Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số phương pháp học tập môn lịch sử có hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.63 KB, 11 trang )

CHUYÊN ĐẾ
"HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP MÔN LỊCH
SỬ CÓ HIỆU QUẢ"

Giáo viên: ………………
Tổ: Văn-Sử-Địa
Trường …………..

1


PHẦN I-ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chuyên đề.
Lịch sử là khoa học nghiên cứu, tái hiện lại một cách chân thực quá khứ của xã hội loài
người. Trong phạm vi nhà trường, lịch sử là môn học có tác dụng tốt nhất trong việc giáo dục
đạo đức, truyền thống yêu nước của dân tộc cho học sinh, hơn thế nữa là sự biết ơn , kính trọng
không chỉ đối với cha ông, các vị anh hùng dân tộc mà còn là sự biết ơn , kính trọng đối với
những người có cống hiến lớn cho nhân loại .
Học tốt lịch sử giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về quá khứ, rút ra được những
kinh nghiệm quý báu cho hiện tại và từ đó đưa ra những dự báo chính xác cho tương lai. Nhấn
mạnh tầm quan trọng của môn lịch sử trong nhà trường, nhà văn dân chủ Nga thế kỷ XIX đã
nói: “ … Có thể không biết, không cảm thấy say mê học toán, tiếng Hi Lạp hoặc chữ La tinh,
hóa học. Có thể không biết hàng ngàn môn học khác nhưng dù sao đã là người có giáo dục mà
không yêu thích lịch sử thì chỉ có thể là một con người không phát triển đầy đủ về trí tuệ”.
Học tốt môn lịch sử giúp học sinh đạt kết quả cao trong các kỳ thi học sinh giỏi, đặc biệt
là thi đại học, mở ra một tương lai tươi sáng cho các em.
Xuất phát từ những lý do trên, bản thân tôi một người cũng từng là học sinh, sinh viên
nghành lịch sử, yêu thích môn lịch sử và bây giờ là giáo viên môn lịch sử trường trung học phổ
thông đã rút ra một số phương pháp học tập cùng với việc tham khảo kinh nghiệm từ các đồng
nghiệp trên các diễn đàn và ở các tài liệu khác để xây dựng đề tài này: “ Hướng dẫn học sinh
lớp 12 một số phương pháp học tập môn lịch sử có hiệu quả”.



2


PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận.
Có thể nói kết quả học tập môn lịch sử của học sinh cao hay thấp phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố: Thầy có nhiệt tình, tâm huyết hay không, trò có hứng thú, tích cực hay không và điều
kiện cơ sở vật chất của nhà trường có đảm bảo hay không...Tuy nhiên ngoài các yếu tố trên thì
phương pháp, cách thức học tập bộ môn là rất quan trọng. Không có cách thức phương pháp
phù hợp thì trò có thể thấy học sử như lạc trong “mê cung” không lối ra vì sử có quá nhiều sự
kiện, ngày tháng ...Vì vậy phương pháp học tập là một yếu tố hết sức quan trọng. Có được
phương pháp học tập phù hợp sẽ làm cho kết quả học tập cao hơn, từ đó học sinh sẽ có cái nhìn
khác về bộ môn, không còn “sợ sử” nữa mà sẽ yêu thích và hứng thú hơn với lịch sử. Như vậy
kết quả của môn sử sẽ không còn đáng lo nữa.
2. Thực trạng vấn đề.
Có một thực tế những năm gần đây trong khi học sinh ở miền xuôi và thành phố không còn
mặn mà với môn Lịch sử nữa thì ở trường miền núi số học sinh theo ban khoa học xã hội vẫn
nhiều. Như trường DTNT Phúc Yên trong những năm qua số học sinh theo ban KHXH luôn
đông đông hơn Ban KHTN. Trong bối cảnh chất lượng môn lịch sử qua các kỳ thi tốt nghiệp
THPT Quốc gia trên cả nước những năm gần đây đang ở mức báo động thì việc học sinh ở
trường theo ban KHXH đông vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với giáo viên các môn KHXH
nói chung và giáo viên môn lịch sử nói riêng. Vấn đề đặt ra là trong số các em theo ban KHXH
chỉ có một số em có khả năng thực sự, phần lớn còn lại là vì không thể học được các môn tự
nhiên để thi các khối KHTN và các em gần như là chưa có được những phương pháp học tập
hiệu quả mà chỉ đơn thuần là học thuộc lòng nhất là môn sử, nên kết quả thường không cao. Do
đó nhiệm vụ đặt ra cho giáo viên dạy lịch sử là phải hướng dẫn, cố vấn cho các em những
phương pháp, những kinh nghiệm quý báu của bản thân, của đồng nghiệp mà mình tích luỹ
được để các em có được kết quả tốt nhất trong học tập cũng như ở các kỳ thi học sinh giỏi cấp
tỉnh, thi đại học. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng môn lịch sử đồng thời duy trì và phát

triển và khối C vốn là một khối lớn trong nhà trường.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
Trong thời gian công tác ở trường DTNT Phúc Yên chúng tôi đã đúc rút và tập hợp, hướng
dẫn học sinh học tập môn lịch sử theo một số phương pháp sau (ngoài việc học sinh phải chăm
chú và tích cực học tập ở trên lớp)
3.1 Một số phương pháp học tập
3.1.1 Học theo giai đoạn và lập thư mục.
Như chúng ta biết lịch sử là tất cả những gì đã trải qua trong quá khứ, nhưng không phải là
một chuỗi dài triền miên, đều đều mà có sự thăng trầm của nó. Căn cứ vào đó các nhà sử học đã
chia lịch sử thành các giai đoạn bao gồm cả lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Mỗi giai đoạn

3


tương ứng với một nội dung nhất định, phát triển hoặc suy vong, chiến tranh hoặc hoà bình. Vì
vậy trong quá trình học cần học dứt điểm từng giai đoạn một. Để có thể bao quát và dứt điểm
từng giai đoạn thì nên lập thư mục kiến thức, hay là cây kiến thức.
Ví dụ: Chương trình lịch sử lớp 12, phần lịch sử Việt Nam 1919 – 2000, sách giáo khoa đã
chia ra các giai đoạn như sau: 1919 -1930, 1930 – 1945, 1945- 1954, 1954- 1975, 1975 – 2000.
Trước hết cần xác định nội dung của từng giai đoạn đó.
1919 – 1930 quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
1930 - 1945 quá trình vận động, chuẩn bị và tiến hành cách mạng tháng Tám.
1945 – 1954 công cuộc “kháng chiến kiến quốc” chống thực dân Pháp xâm lược.
1954 – 1975 Xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chống đế quốc Mĩ xâm lược ở
miền Nam.
1975 – 2000 cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Mỗi giai đoạn hướng dẫn học sinh lập thành thư mục kiến thức như sau:

GIAI ĐOẠN
1919 - 1930

Chương
trình
khai thác
thuộc địa
lần 2 của
thực dân
Pháp
Chính
sách
khai
thác
của
Pháp

Tác
động
về
kinh
tế xã
hội
VN

Hoạt động
đấu tranh
của tư sản
dân tộc và
tiểu tư sản
và công
nhân
Hoạt

động
đấu
tranh
của
tsdt và
tts

Hoạt
động
đấu
tranh
của
công
nhân

Hoạt
động
của
Nguyễn
Ái
Quốc
-Ở Pháp
-Ở Liên

-Ở TQ
- Vai trò
đối với
cmVN

Các tổ

chức
cách
mạng

Hội
VN
CM
TN

Đảng
cộng
sản Việt
Nam ra
đời

Việt
Nam
Quốc
dân
Đảng

Hoàn
cảnh, nội
dung, ý
nghĩa sự
ra đời
của
Đảng

Nội

dung
của
Cươn
g lĩnh
chính
trị

4


GIAI ĐOẠN
1930 - 1945

Phong trào
cách mạng
1930 -1931

Phong trào cách mạng
1930 -1931

Hoàn
cảnh,
diễn
biến
chính, ý
nghĩa,
bài học


Viết

Nghệ
Tĩnh

Phong Trào
giải Phóng
dân tộc
1939 1945

Phong trào
Dân chủ
1936 1939

Hội nghị
lần
1BCHTƯ
Đảng tháng
10 -1930
và Luận
cương
chính trị

Phong trào Dân chủ
1936 -1939

Tình
hình thế
giới và
trong
nước


Hội
nghị TƯ
tháng 7
– 1936
của
Đảng

Nét
chính về
diễn
biến,ý
nghĩa,
bài học

5


Phong trào giải phóng
dân tộc 1939 - 1945

Tình
hình VN
trong
những
năm
1939 1945

Hội
nghị
BCH


tháng 11
năm
1939

Hội
nghị
BCH

tháng 5
năm
1941

Quá
trình
chuẩn bị
của
Đảng từ
sau Hội
nghị TƯ
8

Cao trào
kháng
Nhật
cứu
nước

Cách
mạng

tháng
Tám

GIAI ĐOẠN
1945 - 1954

Việt Nam trong
những năm
1945 - 1946

Tình
hình VN
trong
năm đầu
sau CM
Tháng
Tám

Chính
sách ,
biện
pháp
khắc
phục
khó
khăn
của
Đảng

Việt Nam trong

cuộc kháng
chiến toàn quốc
1946 - 1954

Kháng
chiến
toàn quốc
bùng nổ

Chủ
trương
biện
pháp
của
Đảng
trong
việc đối
phó với
Pháp Tưởng.

Chiến
dịch
Việt
Bắc
1947

Chiến
dịch
Biên
Giới

1950

Chiến
cuộc
Đông
xuân
1953 –
1954
và CD
Điện
Biên
Phủ

Hậu
phương
trong
kháng
chiến
Hiệp
định
Giơ
ne


Nguyên
nhân
thắng
lợi, ý
nghĩa
lịch sử


6


GIAI ĐOẠN
1954 - 1975

Tình hình,
nhiệm vụ sau
hiệp định
Giơ ne vơ

Cách mạng
miền Nam

Cách mạng
miền Bắc

Cách mạng
miền Nam
1954 -1975

Phong
Trào
Đồng
Khởi
1959
-1960

Chống

chiến
lược
chiến
tranh
đặc
biệt

Đấu tranh
ngoại giao và
Hiệp định Pa
ri 1973
Cách mạng
miền Bắc
1954 -1975

Chống
chiến
lược
“chiến
tranh
cục
bộ”

Chống
chiến
lược
“Việt
Nam
hoá
chiến

tranh”

Tổng
tiến
công
và nổi
dậy
Xuân
1975

Đại Hội
lần thứ
3 của
Đảng và
kế
hoạch 5
năm

Chống
chiến
tranh
phá hoại
lần 1 và
2

Làm
nghĩa vụ
hậu
phương
và quốc

tế.

GIAI ĐOẠN
1975 - 2000

Thống nhất
đất nước về
mặt nhà nước

Công cuộc đổi
mới của Đảng
từ 1986

7


Trên đây là thư mục kiến thức ở dạng khái quát. Từ các ý lớn của thư mục này học sinh sẽ triển
khai đến mức chi tiết hơn cho từng giai đoạn một. Tất cả nội dung một giai đoạn sẽ được xây
dựng trên một tờ giấy khổ Ao và treo ở góc học tập, hoặc một nơi nào dễ quan sát nhất trong
nhà để có thể thường xuyên tiếp cận kiến thức. Khi đã nắm tương đối chắc kiến thức giai đoạn
đó rồi thì sẽ đưa nội dung giai đoạn khác lên. Như vậy bằng
Cũng bằng phương pháp này, học sinh có thể chia và xây dựng thư mục phần lịch sử thế
giới 1945 - 2000 theo các nội dung lớn như sau:
- Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
- Liên Xô, Đông Âu.
- Các nước Á, Phi, Mĩ La tinh.
- Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
- Quan hệ quốc tế.
- Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hoá.
3.1.2 Thường xuyên đọc và ghi chép.

Nhiều học sinh vẫn cho rằng để nhớ năm tháng diễn ra sự kiện, cách hữu hiệu nhất là đọc đi,
đọc lại nhiều lần. Đây là cách học khá phổ biến vì tính truyền thống và dễ thực hiện. Tuy nhiên
sẽ hiệu quả hơn nếu các em thường xuyên viết ra những gì mình đã đọc, đã học.
Mỗi ngày các em nên lựa chọn cho mình một bài tập được thầy , cô giao về nhà hay một câu
hỏi trong đề thi đại học các năm trước để làm và củng cố kiến thức. Hãy đặt mình vào tình
huống đang ngồi trong phòng thi và cố động não để nhớ những gì mình đã học, đã đọc trước đó
để viết ra. Sau khi viết song nên đối chiếu với tài liệu chuẩn nhất để kiểm tra xem mình đã làm
đúng, sai chỗ nào và tự đánh giá bài làm của mình. Các em còn có thể căn giờ xem mình làm
câu hỏi đó trong thời gian bao lâu. Điều này giúp các em biết cách phân bố thời gian hợp lí khi
vào phòng thi thực sự. Thách thức này mặc dù là ảo nhưng chắc chắn là cách rèn luyện có hiệu
quả cho các em yêu thích môn lịch sử và nhất là các em thi đại học khối C.
3.1.3

Học lịch sử “cặp đôi”.

Tức là cách học bài hai học sinh cùng học tâp. Đây là phương pháp rất dễ thực hiện và hiệu
qủa cho các em học sinh trong trường vì thường thì các em ở nội trú nên có nhiều thời gian.
Khi học bài một mình, các em khó có thể phát hiện được những lỗ hổng trong kiến thức của
mình đang có. Do đó khi học cùng một người bạn thông qua các hình thức vấn đáp lẫn nhau,
tức là một người hỏi, một người trả lời, hoặc là trao đổi, đánh giá, hay tranh luận về một vấn đề
nào đó. Qua đó những sai sót sẽ được nhắc nhở kịp thời, các vấn đề kiến thức xẽ được sáng tỏ
hơn.
Ví dụ: Hai học sinh có thể vấn đáp nhau những câu hỏi đơn giản về một chủ đề như sau:

8


- Hỏi : Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên do ai sáng lập và vào thời gian nào?
- Trả lời: Do Nguyễn Ái Quốc sáng lập vào tháng 6 năm 1925.
- Hỏi: Sau khi thành lập Hội có những hoạt động gì ?

- Trả lời: Mở các lớp huấn luyện bồi dưỡng cán bộ cách mạng, xuất bản báo Thanh Niên,
xuất bản sách Đường Cách mệnh, thực hiện phong trào “ Vô sản hoá”...
- Hỏi: Hội đã phân hoá như thế nào?
- Trả lời: Năm 1929 Hội phân hoá thành hai tổ chức Cộng sản là Đông Dương Cộng sản
Đảng và An Nam Cộng sản Đảng.
3.1.4 Nhớ một được hai.
Đây là cách liên kết các sự kiện để có thể nhớ được nhiều sự kiện có liên quan đến nhau .
Ví dụ: Giữa hai sự kiện là ký kết Hiệp định Gơ ne vơ và Hiệp định Pa ri, ta thấy Hiệp định
giơ ne vơ ký ngày 21 tháng 7 năm 1954, chỉ cần đảo lại ngày tháng ta sẽ có thời gian ký Hiệp
định Pa ri 27 tháng 1 năm 1973.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, đảo lại ngày 9 tháng 2 năm 1930
khởi nghĩa Yên Bái.
Ngày 3 tháng 2 năm 1930 được coi là ngày thành lập Đảng, đảo lại ngày 2 tháng 3 năm
1946 Quốc hội khoá I họp phiên đầu tiên.
Giữa các sự kiện có trùng ngày tháng:
Ví dụ: Ngày 19 tháng 12 năm 1946 kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Ngày 19 tháng 12 năm
1947 chiến dịch Việt Bắc kết thúc thắng lợi.
Ngày 6 tháng 1 năm 1930 bắt đầu diễn ra Hội nghị thành lập Đảng. Ngày 6 tháng 1 năm
1946 bầu cử Quốc hội đầu tiên.
Như vậy bằng cách này, chỉ cần chú ý một chút các em sẽ dễ dàng nhớ được nhiều sự kiện
ít nhiều có “liên quan đến nhau”
3.1.5 Học lịch sử thông qua giải trí.
Thông qua xem phim, có thể là phim tài liệu hoặc phim truyện có nội dung lịch sử.Những
cuốn phim tài liệu về chiến tranh ở Việt Nam như “Cuộc chiến mười ngàn ngày”, Phim về chiến
dịch Điện Biên Phủ, về chiến dịch Hồ Chí Minh... và nhiều cuốn phim tài liệu cũng như phim
truyện khác. Đây là cách tiếp cận kiến thức thông qua hình ảnh trực quan sinh động và âm
thanh. Với cách này, vừa giúp các em có thể thư giãn, giải trí vừa làm cho lịch sử đi vào trí nhớ
của các em một cách nhẹ nhàng nhưng có ấn tượng mạnh. Vì khi xem phim, tâm trạng được
thoải mái, não không phải căng thẳng sẽ tạo điều kiện để dễ dàng nhớ mọi thứ. Đồng thời hình
ảnh và âm thanh cũng sẽ là một kênh để khắc sâu kiến thức.


9


Bên cạnh xem phim, các em có thể sưu tầm, tìm đọc các loại truyện tranh hoặc các truyện
khác có nội dung lịch sử. Đây cũng là phương pháp kết hợp giữa hình thức học và giải trí, giúp
các em nắm bắt và mở rộng được kiến thức của mình.
3.2 Phương pháp ôn và làm bài thi.
3.2.1 Phương pháp ôn.
Nên chọn và phân bố thời gian học ôn hợp lý nhằm giúp quá trình tự học đạt kết quả cao và
làm cho trí óc bớt căng thẳng.
Khi ôn cần bám sát sách giáo khoa, cấu trúc đề thi, chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ Giáo
dục và bài giảng của thầy, cô trên lớp. Hiện nay ngoài thị trường có nhiều loại sách ôn tập dành
cho học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp và thi đại học...Tuy nhiên có nhiều tài liệu khi tái bản đã
không chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung chương trình mới vì vậy nếu theo các tài liệu này
các em sẽ rất dễ mất oan điểm.
Ngoài việc ôn theo các tài liệu trên, đối với các em có điều kiện có thể dành thời gian ôn thi
qua mạng Internet. Đây là kênh ôn thi có nhiều thông tin phong phú, rất bổ ích nếu biết khai
thác và tận dụng. Qua kênh này có thể khai thác các đề thi thử trực tuyến hoặc xem các cẩm
nang hướng dẫn ôn tập và bí quyết thi đạt điểm cao của các thủ khoa hay giáo viên bộ môn chia
sẻ trên trang mạng.
3.2.2 Phương pháp làm bài.
Để bài thi sử đạt điểm cao, khi làm bài trước hết học sinh phải đảm bảo ba nguyên tắc sau:
một là đúng, hai là đủ và ba là rõ ràng.
Các bước tiến hành làm bài: Trước hết phải đọc và phân tích kỹ đề bài xem đề yêu cầu như
thế nào và yêu cầu những gì. Sau khi phân tích kỹ đề học sinh cần làm dàn ý, tức là vạch ra
những ý cơ bản cần trả lời sau đó mới bắt tay vào làm bài, như vậy sẽ không bị mất ý trong quá
trình làm bài, đồng thời căn cứ số điểm của từng câu để phân bố thời gian cho hợp lý.
Khi làm bài nên trả lời thẳng vào vấn đề, không nên mất nhiều thời gian suy nghĩ cho việc
mở bài vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề, hơn nữa một thực tế là kết quả của

bài thi đó cao hay không, không phụ thuộc vào phần mở bài có hay hay không mà vấn đề là bài
làm đó có đúng hay không.
Về hình thức: Có thể chữ viết không đẹp,
câu văn không hay nhưng hãy cố gắng viết cho rõ ràng, trình bày ngắn gọn mạch lạc, đúng câu,
đúng chính tả, bố cục khoa học và hợp lí. Như thế là đảm bảo.

3.3 Một số lỗi cần tránh khi làm bài:

10


* Lạc đề, thừa hoặc thiếu kiến thức cơ bản.
Đây là lỗi khá phổ biến. Ví dụ khi trả lời câu hỏi: Trình bày điều kiện bùng nổ phong trào
“Đồng khởi” ở miền Nam trong những năm 1959 – 1960? Nhiều học sinh đã trình bày cả bối
cảnh thế giới, tình hình miền Bắc. Như vậy là thừa kiến thức cơ bản.
Hay khi trả lời câu hỏi: Trận “Điện Biên Phủ trên không” đã diễn ra như thế nào? Nêu kết
quả và ý nghĩa của sự kiện? Nhiều học sinh lại trình bày chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Như vậy là lạc đề. Hoặc có học sinh chỉ trình bày kết quả mà không nêu được ý nghĩa. Như vậy
là thiếu kiến thức cơ bản.
Để khắc phục tình trạng trên, cần đọc kỹ đề thi, xác định rõ yêu cầu của đề và làm dàn ý sơ
lược trước khi viết bài.
* Lẫn lộn sự kiện giữa các thời kì, các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Ví dụ: Nhầm lẫn nội dung, ý nghĩa giữa hai Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11 năm 1939
và 1941 khi trả lời câu hỏi “Trong giai đoạn 1939 -1945 Hội nghị Trung ương nào đã đánh dấu
sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng của Đảng? Trình bày nội dung của Hội nghị đó?”. Có học
sinh đã trả lời được là Hội nghị Trung ương tháng 11 năm 1939 nhưng lại trình bày nội dung
của Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tháng 5 năm 1941. Có học sinh khẳng định là hội nghị
Trung ương lần thứ 8 tháng 5 năm 1941 nhưng lại trình bày nội dung Hội nghị Trung ương
tháng 11 năm 1939.
Nguyên nhân chính là do thiếu sự tỉnh táo, mất bình tĩnh do quá hồi hộp, không suy xét kỹ

trước khi viết. Để khắc phục hiện tượng này cần rèn luyện tâm lý thi thật tốt bằng việc tham gia
nhiều kỳ khảo sát của trường hoặc có thể là các trường khác.
Ngoài các lỗi trên, học sinh còn hay mắc những lỗi như diễn đạt lan man, dài dòng, viết sai
chính tả, gạch, xoá nhiều gây mất thiện cảm với người chấm. Những bài mắc lỗi này thường
khó đạt điểm cao. Do đó trong quá trình làm bài cần hết sức cẩn thận và tập trung để bài viết
thật trúng, đúng và gọn gàng.

11



×