Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

NGHIÊN cứu đột BIẾN GEN TP53 và EGFR TRÊN BỆNH NHÂN u NGUYÊN bào THẦN KINH đệm GLIOBLASTOMA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 58 trang )

1

PHẦN II. ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
ĐẶT VẤN ĐỀ

U nguyên bào thần kinh đệm - Glioblastoma (GB) là một trong các khối u
não phổ biến nhất, chiếm khoảng 12 đến 15% của tất cả các khối u não. Tổ chức
Y tế Thế giới phân loại Glioblastoma thuộc loại u tế bào hình sao (Astrocytoma)
với độ ác tính cao: độ III và IV; trong đó u nguyên bào thần kinh đệm đa hình
(Glioblastoma multiforme) là loại u trong sọ ác tính nhất (độ IV). Tỷ lệ
Glioblastoma ở nam giới xấp xỉ 1.6 lần nữ giới. Tỷ lệ Glioblastoma phát hiện ra
nhiều nhất vào độ tuổi từ 45 đến 62, với ít hơn 10% các trường hợp xảy ra ở trẻ
em [6] [12] [38].
U nguyên bào thần kinh đệm hình thành trong chất trắng não, phát triển
nhanh chóng, và có thể thành khối u lớn trước khi xuất hiện triệu chứng. Do đó,
biểu hiện lâm sàng đầu tiên thường bằng hội chứng tăng áp lực nội sọ nặng, can
thiệp điều trị thường không đem lại hiệu quả, thời gian sống thêm của bệnh nhân
sau mổ trung bình chỉ 6 tháng đến 1 năm [3] [5] [9] [12].
Hiện nay, việc chẩn đoán và phân loại u có thể dựa vào lâm sàng, chẩn
đoán hình ảnh, mô bệnh học. Các phương pháp này rất hạn chế, thường chỉ phát
hiện khi khối u đó phát triển lớn, can thiệp ít hiệu quả [3] [6]. Vấn đề cần thiết
nhất hiện nay đối với căn bệnh này là chẩn đoán sớm và điều trị sớm. Do đó, các
nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu bệnh học phân tử trong GB. Sự biến
đổi gen bao giờ cũng biến đổi sớm nhất, tiếp theo là sự biến đổi về protein trước
khi có sự biến đổi về hình thái và chức năng tế bào trong ung thư. Điều này giúp
chúng ta tìm ra căn nguyên, cơ chế bệnh sinh và quá trình bệnh học ung thư để
có thể can thiệp chính xác và hiệu quả [16] [38].


2


Trong GB, các nhà khoa học trên thế giới đó tìm thấy sự biến đổi một số
gen trong đó có EGFR, TP53 là 2 gen có tỷ lệ đột biến cao nhất, xấp xỉ 40% mỗi
loại. Đặc điểm đột biến hai gen này trên GB có sự khác biệt với các thể u não
khác – những thể u não ít ác tính hơn. Kết quả nghiên cứu đó góp phần sáng tỏ
nguyên nhân và cơ chế trong GB, xác định nguy cơ mắc thể ác tính này và
hướng tới điều trị đích. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề
này, do đó, phân tích 2 gen TP53 và EGFR góp phần xác định bản đồ đột biến
trong GB ở Việt Nam, từ đó hỗ trợ các bác sỹ lâm sàng có thể phân loại, tiên
lượng khả năng mắc thể GB của bệnh nhân u não. Bên cạnh đó, trên thị trường
đang phát triển rất mạnh mẽ dùng thuốc ức chế ung thư qua EGFR, điều đó được
chứng minh hiệu quả trên nhiều ung thư ở các cơ quan khác nhau liên quan đến
đột biến gen EGFR. Do đó, phân tích gen ngoài việc xác định thể đột biến, tiên
lượng, tư vấn nguy cơ mắc GB còn hỗ trợ chỉ định điều trị đích với trường hợp
đột biến EGFR bằng cách kết hợp sử dụng thuốc ức chế EGFR cùng các phương
pháp điều trị khác. Điều này sẽ giúp kiểm soát ung thư, tăng hiệu quả điều trị và
khả năng sống sót cho bệnh nhân GB [16] [38].
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu về trạng
thái các gen biến đổi trong Glioblastoma với 2 mục tiêu:
1. Xác định đột biến gen TP53 và EGFR trong u nguyên bào thần kinh đệm.
2. Phân tích tỷ lệ đột biến gen TP53 và EGFR trong u nguyên bào thần kinh đệm
với các thể u não khác.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Đại cương u não.
1.1.1. Tình hình mắc u não trên Thế giới và Việt Nam.
Tỷ lệ mắc u não được phát hiện đã tăng lên trong hai thập niên vừa qua
nhờ có các phương pháp chẩn đoán sớm, hiện đại như chụp cắt lớp vi tính, chụp

cộng hưởng từ, tỷ lệ mắc u não dao động từ 10 đến 20 trên 100.000 dân trong
một năm [43] [50]. Tại Hoa Kỳ 16.800 u não được chẩn đoán trong năm 1999,
cũng trong năm đó có 13.100 người đã chết vì u não nguyên phát và hơn 100.000
người chết vì u di căn vào hộp sọ từ các ung thư cơ quan khác [47].
Phân loại theo giới tính và lứa tuổi cho thấy nam giới thường mắc u não
nhiều hơn phụ nữ, ngoại trừ u màng não thường gặp nữ nhiều hơn. Tỷ lệ mắc u
não tăng theo tuổi, nhiều nhất là từ 65 đến 74 tuổi. U não nguyên phát ở trẻ em
chiếm khoảng 10%, hay gặp nhất là trước 5 tuổi, riêng về mô học các nhóm u
thường gặp là u tế bào hình sao thể lông và u nguyên tuỷ bào (Médulloblastome)
[4] [12].
Tần suất mắc u não theo phân loại hình thái mô học gồm 2 loại nguyên
phát và thứ phát. U thứ phát có nguồn gốc từ các cơ quan khác trong cơ thể di
căn vào não như từ phổi, vú, đường tiêu hoá, biểu bì...luôn là những khối u ác
tính. U nguyên phát có nguồn gốc từ não, màng não và các tuyến trong sọ [6].
Theo P.Muller và St.Michael u tế bào thần kinh đệm thường gặp nhất chiếm
khoảng 50%, u màng não 20%, u tuyến yên 10%, còn lại là các khối u khác.
Trong số các khối u ác tính thì có khoảng 8/10 là u tế bào thần kinh đệm.
Nghiên cứu của Dương Chạm Uyên, Dương Đại Hà về đặc điểm dịch tễ
học và mô bệnh học của 1074 trường hợp mổ u não tại bệnh viện Việt Đức từ


4

năm 1996 đến năm 2002 kết luận, phân loại theo mô bệnh học: gliome chiếm
39,2%; meningliome 29,3%; schwannome 5,5%; u sọ hầu 4,3%; u tuyến yên
11,45%, u di căn 2,89%...; trong đó tỷ lệ nam nữ là 1,2; tuổi trung bình là 36,59
± 0,483; tuổi nhỏ nhất là 19 tháng tuổi tuổi lớn nhất là 79 tuổi [18].
Theo tác giả Kiều Đình Hùng, trong các loại gliome ác tính thì
gliolastoma chiểm tỷ lệ cao nhất 62,7% [12].
1.1.2. Phân loại mô bệnh học u não.

Ngày nay, các xét nghiệm mô bệnh học vẫn rất có giá trị trong chẩn đoán,
tiên lượng và điều trị các khối u của hệ thần kinh. Một vài năm gần đây, các kỹ
thuật chẩn đoán mô bệnh học được cải tiến dựa trên các kỹ thuật mô học thông
thường (cố định formol, đúc parafin, nhuộm 2 màu hématoxylin eosin (HE) hoặc
3 màu Masson). Hiện nay các kỹ thuật hiển vi quang học nhuộm màu đặc biệt,
kỹ thuật hoá mô miễn dịch xác định đặc hiệu các yếu tố tăng sinh, biệt hoá và kỹ
thuật hiển vi điện tử được sử dụng ngày càng nhiều [5] [6].
1.1.2.1. Phân loại u não theo vị trí
Phân loại u não theo vị trí cũng quan trọng như phân loại theo mô học vì
nó giúp định hướng chẩn đoán và điều trị.
Các u trên lều: nằm phía trên của lều tiểu não bao gồm các u thuỳ não (u thuỳ
trán, u thuỳ đỉnh, u thuỳ thái dương hoặc thuỳ chẩm), các khối u vùng trung tâm (u
nhân xám trung ương, u não thất bên, u thể trai, u hố yên, u não thất III, u tuyến tùng).
Các u dưới lều (u hố sau): bao gồm các khối u tiểu não và u não thất IV,
u thuỳ giun, thân não, u góc cầu tiểu não.
Các vị trí khác: u lỗ bầu dục nằm ở khe giữa tầng trên lều và dưới lều.
Các u lỗ chẩm nằm giữa hố sau và ống sống.


5

1.1.2.2. Phân loại mô bệnh học theo các thời kỳ
Virchow (1835) lần đầu tiên đưa ra phân loại u não dựa vào sự giống nhau
giữa tế bào u và tế bào não của người trưởng thành để đặt tên cho khối u.
Bailey và Cushing (1926) phân loại dựa trên lý thuyết bào thai của
Conheim, đã cho rằng các khối u phát triển từ các tế bào thai ngừng phát triển
trong nhiều giai đoạn, chồng lên nhau trong nhiều thời kỳ của các tế bào não, đó
là cách phân loại theo mô học các khối u của hệ thần kinh [26]. Quan niệm tiên
lượng mô học các khối u não này có giá trị với phần lớn các quan niệm và cách
phân loại vẫn được dùng hiện nay. Các tác giả đã thấy rằng những bệnh nhân có

thời gian sống thêm lâu nhất là những khối u biệt hoá cao nhất, tuỳ theo thống kê
của các nhà mô bệnh học và các phẫu thuật viên thần kinh.
Kernohan và Sayre (1949) đã đề xuất một cách phân loại mới, dựa trên
thuyết tăng sinh: các tế bào u không phải sinh ra từ các tế bào phôi thai ngừng
phát triển, mà chính là sự tăng sinh không kiểm soát được của các tế bào bình
thường. Từng loại u có thể được phân chia theo độ ác tính tăng dần (I, II, III, IV)
tuỳ theo mức độ không biệt hoá. Việc phân độ dựa vào các chỉ tiêu: số lượng tế
bào u gián phân, tỷ lệ phần trăm tế bào u không biệt hoá, biên độ hoại tử, các
mạch tăng sinh và mức độ đa hình. Như vậy, phân độ là cách đánh giá tiên
lượng dựa vào việc nghiên cứu các nhóm bệnh nhân khác nhau, một công cụ
chính trong lựa chọn các liệu pháp điều trị tối ưu.
Phân loại của Kernohan trở nên phổ biến vì phản ánh được sự chuyển
dạng ác tính của nhiều loại tế bào thần kinh.
Theo phân loại của tổ chức y tế thế giới (1993) U thần kinh đệm gồm u tế
bào hình sao (Astrocytome), u tế bào ít nhánh (Oligodendrogliome), u nguyên
bào mạch (Hémangioblastome). Trong các phân loại trước, các u này nằm trong


6

các u thần kinh biểu mô, trong đó có u neuron - thần kinh đệm và u tuyến tùng.
Phân loại của tổ chức y tế thế giới năm 1979 và năm 1993 hiện không sử dụng.
Ngoài ra tổ chức y tế thế giới cũng đưa ra một bảng phân loại độ biệt hoá từ I IV tương đương với độ ác tính trên lâm sàng, cũng như hình ảnh biệt hoá và
giảm biệt hoá của tế bào u, tương đương với phân loại của Daumas Duport ở 2
bệnh viện Saint.Anne và Mayoclinic (2000).

WHO
(1993)

Kernohan


StAnne &
Mayoclinnic

U tế bào hình sao thể lông
(Astrocytome- pilocytic)

I

I

I

U tế bào hình sao thể sợi
(Astrocytome – fibrillaire)

II

I, II

II

U tế bào hình sao giảm biệt hoá
(Astrocytome anaplasique)

III

II, III

III


U nguyên bào thần kinh đệm
(Glioblastome)

IV

III, IV

IV

Bảng 1.1: Phân loại u tế bào hình sao

Bảng trên cho thấy không khác biệt giữa phân loại của Daumas - Duport
ở StAnne và Mayo Clinic với phân loại của tổ chức y tế thế giới.
DaumasDuport C (1998) đã đưa ra một phân loại độ biệt hoá của u tế bào
sao thành 4 độ ác tính dựa trên những tiêu chuẩn không đặc hiệu như: nhân bất
thường, nhân chia, tăng sinh mạch máu, hoại tử.


7

Độ I: không có các tiêu chuẩn trên
Độ II: có 1 tiêu chuẩn
Độ III: có 2 tiêu chuẩn
Độ IV: có 3 hoặc 4 tiêu chuẩn
Như vậy u tế bào hình sao độ II không có dị dạng nhân, u tế bào hình sao
độ III có dị dạng nhân và nhân chia, còn u nguyên bào thần kinh đệm đa hình
ngoài dị nhân, nhân chia còn có các mạch máu tăng sinh và các ổ hoại tử.
Bảng 1.2: Phân loại các khối u của hệ thần kinh (WHO, 2000)
U biểu mô thần kinh

U tế bào thần kinh đệm hình sao
U tế bào thần kinh đệm ít nhánh
U tế bào thần kinh đệm hỗn hợp (hình sao và ít nhánh)
U tế bào thần kinh đệm lợp ống nội tuỷ
U đám rối màng mạch
U tế bào thần kinh đệm không rõ nguồn gốc
U neuron và u hỗn hợp neuron- tế bào đệm
U nguyên bào thần kinh
U nhu mô tuyến tùng
U phôi thai
Các khối u thần kinh ngoại vi
U tế bào Schwann
U xơ thần kinh
U bao liên kết bó sợi thần kinh


8

U rễ thần kinh ngoại vi ác tính
Các khối u màng não
U hợp bào màng não
U trung mô không phải hợp bào màng não
Tổn thương tế bào sắc tố nguyên phát
U không rõ nguồn gốc
U lympho bào và u các cơ quan tạo máu
U lympho ác tính
U tương bào
U bạch cầu hạt
Các khối u tế bào mầm
U tế bào mầm

Ung thư biểu mô nguồn gốc phôi thai
U túi noãn hoàng
Ung thư nguyên bào nuôi
U quái
Tế bào mầm hỗn hợp
Các khối u vùng hố yên
U sọ hầu
U tế bào hạt
Các khối u di căn
Các nhà thần kinh học dù có những ý kiến và kinh nghiệm khác nhau, cần
phải thống nhất cách chẩn đoán dựa trên việc đánh giá, độ tin cậy của các thử
nghiệm điều trị và các số liệu thống kê ở bệnh nhân nghiên cứu và đó là cơ sở


9

của cách phân loại theo WHO. Được xây dựng trên các chỉ tiêu hình thái học vi
thể của khối u, cách phân loại này đã được nhiều nhà thần kinh học thế giới nhất
trí. Tuy nhiên, do áp dụng hệ thống phân độ với tất cả các loại u khác nhau (từ
độ I đến IV) nên làm mất đi giá trị chẩn đoán ngẫu nhiên .Theo cách phân độ
của Kernohan đã nảy sinh nhiều tranh cãi xung quanh ý nghĩa của từng độ I, II,
III hoặc IV tuỳ theo việc phân loại sử dụng chúng.
Dù đã có bảng phân loại u khá đầy đủ, chi tiết về thần kinh học, nhưng
vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong chẩn đoán giữa các nhà mô bệnh học
và phụ thuộc vào chủ quan, kinh nghiệm của từng người. Krauss và cộng sự
nghiên cứu mô học các khối u ban đầu được chẩn đoán là u nguyên bào thần
kinh đệm, ở các bệnh nhân có thời gian sống thêm 12 tháng, đã thấy rằng 25% số
u này phải xếp lại vào loại u tế bào đệm ít nhánh không biệt hoá, u tế bào đệm
hình sao không biệt hoá u tế bào hình sao thể lông. Những bằng chứng trên nhấn
mạnh tầm quan trọng và lợi ích của việc đọc lại các tiêu bản mô học và việc đối

chiếu thường xuyên giữa chẩn đoán mô học và quá trình điều trị bệnh nhân.
Hiện tại, còn nhiều bàn luận về phân loại theo mô học và phân độ các
khối u biểu mô thần kinh bởi lẽ không thể xem xét tất cả các vấn đề phân loại và
phân độ do có rất nhiều thực thể u cá biệt theo cách phân loại của WHO (2000)
về các khối u biểu mô thần kinh (bảng 1.2). Khi tập trung nghiên cứu u thần kinh
đệm hình sao và u thần kinh đệm ít nhánh, vấn đề chính đặt ra là phải nhận định
đầy đủ các giới hạn trong xét nghiệm mô học khối u não và để tìm hiểu sâu hơn
về khía cạnh di truyền học tế bào và di truyền phân tử. Trong số các u thần kinh
đệm hình sao, theo WHO (2000), phân ra 3 mức độ ác tính tiến triển:
U tế bào đệm hình sao lan toả (độ II).
U tế bào hình sao giảm biệt hoá hay ác tính (độ III).
U nguyên bào thần kinh đệm (độ IV).


10

Một số tác giả như Catherine Daumas - Duport đã đề xuất một cách phân
độ các u tế bào hình sao khác có tính đến các thương tổn mô học và phạm vi
xâm nhập đồng thời của các khối u trên rất nhiều bệnh phẩm. Hệ thống của tác
giả này có ưu điểm chính là đánh giá khả năng tiến triển của u rất tốt do dựa trên
4 chỉ tiêu là: nhân tế bào bất thường, nhân chia, tăng sinh mạch máu, hoại tử và
được đánh giá tất cả hoặc không (từng tiêu chuẩn được đánh giá 0 hoặc 1); mức
phân độ cuối cùng xác định dựa trên giá trị của 4 tiêu chí: độ I (0 tiêu chuẩn),
cấp độ II (1 tiêu chuẩn), độ III (2 tiêu chuẩn), độ IV (3 hoặc 4 tiêu chuẩn).
Trong vòng vài chục năm gần đây, nhờ có kính hiển vi điện tử và kỹ thuật
hoá mô miễn dịch, các u não trước đây thường được chẩn đoán là u tế bào thần
kinh đệm ít nhánh đã được phát hiện là những loại u tế bào khác. Ngược lại,
những khối u trước đây được chẩn đoán là u tế bào hình sao lại là u tế bào thần
kinh đệm ít nhánh. Các nghiên cứu mới nhất về u hệ thần kinh cũng như cách
phân loại của WHO (2000) đã xác định rõ hình thái cấu trúc điển hình, phạm vi

dao động của các u tế bào đệm hình sao dạng sợi và gắn với những chỉ tiêu lâm
sàng, X quang và thần kinh học riêng biệt. Các hệ thống phân loại, phân độ mô
học khác nhau này nhiều khi không cho phép liên kết, so sánh các chẩn đoán,
tiên lượng mô học thật sự thoả đáng. Gần đây, một số tác giả đã đề xuất phân
thành hai nhóm tiên lượng khác nhau dựa trên các tiêu chí mô học và chẩn đoán
hình ảnh (CLVT và CHT) thấy rằng với các u tế bào thần kinh đệm ít nhánh
mức độ A (không tăng sản nội mô) sẽ sống thêm lâu hơn những u tế bào thần
kinh đệm ít nhánh độ B (biểu hiện không biệt hoá nội mô và hình ảnh u tương
phản rõ). Trong thực tế, vấn đề thực sự là phải nhận dạng được các u tế bào thần
kinh đệm ít nhánh và phân biệt được chúng với u tế bào hình sao, u nguyên bào
thần kinh đệm và một số neuron bình thường. Chính vì vậy, hiện vẫn luôn có xu
hướng tìm kiếm các kháng thể đặc hiệu chống các tế bào u thần kinh đệm ít


11

nhánh và đặc biệt có thể dùng được sau khi cố định vật phẩm bằng formol và
đúc trong paraffin.
1.1.3. Hình thái mô bệnh học của u não nguyên phát thể gliome
Theo phân loại của WHO (2000), u tế bào thần kinh đệm bao gồm u tế
bào hình sao, u tế bào thần kinh đệm ít nhánh và u tế bào thần kinh đệm lợp ống
nội tuỷ. U tế bào hình sao bao gồm: u tế bào hình sao thể lông là lành tính, còn u
tế bào hình sao lan toả độ II, u tế bào hình sao giảm biệt hoá (độ III) và u nguyên
bào thần kinh đệm (độ IV) thuộc loại ác tính.
1.1.3.1. U tế bào thể lông (Astrocytome pilocytique)
U tế bào hình sao thể lông gồm những tế bào hình thoi, xếp thành bó
không điển hình, với nhiều sợi. Tế bào chính của u tế bào hình sao dạng lông có
hình thoi, nhân bầu, nhiễm sắc thể mịn, mảnh. Tế bào này có một hoặc 2 cực kéo
dài. Các sợi hợp thành bó song song, các tế bào liên quan chặt chẽ với các nang
nhỏ. Các nang này sẽ chuyển thành các nang lớn hơn, nhất là khi ở hố sau. Ngoài

ra còn có thể gặp lắng đọng canxi.
U loại này bao gồm cả u sao bào đặc và nang của tiểu não, u sao bào lông
ở thiếu niên và của thần kinh thị giác cũng được coi như nguyên bào xốp có cực.
U này tiến triển rất chậm chỉ lan thành ổ xâm nhập vào khoang dưới nhện hay
gặp và có thể kèm theo phản ứng xơ ít hoặc nhiều của màng não. Bệnh nhân có u
này có thể sống trên 20 năm hoặc lâu hơn sau mổ. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào
vị trí của u và có phẫu thuật lấy hết u hay không. Theo Forsyth P.A và C.S
(1993) tỷ lệ sống thêm 10 năm đối với u trên lều tiểu não là 100% sau khi cắt bỏ
toàn bộ u và 74% sau khi cắt một phần hoặc sinh thiết u. Rất ít khi tiến triển
thành giảm biệt hoá.


12

1.1.3.2. U tế bào hình sao lan toả (Astrocytome độ II)
Loại u này bao gồm:
U tế bào sao thể sợi (Astrocytome fibrilaire)
U tế bào sao nguyên sinh (Astrocytome protoplasmique)
U tế bào sao dạng phồng (Astrocytome gemistocyteque)
* U tế bào hình sao thể sợi (Astrocytome fibrilaire)
U hay gặp ở bán cầu đại não của người lớn, nhất là ở lứa tuổi từ 30 - 40
và cuống não của trẻ em. U chắc có ranh giới rõ, đôi khi có nang chứa dịch trong
hoặc màu vàng. Về vi thể, u cấu tạo chủ yếu bởi các tế bào hình sao chứa nhiều
sợi trong bào tương. Nhân tế bào nhỏ nhưng lớn hơn nhân của tế bào hình sao
bình thường. Các mạch máu có tế bào nội mạc nhỏ hoặc không rõ, đôi khi có
viền lymphô bao quanh mạch. Các chất lắng đọng can-xi của mạch máu và các ổ
can-xi nhỏ thấy khoảng 15% trường hợp.
* U tế bào sao nguyên sinh (Astrocytome protoplasmique)
U cấu tạo chủ yếu bởi các tế bào hình sao có chứa rất ít hoặc không chứa
sợi trong bào tương. U này ít gặp, thường thấy ở trẻ em hoặc người trẻ. U lan

rộng ra vỏ não, trong đó thấy có chất giống gelatin.
Vi thể, u gồm những tế bào hình sao nằm trong chất đệm lỏng lẻo, có khi
tạo thành vi nang, nhân tế bào hình tròn, đều nhau, bào tương chứa ít hoặc không
chứa sợi.
* U tế bào sao phồng (Astrocytome gemistocytique)
U cấu tạo chủ yếu bởi các tế bào hình sao có kích thước lớn, bào tương
rộng toan tính, với một hoặc nhiều nhân nằm lệch về một phía.


13

1.1.3.3. U tế bào hình sao giảm biệt hoá độ III (Astrocytome anaplasique)
U thường gặp ở lứa tuổi từ 40 - 50 chủ yếu ở bán cầu đại não, ở tiểu não ít
gặp hơn, u không có ranh giới rõ do xâm lẫn vào tổ chức não. Vi thể u gồm
nhiều tế bào đa hình to, nhỏ không đều, nhân thô, bắt màu kiềm đậm, đôi khi
thấy hình nhân chia. Các tế bào này có nhiều nhánh bào tương ngắn. Có các
phản ứng mạch máu, nhưng không thấy hình ảnh giả hoa hồng. Tiên lượng tốt
hơn u nguyên bào thần kinh đệm.

Ảnh 1.1

Ảnh (1.1 ) là u tế bào hình sao giảm biệt hoá nhuộm HE phóng đại 200
lần, trên tiêu bản u nhiều tế bào đa hình to nhỏ không đều, nhân thô, bắt màu
kiềm đậm, đôi khi thấy nhân chia và dị nhận. Tế bào có nhiều nhánh bào tương
ngắn, có phản ứng mạch máu nhưng không thấy hình ảnh giả hoa hồng.
1.1.3.4. U nguyên bào thần kinh đệm (Glioblastome)
Các tế bào của u nguyên bào thần kinh đệm có nguồn gốc phôi thai giảm
biệt hoá tăng sản được chia thành 2 loại dựa vào nguồn gốc phát sinh là u phôi
thai tiên phát (60%) và u thứ phát từ tế bào hình sao.



14

Hình ảnh đại thể của u nguyên bào thần kinh đệm khá điển hình với ranh
giới hình vòng cung không rõ rệt, cắt ngang u có thể gặp màu xám hay hồng, có
điểm hoại tử màu vàng hoặc ở vùng có xuất huyết máu thì đỏ màu nâu thẫm. Thành
mạch máu trong u tăng sinh dày. Có thể gặp u thể nang hay nhiều ổ, u thường có
mật độ mềm và chỉ cứng khi xâm lấn dính vào màng não, gây chảy máu.
Hình ảnh vi thể của các khối u nguyên bào thần kinh đệm rất khác
nhau. Khối u luôn dày đặc tế bào, nhưng có thể đồng dạng hoặc đa hình với
nhiều giai đoạn trung gian giữa 2 loại tế bào. Tính biệt hoá thấp, tạo sự
giảm thiểu các nhánh bào tương và nhân bắt màu đậm, đa hình thái thường
cho phép chẩn đoán là u nguyên bào thần kinh đệm. Nhiều tác giả cho là
thường gặp 3 thể u chủ yếu sau :
U nguyên bào thần kinh đệm đa hình: u gồm chủ yếu là những nguyên
bào thần kinh đa hình xen kẽ một số neuron của vỏ não. Các tế bào này ít biệt
hoá, nhân bắt mầu đậm, thô, nhiều hình nhân chia, chúng cụm xung quanh một
số điểm hoại tử nhỏ. Mao mạch u thành dày, tăng sản mạnh tế bào nội mô, nhiều
điểm xuất huyết rải rác, có chỗ lòng mạch bị chít hẹp và tổ chức hoá hay vôi hoá.

Ảnh 1.2


15

Ảnh (1.2 ) là u nguyên bào thần kinh đệm nhuộm HE và phóng đại 400 lần trên
tiêu bản thấy mật độ u dày đặc, đa hình dạng, có dị nhân, nhân quái, nhân chia.
Tế bào biệt hoá theo hướng khác nhau, hoại tử hình bản đồ, tăng sinh nội mạch
dạng cuộn.
U nguyên bào thần kinh đệm thể hỗn hợp với sacome xơ: mô não lành

liền kề xen kẽ với tổn thương sát bề mặt u gồm dày đặc tế bào đa hình thái, chủ
yếu là tế bào dạng thoi, ít nhánh thần kinh đệm. Vùng não lành xung quanh thấy
có một số tế bào u lan tràn, nhưng không có phản ứng mạch máu.
U nguyên bào thần kinh đệm thể tế bào khổng lồ: u gồm dày đặc các tế
bào đa hình thái, kích thước to nhỏ khác nhau, phần lớn là các tế bào tròn nhỏ
hay hình ô van với nhân bắt màu kiềm đậm, thô, hay gặp hình nhân chia. Lác đác
một số tế bào khổng lồ, kích thước lớn gấp nhiều lần tế bào nhỏ, nhân bắt màu
thô đậm dạng hình tháp hoặc đa diện góc tù với hạt nhân rõ, nhiều hình ảnh phân
bào. Cả 2 loại tế bào này đều ít tơ thần kinh. Trong tổ chức u có nhiều điểm hoại
tử thâm nhập bởi các vi bào đệm thần kinh, một số vùng xuất huyết nhỏ rải rác.
Quan sát siêu cấu trúc: các tế bào glioblast dưới kính hiển vi điện tử cho
thấy rõ tính chất đa hình (dị hình của tế bào và nhân). Màng tế bào nhiều nếp gấp
khúc, ty thể tăng, nhiều khi gặp các tế bào u có những sợi thần kinh đậm trong
bào tương là biểu hiện của loạn sản. Giảm biệt hoá rõ khi trong bào tương tế bào
u chỉ thấy một số ít bào quan như lưới nội bào có hạt, ribosome tự do và ty thể,
đặc biệt nhân lớn, hình dạng kỳ dị, chia nhiều thuỳ và tỷ lệ nhân/ bào tương rất
lớn. Thường gặp hình ảnh phân bào của tế bào u, phần nhiều là nhân chia không
điển hình biểu hiện vùng trung tâm nhiễm sắc thể dài ra, kèm theo teo nhỏ trung
thể.


16

Thể u tế bào khổng lồ hay đa nhân cũng thường gặp ở u nguyên bào thần
kinh đệm và một số tác giả lại phân ra nhiều nhóm, trong đó nhóm tế bào u
khổng lồ tăng sản mạnh thường được coi là một ung thư ác tính, cả trong bào
tương và gian bào của các tế bào u thể này thường gặp các thể vùi. Hình ảnh siêu
cấu trúc cho thấy có cả các thể vùi trong nhân. Nghiên cứu siêu cấu trúc tế bào u
còn cho biết các tổn thương ở mức siêu vi, nhất là các hệ thống nội bào đặc biệt
mẫn cảm là màng tế bào, bộ máy hô hấp tế bào trong ty thể, hệ thống sinh tổng

hợp protein và bộ gen ở nhân tế bào.
Mạch máu trong u nguyên bào thần kinh đệm: thay đổi liên quan đến
sự phát triển của u và vùng lân cận rất rõ và kéo dài, biến đổi hình thái quan
trọng nhất là tăng sản nội mô mạch máu nhỏ nuôi u, đặc biệt có thể gặp các búi
những tế bào nội mô xếp cụm lại. Nhân tế bào nội mô trải rộng hay gặp hình
phân chia. Đôi khi thấy một số biến đổi như các điểm mao mạch thành dày lòng
mạch giãn ra tạo hình ảnh sao mạch.
1.1.3.5. U tế bào thần kinh đệm ít nhánh (Oligodendrogliome)
U xuất hiện ở người trẻ hay tái phát, mặc dù được cắt bỏ hoàn toàn.Về
mặt đại thể: u phát triển trong chất trắng của bán cầu đại não, ngay dưới vỏ não,
thường có ranh giới không rõ. Tổ chức u có nhiều mao mạch và có màu xám
nâu. Đôi khi có nang, trên mặt cắt có vôi hoá. Về vi thể là u giàu tế bào, các tế
bào đồng nhất, hiếm có hoại tử hoặc chảy máu, thường có vôi hoá. Trên tiêu bản
nhuộm HE, các tế bào u nhỏ, nhân tròn nhỏ, sẫm màu, còn bào tương thì hẹp và
có vòng sáng nhỏ quanh nhân. Nếu nhuộm tẩm bạc thì có thể thấy sợi nhỏ ngắn
xuất phát từ bào tương. Một đặc tính của u này có những ứ đọng can-xi ở bào
tương bị thoái hoá kính và nhất là ở thành mạch máu. U có một mô đệm xơ
mỏng, có vài bó sợi đi từ các mạch máu vào khối u. Trong khối u có rất ít mạch
máu.


17

1.1.3.6. U tế bào ống nội tuỷ (Ependymome)
Đó là những u phát triển từ những tế bào lợp ống nội tuỷ hoặc các não
thất, từ những tế bào của màng nhện và từ các dây tận. Vì thế u thường gặp nhất
là ở hệ thống não thất (nhất là ở não thất III và IV).
Đại thể: U có ranh giới rõ, cứng chắc, không có mạch máu, thường là đặc,
có màu trắng, giống tổ chức.
Vi thể: là u giàu tế bào, tạo bởi những tế bào đa diện hoặc trụ, nhân hình

bầu hoặc tròn và bào tương có hạt. Nhiều tế bào có đuôi dài và thường dính vào
thành mạch máu hoặc mô liên kết. Bào tương, có hạt gọi là "blepharoblast": các
tế bào u vây quanh các nang tạo thành hình hoa hồng hoặc vây quanh các mạch
máu tạo thành hình giả hoa hồng. Những tế bào hình trụ này có thể tạo thành
những lông chuyển ở mặt trong lòng nang. Trên tiêu bản nhuộm HE thấy nhân
nằm chen chúc nhau cách xa mạch máu bởi một khoảng màu hồng là đuôi tế
bào. Theo Kernohan có 3 thể u thần kinh đệm lợp ống nội tuỷ: thể nhú nhầy
(myxo-papillaire), thể nhú (Papillaire) và thể tế bào (cellulaire).
1.1.4. Chẩn đoán, điều trị u nguyên bào thần kinh đệm
1.1.4.1. Chẩn đoán lâm sàng
Các triệu chứng u não phụ thuộc chủ yếu vào kích thước và vị trí khối u
trong não. Các triệu chứng có thể do tổn thương mô sinh tồn, do tăng áp nội sọ
khi khối u phát triển lớn trong không gian hẹp của hộp sọ. Chúng cũng có thể do
sưng nề, tích tụ dịch xung quanh khối u gọi phù não. Ngoài ra não úng thuỷ có
thể do khối u làm tắc nghẽn sự lưu thông của dịch não tuỷ khiến chúng tích tụ
trong các não thất. Nếu khối u não phát triển chậm, xuất hiện triệu chứng từ từ
và bộc lộ ra sau một thời gian dài. Các triệu chứng thường gặp nhất bao gồm:
- Hội chứng tăng áp lực hộp sọ (nhức đầu, nôn và buồn nụn, giảm thị lực)


18

- Động kinh.
- Các hội chứng thần kinh khu trú (liệt nửa người, rối loạn trí nhớ, rối loạn cảm
giác, rối loạn tâm thần, tổn thương dây thần kinh sọ não) [3] [9] .
1.1.4.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ là 2 xét nghiệm quan trọng nhất,
đặc biệt là cộng hưởng từ giúp chẩn đoán u thần kinh đệm. Điện não đồ và soi
đáy mắt cũng được sử dụng.
1.1.4.3. Các phương pháp điều trị

Điều trị hiện nay bao gồm ba phương pháp chính sau : phẫu thuật lấy u,
xạ trị sau phẫu thuật, điều trị hoá chất. Trong đó phẫu thuật lấy u là phương pháp
quan trọng nhất, với mục đích loại bỏ tối ưu toàn bộ u. Điều trị phẫu thuật triệt
để u não sẽ kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân. Ngày nay nhờ chụp cắt lớp vi tính,
hình ảnh cộng hưởng từ người ta biết chắc chắn vị trí khối u và liên quan tổ chức
xung quanh, và nhờ kính vi phẫu, hệ thống phẫu thuật thần kinh có hình ảnh
đường dẫn, người ta có thể lấy bỏ khối u một cách triệt để hơn, ít gây ra tổn
thương tổ chức não lành nhất. Song mặc dù trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật tiên
tiến trong mổ u não ở những nước phát triển, việc lấy bỏ triệt để u não không
phải lúc nào cũng làm được. Nó còn tuỳ thuộc vào vị trí khối u ở nông hay ở sâu,
u có giới hạn hay không có giới hạn, u phát triển chậm hay ác tính xâm lấn quá
nhanh... Xạ trị, hoá chất cũng là hai phương pháp điều trị phối hợp, nhằm tiêu diệt
những tế bào u còn lại, và hạn chế sự tái phát của u [9], [36]. Tuy nhiên, giá thành còn
cao, các liệu trình còn phức tạp, nên chưa phổ biến được cho tất cả người bệnh.
Ngoài ra hiện nay, do sự phát triển của ngành sinh học phân tử bước đầu sử
dụng phương pháp can thiệp sinh học. Dựa vào cơ chế sinh học ung thư trong các u
não, các nhà khoa học đó tiến hành các thử nghiệm can thiệp vào các hoạt động của


19

gen ung thư. Gen đè nén để tham gia vào quá trình sinh sản các tế bào u. Liệu pháp
này tỏ ra nhiều hứa hẹn trong việc làm thay đổi bệnh cảnh và tiên lượng các u thần
kinh đệm, tuy nhiên phương pháp này vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu.
Tóm lại, một u não lành tính thì việc điều trị có hiệu quả nhất là cắt bỏ
triệt để nhưng còn phụ thuộc vào vị trí giải phẫu, mối liên quan về chức năng và
khối lượng của khối u. Các u não ác tính khi phẫu thuật cố gắng lấy bỏ tối đa
khối lượng của chúng kèm theo điều trị phối hợp phóng xạ và hoá chất để đạt
hiệu quả cao hơn.
Dự phòng

Hiện nay, chưa có biện pháp dự phòng hiệu quả để phát hiện sớm GB
cũng như u não nói chung. Chủ yếu phát hiện sớm các triệu chứng gợi ý của các
bệnh lý ở vùng sọ não: Nhức đầu kéo dài, cảm giác ngủ gà ngủ gật, các rối loạn
về tâm thần...mà nhiều trường hợp u não ở thể còn không triệu chứng
1.2. Cơ chế bệnh sinh u não
1.2.1. Các yếu tố liên quan đến bệnh sinh u não
Yếu tố di truyền: các yếu tố di truyền có tác động vào sự xuất hiện một số
loại u não như u nguyên bào võng mạc cũng như u thần kinh da. Trong nhóm u xơ
thần kinh typ 1, các u tế bào hình sao hay gặp nhiều gấp 4 lần. Nhóm 2 (được đặc
trưng bởi u dây VIII hai bên) là tập hợp rất nhiều u khác nhau (u thần kinh đệm
ngoại biên, u xơ thần kinh, u màng não, u thần kinh đệm). Các u nguyên bào mạch
trong não và trong ống sống thường xuất hiện với bệnh Von Hippel Lindau.
Suy giảm miễn dịch: làm tăng nguy cơ mắc các u lymphô ở não. Khoảng
20% bệnh nhân có biểu hiện suy giảm miễn dịch kéo dài và từ 5% đến 8% bệnh
nhân AIDS bị u lymphô ác tính, thường là lympho B.
Nhiều nguyên nhân chưa rõ ràng khác, người ta thấy GB hay gặp ở nam
giới. Phần lớn GB xảy ra ngẫu nhiên không có tính chất gia đình. Không có mỗi


20

liên quan giữa GB với hút thuốc, chế độ ăn hay phơi nhiễm điện từ. GB có liên
quan đến tình trạng nghiện rượu, nhiễm virus SV40 và cytomegalovirus, nhiễm
phóng xạ, nhiễm polyvinyl chlorid – một chất hay sử dụng trong xây dựng. Năm
2006, một nghiên cứu đó chứng minh u não liên quan đến bệnh sốt rét và người
ta cho rằng muỗi anopheles ngoài truyền ký sinh trùng sốt rét còn truyền thêm
một loại virus hoặc chất gây ung thư dẫn đến GB.
Một số yếu tố nguy cơ khác:
Giới: nam nhiều hơn nữ
Tuổi: trên 50 tuổi

Chủng tộc: người da trắng và châu á
Gia đình: người ta đó thấy một số gen đột biến có nguy cơ gây GB hoặc một số
bệnh lý rối loạn hệ thống gen.
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh Glioblastoma.
Hiện nay người ta thấy GB liên quan đến nhiều đột biến gen khác nhau
với tỷ lệ cao như gen TP53, EGFR, RTEL1, PDGFRA, IDHl, NF1. Đột biến gen
hay gặp nhất trong GB là TP53. Tuy nhiên, 97% thể kinh điển hay gặp do biểu
hiện quá mức của gen Epidermal growth factor receptor (EGFR) và hiếm khi có
đột biến gen TP53 đi kèm. Trái lại, nếu đột biến gen TP53 thì thường đi kèm đột
biến gen PDGFRA, mã hóa thụ thể yếu tố phát triển nguồn gốc tiểu cầu plateletderived growth factor receptor, và gen IDHl, mã hóa enzym isocitrate
dehydrogenase-1. Thể trung mô đặc trưng bởi tỷ lệ đột biến cao gen NF1 mã
hóa Neurofibromatosis type 1 và có tỷ lệ thấp biến đổi gen EGFR hơn thể khác.
Một dấu ấn sinh học khác trong GB là sự hiện diện của nguyên bào gốc ung thư
với sự xuất hiện của protein Hes3 trong môi trường nuôi cấy giữ vai trò điều
khiển quá trình nhân lên của tế bào này. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài
này, chúng tôi tập trung nghiên cứu 2 gen có tần suất đột biến cao trong GB là
TP53 và EGFR.


21

1.2.2.1. Gen TP53
Gen TP53 nằm trên nhánh ngắn nhiễm sắc thể 17, dài 20kb với exon 1
không mã hóa và intron 1 dài tới 10kb. Nhiều nghiên cứu đó chứng minh gen
TP53 mã hóa protein có vai trò quan trọng phòng chống ung thư nhờ cơ chế:
- Hoạt hóa các protein có vai trò sửa chữa DNA khi DNA bị sai sót.
- Kéo dài kỳ trung gian trong chu kỳ nhân lên của tế bào để các protein có thời
gian sửa chữa các vị trí sai sót trên DNA.
- Khởi động quá trình chết theo chương trình của tế bào nếu tổn thương DNA
không có khả năng khôi phục.

Do vậy, nếu gen TP53 bị đột biến, tế bào bị tổn thương DNA sẽ không
được sửa chữa và nhân lên không giới hạn, đó là cơ sở dẫn đến phát triển các
khối u ung thư. Người ta đã chứng minh đột biến TP53 liên quan đến nhiều loại
ung thư tại phổi, khung chậu, hệ tiêu hóa… trong đó có ung thư hệ thần kinh,
đặc biệt là u nguyên bào thần kinh đệm. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã
chứng minh u nguyên bào thần kinh đệm có liên quan đến nhiều gen khác nhau,
trong đó có TP53. Tỷ lệ đột biến TP53 trên GB khoảng 35 – 40%. Các đột biến
hay gặp trên u nguyên bào thần kinh đệm là các đột biến điểm từ exon 5 đến 8
[39] [45]. Hiện tại ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về gen TP53 trên bệnh
nhân u nguyên bào thần kinh đệm. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu gen này trên
bệnh nhân u nguyên bào thần kinh đệm giúp các bác sỹ lâm sàng phân loại, tiên
lượng khả năng mắc GB ở bệnh nhân u não.
1.2.2.2. Thụ thể yếu tố phát triển thần kinh ngoại bì - Epidermal Growth
Factor Receptor (EGFR; ErbB-1; HER1)
Đây là một loại thụ thể liên kết trên bề mặt tế bào trong nhóm các yếu tố
phát triển thần kinh – bì được mã hóa bởi gen nằm trên NST số 7. Receptor này


22

khi được gắn với chất hoạt hóa sẽ biến đổi thành dạng hoạt động kích hoạt quá
trình tyrosin phosphoryl hóa, khởi động quá trình khuếch đại tín hiệu kích thích
tổng hợp DNA và nhân lên của tế bào. EGFR gồm 4 loại HER-1/ErbB1, HER2/neu/ErbB2, HER-3/ErbB3, và HER-4/ErbB4. Nếu xảy ra đột biến, thụ thể hoạt
động quá mức sẽ dẫn đến tế bào nhân lên không kiểm soát kích hoạt quá trình
hình thành khối u. Tuy nhiên, đây cũng là vị trí có thể ứng dụng điều trị bằng
cách sử dụng thuốc để bất hoạt thụ thể này ức chế sự nhân lên của tế bào ung thư
giúp tiêu diệt khối u. Hai loại đột biến hay gặp nhất là đột biến xóa đoạn không
lệch khung exon 2-7 và đột biến điểm ở các exon này. Hai loại đột biến này
chiếm tỷ lệ lớn 35 - 40% trong GB, tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nghiên cứu
nào công bố về vấn đề này. Chúng tôi tiến hành phân tích những đột biến này

trên bệnh nhân GB nhằm xác định mối liên quan đột biến trên người Việt Nam
làm cơ sở phân loại và tiên lượng mắc thể GB ở bệnh nhân u não và hỗ trợ điều
trị đích với các thuốc ức chế EGFR.
1.3. Kỹ thuật phân tích gen chẩn đoán Glioblastoma
1.3.1. Kỹ thuật khuếch đại gen - polymerase chain reaction (PCR)
Nguyên tắc: dựa vào hoạt tính của các DNA polymerase có khả năng
tổng hợp mạch DNA mới từ mạch DNA khuân, với nguyên liệu là bốn loại
nucleotid. Phản ứng này đòi hỏi sự có mặt của những mồi xuôi và mồi ngược có
trình tự bổ sung với hai đầu của trình tự DNA khuân. Phản ứng PCR là một
chuỗi nhiều chu kỳ nối tiếp nhau, mỗi chu kỳ gồm ba bước:
- Bước 1: là giai đoạn biến tính (denaturation), phân tử DNA được biến tính ở
nhiệt độ cao hơn Tm (nhiệt độ nóng chảy) của phân tử, thường là 94 oC - 95oC
trong vòng 30 giây - 1 phút.


23

- Bước 2: là giai đoạn bắt cặp (annealing). Nhiệt độ được hạ thấp cho phép các
mồi bắt cặp với khuôn, dao động trong khoảng 40 oC - 70oC, tuỳ thuộc Tm của
các mồi sử dụng và kéo dài khoảng 30 giây - 1 phút.
- Bước 3: là giai đoạn tổng hợp hay kéo dài (extension). Nhiệt độ được tăng lên
72oC để DNA polymerase là các polymerase chịu nhiệt (Taq polymerase, Tth
polymerase, Pfu polymerase,…) hoạt động tổng hợp tốt nhất. Thời gian phụ
thuộc vào độ dài của trình tự chuỗi DNA cần khuếch đại, thường kéo dài từ 30
giây đến nhiều phút.
Sau mỗi chu kỳ các chuỗi đôi DNA mới tạo thành sẽ tiếp tục được dựng
làm các DNA nền để tổng hợp các DNA mới trong chu kỳ tiếp theo. Sản phẩm
cuối của phản ứng PCR là những đoạn DNA mạch kép có chiều dài là khoảng
cách giữa hai đoạn gen mồi, và hai đầu tận cùng của sản phẩm được xác định bởi
đầu tận cùng 5’ của hai đoạn gen mồi [15] [17].

Số lượng sản phẩm DNA tạo thành khi hoàn thành phản ứng PCR được
biểu thị bằng cụng thức sau:
N = 2n
N: số lượng bản copy sản phẩm tạo thành
n là số chu kỳ của phản ứng.
1.3.2. Phản ứng sao mã ngược - Reverse Transcription Polymerase Chain
Reaction (RT-PCR)
Nguyên tắc: Do Taq polymerase không hoạt động trên RNA nên người ta
sử dụng kỹ thuật phối hợp RT-PCR. Trước hết, mRNA được chuyển thành cDNA
nhờ enzyme phiên mã ngược. Mồi được sử dụng có thể là ologonucleotid
oligodT (để bắt cặp với đuôi polyA của các mRNA), hoặc các hexanucleotide


24

(trình tự gồm 6 nucleotide) bắt cặp ngẫu nhiên với một trình tự ngắn trên RNA.
Sau đó, cDNA được khuếch đại nhờ Taq polymerase.
1.3.3. Phản ứng PCR đa mồi - multiplex PCR
Trong phản ứng này, người ta dựng nhiều cặp gen mồi khác nhau để
khuyếch đại nhiều sản phẩm đích khác nhau đồng thời trong cùng một phản ứng.
Đây là phương pháp có thể tiết kiệm được thời gian và hoá chất nhưng có nhược
điểm là đôi khi có thể cho kết quả không chính xác nếu không tối ưu được điều
kiện của phản ứng PCR với nhiều cặp mồi khác nhau.
Ứng dụng chẩn đoán đột biến xóa đoạn: nhanh hơn PCR đơn mồi.
1.3.4. Phương pháp Real-time PCR
Real-time PCR là kỹ thuật PCR mà kết quả nhân bản DNA đích trong ống
nghiệm, thành hàng tỷ bản sao, được hiển thị được ngay sau mỗi chu kỳ nhiệt
của phản ứng, do đặc điểm này nên người làm thí nghiệm không cần thiết phải
làm tiếp các thao tác sau đó để phát hiện sản phẩm nhân bản (điện di sản phẩm
PCR trên gel agarose hoặc lai với các đoạn dò đặc hiệu trên màng, giếng …).

Nguyên tắc:
Người ta thường sử dụng hai tác nhân phát huỳnh quang bao gồm tác nhân gắn
vào DNA mạch đôi (Ethidium Bromide, SYBR Green, EvaGreen ...) hoặc tác
nhân dùng đánh dấu mẫu dò đặc hiệu (FAM, HEX ...) gắn vào mồi khuếch đại
đoạn gen đích.
- Tác nhân liên kết với mạch đôi DNA: Trong phản ứng, khi có sự hiện diện của các
sản phẩm DNA mạch đôi do quá trình nhân bản thì các tác nhân liên kết với DNA
mạch đôi như SYBR Green sẽ liên kết với các sản phẩm vừa được tạo ra này và phát
tín hiệu huỳnh quang mạnh mẽ hơn (so với trạng thái tự do trong dung dịch).


25

Hình 1.1. Phương pháp real-time PCR với tác nhân phát huỳnh quang liên
kết với mạch đôi DNA (EvaGreen)
- Tác nhân dùng đánh dấu mẫu dò đặc hiệu: rất đa dạng như FAM, TAMRA,
Texas Red, Cy3, Cy5, …, được sử dụng với nhiều loại mẫu dò khác nhau:
(1) Mẫu dò lai (hybridization probe): gồm hai mẫu dò có vị trí bắt cặp gần
nhau trên mạch khuân và một hoặc hai mồi (primer). Các mồi cho phép nhân bản
trình tự đích trong phản ứng PCR. Mẫu dò phía đầu có mang nhóm huỳnh quang
ở đầu 3’ còn mẫu dò phía đuôi mang nhóm huỳnh quang đầu 5’. Khi 2 mẫu dò
bắt cặp trên cùng một trình tự DNA, nhóm hùynh quang “cho” (donor dye) và nhóm
“nhận” (acceptor dye) trờn 2 mẫu dò sẽ gây ra hiệu ứng FRET (Fluorescence
Resonance Energy Transfer). Hiệu ứng này được ghi nhận mỗi khi có sự bắt cặp của
mẫu dò 5’ và mẫu dò 3’ lên những trình tự mới được tạo thành trong quá trình PCR.

Hình 1.2. Phương pháp real-time PCR với mẫu dò lai



×