi ải nước hiểm trở. Đặc biệt, ông còn chỉ huy được các cuộc vượt
thác một cách tài tình biết rõ từng cửa sinh, cửa tử mà vượt qua.
Nguyễn Tuân miêu tả ông lái đò như một vĩ tướng hiên ngang "tả xung hữu
đột" trước muôn trùng sóng nước của sông Đà. Ông là người rất dũng cảm biết
chịu cái đau của thể xác do vật lộn với sóng to gió lớn để chiến thắng thác dữ
bằng những động tác táo bạo và vô cùng chuẩn xác. Ta thấy ông lái đò được
xây dựng như một nghệ sĩ thực thụ chứ không phải là một người lái đò bình
thường.
Cả hai nhân vật Huấn Cao và ông lão lái đò đều được xây dựng bằng biện pháp
lý tưởng hóa. Xuất phát từ cơ sở cái nhìn độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân.
Ông nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ có thể làm nổi bật lên những
vẻ đẹp phi thường trong tài năng, cốt cách của họ. Nhà văn đã đặt hai nhân vật
vào những tình huống đầy thử thách để giúp họ bộc lộ được phẩm chất đáng
quý của mình.
Nếu như khi xây dựng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân sử dụng tri thức nghệ
thuật thì xây dựng nhân vật ông lái đò nhà văn lại vận dụng nhiều vốn tri thức

đời sống. Chính điều này đã khiến cho ngòi bút Nguyễn Tuân thuyết phục được
nhiều đối tượng độc giả. Những tác phẩm văn chương của ông không chỉ đẹp
về mặt ngôn từ còn có giá trị nghệ thuật rất đặc sắc mà hậu thế phải công nhận.
So sánh cảnh cho chữ của Huấn Cao và cảnh vượt thác sông Đà - Mẫu 3


Hêraclít từng nói một câu bất hủ: Không ai tắm hai lần trên một dòng sông.
Thực vậy, mọi sự vật, sự việc trên đời đều luôn vận động, luôn thay đổi và
chính việc đổi thay ấy lại là sự ổn định của sự vật, sự việc. Theo đó, sự biến đổi
trong tư tưởng và nghệ thuật ở những nhà văn như Nguyễn Tuân trong các sáng
tác viết trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945 cũng là một lẽ vận động hết
sức bình thường. Chỉ nhìn vào hai tác phẩm xuất sắc nhất của đời văn Nguyễn
Tuân là Chữ người tử tù và Người lái đò Sông Đà, chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn Việt Nam có tư tưởng nghệ thuật hết
sức rõ ràng. Trong hành trình sáng tác của mình, ông đã xây dựng được cho
mình một phong cách nghệ thuật độc đáo. Nguyễn Tuân ưa quan sát, khám phá
và diễn tả thế giới nghiêng về phương diện văn hóa, thẩm mĩ; quan sát, khám
phá, diễn tả con người nghiêng về phương diện tài hoa, nghệ sĩ.
Những thú uống trà, làm đèn kéo quân, đánh thơ, thả thơ, viết thư pháp bước
vào Vang bóng một thời của ông không đơn thuần chỉ là những nét đẹp của văn
hóa truyền thống mà trở thành những “môn” nghệ thuật, đòi hỏi phải có những
nghệ sĩ tài hoa. Đến lái đò, bắn giặc cũng phải thực tài hoa, uyên bác. Một
điểm khác rất dễ nhận thấy trong sáng tác của Nguyễn Tuân chính là quan niệm
về cái đẹp.
Nguyễn Tuân là người say mê đi tìm cái đẹp nhưng ông cho rằng chỉ những
hiện tượng gây ấn tượng sâu đậm, đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ như gió,
bão, núi cao, rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội mới xứng đáng là cái đẹp. Đó là lí
do trong Chữ người tử tù và trong Người lái đò sông Đà, nhà văn say sưa khắc
họa chân dung một tử tù hiên ngang, khí phách và một ông – lái đò như dũng
tưởng vượt thác leo ghềnh.

Trên nền tảng chung ấy, tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Tuân đã có sự
chuyển biến ở các sáng tác trước và sau Cách mạng tháng Tám.
Trước hết, ở cảm hứng thẩm mĩ, có thể thấy trong Chữ người tử tù, Nguyễn
Tuân có xu hướng tìm về quá khứ như một cách để thoát li thực tại đen tối


đương thời. Nhà văn trở về với một thời vang bóng xa xưa để kiếm tìm một vẻ
đẹp còn vương sót lại: nghệ thuật viết thư pháp. Cách mạng tháng Tám thành
công đã mang đến cho nhiều nhà văn, nhà thơ trong đó có Nguyễn Tuân một
nguồn sống mới dào dạt. Nguyễn Tuân không còn phải tìm về quá khứ nữa mà
hồ hởi đón nhận hiện tại, tương lai. Viết Người lái đò sông Đà, nhà văn đi tìm
cái đẹp trong chính cuộc sống bình dị của ngày hôm nay – vẻ đẹp của con
người trong lao động – mà cụ thể đó là nghệ thuật chèo đò của một ông lái đò.
Rõ ràng, hiện tại, tương lai đã mang đến Nguyễn Tuân một cảm hứng thẩm mĩ
mới, rộng mở hơn nhưng gần gũi, thân thiết hơn.
Đọc văn Nguyễn Tuân, bất cứ ai cũng nhận thấy nhà văn rất ưa quan sát và
diễn tả con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Những lớp tài hoa, nghệ sĩ
trong các sáng tác trước và sau Cách mạng lại không hề giống nhau.
Thực vậy, Huấn Cao trong Chữ người tử tù là một một người có tài viết chữ rất
nhanh và đẹp, “những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão
tung hoành của một đời con người”. Những con chữ của Huấn Cao không chỉ
đẹp mà còn rất quý bởi sinh thời, ông mới chỉ viết hai bộ tứ bình và một bức
trung đường cho ba người bạn thân. Trong phần cuối truyện, nhà văn đã đưa
người đọc chứng kiến một cảnh tượng xưa nay chưa từng có: cảnh cho chữ, uy
nghi, trang trọng và cảm động:
Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó
đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch
còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ rụi mắt lia lịa. Một người
tù cổ đeo gông, chân tướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh
căng trên mảnh ván.

Sẽ có người thắc mắc cảnh tượng đó thì có gì đẹp? Cho chữ lẽ ra phải ở chốn
thư phòng, tại sao lại diễn ra ở chốn phòng giam chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy
mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián? Nhưng thực tế thì chính không
gian ấy đã làm tôn lên vẻ đẹp của cảnh cho chữ. Giữa chốn bùn nhơ, giữa chốn


giam hãm tù ngục, cái đẹp đã thoát thai với một sứ mệnh vô cùng trọng đại:
cứu vớt con người. Và người truyền đi sứ mệnh ấy là Huấn Cao – người cho
chữ. Gông xích không ghìm hãm, trói buộc được cảm hứng của người nghệ sĩ
tài hoa, không ngăn được đôi tay dậm tô những nét chữ mềm mại, Buồng giam
bẩn thỉu, tăm tôi không ngăn được ánh sáng của bó đuốc tẩm dầu, bóng đêm
không làm đen bản được tấm lụa bạch căng trên ván. Bóng tối, cái xấu, cái ác
đã phải đầu hàng trước ánh sáng của thiên lương, của tình tri kỉ, Người nghệ sĩ
không chỉ sáng tạo cái đẹp mà còn cứu vớt tâm hồn con người bằng những lời
tri âm sâu sắc: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi […]. Ở
đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời
lương thiện đi….
Như vậy, có thể thấy trước Cách mạng, Nguyễn Tuân say sưa quan sát và diễn
tả sự tài hoa của con người nhưng phải là những con người xuất chúng, thuộc
thời trước còn vương sót lại, những người “đặc tuyến”. Đọc Người lái đò sông
Đà, độc giả sẽ thấy có sự thay đổi trong cách khám phá, thể hiện con người của
nhà văn.
Nhân vật chính trong Người lái đò sông Đà không thuộc lớp người “sinh lầm
thế kỉ”, bơ vơ lạc lõng trong thời hiện đại mà là một người lao động hết sức
bình thường trong xã hội hiện tại: người lái đò trên sông Đà. Dưới ngòi bút tài
hoa của Nguyễn Tuân, ông lái đò ngoài bảy mươi tuổi vẫn hiện lên như một
dũng tướng, một nhà chính trị quân sự tài ba trong nghệ thuật vượt thác leo
ghềnh, một nghệ sĩ có tay lái ra hoa. Với từng trùng vi thạch trận, ông đó có
cách chinh phục khác nhau.
Ở cửa ải thứ nhất, ông đó hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận

địa phóng thẳng lao vào mình […]. Ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn
kẹp chặt lấy cuống lái, mặt lại méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng,
đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. […] trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn
nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Hiện lên trước mắt
chúng ta là một dũng tướng đang chiến đấu rất anh dũng trên trận địa. Mặc dù


bị tấn công dữ dội nhưng vị tướng này vẫn hết sức bình tĩnh, tỉnh táo và quyết
đoán. Vừa bước ra khỏi vòng vây thứ nhất, con đò đã phải đối diện với vòng
vây thứ hai. Ông đò không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, nắm chặt lấy được cái
bờm sóng đúng luồng rồi, ông đồ ghì cương lái, bám chắc tay luồng nước đúng
mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy.
Vẫn hết sức nhanh nhẹn, tập trung nhưng lúc này ông đò như một kị mã thiện
nghệ đang chế ngự con tuấn mã bướng bỉnh là dòng nước ngỗ ngược trên sông
Đà. Đến trùng vi thạch trận thứ ba, ông đò vượt qua thật dễ dàng, nhanh chóng:
Thuyền nút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, bút, cửa ngoài, cửa trong, lại
cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa
xuyên vừa tự động lại được lượn được. Mặc dù không hiện lên trực tiếp nhưng
qua hình ảnh con thuyền, chúng ta vẫn có thể hình dung hình ảnh ông đò trong
lần vượt thác thứ ba: vô cùng tài hòa với những đường lái hết sức nhanh nhẹn,
nhẹ nhàng. Khắc họa hình tượng ông lái đò, tác giả đã huy động tri thức chuyên
môn của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau (sử học, địa lí học, khoa
học quân sự, tri thức về võ thuật, nghệ thuật văn chương, hội họa, điêu khắc,
âm nhạc, điện ảnh…) khiến nhân vật hiện lên cụ thể, sắc nét và ấn tượng.
Đi tìm vẻ đẹp của con người trong lao động, Nguyễn Tuân đã thể hiện sự hòa
nhập đầy hứng khởi, mến yêu với cuộc đời mới. Và chúng ta không còn thấy
một Nguyễn Tuân cô độc, độc tôn “cái tôi” nữa, dẫu sau Cách mạng, nhà văn
vẫn giữ cho mình cá tính độc đáo vốn có.
Làm nghệ thuật, hơn ai hết các nghệ sĩ sẽ hiểu rằng cái mới, sự sáng tạo luôn là
đòi hỏi bức thiết. Những đổi mới của Nguyễn Tuân trong tự tưởng và nghệ

thuật ở các sáng tác sau Cách mạng đã cho thấy một nỗ lực cách tân – cách tân
chính bản thân mình sao cho phù hợp với những đòi hỏi nghệ thuật của thời đại
mới. Đổi mới – điều đó là vô cùng dễ hiểu ở nhà văn ham “xê dịch” như
Nguyễn Tuân. Nhưng điều đáng quý là sự thay đổi đó vẫn diễn ra trên một căn
bản thống nhất. Để chúng ta vẫn có một Nguyễn Tuân rất “ngông”!
So sánh cảnh cho chữ của Huấn Cao và cảnh vượt thác sông Đà - Mẫu 4


Nguyễn Tuân (1910-1987) là một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Trước cách
mạng, ông quan niệm cái đẹp chỉ có trong quá khứ "Vang bóng một thời" và tài
hoa nghệ sĩ chỉ có ở những con người xuất chúng của thời trước còn vương sót
lại. Còn sau cách mạng, ông không đối lập quá khứ với hiện tại và cái đẹp có
cả ở quá khứ, hiện tại, đặc biệt là phẩm chất tài hoa có thể có ở cả nhân dân đại
chúng. Qua việc phân tích hai nhân vật ông Huấn Cao trong "Chữ người tử tù"
và nhân vật ông lái đò trong "Người lái đò sông Đà", chúng ta cũng có thể thấy
rõ điều đó.
"Chữ người tử tù" là một truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân viết trước
cách mạng (1940) rút từ tập "Vang bóng một thời". Đây là truyện ngắn có nội
dung tư tưởng sâu sắc và có nhiều thành công về phương diện nghệ thuật. Giá
trị tư tưởng và nghệ thuật bộc lộ tập trung trong hình tượng nhân vật Huấn Cao
Cũng như các nhân vật trong "Vang bóng một thời", vẻ đẹp của Huấn Cao
trước hết là vẻ đẹp của con người tài hoa, nghệ sĩ. Phẩm chất tài hoa nghệ sĩ
này được biểu hiện rõ nhất là ở cái tài viết chữ đẹp. Một thời Hán học, cha ông
ta viết chữ Nho, một loại chữ giàu tính tạo hình. Các nhà Nho xưa viết chữ để
bộc lộ cái tâm, cái chí, viết chữ đã trở thành một môn nghệ thuật gọi là thư
pháp. Và Huấn Cao là một nghệ sĩ rất mực tài hoa trong nghệ thuật này "Tài
viết chữ rất nhanh và đẹp" của ông nổi tiếng khắp cả tỉnh. Ngay cả viên quản
ngục của một huyện nhỏ vô danh cũng biết: "Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm có
được chữ ông Huấn Cao mà treo trong nhà là có một vật báu trên đời". Cho nên
"Sở nguyện của viên quản ngục này là có một ngày kia treo ở nhà riêng một

câu đối do tay ông Huấn Cao viết". Để có được chữ của Huấn Cao, viên quản
ngục không những phải dụng công, phải nhẫn nhục, mà còn phải liều mạng.
Bởi vì biệt đãi Huấn Cao, một kẻ tử tù là một việc làm nguy hiểm, có khi phải
trả giá bằng tính mạng của mình.
Huấn Cao còn là con người có thiên lương trong sáng, cao đẹp. Nghĩa là Huấn
Cao rất giàu chữ tâm. Huấn Cao có tài viết chữ, nhưng không phải ai ông cũng
cho chữ. Ông không bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc, hay quyền thế.


Ông chỉ trân trọng những ai biết yêu quý cái đẹp, cái tài. Cho nên, suốt đời
Huấn Cao chỉ mới viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người
bạn thân mà thôi. Ông tỏ thái độ khinh bạc ra mặt viên quản ngục vì tưởng rằng
viên quản ngục có âm mưu đen tối gì, khi thấy viên quan ấy biệt đãi mình. Rồi
ông "Cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài" của quản ngục và thơ lại, khi biết họ
thành tâm xin chữ. Huấn Cao quyết không phụ tấm lòng của họ nên mới diễn ra
cảnh cho chữ trong nhà lao, được tác giả gọi là "Một cảnh tượng xưa nay chưa
từng có".
Huấn Cao còn đẹp hơn nữa ở phẩm chất bất khuất, hiên ngang. Đẹp ở phẩm
chất tài hoa, nghệ sĩ, có thiên lương, chữ tâm trong sáng, cao đẹp, Huấn Cao
còn đẹp hơn nữa ở phẩm chất bất khuất, hiên ngang của một bậc anh hùng hào
kiệt. Huấn Cao dám chống lại triều đình mà ông căm ghét, khinh bỉ. Dù chí lớn
không thành, tư thế Huấn Cao bao giờ cũng hiên ngang, bất khuất. Bị dẫn vào
huyện ngục, ông không chút run sợ trước những kẻ đang nắm giữ vận mệnh
của mình. Ông lừng lững dẫn sáu đồng chí tù, hiên ngang bước vào nhà lao.
Giữa chốn lao tù đầy tử khí, ông vẫn thản nhiên nhắm rượu thịt do thơ lại mang
đến coi "Như cái việc ông vẫn làm trong cái hứng bình sinh". Và ông đã sẵn
sàng trả lời viên quản ngục bằng những câu hết sức cao ngạo, dù biết rằng có
thể sẽ bị những trận đòn báo thù khủng khiếp. Là một tử tù chỉ đợi ngày ra
pháp trường, vậy mà Huấn Cao vẫn hiện lên trong tư thế ung dung, đĩnh đạc
đường hoàng, ngang tàng kiêu dũng của một bậc anh hùng "Chọc trời khuấy

nước mặc dầu"; "Dọc ngang nào biết trên đầu có ai". Tuy nhiên đây là một anh
hùng thất trận, một tử tù.
Nhân vật Huấn Cao bộc lộ lý tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Tuân: Sự thống nhất
của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng. Qua nhân vật này, Nguyễn Tuân
muốn biểu lộ niềm tin bất diệt vào những giá trị cao quý của con người và sức
mạnh kỳ diệu của cái đẹp, đồng thời cũng bày tỏ tấm lòng yêu nước thầm kín
của mình. Vì thế, Huấn Cao đã trở thành biểu tượng cho sự chiến thắng của ánh
sáng đối với bóng tối, của cái đẹp, cái cao cả đối với cái phàm tục, dơ bẩn, của
khí phách hiên ngang đối với thói quen cam chịu nô lệ.


Nhân vật Huấn Cao là một nhân vật của truyện ngắn được xây dựng theo bút
pháp lãng mạn: Để làm nổi bật vẻ đẹp Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật
vào trong một tình huống độc đáo: Cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và quản ngục.
Đó là cuộc gặp gỡ giữa tử tù với quan coi ngục, nhưng cũng là cuộc hội ngộ kỳ
lạ giữa những kẻ "Liên tài tri kỉ".
Khắc hoạ hình tượng Huấn Cao, để làm nổi bật sự chiến thắng của cái tài, cái
đẹp, cái tâm và khí phách hiên ngang, Nguyễn Tuân sử dụng triệt để sức mạnh
của "Nguyên tắc tương phản đối lập của bút pháp lãng mạn". Ở truyện ngắn
này, nhà văn cũng đã thể hiện cái tài dựng cảnh, dựng người với ngôn ngữ cổ
kính, trang trọng, tinh tế.
Tuỳ bút "Người lái đò sông Đà" là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của
Nguyễn Tuân viết sau Cách mạng, được in trong tập "Sông Đà" (1960). Ở tuỳ
bút này, người lái đò sông Đà là một hình tượng độc đáo, hấp dẫn mang rõ dấu
ấn phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.
Trước hết ông lái đò là người rất mực tài trí, dũng cảm trong những chuyến
vượt thác đầy hiểm nguy. Để làm nổi bật phẩm chất này, Nguyễn Tuân đã có
dụng ý nghệ thuật sâu xa là để cho người lái đò xuất hiện trên một hoàn cảnh
đầy thử thách khốc liệt. Nguyễn Tuân khẳng định "Ông muốn ghi cái đoạn này
cái hình ảnh chiến đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường sông Đà, trên

một quãng thuỷ chiến ở mặt trận sông Đà". Nguyễn Tuân đã mô tả một cách
chân thật vừa trân trọng, vừa yêu thương, vừa cảm phục nhân vật ông lái đò vô
cùng hiên ngang, trí dũng trong cuộc chiến đấu với những con sóng, con thác
đầy hung dữ, nguy hiểm. Cuộc vượt thác, dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân diễn
ra như một trận đánh dữ dội có nhiều hồi, nhiều đợt, mỗi đợt lại có những thử
thách ác liệt khác nhau, dòng sông bày ra những thạch trận hiểm hóc khác
nhau: "Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục trong lòng sông để vồ lấy con
thuyền. Đá bày ra thạch trận trên sông với những chìm và pháo đài nổi, phối
hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá phải tiêu diệt tất cả thuyền
trưởng thủy thủ ngay ở chân thác". Kho từ vựng giàu có và vốn kiến thức văn


hoá khoa học phong phú, uyên bác như quân sự, võ thuật, thể dục thể thao, điện
ảnh của Nguyễn Tuân được dịp huy động để miêu tả cuộc thuỷ chiến ác liệt
giữa người lái đò và sóng thác sông Đà "Sóng nước thúc gối vào bụng và hông
thuyền có lúc chúng đội cả thuyền lên sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm
độc nhất". Có lúc tưởng như ông lái đò sẽ bị con thuỷ quái sông Đà vô cùng
hung bạo ấy nuốt chửng. Nhưng ông lái đò vẫn không hề nao núng, trái lại vẫn
bình tĩnh chủ động chiến đấu một cách dũng cảm đầy mưu trí như một vị chỉ
huy tài trí tuyệt vời, điều khiển con thuyền lần lượt vượt qua các thác ghềnh
như "Phá cái trận đồ bát quái của dòng sông hung bạo". "Dòng nước hùm beo
đang hồng hộc tế mạnh trên sông Đà". Nhưng người lái đò vẫn "Cưỡi lên thác
sông Đà đến cùng như là cưỡi hổ".
Ông lái đò còn là người rất mực tài hoa, có phong thái ung dung, pha chút nghệ
sĩ. Sóng, thác sông Đà rất khắc nghiệt, chỉ cần người lái đò một phút thiếu
chính xác, một tích tắc thiếu bình tĩnh, nhỡ tay, hoa mắt là có thể phải trả giá
bằng cả chính sinh mệnh của mình. Nhưng sóng, thác sông Đà dù có hung dữ
đến đâu, cũng bị khuất phục trước người lái đò thời nay. Bởi người lái đò là
một nghệ sĩ có nghệ thuật chở đò kỳ diệu. Nghệ thuật ấy được biểu hiện rõ nhất
ở khả năng nắm chắc quy luật tất yếu của sông Đà, nhờ thế mà người lái đò trở

thành người tự do, người chiến thắng. Ông lái đò đã nắm chắc được binh pháp
của thần sông, thần đá, thuộc lòng các luồng sinh, luồng tử mà chủ động trong
mọi tình huống. Lúc thì "Ông cưỡi thác nắm lấy bờm sóng mà phóng nhanh
qua cửa tử" lúc lại "Ghì cương đè sấn lên mà chặt đôi con thác để mở đường
tiến". Thế là, bằng những động tác nhuần nhuyễn hoàn hảo rất tinh thông trong
nghề nghiệp của mình, ông lái đò đã lái con thuyền "như một mũi tên tre xuyên
qua hơi nước", xuyên qua biết bao ghềnh thác hiểm nghèo của dòng sông hung
bạo này. Nguyễn Tuân gọi người lái đò của mình có "tay lái ra hoa" là như vậy.
Người lái đò trở thành một người nghệ sĩ, một người anh hùng chiến thắng
thiên nhiên.
Ngày xưa Nguyễn Tuân bị xem là nhà văn có quan điểm duy mỹ. Ngày nay
ông hướng ngòi bút của mình đến những con người lao động bình thường đang


âm thầm cống hiến cho đất nước. Ông phát hiện ra nét tài hoa nghệ sĩ của họ
được thể hiện ngay trong công việc lao động vô cùng nguy hiểm nhưng cũng
vô cùng cao cả của mình. Nguyễn Tuân gọi đó là "Cái thứ vàng mười mang sẵn
trong tâm trí con người Tây Bắc". Qua đây, Nguyễn Tuân muốn phát biểu một
quan niệm: người anh hùng không chỉ xuất hiện trong chiến đấu, mà còn xuất
hiện trong cuộc sống lao động bình thường.
Tóm lại Huấn Cao là kiểu nhân vật tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn của
Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám; Còn người lái đò là kiểu nhân vật
tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Tuân sau cách mạng. Qua đây, ta thấy
Nguyễn Tuân xứng đáng là một nhà văn suốt đời mải mê đi tìm cái đẹp, ca ngợi
cái đẹp và không ngừng sáng tạo, bao giờ ông cũng tạo được cho mình một nét
phong cách độc đáo hấp dẫn.




×