Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cách nhận diện dạng biểu đồ địa lí qua đề bài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.32 KB, 3 trang )

Cách nhận diện dạng biểu đồ Địa lí bằng "từ
khóa" nhanh chóng
1. Biểu đồ tròn

Dạng biểu đồ này được sử dụng khi bài yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu, tỉ lệ
các thành phần trong một tổng thể . Đồng thời vẽ biểu đồ tròn khi bảng số liệu
tỉ lệ % cộng lại bằng 100. Bảng số liệu có thể là số tuyệt đối nhưng trong câu hỏi
có một trong các chữ: tỉ lệ, tỉ trọng, cơ cấu, kết cấu (phải xử lý bảng số liệu
sang số liệu tương đối). Bạn cũng có thể để ý nếu đề ra cho nhiều thành phần để
thể hiện trong 1 hoặc 2 mốc năm thì phải lựa chọn biểu đồ tròn. Hãy luôn nhớ
chọn biểu đồ tròn khi “ít năm, nhiều thành phần”.
2. Biểu đồ đường


Dạng biểu đồ này được sử dụng thể hiện tiến trình, động thái phát triển của một
đối tượng, nhóm đối tượng qua thời gian. Vì vậy, khi bài yêu cầu vẽ biểu đồ
thể hiện sự phát triển, tốc độ tăng trưởng qua các mốc thời gian thì nên lựa
chọn biểu đồ đường.
3. Biểu đồ cột

Dạng biểu đồ này được sử dụng thể hiện động thái phát triển, so sánh tương
quan về độ lớn giữa các đại lượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng
thể. Ví dụ: Vẽ biểu đồ so sánh dân số , diện tích ...của 1 số tỉnh (vùng , nước )
hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng (lúa , ngô , điện , than...) của 1 số địa phương
qua 1 số năm…
4. Biểu đồ miền


Dạng biểu đồ này được sử dụng thể hiện cơ cấu, tỉ lệ, ví dụ tỷ lệ xuất và nhập,
cán cân xuất nhập khẩu, tỷ lệ sinh tử… Để xác định vẽ biểu đồ miền, với số liệu
được thể hiện trên 3 năm (nghĩa là việc vẽ tới 4 hình tròn như thông thường thì ta


lại chuyển sang biểu đồ miền).
5. Biểu đồ kết hợp

Sử dụng dạng biểu đồ này là khi bạn muốn thể hiện các đối tượng khác nhau
về đơn vị nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau hoặc những đề bài có hai số
liệu khác nhau nhưng cần phải biểu diễn trên một biểu đồ.



×