Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8 tại trường THCS a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.17 KB, 30 trang )

Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8 tại
trường THCS A
A - LỜI MỞ ĐẦU
Khảo sát các chương trình giáo dục giới tính ở Châu Á cũng đang có
những mức độ phát triển rất khác nhau. Indonesia, Mông Cổ, Hàn Quốc có
khung chính sách hệ thống về việc giảng dạy giới tính trong các trường học.
Malaysia, Philippines và Thái Lan đánh giá các nhu cầu sức khoẻ sinh sản thanh
niên. Ấn Độ có các chương trình với mục tiêu hướng tới trẻ em từ chín tới mười
sáu tuổi. Tại Nhật Bản, giáo dục giới tính là bắt buộc từ 10 hay 11 tuổi, chủ yếu
đề cập tới các chủ đề sinh học như kinh nguyệt và xuất tinh. Tại Trung Quốc và
Sri Lanka, giáo dục giới tính truyền thống gồm đọc về đoạn sinh sản trong các
cuốn sách giáo khoa sinh học.
Còn ở Việt Nam, những giờ học về giới tính ở các trường học còn rất
hiếm hoi. Trong gia đình, ít bậc cha mẹ nào giảng giải cho con cái mình những
kiến thức về giới tính, tình dục. Chính vì thế mà giới trẻ phải tìm hiểu những
điều đó từ sách báo, mạng Internet và cả những kênh không chính thống
Hiện nay, việc giảng dạy giáo dục giới tính cho học sinh chưa được thực
hiện rộng rãi và phổ biến ở các trường trung học cơ sở (THCS) mà chỉ trên cơ sở
lồng ghép vào một số môn học như giáo dục công dân, sinh học, với thời lượng
vô cùng ít ỏi (1-2 tiết). Trong khi đó, ở lứa tuổi này, tâm - sinh lí các em đã có sự
thay đổi lớn: cơ quan sinh sản của các em đã phát triển, bản năng sinh dục xuất
hiện một cách vô ý thức, song song đó thì bộ não của các em cũng đã phát triển
khá hoàn thiện, nảy sinh tình cảm với bạn khác giới. Các em thích tìm tòi, học
hỏi những gì liên quan tới sự thay đổi của cơ thể mình. Nhưng kiến thức thì vô
hạn, thông tin thì đa dạng, hàng ngày các em phải tiếp xúc với nhiều môi trường,
làm nhiều công việc khác nhau, trong đó sẽ có cả điều tốt xen lẫn với điều xấu,
điều cần có ở các em là những kiến thức và sự nhận thức đúng đắn để các em
bước vào đời vững vàng, không đi vào con đường lạc lối để ảnh hưởng tới tương
lai, vì thế tôi nhận thấy rằng việc giáo dục giới tính cho học sinh THCS là rất
cần thiết đối với các em.


1/30


Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8 tại
trường THCS A
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chính sách hội nhập và mở cửa đã giúp nền kinh tế nước ta có những phát
triển vượt bậc, tuy nhiên cũng làm phát sinh và gia tăng những thách thức mới
về văn hóa xã hội như : tham nhũng, ma túy, mại dâm, lây nhiễm HIV… Điều
này đã gây ra những tác động lớn đối với trật tự xã hội ở Việt Nam và ảnh
hưởng mạnh mẽ tới lớp trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.
Trong giảng dạy sinh học ngoài việc truyền thụ những kiến thức cơ bản,
đồng thời phải lồng ghép việc giáo dục giới tính cho học sinh có ý thức bảo vệ
cơ thể khỏe,sống lành mạnh ….
Trong các năm học qua để giáo dục học sinh có thức tốt trong ý thức bảo
vệ sức khỏe tôi luôn lồng ghép vấn đề này vào trong bài dạy, và tôi nhận thấy đã
đạt được một số hiệu quả nhất định và tôi tiếp tục áp dụng phương pháp này vào
trong năm học và trong những năm học tiếp theo với hy vọng góp phần nâng cao
được ý thức cho học sinh để bảo vệ cơ thể mình từ đó có ý thức bảo vệ bản thân
và gia đình thông qua môn học.
Đối với chúng ta giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản là một môn học
còn mới lạ, nó chưa được đưa vào dạy một cách công khai, có bài bản ở các
trường đại học y khoa, nó chỉ mới được lồng ghép vào các môn sản phụ
khoa,nam khoa,tâm lý..
Ở bậc THCS thì đang dạy thử nghiệm chỉ có tính cung cấp cho học sinh
thông tin về dân số và sức khỏe sinh sản, các biện pháp sinh hoạt tình dục an
toàn để tránh lây nhiễm HIV.
Còn ngoài xã hội, trong các cơ sở tôn giáo, trong các câu lạc bộ hôn nhân
và gia đình, hay tạp chí người ta chỉ nối một cách mơ hồ chưa giám trình bày
một cách rõ ràng khoa học mà chỉ nói chung chung trong các lớp dự bị hôn nhân

hay trong cách giao tiếp, ứng xử...đó không phải là giáo dục giới tính đích thực.
Vì vậy tôi lồng ghép chương trình giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vào
trong giảng dạy sinh học 8 .

2/30


Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8 tại
trường THCS A
Nhận thấy tầm quan trọng và cần thiết của việc giáo dục giới tính hiện nay,
nên tôi đã thực hiện đề tài '' Một vài kinh nghiệm lồng ghép Giáo dục giới tính
cho Học sinh trong giảng dạy môn Sinh học 8 ở chương Sinh sản tại Trường
THCS A '' nhằm tìm hiểu mức độ nhận thức của Học sinh về vấn đề giới tính.
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu là Học sinh từ 11 -16 tuổi ở Trường THCS A
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là nhận thức của Học sinh THCS từ 11
-16 tuổi ở Trường THCS A về Giới tính và thực trạng giáo dục giới tính trong
môn sinh học 8.
III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
1. Mục tiêu của đề tài:
1.1. Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu nhận thức thực trạng lồng ghép một vài kinh nghiệm về việc
giáo dục giới tính Học sinh từ 11 -16 tuổi tại Trường THCS A áp dụng trong
Môn sinh học 8 hiện nay.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu nhận thức thực trạng việc giáo dục giới tính của Giáo viên đối
với Học sinh từ 11 -16 tuổi tại Trường THCS A hiện nay.
Đánh giá mức độ coi trọng việc giáo dục về giới của Học sinh biết và

những người làm cha mẹ để giáo dục con mình nhận thức đúng vấn đề.
Tìm hiểu những khó khăn trở ngại của Giáo viên trong việc truyền tải kiến
thức về giáo dục giới tính cho Học sinh từ đó đưa ra những giải pháp và kiến
nghị của bản thân làm sao áp dụng tốt và đạt kết quả cao trong quá trình giảng
dạy chương học này.
Giúp các cơ quan có cái nhìn tổng quát vế vấn đề giáo dục giới tính nhằm
đưa ra những chiến lược kế hoạch can thiệp kịp thời.
2. Nhiệm vụ của đề tài:

3/30


Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8 tại
trường THCS A
Nhiệm vụ đầu tiên: Phải làm cho Học sinh nhận thức tốt và rõ ràng hơn
về việc giáo dục giới tính ở lứa tuổi vị thành niên. Bởi vì khi Học sinh càng
hiểu rõ về việc giáo dục giới tính thì việc nhận thức về giới tính mới mang tính
hiệu quả thiết thực và không xảy ra những việc làm đáng tiếc.
Nhiệm vụ thứ 2: Là đề tài phải nêu lên tầm quan trọng của việc giáo dục
giới tính không những ở trường học mà còn ở trong gia đình và trong xã hội
cũng là những môi trường để thực thi việc giáo dục giới tính. Ngoài ra không ít
những bậc cha mẹ chọn môi trường trường học là nơi để giáo dục giới tính vì họ
cho rằng trường học là nơi giáo dục tốt nhất (chiếm 51%), và đây là môi trường
quan trọng và hiệu quả không kém so với gia đình.
Nhiệm vụ thứ 3: Nêu lên nguyên nhân và tác hại của Học sinh khi thiếu
kiến thức về GDGT. Khi xem về nhiệm vụ này của đề tài ta thấy nếu các em
không được giáo dục đầy đủ, kém hiểu biết về GT, không làm chủ được một số
bản năng, thì sẽ dễ đưa các em sa vào các con đường sai trái. Chỉ ra được một số
nguyên nhân chủ yếu như là thiếu hiểu biết về nguyên nhân, ảnh hưởng phim
ảnh, không được gia đình quan tâm, các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, ảnh

hưởng qua lối sống du nhập từ nước ngoài.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội.
Phương pháp cứu lý thuyết
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
V. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU:
Nói lên được tầm quan trọng của Giáo viên trong việc truyền tải kiến thức
về giáo dục giới tính cho Học sinh ở Trường THCS A, nhận thức trong gia đình
và xã hội. Mỗi môi trường đều góp phần vào công cuộc giáo dục giới tính, vấn
đề quan tâm ở đây là những môi trường đó sẽ tác động theo chiều hướng nào mà
thôi. Giáo viên và Gia đình là rất quan trọng trong việc giáo dục giới tính nhưng

4/30


Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8 tại
trường THCS A
nếu chính họ không nhận thức và nhận thức sai lệch về vấn đề giới tính thì hậu
quả sẽ rất tai hại.
VI. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1. Ý nghĩa lý luận
Tìm hiểu nhận thức của Người giáo viên truyền tải kiến thức cho Học sinh
trong việc nhận thức vấn đề giáo dục giới tính. Từ đó góp phần làm phong phú
hệ thống lý luận, lý thuyết về vấn đề này.
2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu đề tài là một cơ hội tốt để nhóm được thực tập và hiểu rõ
hơn về phương pháp nghiên cứu trong khoa học xã hội. Đồng thời đề tài cũng
cho thấy thái độ , sự tận tâm của những người Giáo viên trong việc giáo dục giới
tính cho Học sinh của mình. Cung cấp những thông tin và giải pháp nhằm nâng

cao nhận thức của của học sinh về vấn đề giáo dục giới tính hiện nay.
Thông qua đề tài, tôi cũng hi vọng những nhà hoạt động trong lĩnh vực
giáo dục, sẽ có những chính sách, chương trình phù hợp để giúp đỡ Giáo viên
bồi dưỡng thêm kiên thức để truyền tải tới Học sinh giúp cho Học sinh thay đổi
nhận thức và thấy được tầm quan trọng của giáo dục giới tính với bản thân mình
và cho xã hội.
Và quan trọng nhất, là thông qua đề tài này bản thân tôi có thể học thêm
được nhiều kinh nghiệm cho mình phụ vụ trong sự nghiệp giảng dạy cũng như
để thực hiện các đề tài nghiên cứu khác.
VII. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, phụ lục và danh mục đề tài liệu tham khảo, đề tài của
tôi chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Tổng quan về thực trạng lồng ghép giáo dục giới tính ở
Trường THCS A
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Kết luận

5/30


Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8 tại
trường THCS A
Kiến nghị
Đề xuất
B-NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I- Các khái niệm liên quan
1.1. Giới tính là gì

Trong sinh vật học, giới tính là một quá trình kết hợp và pha trộn những
đặc điểm di truyền học của sinh vật, thường dẫn đến kết quả là sự chuyên môn
hóa thành giống đực (male) và giống cái (female).
Quá trình hình thành và hoàn thiện giới tính sinh học cần trải qua 4 bước
nhịp nhàng, liên tục và thành công. 4 bước đó bao gồm: sự quy định sẵn có trong di
truyền từ bố mẹ, sự khác biệt và trưởng thành của tuyến sinh dục, sự phát triển của
cơ quan sinh dục ngoài, sự hoàn thiện ở não bộ và vùng hạ đồi. Quá trình này trên
cơ bản vận hành bởi gene di truyền và yếu tố hormone sinh dục.
Trên thực tế, yếu tố di truyền gần như không được xác định trên 99% dân
số nhân loại, giới tính sinh học của một người đa số được nhận định từ cơ quan
sinh dục ngoài của họ. Theo đó, y học hiện nay chấp nhận việc xác định giới
tính dựa vào đặc tính sinh dục nguyên phát (tuyến sinh dục và cơ quan sinh dục
ngoài) và củng cố thêm bằng những đặc tính sinh dục thứ phát (bầu vú ở nữ, hệ
lông râu, tạng và xương…). Những năm gần đây, cùng với sự hoàn thiện của
phương pháp phẫu thuật chuyển đổi giới tính, việc xác định giới tính di truyền
và việc tái xác định giới tính trở nên nhạy cảm và ngày càng được quan tâm.
1.2. Giáo dục giới tính
Là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh dục , sinh sản ,
quan hệ tình dục, sức khỏe sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các
trách nhiệm, tránh thai , và các khía cạnh khác của thái độ tình dục của loài

6/30


Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8 tại
trường THCS A
người. Những cách giáo dục giới tính thông thường là thông qua cha mẹ, người
chăm sóc, các chương trình trường học và các chiến dịch sức khoẻ cộng đồng.
Giáo dục giới tính có thể được dạy một cách không chính thức, như khi một
ai đó nhận được thông tin từ một cuộc trò chuyện với cha mẹ, bạn bè, người lãnh

đạo tôn giáo, hay qua truyền thông. Nó cũng có thể được truyền dạy qua các tác
giả với các tác phẩm về giới tính, chuyên mục báo chí, hay qua các trang web về
giáo dục giới tính. Giáo dục giới tính chính thức diễn ra khi các trường học hay
người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thực hiện điều này.

Hình 1 . Giáo dục giới tính cho Học sinh
1.3. Sức khỏe sinh sản
Theo tổ chức Y tế thế giới, SKSS là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh
thần và xã hội của tất cả những gì liên quan tới bộ máy sinh sản chứ không phải
là không có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó.
Như vậy SKSS bao hàm ý nghĩa là mọi người đều có thể có một cuộc
sống tình dục được thỏa mãn, có trách nhiệm và an toàn đồng thời họ phải có
khả năng sinh sản và sự tự do lựa chọn việc có sinh con hay không, thời điểm
sinh con và số con. Định nghĩa này cũng bao hàm cả quyền của phụ nữ và nam
giới phải được thông tin, tư vấn đầy đủ và được tiếp cận với các biện pháp kế
hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả, phù hợp với khả năng và chấp nhận được
theo sự lựa chọn của bản thân họ, và quyền tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe phù hợp cho người phụ nữ mang thai cũng như sinh đẻ an toàn.
1.4. Thụ tinh và sự thụ thai
1.4.1. Thụ tinh
7/30


Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8 tại
trường THCS A
Thụ tinh là quá trình hợp giữa tinh trùng của con đực và trứng của con
cái. Có nhiều loại thụ tinh như thụ tinh trong, thụ tinh ngoài, thụ tinh nhân tạo,
thụ tinh tự nhiên. Nói về đại thể, thụ tinh là quá trình hình thành tạo hợp tử từ
các giao tử, và thụ tinh là khi hợp tử đã qua lần phân bào thứ nhất để phát triển.


\
Hình 2 . Thụ tinh
1.4.2. Sự thụ thai
Hợp tử di chuyển xuống tử cung làm tổ, khi đến tử cung sẽ bám vào lớp
niêm mạc tử cung đã được chuẩn bị sẵn (dày xốp và xung huyết) để làm tổ và
phát triển thành thai. Đó là sự thụ thai.
1.5. Hiện tượng kinh nguyệt
Cùng với sự phát triển của trứng, hoocmon từ buồng trứng tiết ra có tác dụng
làm cho lớp niêm mạc tử cung dày, xốp, chứa nhiều mạch máu để đón trứng thụ
tinh xuống làm tổ. Nếu trứng không được thụ tinh thì sau 14 ngày kể từ khi
trứng rụng, lớp niêm mạc bị bong ra từng mảng, thoát ra ngoài cùng với máu và
dịch nhày. Đó là hiện tượng kinh nguyệt.
Hiện tượng kinh nguyệt xảy ra theo chu kỳ hàng tháng (28-32 ngày) thời
gian có kinh thường kéo dài khoảng 5 ngày. Thời gian có kinh và lượng máu
xuất ra tùy thuộc vào từng cá nhân.
Trong thời gian hành kinh thường có những biến đổi về tâm sinh lý như mệt
mỏi, rối loạn cảm xúc… - Chế độ ăn, uống tình trạng sức khỏe lối sống,…có ảnh
hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt (kinh nguyệt không đều hoặc tắt kinh), do đó ảnh
hưởng đến sức khỏe và chức năng sinh sản.
1.6. Hiện tượng rụng trứng
8/30


Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8 tại
trường THCS A
Là hiện tượng xảy ra ở cơ thể người phụ nữ, mỗi tháng cơ thể đều sản
sinh ra một số lượng trứng nhất định. Hiện tượng rụng trứng xảy ra vào giữa chu
kỳ kinh nguyệt, tức là khoảng ngày 14 của chu kỳ. Mỗi nang buồng trứng sẽ sản
sinh ra 1 trứng trong một tháng và lượng trứng này sẽ được rụng vào ống dẫn
trứng tới tử cung. Tại đây, nếu tinh trùng gặp được trứng thì sẽ dẫn đến hiện

tượng thụ thai. Có thể xác định được ngày rụng trứng nhờ việc theo dõi vòng
kinh của cơ thể, ngoài ra, có thể dựa vào sự bài tiết của tử cung để biết được
điều này. Thông thường, sau kỳ kinh nguyệt, sẽ có cảm giác khô ráo hoàn toàn ở
nơi âm đạo.
Tiếp sau đó, khi cơ thể gần đến giai đoạn bắt đầu rụng trứng, sẽ thấy xuất
hiện dịch nhờn, màu trắng đục. Mức độ chất nhờn tăng nhiều và dịch đặc hơn
bình thường giống như lòng trắng trứng khi đến đúng thời điểm rụng trứng.
Theo nghiên cứu, một trứng ở cơ thể người phụ nữ có thể tồn tại trong vòng 12
đến 24 giờ sau khi rụng. Còn tuổi thọ của tinh trùng thì lớn hơn nhiều so với
trứng, nó có thể tồn tại từ 5 đến 7 ngày trong tử cung của phụ nữ. Vì vậy không
phải chỉ có thể thụ thai vào thời điểm rụng trứng.
1.7. Đại dịch HIV/AIDS
HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người, loại virus này có khả năng
phá hủy các tế bào bạch cầu (tế bào T), vốn là một phần của hệ thống miễn dịch
của cơ thể. Khi xâm nhập vào cơ thể con người, HIV tìm cách tấn công vào bạch
cầu gây tàn phá hệ miễn dịch. Sau một thời gian, khi các bạch cầu bị tiêu diệt
nhiều, khả năng chống đỡ với mầm bệnh bị giảm, cơ thể sẽ bị mầm bệnh tấn
công sinh ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm dẫn đến cái chết.
AIDS (còn gọi là SIDA) có nghĩa là Hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải, là giai đoạn cuối của người bệnh khi nhiễm HIV. Đó là khi khả
năng chống bệnh suy yếu đến nỗi cơ thể bị các thứ bệnh hoành hành, điều trị
không khỏi được. Từ khi phát bệnh AIDS đến lúc chết chỉ vài tháng hoặc
nhiều nhất là hai năm.

9/30


Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8 tại
trường THCS A
Từ năm 1981, khi xuất hiện ca nhiễm HIV / AIDS đầu tiên, các nhà khoa

học đã nghiên cứu cách HIV tấn công con người. Virus này lây lan qua tiếp xúc
với dịch cơ thể của một người bị nhiễm bệnh, đặc biệt là thông qua máu, tinh
dịch và dịch âm đạo. Do đó, HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục (qua
đường hậu môn, âm đạo và miệng), máu bị nhiễm (vô tình bị nhiễm khi dùng
kim tiêm có HIV) hoặc em bé của người mẹ nhiễm HIV sinh ra.

Hình 3 . Triệu chứng và cấu trúc của HIV
1. Vị Thành niên ( Học sinh)
Vị Thành Niên1 là người đang chuyển tiếp từ trẻ con sang người trưởng
thành.
Tuổi từ 10 – 19 tuổi ( Theo WHO ) và chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: 10 tuổi – 13 tuổi.
- Giai đoạn giữa: 14 tuổi – 16 tuổi.
- Giai đoạn sau: 17 tuổi – 19 tuổi.
Theo giáo án điện tử2 thì vị thành niên là một giai đoạn ( một thời kỳ )
trong quá trình phát triển của con người với đặc điểm lớn nhất là sự tăng trưởng
nhanh chóng để đạt tới sự trưởng thành về cơ thể, sự tích lũy kiến thức, kinh
nghiệm xã hội và định hình nhân cách để có thể nhận lãnh trách nhiệm đầy đủ
trong cuộc sống sau này. Giai đoạn này được hiểu một cách đơn giản là giai
đoạn “sau trẻ con và trước người lớn” của mỗi cá thể, được gọi là thời kỳ “vị
thành niên”.
Về độ tuổi của vị thành niên, Tổ chức Y tế thế giới cũng đã chính thức đề
nghị vị thành niên là những người có độ tuổi từ 10 – 19 tuổi. Tuổi vị thành niên
1
2

10/30


Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8 tại

trường THCS A
được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu (tiền vị thành niên): 10 – 13 tuổi.
Giai đoạn giữa (trung vị thành niên): 14 – 16 tuổi. Giai đoạn cuối ( hậu vị thành
niên): 17 – 19 tuổi. Việc phân định này cần thiết để kết hợp phát triển sinh học
và tâm lý xã hội từng thời kỳ. Căn cứ vào tình hình thực tế của Việt Nam, năm
1995, Vụ Bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em và KHHGĐ – Bộ Y tế đã đưa ra đề
nghị xếp tuổi VTN thành hai nhóm tuổi, nhóm một từ 10 – 14 tuổi và nhóm hai
từ 15 – 19 tuổi.
Theo tổ chức Y tế thế giới thì tuổi Vị thành niên là giai đoạn từ 10-19 tuổi.
Căn cứ vào mức độ phát triển thể chất, tâm lý xã hội và nhu cầu, tuổi VTN được
chia làm ba giai đoạn nhỏ hơn:
- Giai đoạn đầu tuổi VTN (10-13)
- Giai đoạn giữa tuổi VTN (14-16)
- Giai đoạn cuối tuổi VTN (17-19)
CHƯƠNG II
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CHO HỌC SINH TAI TRƯỜNG THCS A
I. Giáo dục giới tính là thực sự cần thiết
1. Những nhìn nhận về vấn đề giáo dục giới tính.
Mỗi một vùng, lãnh thổ, quốc gia khác nhau với những nền văn hóa đặc
trưng thì có những thái độ khác nhau về giáo dục giới tính.
Theo như Ford và Baech, 1951 cho rằng: Các nền văn hóa rất khác biệt
nhau trong việc giáo dục giới tính và chuẩn bị cho thanh niên về cuộc sống tình
dục. Như trên đảo Ponape, trẻ em từ 4 đến 5 tuổi được người lớn giáo dục tình
dục một cách kỹ lưỡng và khuyến khích thực hành với nhau. Trong tộc người
Chewa ở Châu Phi bố mẹ cho rằng thực hành tình dục sẽ làm cho cá nhân hoàn
hảo, với sự đồng ý của bố mẹ trẻ trai và trẻ gái làm lều chơi trò vợ chồng với
nhau. Hoặc theo như các hiện vật đời xưa để lại cho thấy ở Trung Quốc các cô
gái khi về nhà chồng thường được mẹ đặt trong rương quần áo, hay hộp của hồi
môn những món quà quý giá nhất. Đó là những quyển sách dạy làm tình, có mô


11/30


Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8 tại
trường THCS A
tả hoặc thường là hình vẽ dạy các tư thế làm tình sao cho cả hai vợ chồng đều
đạt đến khoái cảm cao nhất (loại hình giáo dục giới tính cổ đại). Ngược lại có
một số nền văn hóa coi tình dục là vấn đề nghiêm cấm và nghiêm khắc đề nén
những biểu hiện của tình dục, như trẻ em người Kwoma ở New Guinea bị trừng
phạt nếu như chơi trò chơi giới tính, và cấm chạm vào người nhau.
Ngày nay giáo dục giới tính đã trở nên cần thiết cho con người nên một
số quốc gia như Tiệp Khắc, HungGaRi, Ba Lan đã đưa chương trình giáo dục
giới tính vào trong nhà trường bằng những chương trình bắt buộc. Còn các nước
phương Tây như Anh, Đan Mạch, Thụy Điển đã tiến hành giáo dục học sinh khá
sớm (1966). Ở Pháp chương trình giáo dục nội dung này thực hiện từ năm 1973.
Đặc biệt một số nước ở ChâuÁ, Phi Mỹ Latinh cũng đưa chương trình giới tính
vào trường phổ thông và đạt nhiều kết quả tốt. Trung quốc tiến hành giáo dục
giới tính cho học sinh từ năm 1974 và hiện nay là một trong những nước có
công trình nghiên cứu cũng như có sự phát triển cao về khoa học về giới tính,
nhằm cung cấp cho các em những kiến thức và kỹ năng liên quan đến sự phát
triển về tâm sinh lý của bản thân.
Theo kết quả nghiên cứu, thống kê gần đây của Google 17 thì Việt Nam
là một trong những nước gõ câu lệnh “Sex” nhiều nhất thế giới. Từ đó có thể
cho thấy những mối đe dọa e ngại tới vấn đề giáo dục giới tính. Câu hỏi được
đặt ra là có bao nhiêu người, bao nhiêu trẻ em hiểu được đúng bản chất của vấn
đề giáo dục giới tính và có các kiến thức lành mạnh và thực sự cần thiết cho bản
thân mình để bước vào giai đoạn phát triển tâm lý tình dục tốt nhất. Thực tế cho
thấy thì tình trạng giáo dục giới tính ở Việt Nam còn khá yếu và kém.
Giáo dục giới tính chủ yếu chỉ được đưa vào một số phần nhỏ trong sách

giáo khoa nhưng nội dung kiến thức còn sơ sài, tập trung chủ yếu ở những nội
dung có tính chất giải phẫu sinh lý cơ thể, chưa đề cập tới quan hệ giữa hai giới,
vấn đề tình dục và quan hệ tình dục.
Trong xã hội truyền thống của Việt Nam vấn đề giới tính, tình dục căn bản
là vấn đề tế nhị, thầm kín. Sự bùng nổ thông tin các mạng xã hội Internet và sự

12/30


Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8 tại
trường THCS A
phát triển của nền kinh tế thị trường, nhất là ở đô thị, thông tin đến với mỗi cá
nhân rất đa dạng, khiến các yếu tố tiêu cực như: văn hóa đồi trụy, sách báo,
video đen… đã làm ảnh hưởng, tác động mạnh đến quan hệ giữa hai giới, làm
các em có cái nhìn sai lệch về vấn đề giới tính cùng sự né tránh của các bậc phụ
huynh làm các em tìm đến các trang mạng để tìm hiểu mà không biết rằng các
trang mạng đó đúng hay sai, tốt hay xấu để rồi dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường
mà chính các em cũng không biết nguyên nhân vì sao.
2. Nội dung của Giáo dục giới tính
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam về vấn đề Giáo dục giới tính thì :
Giáo dục giới tính là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh
dục , sinh sản , quan hệ tình dục, sức khỏe sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền
sinh sản, và các trách nhiệm, việc tránh thai và các khía cạnh của thái độ tình
dục loài người. Giáo dục giới tính có thể được dạy một cách không chính thức,
như nhận được thông tin từ ai đó từ một cuộc trò chuyện với bạn bè, anh chị em,
các buổi vấn đàm, hội thảo….hay qua truyền thông, các trang mạng chính thức
hay không chính thức.
3. Vai trò về giáo dục giới tính
3.1. Trong nhà trường.
GDGT trong trường học là một hình thức quan trọng và hiệu quả nhằm

nâng cao kiến thức, thái độ và hành vi cho thanh thiếu niên. Có một sự đồng
thuận rộng rãi đối với giáo dục chính quy là nên bao gồm các hoạt động GDGT.
Chương trình sử dụng các phương pháp tiếp cận dạy và học sao cho phù
hợp với độ tuổi, kinh nghiệm và nền văn hóa của các em; sáng tạo ra các hình
thức GDGT mới có hiệu quả hơn.
GDGT trong nhà trường khác ở gia đình, vì nó chỉ diễn ra trong một
khoảng thời gian. Và nhà trường cũng không phải là nơi lúc nào cũng có các vấn
đề liên quan đến giới tính, tình dục của TTN.
Tóm lại, việc giáo dục giới tính cho trẻ trong giai đoạn hiện nay không chỉ
là nhiệm vụ của cha mẹ, mà còn là sự giáo dục tổng hợp từ gia đình, nhà trường
và ngoài xã hội. Có như vậy mới tạo nên sự giáo dục liên hoàn trong lĩnh vực
13/30


Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8 tại
trường THCS A
GDGT và tình dục cho trẻ nói riêng và góp phần trang bị kiến thức về kỹ năng
sống nói chung cho trẻ trong giai đoạn hội nhập
3.2. Trong gia đình
Chúng ta đã biết, gia đình là môi trường xã hội hoá đầu tiên của con
người, trong đó bố mẹ là những người có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sự phát
triển nhân cách của con cái. Cách cư xử giữa bố - mẹ là bài học sớm nhất đối với
trẻ về cách ứng xử giới tính giữa một người nam và một người nữ. Trẻ sẽ tiếp
thu dần dần những kiến thức giới tính từ chính gia đình mình. Từ đó dần theo
năm tháng hình thành những hành vi, thái độ mang tính chất giới nam hay nữ
được mọi người và xã hội chấp nhận.
Dù cho những hệ thống trường học các cấp, giáo dục giới tính ở trường
trung học, có giới thiệu cho các em về vấn đề giới tính nhưng vẫn đang ở mức
độ sơ khai là giới thiệu cơ thể con người .thì cha mẹ vẫn đang là môi trường tốt
nhất để con cái học hỏi về hoạt động giới tính tình dục. Đây chính là một trong

những trách nhiệm quan trọng của bậc làm cha làm mẹ.
Gia đình là nơi có những nền tảng vẫn chắc làm cho trẻ tin tưởng hơn cả
vì theo các trẻ thì cha mẹ luôn đúng là người gần gũi thân thiết nhất từ đó có thể
dễ dàng bày tỏ điều thầm kín nhất đó chính là vấn đề giáo dục giới tính.gia đình
chính là cơ quan quan trọng nhât là người thầy đầu tiên giúp con trẻ biết về vấn
đề giới tính
Thái độ tích cực của cha mẹ sẽ giúp trẻ tránh được sai lầm. Hướng dẫn,
giải thích, chứ không răn đe, kết tội hay lẩn tránh. Nên biết, một khi thắc mắc
chưa được giải tỏa thì trẻ sẽ tự đi tìm nguồn thông tin khác (sách báo, tranh ảnh,
bạn bè) và những nguồn thông tin này có thể thiếu chính xác và không lành
mạnh. Dần dần, trẻ không còn tin tưởng ở cha mẹ nữa, trở nên khép kín và phạm
sai lầm một cách đáng tiếc. Người lớn nên ứng dụng thực tế để ứng xử và định
hướng cho trẻ thay vì phải lệ thuộc vào phong tục tập quán truyền thống. Tạo
cho trẻ những thói quen lành mạnh, rút tỉa kiến thức từ gia đình mình để đủ tự
tin vượt qua giai đoạn khó khăn ở tuổi dậy thì.

14/30


Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8 tại
trường THCS A
Hiện nay các bậc cha mẹ thường có hai hướng suy nghĩ: Một là các bậc
phụ huynh để con trẻ tự tìm hiểu khi đến tuổi dậy thì. Họ nghĩ rằng con mình
còn quá nhỏ, chúng vẫn là những đứa trẻ chưa hiểu biết gì nhiều. Do vậy họ
chưa bao giờ họ nghĩ đến việc phải trao đổi với con những câu chuyện về tình
yêu - giới tính. Họ nghĩ rằng con mình chưa cần biết và đến độ tuổi nó tự khắc
sẽ biết theo bản năng, có lẽ chính cái suy nghĩ có phần chủ quan làm không ít
bậc phụ huynh té ngửa khi con mình mang bầu, hay phạm tội hiếp dâm trẻ em.
3.3. Xã hội.
Gia đình và nhà trường là nơi có điều kiện giáo dục tốt nhất… Tuy nhiên,

các tổ chức xã hội cũng mang lại sự hỗ trợ không nhỏ cho quá trình thay đổi
nhận thức của mọi người về giáo dục giới tính theo phương thức thẩm thấu từ
ngoài vào trong.Do xã hội ngày càng đổi mới, lành mạnh, đời sống người dân
bớt cơ cực, nỗi lo về cơm ăn, áo mặc cho con trẻ không còn là mối lo thường
trực nữa. Người dân có điều kiện để chăm chút con hơn với các loại đồ ăn bổ
dưỡng, tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy trẻ em hiện nay phát triển nhanh về cả thể
chất, tâm sinh lý và tinh thần.Trẻ chắc chắn sẽ bỡ ngỡ trước những thay đổi về
hình thể của bản thân hay bạn bè. Tuy nhiên, những thay đổi về tâm sinh lý, kiến
thức giới tính lại ít được nhà trường cũng như các bậc phụ huynh quan tâm cung
cấp cho các em.
Do vậy cần xây dựng nhiều chương trình, sự kiện về giáo dục giới tính
nhằm thu hút sự tham gia của mọi tầng lớp để tác động đến thái độ của mọi
người đối với giáo dục giới tính một cách tích cực hơn.
4. Nguyên nhân khiến Học sinh thiếu kiến thức về Giáo dục giới tính
4.1. Nguyên nhân.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên chủ yếu là do:
1. Sự thiếu hiểu biết về tình yêu và hôn nhân. Các em hoc không được
trang bị những kiến thức về giáo dục giới tính. Do vậy các em thiếu bản lĩnh khi
bước vào đời sống yêu đương.Các sách báo về tình yêu lan tràn, nhưng nhiều
sách lại chạy theo thị hiếu

tầm thường, không phù hợp với độ tuổi của các em.

15/30


Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8 tại
trường THCS A
2. Các tệ nạn xã hội phức tạp ngày càng gia tăng, các quán cà phê đèn mờ
bia ôm, các loại thuốc lắc, kích thích xuất hiện khắp mọi nơi.

3. Ảnh hưởng của nhiều qua điểm sống mới du nhập từ nước ngoài: Tình
yêu tự do, tình dục tự do, tình dục trước hôn nhân....Những quan điểm trên ảnh
hưởng mạnh đến giới trẻ, làm các em thêm tò mò, bị kích thích, muốn thử
nghiệm. Trong khi đó các em lại không được trang bị đầy đủ về tri thức lẫn kinh
nghiệm trong giáo dục giới tính nên khó làm chủ bản thân.
4. Xã hội và các bậc cha mẹ chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục các
em học sinh về lĩnh vực này. Do điều kiện của mỗi gia đình khác nhau nên chưa
để ý nhiều trong giáo dục cho con cái về giới tính.
5. Nhận thức sai lầm về giáo dục giới tính, giáo dục tình yêu. Có nhiều
người còn cho rằng giáo dục giới tính là giáo dục tình dục, là vẽ đường cho
hươu chạy...Chương trình giáo dục giới tính chưa thực hiện một cách thống nhất
trong trường học.
6. Cha mẹ còn e ngại về việc giải đáp thắc mắc cho con cái và một phần là
do cha mẹ chưa trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính hay chỉ trả lời theo kinh
nghiệm của bản thân chứ không theo một tiến trình logic nào hết. Do vậy trẻ
phải tự tìm hiểu từ các nguồn khác nhau mà trong khi trẻ không biết được nguồn
đó có đúng hay là không mà cứ nghe theo.
7. Do đời sống một số gia đình ở Việt Nam hiện nay còn gặp khó khăn,
nên nhiều bậc phụ huynh không có nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc, giáo dục
ý thức pháp luật căn bản nhất là pháp luật về giới tính – tình dục – hôn nhân và
gia đình cho con trẻ.
Ngoài ra chúng ta chưa có một đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ tri thức
khoa học về lĩnh vực giới tính để làm công tác giáo dục cho họ. Tư liệu khoa học,
giáo trình, sách báo về lĩnh vực này một cách hệ thống khoa học nghiên cứu sâu sắc
về vấn đề này còn chưa sâu rộng, các trang Wep đen, đồi trụy tràn lan khiến các em
khó khăn khi chọn lọc các thông tin phù hợp với từng giai đoạn phát triển mà mình
cần tìm hiểu tới.

16/30



Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8 tại
trường THCS A
4.2. Tác hại.
Khi các em không được giáo dục đầy đủ, kém hiểu biết về giới tính,
những đặc điểm đó, nhất là một số bản năng, dễ đưa họ vào các tệ nạn xã hội,
ăn chơi sa đọa, cờ bạc, mại dâm... từ đó sa vào vòng tội lỗi, trở thành những
phần tử phá hoại xã hội.
Ngày nay tình trạng các em yêu sớm, yêu đương mù quán, nếp sống sinh
hoạt nam nữ trụy lạc..một số em yêu kiểu tự do, tình yêu không cần hôn nhân,
sống gấp, sống thử... những biểu hiện trên đây là kết quả của sự nhận thức sai
lầm về tình yêu, một lĩnh vực tình cảm rất phức tạp, nhưng cũng hết sức quan
trọng của đời sống giới tính con người, trong tuổi trẻ. Các em bỏ cả học hành, ăn
chơi trác táng... hủy hoại đi nhân cách và rơi vào vòng xoáy tội lỗi.
Một số khá đông các em hiện nay theo quan niệm tình dục tự do, tình dục
không hôn nhân, yêu đương quá sớm... dẫn tới tình trạng quan hệ lang chạ, có thai
ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nạo phá thai bị biến
chứng. Tình trạng nạo phá thai hiện nay càng tăng trong lớp trẻ và gây nhiều hậu
quả tai hại.
Còn nhiều những biểu hiện phức tạp khác trong đời sống gia đình như:
cuộc sống vợ chồng thiếu hạnh phúc, tỉ lệ li hôn ngày càng gia tăng, bạo hành
trong gia đình... Đó cũng là những vấn đề của đời sống giới tính, nếu các em
không được hướng dẫn, tìm hiểu, họ sẽ mắc những sai lầm đáng tiếc, khó có thể
cứu vãn trong đời sống hôn nhân.
Những biểu hiện phức tạp trên gây nhiều khó khăn trong cuộc sống của
các em sau này, làm cho các em khó có cuộc sống hạnh phúc và phát triển toàn
diện mà nguyên nhân chủ yếu chính là sự thiếu hiểu biết về đời sống giới tính.
4.3. Khảo sát thực tế Giáo dục giới tính ở Trường THCS A
* Phương pháp dùng bảng hỏi.
Mục đích: Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập những thông tin về

thực trạng nhận thức, thái độ của Học sinh Trường THCS A đối với giáo dục
giới tính.

17/30


Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8 tại
trường THCS A
Đối tượng điều tra: hơn 100 Học sinh Trường THCS A
Cách tiến hành:
+ Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu điều tra ( bảng hỏi ) gồm 9 câu trong đó có cả
câu hỏi đóng và mở nhằm điều tra về nhận thức của cha mẹ trong vấn đề giáo
dục giới tính.
+ Bước 2: Tiến hành điều tra thử trên 10 người nhằm tìm hiểu sơ bộ về nhận
thức của các bậc cha mẹ trong việc giáo dục giới tính. Đồng thời biết được
những điểm được và chưa được để tiến hành chỉnh sửa phiếu phù hợp với mục
đích, đối tượng điều tra, nhằm đạt được kết quả tốt nhất cho đề tài.
+ Bước 3 : Tiến hành phát phiếu điều tra.
Phát phiếu điều tra trong tháng 10 năm 2015.
Dự kiến sẽ có những phiếu điều tra không hợp lệ nên chúng tôi đã phát dư
phiếu phiếu. Tổng số phiếu thu về là 120 phiếu trong đó có 101 phiếu hợp lệ.
Trong phiếu có 52 nữ và 49 nam.
+ Bước 4 : tiến hành xử lý phiếu
Chúng tôi xử lý kết quả theo hướng thống kê số lượng kết quả thu được,
sau đó tính phần trăm tỉ lệ
*,Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập thông tin, bổ trợ về thực
trạng thái độ của phụ huynh, đặc biệt nó cung cấp những thông tin sâu hơn,
những thông tin mà bảng hỏi không thu thập hết được.
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn với hai nhóm đối tượng là Học sinh Khối

lớp 8 và Học sinh trong đọ tuổi từ 11 – 16 ở Trường
I. Thực nghiệm Lồng ghép Nội dung về Giáo dục giới tính tại Trường
THCS A
Bài 58 : TUYẾN SINH DỤC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chức năng của hoocmon sinh dục nam đôi với tuổi
dậy thì ở các em trai
Có 2 hoạt động nhỏ:

18/30


Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8 tại
trường THCS A
+ Tìm hiểu về vai trò của tinh hoàn ở phần này Gv hướng dẫn cho học sinh quan
sát hình vễ, sơ đồ trao đổi nhóm để hoàn thành phần điền từ.(GV dùng tranh
màu phóng to giới thiệu cho HS vị trí của các tế bào kẽ, chức năng của tế bào
kẽ, sau khi hoạt động GV cho đại diện HS nhóm báo cáo phần điền từ đồng thời
chỉ trên tranh vẽ vị trí của các tế bào kẽ, sự điều hòa hoạt động của các tuyến nội
tiết là cơ sở để các em học bài 59 dễ hơn
Kết luận: Vai trò nội tiết của tinh hoàn là tiết hoocmôn phụ sinh dục nam:
TESTÔSTÊRÔN: Tìm hiểu vai trò của hôc môn do tế bào kẽ tiết ra để thực hiện
tốt phàn này GV cho các em HS nam chuân bị trước ở nhà phiếu học tập . GV
thu lại đề phát hiện một số em phát triển không bình thường để kịp thời có lời
khuyên thích hợp cho các em.
Hoạt động 2: cách tiến hành như hoạt động 1 song Gv đặc biệt chú ý giới thiệu
kỹ hình 58.3 ( buồng trứng, ống dẫn trứng, phễu dẫn trứng, trứng và các nang
trứng gốc, sự phát triển của trứng, trứng chín và rụng trứng sự hình thành thể
vàng, vai trò của thể vàng) đây là cơ sở để các em học tốt bài 62. Đặc biệt GV
cần lưu ý các em gái trong việc vệ sinh cơ quan sinh dục.
- Vai trò nội tiết của buồng trứng là tiết hoocmôn phụ sinh dục nữ: ƠSTRÔNGEN

Sau hai hoạt động Gv cần lưu ý cho HS: trong các dấu hiệu biến đổi của cơ
thể ở tuổi dậy thì , thì dấu hiệu quan trọng nhất là xuất tinh lần đầu ở các em
nam và sự hành kinh lần đầu ở nữ. Đây là dấu hiệu có khả năng sinh sản, song
các em chưa thể sinh sản được, Vì sao? Gv giải thích rõ cho các em vì sao ở tuổi
các em chưa sinh sản được. Đồng thời qua đó giáo dục các em cần có lối sống
trong sáng lành mạnh, trong quan hệ bạn bè, trong phim ảnh, vui chơi....
Gv: Giải thích một số thắc mắc của HS cũng như một sô hiện tượng thực tế
:Pêđê là do rối loạn hoạt động nội tiết ( các tê bào kẽ không tiết hoocmon
Testostêrôn hoặc tiết qua ít đối với các em nam, hoặc nang trứng không tiết ra
hoocmôn Ơstrrôgen hoặc quá ít với các em nữ) các đặc tính sinh dục phụ có thể
thay đổi do hoocmon phụ sinh dục song cơ quan sinh dục là yếu tố quyết định
giới tính không thể thay đổi.

19/30


Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8 tại
trường THCS A
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
1. Nhận thức của Học sinh về giáo dục giới tính
Thông qua kết quả nghiên cứu , điều tra hầu hết các HS đều chọn đáp án:
Giáo dục giới tính không chỉ dừng lại ở việc giáo dục về tình dục , sức khỏe sinh
sản, như mối quan hệ về tình yêu, tình bạn, sự thay đổi sinh học của cơ thể…
mà còn giáo dục về giá trị đạo đức và chuẩn mực xã hội trong vấn đề giới tính
chiếm tỉ lệ cao nhất là 75%. Điều này có nghĩa là họ đã hiểu đúng về nội dung
của giáo dục giới tính. Chỉ có một phần nhỏ trong số họ chiếm kết quả 30% là
chưa nhận thức đầy đủ. Xem xét cách lựa chọn các phương án cụ thể của HS tôi
nhận thây rằng trong 25% không lựa chọn phương án F họ thường chú trọng vào
việc giáo dục tình yêu nam nữ chăm sóc sức khỏe sinh sản, những sự thay đổi

sinh lý… hơn là quan tâm đến vấn đề tình dục cho vấn đề đó là không quan
trọng và né tránh ngại đề cập, cụ thể chỉ có 2% chọn đáp án A.
HS nghĩ thế nào về vấn đề giáo dục giới tính thì có 47% người đồng tình với
giáo dục rất quan trọng cần có những chương trình ,cách thức giáo dục ,cách
thức giáo dục phù hợp cho từng lứa tuổi. Cho thấy rằng họ không chỉ hiểu đúng
về nội dung của giáo dục giới tính mà còn cho thấy được tầm quan trọng trong
việc giáo dục giới tính cho trẻ.
Tuy nhiên theo kết quả điều tra nghiêm cứu thì cũng không ít người cho rằng
ở độ tuổi vị thành niên có việc quan trọng nhất là việc học tập chiếm 32%. Điều
này có thể chứng minh rằng một số HS vẫn chưa hiểu rõ về việc giáo dục giới
tính và tầm quan trọng của nó. Họ chưa hiểu rằng không chỉ ở độ tuổi vị thành
niên mà ngay từ khi còn nhỏ các em phải được giáo dục một cách nghiêm túc về
giới tính. Nhưng phải tùy theo mức độ tuổi cần giáo dục những gì cho phù hợp
và khoa học. Có thể họ suy nghĩ rằng đây là con đường dẫn dắt các em đến với
sự tìm tòi khá sớm, sẽ là con dao hai lưỡi, là bước đường ngắn để trẻ tìm hiểu
các vấn đề nhạy cảm nhanh và quá sớm sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ trong sáng
của trẻ. Và nhất là ảnh hưởng không tốt đến học tập và tương lai của trẻ.

20/30


Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8 tại
trường THCS A
Chỉ có 5% HS không hề quan tâm đến vấn đề này, và có 16% HS cho rằng
giáo dục giới tính là điều rất tế nhị khó nói.
2. Nhận thức của Học sinh về tầm quan trọng của giáo dục giới tính trong
Nhà Trường và trong gia đình.
 Biểu đồ 1 :

Chú thích:

GĐ: Gia đình 45%

BB: Bạn bè 2%

NT: Nhà trường 51%

TCXH: Tổ chức xã hội 7%

Qua biểu đồ trên ta nhận thấy rằng có tới 51% HS chọn nhà trường là nơi
giáo dục tốt nhất. Bởi theo khảo sát của chúng tôi một số HS cho rằng nhà
trường biết cách giáo dục và bài bản hơn chỉ có giáo dục ở nhà trường mới có
tính liên tục và đồng bộ, kỹ năng và giới tính là một vấn đề nhạy cảm không biết
bắt đầu như thế nào và bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên cũng có rất nhiều người (45%)
nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của gia đình trong việc giáo dục giới
tính. Vì gia đình nhất là cha mẹ thường gần gũi với trẻ nên trẻ có thể dễ dàng
tâm sự chia sẽ hơn. Hơn nữa chỉ có gia đình là nơi biết và hiểu trẻ cần gì và
mong muốn điều gì nhất. Nhờ đó mà gia đình sẽ đáp ứng, cũng như kịp thời giải
thích những thắc mắc cho trẻ ( theo ý kiến của một số phụ huynh ). Rất ít người
21/30


Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8 tại
trường THCS A
tin tưởng rằng bạn bè sẽ là người giáo dục cho các em tốt nhất. Các tổ chức xã
hội cũng ít được lựa chọn (chiếm không quá 10%). Để làm rõ hơn vì sao họ lại
không chọn bạn bè và các tổ chức xã hội thì HS cho rằng: “Bạn bè làm sao có đủ
hiểu biết chuyện ấy mà nói, chúng còn nhỏ kinh nghiệm làm so bằng người lớn.
Chưa kể bọn trẻ còn có đứa xấu, đứa tốt”. Một phụ huynh khác có cùng quan
điểm rằng “Bạn bè chỉ nói chuyện cho vui thôi chứ chúng biết gì đâu mà nói”.
“Còn đối với các tổ chức xã hội lâu lâu mới tổ chức một lần, vài buổi nói

chuyện, vài chương trình thì không đủ để các em hiểu hết và cũng dễ bị quên
lãng”. Một ý kiến khác cho rằng “Bây giờ nhiều tổ chức xã hội không có uy tín
khéo lại dậy hư cho chúng”. Không những thế một số như mạng xã hội, Internet
thường giáo dục không đúng có những trang Wep đen, đồi trụy làm ảnh hưởng
xấu, sai lệch đến nhận thức của trẻ.
Tổng hợp từ kết quả điều tra cũng như ý kiến của các phụ huynh chúng tôi
nhận thấy rằng đa phần mọi người điều quan trọng việc giáo dục giới tính ở nhà
trường. Bởi họ coi đây là môi trường giáo dục chuyên nghiệp có tính xuyên suốt
và đồng bộ. Tuy không chiếm được đa phần nhưng tỷ lệ người khảo sát chọn
phần trăm gia đình cũng khá cao chỉ kém 8% so với nhà trường. Họ đã suy nghĩ
đúng về tầm quan trọng của gia đình. Chúng tôi không phủ nhận vai trò của nhà
trường nhưng trong việc giáo dục giới tính thì cần kết hợp giữa gia đình và nhà
trường, nhưng quan trọng nhất vẫn là gia đình bởi vì gia đình là nơi diễn ra quá
trình xã hội đầu tiên của trẻ. Bởi gia đình là quá trình xã hội hóa đầu tiên trước
khi đến với hệ thống giáo dục chính thống là nhà trường thì gia đình chính là lớp
học đầu tiên và cha mẹ là người thầy cô đầu tiên của trẻ. Trẻ sẽ học và bắt đầu
theo những gì mà người lớn làm.
 Biểu đồ 2:

22/30


Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8 tại
trường THCS A

Biểu đồ thể hiện mức độ trao đổi liên quan đến vấn đề giới tính
của Học sinh
Tuy nhiên họ cũng chỉ đề cập đến vài nội dung của chủ đề liên quan đến
giới tính như chuyện tình yêu, sự thay đổi của tuổi dậy thì… còn vấn đề liên
quan đến tình dục thì hầu như không được nhắc tới. Chúng tôi cũng đã phỏng

vấn một số bạn học sinh đang học ở trưởng Nguyễn Anh Dũng thì một bạn lớp 8
cho biết là : “Năm nay học lớp 8 mấy chuyện của con gái thôi…”, ”Mẹ chỉ nhắc
em con gái phải giữ gìn ba mẹ em chỉ tập trung cho em ôn tập và luyện thi đại
học chẳng bao giờ nói đến chuyện ấy cả.”.
Một bạn nữ lớp 7 thì cho biết: “Em và mẹ cũng đôi khi nói chuyện với nhau
về chủ đề giới tính. Nhưng chỉ là liên quan đến tình yêu nam nữ, những gì liên
quan đến chu kì kinh nguyệt lúc em gặp phải và lo lắng hỏi thì mẹ mới trả lời” .
Một nam sinh lớp 9 thì nói rằng: “Là con trai nên em không cần phải biết
nhiều như các bạn nữ, mỗi lần thắc mắc cái gì em cũng không hỏi bố mẹ mà lên
Google tìm kiếm cái là có ngay thông tin chứ hỏi rồi cha mẹ lại hỏi sau cặn kẽ
thêm sau này lại phiền phức”.
Còn một bạn khác cũng học lớp 8 thì cho biết: “Cha mẹ em lo làm ăn,
kiếm tiền nuôi chúng em ăn học nên không có thì giờ quan tâm tới mấy chuyện
này, với lại những chuyện đó khá nhạy cảm nên em cũng chả dám hỏi chỉ đôi lúc

23/30


Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8 tại
trường THCS A
nghe bạn bè bàn tán, hay những gì không hiểu thì em tự ra tiệm Internet tìm
kiếm cho nhanh.”
Nội dung của giáo dục giới tính là rất đa dạng mà cha mẹ chỉ nói đơn giản
một hai nội dung thì khó có thể đáp ứng được nhu cầu của các em. Các em
không chỉ có đi học mà còn tiếp xúc với bạn bè, xã hội. Nếu không cung cấp đầy
đủ kiến thức cho các em thì các em rất có thể tìm đến những tranh ảnh, sách báo
về giới tính để tự tìm hiểu mày mò và rất nhiều trong số đó có những nội dung
không phù hợp hoặc sai lệch về thông tin đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc
nước ta có tỷ lệ nạo phá thai rất cao mà tỷ lệ này lại tập trung chủ yếu ở lứa tuổi
vị thành niên.

KẾT LUẬN
Sau quá trình phân tích kết quả phiếu khảo sát chúng tôi đã rút ra được
một số kết luận sau:
Nhìn chung hầu hết các bậc phụ huynh khi được hỏi đều có nhận thức tốt
về nội dung giáo dục giới tính. Tuy nhiên vẫn còn một số đối tượng khoảng 25%
chưa có những nhận thức đầy đủ về nội dung của việc giáo dục giới tính .Chúng
tôi nhận thấy giả thiết của chúng tôi đưa ra là sai so với thực tế điều tra. Tuy
nhiên, dù nhận thức tốt về nội dung của việc giáo dục giới tính nhưng các bậc
phụ huynh lại rất ít đề cập đến đề tài giới tính với các em. Chỉ có hơn 20% trong
số được hỏi là thường xuyên, rất thường xuyên nói về vấn đề này. Mặc khác thì
họ cũng chỉ nói một vài nội dung trong việc giáo dục giới tính trong khi nội
dung này là rất phong phú.
Nhà trường : hiện nay có nhiều trường hợp học sinh nữ có thai sớm, tự
phá thai, vượt cạn một mình, tự tử hàng loạt khi vướng vào tình yêu, tình dục
quá sớm, nguyên nhân đó là thiếu kiến thức, xem nhẹ việc giáo dục giới tính và
sức khỏe sinh sản trong trường học.
Nhưng thực tế hiện nay ở trường học, việc giáo dục giới tính chưa được
thực hiện đến nơi đến chốn nên học trò đang phải tiếp cận kiến thức một cách
“nửa vời”. Nếu như ở cấp tiểu học HS học về giới tính ở lớp 5 thì lên cấp THCS,
phải đợi tới lớp 8, giáo dục giới tính mới trở lại, chủ yếu nằm ở môn sinh học…
24/30


Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn sinh học 8 tại
trường THCS A
như cơ quan sinh dục nam/nữ, thụ tinh/thụ thai và phát triển thụ thai, cơ sở khoa
học của các biện pháp tránh thai. Tới cấp Trung học phổ thông, học sinh đều đã
bước vào tuổi trưởng thành thì giáo dục giới tính lại chỉ được dạy theo kiểu
“lồng ghép” qua các môn giáo dục công dân, văn học, địa lý, sinh học… Tâm lý
ngại ngùng của thầy cô khi giải đáp các thắc mắc của học sinh. Chưa hết, các

thầy cô giáo trẻ chưa lập gia đình trong trường hiện vẫn có tâm lý “ngại ngùng”
khi nói về giới tính, bộ phận sinh dục hay quan hệ tình cảm. Lúc giảng dạy,
không đi sâu phân tích, chỉ giải thích vòng vo hoặc bỏ qua bài giảng chỉ vì tâm
lý ngại ngùng, khiến học sinh vừa tò mò vừa khó hiểu. Tuy có kiến thức nhưng
với thầy cô, nhất là những người chưa lập gia đình, việc trình bày vấn đề mà từ
lâu chúng ta đã quan niệm là “tế nhị” này với các em học sinh là điều không dễ
dàng. Nhất là việc diễn đạt, lý giả một cách cụ thể, rõ ràng… thì nhiều thầy cô
không làm được. Học sinh thì cười rúc rích, có em còn hỏi tới làm thầy cô càng
ngượng.
Gia đình: Cha mẹ cũng chưa hiểu được rằng nhu cầu tìm hiểu về giới tính
của con cái là điều tự nhiên, cần thiết và tất yếu nên họ không giáo dục cho con
về vấn đề này, nhiều người hiểu vấn đề nhưng vì ngại nên không muốn nói ra. Ở
nước ta, giáo dục giới tính không được hiểu theo đúng nghĩa của nó. Gia đình
Việt Nam ngày nay còn chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến và bởi
vậy, việc giáo dục giới tính hạn chế trong những lời răn dạy về đạo đức. Hoạt
động giáo dục giới tính phổ biến trong các gia đình chỉ dừng lại ở góc độ dạy vệ
sinh thân thể ở tuổi dậy thì. Xã hội: Giới trẻ hiện nay không ngại thể hiện tình
cảm trước nơi công cộng: Những hành động yêu đương nhạy cảm của các đôi
tình nhân nơi công cộng lâu nay đã không còn là hình ảnh hiếm gặp. Và trên
mạng xã hội các wed đen ngày càng lộng hành, Việt Nam là nước tìm kiếm từ
khóa “Sex” trên google đứng thứ tám trên thế giới. Hậu quả của sự thiếu hụt
giáo dục giới tính Không được trang bị kiến thức về sức khỏe giới tính - sinh
sản, giới trẻ bị chới với trước sự thay đổi chóng mặt về quan niệm tình yêu, tình

25/30


×